Tôi định tóm tắt phần cuối cho gọn nhẹ để chấm dứt bài này vì không có thì giờ nhiều nhưng vì nếu tóm tắt thì phải bỏ nhiều chi tiết. Mà bỏ nhiều chi tiết thì bức tranh toàn cảnh sẽ không rõ ràng và thiếu thuyết phục. Một bạn đã hỏi tôi rằng hồi thời Rhodes sang Việt Nam (khoảng 1624-1630) thì các đế quốc phương tây đã có ý định và hành động xâm chiếm thuộc địa trên thế giới chưa mà nói rằng Rhodes mơ mộng nhờ lính Pháp giúp chinh phục Việt Nam?
Bạn này nghĩ rằng “cha” đạo Rhodes và những người khác đến Việt Nam đơn giản chỉ để truyền đạo?
Những câu hỏi loại này làm tôi không thể viết tóm tắt được vì phải trình bày thêm về hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này.
Xin thưa, thời đại xâm chiếm thuộc địa trên toàn thế giới các đế quốc phương tây đã bắt đầu từ khi những đoàn thám hiểm viễn dương của họ phát hiện ra những vùng đất mới trên thế giới vào cuối thế kỷ 15 rồi. Cụ thể là khi Colombus tìm ra Châu Mỹ năm 1492, tức là 132 năm trước khi Rhodes đặt chân đến Việt Nam. Các vương triều Âu Châu bỏ ra rất nhiều tiền để đài thọ những chuyến thám hiểm tốn kém như vậy không phải để đi chơi hóng gió biển đâu mà là để tìm đường buôn bán và chiếm hữu đất đai toàn cầu đấy ạ. Đối với những vùng đất mà dân bản địa còn ăn lông ở lỗ như các đảo nhỏ và Châu Mỹ thì khỏi nói, họ cắm cờ tuyên bố chủ quyền là xong. Còn đối với những vùng đã hình thành quốc gia với những nhà nước trung ương hay lãnh chúa thì họ từ từ truyền đạo để đồng hóa một đám dân bản địa trước rồi lật đổ chính quyền bằng nội ứng ngoại nhập khi thời cơ đến.
Người Việt Nam chúng ta không có tham vọng lớn nên rất ngây thơ trong những vụ này. Những phi vụ chiếm lĩnh thị trường và đất đai toàn cầu này rất khó hiểu đối với chúng ta. Tây nó bảo nó vào truyền đạo thì chúng ta tin là truyền đạo, cho đến khi mất nước vào tay tây chúng ta cũng không biết tại sao! Và cả mấy trăm năm sau đó nữa, chúng ta cũng chỉ biết than vãn hát: "một trăm năm đô hộ giặc tây", mà không hiểu tại sao chúng ta bị như vậy cả!
Nên nhớ đạo “Công Giáo” không giống các đạo khác vì nó gắn liền với bắt đầu là đế quốc La Mã và các lực lượng thế quyền sau đó. Nó là một công cụ hữu hiệu để xâm lăng và giữ dân các vùng mới lấy được trong vòng kiểm soát của quân xâm lược. Họ kiểm soát bằng cách nắm lấy “đức tin” của dân bản xứ. Những người theo cái đạo này sẽ hân hoan đón mừng đoàn quân xâm lược, họ rất hãnh diện dâng nước của họ cho “Chúa” mà tổ chức đại diện cho “Chúa” trên trần là Vatican (sẽ có bài dâng Việt Nam cho “Chúa” làm thí dụ sau bài này). Mấy cái chiêu gạt người này tuy đơn giản nhưng rất hữu hiệu và thành công. Vatican có kinh nghiệm với cái trò này cả ngàn năm nay rồi. Cái chiêu này dùng được vì nó lợi dụng tâm lý con người, vì ở đâu cũng có người mê tín, hám lợi, ích kỷ và nghèo khó. Càng nghèo khó, càng lạc hậu kém hiểu biết thì càng dễ dụ! “Công Giáo” ngày nay tồn tại mạnh nhất ở những nước nghèo khó.
Trong trích đoạn của bài dưới đây bạn sẽ thấy hoàn cảnh lịch sử những chuyện xảy ra ở “thánh địa” “Công Giáo” phương tây trước và trong thời Rhodes, sự kết hợp giữa đế quốc thần quyền Vatican và các đế quốc thế quyền, xuất xứ của Rhodes, Dòng Tên mà Rhodes theo, nhiệm vụ của nó, chuyện xâm lăng Nhật không thành của Tây Ban Nha (vì người Nhật ra tay mạnh dạn hơn Việt Nam nhiều! Có ngạc nhiên gì ở đây không?)
Qua những sự kiện lịch sử không thể chối cãi trong trích đoạn đó, chúng ta thấy rằng đối với các vùng đất đã có hệ thống cai trị rõ ràng, sự thành công của quân xâm lược phải dựa vào thành phần dân bản địa đã bị “cha” đạo đồng hóa chịu sự sai khiến của quân xâm lược, nội ứng ngoại hợp.
Trong trích đoạn này cũng cho thấy khi “Công Giáo” cai trị thì họ có dung dưỡng những tín lý khác không, hay sẽ giết thẳng tay. Như tôi đã nói, có nhiều người Việt Nam lên án chuyện những vua Nguyễn cấm đạo, nhưng trong thời buổi đó nếu bạn sang đất “Công Giáo” bên tây dụ dỗ người ta theo bất kỳ cái đạo nào khác nghe theo lời vua nước ngoài mà không nghe lời “Giáo Hoàng” xem bạn có bị đem ra đốt không?
Thời kỳ thế kỷ 16, Tin Lành ra đời và đã bị khủng bố dữ dội bởi "Công Giáo". Những người này cũng là dân tây và cũng tin vào Jesus đó nha, chỉ khác là họ không chịu cho Vatican nắm đầu thôi thì cũng bị đem đốt rồi đó! Nhiều người Tin Lành tránh khủng bố đã chạy sang Bắc Mỹ sống và đó là nguyên nhân nước Mỹ có rất nhiều người theo Tin Lành. Không thấy người "Công Giáo" cho việc đốt người không nghe lời họ là ác. Họ đốt người ta thì họ cũng là "thánh" mà người ta chặt đầu họ, họ cũng thành "thánh" luôn! Tại sao có cái chuyện này? Vì cái đạo "Công Giáo" này tự đặt họ lên trên tất cả không có ai bầu! Họ tự cho họ cái quyền đại diện "Chúa" cũng do chính họ tưởng tượng ra!
Bạn nghĩ rằng những chuyện này thế kỷ 16 mới có? Nhưng cuối thế kỷ 20 nó vẫn xảy ra vì ở một số nơi người ta đã quen làm như vậy cả ngàn năm nên vẫn còn ngon trớn. Trong cuộc chiến tranh ở Bosnia năm 1995, 40.000 người Bosnia đã bị thảm sát chỉ vì họ là người Hồi Giáo.
Đoạn trích dưới đây còn cho thấy một trò nham hiểm của “cha” đạo bày ra mà Rhodes tường thuật lại. Họ khuyến khích những người cuồng tín “tử vì đạo” để khơi dậy sự phẫn uất cho những người trong và ngoài đạo. Việc làm này cũng giống như việc họ kích động giáo dân đem kìm, búa, xà-beng đi phá làng phá xóm gần đây.
Nếu bạn muốn đọc hết bài thì mời vào ĐÂY.
Bữa nay thế thôi nhé!
------------------------------------------
Chính-sách đế-quốc của Vatican
Năm 1493, Giáo-hoàng Alexandre VI vạch một đường Bắc Nam 100 dặm về phía Tây quần đảo Azores làm ranh giới chia địa cầu thành hai; ông dớ dẩn không nghĩ tới việc chia hai thì cần vạch hai đường như vậy chớ không phải một. Ông ra sắc lệnh giao quyền cai-trị và truyền-giáo đến các xứ phía Đông đường ấy cho Bồ-đào-nha, phía Tây đường ấy cho Tây-ban-nha. Phi-châu, Á-châu thuộc quyền Bồ-đào-nha, còn Mỹ-châu thuộc quyền Tây-ban-nha. Các mảnh đất như Goa ở bờ phía Tây bán đảo Ấn-độ, Malacca trên bán-đảo Mã-lai, Macao trên nước Trung-hoa do Bồ-đào-nha lấy được từ trước thì Bồ cai-trị đã đành. Nhưng làm gì với Phi-luật-tân đây, Tây-ban-nha đã chiếm được rồi đời nào chịu nhường cho Bồ dù Cha dưới đất đại-diện Cha trên trời bảo. Tây-ban-nha cãi rằng Phi-luật-tân ở phía Tây vạch chia. Từ Tây-ban-nha cứ đi mãi về phía Tây, vượt qua eo biển Magellan, qua Thái-bình-dương cũng tới Phi-luật-tân thật. Tòa thánh Vatican lờ chuyện ấy đi.
Tuy dâm-dật kém thiên chúa của ông, giáo-hoàng Alexandre VI đã có ít ra là bảy con khi còn làm hồng-y giáo-chủ bên Tây-ban-nha; Lu- crèce Borgia là một trong bốn người con ông có với bà tình nhân tên làVannoza. Ông hối-lộ để được bầu làm giáo-hoàng, phung-phí tiền tứ phương nộp về cho tòa thánh, dùng thế lực, của cải của giáo-hội gây dựng quyền hành, sản nghiệp cho con cái, họ hàng. Khi làm giáo-hoàng, ông đem Lucrèce gả chồng nhiều lần. Một chồng cũ của nàng là Giovanni Sforza phàn nàn rằng ông loạn luân với nàng. Ông rất cần tiền, rất cần hậu thuẫn của các vua chúa dưới quyền ông, lại muốn họ đem võ lực mở mang đế-quốc giáo-quyền của ông khắp thế giới.
Giám mục Henri Chappoulie xuất bản tập nhất bộ sách Aux Origines d’Une Église nói trên năm 1943, khi thực-dân Pháp vẫn còn cai trị dân Việt và các giáo-sĩ đạo Giê-su vẫn còn đầy lòng tin tưởng vào quyền lực của thực-dân ở các nước bị trị. Ông không cần e dè viết trần sự thật ở ngay trang thứ nhất phần mở đầu cuốn sách:
Trong khắp các thời đại lịch sử của nước giáo-hoàng, nước ấy đã coi việc truyền bá tin phúc-âm đến mọi người là nhiệm vụ chính yếu. Vào thế kỷ 16, trong thời-gian nhiều cuộc khám-phá lớn xảy ra, Rô-ma bỗng dưng bị đặt trước những khối lớn nhân loại trải rộng trên những vùng đất chưa rõ to nhỏ bao nhiêu; và chỉ dựa vào phương tiện của mình thì nước giáo-hoàng không tài nào đi đến được. Các giáo hoàng nhận thấy không có cách gì khác để hoàn thành nhiệm vụ tông đồ ngoài cách giao việc truyền bá phúc-âm đến các xứ xa xôi cho những vua chúa nào đã khám phá ra các xứ đó cho Âu-châu thuộc đạo Giê-su Ki-tô. Tàu bè của họ đưa các thừa sai đi, khí giới của họ bảo vệ các thừa sai, những của cải họ mới kiếm ra nuôi nấng các thừa sai. Để trả công cho việc phục-dịch đó, (nước giáo-hoàng) cho vua chúa được quyền vừa lựa chọn những kẻ chỉ huy, vừa điều khiển sự bành trướng sau này của các giáo hội. Quan niệm ấy đẻ ra quyền các vua Tây-ban-nha và Bồ-đào-nha được bảo-hộ Tây Ấn-độ (châu Mỹ La-tinh), Đông Ấn-độ (xứ Ấn-độ ngày nay), Phi-châu.
(Chappoulie, tập 1, trang xi).
Lịch-sử thế-giới nói chung, lịch-sử Việt-nam nói riêng và gần đây, cuộc chiến-tranh Đông-dương 1946-54, cho thấy đế quốc giáo quyền Vatican đã cộng-tác chặt-chẽ với đế-quốc thế quyền để vừa mê-hoặc dân các nước hậu tiến, vừa dùng võ lực đàn áp họ, cốt để bóc lột họ đúng như chánh-sách Giám-mục Henri Chappou- lie mới nói trên. Tuy vậy, lịch sử còn cho thấy, hai bọn ấy dù nhiều khi cộng tác với nhau, song vẫn có lúc đi lẻ trong công cuộc xâm lăng; dù nhiều khi chung sống với nhau để cùng ăn cướp, song vẫn có lúc ruồng rẫy nhau để thủ lợi cho riêng mình; dù nhiều khi ôn hòa chia nhau chiến lợi phẩm, song vẫn có lúc kình địch nhau hay tranh nhau của cải chiếm được của dân bị-trị. Họ giống như cặp anh chị lấy nhau vì tham lợi, chẳng vì mảy may yêu đương.
Phần 2
Alexandre de Rhodes - Rhodes gốc Do-thái Tây-ban-nha
Tổ tiên Alexandre de Rhodes là người Do-thái ở Aragon, Tây-ban-nha, bị chính-phủ đạo Ca-tô bên ấy ngược đãi nên bỏ chạy sang Avignon, miền Nam nước Pháp ngày nay, nơi ông chào đời năm 1591. Ấy thế mà ông theo đạo Ca-tô, dòng Tên. Ông học tiếng Nhật, định sang đó sinh sống bằng nghề tuyên truyền đạo của mình. Trung-tâm dòng Tên ở Viễn-đông là Ma-cao, nên dù hành nghề ở xứ nào trong vùng, các giáo-sĩ của dòng cũng phải lui tới đó để nhận lệnh cấp trên; phương-tiện di chuyển là tàu thuyền. Gặp khi chính phủ Nhật-bản đang tiễu trừ tới tận diệt người theo đạo Ca-tô, dòng Tên thấy đất Việt là nơi tương đối dễ sống hơn, bèn gửi giáo sĩ sang.
Rhodes gốc dân Do-thái ở Tây-ban-nha. Lịch sử Tây-ban-nha gắn bó với lịch sử đạo Ca-tô. Thế kỷ 8, dân Hồi giáo bên Ma-rốc vượt biển sang chiếm phần khá lớn bán đảo Iberia. Họ dễ dãi với các đạo thờ thần Giê-hô-va nên dân Do-thái và dân Ca-tô sống yên lành dưới quyền họ. Họ lập nên một nền văn hóa cao vượt hẳn văn hóa đạo Giê-su, đem cho châu Âu những ảnh hưởng quan trọng về tư-tưởng, về khoa-học nhưng vào thế kỷ 13, họ suy yếu chỉ còn giữ được một phần đất nhỏ về miền Nam còn phần Bắc do các lãnh chúa phong kiến Ca-tô cai trị. Đến thế kỷ 15, hầu hết các lãnh chúa phong kiến miền Đông Bắc của bán đảo nằm trong địa phận xứ Aragon, còn các lãnh chúa miền Tây Bắc nằm trong phạm vi xứ Castile. Nữ hoàng Isabella cai trị xứ Castile kết hôn với Ferdinand, con vua xứ Aragon. Năm 1479, Ferdinand nối ngôi cha, hai vợ chồng cùng cai trị Aragon và Castile. Đó là lịch sử cuộc hình thành nước Tây-ban-nha.
Đầu năm 1492, vua Hồi-giáo đầu hàng Castile, dân Hồi sống dưới quyền người Ca-tô không được may mắn như dân Ca-tô sống dưới quyền người Hồi ngày trước. Tổng giám-mục Hernando de Talavera xúi nữ hoàng Isabella bắt họ phải đổi đạo. Francisco Jiménez de Cisneros, tuyên úy của nữ hoàng, sau này được thăng hồng y giáo-chủ, đã bày ra kiểu ép đổi đạo tập thể. Dân Hồi nổi lên chống năm 1499 nhưng năm sau loạn bị dập tắt, những người không chịu đổi đạo bị trục xuất sang Ma-rốc.
Dân Do-thái, đồng bào của Giê-su, vốn được dân Hồi đối đãi nhân hậu, bây giờ bị những kẻ thờ ông đàn áp khắc nghiệt. Theo giáo-lý đạo Giê-su, Giê-hô-va cho con là Giê-su xuống chết tạm ở thế-gian mấy ngày để chuộc tội hộ loài người. Ví như dân Do-thái thời xưa có kết tội Giê-su, khiến ông bị quan La-mã đem giết đi, theo giáo lý ấy họ chẳng phạm tội gì với đạo Ca-tô cả mà họ còn có công là đằng khác, vì họ đem cho Giê-su cơ hội để chết theo chương trình của Giê-hô-va. Nhưng nhiều tín đồ đạo Ca-tô, vốn quen uống máu ăn thịt Giê-su, gọi là ăn bánh thánh, đã đua nhau làm thịt đồng bào của ông (dân Do-thái) trong gần hai ngàn năm.
Năm 1478, giáo-hoàng Sixtus IV ban sắc lệnh cho phép Tây-ban-nha lập tòa án đạo để xét xử những conversos (dân Do-thái đã đổi sang đạo Giê-su) phạm tín tội. Năm 1492 Tomás de Torquemada, một converso, quan toàn-quyền tòa án đạo Ca-tô đầu tiên, xúi vua trục xuất hết những người Do-thái không chịu đổi đạo như ông. Một số khá lớn conversos bị tình nghi là giả đổi đạo nhưng tình thực vẫn còn ngấm ngầm theo đạo cũ. Họ bị tố cáo, bắt bớ, tra khảo; khoảng sáu ngàn người bị giết, phương pháp hành hình thường là thiêu sống. Một số conversos trở thành mộ đạo Giê-su; họ theo dòng Alumbrados (Illuminists, Chiếu minh), hay để noi gương giáo sĩ Anh Erasmus, theo dòng Erasmians. Dẫu đi tu cũng vẫn không thoát, họ vẫn bị tòa án đạo truy lùng khiến nhiều người phải bỏ xứ mà đi.
Torquemada, Rhodes gốc đạo Do-thái, tổ tiên vốn bị giáo-hội Ca-tô ngược đãi tàn nhẫn, thế mà họ đổi sang đạo này rồi hành động để tỏ lòng mộ đạo hơn cả những tín đồ Ca-tô gốc là một điều đáng chú ý. Các nhà tâm-lý nói là họ "đồng-hóa với kẻ ăn hiếp"(identifying with the aggressor). Khi đồng hóa với kẻ ăn hiếp mình, nạn nhân cảm thấy mình thuộc phe mạnh, thuộc phe những kẻ đi ăn hiếp, thế là yên ổn trong lòng hơn. Dĩ nhiên những kẻ ấy hoặc không có hoặc bán rẻ lương-tâm nên coi đồng bào của mình cũng là kẻ thù.
Rhodes theo dòng Tên
Rhodes theo dòng Tên (Jesuite). Dòng Tên do Ignatius thuộc tộc Loyola lập ra. Ignatius sinh năm 1491 vùng Basque, Tây-ban-nha. Năm 1521, khi còn là quân nhân, ông bị một trái đạn đại-bác của đối-phương, quân Pháp, gây thương tích ở cẳng phải. Vụ chữa xương gãy không được hoàn hảo nên người nam nhi thọt sinh ra say đắm đạo Ca-tô.
Năm 1534, Ignatius cùng năm bạn đồng song ở Đại-học Paris, Francois Xavier là một, lập ra dòng Tên; năm sau dòng được giáo-hoàng Paul III thừa nhận. Một trong các điều lệ dòng là tuyệt đối tuân lời cấp chỉ huy, nhất là giáo hoàng. Chỉ mấy tháng sau khi thành lập, Ignatius gửi Xavier với ba người nữa sangViễn-đông tuyên truyền đạo Ca-tô. Năm 1556, khi Ignatius qua đời, dòng Tên có độ một ngàn người; năm 1626 có tới 15.544, trong đó có một số đến tuyên truyền tại Việt-nam.
Ignatius lập ra dòng Tên là để củng cố lại sức mạnh của Vatican sau khi giáo hội ấy bị sự xuất hiện của các giáo-hội Tin Lành làm suy yếu. Cuộc thành lập dồn dập các giáo-hội Tin Lành được gọi là phong-trào Cải-cách nên cuộc phục-hồi uy-quyền của giáo-hội Ca-tô được gọi là phong-trào Phản Cải-cách. Dòng Tên là con đẻ quan trọng nhất của phong trào này.
Đầu thế kỷ 15 là thời giáo-hội Ca-tô La-mã đầy uy quyền ở Tây Âu, thủ lãnh giáo-hội sống huy hoàng ở Vatican, tha hồ thị oai tác phúc, dân chúng run sợ đã đành, vua chúa cũng phải kiêng nể họ. Khi lên ngôi, vua phải cố xin xỏ đút lót làm sao cho giáo hoàng công nhận, nếu không, ngai vàng chắc chắn lung lay. Dân gian bị dạy mãi thành ra tin rằng giáo hoàng ở trần thế là người đại diện thiên chúa Giê-hô-va ở trên trời nên một khi người này ngưng công nhận, vua lập tức bị những kẻ thù lợi dụng cơ hội quấy động sự mê tín của quân sĩ, của dân chúng, để chống lại, vua bị lật đổ như không.
Nắm quyền độc đoán trong tay, người ta dễ làm càn, đời là vậy. Muốn xoay tiền dân, giáo-hội Vatican bày ra nhiều mánh khóe, một trong các mánh khóe là bán các món ân-xá (indulgences).
Một khi phạm tín tội, người theo đạo Ca-tô tin rằng họ không có hi vọng lên được thiên đàng sau ngày tận thế, viễn ảnh đời đời bị đầy trong hỏa ngục nằm trước mắt. Tín tội là tội xét theo lòng tin, đương nhiên không vâng lệnh gì của Giê-hô-va cũng là phạm tín tội, một cách để chuộc tội là bỏ tiền ra mua ân xá. Năm 1476, giáo-hoàng Sixtus IV cần tiền nên đặt ra một món ân xá mới, đó là kêu gọi dân chuộc tội cho cha mẹ, ông bà hay người thân hiện đang nằm trong luyện ngục. Dân chất phác tin rằng bỏ tiền mồ hôi nước mắt của họ vào thùng chuộc tội là cứu được người quá-cố thoát khỏi nơi đày ải ấy. Giáo-sĩ Johann Tetzel dòng Đa-minh quảng cáo rằng: "Tiền vừa reng ở thùng này, hồn vung khỏi hỏa ngục ngay tức thì!" (Durant VI, trang 339).
Luther, một giáo-sĩ dòng Augustin, bực bội sẵn về sự thối nát của Vatican, không chịu nổi các vụ làm tiền trắng trợn như thế. Năm 1517, ông liều mạng chống đối, đã dán lên cánh cửa nhà thờ Palast tại Wittenburg một bản 95 điều cần nói. Dân chúng hưởng ứng lời kêu gọi của ông, chống lại giáo hoàng. Ở nhiều nơi trên đất Đức, Pháp, Thụy-sĩ, giáo sĩ đua nhau lập ra các giáo hội Tin Lành, cũng được gọi là các giáo hội Cải-cách. Các giáo hội Tin Lành vẫn tin vào Giê-su, vào Giê-hô-va nhưng không phục tòng Vatican. Vua chúa kẻ theo phe này, người theo phe nọ, bản đồ Âu-châu trở thành một thứ da beo, xứ thì Ca-tô, xứ thì Cải-cách.
Phe Ca-tô kết tội phe Cải-cách là nói sai lời Giê-hô-va, gọi họ là bọn tà-giáo. Phe Cải-cách cãi lại rằng chính phe Ca-tô nói sai lại chê là thờ thần tượng, vì phe này thờ tượng chúa hài-đồng, Ma-ri-a, thánh nọ thánh kia. Trung thành với lệnh Giê-hô-va (Deuteronomy 18:20) "Phải giết đi kẻ tiên tri nào dám nhân danh ta nói điều gì ta không bảo nói", hai phe gây chiến với nhau hàng trăm năm giết hại biết bao sinh linh.
Trung-tâm dòng Tên ở Viễn-đông là Ma-cao thuộc Bồ-đào-nha. Tuy Bồ là một dân tộc rất bé sống ở một rẻo đất nhỏ miền Tây bán đảo Iberia, nhưng nhờ giỏi về nghề hàng hải, đầu thế kỷ 15 họ đã bắt đầu chiếm được nhiều đất trên thế giới để lập thành một đế quốc. Cuộc chiếm quần đảo Madeira năm 1419, quần đảo Azores năm 1427 ở Đại-tây-dương, xa ngoài Phi-châu, là những miền đất không người ở. Họ di dân đến đấy lập nghiệp. Họ lập pháo đài cùng trạm thương mại ở vịnh Guinea, Tây Phi-châu năm 1481. Các nhà hàng hải Bồ vượt mũi Hảo-vọng sang Ấn-độ-dương năm 1488.
Âu-châu thời bấy giờ theo chế độ phong kiến, vua chúa xứ nọ thường thông gia với vua chúa xứ kia. Sau khi vua chết, quyền kế vị nằm trong tay người cùng huyết thống, bất kể trai hay gái. Thuộc địa của vua qua đời có thể bị cắt thành nhiều mảnh để chia cho các con, vậy nên xảy ra nhiều trường hợp, một người vốn sống ở xứ mình có thể trở thành vua một xứ xa xăm cách trở. Bởi thế nhiều ông vua không nói được tiếng và cũng không biết tập quán của dân mà mình cai trị. Đó là trường hợp khiến cho vua Tây-ban-nha thành vua nước Bồ hay vua nước Hòa-lan. Columbus tìm thấy Tây-bán-cầu năm 1492; đất đai chiếm được phải thuộc về vua Tây-ban-nha là kẻ bỏ vốn ra bảo trợ cuộc thám hiểm nhưng vì quyền thừa hưởng theo huyết thống, Bồ được Tây-ban-nha ký nhường một vùng đất bao la ở Tây-bán-cầu gọi là xứ Ba-tây theo thỏa ước Tordesillas năm 1494.
Afonso de Albuquerque chiếm Goa ở bờ biển miền Tây bán đảo Ấn-độ năm 1510, rồi năm sau chiếm Malacca trên bán đảo Mã-lai. Năm 1557, Bồ thuê của nhà Minh đất Ma-cao ở tỉnh Quảng-đông bên Trung-quốc, lập thành thuộc địa. Bồ hiện đang duy trì thành-phố nhỏ nghèo nàn ấy làm một nơi cho du khách đến cờ bạc giải-trí, ít nhất cũng được đến năm 1999 là khi phải trả lại cho Trung quốc.
Rhodes không sang được Nhật
Rhodes học tiếng Nhật trước khi sang Viễn-đông, vì đã tính mạo hiểm đến đấy làm ăn nhưng dân Nhật quyết liệt diệt đạo Ca-tô nên dòng Tên đành đưa ông vào nước Việt-Nam vậy.
Vào thế kỷ 17, tàu buôn Tây-phương cứ ghé đất Nhật là được các lãnh chúa tiếp đón ân cần. Họ ham thích những hàng hóa vừa thiết yếu, vừa hấp dẫn, nhất là những khí giới vượt xa kỹ thuật sản xuất trong xứ. Các giáo-sĩ đi ké thuyền buôn được hậu đãi lây, không bị các lãnh chúa mảy may ngờ vực, còn được tướng-quân tặng đất ở Kinh-đô (Kyoto) để xây giáo-đường. Tướng-quân bên Nhật thời ấy y hệt chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, nắm quyền cai-trị toàn cõi, thiên-hoàng chỉ ngồi làm vì.
Nước Vatican cử một giáo sĩ dòng Tên (Jesuite) là Valignani sang Nhật để điều khiển cuộc xâm lăng nước này. Ông tới nơi năm 1579, khôn khéo phô trương bề ngoài hiền như bụt, không vụ lợi, cũng chẳng cướp bóc tranh giành. Ông được lòng những người quyền thế. Các vương hầu như Omura, Arima, Bungo ngả theo, hết lòng giúp đỡ nhóm ông mở chủng viện, trường học, nhà thương. Giáo-sĩ Tây-phương dạy thần học đạo Giê-su cho thanh niên Nhật. Mọi kẻ tân tòng, bất kể là vương-hầu hay thường dân đều bị giáo-sĩ dạy phải tuân lời giáo-hoàng mà chỉ vâng lời người này thôi, rồi họ quên luật pháp quốc gia, lòng yêu nước cũng phai mờ theo Tưởng rằng cơ hội đã tới, giáo sĩ bèn tự lột mặt nạ hiền lành, xúi tín đồ phá phách chùa chiền nếu không biến thành giáo đường để thờ Giê-hô-va.
Tướng-quân Hideyoshi tuần du đảo Cửu-châu năm 1587, ngỡ ngàng thấy tận mắt cảnh chùa tan hoang, tượng Phật bị đập bể. Khi khám phá ra vụ các lãnh chúa theo đạo Ca-tô trong vùng lén cử sứ thần sang Rô-ma để tỏ lòng trung thành với giáo-hoàng, một kẻ xa lạ ở tận Roma, ông giật mình lo ngại rồi lập tức ra lệnh triệt hạ các giáo đường, tu viện đạo Ca-tô ở Kyoto, Osaka và trục xuất hết giáo-sĩ ngoại quốc, bắt họ phải rời khỏi đất Nhật trong vòng hai mươi ngày.
Chiếc tàu San Felipe của Tây-ban-nha gặp bão dạt vào tỉnh Tosa năm 1596 bị Tướng-quân Hideyoshi cho các quan đến tịch thu. Viên thuyền-trưởng phô trương sức mạnh của nước mình cho các quan, hi vọng rằng đến tai tướng-quân, ông này sẽ sợ rồi hủy bỏ lệnh đi. Hắn vừa mở bản đồ ra khoe những đất đai Tây-ban-nha cai-trị ở khắp bốn phương trời, vừa giảng rằng xứ Nhật không tài nào làm thế nổi, là vì Tây-ban-nha có giáo-sĩ mà Nhật thì không. Giáo sĩ đi trước thuyết giảng cho dân các nước theo đạo Ca-tô, rồi lính đế quốc Tây-ban-nha dùng tín đồ đạo ấy làm nội ứng đã dễ dàng chiếm nhiều xứ khác.
Tướng quân Hideyoshi quả nhiên sợ nhưng ông đã phản ứng khác với ý muốn của viên thuyền trưởng dại dột. Năm 1597, các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô, dòng Đa-minh bị chính phủ thiên-hoàng đặt ra ngoài vòng pháp luật. Tại Na-gasaki, 26 giáo sĩ bị hành hình. Đã hiểu thâm ý của Vatican, các tướng-quân về sau tiếp tục diệt đạo Ca-tô, có khi gắt gao hơn cả Hideyoshi. Tướng-quân Yeyasu cấm dân đi theo giáo-sĩ trốn ra nước ngoài.
Năm 1637, dân đạo Ca-tô ở đảo Amakusa và vùng lân cận là Shimbara ép Phật-tử đổi sang đạo họ, lại võ trang chống chính phủ. Các giáo-sĩ Tây-phương dòng Tên cầm đầu 30.000 quân dương cờ lâm trận; có cờ mang tên Giê-su, tên Ma-ri-a. Họ giết vị quan cai-trị Shimbara, chiếm thành trì làm nơi cố thủ. Quân chính phủ không phá được thành vì không có đại bác đủ mạnh, phải điều đình mượn thương thuyền có võ trang của Hòa-lan. Người Hòa-lan theo đạo Tin Lành, cũng thờ Giê-su nhưng không biết ý chúa cứu-thế này ra sao mà họ không chịu đội trời chung với Tây-ban-nha và Bồ-đào-nha. Đại bác Hòa-lan mạnh, thành bị phá, quân chính phủ Nhật tiêu diệt được quân đạo Ca-tô ở trong. Từ đó trở đi, đạo Ca-tô không ngóc đầu lên nổi ở Nhật. Một số người Nhật trốn ra khỏi nước đã làm nghề phụ-giáo-sĩ ở Hội-an để độ thân.
Đúng là kẻ cắp gặp bà già, Vatican là tay không vừa đụng phải dân Nhật-bản là những người quyết không dung các kẻ muốn cướp nước họ. Giáo-sĩ Ca-tô cứ tưởng áp dụng chiến-thuật dùng "vật hi-sinh" là có thể lung lạc nổi dân Nhật. Họ tin rằng nhờ cách ấy họ đã nuốt xong đế quốc La-mã to lớn thì thế nào mà chẳng nuốt trọng được nước Nhật nhỏ bé.
Ở đế-quốc La-mã, họ gây sự cho chính phủ bắt bớ, giết hại giáo sĩ. Quả nhiên các hoàng-đế đã làm như họ muốn. Các vị vua ấy tính rằng giết một người, vạn người sợ, nên mỗi khi hành hình một kẻ cuồng tín là rềnh rang quảng cáo với công chúng. Giám mục Cyprian ở tỉnh Phi-châu tức Algeria, Tunisia ngày nay, vừa nhiều tham vọng, vừa to miệng, lẩn trốn được tám năm rồi bị chính phủ bắt. Năm 258 ông đành chịu hưởng ân tử đạo. Khi ông bước ra pháp trường, các giáo sĩ làm việc dưới quyền ông được phép đi theo để tiễn đưa ông lên thiên đàng hưởng nhan Giê-hô-va. Họ bày một tấm vải ra để hứng máu ông khi đầu ông rơi xuống, đem về làm thánh tích (Gibbons, trang 219). Hoàng đế Diocletian (284-305) và những người kế vị đã đàn áp đạo Ca-tô trong mười năm. Sử-gia Gibbons kể rằng trong thời gian ấy, riêng tại vùng Palestine 92 người được danh dự chết cho Giê-hô-va rồi ông tính rằng cũng trong thời gian ấy, trên toàn đế quốc độ hai ngàn người (Gibbons, trang 233) được hưởng ân sủng đó. Nói chung trong mỗi thành thị ở đế quốc rộng bao la như vậy, thường là lâu lâu mới có một người bị lên án tử hình. Sự trừng trị đã chẳng làm kẻ mê muội tỉnh ra, lại còn thành dịp cho các giáo-sĩ khích động lòng cuồng tín. Thế là đế-quốc La-mã xụp đổ, Âu-châu bị xé thành nhiều xứ phong kiến do các lãnh chúa Ca-tô cầm đầu dưới quyền giáo-hoàng.
Nhật-bản không đối đáp với giáo-hội Ca-tô theo cách thức của đế-quốc La-mã. Họ đã tình cờ lấy gậy ông đập lưng ông, họ đã dùng chiến-thuật "làm cỏ" đạo khác của Vatican để chống lại đám người Ca-tô cuồng tín. Thế-kỷ 13, dân vùng Toulouse, miền Nam nước Pháp ngày nay, nhận thấy Giê-hô-va ác quá, đúng là quỉ Satan mạo nhận làm thiên-chúa. Họ lập giáo-phái Cathari chỉ kính thờ Giê-su thôi. Năm 1209, Giáo-hoàng Innocent III ra lệnh thánh chiến để diệt họ, quân phe giáo-hoàng bao vây thành Bézier rồi ngày 22 tháng bảy xông vào trong giết hết dân kể cả đàn bà, trẻ thơ. Người Nhật không biết dùng một gậy nữa của đạo Ca-tô. Vatican làm cỏ dân sống chưa đủ, họ không tha người đã chết. Năm 1329, tòa án đạo của họ ở Carcassonne cho đào mả bảy người họ kết tội tà đạo, móc xác lên đốt đi (Trần Quí, trang 133).
Rhodes viết sách
Rhodes để lại một số tác phẩm. Ông soạn một cuốn tự điển chữ quốc ngữ đối chiếu với tiếng Bồ-đào-nhà và tiếng La-tinh tựa là Dictionnarium Annamiticum Lusitanum et Latin- um. Vài giáo sĩ Bồ đã dùng mẫu tự La-mã phiên âm tiếng Việt từ trước, Rhodes bồi bổ thêm.
Năm 1645 Rhodes viết một bản Tường-trình Về Đàng Trong nói về những hoạt-động, những thủ đoạn tuyên-truyền đạo Giê-su của giáo sĩ ở Đàng Trong. Những đoạn như sau trong sách cho thấy dù chiến thuật dùng vật hi-sinh thất bại ở Nhật, họ vẫn kiên nhẫn áp dụng ở đất Việt:
"Thày giảng Inhaxu cần mẫn thực hành chức vụ trong miền Bắc đã trao phó cho thày. Thày bắt đầu làm nhiệm vụ trong phủ, nơi không thiếu việc để thỏa mãn lòng nhiệt thành. Có nhiều người xin theo đạo, những người này từ một năm nay đã giữ các ngày Chủ nhật và ngày lễ như thể đã là các Kitô hữu. Có một vụ bắt bớ đã xảy ra trong tỉnh này, làm mồi nhóm lòng nhiệt thành rất lạ lùng"
(trang 13-14).
"Thù địch ơn cứu rỗi của ta không thể chịu mất nhiều đồ đệ, thế là khi tôi rút lui thì nổi lên một vụ bắt bớ dữ dằn chống lại các người tân tòng, nhất là ở làng Kẻ Đại nơi có nhiều Kitô hữu hơn. Có một sắc lệnh được ban hành, bắt mọi người phải bỏ đạo, nếu không thì sẽ bị tịch thu hết của cải và bị án lưu đồ" (trang 14).
Bốn thủ đoạn chính đế quốc giáo quyền dùng để thôn tính các xã hội là gây lòng cuồng tín, cộng tác với đế quốc thế quyền, tàn sát những kẻ khác tín ngưỡng, đòi tự do tôn giáo. Vào cuối thế kỷ 20, nhiều lực lượng chính trị lớn mạnh trên thế giới không nề hà dùng tín ngưỡng làm khí giới để hạ địch thủ nên quyền tự do tôn giáo được yểm trợ mạnh mẽ. Những kẻ đòi quyền ấy nhiều nhất cũng là các giáo sĩ thờ thần dâm ác nào ta đã biết. Họ đòi quyền ấy để đi diệt các tôn giáo khác vì lệnh của thần đó là: Phải dứt khoát giết đi người thờ thần nào ngoài Giê-hô-va ra (Exodus 22:20). Lệnh này khiến họ cảm thấy là làm một sứ mệnh thiêng liêng khi nhúng bàn tay vào máu để diệt kẻ không cùng đạo. Vụ người đạo Giê-su tàn sát những người Hồi phái nam từ mười sáu tuổi trở lên ở Bosnia năm 1995 chứng minh rằng họ trở thành khát máu như không (Trần Quí, trang 136). Lời Rhodes khoe khoang ở trên còn biểu lộ một thủ đoạn nữa giáo sĩ thường dùng, họ gọi là "ơn cứu rỗi".
Khi giáo sĩ dùng mê tín để xâm lăng nước nào, họ bảo là họ mang "ơn cứu rỗi" đến cho nước ấy. Họ tuyên truyền là họ có một sứ mệnh rất cao cả nên nhất định liều thân đến làm ơn tuy không được mời, tuy bị đuổi đi.
Những người Việt sống trong thời Pháp-thuộc được đồng thời hưởng hai ơn của Tây-phương, "ơn cứu rỗi" của đế quốc giáo quyền, "ơn khai hóa" của đế quốc thế quyền. Chính phủ thuộc địa quảng cáo rằng người Pháp đại lượng hi sinh, đành bỏ cuộc sống sung sướng ở bên nước họ, lặn lội đi khai hóa dân lạc hậu. Quân Pháp thua trận, rút đi, chịu thôi hiến "ơn khai hóa" cho dân Việt. Giáo-sĩ Pháp hết được khí giới của thực dân bảo vệ cũng cút theo, chịu ngừng sứ mệnh đi dâng "ơn cứu rỗi".
Người Pháp xét lại lịch sử đã phải công nhận rằng mục đích của đế quốc, của thực dân chỉ là bóc lột dân bị trị, đạo đức bề ngoài chẳng qua là thủ đoạn mà thôi.
"Ơn khai hóa", bạn lòng của "ơn cứu rỗi", đã chết, nữ ma-vương "ơn cứu rỗi" đang cần tìm một hay nhiều tình nhân mới đủ sức mạnh che chở nàng, biết xoay xở nuôi sống nàng, để gậm nhấm, nếu không nuốt trọng nổi, những cá nhân, những xã hội, những quốc gia vô tình không biết bản chất nàng.
Rhodes viết: "Phải ghi nhận ở đây lòng quảng đại của một thanh niên là Âutinh, anh mới là Kitô hữu được ba bốn tháng, về thân xác thì đau yếu gần như bệnh tật. Anh bị bắt và tức khắc bị gò cánh khỉ rất đau đớn, để ở ngã ba đường phố không sao cựa mình được, thế nhưng anh vẫn không ngưng tươi nét mặt, mọi người đều khen lòng can đảm bất khuất của anh, anh đã toàn thắng tất cả những sự dã man người ta bắt anh chịu. Lương dân lại càng thêm đe dọa các Kitô hữu, nạt nộ họ, người thì đem chôn sống, kẻ thì dọa bắt đóng đinh trên cây Thánh giá mà các Kitô hữu đã thành tâm cho dựng trong xóm, nhưng tất cả các đe dọa không làm cho họ bỏ điều họ cho là của cải lớn nhất của họ" (trang 14).
Một người ông gọi là André tự nộp mình cho chánh phủ Đàng Trong,"lớn tiếng nói mình sẵn sàng chịu mọi hình khổ vì đạo".
"Thiên chúa muốn thưởng cho thày danh dự tử đạo". Quan tòa nói: "nếu y xưng là y nghèo khó và y đến phục dịch ông cha (giáo sĩ) để có của nuôi thân, thì tôi đã tha cho y, nhưng y bất khuất và táo bạo xưng mình là Kitô hữu và sẵn sàng chết vì đạo, y không sợ cực hình; như thế y tỏ ra ngoan cố và điên dại, y chết là phải. Đó là lời lẽ quan tòa ngoại đạo gọi sự khôn ngoan của Đức Thánh Linh là điên cuồng" (trang 32).
André bị hành hình. Rhodes kể rằng bọn giáo-sĩ Tây-phương ở Ma-cao hết sức mừng rỡ khi đón xác một người Việt thiệt mạng vì trúng mẹo ẩy bụi rậm của họ: "Ngay khi Gaspar d’Amaral, viện trưởng học viện Macao, cũng là phó giám tỉnh Nhật bản được tin về phẩm vật cao quí tôi gửi từ xứ Đàng Trong tới thì cha vô cùng hớn hở, chính cha cũng đã lâu năm được phái tới giảng Phúc âm trong nước này. Thế là quyết định đưa tin vui về thi hài thánh cho cả học viện và thành phố biết" (trang 37). Rhodes nói nữa về nỗi hân hoan của bọn giáo sĩ ấy, đoạn trên chỉ là một phần thôi.