Wednesday, January 30, 2008

Pink - Dear Mr. President

PINK (featuring Indigo Girls) LYRICS

Dear Mr. President

 Dear Mr. President 
Come take a walk with me 
Let's pretend we're just two people 
and You're not better than me 
I'd like to ask you some questions 
if we can speak honestly
 
What do you feel when you see all the homeless on the street 
Who do you pray for at night before you go to sleep 
What do you feel when you look in the mirror 
Are you proud 
 
How do you sleep while the rest of us cry 
How do you dream when a mother has no chance to say goodbye 
How do you walk with your head held high 
Can you even look me in the eye 
And tell me why 
 
Dear Mr. President 
Were you a lonely boy 
Are you a lonely boy 
Are you a lonely boy 
How can you say No child is left behind 
We're not dumb and we're not blind 
They're all sitting in your cells While you pay the road to hell
 
What kind of father would take his own daughter's rights away 
And what kind of father might hate his own daughter if she were gay 
I can only imagine what the first lady has to say 
You've come a long way from whiskey and cocaine
 
How do you sleep while the rest of us cry 
How do you dream when a mother has no chance to say goodbye 
How do you walk with your head held high 
Can you even look me in the eye 
 
Let me tell you bout hard work 
Minimum wage with a baby on the way 
Let me tell you bout hard work 
Rebuilding your house after the bombs took them away 
Let me tell you bout hard work 
Building a bed out of a cardboard box 
Let me tell you bout hard work 
Hard work Hard work 
You don't know nothing bout hard work 
Hard work Hard work Oh 
 
How do you sleep at night 
How do you walk with your head held high 
Dear Mr. President 
You'd never take a walk with me 
Would you  

Thursday, January 17, 2008

The torture tape fingering Bush as a war criminal

Nguồn: Times Online

December 23, 2007

Andrew Sullivan

Almost all of the time, the Washington I know and live in is utterly unrelated to the Washington you see in the movies. The government is far more incompetent and amateur than the masterminds of Hollywood darkness.

There are no rogue CIA agents engaging in illegal black ops and destroying evidence to protect their political bosses. The kinds of scenario cooked up in Matt Damon’s riveting Bourne series are fantasy compared with the mundane, bureaucratic torpor of the Brussels on the Potomac.

And then you read about the case of Abu Zubaydah. He is a seriously bad guy – someone we should all be glad is in custody. A man deeply involved in Al-Qaeda, he was captured in a raid in Pakistan in March 2002 and whisked off to a secret interrogation, allegedly in Thailand.

President George Bush claimed Zubaydah was critical in identifying Khalid Sheikh Mohammed as the mastermind behind 9/11. The president also conceded that at some point the CIA, believing Zubaydah was withholding information, “used an alternative set of procedures”, which were “safe and lawful and necessary”.

Zubaydah was waterboarded. That much we know - it was confirmed recently by a former CIA agent, John Kiriakou, who even used the plain English word “torture” to describe what was done. But we know little else for sure. We do know there was deep division within the American government about Zubaydah’s interrogation, and considerable debate about his reliability.

Ron Suskind’s masterful 2006 book The One Percent Doctrine recorded FBI sources as saying that Zubaydah was in fact mentally unstable and tangential to Al-Qaeda’s plots, and that he gave reams of unfounded information under torture - information that led law-enforcement bodies in the US to raise terror alert levels, rushing marshals and police to shopping malls, bridges and other alleged targets as Zubaydah tried to get the torture to stop. No one disputes that Zubaydah wrote a diary - and that it was written in the words of three personalities, none of them his own.

A former FBI agent who was involved in the interrogation, Daniel Coleman, said last week that the CIA knew Al-Qaeda’s leaders all believed Zubaydah “was crazy, and they knew he was always on the damn phone. You think they’re going to tell him anything?” Even though preliminary, legal interrogation gave the US good – though not unique – information, the CIA still asked for and received permission to torture him in pursuit of more data and leads.

The Washington Post reported that “current and former officials” said the torture lasted weeks and even, according to some, months, and that the techniques included hypothermia, long periods of standing, sleep deprivation and multiple sessions of waterboarding. All these “alternative procedures”, as Bush described them, are illegal under US law and the Geneva conventions. They are, in fact, war crimes. And they were once all treated by the US as war crimes when they were perpetrated by the Nazis. Waterboarding has been found to be a form of torture in various American legal cases.

And that is where the story becomes interesting. The Bush administration denies any illegality at all, insists it does not “torture” but refuses to say whether it believes waterboarding is torture or not. But hundreds of hours of videotape were recorded of Zubaydah’s incarceration and torture. That evidence would settle the dispute over the extremely serious question of whether the president of the United States authorised war crimes.

And now we have found out that all the tapes have been destroyed.

See what I mean by Hollywood? We know about the destruction because someone in the government told The New York Times. We also know the 9/11 Commission had asked the administration to furnish every piece of relevant evidence with respect to Zubaydah’s interrogation and was not told about the tapes. We know also that four senior aides to Bush and Dick Cheney, the vice-president, discussed the destruction of the tapes - including David Addington, Cheney’s right-hand man and the chief legal architect of the administration’s detention and interrogation policies.

At a press conference last Thursday the president gave an equivocal response to what he knew about the tapes and when he knew it: “The first recollection is when CIA director Mike Hayden briefed me.” That briefing was earlier this month. The president is saying he cannot recall something - not that it didn’t happen. That’s the formulation all lawyers tell their clients to use when they need to avoid an exposable lie.

This is not, of course, the first big scandal to have emerged over the administration’s interrogation policies. You can fill a book with the sometimes sickening details that have come out of Guantanamo Bay, Bagram in Afghanistan, Camp Cropper in Iraq and, of course, Abu Ghraib.

The administration has admitted that several prisoners have been killed in interrogation, and dozens more have died in the secret network of interrogation sites the US has set up across the world. The policy of rendition has sent countless suspects into torture cells in Uzbekistan, Egypt, Jordan and elsewhere to feed the West’s intelligence on jihadist terrorism.

But this case is more ominous for the administration because it presents a core example of what seems to be a cover-up, obstruction of justice and a direct connection between torture and the president, the vice-president and their closest aides.

Because several courts had pending cases in which testimony from Zubaydah’s interrogation was salient, the destruction of such evidence triggers a legal process that is hard for the executive branch to stymie or stall - and its first attempt was flatly rebuffed by a judge last week.

Its key argument is a weakly technical one: that the interrogation took place outside US territory - and therefore the courts do not have jurisdiction over it. It’s the same rationale for imprisoning hundreds of suspects at Guantanamo Bay in Cuba - a legal no man’s land. But Congress can get involved - especially if it believes that what we have here is a cover-up.

What are the odds that a legal effective interrogation of a key Al-Qaeda operative would have led many highly respected professionals in the US intelligence community to risk their careers by leaking top-secret details to the press?

What are the odds that the CIA would have sought to destroy tapes that could prove it had legally prevented serious and dangerous attacks against innocent civilians? What are the odds that a president who had never authorised waterboarding would be unable to say whether such waterboarding was torture?

What are the odds that, under congressional grilling, the new attorney-general would also refuse to say whether he believed waterboarding was illegal, if there was any doubt that the president had authorised it? The odds are beyond minimal.

Any reasonable person examining all the evidence we have - without any bias - would conclude that the overwhelming likelihood is that the president of the United States authorised illegal torture of a prisoner and that the evidence of the crime was subsequently illegally destroyed.

Congresswoman Jane Harman, the respected top Democrat on the House intelligence committee in 2003-06, put it as simply as she could: “I am worried. It smells like the cover-up of the cover-up.”

It’s a potential Watergate. But this time the crime is not a two-bit domestic burglary. It’s a war crime that reaches into the very heart of the Oval Office.

Yes, it is Hollywood time. And the ending of this movie is as yet unwritten.

Tuesday, January 15, 2008

Người Việt đất Việt cho Vatican!

Tiếng nói của người phật tử trước cái gọi là “cầu nguyện” đòi lại tòa khâm sứ
Nguồn: Blog Sen Việt
Thứ hai, ngày 14 tháng một năm 2008
Trong khi gần đây cả nước đang đặc biệt quan tâm tới vụ Trung Quốc “đòi” quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì ngay tại thủ đô Hà Nội, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã cố tình “cùng với” giáo dân (cũng bắt chước) “đòi” lại Tòa Khâm sứ. Dù được khích động dưới hình thức cầu nguyện và ký tên chung quanh khu vực nhà thờ Chính Tòa và khu vực Tòa Giám Mục thì hành động của những người giáo dân trong vụ việc trên trong những ngày vừa qua tại Hà Nội chẳng khác nào thái độ “biểu tình”, “yêu sách”, “đòi” một cách dại dột, thiếu nhận thức lịch sử, quay lưng lại với lợi ích dân tộc…


[32.jpg]
Khi nhắc đến từ “đòi”, chúng ta buộc phải nhắc đến “quyền sở hữu” mà ở đây là là quyền sở hữu đất đai: thuộc về ai?

Để tôn trọng lịch sử và sự thật, chúng ta nên nhắc lại chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn năm 1010 và việc mở mang, xây dựng kinh đô Thăng Long (bây giờ là thủ đô Hà Nội). Sau bao nhiêu năm gian khổ đối kháng với sự xâm lăng của giặc phương Bắc, chúng ta đã có một nhà nước độc lập tự chủ với một không gian rộng lớn đủ để tổ tiên ta “xưng đế một phương” đem lại niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu xa.
Khi danh xưng “hoàng đế” được xác lập cũng là lúc cương thổ được xác lập, quyền vương hữu được xác lập. Quyền vương hữu được xác lập từ cọng cỏ lá rau đến đất đai, sông núi, mây trời. Từ quyền hành ấy nhà vua mới phân phong cho các giai tầng trong xã hội quản lý và thu về bất cứ khi nào cần đến trong nguyên tắc vì lợi ích của vương triều và đời sống của nhân dân.
Chúng ta không thể quên câu nói: “Sông núi nước Nam vua Nam ở” (tất cả mọi sự xâm lăng của ngoại bang, đế quốc đều vĩnh viễn không thể nằm trong quyền sở hữu này cho dù lúc này lúc khác chúng có thể giày xéo, đô hộ dân tộc ta). Thời thế dù thịnh suy đắp đổi thì những triều đại sau đó cũng áp dụng nguyên tắc độc lập, tự chủ ấy.
Cũng từ nhận thức về sự thật lịch sử ấy, chúng ta thấy trước năm 1883, khu vực Nhà thờ Lớn và Tòa Khâm sứ là đất của chùa Báo Thiên được vua Lý cho xây dựng lần đầu tiên vào năm 1057 (Tháp Báo Thiên là một trong An Nam Tứ Khí nổi tiếng của đất nước ta). Năm 1883 chính quyền thực dân đã âm mưu, cấu kết với Giám mục Puginier chiếm chùa Báo Thiên để xây nhà thờ Lớn. Tòa Khâm là trụ sở của Khâm mạng John Dooley (đại sứ của Vatican) vốn là một tên tay sai khét tiếng chống cộng, đàn áp khởi nghĩa. John Dooley người Ireland được Giáo hoàng Pio XII – mệnh danh là “giáo hoàng bạn của nazis” bổ nhiệm năm 1950.
Như vậy, xét một cách chính danh nhất thì Phật giáo mới đủ tư cách để đòi lại đất bị nhà thờ và thế lực tay sai xâm chiếm. Và cứ nếu xét theo sự thật lịch sử thì không chỉ có nhà thờ Lớn tại Hà Hội mà nhà thờ Lớn tại TP. HCM cho đến cái gọi là thánh địa La Vang cũng phải trả về cho Phật giáo. Nhưng bằng tinh thần khoan dung và vì lợi ích đoàn kết dân tộc, người Phật tử Việt Nam đã gác lại lịch sử đau thương để hướng về tương lai tốt đẹp. Trái với tinh thần đó, vụ việc trên của những người Công giáo bị khích động đã một lần nữa cắt vào nỗi đau chung của dân tộc và Phật giáo.
Người dân cày ruộng hàng năm thu hoạch mùa màng còn biết dâng cúng vật phẩm để nhớ ơn tiền hiền khai hoang, hậu hiền khai khẩn. Thế mà vẫn có nhiều kẻ coi mảnh đất mà tiền nhân đã đổ mồ hôi, nước mắt, xương máu gây dựng là nơi để xà xẻo, tranh đoạt, thật đáng buồn lòng.
Khi người Công giáo viện cớ “Tòa Khâm” là sỡ hữu của Giáo hội “hơn một trăm năm”, họ có nghĩ tới chủ sở hữu của khu vực này từ “gần một nghìn năm” không?
Nhẽ ra, bằng đạo đức phổ thông, từ lâu, người Công giáo nên học theo Giáo hoàng Joan Phao-lô II, nhìn nhận vào những nhận thức và hành động sai lầm của mình trong quá khứ để có một lời xin lỗi chân thành đối với dân tộc và Phật giáo và biết xấu hổ không lặp lại hành động tượng tự mà “cha”, “ông” họ đã làm khi cấu kết với tay sai nô dịch văn hóa, tàn phá quê hương, giết hại đồng bào. Bởi dưới thời thực dân, Giáo hội là “địa chủ” lớn nhất tại Việt Nam, có biết bao nhiêu người vì mảnh đất sinh nhai mà buộc phải cải đạo để đổi lấy một sự sinh tồn. Nếu cứ luận suy tùy tiện mà “đòi” như vậy thì nông dân Việt Nam sẽ còn bao nhiêu đất để cấy cày khi trước đó phần lớn đất đai là của địa chủ thực dân, phong kiến bị tịch thu đưa vào đất công.
Người Công giáo sẽ nghĩ gì, nếu những người Phật tử cũng thắp hương cầu nguyện, ký tên đứng bao quanh nhà thờ Lớn Hà Nội và những nơi người Công giáo đã chiếm đoạt để đòi lại những danh thắng nổi tiếng của dân tộc và Phật giáo đã bị chính nhà thờ và tay sai tàn phá? Nhưng người Phật tử sẽ không bao giờ làm thế nếu người Công giáo không tiếp tục có những hành động quá đáng như vậy.
Sau vụ việc “đòi” Tòa Khâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm tòa Tổng Giám mục. Mọi người đang đồn nhau về sự “thỏa hiệp” giữa Chính quyền và Giáo hội. Nếu có sự “thỏa hiệp” thì chính phủ nên “ban” cho họ một phần đất ở một nơi nào đó để sinh hoạt, bởi không có lý do chính đáng nào để gọi là “trả lại” Tòa Khâm. Nếu hành động “trả lại” Tòa Khâm xảy ra, tin chắc sẽ gặp phải những phản ứng quyết liệt của người Phật tử trong nước và nước ngoài. Và nếu điều đó xảy ra sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho những hành vi học “đòi” một cách lố bịch như Trung Quốc và là một cách hành xử không công bằng đối với Phật giáo.

Trung Ngôn


Sunday, January 13, 2008

Báo cáo: 121 cựu chiến binh dính dáng tới giết người

Ít nhất có 121 cựu chiến binh Iraq và Afghanistan đã phạm tội giết người hay bị tố cáo với tội danh này sau khi trở về Mỹ.

Tờ New York Times cũng ghi nhận có 349 vụ mưu sát có liên quan tới tất cả nhân viên quân sự đang tại ngũ và cựu chiến binh vừa trở về từ khi cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq bắt đầu. Số lượng này tăng 89% so với giai đoạn sáu năm trước đó.

121 vụ giết người này bao gồm từ bắn và đâm nhau cho đến dìm chết trong bồn tắm và đụng xe chết người vì say rượu.

Một phần ba nạn nhân trong những vụ này là bạn gái và gia đình, bà con, trong đó có vụ một bé gái hai tuổi bị cha giết khi người cha này đang phục hồi từ một vết thương từ Iraq.

Một phần tư trong số nạn nhân là nhân viên quân sự. Có một vụ một người bị đâm và đốt cháy bởi những người đồng ngũ của mình sau khi tất cả bọn họ vừa trở về Mỹ từ Iraq.

-----------------------------------------------------------

By THE ASSOCIATED PRESS
Published: January 13, 2008

Filed at 3:26 a.m. ET

NEW YORK (AP) -- At least 121 Iraq and Afghanistan war veterans have committed a killing or been charged in one in the United States after returning from combat, The New York Times reported Sunday.

The newspaper said it also logged 349 homicides involving all active-duty military personnel and new veterans in the six years since military action began in Afghanistan, and later Iraq. That represents an 89-percent increase over the previous six-year period, the newspaper said.

About three-quarters of those homicides involved Iraq and Afghanistan war veterans, the newspaper said. The report did not illuminate the exact relationship between those cases and the 121 killings also mentioned in the report.

The newspaper said its research involved searching local news reports, examining police, court and military records and interviewing defendants, their lawyers and families, victims' families and military and law enforcement officials.

Defense Department representatives did not immediately respond to a telephone message early Sunday. The Times said the military agency declined to comment, saying it could not reproduce the paper's research.

A military spokesman, Lt. Col. Les Melnyk, questioned the report's premise and research methods, the newspaper said. He said it aggregated crimes ranging from involuntary manslaughter to murder, and he suggested the apparent increase in homicides involving military personnel and veterans in the wartime period might reflect only ''an increase in awareness of military service by reporters since 9/11.''

Neither the Pentagon nor the federal Justice Department track such killings, generally prosecuted in state civilian courts, according to the Times.

The 121 killings ranged from shootings and stabbings to bathtub drownings and fatal car crashes resulting from drunken driving, the newspaper said. All but one of those implicated was male.

About a third of the victims were girlfriends or relatives, including a 2-year-old girl slain by her 20-year-old father while he was recovering from wounds sustained in Iraq.

A quarter of the victims were military personnel. One was stabbed and set afire by fellow soldiers a day after they all returned from Iraq.

Thursday, January 10, 2008

'Sự Kiện Vịnh Bắc Bộ'

Một lần nữa, tài liệu được giải mật cho thấy cái mà Mỹ gọi là "Sự Kiện Vịnh Bắc Bộ" là do Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cố tình dựng lên để lấy cớ đem quân tác chiến vào VN và leo thang chiến tranh. Đó là một vở kịch được sắp xếp sẵn do TT Mỹ Johnson và Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara thủ vai chính. Lời thoại trong vở kịch này bao gồm những từ ngữ chắc nịch đại loại như "không thể nghi ngờ", do diễn viên McNamara thốt ra!
Steven Aftergood, giám đốc của chương trình "Liên Đoàn Khoa Học Gia Mỹ", viết tắt là FAS, nói rằng, "Cái mà nghiên cứu này cho thấy là theo tin tức tình báo có được thì không có cuộc tấn công đó. Đó là một sự đảo ngược đầy kịch tính của tài liệu lịch sử."
"Có những dấu hiệu về việc này từ trước nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta thấy được một nghiên cứu đầy đủ về nó", ông ta nói.
Cuộc xâm lược Iraq của Mỹ mới đây cũng dựa trên những bằng chứng ngụy tạo và thổi phồng, và căn bản dựa trên một nguồn không đáng tin cậy.
Điều hết sức lạ lùng là có nhiều người VN vẫn thích dựa hơi, trông cậy vào những kẻ nói láo không biết ngượng, những kẻ đã dựng chuyện bỏ bom tàn sát chính dân tộc họ, bảo vệ VN chống lại TQ cho họ! Bài học lịch sử sờ sờ trước mắt, Mỹ đã từng bắt tay với TQ ăn hiếp VN mấy lần mà họ vẫn chưa trắng mắt ra! Chuyện sự thật xảy ra trước mắt nhưng họ hoàn toàn không thấy!!!
Đối với Mỹ, quan hệ giữa Mỹ và TQ so với quan hệ giữa Mỹ và VN cái nào quan trọng hơn? Mỹ có thể hy sinh quan hệ của mình với TQ để cùng VN chống TQ? Tại sao những người VN thích dựa hơi Mỹ đó có thể có can đảm để mở miệng ra nói những điều ngu xuẩn như thế nhỉ?!
Trong bản tin dưới đây cũng có nhắc tới việc QĐND VN đã đôi khi thành công trong việc xuyên thủng được hệ thống thông tin liên lạc của Mỹ để gọi pháo binh và không quân Mỹ bắn pháo và ném bom vào vị trí của chính quân Mỹ. Chuyện này có nhiều người chưa từng nghe qua.


------------------------------------------------------------- Report reveals Vietnam War hoaxes, faked attacks
Tue Jan 8, 9:45 AM ET
WASHINGTON (AFP) - North Vietnamese made hoax calls to get the US military to bomb its own units during the Vietnam War, according to declassified information that also confirmed US officials faked an incident to escalate the war.
The report was released by the National Security Agency, responsible for much of the United States' codebreaking and eavesdropping work, in response to a "mandatory declassification" request, the Federation of American Scientists (FAS) said Monday.
From the first intercepted cable -- a 1945 message from Vietnamese leader Ho Chi Minh to his Russian counterpart Joseph Stalin -- to the final evacuation of US spies from Saigon, the 500-page report retold Vietnam War history from the perspective of "signals intelligence," the group said in a statement.
American troops in south Vietnam in 1965. North Vietnamese made ...
American troops in south Vietnam in 1965. North Vietnamese made hoax calls to get the US military to bomb its own units during the Vietnam War, according to declassified information that also confirmed US officials faked an incident to escalate the war.(AFP/File)
During the war, North Vietnamese intelligence units sometimes succeeded in penetrating US communications systems, and they could monitor American message traffic from within, according to the report "Spartans in Darkness."
On several occasions "the communists were able, by communicating on Allied radio nets, to call in Allied artillery or air strikes on American units," it said.
"That's something I have never heard before," Steven Aftergood, director of the FAS project on government secrecy, told AFP.
But he said that probably the "most historically significant feature" of the declassified report was the retelling of the 1964 Gulf of Tonkin incident.
That was a reported North Vietnamese attack on American destroyers that helped lead to president Lyndon Johnson's sharp escalation of American forces in Vietnam.
The author of the report "demonstrates that not only is it not true, as (then US) secretary of defense Robert McNamara told Congress, that the evidence of an attack was 'unimpeachable,' but that to the contrary, a review of the classified signals intelligence proves that 'no attack happened that night,'" FAS said in a statement.
"What this study demonstrated is that the available intelligence shows that there was no attack. It's a dramatic reversal of the historical record," Aftergood said.
"There were previous indications of this but this is the first time we have seen the complete study," he said.

Monday, January 7, 2008

Thứ trưởng ngoại giao Vũ Dũng: "Chủ quyền lãnh thổ là không thể nhân nhượng"

Nguồn: TTOL

Thứ Sáu, 04/01/2008, 21:24 (GMT+7)

Nhân dịp tỉnh Lào Cai hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, ông Vũ Dũng, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đã trả lời phỏng vấn báo chí về các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ và quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Trung Quốc.

* Xin ông cho biết ý nghĩa của việc hoàn thành phân giới cắm mốc (PGCM) biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tại địa bàn tỉnh Lào Cai?

- Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng: Với việc cắm cột mốc số 144 tuần qua, công tác PGCM trên tuyến biên giới của tỉnh Lào Cai của Việt Nam với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đã kết thúc thắng lợi. Lào Cai trở thành tỉnh đầu tiên trong bảy tỉnh biên giới phía bắc nước ta hoàn thành nhiệm vụ mang tính lịch sử quan trọng này. Sự kiện này có tác dụng lan tỏa tích cực đối với cả khu vực biên giới Việt - Trung và mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

Từ nay, đường biên giới của tỉnh Lào Cai đã được xác định rõ ràng và được đánh dấu bằng một hệ thống mốc giới hiện đại trên thực địa, tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, góp phần gìn giữ sự ổn định ở khu vực biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam nói riêng và giữa Việt Nam với Trung Quốc nói chung.

Lào Cai hoàn thành PGCM cũng sẽ cổ vũ, khích lệ công tác PGCM trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các bài học và kinh nghiệm của Lào Cai sẽ được các tỉnh khác tham khảo, học tập để đẩy nhanh tiến độ PGCM nhằm hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa lịch sử này trong sáu tháng đầu năm 2008.

Có thể coi đây là "bông hoa đẹp" của quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc nói chung và Lào Cai nói riêng, góp phần xây dựng đường biên giới Việt - Trung thật sự trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.

* Xin ông cho biết thực trạng tình hình PGCM trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc và khả năng hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ này trước tháng 6-2008?

- Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng 1.400 km. Hai bên thống nhất cắm khoảng 1.800 cột mốc, trong đó có 1.533 mốc chính và gần 300 mốc phụ.

Kể từ khi cắm mốc giới đầu tiên tại cặp cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Ðông Hưng (Quảng Tây) cuối năm 2001, trải qua hơn sáu năm bền bỉ phấn đấu, khắc phục muôn vàn khó khăn, gian khổ, đến nay các lực lượng PGCM của hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn thành hơn 85% khối lượng công việc PGCM trên thực địa, đồng thời đã khẩn trương tiến hành nghiệm thu thành quả PGCM, đăng ký mốc giới, mô tả hướng đi của đường biên giới, hoàn chỉnh bản đồ đính kèm Nghị định thư PGCM...

Ngoài Lào Cai, các tỉnh Lai Châu, Quảng Ninh cũng đã hoàn thành hơn 95% công việc, nhóm PGCM số sáu thuộc tỉnh Hà Giang cũng vừa hoàn thành toàn bộ công việc trên thực địa.

Mặt khác, để đẩy nhanh tiến độ PGCM, vừa qua, tại Hà Nội, hai Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ đàm phán về biên giới lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí một số biện pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến độ PGCM như tăng cường lực lượng PGCM, ưu tiên ổn định cuộc sống bình thường của cư dân biên giới, dỡ bỏ tất cả các công trình nằm trên đường biên giới, kể cả các công trình quân sự... để tạo thuận lợi cho PGCM.

* Một số mạng nước ngoài đưa tin rằng Việt Nam bị mất đất. Ông có bình luận gì về ý kiến này?

- Chủ quyền lãnh thổ là vấn đề hết sức thiêng liêng đối với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Ðối với dân tộc Việt Nam thì chủ quyền lãnh thổ lại càng thiêng liêng cao cả. Dân tộc ta từ nghìn xưa đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Gần tám thập kỷ qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ kính yêu, đã đi qua những cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, chịu đựng những hy sinh, mất mát to lớn để giữ vững chủ quyền lãnh thổ của mảnh đất thân yêu này.

Trong đàm phán với Trung Quốc và các nước láng giềng khác cũng như trong quá trình PGCM trên thực địa, chúng ta đều đã thể hiện hết sức rõ ràng lập trường bất di bất dịch, đó là: chủ quyền lãnh thổ là vấn đề mang tính nguyên tắc, không thể nhân nhượng. Vì vậy, không thể có chuyện "Việt Nam mất đất", "cắt đất" cho nước này, nước kia như một số mạng nước ngoài đưa tin.

Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.

Việt Nam và Trung Quốc khởi động đàm phán về vấn đề biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ từ năm 1974. Năm 1991, hai bên ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, năm 1993, ký tiếp Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước; theo đó, về biên giới trên bộ, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, cam kết tôn trọng đường biên giới lịch sử theo các Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 để lại. Ngày 30-12-1999, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền.

Vì vậy, có thể nói Hiệp ước 30-12-1999 là kết quả của quá trình đàm phán kiên trì trong rất nhiều năm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hiệp ước đã phản ánh đầy đủ, hoàn chỉnh nhất đường biên giới lịch sử để lại theo những nguyên tắc đã nói ở trên.

* Gần đây có nhiều dư luận khác nhau về việc phân định khu vực thác Bản Giốc và khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?

- Như trên tôi đã nói, căn cứ quan trọng nhất để xây dựng Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là các Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895. Do hạn chế của điều kiện lịch sử, các văn bản pháp lý về hoạch định và PGCM giữa Pháp và nhà Thanh có những điểm quy định không rõ ràng. đường biên giới được vẽ trên bản đồ tỷ lệ lớn từ 1/20.000 đến 1/500.000, có nghĩa một mi-li-mét trên bản đồ tương đương với từ 20m đến 500m trên thực địa. Hơn nữa, địa hình trên bản đồ không hoàn toàn phù hợp với địa hình trên thực địa, nên rất khó xác định hướng đi của đường biên giới tại các khu vực này. Chính vì vậy tại các khu vực này đã xảy ra tranh chấp rất phức tạp và kéo dài.

Thác Bản Giốc - Ảnh: L.Thoại

Tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, theo các văn bản pháp lý lịch sử, đường biên giới luôn nằm phía nam Ải Nam Quan. Trấn Nam Quan do Trung Quốc xây dựng vẫn thuộc Trung Quốc, chứ không phải đường biên giới đi qua Ải Nam Quan như một số người vẫn hiểu.

Thác Bản Giốc gồm hai phần: phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, không có tranh chấp; phần thác thấp gắn liền với sông Quây Sơn. Theo Công ước Pháp - Thanh, đường biên giới đi giữa sông Quây Sơn đến thác và mốc 53 nằm phía trên thác đánh dấu sự chuyển hướng đường biên giới từ sông lên bờ. Hiện nay ta và Trung Quốc chưa PGCM đoạn biên giới khu vực này nhưng có thể khẳng định phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, phần thác thấp sẽ được phân giới theo luật pháp và tập quán quốc tế về trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến tàu thuyền đi lại được, hoàn toàn không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc như một số người nói. Hàng triệu lượt khách du lịch đến thác Bản Giốc đều biết rất rõ điều này.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, về tổng thể, các giải pháp đạt được trong việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền nói chung và đối với hai khu vực cụ thể nói trên là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên.

* Vừa qua dư luận đã thể hiện thái độ bức xúc trước việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, xin Thứ trưởng bình luận về vấn đề này?

- Chính phủ ta đã tỏ thái độ rất rõ ràng về việc thành lập thành phố "Tam Sa". Ðây là việc làm không phù hợp với thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Ðông (DOC).

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có những biện pháp kịp thời đối với việc làm sai trái này. Chúng ta sẽ tiếp tục giao thiệp trực tiếp, chính thức với phía Trung Quốc về vấn đề này, cố gắng giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hữu nghị trên tinh thần hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, có lý, có tình.

Chúng ta có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã ngang nhiên xây sân bay trên đảo. Ảnh: TT

* Nhân đây, xin Thứ trưởng cho biết đôi nét về tình hình quan hệ Việt - Trung hiện nay?

- Quan hệ Việt - Trung từ sau bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trung Quốc đã trở thành đối tác toàn diện rất quan trọng của Việt Nam. Lãnh đạo hai nước đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và đạt được nhiều nhận thức chung rất quan trọng có liên quan đến tất cả các lĩnh vực quan hệ hai nước trên tinh thần tin cậy, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển.

Liên quan đến biên giới lãnh thổ, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận sớm hoàn thành PGCM biên giới trên bộ như đã nói ở trên. Về trên biển, hai bên cam kết thông qua đàm phán hòa bình giải quyết các vấn đề tồn tại, tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Ðông (DOC), không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình.

Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc có bước phát triển lớn. Trong nhiều năm liền, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (riêng năm 2007, kim ngạch buôn bán hai chiều dự kiến đạt hơn 14 tỷ USD). Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tuy chưa tương xứng với tiềm năng nhưng đang tăng với tốc độ khá cao. Ðặc biệt, với việc triển khai thực hiện dự án "hai hành lang, một vành đai kinh tế" đã được Lãnh đạo cấp cao hai nước thỏa thuận và nhiều dự án lớn khác về hạ tầng cơ sở như cải tạo, nâng cấp một số đoạn đường bộ và đường sắt, xây dựng một số cầu cảng, nhà máy điện..., Trung Quốc có thể sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư lớn tại Việt Nam trong tương lai không xa.

Về du lịch, Trung Quốc là thị trường nguồn lớn nhất của Việt Nam với lượng khách từ Trung Quốc mỗi năm đạt từ 600.000 đến 800.000 lượt người và có thể tăng nhanh trong vài năm tới. Trung Quốc cũng đang là một trong những nước cung cấp tín dụng ưu đãi dài hạn cho Việt Nam để xây dựng các dự án hạ tầng cơ sở và công nghiệp. Quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác, kể cả quốc phòng, an ninh, cũng đang phát triển ngày thêm chặt chẽ. Hai nước đã và đang phối hợp với nhau rất tốt trên nhiều vấn đề khu vực và quốc tế.

Ðối với vấn đề biên giới lãnh thổ, ngoài công tác PGCM như đã nói ở trên, trong Vịnh Bắc Bộ, hai nước đã phối hợp triển khai có hiệu quả hai hiệp định là Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá; hải quân hai nước đã tiến hành nhiều cuộc tuần tra chung trong Vịnh; Tập đoàn dầu khí hai nước đã hoàn thành công tác khảo sát địa chấn chung trong Vịnh, số vụ vi phạm giảm một cách đáng kể. Hai nước cũng đã tiến hành ba vòng đàm phán về phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và 11 vòng đàm phán về các vấn đề trên biển.

Mới đây nhất, trong cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa hai Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ, hai bên đã thỏa thuận tăng cường hợp tác trên biển, trước mắt trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như nghiên cứu khoa học biển, phòng, chống thiên tai, phòng, chống tội phạm trên biển, đối xử nhân đạo với ngư dân hai nước.

Những kết quả đạt được nói trên cho thấy, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều đã có những cố gắng giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt - Trung, vì lợi ích chung hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Trung là trách nhiệm và lợi ích của cả Việt Nam và Trung Quốc. Hai nước cần đứng trên tầm cao của lợi ích lớn của hai nước, của hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và quốc tế để xử lý các vấn đề do lịch sử để lại, các vấn đề nảy sinh thông qua đối thoại, thương lượng hòa bình.

Thực tiễn cũng chứng minh rằng, xây dựng mối quan hệ Việt - Trung "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" thật sự là nguyện vọng chung, là lợi ích lớn của nhân dân hai nước. Quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển tốt đẹp và chắc chắn sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.