Tuesday, January 15, 2008

Người Việt đất Việt cho Vatican!

Tiếng nói của người phật tử trước cái gọi là “cầu nguyện” đòi lại tòa khâm sứ
Nguồn: Blog Sen Việt
Thứ hai, ngày 14 tháng một năm 2008
Trong khi gần đây cả nước đang đặc biệt quan tâm tới vụ Trung Quốc “đòi” quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì ngay tại thủ đô Hà Nội, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã cố tình “cùng với” giáo dân (cũng bắt chước) “đòi” lại Tòa Khâm sứ. Dù được khích động dưới hình thức cầu nguyện và ký tên chung quanh khu vực nhà thờ Chính Tòa và khu vực Tòa Giám Mục thì hành động của những người giáo dân trong vụ việc trên trong những ngày vừa qua tại Hà Nội chẳng khác nào thái độ “biểu tình”, “yêu sách”, “đòi” một cách dại dột, thiếu nhận thức lịch sử, quay lưng lại với lợi ích dân tộc…


[32.jpg]
Khi nhắc đến từ “đòi”, chúng ta buộc phải nhắc đến “quyền sở hữu” mà ở đây là là quyền sở hữu đất đai: thuộc về ai?

Để tôn trọng lịch sử và sự thật, chúng ta nên nhắc lại chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn năm 1010 và việc mở mang, xây dựng kinh đô Thăng Long (bây giờ là thủ đô Hà Nội). Sau bao nhiêu năm gian khổ đối kháng với sự xâm lăng của giặc phương Bắc, chúng ta đã có một nhà nước độc lập tự chủ với một không gian rộng lớn đủ để tổ tiên ta “xưng đế một phương” đem lại niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu xa.
Khi danh xưng “hoàng đế” được xác lập cũng là lúc cương thổ được xác lập, quyền vương hữu được xác lập. Quyền vương hữu được xác lập từ cọng cỏ lá rau đến đất đai, sông núi, mây trời. Từ quyền hành ấy nhà vua mới phân phong cho các giai tầng trong xã hội quản lý và thu về bất cứ khi nào cần đến trong nguyên tắc vì lợi ích của vương triều và đời sống của nhân dân.
Chúng ta không thể quên câu nói: “Sông núi nước Nam vua Nam ở” (tất cả mọi sự xâm lăng của ngoại bang, đế quốc đều vĩnh viễn không thể nằm trong quyền sở hữu này cho dù lúc này lúc khác chúng có thể giày xéo, đô hộ dân tộc ta). Thời thế dù thịnh suy đắp đổi thì những triều đại sau đó cũng áp dụng nguyên tắc độc lập, tự chủ ấy.
Cũng từ nhận thức về sự thật lịch sử ấy, chúng ta thấy trước năm 1883, khu vực Nhà thờ Lớn và Tòa Khâm sứ là đất của chùa Báo Thiên được vua Lý cho xây dựng lần đầu tiên vào năm 1057 (Tháp Báo Thiên là một trong An Nam Tứ Khí nổi tiếng của đất nước ta). Năm 1883 chính quyền thực dân đã âm mưu, cấu kết với Giám mục Puginier chiếm chùa Báo Thiên để xây nhà thờ Lớn. Tòa Khâm là trụ sở của Khâm mạng John Dooley (đại sứ của Vatican) vốn là một tên tay sai khét tiếng chống cộng, đàn áp khởi nghĩa. John Dooley người Ireland được Giáo hoàng Pio XII – mệnh danh là “giáo hoàng bạn của nazis” bổ nhiệm năm 1950.
Như vậy, xét một cách chính danh nhất thì Phật giáo mới đủ tư cách để đòi lại đất bị nhà thờ và thế lực tay sai xâm chiếm. Và cứ nếu xét theo sự thật lịch sử thì không chỉ có nhà thờ Lớn tại Hà Hội mà nhà thờ Lớn tại TP. HCM cho đến cái gọi là thánh địa La Vang cũng phải trả về cho Phật giáo. Nhưng bằng tinh thần khoan dung và vì lợi ích đoàn kết dân tộc, người Phật tử Việt Nam đã gác lại lịch sử đau thương để hướng về tương lai tốt đẹp. Trái với tinh thần đó, vụ việc trên của những người Công giáo bị khích động đã một lần nữa cắt vào nỗi đau chung của dân tộc và Phật giáo.
Người dân cày ruộng hàng năm thu hoạch mùa màng còn biết dâng cúng vật phẩm để nhớ ơn tiền hiền khai hoang, hậu hiền khai khẩn. Thế mà vẫn có nhiều kẻ coi mảnh đất mà tiền nhân đã đổ mồ hôi, nước mắt, xương máu gây dựng là nơi để xà xẻo, tranh đoạt, thật đáng buồn lòng.
Khi người Công giáo viện cớ “Tòa Khâm” là sỡ hữu của Giáo hội “hơn một trăm năm”, họ có nghĩ tới chủ sở hữu của khu vực này từ “gần một nghìn năm” không?
Nhẽ ra, bằng đạo đức phổ thông, từ lâu, người Công giáo nên học theo Giáo hoàng Joan Phao-lô II, nhìn nhận vào những nhận thức và hành động sai lầm của mình trong quá khứ để có một lời xin lỗi chân thành đối với dân tộc và Phật giáo và biết xấu hổ không lặp lại hành động tượng tự mà “cha”, “ông” họ đã làm khi cấu kết với tay sai nô dịch văn hóa, tàn phá quê hương, giết hại đồng bào. Bởi dưới thời thực dân, Giáo hội là “địa chủ” lớn nhất tại Việt Nam, có biết bao nhiêu người vì mảnh đất sinh nhai mà buộc phải cải đạo để đổi lấy một sự sinh tồn. Nếu cứ luận suy tùy tiện mà “đòi” như vậy thì nông dân Việt Nam sẽ còn bao nhiêu đất để cấy cày khi trước đó phần lớn đất đai là của địa chủ thực dân, phong kiến bị tịch thu đưa vào đất công.
Người Công giáo sẽ nghĩ gì, nếu những người Phật tử cũng thắp hương cầu nguyện, ký tên đứng bao quanh nhà thờ Lớn Hà Nội và những nơi người Công giáo đã chiếm đoạt để đòi lại những danh thắng nổi tiếng của dân tộc và Phật giáo đã bị chính nhà thờ và tay sai tàn phá? Nhưng người Phật tử sẽ không bao giờ làm thế nếu người Công giáo không tiếp tục có những hành động quá đáng như vậy.
Sau vụ việc “đòi” Tòa Khâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm tòa Tổng Giám mục. Mọi người đang đồn nhau về sự “thỏa hiệp” giữa Chính quyền và Giáo hội. Nếu có sự “thỏa hiệp” thì chính phủ nên “ban” cho họ một phần đất ở một nơi nào đó để sinh hoạt, bởi không có lý do chính đáng nào để gọi là “trả lại” Tòa Khâm. Nếu hành động “trả lại” Tòa Khâm xảy ra, tin chắc sẽ gặp phải những phản ứng quyết liệt của người Phật tử trong nước và nước ngoài. Và nếu điều đó xảy ra sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho những hành vi học “đòi” một cách lố bịch như Trung Quốc và là một cách hành xử không công bằng đối với Phật giáo.

Trung Ngôn


No comments:

Post a Comment