Tuesday, August 28, 2007

Trần Chung Ngọc - Phần II - Tản Mạn Xung Quanh Vụ Tố Khổ Ông Nguyễn Cao Kỳ

Ông Kỳ nói không sai về sự ổn định và kỷ luật trong xã hội, về tầng lớp trung lưu. Thực ra, ông ta chỉ nhắc lại ý kiến của của một số người có tầm vóc quốc tế, thí dụ như Thủ Tướng Lý Quang Diệu, Giáo sư Samuel P. Huntington, Bình luận gia của tờ Newsweek Fareed Zakaria, giáo sư kinh tế Guido Tabellini tại Đại học Bocconi v..v… Quan niệm của những người trên là, tầng lớp trung lưu đông đảo là xương sống của một nền dân chủ. Vậy làm sao tạo được lớp người đó? Chúng ta hãy đọc ý kiến của Thủ Tướng Lý Quang Diệu:

Khi được Jim Rohwer, Kinh tế Gia Chính về Á Châu và là Giám Đốc của văn phòng hãng CS First Boston ở Hồng Kông, hỏi: "Dân Chủ giúp, hay làm chướng ngại, hay không liên quan gì đến mức độ tiến nhanh như thế nào của các quốc gia Á Châu? (Is being a democracy a help, a hindrance, or irrelevant to how fast Asian countries can go?) Thủ Tướng Lý Quang Diệu đã trả lời:

Nếu ông ở trong một xã hội nông nghiệp, tôi cho rằng dân chủ không làm cho xã hội tiến nhanh. Hãy coi Nam Hàn, Nhật, và Đài Loan. Trong những giai đoạn đầu họ cần đến, và đã có kỷ luật, trật tự, và sự cố gắng. [Chúng ta nên nhớ, Nam Hàn và Đài Loan, những quốc gia không có chiến tranh, không có hận thù nội bộ, cũng phải ở dưới chế độ độc tài quân phiệt trong 30 năm, từ 1950 đến 1980, rồi mới tiến tới dân chủ, nhưng cũng không phải là dân chủ Mỹ.] Họ phải tạo ra sự thặng dư về nông sản để bắt đầu làm cho mặt kỹ nghệ tiến. Không có chế độ quân phiệt, hay độc tài, hay chính phủ độc đoán ở Nam Hàn và Đài Loan, tôi không nghĩ rằng các quốc gia này có thể chuyển đổi mau như vậy.

Trái lại, hãy coi Phi Luật Tân. Họ có dân chủ để tiến từ năm 1945. Họ chưa bao giờ tiến được bước nào; xã hội quá hỗn loạn. Nó trở thành một trò chơi trong phòng khách – ai lên cầm quyền, ai chiếm hữu được cái gì

. [Đầu thập niên 1950, Phi Luật Tân, 95% theo Ca Tô Giáo, theo chế độ Dân Chủ Ca Tô (Catholic Democracy), nghĩa là dân chủ tuân theo sắc lệnh của giáo hoàng, được Mỹ giúp cho kinh tế Phi Luật Tân lên cao, nhiều ngàn phụ nữ Hồng Kông đổ sang Phi Luật Tân làm đầy tớ; 40 năm sau, tình trạng đổi ngược, trên 100,000 (một trăm ngàn) phụ nữ Phi Luật Tân đi làm đầy tớ cho dân Hồng Kông. [Jim Rohwer, p. 61]] Hay hãy coi Ấn Độ và Tích Lan. Trong 3 kỳ bầu cử sau khi độc lập, họ đi qua cơ chế của dân chủ. Nhưng thiếu kỷ luật làm cho sự tiến bộ chậm chạp và lờ phờ. [Điều này rất đúng nếu chúng ta so sánh Nga sô và Trung Quốc sau 1989: Nga sô vội vã lao đầu vào dân chủ hóa nên Sô Viết Liên Bang trở thành Sô Viết Tan Hoang, và bây giờ Putin lại trở lại độc tài để cứu vãn. Trong khi Trung Quốc độc tài, đẩy mạnh kinh tế rất thành công, trở thành một đối trọng ngang ngửa với Mỹ, và bây giờ hình thức dân chủ đã hiện ra ở nhiều mặt, nếu chúng ta có dịp đi Trung Quốc và quan sát. Có vẻ như Việt Nam cũng đi theo con đường này nhưng chậm chạp hơn vì nhiều vấn nạn xã hội và hậu quả kéo dài của cuộc chiến]

Nhưng một khi ông tiến tới một trình độ tiến bộ kỹ nghệ nào đó, ông đã có một lực lượng lao động có học, một dân số thành thị, ông có những quản trị viên và kỹ sư. Rồi ông phải có sự tham dự của họ, vì họ là những người có học, có lý trí. Nếu ông cứ tiếp tục với một hệ thống độc đoán, ông sẽ vấp phải mọi thứ đình trệ. Ông phải nghĩ ra một hệ thống đại diện nào đó.

Điều này sẽ làm cho sự tiến tới giai đoạn trở thành kỹ nghệ hóa một cách dễ dàng. Rồi ông có thể bắt đầu một xã hội công dân, với những người họp thành từng nhóm: chuyên gia, kỹ sư v..v.. Hầu như đột nhiên, những nhóm này sẽ được thành lập, vì là những người có học, có tầm nhìn thế giới rộng rãi hơn, sẽ kéo những người cùng trình độ đến với nhau. Chỉ như vậy ông mới có thể bắt đầu cái mà tôi gọi là hạ tầng cơ sở dân chủ. [Như vậy mà cũng chỉ là mới bắt đầu hạ tầng cơ sở dân chủ thôi]

[Jim Rohwer, Asia Rising: Why America Will Prosper as Asia’s Economies Boom, Simon & Schuster, N.Y., 1995, p. 329: I would say that democracy is not conductive to rapid growth when you are in an agricultural society. Take Korea, Japan, Taiwan. In their early stages they needed and had discipline, order, and effort. They must create that agricultural surplus to get their industrial sector going. Without military rule or dictatorship or authoritarian government in Korea and Taiwan, I doubt whether they could have transformed themselves so quickly.

As against that, take the Philippines. They had democracy from the word go in 1945. They never got going, it was too chaotic. It became a parlor game – who takes power, then who gets what spoils. Or take India and Ceulon. For the first three elections after independence, they went through the mechanics of democracy. But the lack od discipline made growth slow and sluggish.

But once you reach a certain level of industrial progress, you’ve got an educated workforce, an urban population, you have managers and engineers. Then you must have participation, because these are educated, rational people. If you carry on with an authoritarian system, you will run into all kinds of logjams. You must devise some representative system.

That will ease the next stage to become industrialized. Then you may get the beginnings of a civic society, with people forming their own groups: professionals, engineers etc... Almost spontaneously, these will form, because being educated, knowing the wider world, will bring like-minded people together. Then only do you have the beginnings of what I would call an active grassroots democracy.]

Trong cuốn Asia Rising.., Jim Rohwer cũng đã đưa ra nhận xét sau:

"Sau khi sống vài năm ở Á Châu, tôi thấy rằng cái hố ngăn cách lớn nhất giữa giới trí thức Tây Phương và Á Châu là về vấn đề dân chủ. Ở Tây phương, dân chủ được coi như là chế độ chính quyền duy nhất mà một quốc gia văn minh phải theo... Trái lại, nhiều tư tưởng gia sống ở Á Châu cũng xét đến ý tưởng dân chủ nhưng lý luận mạnh mẽ là, một loại chủ thuyết độc đoán nào đó thì tốt hơn là dân chủ tự do và vô trách nhiệm. Điều này thật là dễ hiểu. Ở Á Châu ngày nay, chính phủ độc đoán thường không đưa đến sự gian khổ và chiến tranh mà là hòa bình, thịnh vượng, và bình đẳng."

[Jim Rohwer, Ibid., pp. 322-323: I realized after living in Asia for a few years that probably the world’s biggest intellectual gulf among highly educated people lay between Westerners and Asians on the subject of democracy. In the West democracy is generally thought to be the only form of government by which a civilized society should consider running itself....By contrast, many thoughtful people living in Asia are open to the idea, and sometimes argue it vigorously, that a certain kind of authoritarianism is better than a freewheeling democracy. This is understandable. In modern Asia, authoritarian government has often brought not hardship and war but instead peace, prosperity, and equality.]

Như vậy, tôi tự hỏi tại sao Mỹ và những người hùa theo Mỹ vẫn cứ muốn áp đặt quan niệm về dân chủ của Mỹ vào Á Châu. Mỹ đã muốn áp đặt dân chủ của Mỹ ở Iraq bằng súng đạn. Dân chủ là một trong những chiêu bài dùng để thuyết phục quốc hội chấp thuận tấn công Iraq, ngoài những tin tức tình báo ngụy tạo là Iraq có liên hệ với Bin Laden và có vũ khí giết người hàng loạt, nhưng hiển nhiên đã thất bại và Iraq đã tan hoang vì bom đạn Mỹ và phản ứng dùng bom tự sát của của dân Iraq chống xâm lăng Mỹ. Những "nhà dân chủ" không có đầu óc hay sao mà vẫn cứ coi quan niệm dân chủ của Mỹ như là khuôn vàng thước ngọc cần phải cấy vào đồng ruộng Việt Nam?

Trong cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới [The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, Simon & Schuster, NY, 1996], Giáo sư Samuel P. Huntington cũng đưa ra nhận định:

"Nếu dân chủ có tới thêm với các quốc gia ở Á Châu, đó là vì các giới tiểu tư sản và trung lưu càng ngày càng mạnh trong các quốc gia đó muốn như vậy."

(If democracy comes to additional Asian countries it will come because the increasingly strong Asian bourgeoisies and middle classes want it to come).

Thủ Tướng Lý Quang Diệu thì ai cũng biết, nhưng Giáo sư Samuel P. Huntington là ai? Ông ta là một lý thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, thường viết trong tập san Foreign Affairs. Uy tín của Huntington không ai có thể phủ nhận. Ông ta là giáo sư đại học Harvard, giữ chức vụ Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược John M. Olin và Chủ Tịch Học Viện Harvard Nghiên Cứu Các Địa Phương Trên Thế Giới. Ông cũng từng là Giám Đốc Kế Hoạch An Ninh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống Carter, và Chủ Tịch Hội Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ.

Và trong bài "Dân Chủ Đến Sau" [Democracy Comes Second], Giáo sư Kinh Tế Guido Teballini có viết:

Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ những bài học lịch sử. Cải cách chính trị có cơ may thành công nếu trước đó cải cách kinh tế đã thành công... Cho phép tự do bầu cử và tự do ứng cử tuy rất quan trọng, nhưng những biện pháp này chỉ nên theo sau, chứ không phải đi trước, cải cách kinh tế.

Đó là quan niệm về một tiến trình dân chủ của những người mà khả năng và uy tín trên thế giới khó ai có thể phủ nhận, qua những bài học và kinh nghiệm lịch sử trong bộ kiến thức của họ. Điểm những khuôn mặt dân chủ ở hải ngoại, hiếm thấy một bộ mặt nào ra hồn có đủ uy tín và hiểu biết, hiếm thấy khuôn mặt nào có đầy đủ sự lương thiện trí thức [qua phản ứng trước vụ án Nguyễn Văn Lý], và hầu như chỉ dùng chiêu bài tự do, dân chủ để chống Cộng kiểu những con bò rừng húc đầu vào lá cờ đỏ. Còn những "bộ mặt dân chủ" ở trong nước như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Chính Kết, Lê Thị Công Nhân v..v.. thì hầu hết thuộc thế lực đen, Công giáo và Tin Lành, làm tay sai cho ngoại nhân hay nhận tiền từ nước ngoài để chống phá Việt Nam.

Nếu những hành động hung hăng côn đồ và những lời lẽ ngỗ nghịch thóa mạ trong Tòa của Nguyễn Văn Lý, mà giới truyền thông hải ngoại khai thác tấm hình, đồng thanh lên tiếng cho đó là "bịt miệng tiếng nói dân chủ", thì tôi nghĩ rằng cái loại dân chủ này nên để cho những tổ chức, hội đoàn chống Cộng cực đoan hay chống Cộng cho Chúa ở hải ngoại dùng với nhau, chứ không thể nhập cảng vào Việt Nam được.

Việt Nam không bao giờ có thể chấp nhận những "tiếng nói dân chủ" như vậy, hay chấp nhận những "tiếng nói dân chủ" của những tay sai ngoại bang, được ngoại bang huấn luyện về "dân chủ", lãnh tiền của ngoại bang hay của những thế lực chống phá Việt Nam từ ngoài, theo sách lược xuất cảng dân chủ của Mỹ, trong khi Mỹ có một hồ sơ khủng khiếp nhất về vi phạm nhân quyền và tự do của con người trên thế giới. Trước những hành động như trên của Nguyễn Văn Lý, một người khoác trên vai "thiên chức linh mục", tôi tự hỏi quảng đại quần chúng Việt Nam ngày nay đã ý thức được thế nào là tự do, dân chủ trong tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp chưa? Và câu hỏi này cũng cần phải đặt cho những tổ chức, hội đoàn, báo chí chống Cộng ở hải ngoại. Tại sao?

Vì ở Cali, họ đang thực hiện "nền dân chủ Nguyễn Văn Lý trong Tòa" trong chiến dịch chống phá VietWeekly. Thật vậy, nhìn những hành động hung hăng, những biểu ngữ v..v.. trong đám người biểu tình, chúng ta thấy rõ "ý thức dân chủ Nguyễn Văn Lý" của những người biểu tình chống đối để "bịt miệng" VietWeekly. Đó mới là những hành động "bịt miệng" thực sự. Nên để ý rằng trước đó, trong Bản Lên Tiếng Về Lập Trường Thân Cộng Của Tuần Báo Việt Weeky, đại đa số những cá nhân và tổ chức ký tên là…CÔNG GIÁO:

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, nhà báo Nguyễn Xuân Tùng (Diễn Đàn Kitô-hữu, Nguyệt San Chính Việt), bác sĩ Trần Văn Cảo (Chủ Nhiệm Diễn Đàn Giáo Dân), nhà báo Trần Phong Vũ (Chủ Bút Diễn Đàn Giáo Dân [DĐGD]), ký giả Trần Nguyên Thao (DĐGD), giáo sư Phạm Tất Hanh (TTK Diễn Đàn Giáo Dân), cựu đốc sự Cao Viết LợI (Chủ Tỉch Phong Trào Giáo Dân Nam Cali), kỹ sư Đỗ Như Điện (Điều Hợp Viện Phong Trào Giáo Dân hải Ngoại), tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng (Phong Trào Giáo Dân), cựu giáo sư Đỗ Anh Tài (Phong Trào giáo Dân), nhà thơ Hà Thượng Nhân, nhà báo Phạm Bá Cát (DĐGD), nguyên nghị sĩ Trần Tấn Toan (Diễn Đàn Kitô-hữu), cựu Thiếu tướng Lý Tòng Bá (Chủ Tịch VNCH Foundation), Tiến sĩ Nguyễn Tiến Ích (DĐGD), Bà Hoàng Dược Thảo (Chủ Nhiệm Tuần Báo Saigon Nhỏ), cựu giáo sư Lê Tinh Thông (DĐGD), nhà văn Hoàng Quý, Bà Trần thanh Hiền (Tiếng Nói Giáo Dân), Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh (Công giáo) v..v..

Nếu GS Nguyễn Xuân Vinh có đủ can đảm đứng ra giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ/VNCH/Hải Ngoại [sic] mà không biết ngượng thì Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện cũng có dư can đảm để nhảy lên bàn độc diễn vai trò công tố viên trong một tòa án nhân dân để tố khổ VietWeekly và cũng không biết ngượng. Vì sao? Vì Nguyễn Chí Thiện là người nổi tiếng với hai câu thơ bất hủ trong bài Đồng Lầy, tương đương với câu "Thà mất nước chẳng thà mất Chúa" của Linh mục Hoàng Quỳnh, chỉ cần thay chữ "Chúa" bằng cụm từ "Thực dân Pháp". Hai câu đó như sau:

"Ôi thằng Tây mà khi xưa người dân tốn bao xương máu đánh đuổi.
Nay người dân xao xuyến luyến tiếc [thằng Tây] vô chừng."

Vì cái hận cá nhân, đưa tư tưởng phản bội dân tộc, luyến tiếc thực dân của chính mình vào làm tư tưởng của toàn dân, phủ nhận và mạ lỵ công ơn của toàn dân đã tốn bao xương máu để giành lại độc lập cho đất nước, tôi nghĩ hai mươi mấy năm ông Nguyễn Chí Thiện nằm ngâm vè cho muỗi và rệp nghe kể cũng đáng.

Về vụ chống VietWeekly, có một đoạn trong bài Bẫy Sập Tự Giăng của Dốc Thượng có thể cho chúng ta thấy đại khái nội vụ:

"Sau đó, họ tổ chức người đi đánh phá các địa điểm bán báo của Việt Weekly, gọi điện thoại hăm dọa các thân chủ quảng cáo, và quyết định biểu tình trước trụ sở Việt Weekly. Họ dự tính gây phiền toái khu phố cho đến khi nào chủ phố phải "đuổi" Việt Weekly đi.

"

Người đứng đằng sau xúi giục cho vụ này lại là một cơ quan truyền thông, tờ nhật báo Người Việt. Tờ báo này chỉ đăng tin một chiều, họ cho đăng thật nhiều những bài viết đánh phá Việt Weekly, nhưng không cho đăng một bài viết bênh vực Việt Weekly, mặc dầu có độc giả gởi vô.

Giới truyền thông Mỹ sẽ hỏi có thể tưởng tượng ra một cách đơn giản là, tại sao các anh biểu tình? Ban tổ chức biểu tình sẽ mạnh mẽ trả lời, tại vì Việt Weekly là cộng sản. Câu hỏi tiếp theo, tại sao Việt Weekly là cộng sản? Tại vì họ cho đăng bài Hà Văn Thùy, phỏng vấn Nguyễn Minh Triết. Thế còn các ý kiến chống cộng cũng được đăng trên Việt Weekly như Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đạt, Amy Dương, Nguyễn Hữu Chánh, Đỗ Hoàng Điềm, Vi Anh, và nhiều người khác nữa thì sao?

Đến lúc này, ban tổ chức biểu tình sẽ lúng túng. Không lẽ, lúc đó họ trả lời đại, "nhưng mà chúng tôi không chấp nhận đăng tải một ý kiến nào từ phía Việt Nam cả". Ơ kìa, các anh đang sống ở Mỹ hay đang sống ở một xứ độc tài nào vậy?

Bởi vậy ông Hồ Văn Xuân Nhi đã đặt câu hỏi: Phải chăng "Biểu Tình Tẩy Chay Việt Weekly: Động cơ là ân oán cá nhân, chống cộng quá khích và cạnh tranh nghề nghiệp bất chính?" Hết chuyện VietWeekly, nay trở lại chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ.

Ngay từ hồi còn học Chu Văn An ở Hà Nội, và sau này ở miền Nam, tôi đã không thích cái tính cao-bồi của ông Kỳ. Nhưng qua sự cố này, cái tính cao-bồi của ông ấy không phải là không có chỗ dùng được. Ông ấy đã đạp lên những sự chống đối để tiếp tục đi trên con đường mình chọn, giống như một đoàn lử hành, thản nhiên đi qua, không hề để tâm đến những tiếng ồn ào bên đường. Ông ấy đã có những nhận định sâu sắc về tình thế, về sự phát triển và cải tiến trên mọi mặt ở Việt Nam, do đó ông ấy đã bỏ lại đàng sau quá khứ có thể nói là huy hoàng của mình để có một tầm nhìn xa hơn về tương lai dân tộc và đất nước. Ông ấy đã can đảm nói thẳng về thực chất các chế độ ở miền Nam khi xưa, tuy ông ấy đã giữ những chức vụ cao cấp nhất trong những chế độ ấy. Ông ấy cũng phê bình không khoan nhượng, ngay giữa trung tâm chống Cộng ồn ào ở Cali, thực chất thiểu số chống Cộng ở ngoài nước. Ông ấy cũng đã không nể nang gì khi phê bình một số dân biểu Mỹ, để kiếm phiếu của người tị nạn, đã xuyên tạc tình hình về tôn giáo ở Việt Nam v..v... Những điều ông ấy làm, không phải ai làm cũng được. Và vì vậy, tôi không thể nói gì hơn là tôi rất cảm phục sự thay đổi tư duy, hướng về đại khối dân tộc, và những hành động can đảm của ông. Tôi cũng tin rằng, ông không phải là một "cao-bồi" đơn độc trong chiều hướng này.

Để kết thúc bài viết này, tôi muốn trích dẫn quan niệm của một người ngoại quốc, Johannjs, đối với dân chống Cộng ở hải ngoại.

Nếu những người nào "thù ghét những người Cộng sản vì những gì họ đã làm", vậy thì họ hãy nên thù ghét những người còn tự cho mình là "người quốc gia", xét rằng họ đã giúp những kẻ xâm lăng tàn bạo để diệt chủng dân tộc họ… Và ai là những kẻ xâm lăng tàn bạo?

Về vấn đề này, không còn phải bàn cãi gì nữa: những người ở đây đều hiểu ai là những kẻ ngoại xâm tàn bạo. Đừng toan tính lật ngược tình thế, cho rằng đó là những người Việt Nam xâm lăng chính quốc gia của họ. Không một người nào có đầu óc lô-gic, Bắc, Nam, sẽ tin được điều này. Ngay chính những kẻ xâm lăng cũng đã thừa nhận là họ chẳng có nhiệm vụ gì ở miền đất xa xôi đó.

Vì có những người

[chống Cộng] như các người, người Việt hải ngoại đã nổi tiếng là những kẻ "nói láo đến cực điểm" và những kẻ "vô liêm sỉ, nói láo một cách tuyệt đối bệnh hoạn"

Có bao nhiêu tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đã được lập ra để xử những người Cộng sản Việt Nam? Không có một cái nào! Có bao nhiêu tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đã được lập ra để xử nước Mỹ [tự cho là] có quá đạo đức tôn giáo? Có rất nhiều.. Và đây là một sự thật..

[If anyone should "hate the communists for what they have done", then they should hate even more those who still pretend to be "nationalists", whereas they helped brutal invaders to genocide their people... And who are the brutal invaders?

Concerning his question, it was no question: every body here understands who were the brutal foreign invaders. Don't pretend to reverse the situation, into that of the Vietnamese invading their own country! Nobody with a logical mind will listen to that, North, South. Even the invaders themselves have admitted they had nothing to do in that far away land.

Because of people of your kind, the Vietnamese abroad have gained that reputation of being all "fieffés menteurs" and "mythomanes"

(unashamed and absolute pathological liars). How many international war crime tribunals were set against the Vietnamese "communists"? none. How many international war crime tribunals were set against the so religiously moralist United States of America? many... and that's a simple fact. [This post has been edited by Johannjs: Nov 30, 2004, 12:53 PM ]

Và sau cùng, chúng ta đã biết, Bác Sĩ Allen Hassan, một Bác sĩ đã phục vụ tại Việt Nam, đã viết cuốn "Failure To Atone" mà bản dịch tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Trẻ dịch là "Không Thể Chuộc Lỗi" (Đúng ra là "tội", tội ác chứ không phải "lỗi", lỗi lầm) nói về một số tội ác của quân đội Mỹ ở Việt Nam (Xin xem toàn bản dịch ở http://www.sachhiem.net/SACHNGOAI/KhongtheChL.php ). Trước những núi tội ác của Mỹ đối với Việt Nam, Bác sĩ Allen Assen cho rằng: "Bây giờ dù bất cứ làm việc gì, nước Mỹ cũng không thể chuộc lại tội của mình đối với người dân Việt Nam." Nhưng tại sao Mỹ, với những tội ác rất nghiêm trọng phạm ở Việt Nam, lại không có cả một lời xin lỗi. Chúng ta có thể đọc những ý kiến sau đây của cựu Tổng Thống Bill Clinton trên Internet.

25 năm sau chiến tranh chấm dứt, khi được hỏi ông ta có nghĩ rằng Mỹ nợ Việt Nam một lời xin lỗi, ông Clinton đã trả lời, đơn giản là, "Không, tôi không nghĩ như vậy" [Tại sao?], Vì:

- Xin lỗi về những tội ác chống dân Việt Nam có nghĩa là thừa nhận những điều chúng ta nói với nhau về cách ứng xử của chúng ta trong thế giới – khi đó cũng như bây giờ - là điều nói láo.

- Xin lỗi là thừa nhận rằng trong khi chúng ta tuyên bố là bảo vệ dân chủ, chúng ta lại đi trật ra ngoài dân chủ. Trong khi chúng ta tuyên bố rằng chúng ta đang bảo vệ Nam Việt Nam, thì chúng ta lại tấn công người dân Nam Việt Nam.

- Chúng ta đã thả 6 triệu rưỡi tấn bom và 400 ngàn tấn Napalm trên dân tộc ở Đông Nam Á. Bỏ bom tràn trề những vùng dân sự, những chương trình chống khủng bố và ám sát chính trị, thường xuyên giết người dân thường và dùng gần 45 triệu lít chất độc da cam để phá hủy mùa màng và mầu mỡ đất đai – tất cả đều là một phần của cuộc chiến tranh khủng bố của Mỹ ở Việt Nam, cũng như ở Lào và Cambod.

( When asked if he thought the United States owed the people of Vietnam an apology, 25 years after the end of the war, Clinton said, simply, "No, I don't."
[...] To apologize for crimes against the people of Vietnam would be to admit that the stories we tell ourselves about our conduct in the world -- then and now -- are a lie.
[…] To apologize would be to acknowledge that while we claimed to be defending democracy, we were derailing democracy. While we claimed to be defending South Vietnam, we were attacking the people of South Vietnam.
[...] we dropped 6.5 million tons of bombs and 400,000 tons of napalm on the people of Southeast Asia. Saturation bombing of civilian areas, counterterrorism programs and political assassination, routine killings of civilians and 11.2 million gallons of Agent Orange to destroy crops and ground cover -- all were part of the U.S. terror war in Vietnam, as well as Laos and Cambodia.)

Những tài liệu trên, cũng như hàng trăm tài liệu hiện hữu khác về chiến tranh Việt Nam của chính người Mỹ mà tác giả gồm các tướng lãnh, chính trị gia, giáo sư đại học v..v.., đã nói lên những sự thật về chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến đã chấm dứt cách đây hơn 32 năm rồi. Và ngày nay, dù những sự thật đó có mang lại nhiều cay đắng cho người Việt Quốc Gia chúng ta, với tất cả sự lương thiện trí thức, chúng ta phải chấp nhận chúng, vì đơn giản chúng chỉ là sự thật. Và từ đó, hi vọng mỗi người trong chúng ta, nếu còn nghĩ đến quê hương đất nước, sẽ tìm ra được một con đường hợp lý hơn để góp phần xây dựng đất nước.

Trần Chung Ngọc - Phần I - Tản Mạn Xung Quanh Vụ Tố Khổ Ông Nguyễn Cao Kỳ

Trong khi tôi dịch tiếp những chuyện về bàn tay lông lá của Mỹ xin mời các bạn đọc một bài rất hay của bác Trần Chung Ngọc.

http://giaodiemonline.com/2007/08/caoky.htm

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TẢN MẠN XUNG QUANH VỤ TỐ KHỔ ÔNG NGUYỄN CAO KỲ:
BẠN ĐỒNG KHÓA NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ BẠN
Trần Chung Ngọc

Tôi và ông Nguyễn Cao Kỳ vốn là bạn đồng khóa, khóa I Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, nhưng chỉ là trên danh nghĩa, chứ chưa bao giờ là bạn. Tuy là bạn đồng khóa nhưng tôi chưa bao giờ nói chuyện với ông Kỳ. Sau khi ra trường, chỉ có một lần thấy ông trong một cuộc họp Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định ở Câu Lạc Bộ Sĩ Quan ở trong Tân Sơn Nhất, và một lần khác loáng thoáng thấy ông trong cuộc họp Cựu Sĩ Quan Trừ Bị Khóa I, Nam Định và Thủ Đức, cách đây vài năm ở Cali. Ngoài ra, chỉ thấy hình ông trên báo chí, TV. Hồi còn ở Việt Nam, tôi biết ông Kỳ làm lớn, nhưng tính của tôi lại rất kỵ các quan lớn, cho nên cũng chẳng bao giờ lân la đến làm quen, dù tôi có quen vài người bạn thân của ông Kỳ, thí dụ như Phạm Dung [cùng đơn vị, cùng đóng đồn Tuy Lộc ở Hạt Lệ Thủy, miền Trung], và Phó Quốc Chụ [thường đấu Ping Pong nhưng bao giờ tôi cũng thua]. Vì vậy, chắc chắn là ông Kỳ không biết tôi là ai, nhưng không sao, tôi "biết" ông là đủ rồi.

Tôi viết bài này là vì tình bạn đồng khóa, nhưng không phải là bạn, vì tôi chưa từng là bạn, và cũng không có ý định làm bạn với ông Kỳ. Sở dĩ tôi phải viết lên bài này là vì những vụ việc xảy ra xung quanh những chuyến ông về nước vào dịp Tết Giáp Thân 2004, một chuyến khác sau đó 2 năm, và gần đây ông đã bay từ Việt Nam về Mỹ để đón tiếp ông Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết công du Mỹ, trong những dịp này ông đã đưa ra một số ý kiến cá nhân về Việt Nam. Do đó ông đã bị cả một chiến dịch mạ lỵ, chống đối, nhiều khi rất hạ cấp, ở hải ngoại. Tôi muốn chia xẻ vài ý kiến về việc này để ông thấy rằng đa số thầm lặng tuy không lên tiếng nhưng không hẳn là đồng ý với những hành động hung hăng chống đối ông chỉ vì ông đã vượt họ một khoảng khá dài về tình người và tình tự dân tộc..

Rất có thể tôi không đồng ý với vài điểm nào đó trước những ý kiến của ông về Việt Nam nhưng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến đó của ông, và bài viết này có mục đích bày tỏ sự tôn trọng quyền đó. Nếu tôi không đồng ý với ông ở điểm nào đó, tôi sẽ phân tích vấn đề và nêu rõ ý kiến của tôi là tại sao tôi không đồng ý. Nhưng tôi không thể, và không có quyền, lên án ông hay chụp lên đầu ông bất cứ một nhãn hiệu nào thuộc loại "tố Cộng" của thời Ngô Đình Diệm, cũng như tôi không thể nào dùng những lời lẽ hạ cấp để mạ lỵ cá nhân ông chỉ vì tôi không đồng ý với ông.. Đó không phải là phong cách ứng xử của người trí thức, đúng nghĩa là một trí thức, trong tinh thần đối thoại nghiêm chỉnh. Đây là bài học rất sơ đẳng về nhân quyền, tự do, và dân chủ cho những người nào thực sự muốn tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ. Và tôi mong những người chống đối những việc làm của ông cũng nên bắt đầu học bài học sơ đẳng này càng sớm càng tốt. Việc học hành để tăng gia hiểu biết và trở thành văn minh hơn có thể nói là điều cần thiết cho tất cả mọi người.

Nhưng có vẻ như những người chống đối ông, tuy sống ở trên những đất nước tự do nhất thế giới, nhưng chưa bao giờ biết đến câu: "Tôi không chấp nhận những điều anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền của anh nói như vậy." (I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it), mà theo một tác giả trên Internet, thực ra là của Beatrice Hall, bí danh là S.G. Tallentyre, nói năm 1907, câu mà người ta thường lầm lẫn cho là của Voltaire. [???] Họ không hiểu được nội dụng của điều này chính là căn bản của tự do và dân chủ. Thay vì bảo vệ quyền của ông Kỳ nói những gì ông ấy muốn nói, có vẻ như, qua văn phong của một số người chống đối, họ muốn ăn tươi nuốt sống ông Kỳ nếu họ có thể.

Tuy cái mũ Cộng Sản đã rách bươm từ lâu, nhưng một số người ngày nay vẫn còn sử dụng nó như là một vũ khí với niềm hoang tưởng rằng nó có một tác dụng gì trong giới hiểu biết, hoặc có thể gây thêm hận thù trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Cái mũ "Cộng Sản" đã được sử dụng như là một vũ khí để giữ độc quyền ăn nói và bịt miệng những người không đồng quan điểm với mình, nhưng càng ngày càng trở nên lố bịch vì ngày nay mọi người đều coi nó như một trò hề chính trị của những kẻ hạ căn, ít giáo dục, cho nên không gây nên một tác dụng nào. Những lời lẽ rất hạ cấp mà thực ra không thích hợp và không nên đăng trên bất cứ một diễn đàn truyền thông nào đáng gọi là diễn đàn truyền thông, để mạ lỵ và hạ thấp cá nhân ông, đã quật ngược lại các tác giả, chứng tỏ tư cách của họ không đáng để ai phải quan tâm. Cho nên ông Kỳ không nên để tâm vào những hạng người này mà nên thương hại họ, vì họ có một kẻ thù lớn nằm vùng trong chính bản thân họ, đúng như lời Đức Phật đã dạy: "Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình". Qua những việc ông làm, bất kể với mục đích gì, tôi cũng mừng cho ông đã thành công xua đuổi được kẻ thù lớn của chính mình : kẻ thù lớn đó là lòng thù hận Quốc-Cộng của nhiều năm về trước.

Lẽ dĩ nhiên tôi không có lý do gì để phản đối lập trường "nghĩ tới tương lai dân tộc" của ông cả, vì tôi rất đồng ý với ông là, cuộc chiến Quốc-Cộng đã chấm dứt cách đây trên 30 năm rồi, và tôi cũng không có lý do gì để truyền lại cho con cháu, làm ô nhiễm, đầu độc đầu óc của chúng bằng những thù hận của lớp người như tôi và ông mà tôi biết rõ do nghịch cảnh lịch sử gây ra. Đối với tôi, tất cả những chức vụ của ông trước đây ở miền Nam: Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, Tư Lệnh Không Quân, Thủ Tướng, Phó Tổng Thống v..v.. cũng đã chấm dứt với mốc lịch sử 30/4/75. Cho nên tôi không nghĩ ông là đại diện cho bất cứ ai, cho bất cứ đơn vị, tổ chức, hội đoàn nào, vì tất cả đều đã tan hàng, chẳng còn cái gì để mà đại diện. Những tổ chức, hội đoàn v..v.. hiện nay ở hải ngoại, mang những tên vang bóng một thời, với những tên đầu cơ chính trị khoác lên mình những chức vụ như chủ tịch, đại diện v..v.., thực chất chỉ là những cái vỏ che đậy niềm cay đắng của một thiểu số đứng trước thực tế lịch sử nhưng lại không đủ can đảm để chấp nhận nó như là thực tế lịch sử. Tôi không có viết chơi, vì thực chất những tổ chức, hội đoàn này đã được Quỳnh Thi mô tả trong bài "Vài Kinh Nghiệm Về Chiến Tranh VN" trên Đàn Chim Việt như sau:

Trong những ngày lễ hội ở đây, như ngày "Quốc hận 30/4", ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ngày kỷ niệm thành lập binh chủng này, binh chủng nọ… người ta thấy những bộ đồ lính rằn ri của lính "Nhẩy dù", "Thủy quân Lục chiến", "Sinh viên sĩ quan" Đà Lạt, Thủ Đức hay "Hải quân", được nhiều người lính già mặc vào như để cổ võ chiến tranh? Có phải họ nuối tiếc những ngày "oanh liệt", "vàng son" một thời đã qua? Hay họ cay đắng vì cuộc chiến tranh mà họ nghĩ rằng, họ có thể giành được chiến thắng, nhưng vì người Mỹ đã phản bội, bức tử để miền Nam thất thủ, rơi vào tay cộng sản?

[Chắc lớp người này đã quên đi những hình ảnh "tháo chạy" (từ của Nguyễn Tiến Hưng) từ Cao Nguyên, từ Vùng I Chiến Thuật, và trong khi tháo chạy quân đội đã làm gì với những người dân, cùng cảnh quân trang quân dụng vứt đầy xa lộ Biên Hòa. Hồ sơ và hình ảnh còn đó. Nhiều hình ảnh về cuộc tháo chạy này chúng ta có thể thấy trên trang nhà nhandanvietnam.org, trong bài "Những Hình Ảnh Tháo Chạy….", tháng 7, 2007]

… Cuộc chiến đã quá tang thương. Hàng triệu người chết, xác người đã chất thành núi, máu chảy thành sông... Vợ mất chồng, con mất cha, người thân thất lạc Bắc Nam, nhà cửa đổ nát bị thiêu rụi vì bom đạn chiến tranh cày xới, làng xã tan hoang, nhân tâm chai cứng. Cuộc chiến tranh hơn hai mươi năm đã quá dài, quá đẫm máu, cần phải chấm dứt.

Tôi chưa hề nghe thấy những tiếng kêu như thế cất lên ở đây. Mà tôi chỉ nghe thấy những lời ai oán căm hờn, sắt máu, nhồi nhét vào đầu óc lớp trẻ (trên đài TV STBN Dallas), trong những ngày lễ hội vừa qua. [Tôi cho rằng đây là điều tệ hại nhất của một số người trong cộng đồng người Việt hải ngoại, đã đầu độc đầu óc của lớp trẻ qua hành động vô trí: truyền lại những mối hận cá nhân của lớp trước cho lớp sau]

Chúng ta đã thua, và một thiểu số muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống Cộng ở hải ngoại,

chống Cộng vì những mất mát cá nhân về quyền thế, về tôn giáo, hay tài sản, hay người thân v..v.., nói chung, với lý do chúng ta là "nạn nhân của Cộng Sản". Nhưng trong chúng ta, có ai đặt câu hỏi: "Thế nạn nhân của Mỹ và của phía Quốc Gia thì sao?" Ai có can đảm trả lời trung thực câu hỏi này. Nên nhớ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã giết khoảng 300,000 người vô tội trong chính sách "tố Cộng", cộng với những thảm bom trải từ B52, vùng oanh kích tự do, chiến dịch Phụng Hoàng, Agent Orange, Mỹ Lai v..v.. Và sự thật là, trong cuộc chiến, số người chết, bị thương của miền Bắc gấp mấy lần của miền Nam. Khoan nói đến những sự tàn khốc của chiến tranh, những người chết và thân nhân gia đình họ ở phía bên kia có phải là người không, và những người còn sống có đau khổ trước những sự mất mát to lớn đã đến với họ không? Họ có quyền thù hận chúng ta không?

Vậy nếu họ cũng kéo dài thù hận như chúng ta, thì sự thù hận này bao giờ mới chấm dứt, oan oan tương báo. Nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ thấy những thái độ thù hận một chiều, đúng ra là ngược chiều, từ phía những người quốc gia ở hải ngoại. Có vẻ như những người đi buôn thù hận này nghĩ rằng, những người bên phía CS không phải là người, không có cha mẹ, vợ chồng con cái, bạn bè thân thuộc v..v.. nên những mất mát tổn thất của họ không đáng kể, chỉ có những tổn thất của phía chúng ta mới đáng để thù hận. Những người chống Cộng chỉ đưa ra những luận điệu một chiều để chứng minh chỉ có CS là ác, còn QG hay Mỹ thì không. Họ cố tình lờ đi và không bao giờ nhắc đến những hành động đối với dân, với kẻ thù, của người lính Quốc Gia cũng như của người lính Mỹ mà CS cũng phải chào thua. Nhưng cũng may là sự thù hận này phần lớn chỉ có một chiều, tập trung trong một thiểu số ở hải ngoại mà đa số trong đó thuộc thế lực đen, một thế lực đã nổi tiếng trong dân gian, mà lịch sử đã ghi rõ, là "mất gốc" và "hễ đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản dân tộc", đang nắm những phương tiện truyền thông ở hải ngoại nhưng thiếu khả năng, thiếu trí tuệ và giáo dục, nên chỉ có thể đưa ra những hành động và lời lẽ chống Cộng phi lý làm nhục lây đến cả cộng đồng người Việt di cư. Ở Việt Nam, chúng ta không thể kiếm đâu ra một sự thù hận dai dẳng và dễ kích động như ở hải ngoại. Chúng ta đã thua về quân sự, nay chúng ta lại thua về tình người. Phải chăng vì vậy mà ông Kỳ đã có những hành động nhằm mục đích vớt vát mặt mũi của phe quốc gia, khi ông nhắc khéo là bây giờ không còn vấn đề Quốc-Cộng.

Vì một thiểu số muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống Cộng, trong số này không thiếu gì những kẻ vô liêm sỉ, trốn tránh nghĩa vụ và nhiệm vụ trong thời chiến, hay tìm cách tránh động viên, tránh quân dịch v..v.., bây giờ cũng nổi tiếng là "vô thượng thiên tài chống Cộng", và thiểu số này lại là những người nắm phương tiện truyền thông nhiều nhất, là những người lớn tiếng nhất, cho nên, chắc ông Kỳ không lấy gì làm ngạc nhiên khi người ta nấp sau danh nghĩa những hội đoàn, tổ chức hữu danh vô thực để mà gay gắt lên án những việc làm của ông. Thực chất những hành động chống đối lố bịch này, phần lớn là của những kẻ đầu cơ chính trị, chỉ là khai thác lòng thù hận chưa thể dứt bỏ của một thiểu số người Việt sống ở nước ngoài cho những mục đích cá nhân hoặc phe nhóm khác. Để chứng minh, tôi xin ông Kỳ hãy cùng tôi đọc đoạn văn sau đây, có kèm theo vài lời phê bình của tôi:

Bản văn số: 012/HÐÐD/VP

Tuyên Cáo của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại về những lời phát biểu của cựu Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ ở Việt Nam.

Chúng tôi, toàn thể cựu quân nhân QLVNCH, Cảnh Sát Quốc Gia, Lực Lượng Bán Quân Sự và thế hệ Hậu Duệ trong Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại đã vô cùng công phẫn khi được tin ông Nguyễn Cao Kỳ, một sĩ quan cấp Tướng đã từng làm Tư Lệnh Không Quân, và cũng là người đứng trong hàng ngũ Lãnh Đạo Quốc Gia trong nền Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam, đã xin được cấp chiếu khán để về Sài Gòn xưng tụng chế độ độc tài của bạo quyền cộng sản Việt Nam.

[Những lời thuộc loại đao to búa lớn này chứng tỏ tác giả viết bậy, nếu không muốn nói là ngu. Thứ nhất, không một cá nhân nào, không một tổ chức hay hội đoàn nào có thể nhân danh "toàn thể cựu quân nhân QLVNCH, Cảnh Sát Quốc Gia, Lực Lượng Bán Quân Sự và thế hệ Hậu Duệ trong Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại". Dĩ nhiên là tôi cũng như không thiếu gì cựu quân nhân QLVNCH không hề nằm trong cái "toàn thể" này. Vả chăng, không ai có quyền và tôi cũng không cho phép bất cứ ai làm đại diện cho tôi để vơ tôi vào cái tập thể chỉ có tên trên mặt giấy của họ. Sự tiếm danh trơ trẽn này đã khiến cho toàn thể bản văn trở nên vô giá trị. Những người ra tuyên cáo này có hiểu được như vậy không? Thứ nhì, con cái tôi và bạn bè cùng trang lứa của chúng không dính dáng gì đến chuyện Quốc-Cộng, chúng không thuộc thế hệ Hậu Duệ trong Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại của các ông, và các ông đừng có hòng làm ô nhiễm đầu óc chúng với sự thù hận của các ông. Thứ ba, tại sao lại phải công phẫn khi được tin ông Nguyễn Cao Kỳ xin được cấp chiếu khán để về Sài Gòn, trong khi hàng trăm ngàn người khác cũng đã xin được cấp chiếu khán về Saigon? Ông Kỳ về nước với tư cách cá nhân, một Việt kiều như tất cả mọi Việt kiều khác, không đại diện cho ai, và chắc chắn không phải với tư cách của một "cựu" nào khác. Và thứ tư, ông Kỳ có quyền đưa ra những ý kiến của ông ta về chính quyền hiện nay ở Việt Nam không? Ai nói không, xin lên tiếng! Chúng ta có thể không đồng ý với ông Kỳ nhưng chúng ta không thể và không có quyền tước bỏ quyền tự do phát biểu ý kiến của ông Kỳ qua những thủ đoạn mạ lỵ, lên án cá nhân ông. Đoạn văn sau đây hiển thị những thủ đoạn có thể gọi là hạ cấp này]

Vì gặp thời thế mà ông Nguyễn Cao Kỳ đã lên tới địa vị chỉ huy trong quân đội và lãnh đạo quốc gia. Nhưng ông vốn dĩ là người không có căn bản học vấn và ngoài tài lái máy bay, lại không có kiến thức chuyên môn về tổ chức và lãnh đạo Không Quân, thêm vào tính tình phản phúc, ngạo ngược, nên đã không đứng vững lâu dài ở những cương vị chỉ huy và lãnh đạo.

[Đoạn văn này không dính dáng gì tới (irrelevant) chuyện ông Kỳ về nước và đưa ra vài ý kiến. Đây có phải là bày tỏ sự bất đồng ý kiến trong tinh thần đối thoại nghiêm chỉnh, trí thức, hay chỉ là thủ đoạn mạ lỵ, hạ thấp cá nhân [character assassination] một cách bỉ ổi, hạ cấp, rất quen thuộc trên những diễn đàn truyền thông hải ngoại, chống Cộng có môn bài và chống Cộng cho Chúa. Thủ đoạn "ám sát tư cách cá nhân" này thực ra đã hạ thấp tư cách của chính Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại rất nhiều nếu có cái gọi là Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại.]

Từ ngày sang Hoa Kỳ, vì là người không có tài năng thực sự, nên ông Nguyễn Cao Kỳ làm gì cũng thất bại. Hiện nay ông là người bị khánh kiệt tài sản nên kiếm cơ hội về làm ăn với cộng sản Việt Nam.

[Ở cái tuổi đã quá tuổi "cổ lai hi" tôi không hiểu ông Kỳ sẽ làm ăn gì với Cộng sản. Nhưng vấn đề đặt ra là ông Kỳ có quyền về làm ăn với "Cộng sản VN" (sic) không? Đã có biết bao "Việt kiều" về làm ăn với Cộng sản VN, khoan kể đến các nước Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn v.. v.. và các nước ở Âu Châu và Mỹ. Vậy về làm ăn với Cộng Sản phải chăng là một cái tội, tội đối với ai, và ai có quyền cho đó là tội. Câu viết trên cũng lại không phải để đối thoại, mà chỉ để hạ thấp cá nhân ông Kỳ một cách không chính đáng]

Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà Hải Ngoại long trọng tuyên bố rằng những lời phát biểu vô trách nhiệm của ông Nguyễn Cao Kỳ, khi xưng tụng chế độ cộng sản độc tài, là một hành động của kẻ hèn nhát, vô liêm sỉ, đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân Việt Nam.

[Đây là điều vu khống trắng trợn, vì ông Kỳ không hề xưng tụng chế độ cộng sản độc tài, ông ta chỉ đưa ra một số ý kiến cá nhân, như tôi sẽ trình bày trong một phần sau, và đây không phải là một hành động hèn nhát, vô liêm sỉ, mà trái lại rất can đảm vì đã nói thẳng ra những ý nghĩ của mình mà không sợ sệt, dù đang sống trong vùng "gió tanh mưa máu". Vô liêm sỉ là làm những việc hèn hạ như chụp mũ, muốn tước bỏ tự do, quyền ăn nói của người khác. Mà cái gì là vô trách nhiệm? Trách nhiệm gì, và trách nhiệm đối với ai? Ở ngoại quốc mà nói đến chuyện "nguyện vọng của toàn dân" mới chính là chuyện láo lếu, vô liêm sỉ. Cái Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cọng Hoà Bolsa nầy đã đi hết 64 tỉnh thành để hỏi nguyện vọng của 84 triệu dân Việt Nam chưa mà biết đó là "nguyện vọng của toàn dân" ? ]

Như trên đã nói, sự tiếm danh bừa bãi ở trên đã làm cho bản văn "tố khổ" ông Kỳ không có bất cứ một giá trị nào. Do đó tôi không muốn phí thêm thì giờ để phê bình tiếp. Nhưng có một chuyện rất cần phải nói tới. Đó là, bản văn được ký như sau:

Làm tại Hoa Kỳ ngày 16 tháng Giêng năm 2004
Tập Thể Chiến Sĩ/VNCH/Hải Ngoại
Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện

Nhưng ông Kỳ có biết ai là Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ/VNCH/Hải Ngoại không? Đó là GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, một người mà tôi tin rằng ông biết rõ hơn ai hết. Nhưng có thể ông đã quên hay không còn muốn nhớ đến con người này. Theo chỗ tôi được biết thì ông Vinh ra trường Khóa I Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức với cấp bậc Chuẩn Úy trong khi hầu hết ra Thiếu Úy. Nhưng vì là người "cao giống", gia nhập Cần Lao nên quan lộ thênh thang, lên đến Trung Tá. Về sau, được cho đi học ngoại quốc rồi ở lại luôn nước ngoài, trong khi các đồng đội của ông ta, trong đó có ông Kỳ, kiên trì thực sự chống Cộng từ ngày đầu đến ngày cuối ở trong nước.. Tôi không biết mọi người nghĩ sao, chứ riêng tôi, tôi cho đó là "đào ngũ". Ông Kỳ có cảm thấy buồn cười và nghĩ sao khi thấy một người như vậy, nhưng bây giờ, ở nơi không có Cộng, nhảy lên bàn độc diễn vở tuồng đóng vai Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ/VNCH/Hải Ngoại [sic] để chống Cộng, vậy thì cái gọi là Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ/VNCH/Hải Ngoại thực chất là như thế nào mà phong một người chỉ có bằng cấp nhưng không có tinh thần trách nhiệm, trốn tránh nhiệm vụ của một quân nhân trong thời chiến, làm Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện cho những người đã từng thực sự chiến đấu chống Cộng? Riêng tôi, tôi cảm thấy nhục nếu tôi ở trong cái Tập Thể Chiến Sĩ/VNCH/Hải Ngoại này với một ông Chủ tịch như vậy. Cũng may mà tôi không hề dính dáng gì đến cái gọi là Tập Thể Chiến Sĩ/VNCH/Hải Ngoại này và lẽ dĩ nhiên, nhân danh là một cựu quân nhân QLVNCH, tôi không thể chấp nhận tổ chức của một nhóm người nhưng lại nhân danh cả một tập thể.

Bây giờ, chúng ta hãy thử xem ông Kỳ đã tuyên bố, đúng ra chỉ là những ý kiến cá nhân, vì ông ta không có đối tượng tuyên bố, những gì. Chúng ta hãy đọc vài ý kiến điển hình của ông Kỳ trong bài "Cựu lãnh tụ Nam Việt Nam, Khi Về Nước, Ủng Hộ Đảng Cộng Sản" (Former South Vietnamese leader endorses Communist Party on his return) của Ben Rowse, ngày 15/1/2004:

Cựu Tướng Không Quân nói rằng một chính quyền độc đảng mang đến "sự ổn định và kỷ luật" thì cần thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ.. Vấn đề ưu tiên là xây dựng nền kinh tế, từ đó có một lớp trung lưu trong nước rồi sau đó tính đến chuyện cải cách chính trị.. Tôi cho rằng thật là sai lầm khi một số người, đặc biệt là một số người Việt ở Mỹ, ngày nay đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ giống như nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm của tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích hợp với Việt Nam trong tình thế hiện nay."Những người muốn trở về quá khứ, nói lên những điều không tưởng, chỉ là một thiểu số rất nhỏ, và hầu hết không lâu cũng sẽ qua đời"

[The former air force general said a strong one-party government that provided "stability and discipline" was essential for Vietnam to escape the clutches of poverty.. "The priority is to build the economy, to have a middle class in the country and then later on think about political reform," "I think it is very wrong that some, especially some Vietnamese overseas in America, today are asking, demanding that Vietnam has to adopt some sort of democracy like they have in America. "My personal opinion is that it is wrong. It does not fit Vietnam in the present situation," "The people who want to return to the past and talk about the so-called utopia are a very small minority, and mostly they will die soon," said Ky.]

Theo ông Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ/VNCH/Hải Ngoại thì ông Nguyễn Cao Kỳ không có căn bản văn hóa. Nhưng cái căn bản văn hóa (sic) của ông Chủ Tịch đã giúp gì được cho quốc gia dân tộc ngoài chuyện hám danh ra làm chủ tịch của một tập thể hữu danh vô thực mà không biết ngượng? Qua những nhận định của ông Kỳ về chính trị, thời thế, thì tôi thấy hiểu biết của ông ấy vượt xa sự hiểu biết về chính trị và thời thế của ông Chủ Tịch, vì ông Chủ Tịch, bất kể bằng cấp cao đến đâu, lại không có tầm nhìn xa hơn cái mũi chống Cộng cuối mùa, khi không còn Cộng và ở nơi không có Cộng, của mình.

Thật vậy, tôi hiểu rằng "cải cách chính trị" mà ông Kỳ nói đến là tiến trình dân chủ. Tiến trình dân chủ hóa và tự do hóa (tôi nhấn mạnh chử "tiến trình") trong một nước tùy thuộc rất nhiều yếu tố xã hội, không thể nhập cảng nguyên si và ngay tức khắc từ ngoài vào được. Yếu tố chính là trình độ dân trí. Người dân phải ý thức được thế nào là tự do và dân chủ trong tinh thần trách nhiệm và chỉ có được ý thức này qua một nền giáo dục hợp lý để nâng cao dân trí. Trong cuốn "Bàn Về Tự Do" (On Liberty, 1859), John Stuart Mill có viết: "Giáo dục phổ quát phải đi trước quyền công dân, đặc biệt là quyền bỏ phiếu phổ quát" [Universal teaching must precede universal enfranchisement], và "Tự do chỉ có thể trở thành hiện thực trong một cộng đồng văn minh" Vậy những tổ chức, hội đoàn, cá nhân v..v.. đang "tố khổ" ông Kỳ đã hiểu thế nào là tự do, dân chủ chưa, và đã có thể họp thành một cộng đồng văn minh chưa? Đặc biệt là những người Việt Nam theo Ca-Tô Giáo Rô-ma còn lệ thuộc Vatican thì không nên nói đến chuyện tự do và dân chủ, vì họ đang nằm trong một cấu trúc tôn giáo toàn trị của Vatican, dù là toàn trị về vấn đề tâm linh, được nền thần học Ca-Tô Giáo ngụy biện để tạo quyền lực cho giới giáo sĩ, nhốt tín đồ vào cảnh tù ngục tâm linh. Người Việt Nam theo Ca-Tô giáo không thể đến thẳng với Chúa hay sao mà cứ phải tuân phục một ông giáo hoàng ngoại quốc ngồi ở nước ngoài mà họ bị nhồi sọ để tin đó là vị "đại diện của Chúa trên trần", có quyền phép cho họ đến với Chúa sau khi chết. Đó là chưa nói đến chuyện lịch sử đã ghi rõ là không thiếu gì giáo hoàng vô đạo đức, là những kẻ sát nhân, hoang dâm, loạn luân v..v.. [Xin đọc bài "Đây! Những Đức Thánh Cha" trên giaodiemonline.com]. Ngay giáo hoàng tiền nhiệm John Paul II và giáo hoàng đương nhiệm Benedict XVI cũng không thể coi như là những người có đạo đức tôn giáo. Có cần tôi phải chứng minh không?

Còn tiếp.....

Monday, August 27, 2007

Phần II cuộc phỏng vấn Goodman - Kinzer

Trong giai đoạn sau Thế Chiến II, những nước thuộc địa có cơ hội ngàn vàng để trỗi dậy giành độc lập thì thực dân đế quốc lại cố gắng dập tắt những cuộc vùng dậy này với chiêu bài 'tự do, dân chủ' và 'chống chủ nghĩa cộng sản'. Nhưng lịch sử đã cho thấy, thực dân đế quốc nếu không cai trị trực tiếp được nữa thì họ sẽ tìm mọi cách nắm đầu gián tiếp bằng cách này hay cách khác. Không thể có độc lập, dân chủ, tự do thật sự cho nhân dân các nước nhược tiểu vì quyền lợi của họ luôn luôn đối nghịch với quyền lợi của thực dân đế quốc.

Hãy để ý trong những năm đó Mỹ đã can thiệp cùng lúc vào Triều Tiên, Việt Nam, Iran, Guatemala, và không biết còn những nơi nào nữa vì những nước này đã dám làm theo những gì dân muốn chứ không phải Mỹ muốn.

Nguồn: http://www.democracynow.org/article.pl?sid=06/05/08/1353206&mode=thread&tid=25

----------------------------------------------------------------------------------------

AMY GOODMAN: Chúng tôi phát Phần II cuộc phỏng vấn với cựu phóng viên chuyên trách về nước ngoài của New York Times, Steve Kinzer. Cuốn sách mới của Kinzer nhan đề, "Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq." Trong đó, ông mổ xẻ việc Mỹ đã dẹp những phong trào độc lập ở Cuba, Puerto Rico, Philippines và Nicaragua; tổ chức những hoạt động bí mật và lật đổ ở Iran, Guatemala, Nam Việt Nam and Chile; xâm lược Grenada, Panama, Afghanistan và Iraq.

Kinzer rút ra kết luận rằng trên 110 năm nay, nước Mỹ đã triển khai lực lượng để giành được sự tiếp cận với tài nguyên, dập tắt sự chống đối và điều khiển tư tưởng quốc gia ở những nước mới độc lập. Tôi phỏng vấn Kinzer ở Chicago tháng trước. Đây là Phần thứ II của cuộc nói chuyện.

------------------------------------------------------------------------------------------

AMY GOODMAN: Chúng tôi chuyển sang phần hai của cuộc phỏng vấn với Stephen Kinzer.... Chúng tôi bắt đầu phần hai với Guatemala, một năm sau cuộc lật đổ do Mỹ hậu thuẫn ở Iran.

STEPHEN KINZER: Cuộc lật đổ ở Guatemala mà Mỹ thực hiện năm 1954 là một hành động nữa đã không những đẩy toàn bộ một khu vực trên thế giới vào chỗ mất ổn định, mà còn làm tăng thêm khuynh hướng chống Mỹ, không những ở Guatemala, mà còn xuyên suốt Latin America và xa nữa. Guatemala được độc lập từ Tây Ban Nha, cùng với phần còn lại của Trung Mỹ, vào thập kỷ 1920. Giống như phần lớn còn lại của Trung Mỹ, nó bị cai trị dưới một loạt những kẻ bạo ngược cho tới năm 1944. Và rồi một cuộc cách mạng đã nổ ra. Và trong 10 năm, Guatemala hoạt động như một nền dân chủ.

Ở Guatemala, đời sống kinh tế hoàn toàn bị chế ngự bởi một công ty Mỹ: United Fruit Company. Nó là một công ty hùng mạnh đặc biệt, có liên hệ lớn với Washington. Nhiều người có chức vụ cao trong chính quyền Eisenhower đều là cổ đông hay cựu quan chức trong hội đồng giám đốc hay là có liên hệ gần gũi với gì đó với United Fruit. Lúc đó, không những United Fruit sản xuất phần lớn chuối xuất khẩu của nước này, mà nó còn làm chủ hơn nửa triệu mẫu Anh đất, một phần đất màu mỡ nhất trong nước, mà họ không dùng. Công ty này chỉ giữ đất đó cho một dự án có khả năng nào đó trong tương lai.

Rồi Tổng Thống Arbenz, người nắm quyền ở Guatemala những năm đầu 1950, muốn lấy đất đó để chia cho nông dân đang nghèo đói của nước này. Và với một cuộc bầu cử dân chủ của quốc hội đắc cử Guatemala, một luật cải cách đất được thông qua đòi United Fruit Company bán đất không dùng tới đó của họ cho chính phủ Guatemala với cái giá bắng với trị giá mà United Fruit đã khai trên hồ sơ khai thuế của họ năm trước. Và, dĩ nhiên công ty này phát khùng lên khi họ nhận được yêu cầu này và nói rằng, "Dĩ nhiên, không ai mà để giá trị thật của đất đai trên tờ khai thuế của họ cả, và giá trị thật nên là gấp 10 lần." Nhưng chính phủ nói, "Tôi xin lỗi. Đây là giá trị mà chính các ông đã đánh giá, nên chúng tôi nhất định rằng các ông phải bán cho chúng tôi với giá này."

Thế nên việc này đã làm cho United Fruit phải cầu viện Washington. Họ thuyết phục chính quyền Eisenhower rằng chính phủ Arbenz đã không nên làm như vậy, không nên tiến hành chương trình cải cách đất đai, không nên cố gắng lấy đất từ United Fruit, nếu họ không có tâm địa chống Mỹ. Thêm vào đó là bối cảnh Chiến Tranh Lạnh, nên công ty này đã có thể thuyết phục được chính phủ Mỹ rằng không những chính phủ Arbenz chỉ chống lại quyền lợi của một tập đoàn Mỹ ở Guatemala, mà họ rõ ràng còn là một công cụ của Kremlin, một thế lực mà người Mỹ lúc đó nghĩ rằng, đang hoạt động trên khắp thế giới để phá hoại quyền lợi của Mỹ.

Giờ, trong thời gian dẫn đến cuộc lật đổ ở Guatemala, đại sứ Brazil đã có đến gặp Ngoại Trưởng Mỹ John Foster Dulles và hỏi rằng ông ta rằng có chắc chắn, có bằng chứng rằng Kremlin đang giật dây Guatemala, và Dulles đã trả lời rất thẳng thắn rằng, "Chúng tôi không có bằng chứng đó, nhưng chúng tôi sẽ tiến hành như là có chuyện đó vậy." Và thế là Mỹ đã lật đổ chính phủ Guatemala một cách dễ dàng.

AMY GOODMAN: Và xin chờ một chút, John Foster Dulles, Ngoại Trưởng Mỹ, đã từng là luật sư tập đoàn đại diện cho United Fruit.

STEPHEN KINZER: Dulles là một ví dụ hoàn hảo của một ảnh hưởng to lớn mà United Fruit có ở Washington. Ngoại Trưởng này là cựu luật sư của United Fruit Company. Thế nên khi công ty này bị phiền, ông ta cũng phiền theo. Và là một chiến sĩ chống cộng, ông ta cũng cho rằng đây là một phần của âm mưu cộng sản. Bây giờ theo tài liệu đã được công khai bởi Moscow, chúng ta biết rằng LB Xô-Viết còn không biết đến sự hiện hữu của Arbenz và Guatemala, không có một chút xíu nào chú ý đến hoàn cảnh đó. Rồi chuyện gì đã xảy ra sau vụ lật đổ đó? Chúng ta đã áp đặt một nền độc tài. Trong vòng một vài năm, nền độc tài đó đã gây ra một cuộc nổi dậy và đã dẫn tới một cuộc nội chiến 30 năm, mà thực ra là một chuỗi dài những vụ thảm sát mà trong đó hàng trăm ngàn người Guatemala đã bị giết. Nó là một khoảng thời gian khủng khiếp mà tôi đã theo dõi một phần của nó với tư cách là một phóng viên, nếu người khác đã làm những chuyện đó ở một nơi nào khác trên thế giới, chắc chắn chúng ta đã lên án đó là tội ác diệt chủng.

Tới đây, có một sự trùng hợp nữa mà tôi thấy trong rất nhiều những cuộc lật đổ này. Thời khắc quan trọng ngay sau khi chúng ta lật đổ chế độ đó. Chúng ta phải chọn ra ai là người thay thế. Ai là là người chúng ta muốn đặt lên làm người dẫn dắt đất nước này? Chúng ta muốn một người có thể thỏa mãn hai điều kiện: trước tiên, phải là người được ủng hộ rộng rãi, người có thể nắm quyền và được ủng hộ bởi người dân; và thứ hai, một người sẽ làm việc chúng ta muốn. Chúng ta không thể lật đổ một chính quyền để rồi lại để một người nào đó mà chúng ta không thích lên nắm quyền. Nhưng chúng ta đã nhanh chóng nhận ra rằng chúng ta không thể có cả hai. Anh không thể có một người vừa được lòng dân vừa làm theo ý của Mỹ cùng một lúc. Một lãnh đạo được lòng dân sẽ đặt lợi ích của quốc gia lên hàng đầu, trên lợi ích của nước Mỹ. Đó là lý do chúng ta phải can thiệp.

Cho nên, chúng ta chọn con đường khác: chúng ta chọn một người không được ủng hộ nhưng sẽ làm theo ý chúng ta. Điều đó có nghĩa là gì? Người đó phải cai trị với sự trấn áp tăng dần, bởi vì người dân không thích ông ta. Rồi Mỹ sẽ phải giúp đỡ ông ta, thường là bằng biện pháp quân sự. Điều đó có nghĩa là phe chống đối nhà độc tài đó sẽ trở thành chống Mỹ. Sự chống đối bất phục trở nên cay độc hơn. Cuối cùng sẽ bùng nổ, và chúng ta sẽ gặp kết quả là phải đối phó với một chế độ bạo ngược hơn nhiều so với chế độ mà chúng ta đã can thiệp để lật đổ lúc ban đầu.

AMY GOODMAN: Và đảo chính ở Guatemalan là vào 1954, Mỹ lật đổ Tổng Thống đắc cử Arbenz, xảy ra một năm sau vụ lật đổ Mossadeq ở Iran.

STEPHEN KINZER: Sau khi Mossadeq bị lật đổ ở Iran, nhân viên C.I.A. thực hiện vụ đó, Kermit Roosevelt, thực ra là cháu nội của Teddy Roosevelt (một TT Mỹ), người muốn can thiệp sớm hơn, trở lại Nhà Trắng để tường trình với Tổng Thống Eisenhower và Secretary Dulles và những thành viên khác của nhóm chuyên trách chính sách nước ngoài. Và Kermit Roosevelt đã viết về việc đó. Ông ta nói, "Khi tôi đang tường trình, tôi nhìn qua chỗ John Foster Dulles, và tôi thấy ông ta có một nụ cười rạng rỡ trên mặt, ông ta dường như đang gầm gừ đắc ý như một con mèo khổng lồ." Lúc đó, Roosevelt không biết Dulles đang nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ tôi biết điều đó. Tôi tin rằng ông ta đang nghĩ: "Rất tốt! Giờ tôi đang lắng nghe tin tức về việc lật đổ chính quyền Iran thật là dễ dàng như thế nào. Có nghĩa là chúng ta đã có một công cụ hoàn toàn mới, một cách hoàn toàn mới để lật đổ các chính quyền."

AMY GOODMAN: Và với Iran, cuộc lật đổ đó là cho British Petroleum? (BP)
STEPHEN KINZER: Với Iran, tội của Thủ Tướng Mohammed Mossadeq phạm phải là quốc hữu hóa công ty trên. Đó là nguồn gốc nguyên thủy cho sự can thiệp vào nước này. Hai tình huống này thực sự rất giống nhau. Mossadeq của Iran and Arbenz của Guatemala là những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc, họ không nghe lệnh LB Xô-Viết, mà chỉ trả lời những đòi hỏi chính đáng từ nhân dân họ, là thành phần đã quyết định rằng sự giàu có từ tài nguyên thiên nhiên của nước họ đem lại nên được phục vụ lợi ích của chính người dân nước họ, hơn là người Mỹ, người Anh, hay cường lực nào khác bên ngoài.
AMY GOODMAN: Hãy tiếp tục ở Mỹ La-tinh, từ 1954 tới 1973, đến một ngày 11 tháng 9 khác. Ông có một tấm ảnh hiếm hoi của Henry Kissinger bắt tay với Pinochet, người đã lật đổ một lãnh đạo dân cử. Ông có thể nói về chuyện xảy ra ở Chile?
STEPHEN KINZER: Chile là một trường hợp nữa khi chúng ta lật đổ một lãnh đạo mà về nhiều phương diện đi theo và đại diện những nguyên tắc Mỹ, và chúng ta đã thay ông ta bằng một bạo chúa xem thường tất cả những gì nước Mỹ bênh vực. Allende là một lãnh đạo dân cử, và mặc dù ông ta tự nhận là một người theo chủ nghĩa Marx, ông ta vẫn hoạt động bên trong hệ thống dân chủ của Chile suốt cuộc đời. Ông ta từng là chủ tịch quốc hội, và thượng nghị sĩ. Ông ta đã hoàn toàn hòa nhập vào nền dân chủ của Chile và chắc chắn sẽ rời văn phòng khi hết nhiệm kỳ, hầu như chắc chắn sẽ được thay thế bởi một người bảo thủ hơn. Nhưng nước Mỹ không thể đợi đến ngày đó. Điều này phản ánh sự thiếu kiên nhẫn của chúng ta, chúng ta khăng khăng phải lấy cho được cái chúng ta muốn ngay bây giờ, không phải là sau đó.
Ở Chile, cũng giống như Guatemala và Iran, tài nguyên thiên nhiên lớn nhất bị nắm bởi những tập đoàn nước ngoài. Ở Chile, tài nguyên đó là đồng. Và hai tập đoàn khổng lồ của Mỹ đang hoạt động ở đó là Kennecott và Anaconda. Allende hướng tới quốc hữu hóa phần tài sản do nguời Chile nắm của hai công ty đó. Và hai công ty đó, cùng với những công ty khác như I.T.T. đang hoạt động ở Chile đã hoảng sợ về việc này. Họ đã ngay lập tức đến Nhà Trắng. Một nhà kinh doanh hàng đầu của Chile và người chủ của tờ báo lớn nhất Chile có một buổi hội kiến với Henry Kissinger. Ngay lập tức Nixon bắt đầu cảm thấy không yên. Ông ta trở nên rất bực bội với viễn cảnh Allende lên nắm quyền.
Và đây là một thí dụ nữa của việc động cơ đổi dạng như thế nào. Nếu Allende đã không làm phiền Kennecott, Anaconda và những công ty Mỹ khác, hay dọa làm phiền họ, họ sẽ không bao giờ đặt vấn đề ra với Nhà Trắng. Nhưng một khi họ đã đặt vấn đề, Nhà Trắng sẽ tiếp nhận lý do đó và đổi dạng nó một chút. Mỹ đã không can thiệp trực tiếp vào Chile với lý do để bảo vệ những công ty Mỹ này, nhưng sự thật là một chính phủ làm phiền những công ty của chúng ta làm chúng ta tin rằng chính phủ đó cũng phải là chống Mỹ theo cách nhìn chiến lược hay chính trị. Và cách nhìn đó đã trở thành động cơ thúc đẩy Nixon và Kissinger (hai người mà thực sự không phải là người bảo vệ của doanh nghiệp Mỹ nếu với tư cách riêng) vào hành động cho cái mà họ nhìn nhận là một sự kết hợp của lý do kinh tế và chính trị. Nhưng lần này sự can thiệp đó được thực hiện theo một cách bí mật, và chỉ đến nhiều năm sau đó tài liệu rất dồi dào về vụ đó mới công khai và cho thấy rằng đó là một kế hoạch hoàn toàn được làm ở Washington.
AMY GOODMAN: Và về tấm ảnh đó?
STEPHEN KINZER: Tấm ảnh của Pinochet với Kissinger thật tuyệt diệu. Sau cuộc đảo chính, khoảng một hai năm, Ngoại Trưởng Kissinger đến Chile diễn thuyết trước một cuộc gặp mặt của Tổ Chức Các Nước Châu Mỹ. Trong cuộc diễn thuyết đó, ông ta phải nhắc đến vài điều về nhân quyền theo hình thức và sự quan tâm của người Mỹ trong việc phát dương nhân quyền. Nhưng một ngày trước đó, ông ta đã đến gặp riêng Pinochet. Bây giờ chúng ta đã có bản chép lại của cuộc gặp gỡ đó. Và về căn bản ông ta đã nói với Pinochet rằng, "Tôi sẽ nhắc đến vài điều về nhân quyền vào ngày mai, nhưng những chuyện đó không áp dụng cho ông. Đừng coi đó là quan trọng. Chúng tôi ủng hộ ông, và chúng tôi mừng là có ông ở đây." Như vậy mặt ngoài của chính sách Mỹ đối với Chile ngay lúc đó cũng rất khác biệt so với cái mặt thật khi chúng ta nói chuyện riêng với Pinochet.
AMY GOODMAN: Và nói về các nước trong khối tiếng Tây Ban Nha, chúng ta có thể ngược thời gian nói về Puerto Rico?
STEPHEN KINZER: Puerto Rico là một trường hợp rất thú vị nữa, bởi vì nó là sở hữu của Tây Ban Nha. Nhưng vào năm 1898, chế độ cấp tiến ở TBN cho phép Puerto Rico hưởng một mức độ tự trị rất phóng khoáng, và đã được người dân thuộc địa này tiếp nhận rộng rãi. Họ không nổi dậy chống lại chế độ thuộc địa TBN như kiểu người Cuba làm. Và họ được hưởng một nền tự trị còn tốt hơn nền tự trị mà Liên Hiệp Anh cho Canada. Họ còn có bầu cử. Họ tự tạo ra một chính phủ riêng cho Puerto Rico, dẫn đến việc họ có thể làm chủ chính sách của thuộc địa này bên trong khuôn khổ lãnh đạo chung của TBN. Họ đã có một lãnh đạo rất có tầm nhìn, Luis Munoz Rivera, người mà lúc đó sắp trở thành thủ tướng mới của Puerto Rico.
Chính phủ của ông này chỉ tồn tại khoảng một tuần, khi bị Mỹ xâm chiếm trên đường tới Cuba, một cách khái quát là như vậy. Mục đích của cuộc chiến tranh TBN-Mỹ không phải là Puerto Rico. Mỹ không có ý sát nhập Puerto Rico vào, nhưng Puerto Rico chỉ đơn giản bị lấy vì nó nằm ngay đó, sẵn sàng, dễ yêu, nó nằm ngay trên một tuyến đường biển mà Mỹ muốn làm chủ. Nên Mỹ chỉ nhảy vào và cơ bản là đè bẹp chính phủ bản xứ Puerto Rico, và đặt vùng đảo này dưới sự cai trị quân sự.
Và rất nhanh, chuyện đầu tiên xảy ra ở đó là chỉ trong vòng vài năm sau, những nông trại cà phê nhỏ bị nuốt mất và được đổi thành những đồn điền làm đường lớn. Cà phê ở Mỹ La-tinh đôi khi được gọi là nông phẩm của nhà nghèo, vì anh có thể trồng được nó trong một khoảnh đất rất nhỏ, nhưng anh không thể trồng mía kiểu đó. Nên, cơ bản là một số lượng lớn người Puerto Rico bị mất đất để dọn đường cho 4 công ty đường lớn của Mỹ. Và Puerto Rico từ một thể chế tự trị trên con đường phát triển thành một quốc gia mới vào 1898 lại bị rơi vào hoàn cảnh một thuộc địa, một thuộc địa rất nghèo đói, trong mấy thập kỷ tiếp theo.
AMY GOODMAN: Và thế chuyện gì đã xảy ra trong những năm tiếp theo đó, để mọi người có thể hiểu thêm?
STEPHEN KINZER: Ở Puerto Rico, tôi nghĩ chúng ta có thể tranh luận rằng trên đường dài mọi thứ có thể trở thành xấu hơn nhiều. Đây là một vụ can thiệp chiếm đóng mà sau một thời gian dài, Mỹ mới quyết định lãnh trách nhiệm phát triển đất nước này. Và đó là một do một nguyên nhân rõ ràng. Nó có liên quan rất lớn tới sự trỗi dậy của Fidel Castro ở Cuba. Đột nhiên, hình ảnh của nước Mỹ có một thuộc địa nghèo kiết xác ở vùng Caribbean nhìn không được đẹp lắm. Nó là một hình ảnh tương phản xấu so với Cuba. Nên chỉ đến những năm 1950 và 1960 Mỹ mới bắt đầu cố gắng phát triển Puerto Rico và vực nó dậy từ lạc hậu lên cái mà chúng ta tạo dựng ra nửa sau thế kỷ 20.
AMY GOODMAN: Chúng tôi đang nói chuyện với Stephen Kinzer. Ông ta là tác giả cuốn sách, "Overthrow: America’s Century of Regime Change from Hawaii to Iraq". Hãy nói về Grenada và Panama. Chuyện gì đã xảy ra, về Grenada, Panama, và chúng ta sẽ tiếp tục tới hôm nay, Iraq?
STEPHEN KINZER: Tôi đặt lịch sử thay đổi chế độ bởi nước Mỹ theo tuần tự 3 nhóm. Nhóm thứ nhất vào thời cuối TK 19 đầu TK 20. Đó là giai đoạn chúng ta có thể xâm chiếm nước khác một cách công khai. Vào thời Chiến Tranh Lạnh, chúng ta không thể làm như vậy được nữa, vì chúng ta sợ có thể có phản ứng từ LBXV. Cho nên chúng ta phải dùng C.I.A. để lật đổ các chính quyền một cách bí mật. Với sự mờ nhạt dần của LBXV, chúng ta không cần phải mắc cở nữa. Chúng ta có thể trở lại phương án A, là một cách nói, đó là xâm chiếm công khai.
Trường hợp Grenada bắt đầu khi một nhóm cực đoan nhỏ bên trong Grenada nổi lên ám sát các lãnh đạo chính trị của họ. Một nhóm nhỏ khoảng 200 sinh viên thuộc ngành y của Mỹ cũng đang có mặt ở Grenada lúc đó. Mỹ chắc chắn có thể di tản nhóm sinh viên đó ra khỏi Grenada rất dễ dàng. Và thực tế, chế độ mới rất muốn đẩy họ đi, vì không muốn bị Mỹ lấy đó làm cái cớ.
Nhưng có một hoàn cảnh chính trị quốc tế lớn hơn bao trùm khi cuộc chính biến ở Grenada xảy ra. Nước Mỹ vẫn đang trong giai đoạn hồi phục sau thất bại nhục nhã ở Việt Nam. Và ngay cuối tuần trước khi Grenada bị xâm chiếm, một doanh trại TQLC Mỹ ở Lebanon bị nổ tung, thiệt hại nhân mạng là hơn 200 lính TQLC. Nước Mỹ đang cảm thấy rất bất lực trên thế giới, và Tổng Thống Reagan đã đăng quang với lời hứa rằng ông ta sẽ làm nước Mỹ có thể đứng thẳng trở lại. Cho nên khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng ở Grenada trong hòa bình, được sự ủng hộ của vài lãnh đạo trong vùng - họ muốn phong tỏa Grenada, nơi mà không có tài nguyên thiên nhiên, không có nước hay xăng dầu hay bất cứ thứ gì khác, nên rất có thể nước này sẽ nhượng bộ trước áp lực của khu vực, đã không thể hấp dẫn đối với Mỹ. Reagan và các cố vấn của ông ta ngay lập tức nhận ra rằng đây là một cơ hội cho cho nước Mỹ ghi điểm bằng một chiến thắng quân sự lớn, một thứ mà chúng ta đã không có trong nhiều, nhiều năm.
Toàn bộ dân Grenada có thể bỏ vào vừa sân vận động Rose Bowl. Đó là một nơi rất, rất nhỏ. Cho nên, sau cuộc xâm chiếm, chúng ta có một cơ hội thật tuyệt vời với một cái giá rất, rất thấp để biến Grenada thành một khu vườn của khu vực Caribbean và khoe rằng những chuyện tốt có thể xảy ra sau những can thiệp của Mỹ. Cái giá cho việc đó thấp một cái thảm hại -- nơi đó chỉ có 100.000 tới 120,000 người -- nhưng ngay lập tức, thay vì làm chuyện đó, chúng ta đã quay lưng với Grenada, và tiếp tục với kế hoạch mới. Nhưng vụ này cũng đã phục vụ được mục đích của chính quyền Reagan, đó là cho nước Mỹ một chiến thắng, mặc dù đó là một chiến thắng với một hòn đảo bé nhỏ đến mức tội nghiệp, và có thể cho TQLC Mỹ thấy được vài việc làm tích cực. Tôi nghĩ đó là lý do thực chất để chúng ta tiến hành kế hoạch đó.
AMY GOODMAN: Và Panama, ông có tấm ảnh của TT Bush Lớn chụp với Noriega, người đang thọ án trong nhà tù Mỹ?
STEPHEN KINZER: Chúng ta can thiệp và xâm chiếm Panama để lật đổ Tướng Noriega, nhưng tôi đã khám phá được một điều khi nghiên cứu về trường hợp Panama là Noriega đã từng lãnh lương C.I.A. trong 30 năm. Ông ta đã phạm một số tội. Một phần là dính dáng tới buôn độc phẩm, mặc dù chính phủ Mỹ và C.I.A. hoàn toàn biết rõ chuyện này trong nhiều năm. Ông ta đã dẫn dắt Panama ra khỏi quĩ đạo của Mỹ. Ông ta làm trở ngại kế hoạch của Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh Contra ở Trung Mỹ. Bà sẽ nhớ tiến trình Contadora mà đã là một phần của tiến trình hòa bình ở Trung Mỹ. Contadora là một hòn đảo của Panama, chính tại nơi đây một phần của tiến trình hòa bình chống lại kế hoạch Contra đã xảy ra.
Thêm vào đó, Noriega có thể cũng đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do chính người Panama thực hiện chỉ một vài ngày trước cuộc xâm lược của chúng ta. Và tướng Panama thực hiện cuộc đảo chính đã thông báo với Mỹ -- ông ta chỉ yêu cầu nhờ Mỹ phong tỏa một vài con đường để ngăn chặn lực lượng trung thành với Noriega tiến vào Panama. Và cuộc lật đổ đó có thể đã thành công, nhưng chúng ta không ủng hộ nó, và chỉ huy Mỹ sau đó đã giải thích tại sao. Ông ta nói rằng cuộc đảo chính đó sẽ chỉ lật đổ Noriega. Nó sẽ để lại lực lượng quốc phòng theo chủ nghĩa dân tộc nguyên vẹn. Chúng ta không chỉ muốn loại bỏ Noriega. Chúng ta muốn loại bỏ toàn bộ thể chế quân sự đã rơi ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ và trở thành một hình ảnh của những nguyện vọng quốc gia của người Panama.
AMY GOODMAN: Chúng ta chỉ còn lại một phút. Ông có thể kết thúc với trường hợp Iraq hôm nay?
STEPHEN KINZER: Khi TT Bush đọc bài diễn văn ngày hôm đó vào khoảng hai năm về trước, trong đó ông ta tuyên bố phát động cuộc xâm lăng Iraq, ông ta đã làm chuyện đó trong một căn phòng của Nhà Trắng được gọi là Phòng Hiệp Ước. Đó chính là căn phòng mà hơn một trăm năm trước, văn bản đầu hàng của người TBN nhường cho Mỹ quyền cai trị Cuba và Puerto Rico đã được ký kết. Và trên tường của căn phòng đó còn có một bức tranh của sự kiện đó, hình ảnh buổi ký kết hiệp ước đó. Vượt lên trên hết là hình tượng của TT William McKinley, và như thế, theo một cách nhìn tượng trưng ông ta đang nhìn qua vai Bush khi Bush đang tuyên bố phát động cuộc xâm lăng Iraq. Và không ai có thể hiểu rõ hơn TT McKinley rằng Bush không phải là người đầu tiên dẫn dắt nước Mỹ vào giai đoạn thay đổi chế độ nước khác. Nước Mỹ đã làm chuyện đó trong hơn 100 năm nay rồi.

Thursday, August 23, 2007

Một người Mỹ mơ mộng

Trong khi giải lao để đọc tiếp phần hai của cuộc phỏng vấn Goodman-Kinzer, mời các bạn xem thư ngỏ trên trang web của một người Mỹ mơ mộng mong muốn có được một nền dân chủ cho nước Mỹ

Tổng Thống Mỹ nhiều đời rất siêng năng hô khấu hiệu 'tự do, dân chủ, nhân quyền' để dạy đời thế giới. Siêng năng bỏ bom giết người khắp nơi trên thế giới để ban bố 'dân chủ' cho mọi ngóc ngách địa cầu, nhưng kỳ lạ là ngay trên đất Mỹ, dân đen luôn cảm thấy bị gạt bỏ ra ngoài vòng chính trị. Thời Johnson quyết định ban bố 'dân chủ' cho miền Nam VN, thì ngay trên đất Mỹ, dân da đen biểu tình đòi quyền bình đẳng giống như người da trắng lại bị đánh mê tơi và bỏ vào tù. Đòi mãi cực chẳng đã Johnson mới cho, vì nếu không cho thì khi mở miệng dạy đời thiên hạ lại mắc quai! Dân VN hai miền không muốn Johnson, Nixon ban bố 'tự do, dân chủ, dân quyền' thì lại được ban bố hàng triệu tấn bom thay vào đó.

Thời bây giờ trong khi Bush đang bận rộn ban bố 'tự do, dân chủ, dân quyền' cho Iraq và Afghanistan thì nhiều người Mỹ đang cảm thấy nước Mỹ rất thiếu thốn những thứ đó. Ngu nhất là cái đám Vịt Gian không có đầu óc kiểm tra chất lượng sản phẩm mà chỉ biết lập lại như con vẹt những lời quảng cáo của mấy thằng đế quốc treo đầu dê bán thịt chó!

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Democracy...now !

Tên tôi là Bill Quinn và tôi mở trang web democracynow.com cho một mục đích; để gìn giữ tự do của chúng ta. Nghe có vẻ phức tạp và có lẽ là hơi không dễ dàng, nhưng không phải vậy.

Nước Mỹ của chúng ta đã tiến hóa về nhiều mặt từ lúc bắt đầu vào rất nhiều năm về trước. Và khi nước Mỹ tiến hóa về nhiều mặt, cấu trúc hoạt động của chính quyền liên bang chúng ta cũng thay đổi theo, nhưng về nhiều mặt, không phải là cho tốt hơn.

Hiện tại, nếu bạn có quyền hành hay giàu có hoặc cả hai cùng một lúc, bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với dân biểu mà phần còn lại của chúng ta đã bầu để đại diện cho tất cả chúng ta, trong sự tin tưởng thiện chí. Trên một mức độ thực tế, điều này có nghĩa là những người có quyền lực hay giàu có có thể tiếp cận và thường nhận được cái họ muốn. Chuyện này hoàn toàn tốt cho người có quyền và có tiền, nhưng nó không làm được gì nhiều cho phần còn lại của chúng ta. Và khi những người có quyền và có tiền nhận được cái họ muốn, chúng ta gần như luôn luôn là người trả giá cho những dự án đó, chứ không phải họ, tự do của chúng ta thường xuyên bị xâm hại.

Và cho dù một người có tốt, công chính, hăng hái, tập trung hay quyết tâm lúc chúng ta bầu cho họ như thế nào đi chăng nữa, chỉ sau một vài năm ở Washington, họ cũng sẽ trở thành kiêu căng, không tới gần được, và xa rời thực tế giống như những người tiền nhiệm của họ.

Nguyên nhân của chuyện này? Có rất nhiều, nhưng tôi đề nghị chỉ một điều mà chúng ta có thể làm để thay đổi cái thực trạng mà đã dẫn chúng ta tới chỗ phá sản và mất mát rất nhiều những giá trị tự do-dân chủ đã được ca ngợi và giành được một cách khó khăn.
Vâng, đúng, đó là dân chủ.
Trong khi chúng ta thích nghĩ rằng chúng ta có một nền dân chủ, chúng ta không có; nước Mỹ là một nền cộng hòa. Và trong một nền cộng hòa, viên chức đắc cử quyết định (không qua bất cứ sự kiểm soát hay chấp thuận của cử tri) mọi thứ họ muốn thực thi, ngày này qua ngày khác.
Đây không phải là kiểu làm việc rất giống như cái kiểu chúng ta đã bỏ lại ở nước Anh hay sao? Và trong khi có lẽ hồi xưa lúc bắt đầu nó không phải là như vậy, nhưng thực tế bây giờ nó là như vậy; một nhóm thượng lưu đắc cử luôn không thể và không chịu trách nhiệm cho hành động của họ, và họ biết điều đó, trừ khi là vào ngày bầu cử. Trong thời đại hiện nay, như vậy là quá nhiều quyền điều khiển cho họ.
Các vị dân cử của chúng ta nhanh chóng nhận ra rằng họ chỉ bị bắt chịu trách nhiệm trong ngày bầu cử, và vì thế họ có thể làm gần như bất cứ chuyện gì người có tiền và có quyền muốn họ làm, trong tất cả những ngày giữa các cuộc bấu cử và cứ tiếp tục như thế. Đây là nguyên nhân tại sao mọi thứ trở nên hết sức sai lạc ở Washington và tại sao nhiều thứ đã vuột khỏi tầm kiểm soát.
Nếu chúng ta thiết lập một thể chế dân chủ bây giờ, chúng ta có thể sửa chữa được những vấn đầ trên.
Đây là hình dung của tôi về cách làm việc của nền dân chủ mới; mỗi năm một lần, cho là vào ngày 30 tháng 9 đi, ngày kết thúc của năm tài chính liên bang, tất cả cử tri sẽ có thể bầu cho từng văn bản pháp luật, kinh phí, dự toán chi tiêu, sắc lệnh, và/hoặc những tay đổi khác và/hoặc những bổ sung mà những nhà lập pháp và/hoặc tổng thống đã làm hoặc thông qua trong năm trước. Nếu công dân chấp thuận mỗi thay đổi đơn giản bằng bằng đa số phiếu thôi, thì thay đổi đó phải được áp dụng. Nếu không, thay đổi đó sẽ bọ bãi bỏ. Nếu thay đổi đó có dính đến việc cấp vốn, và một một mức độ kinh phí mới không được chấp thuận, thì mức độ cũ sẽ được giữ nguyên cho đến lần bầu sau. Và nếu phải tăng thuế, phải có 60% phiếu thuận để thông qua.
Về an ninh hay những vấn đề khác, sẽ có, và phải có ngoại lệ cho việc áp dụng dân chủ này. Quốc phòng và một số vấn đề khác sẽ đòi hỏi hành động ngay lập tức của Tổng Thống và/hoặc Quốc Hội và sẽ được áp dụng không qua một cuộc bầu cử hay người dân, nhưng nếu Tòa Án trân trọng tự do mà chúng ta luôn hy vọng cứu vãn và phát triển, những ngoại lệ này sẽ không nhiều, rất không thường xuyên xảy ra, và gần như nhất định, sẽ được đem ra trước một cuộc bầu cử đầy đủ bởi người dân vào thời điểm nào đó không lâu sau khi đuợc áp dụng.
Những người vận động hành lang vẫn tiếp tục vận động, người có tiền có quyền vẫn sẽ có lợi thế tiếp cận hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta, và những đại biểu của chúng ta vẫn làm giao dịch được cho những bạn bè quyền thế của họ, nhưng cuối cùng, không cần biết lập pháp giả trá thế nào, những hóa đơn cấp vốn có vô lý đến đâu được thông qua bởi Quốc Hội và ký bởi Tống Thống, nếu chúng ta, những người dân, không thông qua mỗi thay đổi với một đa số phiếu đơn giản, sự thay đổi đó sẽ chết trong trứng nước.
Đó là giải pháp của tôi; dân chủ. không còn một nền cộng hòa mà mọi người lầm tưởng là một nền dân chủ, mà là một nền dân chủ thực, sống, và do dân. Chúng ta, người dân, được bầu cho mọi thứ và mọi thứ sẽ phải được chấp thuận bởi chúng ta.
Và vâng, ý tưởng này, cũng như tất cả những ý tưởng khác, sẽ có những bất cập, nhưng nếu chúng ta, người dân, có quyền lực để chấp nhận hoặc từ chối bất kỳ hành động nào Quốc Hội và Tổng Thống, sự cân bằng quyền lực sẽ nghiêng lại về phía người dân theo một cách lớn lao và có ý nghĩa. Như vậy nghe có hay không?
Với dân chủ, bây giờ, tôi có thể thấy một nước Mỹ mới, tự do hơn, và có nhiều hứng thú hơn ở chân trời.
Các bạn có đồng hành với tôi không?
Cho tôi biết trong diễn đàn.
Bill Quinn
Người sáng lập, democracynow.com
Anchorage, Alaska
July 21, 2007
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Democracy...now !

Welcome to democracynow.com, where democracy is the focus; our democracy, our freedom, our future. I have an idea about saving our freedoms and our America, with your help and support.

My idea is to institute democracy in America, and to do it now. Here's what I mean...

---

My name is Bill Quinn and I created democracynow.com for one reason; to preserve our freedom. It sounds complicated and maybe a little impossible, but its not.

Our America has evolved in many ways since its beginning so many years ago. And as our America has evolved in many ways, so too has the structure and operation of our federal government, but in many ways, not for the better.

Right now, if you have power or money or power and money, you can have direct access to the representatives that the rest of us elected to represent all of us, in good faith. On a practical level, this means that those with power or money get access and often, get what they want. This is all fine and good for the powerful and the moneyed, but it does little for the rest of us. And when those with power and money get what they want, the results are most often funded from our pockets, not their pockets, and frequently at the expense of some freedom.

And no matter how good or just or motivated or focused or determined the people are that we elect to represent us, after just a few years in Washington, they are just as arrogant, unreachable, and out of touch as the representatives that had been there before them.

How does this happen? There are lot of reasons that this happens, but I suggest there is only one thing that we can do to change this culture that has lead us to bankruptcy and to the loss of so many of our cherished, hard won freedoms; democracy now.

Yes, that’s right; democracy.

While we like to think we have a democracy, we do not have a democracy; the United States is a republic. And in a republic, elected officials decide, without any real voter oversight or approval, what ever it is that they want to approve and implement, day, after day, after day.

Isn’t this very similar to what we left in England? And while it may not have started this way so many years ago, this is what it has become; a group of elected elites that cannot and are not held accountable for their actions, and know it, except on election day. In this day and age, this is just way too much control to give to anyone.

Our representatives learn quickly that they will only be held accountable on election day, and as a result, they can, and do, pretty much whatever the rich and powerful want them to do, on all the days between one election day and the next. This is how things go so wrong in Washington and how things have gotten so far out of control.

If we instituted democracy, now, we can fix these issues.

This is how I envision our new democracy in action; once a year, say on September 30, which is the end of the federal fiscal year, all eligible citizens will be able to vote on every piece of legislation, funding, earmark, executive order, and/or other changes and/or modifications our legislators and/or president have made or passed in the preceding year. If the citizens approve each change by a simple majority vote, the change is enacted. If not, the change is discarded. If the change has to do with funding, and the new level of funding is not approved, the old level of funding will remain in effect until a new level, be it higher to lower, is finally approved by a simple majority vote of the people. And if taxes are raised, a sixty (60) percent vote of the people will be required.

For security and other reasons, there will be, and must be, exceptions to this implementation of democracy. National defense and some other issues will require the immediate action of the President and/or the Congress and will be implemented without a vote or the people, but if the Courts embrace the freedoms we all hope to save and advance, these exceptions will be few, far between, and most likely, will come up for a full vote of the people at some time not too long after implementation.

The lobbyists will still lobby, the rich and powerful will still have way more access than we could ever imagine, and our elected representatives will make deals for their powerful friends, but at the end of the day, no matter what bogus legislation and ridiculous funding bills are passed by Congress and signed by the President, if we, the people, do not pass each change with a simple majority vote, the change dies on the vine.

So there you have my solution; democracy. No longer a republic that people just think is a democracy, but a real, live, democracy by the people. We, the people, get to vote on everything and we would have to approve everything.

And yes, this idea, like all ideas, will have its pitfalls, but if we, the people, have the authority to accept or reject any actions that Congress and the President approve, the balance of power will swing back to the people in a big, and meaningful way. How good does that sound?

With democracy, now, I can see a new, freer, more exciting America on the horizon.

Are you with me?

Tell me in the forum.

Bill Quinn
Founder, democracynow.com
Anchorage, Alaska

July 21, 2007

Sunday, August 19, 2007

Nghề phá nhà người ta của chủ nghĩa đế quốc Mỹ

Xin gi

i thiệu vi bà con cuộc phỏng vấn của Amy Goodman vi Stephen Kinzer nhân dịp ông này cho ra mt cuốn sách 'Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq'. Trong đó tác giả nói rng cuộc xâm lưc Iraq năm 2003 không phải là một s kiện cá biệt- riêng lẻ mà là điểm cao nhất của một giai đoạn 110 năm, trong đó ngưi Mỹ đã lật đổ 14 chính quyền dám cả gan làm Mỹ phật lòng vì nhiều lý do khác nhau như ý thc hệ, chính trị, kinh tế. Dĩ nhiên tôi không đồng ý với tất cả những gì tác giả này nói nhưng những sự kiện lịch sử, thời điểm, con số và những nhìn nhận khách quan khác đều là những điều đáng học hỏi cho những ai quan tâm đến chính trị. Qua bài học này chúng ta thấy rằng người Mỹ phá nhà người ta không phải như họ nói là vì lý do muốn cho dân làm chủ, mà là vì muốn Mỹ làm chủ. Đã gọi là đế quốc thì làm sao có chuyện cho dân làm chủ? Thế giới này dân chủ độc lập tự quyết hết thì đế quốc làm gì còn chỗ đứng?

Vì tôi không có thời gian trau chuốt bản dịch, nên có nhiều chỗ hơi sượng, nhưng đổi lại bản dịch này rất sát với ý nguyên thủy.

'Cuộc xâm chiếm Iraq - trong một lúc ng

n ngủi nào đó - tưng như đã thành công. Nhưng ti gi thì đã rõ rng kế hoạch này đã đem lại nhiều hậu quả không lưng trưc đưc, cũng giống như đại đa số nhng cuộc đảo chánh, cách mạng, xâm chiếm mà ngưi Mỹ đã tổ chc thc hiện để lật đổ nhng chính quyền mà Mỹ lo s hay không tin tưng'. Stephen Kinzer viết.

http://www.democracynow.org/article.pl?sid=06/04/21/132247

AMY GOODMAN:

Ông đang tìm hiểu về 14 cuộc lật đổ mà Mỹ có dính dáng đến. Lý do chính để chính quyền Mỹ dính líu đến việc lật đổ những chính quyền của nước khác là gì?

STEPHEN KINZER:

Nhiều trong số những cuộc lật đổ đó đã được nghiên cứu riêng lẻ, nhưng việc tôi muốn làm trong cuốn sách này là xem xét chúng không phải như một chuỗi những sự việc cá biệt, mà là một sự liên tục kéo dài. Và với cách nhìn đó, tôi mới có thể phân định ra vài khuôn mẫu nhất định đã lập lại hết lần này tới lần khác. Tất cả những cuộc lật đổ này không theo cùng một khuôn mẫu, nhưng cũng đáng kinh ngạc khi nhiều trong số đó lại là như vậy.

Bà hỏi về nh

ững động cơ thì đó là một trong những khuôn mẫu (sự trùng hợp) dễ thấy được khi chúng ta nhìn vào những cuộc lật đổ này cùng một lúc. Có một động cơ gồm 3 bước mà tôi thấy được khi tôi quan sát rất nhiều sự hình thành phát triển của những cuộc lật đổ này. Cái đầu tiên xảy ra là chế độ bị đặt dấu hỏi đó bắt đầu làm phiền vài công ty Mỹ. Họ bắt đầu đòi công ty đó đóng thuế hay phải tuân thủ luật lao động hay môi trường. Đôi khi công ty đó bị quốc hữu hóa hay bị bắt buộc phải bán một phần đất đai hay tài sản. Như vậy là việc xảy ra đầu tiên là một công ty Mỹ hay nước ngoài hoạt động trong một nước khác, và rồi chính quyền của nước đó bắt đầu hạn chế công ty đó bằng cách này hay khác hoặc gây một vài khó khăn, hạn chế khả năng hoạt động một cách tự do của công ty đó.

Kế

đến thì các lãnh đạo của công ty đó tìm đến lãnh đạo chính trị của nước Mỹ để than phiền về chính quyền nước đó. Trong tiến trình chính trị tiếp theo xảy ra trong Nhà Trắng, động cơ này đổi dạng một chút. Chính quyền Mỹ không can thiệp trực tiếp để bảo vệ quyền của công ty đó, mà chuyển đổi cái động cơ ban đầu từ kinh tế sang một động cơ chính trị hay địa lý-chiến luợc. Họ quơ đũa cả nắm rằng bất kỳ chế độ nào dám làm phiền, nhũng nhiễu một công ty Mỹ thì nhất định là ghét người Mỹ, thiếu tự do, độc tài, hay chắc chắn là công cụ của một thế lực nước ngoài hay nhóm lợi ích nào đó muốn phá hoại nước Mỹ. Như thế động cơ đã chuyển từ kinh tế sang chính trị, mặc dù cơ sở thực sự của nó chưa bao giờ thay đổi.

Và bư

ớc cuối cùng là động cơ được đổi dạng thêm một lần nữa khi lãnh đạo Mỹ phải giải thích mục đích-động cơ của việc can thiệp-lật đổ chế độ đó với người dân Mỹ. Khi đó họ thường không dùng lý do kinh tế hay chính trị nói trên mà miêu tả những cuộc can thiệp này như một hành động giải phóng, chỉ là một dịp để giải phóng một quốc gia tội nghiệp bị đàn áp bởi một chế độ tàn bạo mà chúng ta (người Mỹ) chụp mũ là một chế độ độc tài, bởi vì không có một chế độ nào ngoài độc tài mà có thể làm phiền một cty của Mỹ cả.

AMY GOODMAN:

Stephen Kinzer, Tôi muốn bắt đầu từ chỗ ông đã bắt đầu trong cuốn sách, và đó là Hawaii.

STEPHEN KINZER:

Nhiều người Mỹ không biết rằng Hawaii là một nước độc lập trước khi nó được sát nhập vào Mỹ. Câu chuyện này nếu nói ngắn gọn là, đầu thế kỷ 19, hàng trăm nhà truyền đạo người Mỹ, đa số từ New England, dong thuyền tới nơi họ gọi là Sandwich Islands để cống hiến đời họ cho (theo lời họ) việc chăn dắt những người mọi rợ ngoại đạo và dạy họ phước lành của nền văn minh Ki-tô.

Không lâu sau đó nhiều người trong số những nhà truyền giáo này và con trai của họ bắt đầu nhận ra rằng có thể kiếm rất nhiều tiền ở Hawaii. Người bản xứ đã sản xuất đường từ xưa, nhưng họ chưa bao giờ hoàn thiện và xuất khẩu nó. Bằng việc dần dần lấy gần hết đất của người bản xứ, nhóm người từ chỗ thuộc về cái gọi là nhóm người truyền đạo xuất sắc này một phần đã rời bỏ con đường của thượng đế, đi vào con đường thờ tiền bạc và thiết lập một chuỗi những đồn điền làm đường khổng lồ ở Hawaii, và họ trở thành rất giàu có từ việc xuất khẩu đường vào Mỹ.

Nhưng vào những năm đầu của thập niên 1890, nước Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu rất nặng làm cho việc bán đường của Hawaii vào Mỹ trở nên không thể được, cho nên họ trở nên hoảng. Họ gần kề tới chỗ bị mất cơ đồ thịnh vượng đó, và họ đã tự tìm hiểu đề làm cách nào có thể tiếp tục xuất khẩu đường sang Mỹ.

Cuối cùng họ đã tìm ra câu trả lời. Lãnh đạo của những người cách mạng Hawaii, nếu bà muốn gọi họ là như thế, là những người phần lớn là đến từ Mỹ, quyết định đến Washington. Ông này gặp Bộ trưởng Hải quân, trình bày hoàn cảnh trực tiếp với Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Benjamin Harrison, và đã nhận được bảo đảm rằng nước Mỹ sẽ ủng hộ cuộc nổi loạn chống lại chế độ quân chủ Hawaii.

Và như thế ông ta trở lại Hawaii để tham gia một chuyên chính tam hùng, mà về căn bản là thực hiện cuộc cách mạng trên đất Hawaii. Ông ta là phần thứ nhất của tam hùng. Phần thứ hai là đại sứ Mỹ, chính ông này cũng là một người có khuynh hướng muốn nuốt Hawaii và đã được chỉ thị bởi Bộ Ngoại Giao làm bất cứ chuyện gì để giúp cuộc cách mạng này. Phần thứ ba của tam hùng là chỉ huy của tàu hải quân Mỹ, đang thả neo một cách rất tiện lợi ngay ngoài bờ biển của Honolulu.

Cuộc cách mạng này đã được thực hiện dễ dàng tới mức kinh ngạc. Người cầm đầu của nhóm cách mạng Hawaii, đám truyền giáo/ chủ đồn điền thượng lưu này, chỉ đơn giản tuyên bố trong một buổi họp rằng, 'Chúng ta đã lật đổ chính quyền Hawaii, và bây giờ chúng ta là chính quyền mới'. Và trước khi nữ hoàng Hawaii có thể phản ứng, đại sứ Mỹ đã điều động 250 TQLC lên bờ từ chiếc tàu đang đậu một cách rất tiện lợi ngoài bờ Honolulu và tuyên bố rằng vì hiện đang có những bất ổn và thay đổi chính quyền, nên lính Mỹ sẽ đổ bộ để bảo vệ chế độ mới cùng tính mạng, tài sản của tất cả người Hawaii. Như vậy có nghĩa là nữ hoàng Hawaii không thể làm gì hơn được nữa. Chế độ mới này ngay lập tức được công nhận bởi Mỹ, và với tiến trình đơn giản đó, chế độ quân chủ ở Hawaii đã kết thúc, dẫn tới việc cuối cùng là Hawaii sát nhập với Mỹ.

AMY GOODMAN:

Rồi bà nữ hoàng có gọi đại sứ của những nước khác để được trợ giúp không?

STEPHEN KINZER:

Bà nữ hoàng hơi bị giật mình bởi những việc đã xảy ra cũng như các bộ trưởng trong nội các của bà. Và sự thật là họ đã hỏi Mỹ rằng, 'Sự bất ổn ở đây là gì? Ai đang bị nguy hiểm? Nói cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ bảo vệ họ.' Nữ hoàng lúc đó có khoảng 600 lính để dùng. Đó là tất cả lực lượng quân sự của Hawaii. Nội các của bà thực sự cũng đã gọi các đại sứ của các nước khác - lúc đó có khoảng một chục đại sứ - và hỏi, 'Chúng ta nên làm gì? Các ngài có nghĩ rằng chúng ta nên đánh nhau với TQLC Mỹ? Và các đại sứ đó đã rất cẩn thận trả lời rằng làm như vậy là dại dột. 'Bà nên cứ chấp nhận nó rồi sau đó hẵng tìm cách lấy lại ngai vàng bằng cách khác.' Điều đó cũng chỉ là viễn vông. Ngay khi đó, chuyện đã trở nên rõ ràng đối với bà hoàng của đất nước nhược tiểu này là không có hy vọng chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ.

AMY GOODMAN:

Nhưng vẫn còn một vài năm nữa trước khi Hawaii hoàn toàn bị lấy.

STEPHEN KINZER:

Đó là một câu chuyện rất thú vị. Ngay sau cuộc cách mạng, những nhà cách mạng đó trở sang Washington, và chắc chắn như đã hứa, Tổng thống Harrison đã nộp một dự luật lên Quốc hội Mỹ để sát nhập Hawaii vào nước Mỹ, nhưng lại gặp một sự phản đối mạnh khi mọi người biết về cách tổ chức cuộc lật đổ và nó được tổ chức thay mặt cho ai, do đó Quốc hội đã không lập tức chấp thuận sự sát nhập Hawaii.

Và ngay chính lúc đó chức tổng thống có sự thay đổi. Tổng thống Cộng hòa, Benjamin Harrison, rời nhiệm sở, và Tổng thống Dân chủ, Grover Cleveland, lên nắm quyền. Ông này chống việc sát nhập. Ông ta là một người chống đế quốc, nên đã rút khỏi thỏa thuận. Và điều đó có nghĩa là Hawaii phải trở thành một nước độc lập trong vài năm, cho đến khi một tổng thống Cộng hòa lên nắm quyền. Người đó là McKinley. Và lúc đó, vào thởi điểm quyết liệt của cuộc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, khi Mỹ đang lấy Philippines, Hawaii lại được trình ra để xem xét như một trạm dừng giữa đường từ California tới Philippines. Và đó là lúc Hawaii thực sự bị nuốt, năm năm sau cuộc cách mạng.

AMY GOODMAN:

Chúng tôi đang nói chuyện với Stephen Kinzer. Như vậy, đầu tiên là những nhà truyền giáo đặt chân tới, rồi sau đó là TQLC.

STEPHEN KINZER:

Vâng, chính xác là như vậy. Đôi khi chúng ta nghe nhóm từ 'Chuyện buôn bán theo sau lá cờ.' Nhưng trong nghiên cứu của tôi, tôi tìm ra rằng thực ra lại là ngược lại. Đầu tiên là những hoạt động buôn bán, rồi sau đó là lá cờ. Lá cờ là cái đi sau chuyện buôn bán.

Nghỉ giải lao

AMY GOODMAN:

Chúng tôi phát thanh từ Chicago, nơi Stephen Kinzer làm việc, ông là phóng viên về nước ngoài lâu năm của báo New York Times, tác giả của một số sách, bao gồm All the Shah's Men, nói về Iran, Bitter Fruit, về Guatemala. Tác phẩm gấn đây nhất của ông là Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq. Ông ta chỉ mới nghỉ việc với New York Times gần đây.

(Quay sang Kinzer)

Ông nói về 14 nước bị Mỹ can thiệp vào: Hawaii, Cuba, the Philippines, Puerto Rico, Chile, Honduras, Iran, Guatemala, South Vietnam, Afghanistan, Iraq, Panama. Hãy nói về Cuba. Chuyện gì đã xảy ra?

STEPHEN KINZER:

Câu chuyện về Cuba rất ly kỳ, một phần vì nó phản ánh một trong những đề tài chính trong cuốn sách của tôi, và đó là làm thế nào mà những vụ can thiệp này về lâu dài sẽ nhất định sẽ tạo ra một chế độ chống đối Mỹ mạnh mẽ hơn nhiều so với chế độ ban đầu mà Mỹ đã đặt ra mục đích lật đổ.

Và đây là câu chuyện Cuba. Người Mỹ đã để mắt xanh tới Cuba trong một thời gian dài, ngay từ thời Thomas Jefferson làm tổng thống (1801-1809). Nhưng đến năm 1898 thì sự gắn bó với mục tiêu giải phóng Cuba mới thật sự chiếm lĩnh trái tim của nhiều người Mỹ.

Nên nhớ rằng vào năm 1898, kinh tế Cuba hoàn toàn bị thống trị bởi người Mỹ. Cuba là một nơi sản xuất đường lớn, và tất cả các đồn điền làm đường ở Cuba đều có chủ nhân là người Mỹ. Đồng thời, nơi đó cũng là một thị trường rất lớn cho hàng hóa sản xuất từ Mỹ. Khoảng 85% của bất cứ thứ gì mua được ở Cuba đều là sản xuất từ Mỹ, nên giới kinh doanh Mỹ có quan tâm rất lớn tới nước này.

Lúc đó, những người yêu nước Cuba đang nổi dậy chống lại thực dân Tây Ban Nha trong phần lớn của cuối thế kỷ 19. Đến năm 1898 họ xem như đã rất gần với thành công. Điều này làm cho một số người Mỹ lo ngại cho quyền lợi của họ, vì những người cách mạng cũng là những người có khuynh hướng cải tổ xã hội. Họ chủ trương cải cách ruộng đất, có nghĩa là xé nhỏ những đồn điền đường lớn của chủ người Mỹ. Họ cũng ủng hộ một hàng rào thuế quan để bảo vệ Cuba, cho phép sự phát triển của ngành sản xuất nội địa. Điều này sẽ làm cho xuất khấu hàng hóa từ Mỹ đến Cuba trở nên khó khăn hơn nhiều.

AMY GOODMAN:

Và đó là năm nào?

STEPHEN KINZER:

Cuối thập niên 1890. Và thế là vào năm 1898, báo chí Mỹ, bằng cách nào đó bị kích động bởi doanh nhân Mỹ làm việc ở Cuba, bắt đầu một trào lưu miêu tả chế độ thuộc địa Tây Ban Nha như một chế độ tàn bạo nhất có thể tưởng tượng ra được, và công chúng Mỹ được khuấy động thành một cơn sốt về việc này. Cơn sốt này trở thành nghiêm trọng thêm khi chiếc tàu chiến Mỹ, Maine, bị phát nổ trong cảng Havana. 'Tàu chiến của chúng ta đã bị nổ tung bởi một cỗ máy quỉ quái của kẻ thù'. Đó là đầu đề trong tờ New York Journal mà tôi có bản sao trong cuốn sách. Sự thật của sự kiện này chỉ được ra ánh sáng 75 năm sau khi Hải quân triệu tập một ban điều tra, mà kết quả là chiếc Maine đã bị phát nổ từ bên trong. Người Tây Ban Nha thực không có dính dáng gì tới chuyện đó. Nhưng lúc đó thì không ai biết, nên báo chí đã chiếm lấy cơ hội này để kích động thêm sự giận dữ trong nước Mỹ.

Và lúc đó, người Mỹ quyết định rằng chúng ta sẽ gởi quân sang Cuba để giúp những người yêu nước lật đổ thực dân TBN, nhưng những người cách mạng Cuba không chắc rằng họ thích sáng kiến này. Họ không biết có nên cho phép hàng ngàn quân Mỹ đóng trên đất họ, vì chuyện gì sẽ xảy ra khi họ chiến thắng? Để giải đáp lo lắng này, chính quyền Mỹ, Quốc hội, thông qua một luật, Luật bổ sung Teller, trong đó nói rất dứt khoát rằng, 'Chúng tôi hứa với Cuba rằng ngay giờ phút giành được độc lập, tất cả binh lính Mỹ sẽ rút về, và Cuba sẽ được phép trở thành độc lập hoàn toàn.'

Sau khi luật đó được thông qua, dân nổi dậy Cuba đồng ý chấp nhận những giúp đỡ của Mỹ. Lính Mỹ sang Cuba, trong đó nổi tiếng là có cả Teddy Roosevelt (1 tổng thống Mỹ sau này), người được nhãn hiệu Brooks Brothers ở New York thiết kế riêng cho một bộ quân phục. Trong không gian cơ bản là một ngày đánh nhau, sự cai trị của thực dân TBN bị trúng cú đấm chết người cuối cùng, TBN đầu hàng Cuba, và Cuba đã chuẩn bị cho một lễ ăn mừng vĩ đại cho độc lập của họ.

Nhưng chỉ trước khi lễ ăn mừng đó được tổ chức, người Mỹ tuyên bố rằng họ đã đổi ý, rằng Luật bổ sung Teller đã được thông qua trong một lúc bồng bột và rằng một nền độc lập cho người Cuba thật sự không phải là một ý tưởng tốt, cho nên quân Mỹ đã không rút về. Họ tiếp tục đóng ở Cuba thêm một vài thập niên nữa, cai trị nước này trực tiếp bằng những sĩ quan của quân đội Mỹ, và sau đó, trong một thời gian, bằng những nhà độc tài địa phương.

Bây giờ, ta nhảy tới đoạn năm 1959. Đó là khi cuộc cách mạng của Fidel Castro thành công. Castro về từ vùng đồi núi và đọc bài diễn văn đầu tiên với tư cách là người lãnh đạo của cuộc cách mạng, ở Santiago. Trong diễn văn đó, tôi có nguyên bản trong cuốn sách, ông ta không nói sẽ áp dụng chế độ nào cho Cuba, nhưng có lập một lời hứa. Ông nói, 'Lần này tôi hứa với các bạn là nó sẽ không giống năm 1898 nữa, khi mà người Mỹ nhảy vào và tự đưa họ lên làm chủ nhân của đất nước chúng ta.'

Lúc đó, bất kỳ người Mỹ nào có đọc tường trình của diễn văn đó, tôi chắc rằng, phải cảm thấy khó hiểu. Thứ nhất là, họ có lẽ không có ký ức gì về chuyện đã xảy ra năm 1898, thứ hai, họ sẽ tự hỏi, 'Một sự kiện xảy ra 60 năm về trước lại có thể dính dáng gì đến cuộc cách mạng ở Cuba hôm nay?' Điều mà người Mỹ không nhận ra hay không hiểu được là sự phẫn hận từ những vụ can thiệp của Mỹ đã in sâu vào tim óc của người dân các nước đó và có ngày nó sẽ bùng nổ mãnh liệt.

Rất có cơ sở khi nói rằng nếu chúng ta không can thiệp vào Cuba và ngăn cản nền độc lập của họ, nếu chúng ta thực hiện lời hứa dứt khoát với người Cuba năm 1898, chúng ta đã không phải đối mặt với hiện tượng chủ nghĩa cộng sản của Castro suốt 40 năm qua. Bây giờ, dĩ nhiên, chúng ta rất muốn ủng hộ một chế độ dân chủ ôn hòa giống như chế độ đã sắp lên nắm quyền ở Cuba vào năm 1898, nhưng chuyện đó đã quá trễ, và đó là một thí dụ của việc chúng ta đã bằng cách nào làm cho những người có khát vọng yêu nước chính đáng trở nên nản lòng. Kết cục là không những chúng ta đưa những nước đó vào tình trạng hỗn loạn, mà còn làm nguy hại trầm trọng đến an ninh quốc gia của chính chúng ta.

AMY GOODMAN:

Bây giờ, những thứ thấy được trước mắt, ở Iraq, là vai trò quan trọng của truyền thông trong tất cả những biến động xảy ra. Không chỉ là chuyện chính quyền Mỹ có lẽ đang bảo vệ những tập đoàn tư bản Mỹ. Trở lại Cuba, vai trò của truyền thông lúc đó là gì?

STEPHEN KINZER:

Báo chí đã đóng một vai trò rất đáng hổ thẹn trong diễn tiến dẫn tới chiến tranh TBN-Mỹ. Người Mỹ chưa bao giờ có cảm tình với sự cai trị của TBN ở Cuba, nhưng không có gì ồn ào cả cho đến khi báo chí, vì bị lôi cuốn vào một cuộc tranh giành số lượng phát hành, đã quyết định nắm bắt lấy cơ hội lên án sự tàn bạo, như họ gọi, của sự cai trị bởi thực dân TBN trong năm 1898 để từ đó đã làm cho người Mỹ phát điên lên.

Đến đây, có một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc vận động báo chí cho Cuba mà tôi thấy thường được lặp đi lặp theo định kỳ xuyên suốt trong lịch sử Mỹ, đó là, chúng ta không bao giờ thích tấn công chung chung một chế độ. Chúng ta thích nhắm vào một cá nhân nào đó. Người Mỹ thích có một ác nhân, một người cụ thể nào đó là hình tượng của tất cả những sự ác độc và chuyên chế trong cái chế độ mà chúng ta muốn công kích. Chúng ta đã làm chuyện này với Khomeini, với Castro, với Qaddafi, và nhiều nhân vật khác nữa qua suốt chiều dài lịch sử.

Với trường hợp của chiến tranh TBN-Mỹ, thoạt đầu chúng ta nghĩ nên biến nhà vua TBN thành con quỉ đó, nhưng mà lúc đó TBN không có vua. Chỉ có nữ hoàng, nhưng thực ra lại là một công chúa nước Áo, cho nên chuyện đó cũng không thực hiện được. Người nhiếp chính, con bà ta, lại chỉ là một đứa trẻ 12 tuổi, nên cũng không được nốt. Thế nên, chúng ta tập trung vào một viên tướng, người chỉ huy lính TBN ở Cuba, Tướng Weyler, và trong một thời gian, Weyler đã được nghĩ tới như hình ảnh thu nhỏ của tất cả những tàn bạo thể xác mà chúng ta qui lỗi cho thực dân TBN.

Chúng ta thấy khuôn mẫu này được tiếp tục xuất hiện cho đến ngay thời bây giờ, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm một cá nhân để chĩa mũi dùi vào. Ý tưởng đằng sau việc này là vì chúng ta nghĩ rằng trạng thái tự nhiên của tất cả mọi người trên thế giới là có được dân chủ kiểu Mỹ và là bạn với Mỹ. Nếu nước họ không phải là vậy thì có nghĩa là chỉ có một người hay một nhóm người nhỏ xíu nào đó ngăn cản người dân đi theo con đường tự nhiên mà họ muốn, và nếu chúng ta chỉ cần loại bỏ cá nhân duy nhất hay nhóm người nhỏ xíu đó, người dân nước đó sẽ trở lại trạng thái bình thường của tất cả con người trên trái đất, đó là mong muốn có được hệ thống chính quyền, chính trị, kinh tế kiểu Mỹ và ôm lấy nước Mỹ.

AMY GOODMAN:

William Randolph Hearst, ông ta có phải là một nhân vật chủ chốt lúc đó?

STEPHEN KINZER:

Hearst là một nhân vật quyết định, là người rất thông minh nhận ra rằng ông ta có thể đẩy số lượng phát hành của báo ông ta lên mạnh mẽ nếu ông ta đánh vào những vấn đề có thể kích thích tinh thần yêu nước cực đoan bằng cách chĩa mũi dùi vào nước ngoài như thể họ đang tìm cách phá hoại nước Mỹ vậy. Có một dòng chảy ngầm mà chúng ta vẫn tiếp tục cảm thấy trong hiện tại, đó là nhiều người trong chúng ta luôn nhìn thế giới theo kiểu Hobbes (triết gia người Anh và nhà lý thuyết chính trị), rằng có những nguy hiểm khủng khiếp ở mọi nõi, và việc quan trọng mà nước Mỹ phải làm là phải ra ngoài tấn công chỗ này chỗ nọ trước khi những đe dọa đó lan tràn tới Mỹ. Clausewitz, người mà tôi đọc rất nhiều trong khi nghiên cứu viết sách, có dùng một nhóm từ rất hay để diễn tả tâm lý này. Ông ta gọi đó là, 'tự đâm đầu vào chỗ chết vì nỗi sợ chết.' Chúng ta quá sợ hãi với những chuyện có thể xảy ra cho mình đến nỗi chúng ta phải chủ động ra ngoài tiến hành những kế hoạch này nọ, nhưng thực tế là những biện pháp phủ đầu đó sẽ tạo ra chính những hậu quả mà bạn sợ sẽ xảy ra lúc đầu nếu bạn không làm những chuyện đó.

AMY GOODMAN:

Ông có thể nói về John Foster Dulles, ông ta là ai, vai trò của ông ta trong những cuộc can thiệp này, như Guatemala, và ngay trước đó, Iran?

STEPHEN KINZER:

Một trong những thứ mà tôi làm trong cuốn sách này nhưng chưa từng động đến trong những cuốn sách trước đó là tập trung rất nhiều vào Dulles. Tôi thật tình tin rằng Dulles là một trong những nhân vật chủ chốt đã kiến tạo nửa sau thế kỷ 20, và tôi đã dành một khoảng thời gian để cố gắng phân tích con người này để tìm ra lý do tại sao ông ta đã đóng vai trò đó. Đầu tiên, Dulles sống qua phần lớn cuộc đời trưởng thành là một trong những luật sư đắt giá và thành công nhất nước Mỹ làm việc cho các tập đoàn tư bản, như United Fruit, International Nickel và đủ loại các khối tư bản tài nguyên trên khắp thế giới. Nên cách nhìn của ông ta đối với thế giới tất cả là lợi nhuận kinh tế. Ông ta nghĩ rằng chính sách của Mỹ trên trường quốc tế nên được hướng tới mục đích bảo vệ những tập đoàn của Mỹ.

Dulles cũng xuất thân từ một gia đình đạo giáo. Ông ta là một người sùng đạo sâu sắc. Bố ông ta là một người thuyết giáo. Ông nội ông ta từng là một nhà truyền giáo ở Ấn Độ, và điều này tạo cho ông ta một khuynh hướng nữa, là điều rất quan trọng trong thời đại mà người Mỹ tiến hành thay đổi chính thể nước khác. Vì có sự cảm nhận về nhiệm vụ tôn giáo này, niềm tin rằng nước Mỹ đã được ban phước bằng sự giàu có và nền dân chủ, chúng ta đã, không chỉ là quyền, mà có lẽ là cả sự bắt buộc mà Thượng đế ban tặng phải đến những nước khác và chia sẻ những lợi ích mà chúng ta đang có với họ, đặc biệt là những nước mà có lẽ chưa phát triển tới một mức độ nhất định để nhận ra được họ muốn có bao nhiêu từ hệ thống chính trị của chúng ta. Và như thế cách nhìn của Dulles đối với thế giới là hoàn toàn chỉ có trắng và đen.

Ông ta thấy rằng lúc đó, một âm mưu của cộng sản trên khắp thế giới đang không ngừng phá hoại nước Mỹ. Thí dụ, ông ta chống lại tất cả trao đổi văn hóa với bất kỳ nước cộng sản nào. Ông ta đã cố gắng trong nhiều năm không cho phóng viên thăm Trung Quốc. Ông ta chống gặp gỡ thượng đỉnh dưới mọi hình thức. Ông ta không muốn thỏa thuận với những nước cộng sản trên bất kỳ chủ đề nào, vì ông ta nghĩ rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng chỉ là một mánh khóe để dụ nước Mỹ mất cảnh giác.

Và khi Iran quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu hỏa, khi Guatemala cố gắng giới hạn hoạt động của United Fruit Company, Dulles không thấy những hành động trên là phản ánh nguyện vọng của người dân ở những nước đó muốn kiểm soát tài nguyên của chính họ, mà lại thấy rằng đó là những hành động chống đối Mỹ, chắc chắn là đã bị giật dây bởi Kremlin, nơi có một mục đích lớn hơn không chỉ đơn giản là làm phiền một công ty Mỹ. Những hành động đó chỉ là khởi đầu cho một cuộc tấn công người Mỹ.

Đến đây, một trong những câu hỏi đặt ra trong cuốn sách của tôi là: Tại sao chúng ta lại phán đoán sai lầm một cách thảm hại về những phong trào yêu nước trong những nước đang phát triển, như Iran, Guatemala và sau đó là Chile? Tại sao chúng ta lại diễn giải chúng là bộ phận của một âm mưu quốc tế mà tài liệu đã chứng minh sau đó, chúng không phải là như vậy?

Tôi nghĩ lý do là những nhà chính trị và ngoại giao Mỹ khi học tập nghiên cứu lịch sử ngoại giao thì họ thực sự đã nghiên cứu lịch sử của ngoại giao Châu Âu. Châu Âu là cái rốn của vũ trụ đối với chúng ta. Những nhà chính trị và ngoại giao của chúng ta rất thành thạo về truyền thống chính trị Châu Âu. Họ quen thuộc với việc liên kết đồng minh chính trị và chiến tranh chinh phục, và việc thế lực lớn lợi dụng thế lực nhỏ một cách bí mật cho lợi ích riêng của họ, những nguyện vọng của người nghèo ở những nước nghèo muốn kiểm soát tài nguyên thiên nhiên của chính họ chưa từng là một bộ phận trong lịch sử Châu Âu. Đó không phải là một hội chứng mà người Mỹ nghiên cứu Châu Âu quen thuộc, và điều đó, cùng với trực giác mong muốn bảo vệ những công ty Mỹ đã khiến họ đánh giá sai những phong trào quốc gia và diễn giải sai lầm chúng là bộ phận của một âm mưu toàn cầu muốn phá hoại nước Mỹ.

AMY GOODMAN:

Hoặc có lẽ họ chẳng cần quan tâm. Họ chỉ cần biết tới những công ty Mỹ, như trường hợp Guatemala, United Fruit có thể tự do thao túng.

STEPHEN KINZER:

Tôi nghĩ nó đã trở thành ý thức mà những công ty đó phải biết cái gì là tốt nhất cho nước Mỹ khi họ hoạt động trong những nước đó, nhưng thêm vào đó, chúng ta đã tự thuyết phục chính mình rằng một chính quyền đã làm phiền công ty Mỹ thì nhất định là cũng đang làm phiền và đàn áp người dân của họ, và đây là một lý lẽ mà tôi nghĩ rằng đã được ghép chặt vào tâm trí của người Mỹ. Bà biết rằng người chúng ta rất có lòng thương, và người Mỹ không thích nghe được chuyện có người đang chịu khổ ở một xứ sở xa xôi nào đó. Những lãnh đạo Mỹ muốn can thiệp vào các nước đó vì những lý do rất đê tiện, hiểu được chuyện này, và họ dùng động cơ này, họ lợi dụng lòng trắc ẩn của người Mỹ để giành được sự ủng hộ cho những hành động can thiệp của họ.

AMY GOODMAN:

Thế cái gì đã nuôi dưỡng sự tức giận ở Iran hôm nay, cảm tưởng của người Iran đối với người Mỹ, đặt căn bản trên cuộc đảo chính mà Mỹ có dính líu đến năm 1953.

STEPHEN KINZER:

Hôm nay chúng ta khó có thể dùng chữ 'Iran' và 'dân chủ' trong cùng một câu, nhưng sự thật Iran đã là một nền dân chủ hoạt động và phát triển trong cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950. Vì Iran quốc hữu hóa ngành dầu hỏa, hơn là để cho nó tiếp tục bị khai thác bởi người ngoài, nên nước này đã trở thành mục tiêu cho sự can thiệp của nước ngoài, và Mỹ đã lật đổ nền dân chủ này vào mùa hè năm 1953.

Và chúng ta đã đặt Shah lên ngai vàng. Ông ta cai trị trong 25 năm với sự trấn áp ngày càng tăng. Sự trấn áp này đã gây ra sự bùng nổ cuối thập niên 1970, cuộc cách mạng Hồi Giáo. Cuộc cách mạng đó đã đưa một nhóm giáo sĩ cực đoan chống Mỹ lên nắm chính quyền. Họ bắt đầu chế độ đó bằng việc bắt nhân viên sứ quán Mỹ làm con tin, và sau đó trải qua 25 năm đàn áp dân họ và làm bất cứ chuyện gì có thể, đôi khi rất bạo lực, để phá hoại lợi ích của người Mỹ trên thế giới, và đó là chế độ mà bây giờ chúng ta phải đụng độ trong một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng về vấn đề hạt nhân.

Nếu chúng ta không nhúng tay vào năm 1953 và đè bẹp nền dân chủ của Iran, chúng ta có thể đã có một nền dân chủ lớn mạnh giữa vùng Hồi Giáo Trung Đông 50 năm nay. Khó có thể tưởng tượng được rằng Trung Đông sẽ khác hiện nay như thế nào. Chế độ hiện tại ở Iran đã không thể sinh ra, và cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay đã không thành hình. Đây là một thí dụ rất tuyệt về việc như thế nào mà sự can thiệp của chúng ta cuối cùng sẽ đẫn tới sự hình thành một chế độ tệ hơn nhiều so với chế độ chúng ta tiến hành lật đổ lúc đầu.

Bây giờ, bà nghĩ người Iran sẽ phản ứng thế nào khi người Mỹ chỉ vào họ và nói rằng, 'Các người là một thể chế bạo ngược, là một chế độ độc tài tàn bạo. Các người nên có một nền dân chủ, một chế độ tự do'? Họ sẽ trả lời, 'Chúng tôi đã từng có một nền dân chủ ở đây, cho đến khi các người đến và lật đổ nó.' Nước Mỹ ngày nay có vài điều than phiền chính đáng đối với chính quyền Iran, nhưng chúng ta phải hiểu rằng người Iran cũng có một số điều phàn nàn rất chính đáng ngược lại, và đó nên là một sự nhìn nhận căn bản để dẫn hai bên đến những cuộc đàm phán ở thời điểm này.

Nguyên văn:

Friday, April 21st, 2006
Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq

Listen to Segment || Download Show mp3
Watch 128k stream Watch 256k stream Read Transcript
Help Printer-friendly version Email to a friend Purchase Video/CD


Author Stephen Kinzer discusses his new book, "Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq." In it, he writes that the invasion of Iraq "was the culmination of a 110-year period during which Americans overthrew fourteen governments that displeased them for various ideological, political, and economic reasons." [includes rush transcript]


"The invasion of Iraq in 2003 was not an isolated episode. It was the culmination of a 110-year period during which Americans overthrew fourteen governments that displeased them for various ideological, political, and economic reasons."

So writes author Stephen Kinzer in his new book "Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq."

Kinzer writes that "The "regime change" in Iraq seemed for a time -- a very short time -- to have worked. It is now clear, however, that this operation has had terrible unintended consequences. So have most of the other coups, revolutions, and invasions that the United States has mounted to depose governments it feared or mistrusted."

  • Stephen Kinzer, author of "Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq." He is a former New York Times foreign correspondent and author of several books, including "All the Shah's Men" and "Bitter Fruit."

RUSH TRANSCRIPT

This transcript is available free of charge. However, donations help us provide closed captioning for the deaf and hard of hearing on our TV broadcast. Thank you for your generous contribution.
Donate - $25, $50, $100, more...

AMY GOODMAN: Stephen Kinzer joins us today in Chicago. He is a veteran New York Times foreign correspondent, author of several books, including All the Shah's Men and Bitter Fruit. He has just recently left the New York Times. We welcome you to Democracy Now!

STEPHEN KINZER: It’s great to be with you, Amy.

AMY GOODMAN: It's good to be in your city, Stephen.

STEPHEN KINZER: Love it!

AMY GOODMAN: Well, you are looking at 14 coups that the U.S. was involved with. What was the primary reason for the U.S. government's involvement in overthrowing other countries' governments?

STEPHEN KINZER: A lot of these coups have been studied individually, but what I'm trying to do in my book is see them not as a series of isolated incidents, but rather as one long continuum. And by looking at them that way, I am able to tease out certain patterns that recur over and over again. They don't all fit the same pattern, but it's amazing how many of them do.

You ask about the motivations, and that is one of the patterns that comes through when you look at these things all together. There’s really a three-stage motivation that I can see when I watch so many of the developments of these coups. The first thing that happens is that the regime in question starts bothering some American company. They start demanding that the company pay taxes or that it observe labor laws or environmental laws. Sometimes that company is nationalized or is somehow required to sell some of its land or its assets. So the first thing that happens is that an American or a foreign corporation is active in another country, and the government of that country starts to restrict it in some way or give it some trouble, restrict its ability to operate freely.

Then, the leaders of that company come to the political leadership of the United States to complain about the regime in that country. In the political process, in the White House, the motivation morphs a little bit. The U.S. government does not intervene directly to defend the rights of a company, but they transform the motivation from an economic one into a political or geo-strategic one. They make the assumption that any regime that would bother an American company or harass an American company must be anti-American, repressive, dictatorial, and probably the tool of some foreign power or interest that wants to undermine the United States. So the motivation transforms from an economic to a political one, although the actual basis for it never changes.

Then, it morphs one more time when the U.S. leaders have to explain the motivation for this operation to the American people. Then they do not use either the economic or the political motivation usually, but they portray these interventions as liberation operations, just a chance to free a poor oppressed nation from the brutality of a regime that we assume is a dictatorship, because what other kind of a regime would be bothering an American company?

AMY GOODMAN: Stephen Kinzer, I want to begin where you do in the book, and that is, with Hawaii.

STEPHEN KINZER: Many Americans I don't think realize that Hawaii was an independent country before it was brought into the United States. In brief, this is the story. In the early part of the 19th century, several hundred American missionaries, most of them from New England, sailed off to what were then called the Sandwich Islands to devote their lives to, as they would have put it, raising up the heathen savages and teaching them the blessings of Christian civilization.

It wasn't long before many of these missionaries and their sons began to realize that there was a lot of money to be made in Hawaii. The natives had been growing sugar for a long time, but they had never refined it and had never exported it. By dispossessing the natives of most of their land, a group that came from what was then called this missionary planter elite sort of left the path of God, went onto the path of Mammon and established a series of giant sugar plantations in Hawaii, and they became very rich from exporting sugar into the United States.

In the early 1890s, the U.S. passed a tariff that made it impossible for the Hawaiian sugar growers to sell their sugar in the U.S. So they were in a panic. They were about to lose their fortunes. And they asked themselves what they could do to somehow continue to sell their sugar in the U.S.

They came up with a perfect answer: We’ll get into the U.S. How will we do this? Well, the leader of the Hawaiian revolutionaries, if you want to call them that, who were mostly of American origin, actually went to Washington. He met with the Secretary of the Navy. He presented his case directly to the President of the United States, Benjamin Harrison. And he received assurances that the U.S. would support a rebellion against the Hawaiian monarchy.

So he went back to Hawaii and became part of a triumvirate, which essentially carried out the Hawaiian revolution. He was one part of the triumvirate. The second part was the American ambassador, who was himself an annexationist and had been instructed by the State Department to do whatever he could to aid this revolution. And the third figure was the commander of the U.S. naval vessel, which was conveniently anchored right off the shores of Honolulu.

This revolution was carried out with amazing ease. The leader of the Hawaiian revolutionaries, this missionary planter elite, simply announced at a meeting one day, “We have overthrown the government of Hawaii, and we are now the new government.” And before the queen was able to respond, the U.S. ambassador had 250 Marines called to shore from the ship that was conveniently off the coast of Honolulu and announced that since there had been some instability and there seemed to be a change of government, the Marines were going to land to protect the new regime and the lives and property of all Hawaiians. So that meant that there was nothing the queen could do. The regime was immediately recognized by the United States, and with that simple process, the monarchy of Hawaii came to an end, and then ultimately Hawaii joined the U.S.

AMY GOODMAN: The queen called in ambassadors from other countries for help?

STEPHEN KINZER: The queen was a little bit shocked by all this, as were her cabinet ministers. In fact, they appealed to the United States and asked, “What instability is there? Who's in danger? Tell us, and we'll protect them.” The queen had about 600 troops at her disposal. That was the whole Hawaiian military force. And her cabinet ministers actually called the ambassadors from foreign countries in Honolulu -- there were about a dozen of them then -- and said, “What should we do? Do you think we should fight the Marines?” And the ambassadors quite prudently told her that that would be foolish. “You should just accept it and then try to regain your throne by some other means.” That never proved possible. But even then, it was clear to the ruler of this small, weak country that there was no hope in resisting U.S. military intervention.

AMY GOODMAN: It still took a few years before Hawaii was ultimately annexed.

STEPHEN KINZER: It's a very interesting story. Immediately after the revolution, the revolutionaries went back to Washington and, sure enough, President Harrison, as he promised, submitted to the U.S. Congress a law to bring Hawaii into the U.S., but there was a great resistance to this when it was understood how the coup was organized and on whose behalf it was organized, so the Congress did not immediately approve the annexation of Hawaii.

And right at that time, the presidency changed. The Republican, Benjamin Harrison, was out of office, and the new president, a Democrat, Grover Cleveland, came in. He was against annexation. He was an anti-imperialist. He withdrew the treaty. And that meant that Hawaii had to become an independent country for a few years, until the next Republican president came into office, McKinley. And then, at the height of the Spanish-American War, when the U.S. was taking the Philippines, Hawaii was presented to the U.S. as a vital midway station between California and the Philippines. And it was at that time, five years after the revolution, that Hawaii was actually brought into the United States.

AMY GOODMAN: We're talking to Stephen Kinzer. So, first came the missionaries, then came the Marines.

STEPHEN KINZER: Yeah, exactly. Sometimes we hear the phrase “Business follows the flag.” But in my research, I found that it's actually the opposite. First comes the business operations, then comes the flag. It's the flag that follows business.

AMY GOODMAN: We're going to take a break, and then we're going to come back to this discussion about, well, the title of his book is Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq.

[break]

AMY GOODMAN: We're broadcasting from Chicago, where Stephen Kinzer is based, longtime foreign correspondent for the New York Times, author of a number of books, including All the Shah's Men, about Iran, Bitter Fruit, about Guatemala. His latest is Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq. He just recently left the New York Times. You talk about 14 countries that the U.S. intervened in: Hawaii, Cuba, the Philippines, Puerto Rico, Chile, Honduras, Iran, Guatemala, South Vietnam, Afghanistan, Iraq, Panama. Let's talk about Cuba. What happened?

STEPHEN KINZER: The Cuban story is really a fascinating one, partly because it illustrates one of the main themes of my book, and that is how these interventions in the long run always produce reactions and ultimately lead to the emergence of regimes that are much more anti-American than the regimes we originally set out to overthrow. Here was the story in Cuba. Americans have had their eye on Cuba for a long time, ever since Thomas Jefferson was president. But it was in 1898 that this attachment to the cause of Cuba Libré really seized the hearts of many Americans.

Bear in mind that in 1898, the Cuban economy was totally dominated by Americans. It was a big sugar producer, and all the sugar plantations in Cuba were owned by Americans. Also, it was a very big market for American manufactured goods. About 85% of anything you could buy in Cuba had been made in the United States, so American business had very big interests there.

Now, Cuban patriots spent much of the late 19th century rebelling against Spanish colonial rule. In 1898 they seemed very close to succeeding. This was a little bit troubling to some of the American interests in Cuba, because the revolutionaries were also social reformers. They advocated land reform, which would have meant breaking up the big sugar plantations owned by Americans. They also supported a tariff wall around Cuba to allow the growth of domestic manufacturing, which would have made it more difficult for American companies to export their goods to Cuba.

AMY GOODMAN: And what year was this?

STEPHEN KINZER: These are in the late 1890s. So in 1898, the American press, in some ways excited by whisperings from American businessmen active in Cuba, began a campaign to portray Spanish colonial rule in Cuba as the most unspeakably brutal tyranny that could be imagined, and the American public was whipped up into a fervor about this. The fervor intensified when the U.S. battleship, Maine, was blown up in Havana harbor. “Our Warship Was Blown Up by an Enemy's Infernal Machine.” That was the headline in the New York Journal that I reproduce in my book. Actually, it wasn't until 75 years later that the Navy convened a board of inquiry, which turned up the fact that the Maine was actually blown up by an internal explosion. The Spanish had nothing to do with it, but we didn't know that then, and the press seized on this to intensify the anger in the U.S.

Now, the Americans then decided we would send troops to Cuba to help the patriots overthrow Spanish colonialism, but the Cuban revolutionaries were not so sure they liked this idea. They didn't know if they wanted thousands of American troops on their soil, because what would happen after the victory was won? In response to this concern, the U.S. government, the Congress, passed a law, the Teller Amendment, which said very explicitly, “We promise Cuba that the moment independence is won, all American troops will be withdrawn, and Cuba will be allowed to become fully independent.”

After that law was passed, the Cuban rebels agreed to accept American aid. American soldiers went to Cuba, including, famously, Teddy Roosevelt, who had his own uniform personally designed for him by Brooks Brothers in New York. In the space of essentially one day of fighting, the Spanish colonial rule was dealt its final death blow, Spain surrendered Cuba, and Cuba prepared for a huge celebration of its independence.

Just before that celebration was about to be held, the Americans announced that they changed their mind, that the Teller Amendment had been passed in a moment of irrational enthusiasm and that actually Cuban independence was not a very good idea, so the American troops were not withdrawn. We remained in Cuba for some decades, ruling it directly under U.S. military officers, and then, for a period after that, through local dictators.

Now, flash forward to 1959. That was when Fidel Castro's revolution succeeded. Castro came down from the hills and made his very first speech as leader of the revolution in Santiago, and in that speech, which I quote in my book, he does not talk about what kind of a regime he's going to impose, but he makes one promise. He says, “This time I promise you it will not be like 1898 again, when the Americans came in and made themselves masters of our country.”

Now, any Americans who might have read a report of that speech, I'm sure, would have been very puzzled. In the first place, they would have had no memory of what happened in 1898, but secondly, they would wonder, “What could an event 60 years ago possibly have to do with this revolution in Cuba today?” What they had failed to realize is that resentment over these interventions burns in the hearts and souls of people in foreign countries and later explodes violently.

It's quite reasonable to say today that had we not intervened in Cuba and prevented Cuba from becoming independent, had we carried out our explicit promise to the Cubans in 1898, we would never have had to face the entire phenomenon of Castro communism all these last 40 years. Now, of course, we would love to have back a moderate democratic regime like the one that was going to come to power in Cuba in 1898, but it's too late for that, and it's an example of how when we frustrate people's legitimate nationalist aspirations, we wind up not only casting those countries into instability, but severely undermining our own national security.

AMY GOODMAN: Now, something we see today, for example, in Iraq, is the critical role, not only of the U.S. government perhaps protecting U.S. corporations, but the role of the media in all of this. Going back to Cuba, what was the role of the media?

STEPHEN KINZER: The press played a really shameful role in the run-up to the Spanish-American War. The Americans had never been particularly fond of the Spanish rule in Cuba, but it wasn't until the press, actually in a circulation war, decided to seize on the brutality, as they called it, of Spanish colonial rule in the summer of 1898 that Americans really went crazy.

Now, there's one very interesting aspect of the Cuban press campaign that I think we see repeated periodically throughout American history, and that is, we never like to attack simply a regime. We like to have one individual. Americans love to have a demon, a certain person who is the symbol of all the evil and tyranny in the regime that we want to attack. We've had this with Khomeini, with Castro, with Qaddafi, various other figures over history.

Now, in the case of the Spanish-American War, we first thought we'd like to demonize the king of Spain, but there was no king of Spain. There was a queen, who was actually an Austrian princess, so she wouldn't work. The regent, her son, was actually just a 12-year-old kid, so he wouldn't work, either. So then, we decided to focus on the Spanish general, who was the commander of Spanish troops in Cuba, General Weyler, and for a time, Weyler was thought of as the epitome of all the carnal brutality that we attributed to Spanish colonialism.

We see this pattern again coming right up to the modern age, when we're always looking for some individual to point at. The idea behind this is that the natural state of all people in the world is to have U.S.-style democracy and to be friendly to the United States. If they're not, it must mean that there's only one person or one tiny clique that is preventing the people in this country from being