Wednesday, December 23, 2009

Trí Nhân - Suy nghĩ từ một … bức tượng

Trên một tờ báo phát hành ngày 2-6-2009 có đăng tin nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã hoàn thành tượng giáo sĩ A-lịch-sơn Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) bằng đá hoa cương trắng, nặng 4,3 tấn và sẵn sàng hiến tặng thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long lịch sử. Ảnh chụp tượng bán thân, đội mũ giám mục đầy những chữ cái La Tinh và những dấu nặng, sắc, hỏi, ngã …

DieukhacPhVHang.jpg picture by diehardcat

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng (người ngồi bên phải) bên tác phẩm điêu khắc tượng giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)

Về thiện tâm của nhà điêu khắc thì đã rõ : Không nghĩ đến lợi lộc – Đó là nét đẹp thời nay hiếm có. Tuy nhiên giá trị của một pho tượng người không chỉ phụ thuộc vào sự khéo léo của đôi tay nghệ sĩ, nó còn tùy thuộc không ít vào tình cảm của công chúng với con người ấy. Nhân vật này nổi tiếng bởi tên ông gắn liền sự ra đời chữ quốc ngữ của ta. Bởi cách đưa tin lắt léo dây dưa dẫn dụ nên cần xem rõ sự thật thế nào. Xin giới thiệu lược sử con người này để nhiều người rõ.

Alexandre de Rhodes (1593-1660), người Pháp, gia nhập Dòng Tên (Jesuite) lúc 19 tuổi, là giáo sĩ thừa sai của giáo đoàn hải ngoại Pháp sang mở sang mở mang nước Chúa ở phía Đông Nam Á, nhiều năm ở Đàng Trong, Đàng Ngoài. Tuy nhiên, lúc ấy Đàng Trong (Cochin) chưa phát triển, ông mở đạo ở Đàng Ngoài, khi ấy kinh kỳ còn có tên là Đông Kinh (Tonkin) – phân biệt với Tây Kinh (Thanh Hóa, nơi khởi nghiệp của vua Lê Thái Tổ).

Sự phát triển của đạo Gia-tô gắn liền với những cuộc Thánh chiến đẫm máu, kết quả những cuộc tàn sát hàng loạt (ngày nay gọi là diệt chủng) những người ngoại đạo hoặc  chống lại Giáo hoàng. Tiêu biểu là cuộc Thánh chiến Albigense và cuộc Thánh chiến của các trẻ vị thành niên ở thế kỷ XIII. Năm 1493, Giáo hoàng Alexander VI tự cho Gia-tô giáo cái quyền thống trị hoàn cầu, đã chia thế giới ra làm hai vùng ảnh hưởng : Toàn thể Mỹ châu (trừ Ba Tây ra) là thuộc Tây Ban Nha (Spain). Còn Bồ Đào Nha (Portugal) thì được Ba Tây (Brazil) và tất cả đất đai nào chiếm đượcở châu Á  và châu Phi. Vua Pháp Francis I bất bình, phản ứng ra lời : “Ai có thể chỉ cho ta thấy di chúc của ông tổ Adam giao tất cả thế giới cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha?” Cùng với sắc lệnh phân chia vùng ảnh hưởng kèm theo điều qui định : Song song với việc chiếm cứ đất đai là bổn phận phải kết hợp các dân địa phương vào trong giáo hội Gia-tô. Do đó, đi cùng với đoàn quân xâm lăng là những linh mục (sách Missionaries) … Những công vụ truyền giáo của Ki tô giáo không bao giở chỉ là thuần túy truyền giáo. Những công cụ truyền giáo này luôn luôn hoặc theo sau, hoặc đồng hành, hoặc làm cho đạo quân tiên phong cho những kho hàng Tây phương. Bất kể sự diễn tiến như thế nào, kết quả đều giống nhau : những dân tộc châu Á mất đi hoặc một phần, hoặc toàn phần  sự tự do của họ, bất cứ khi nào và ở nơi nào mà cái Thánh giá cùng với mũ Tây phương xuất hiện (Avro Mahattan -  Chủ nghĩa đế quốc của Gia-tô giáo và sự tự do của thế giới). Giáo hội được tín đồ. Thực dân được thuộc địa. Ngay từ buổi đầu, hai chủ thể ấy cố kết chặt chẽ với nhau cùng tồn tại và bành trước.

Alexandre de Rhodes thuộc số hiếm hoi lính xung kích đầu tiên của chủ nghĩa thực dân Pháp tới An Nam. Ông đến xứ này khoảng năm 1620. Sau 10 năm truyền đạo, ông gửi về một bản phúc trình mô tả rất chính xác về tiềm năng thương mại, chính trị và chiến lược … Lã Mã và Ba Lê xem những hoạt động này như những bước khởi đầu không thể tách rời khỏi sự dẫn đến việc chiếm đóng về chính trị và quân sự trên các quốc gia này. Lúc đầu, dù ở đâu, các giáo sĩ đều được dân chúng cảm mến và nhà cầm quyền ưu ái. Nhưng sau đó, những việc làm của họ kích động dân cư, gây bất an cho xã hội, bị dân chúng tẩy chay và giới cầm quyền không chứa chấp. Cha Đắc Lộ không là ngoại lệ. Là bầy tôi của Chúa, giáo sĩ thừa sai De Rhodes vác cây Thánh giá Thầy tới kiệt cùng trời đất nhưng vẫn không quên mình là con nước Pháp. Ông qua La Mã xin Giáo hoàng hủy bỏ đặc ân Chúa cho Bồ Đào Nha ở châu Á. Không được chấp nhận, ông về nước vận động giới giáo sĩ, thương nhân và Pháp hoàng Louis IV cung cấp những chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Đông phương giàu tiềm năng này. Rõ ràng, sứ mạng của ông linh mục này khác hẵn với tinh thần hiến nguyện vô tư của ông thầy thuốc Yersin, một lòng bác ái vị tha. Vào thời điểm đó, do nhiều hạn chế lịch sử, ý đồ  của người con nước Pháp đã dâng mình cho Chúa ấy chưa nhận được sự hưởng ứng rộng rãi nhưng nó đã mở đường cho đế quốc Pháp xâm lược nước ta hơn 200 năm sau đó. Ông đúng là mẫu người cần cho nước Pháp như hoàng đế Napoléon I từng nói thẳng ra : Áo nhà tu che chở và giúp họ che đậy được mục đích chính trị và thương mại. Họ chẳng mang một danh nghĩa chính thức nào mà lại tốn kém ít và được người bản xứ kính nể. Họ không thể làm cho chính quyền phải liên lụy hay bị sĩ nhục. Lòng nhiệt thành về tôn giáo khích lệ các tu sĩ làm việc và mạo hiểm hơn cả một viên chức dân sự nhiều.

Về chuyện chữ quốc ngữ của ta. Cho đến nay đã rõ, Alexandre de Rhodes không phải là người khai sáng ra chữ Việt viết theo mẫu tự La tinh mà ta quen gọi là “chữ quốc ngữ”. Công chính là của hai giáo sĩ thừa sai người Bồ Đào Nha đến xứ này trước ông, là linh mục Gaspa de Amaral và linh mục Antonio Barbosa. Ông trước biên soạn cuốn từ điển An Nam – Bồ Đào và ông sau biên soạn cuốn từ điển Bồ Đào – An Nam. De Rhodes đã nói : Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La-tinh  theo lệnh của Hồng y rất đáng tôn -  Đó là cuốn từ điển Việt - Bồ - La ra đời vào năm 1651.

Tôi tán thành ý kiến của nhà nghiên cứu sử Bùi Kha là : Dân tộc ta nên ghi công của linh mục Alexandre de Rhodes đã có phần cải tiến chữ quốc ngữ (chứ không phải là người sáng nghĩ ra chữ quốc ngữ) và nên kết tội ông là kẻ gián điệp sớm nhất trong lịch sử xâm lược của phương Tây và nước ta.

Dù không chủ tâm, de Rhodes vẫn là nhà ngôn ngữ học, như một người làm khoa học. Hẳn ông không thể chui xuống đất lần thứ hai khi có người chụp lên đầu ông cái mũ khắc đậm những chữ quốc ngữ Việt Nam gồm 18 phụ âm, 11 nguyên âm và 5 cái dấu đặc trưng của sự phát âm tiếng Việt bổng – trầm – bằng – trắc. Có khác chi cố tình chụp xuống đầu ông ta không chỉ một cái vòng Kim cô nghiệt ngã!

Vì sao hàng mấy trăm năm, người ta cố tình để người Việt mình lầm lẫn  một sự đã hai năm rõ mười như thế? Vì De Rhodes là con đẻ và An Nam là con nuôi của đại mẫu quốc Phú-lang-sa. Dù là khoa học mà sự cạnh tranh văn hóa như thế diễn ra không chỉ ở một nơi, một lúc trên nước Chúa mênh mông. Tuy nhiên, người Pháp và cái chính quyền gọi là tay sai kia còn tỏ ra biết điều khi họ chỉ dựng lên một tấm bia đá đặt ở khoảng trống bên đền Bà Kiệu, giữa chốn người qua lại đông đúc, trong khi họ nắm quyền lực trong tay, lại không thiếu tiền dựng những tượng Pasteur, Paul Bert, Đầm xòe, cả tượng tên lái buôn Jean Dupuis (Đồ phổ nghĩa) và nhiều tượng nữa. Vì họ thấy công của Đắc lộ được thế đáng rồi, làm lớn sợ đời cười! Phải chăng họ còn biết ngượng?

Thực ra các giáo sĩ Tây phương dày công nghiên cứu tìm ra một dạng chữ đồng dạng với mẫu tự tượng thanh của họ, trước hết để họ dễ học một ngôn ngữ mới, làm phương tiện tác nghiệp, thâm nhập vào chúng dân bản xứ; lâu dài hơn là phục vụ cho một âm mưu thôn tính một xứ sở xa lạ, không đồng hóa chủng tộc được thì phải đồng hóa trước là ngôn ngữ và sau là văn hóa để lập nên một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông (Puiginier-Giám mục). Khi đặt nền móng vững chắc cho sự cai trị, họ thẳng tay bức tử chữ Hán-Nôm truyền thống của người Việt!

Sự chống trả của giới sĩ phu bản xứ không lại được trước áp lực của chính quyền thực dân  nắm trong tay cả một guồng máy khổng lồ quân sự, chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, tổ chức xã hội … Ngay trong chính giới thuộc địa Pháp cũng có những ý kiến bất đồng : sự hủy bỏ nền giáo dục Hán-Nôm đồng nghĩa với sự hủy bỏ về giáo huấn đạo lý mà chúng ta sẽ không có gì để thay thế vào bộ môn đạo đức đã bị tiêu diệt này … Đối với học sinh An Nam, mỗi chữ viết (Hán-Nôm) đều chứa đựng ý nghĩa sâu rộng, khi đọc hoặc viết, chúng tiếp nhận được một cảm xúc mạnh. Còn sách vở của ta, họ tiếp nhận với một tậm trạng khác hẳn. Đó là tập tục của một xã hội khác biệt với họ, các thầy giáo cũng khác ông thầy đồ-người mà họ coi có thể thay thế cha mẹ của họ. Nhưng bản chất của chủ nghĩa thực dân chỉ cần sự chiếm đóng, khuất phục và lợi nhuận. Văn hóa nếu có, chỉ duy nhất một nền văn hóa chính quốc mà tinh hoa của nó không bao giờ được xuất khẩu sang thuộc địa.

Người ta ngoa ngôn tự quảng bá rằng : Khi cho Việt Nam các mẫu tự La tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ! Có ai dễ tin điều đó? Các ký tự kia chỉ giúp dễ nhận âm để ghi lại từng lời ra chữ. Nhưng ai cũng biết tiếng Việt là một thứ tiếng khó học để diễn đạt được ý và tình, phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam! Thử hỏi đã có ai dùng chữ quốc ngữ vượt qua các bậc tiền nhân với chữ Hán-Nôm mà đạt đến đình cao tư duy và mỹ cảm như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Trứ, Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương … và xa hơn nữa là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi … hay chưa? Trải hàng trăm năm phát triển đại trà, bây giờ người ta dùng chữ quốc ngữ làm thơ hiện đại … người chấm giải thi cũng không biết nhà thơ nói gì! Người đọc giỏi lắm chỉ thuộc một hai câu không thô thì tục dù chỉ một bài thơ ngắn ! Nhìn sang nhiều nước lân bang như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc … họ dùng mẫu tự tượng hình theo truyền thống Á Đông nhưng ai dám bảo người ta lạc hậu? Và có người Việt nào dám to mồm khoe khoang mình đi trước họ đến ba thế kỷ chăng? Chính là do quân chiếm đóng dùng cường quyền tước đoạt mất cái chữ truyền thống, hòng cắt đứt hết gốc rễ tinh hoa của ta, chứ không phải vì cái chữ của ta rối rắm nghèo nàn phải thay vào loại chữ do người Tây phương chế ra mới học được và đủ khả năng chuyển tải thông tin.

May mắn là sự khắc nghiệt của lịch sử đã luyện cho người Việt có biệt tài từ trong cái khó ló ra cái khôn, biến cái không thuận lợi thành ra thuận lợi. Chỉ trong một thời gian ngắn , những người trí thức tâm huyết vẫn giữ được truyền thống văn hóa cổ truyền và tiếp thu tinh hoa nền văn hóa mới Hy-La, quảng bá chữ quốc ngữ để nâng cao dân trí. Đặc biệt từ khi nước ta dành được độc lập, đã mau chóng biến chữ quốc ngữ thành quốc bảo. Thật vậy, chữ quốc ngữ ra đời từ nửa sau thế kỷ XVII, tới đầu thế kỷ XX nó mới được nhiều người biết đến nhưng vẫn còn hạn chế rất nhiều. Khi nhân dân ta giành được quyền làm chủ vận mệnh quốc gia mà còn tới 90% người mù chữ!

Từ trong muôn vàn khốn khó, một dân tộc quyết đứng lên đồng thời cùng chống ba loại giặc nguy hiểm như nhau là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trên thế giới này có dân tộc nào vừa gan lỳ vừa lãng mạn như thế? Cái nỗi nhục phải chui qua cổng mù (chữ) không kém gì nỗi nhục của người cu ly còng lưng kéo xe rồi bị thằng Tây đá đít quỵt tiền! Bụng chỉ có lưng cơm vẫn cố nồi thêm vào mấy chữ. Bởi học chữ để biết cái nghĩa ở đời, đứng dậy mà đi! Từ em bé đến người già đề học chữ. Không có giấy thì viết lên đất. lên lá. Không có bút lấy mẩu que, cục than mà viết. Học chữ của Tây để đánh lại Tây, khác chi cướp súng giặc giết giặc đâu. Biến chữ Tây thành chữ của ta như tổ tiên đã từng biến chữ Hán thành chữ Nôm thuở trước. Vậy cái xác chữ chẳng là gì. Cái thần của chữ mới làm nên văn hóa. Cái thần ấy gọi là hồn nước, tiềm ẩn trong tâm thức của người dân Đại Việt.

Ông G.Dumoutier, một nhà giáo dục học người Pháp có lương tâm ở Việt Nam từng trăn trở : Nếu những đứa trẻ An Nam xuất thân từ các trường học của ta (Pháp), mà không biết đọc và viết chữ Hán-Nôm thông dụng, thì chúng sẽ trở thành người ngoại quốc trên chính đất nước của chúng. Đó là điều nhắc nhở chân tình nghiêm túc mà đến bây giờ dường như đang lập lại!

Tuy nhiên, thời nay chỉ người điên mới đòi bỏ đi chữ quốc ngữ, trở về với chữ Hán-Nôm. Nhưng nếu xếp xó lại chữ Hán-Nôm coi như đồ bỏ, khác nào người để mất một báu vật gia truyền mà không biết! R.Tagore ví như con rắn thần mù không biết trên đầu mình mang viên ngọc quý – Tổ quốc ta là rắn khác gì đâu! Vật báu gia truyền ấy là gì? Thật đáng buồn nếu ta không nhận ra! Dù nó chưa biến đi đâu nhưng đấy là một sự tìm kiếm cực nhọc lâu dài nếu ta muốn chính thực là ta.

Biết trách ai khi việc đáng làm người ta lại quên đi mà cuồng lên chỉ trích, nhắm mắt đòi tôn vinh này nọ?!

 Trí Nhân

Monday, December 21, 2009

Trần Chung Ngọc - Vài Nhận Định Về Bài “Hòa Giải Và Hy Vọng” Của Linh Mục Lê Công Đức

Lời Tòa Soạn Sách Hiếm: Người Công Giáo quen sống hàng ngày với những nghi thức có tính cách "trình diễn": lễ Misa, lễ rửa tội, lễ thêm sức, bí tích giải tội,... cho nên dần dà mất đi tác dụng nội tâm đáng lẽ phải có. Đàng sau và bên trong các nghi thức, người ta không dễ tìm thấy một sự thành khẩn thật tâm, mà chỉ là những toan tính mà thôi. Bí tích "giải tội" về mặt tốt nhất của nó là để tín hữu xét lại lỗi lầm của mình. Nhưng cách thể hiện của nó đã tạo ra phản ứng ngược lại vì chỉ là "xin lỗi với Chúa", khỏi bận tâm với nạn nhân nào cả. Người đi "xưng tội" chỉ cần đọc các kinh mà ông linh mục ngồi trong tòa giải tội đã "cho toa", đọc xong là sẽ hết tội, và được ăn bánh "thánh". Vì luyện mỗi ngày như thế, nên việc "xin lỗi" của tín hữu Công Giáo chỉ có bề dày của một miếng da bị chai cứng, không có nổi một xúc giác. Sau buổi lễ thì đâu lại hoàn vào đó, vì không có chương trình hành động nào để chứng minh hay thực hiện việc xin lỗi cả. Có chăng là "bỏ quên tội lỗi xưa" để tiếp tục chương trình mới, tinh vi hơn xưa. Đã thế, trong giờ hành lễ, chủ tế cũng không thể đóng nổi vai một kịch sĩ, một đào thương, bởi vì lời lẽ không những gượng gạo, mà còn lếu láo và có phần xấc xược. Mời bạn đọc xem bài phân tích của Giáo Sư Trần Chung Ngọc sau đây.
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Đầu đề bài của Linh Mục Lê Công Đức là “Hòa Giải Và Hy Vọng”, nhưng nội dung không phản ánh đầu đề. Trong bài này, tôi xin có vài nhận định về hai chủ đề trong bài của Linh Mục Lê Công Đức: Hành động ban phép lành của Hồng Y Etchégaray, và Giáo Hội Ca-tô Việt Nam sám hối và xin lỗi.

Về hành động ban phép lành của Hồng Y Etchégaray, Linh Mục Lê Công Đức viết:

Tôi thấy thật gần tâm tình của Đức Hồng Y Etchégaray, đến từ Vatican, khi ngài vừa vung mạnh tay vừa nhấn giọng - ở cuối Thánh Lễ Chúa Kitô Vua tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội - để xác nhận rằng “Chúng tôi ban phép lành này là cầu chúc phúc lành của Thiên Chúa không chỉ cho chúng ta ở đây, mà cho tất cả, tất cả mọi người Việt Nam, không trừ ai.” Cha Etcharren, Bề Trên Cả Hội Thừa Sai Paris, đã dịch ra tiếng Việt tại chỗ là “... không trừ ai hết!” Ôi, mấy tiếng “không trừ ai hết” này mới dễ thương làm sao!

Thật tình tôi thấy mấy tiếng này chẳng dễ thương chút nào, vì phân tích ra thì hành động của Hồng Y Etchégaray là một hành động trịch thượng vô lối, nếu không muốn nói là thiếu trí tuệ. Thiếu trí tuệ vì không hiểu truyền thống văn hóa của đa số người dân Việt Nam phi Ca-tô. Hơn 90% người dân Việt Nam không tin vào Thiên Chúa của Ca-tô Rô-ma Giáo, vậy phúc lành của Thiên Chúa, sản phẩm ảo tưởng của các tín đồ Ca-tô [Xin đọc “The God Delusion” của Richard Dawkins hay “God Is Not Great” của Christopher Hitchens, “The Dark Side of God” của Douglas Lockhart, “Huyền Thoại Cứu Rỗi’ (The Salvation Myth) của Linh Mục James Kavanaugh (http://www.sachhiem.net/TCNtg/TCN36.php), “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp bỏ” (Jesus as a Rescuer: An Image That Has To Go) của Giám Mục John Shelby Spong (http://www.sachhiem.net/TCNtg/TCN37.php) v…v…] thì có giá trị gì đối với người dân Việt Nam không “theo đạo để có gạo mà ăn”? Hành động của Hồng Y Etchégaray có tính cách trịch thượng giống như như hành động vô lối của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trước đây, đã dâng cả nước Việt Nam cho bà Maria tuy rằng hơn 90% người dân Việt Nam không hề biết, và có biết thì cũng không tin, không quan tâm đến bà Maria là ai.

Nếu Hồng Y Etchégaray thông minh một chút thì ông ta có thể nói đại khái như sau: “Nhân danh là một quan chức đại diện cho tiểu quốc Vatican, tôi xin có lời chúc lành cho quý quốc và nhân dân Việt Nam” thì chúng tôi, dân ngoại đạo, sẽ hoan hỉ chấp nhận và cám ơn. Nhưng chúc lành là một ý tốt được dùng phổ quát trong dân gian, còn “ban phép lành” là một nghi thức tôn giáo chỉ có giá trị trong Ca-tô Rô-ma Giáo, thì không thể cưỡng bức áp đặt lên đầu những người ngoại đạo không hề tin Thiên Chúa. Một điều đơn giản và sơ đẳng như vậy mà Hồng Y Etchégaray và Linh mục Lê Công Đức cũng không hiểu.

Một Chút Về Nghi Thức Ban Phép Lành

Để vấn đề được rõ ràng hơn chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của nghi thức “ban phép lành” của Ca-tô Rô-ma Giáo.

Chúng ta hãy nghe lời giảng về “phép lành” của Linh Mục Ngô Tôn Huấn trên luongtamconggiao.com:

II.- Phép lành (blessings)

Trong Phúc Âm, Chúa Giê-su đã nói với các môn đệ: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên anh em hãy nói: bình an cho nhà này! Nếu ở đó có ai đáng hưởng bình an thì bình an của anh em sẽ đậu trên người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ quay về với anh em.” (Lc 10: 5-6)

Như thế rõ ràng cho thấy Chúa Giê-su đã cho các tông đồ xưa và Giáo Hội ngày nay quyền xin ơn lành xuống trên người và đồ vật như các ảnh tượng, nước, dầu, đèn nến, nhà ở, xe cộ, tầu bè, thực phẩm v.v. [và cả súng đại bác và xe tăng trong cuộc chiến Việt Nam-TCN]

Theo Giáo Lý của Giáo Hội thì phép lành hay chúc lành là “một hành vi thần linh ban sự sống bắt nguồn từ Chúa Cha. Sự chúc lành của Ngài vừa là một lời vừa là một quà tặng (eu-logia, bene-dictio). Khi áp dụng cho con người thì lời ‘chúc phúc’ này lại có nghĩa thờ lậy, suy phục và cảm tạ Đấng Tạo Dựng lên mình.” (x. SGLGHCG, số 1078)…

Như vậy, khi ban phép lành hay làm phép người hoặc đồ vật, Giáo Hội cầu xin Chúa ban ơn hay thánh hoá người và vật được làm phép hay chúc phúc. Thông thường, linh mục được ban các phép lành, trừ những phép dành riêng cho Đức Thánh Cha và các Giám Mục. (x. Giáo Luật số 1169)

Phép lành là một Á bí tích (sacramental) tức là dấu chỉ thánh qua đó hiệu quả thiêng liêng được thông ban cho người hay đồ vật qua lời cầu xin của Giáo Hội.

LM Phanxivô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Chúng ta hãy nghe lời giải thích thế nào là “phép lành” trong Ca-tô Rô-ma Giáo của linh mục William Saunders trên http://catholiceducation.org/articles/religion/re0243.html:

Phép lành thuộc loại á bí tích (sacramental)… Không giống như một bí tích, một á bí tích không ban ân sủng của Thánh Linh. Tuy nhiên, giống như một bí tích, một á bí tích giúp tín đồ thánh hóa mọi lúc trong cuộc sống để họ sống trong bí nhiệm phục sinh của Chúa. Trong các á bí tích thì phép lành là trên hết. Trong sắc lệnh xuất bản cuốn sách về phép lành, Hồng Y Mayer viết: “Ban phép lành chiếm một vị trí đặc ân trong tất cả các á bí tích tạo ra bởi Giáo hội cho sự lợi ích mục vụ của dân Chúa. Là một nghi thức, sự ban phép lành hướng dẫn tin đồ ca tụng Gót và sửa soạn họ cho ảnh hưởng chính của bí tích. Bằng sự ban phép lành, tín đồ cũng có thể thánh hóa các trường hợp và biến cố trong đời sống của họ. Phép lành là dấu hiệu cho tín đồ về những lợi ích tâm linh có thể đạt được qua sự trung gian của giáo hội."[1]

Chúng ta hãy đọc thêm một giải thích về “phép lành” trong website sau đây http://atheism.about.com/od/bibledictionaryonline/p/blessblessing.htm:

Phép lành là gì?

Trong Kinh Thánh, phép lành được miêu tả như là một dấu chỉ về mối liên hệ của Gót đối với một người hay một quốc gia. Khi một người hoặc một nhóm được ban phép lành, đó là dấu của sự ân sủng của Gót lên trên họ hay có thể ngay cả hiện diện trong họ. Một người được ban phép lành có nghĩa là người đó dự phần trong kế hoạch của Gót cho thế giới và nhân loại.

Hành động ban phép lành nối kết thần học, nghi thức, và lễ nghi với nhau. Thần học là vì trong phép lành có ý định của Gót. Nghi thức vì sự ban phép lành được thực hiện trong bối cảnh của những lời hành lễ trong nghi thức. Lễ nghi vì khi một người được ban phép lành tự nhắc nhở về mối liên hệ với Gót [2]

Từ những lời giải thích về ý nghĩa của sự ban phép lành ở trên, đối với người ngoại đạo chúng tôi, “ban phép lành” chỉ là một trong mớ nghi thức mê tín tôn giáo của Ca-tô Rô-ma Giáo, không có giá trị gì đối với bất cứ ai khác, do đó không thể tùy tiện áp đặt trên đầu những người khác đạo. Thực ra đây chỉ là một trong những nghi thức tôn giáo, cũng như 7 bí tích trong Ca-tô Rô-ma Giáo, được nền thần học Ca-tô dựng ra để tạo quyền lực cho giới chăn chiên như Linh Mục Joseph McCabe đã chứng minh trong cuốn “Sự Thực Về Giáo Hội Ca-tô” (The Truth About The Catholic Church), vì chỉ có giới chăn chiên mới có quyền “ban phép lành” cho những tín đồ có đầu óc có thể tin rằng một cử chỉ hoa tay làm dấu thập giá, với vài lời bằng tiếng La-tinh, là “phép lành” thực.

Giáo Hội Ca-tô luôn luôn cho rằng Giáo Hội là phương tiện cứu rỗi cho cả nhân loại, nên luôn luôn áp đặt những điều mê tín của mình lên đầu người khác. Hơn 5000 linh mục can tội loạn dâm, bàn tay ban phép lành của họ có lành không? Giáo Hoàng Benedict XVI, Hồng Y Bernard Law ở Boston và nhiều chức sắc cao cấp khác trong Giáo Hội đã cố ý bao che các linh mục can tội loạn dâm, vậy bàn tay “ban phép lành” của họ có sạch sẽ không?

Vấn đề chính ở đây là, muốn giải thích ra sao thì giải thích, muốn biện minh thế nào thì biện minh, các tín đồ như LM Lê Công Đức muốn ca tụng hành động trên của Hồng Y Etchégaray như thế nào thì ca tụng, trong một thế giới đa tôn giáo, không ai có thể mang một nghi thức tôn giáo của tôn giáo mình mà áp đặt lên đầu người trong tôn giáo khác, huống chi là cả một quốc gia mà tuyệt đại đa số không theo tôn giáo của mình. Vì vậy, người dân Việt Nam chúng tôi, những người không theo Ca-tô Rô-ma Giáo, coi sự ban phép lành của Hồng Y Etchégaray là vô giá trị, vô ý nghĩa, một hành động trịch thượng vô lối, và cương quyết không chấp nhận, phép lành đó xin để trả lại cho Ca-tô Rô-ma Giáo. Chúng tôi cũng mong Hồng Y Etchégaray hãy xin lỗi người dân Việt Nam phi-Ca-tô về hành động thiếu trí tuệ trên của mình.

Linh mục Lê Công Đức cũng còn nhắc đến sự áp đặt nghi thức ban phép lành của Ca-tô Rô-ma Giáo trên đầu người Việt như sau, qua lời của Hồng Y Etchégaray:

“Việc ban phép lành này là cầu chúc phúc lành của Chúa cho hết mọi người, để ai cũng có được niềm hy vọng, cách riêng những người đau khổ nhất, những người cần niềm hy vọng nhất...”

Chúng ta nên hiểu Chúa là Chúa của Ca-tô Rô-ma Giáo chứ không phải là Chúa của cả nhân loại. Trong hơn 6 tỷ người trên thế giới thì trên 2/3 không biết Chúa là ai, và những người hiểu biết, ngay cả ở trong Ki-tô Giáo, cũng biết Chúa chỉ là một cái bung xung mà Giáo Hội dựng lên để tạo quyền lực vật chất và tinh thần cho giới chăn chiên trên đám tín đồ phần lớn là đầu óc thấp kém. Cho nên, đối với những người phi-Ca-tô, phúc lành của Chúa chỉ là sự mê tín của những người Ca-tô, chẳng có giá trị gì và ý nghĩa gì đối với họ. Tại sao những bậc chăn chiên Ci-tô Giáo không hiểu được những điều sơ đẳng này. Niềm hy vọng của các tín đồ Ca-tô là được Chúa cứu rỗi. Nhưng chính Giáo Hoàng John Paul II đã công nhận thuyết Tiến Hóa, đồng thời phủ nhận sự hiện hữu của thiên đường và hỏa ngục, vậy chẳng làm gì có cái gọi là tội tổ tông, chẳng cần ai làm trung gian để hòa giải với Gót, và do đó vai trò cứu rỗi của Giê-su đã bị chính Linh Mục James Kavanaugh và Giám Mục John Shelby Spong dẹp bỏ. Vậy người Việt Nam ngoại đạo chúng tôi đâu có cần đến cái hy vọng hão huyền, viển vông mà Hồng Y Etchégaray muốn chúng tôi có qua hành động ban phép lành.

Lời “cầu nguyện” của người Pharisêu hay người thu thuế ?(*).

Sau đây là phần Linh mục Lê Công Đức viết về hành động sám hối và hòa giải của Giáo hội Ca-tô Việt Nam:

Một cách thời sự và thật cảm kích, sự can đảm ấy đã bộc lộ chiều tối hôm trước, trong nghi thức sám hối và hòa giải được thực hiện bởi Giáo Phận Thanh Hóa, thay mặt toàn thể Giáo Hội Việt Nam.

'Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội.'

'Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội!'

Ai mà không nao lòng, không cảm động khi nghe lặp đi lặp lại những lời tạ tội này, nhất là khi chúng ta không chỉ tạ tội với Chúa hay với nhau, mà còn chân thành “cúi đầu tạ tội” với tất cả anh chị em đồng bào mình?:

'Thưa bà con anh em lương dân không cùng tôn giáo.'

'Đức Giê-su Đấng sáng lập đạo Công Giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả những người thù ghét mình. Lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó mọi nơi mọi lúc và với mọi người. Nhưng chúng tôi nhận thấy do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương.'

'Chiều hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh.'

'Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi đã chưa đủ hòa mình và đồng hành.'

'Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật, đau khổ vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.'

Tôi chợt mường tượng rằng thế nào báo chí trong nước cũng sẽ nhanh chóng đưa tin về sự kiện chưa từng có và đầy ý nghĩa này, biết đâu lại chẳng có những dòng tít lớn nơi các trang nhất, chẳng hạn: “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM CÔNG KHAI XIN LỖI TOÀN THỂ XÃ HỘI, NHẤT LÀ XIN LỖI NGƯỜI NGHÈO.” Thế nhưng trong những ngày sau đó, rảo qua các trang báo mạng nổi tiếng nhất ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên vì không tìm thấy một bản tin nào như thế.

28.11.2009

Linh mục Lê Công Đức

(joslcd@yahoo.com)

Chúng ta hãy bỏ qua chuyện là chẳng làm gì có giáo hội Công Giáo nào do Chúa thành lập, theo như kết luận của tuyệt đại đa số các học giả nghiên cứu Tân Ước trong vòng 200 năm nay, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội. Theo như Giáo Hội Ca-tô Việt Nam ở trên thì “Đức Giê-su đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả những người thù ghét mình”. Như vậy là các bậc chăn chiên Ca-tô Việt Nam chưa hề đọc kỹ Tân Ước, hay có đọc thì cũng chỉ đọc những gì mà họ được dạy để mà đọc. Trong bài “Thư cho người tin Chúa” mới đăng trên trang nhà sachhiem.netgiaodiemonline.com gần đây, Dan Barker, một mục sư đã rao giảng Phúc Âm trong 19 năm, cuối cùng cũng phải đưa ra nhận định:

Và Giê-su chỉ là một mảnh văng ra từ cái khối tàn bạo cũ kỹ trên. Hắn ta nói: “Ta với cha ta là một” và hắn ta dạy một chấm một nét cũng không thể thay đổi trong những luật của cha hắn ta trong Cựu Ước (Matthew 5: 18); Hắn ta dạy cùng một loại công lý trong Cựu Ước: trả thù và xử chết, sự đau đớn, hỏa ngục cho những kẻ không tin theo ông ta. Hắn tin là có quỷ, thiên thần và các hồn ma. Hắn ta chưa từng lên án sự nô dịch các nô lệ hay phái nữ. Phụ nữ bị loại ra ngoài những đệ tử của hắn và không được dự bàn tiệc của hắn ở trên trời. Trừ hỏa ngục ra, hắn không đưa ra điều gì mới về đạo đức hay triết lý. Hắn bất kính đối với mẹ và các em trai ( Matthew. 10:35-36, Luke. 14:26); hắn nói phải căm ghét cha mẹ và bỏ gia đình đi theo hắn. Hắn lên án sự tức giận nhưng chính hắn lại nhiều khi tức giận (Matthew. 5:22, Mk. 3:5). Hắn nguyền rủa người khác là đồ điên, đồ rắn rết, tuy hắn cảnh báo mọi người là ngôn ngữ như vậy sẽ bị đày xuống hỏa ngục (Matthew 5:22); Hắn tuyên bố: “Đừng tưởng là ta tới để mang lại hòa bình cho thế giới. Ta không tới để mang lại hòa bình mà là gươm giáo (Matthew 10:34). Hắn vô lý nguyền rủa cây sung không bao giờ ra trái nữa chỉ vì cây đó không có quả trái mùa để cho hắn ăn khi đói (Matthew 21: 19). Hắn đòi phải thiêu sống những người không tin hắn (John 15:6) [Giáo hội Ca-tô đã theo đúng lệnh này (The Church has complied with relish)]. Hắn ăn cắp một con ngựa (Luke 19:30-33). Hắn bảo người ta phải chặt cụt tay, chân, móc mắt (Matthew 5:29-30, 19:12). Bạn muốn tôi phải chấp nhận Giê-su, nhưng cám ơn nhé, tôi nghĩ tôi sẽ chọn bạn của tôi.

Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là quý vị đã làm những gì để cho người ta thù ghét. Người ta thù ghét vì quý vị yêu thương mọi người hay không yêu thương đủ hay sao? Điều này không hợp với lô-gíc thông thường. Nhưng những lời sám hối và xin lỗi trên của Giáo Hội Ca-tô Việt Nam chỉ là những lời trên đầu môi chót lưỡi, không có thành ý, vì đó chỉ là những lời nói đãi bôi mơ hồ. Giáo Hội nói đến “tạ tội” nhưng không nói rõ tội đó là những tội gì. Giáo Hội đã che dấu những tội ác đối với quốc gia, dân tộc, mà chỉ nói đến những tội vớ vẩn đối với các cá nhân. Thiếu lòng yêu thương như Giáo Hội nói không phải là một tội vì chính Chúa cũng thiếu lòng yêu thương như Dan Barker đã viết ở trên.. Không quan tâm đủ đến người nghèo cũng không phải là một tội. Tài sản của Vatican lên tới cả ngàn tỷ đô-la nhưng Vatican đã làm gì cho những người dân nghèo ở Ethiopa hay Rwanda v..v… Tiền của Giáo Hội giúp người nghèo chẳng phải là giúp mà chỉ để dụ họ vào đạo như lịch sử đã chứng minh. Người Việt Nam chẳng ai đã quên câu: “Theo đạo có gạo mà ăn”. Và những thông tin tin trên Internet gần đây cũng đưa ra sách lược của Giáo Hội Ca-tô ở Việt Nam dùng của cải, vật chất để khuyến dụ tín đồ. Đây là những sự kiện bất khả phủ bác.

Đọc những lời tạ tội đãi bôi trên của Giáo Hội Ca-tô Việt Nam tôi thấy Giáo Hội Việt Nam ít lương thiện hơn là Giáo Hội mẹ. Điều này không lạ vì thành phần những bậc chăn chiên Việt Nam, từ ngày giặc Pháp vào đất nước ta, phần lớn thuộc những thành phần nào trong xã hội, chúng ta đã rõ. Thật vậy, chúng ta còn nhớ tại Vatican, ngày 12 tháng 3, 2000, Giáo Hoàng John Paul II và ban tham mưu gồm 5 Hồng Y và 2 Tổng Giám Mục đã long trọng tuyên đọc những lời xưng thú liên quan đến 7 “núi tội ác” của Giáo Hội Ca-tô Rô-ma đối với nhân loại. Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận được hân hạnh đọc lên những lời xưng thú tội ác trong mục chống lại công lý và hòa bình v...v... của “Hội Thánh” Ca-Tô. Tuy những lời xưng thú rất đại cương , nhưng ít ra cũng cho chúng ta viết 7 núi tội ác của Ca-tô Rô-ma Giáo là những núi tội ác nào.

Giáo Hoàng và ban tham mưu thần học của ông đưa ra những lời xưng thú tội ác tổng quát trong 7 mục sau đây:

1. Xưng thú “tội ác chung”.

2. Xưng thú “tội ác trong khi phục vụ 'chân lý'” (Nhân danh chân lý Ca-tô, Giáo Hội đã phạm phải những tội ác vô tiền khoáng hậu đối với nhân loại như: Thánh Chiến, Tòa Án Xử Dị Giáo, những cuộc săn lùng và thiêu sống phù thủy v..v..)

3. Xưng thú “tội ác đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki-tô” [Các giáo hội Ki-tô như Ca-tô Rô-ma Giáo, Chính Thống Giáo, Phản Thệ Giáo (Tin Lành) đều chém giết nhau không nương tay. Nguyên ở Croatia trong Đệ Nhị Thế Chiến, Ca-tô giáo đã giết khoảng 700000 người Chính Thống Giáo (Orthodox) và gypsy.]

4. Xưng thú “tội ác trong sách lược bách hại dân Do-thái”. (Giáo Hội vu cho người Do-thái cái tội giết Chúa và bạo hành chống người Do-thái suốt bao nhiêu thế kỷ, đưa đến cao điểm là Hitler của Ca-tô Giáo đã giết 6 triệu người Do-thái trong Đệ Nhị Thế Chiến)

5. Xưng thú “tội ác trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển” (Giáo Hội đã làm tiên phong hoặc theo gót các thế lực thực dân đi xâm chiếm các nước kém phát triển và thực hiện những lời thú tội trên. Ở Việt Nam, xin đọc “Phép Giảng 8 Ngày” của tên thừa sai thực dân Alexandre de Rhodes, hay đọc những Kinh Nhật Khóa của Giáo Hội Ca-tô Việt Nam).

6. Xưng thú “tội ác trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.

7. Xưng thú “tội ác trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”. (Cưỡng bách người khác theo đạo, bạo hành những người theo đạo khác v…v…)

Đối với dân tộc Việt Nam, những lời xưng thú tội lỗi của Giáo Hội Ca-tô mẹ như trên đã bạch hóa nhiều sự kiện lịch sử. Những tác phẩm ngụy sử để biện bác, bào chữa cho Ca-tô Giáo ở Việt Nam của những tín đồ Ca-tô Việt Nam như Phan Phát Huồn, Vũ Đình Hoạt, Bùi Đức Sinh v..v.. đã trở thành vô giá trị. Vì sự bách hại đạo Ca-tô ở Việt Nam không bắt nguồn từ lý do tôn giáo mà vì ý muốn thống trị của Ca-tô Giáo, vì thái độ thù nghịch của Ca-tô Giáo đối với các tôn giáo truyền thống của dân tộc Việt Nam, vì sự liên kết của Giáo hội Ca-tô với những thế lực thực dân đưa đến sự đô hộ Việt Nam của Pháp, vì sự coi thường, không tôn trọng nền văn hóa Việt Nam, vì đã đào tạo một lớp giáo dân cuồng tín, sẵn sàng phản bội quốc gia, vì đã khích động gây nội loạn trong đất nước Việt Nam v…v… Tất cả những điều này đã được sử sách ghi rõ. Những lý do cấm đạo mà những tín đồ cuồng tín Ca-tô bịa ra như các Vua Triều Nguyễn thù nghịch Ca-tô Giáo vì đạo này đối nghịch với Nho Giáo, giới Văn Thân “Bình Tây Sát Tả” vì Ca-tô làm cho họ mất thế đứng trong xã hội hay mất nồi cơm, vì đạo Ca-tô chủ trương công bằng, bác ái v..v… nay đã không còn một giá trị nào, vì toàn bộ những luận cứ này đã bị chính Giáo Hoàng của họ phủ bác dứt khoát qua những lời xưng thú tội lỗi trên.

Mặt khác, những lời xưng thú tội lỗi của Giáo Hội đã bảo đảm giá trị của những tác phẩm nghiên cứu về Ca-tô Giáo trên thế giới, và của một số tác giả Việt Nam: ví dụ như cuốn "Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam" của Cao Huy Thuần, cuốn "Thập Giá và Lưỡi Gươm" của LM Trần Tam Tĩnh, cuốn "Công Giáo Chính Sử" của Trần Chung Ngọc, cuốn "Thực Chất Của Giáo Hội La Mã" của Nguyễn Mạnh Quang, cuốn "Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm" của Charlie Nguyễn v..v.. vì trong những cuốn này, các tác giả không làm chuyện gì khác hơn là đưa ra phần nào chi tiết sự thật về những tội ác của Ca-tô Giáo đối với nhân loại nói chung, đối với Việt Nam nói riêng, những sự thật mà Giáo Hoàng, đại diện cho Ca-tô Giáo, đã thừa nhận qua những lời xưng thú những tội lác tổng quát và xin được tha thứ ở trên.

Vì Giáo Hoàng đã công khai xưng thú tội lỗi của Giáo Hội Ca-tô đối với nhân loại, những tác phẩm vạch trần những tội lỗi trên ngày nay đã được bảo đảm giá trị trí thức. Giáo Hội và các tín đồ Ca-tô cuồng tín không còn có thể tiếp tục theo sách lược vu khống từ trước tới nay của Giáo Hội, lên án các tác phẩm nghiên cứu sự thật trên là chống Ca-tô, hay là chụp mũ Cộng Sản chống tôn giáo, hoặc là tác phẩm của những kẻ thù của Ca-tô Giáo v..v...

Cùng một tiết tấu bâng quơ, đại cương, “mơ hồ”.

Giáo Hội Ca-tô Việt Nam đã phạm nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam, nhưng qua những lời xưng thú mơ hồ đãi bôi ở trên chúng ta không biết là Giáo Hội đã có những tội ác nào. Giáo Hội xin lỗi những tội về những vấn đề vốn không phải là tội như “không yêu thương đủ” hay “không quan tâm đủ đến người nghèo”. Còn các tội thực sự thì không nói đến. Theo Học Hội Đức Giê-su Ki Tô Phục Sinh ở Houston thì hành động tạ tội của Giáo Hội cũng giống như Giáo Hội mẹ nhưng thiếu lương thiện hơn và là thủ đoạn trong “khoa thần học phù phép, ảo thuật" biến “núi tội thành con chuột”.

Vậy thật ra thì Giáo Hội Ca-tô Việt Nam đã phạm những tội ác nào đối với nhân dân Việt Nam? Sử sách đã viết rõ, sau đây là một số tội ác điển hình:

- Giáo Hội đã tiếp tay với thực dân Pháp để đưa nước nhà vào vòng nô lệ của thực dân Pháp như Giám Mục Puginier đã khẳng định.

- Giáo Hội đã dựa vào thế lực của thực dân Pháp để chiếm hữu tài sản đất đai của nhân dân qua những thủ đoạn có thể gọi là bất lương, thí dụ như cho nông dân vay tiền để cầy cấy và khi không trả được nợ và lãi thì tịch thu ruộng đất v..v…

- Giáo Hội đã theo sách lược của Giáo Hội mẹ, cướp phá chùa chiền để làm nhà thờ. Những vụ điển hình là Nhà Thờ Lớn Hà-Nội, Nhà Thờ Đức Bà ở Saigon, Nhà Thờ La Vang ở Quảng Trị v…v… đều là đất và cơ sở của các chùa trước đây. Trong thời Ngô Đình Diệm, linh mục dưới chính quyền Ca-tô đã cưỡng chiếm đất đai của người dân, cưỡng bách người ngoài đạo phải theo đạo, kỳ thị Phật Giáo và các tôn giáo khác, tấn công chùa chiền, giết hại tăng ni phật tử mà không có bất cứ lời phản đối nào của Giáo Hội.

- Giáo Hội đã viết ra những kinh nhật khóa mà nội dung có tính cách phỉ báng Phật Giáo và mạ lỵ cả dân tộc.

- Giáo Hội đã sửa đổi lịch sử vinh danh những kẻ có tội với dân tộc như Alexandre de Rhodes, Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Ký, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Diệm v…v….

- Giáo Hội vẫn giữ tinh thần tuyệt đối nô lệ một ngoại bang: tiểu quốc Vatican, dù Vatican ngụy trang đàng sau bộ mặt tôn giáo. Như vậy là trái với tinh thần không lệ thuộc ngoại bang dưới bất cứ hình thức nào của dân tộc Việt Nam suốt trong mấy ngàn năm lịch sử.

Theo lời diễn giải của giáo hội mẹ trước đây thì hành động xưng thú tội lỗi này là một hành động can đảm để thanh tẩy ký ức (purification of memory) có tác dụng cất bỏ mặc cảm tội lỗi của Giáo Hội qua hành động ăn năn thống hối và thú nhận tội lỗi. Một ký giả đã nhận xét như sau: Nhưng nếu Giáo Hoàng cho rằng, với những lời xưng thú tội lỗi của Giáo Hội, đọc lên trong vài mươi phút, là có thể xóa bỏ cái lịch sử 2000 năm chứa đầy tội ác của Giáo Hội thì Ngài đã lầm. (If the pope thinks that he can wipe out the criminal record of the Church in the last 2000 years in a 15-minute sermon, he’s wrong.)

Tờ Newsweek ngày 20 tháng 3, 2000 cũng viết: Nhưng làm sao mà Giáo Hoàng nào có thể tính toán được, đừng nói đến thống hối, mọi tội lỗi mà Giáo Hội đã phạm nhân danh đức tin Ca-tô trong ngàn năm qua? (But how can any pope account for, much less repent for, all the sins committed in the name of the Catholic faith over the past thousand years?)

Kết luận: "Xin được tha thứ" chỉ là một bước đi chính trị để xoa dịu dư luận quần chúng trong một thế giới mà sự tiến bộ trí thức không cho phép Giáo Hội hành xử như trước [vì như học giả John Remsburg đã viết: bó củi (để thiêu sống người) và cây gươm (để giết người) đã bị tước đoạt khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo Hội (The fagot and the sword have been wrested from her bloody hands...)], hoặc che dấu sự thực lâu hơn nữa.

Đối với Giáo Hội con ở Việt Nam tôi cũng có thể nói rằng:

- Nhưng nếu Giáo Hội cho rằng, với những lời xưng thú hời hợt tội lỗi của Giáo Hội, đọc lên trong vài phút, là có thể xóa bỏ cái lịch sử mấy trăm năm chứa đầy tội ác của mình thì Giáo Hội đã lầm.

- Nhưng làm sao mà Giáo Hội có thể tính hết được, đừng nói đến thống hối, mọi tội lỗi mà giáo hội đã phạm nhân danh đức tin Ca-tô trong mấy trăm năm qua ở Việt Nam?

Giáo Hội vẫn luôn luôn cho rằng tạ tội với Chúa và xin Chúa tha tội là trước hết. Giáo Hội vẫn giữ thái độ kiêu căng tự tôn của thời Trung Cổ: cho rằng chỉ có Chúa là có quyền tha tội cho Giáo Hội. Đây cũng là điều mà khi xưa Giáo Hội đã từng áp dụng ở bất cứ nơi nào mà mình có quyền hành và ở thế mạnh: những linh mục, giám mục v..v.. của Giáo Hội, bất cứ họ làm điều ác ôn nào, không ai có quyền phán xét họ ngoài Giáo Hội.

Nói tóm lại, Chúa chỉ là cái bung xung mà Giáo Hội đưa ra để tha hồ làm điều ác, vì làm xong chỉ việc xưng tội với Chúa, xin Chúa tha tội là ký ức đã được thanh tẩy, là mặc cảm tội lỗi đã được cất bỏ, là lương tâm lại yên ổn để tiếp tục làm ác, nếu ở vị thế có quyền hành và có cơ hội thuận tiện. Chúa chỉ là cái bình phong Giáo Hội đưa ra để che đậy, bảo vệ và duy trì định chế độc tài của chính Giáo Hội chứ thật ra chẳng làm gì có chuyện Chúa tha tội hay không tha tội.

Chúng ta cũng biết, ở Việt Nam, khi các con chiên phàn nàn về mấy ông linh mục làm bậy thì giám mục “bề trên” cũng khuyên rằng: “các con đừng có nói hành các cha mà mang tội với Chúa”. Điều này có nghĩa là “cha cũng như Chúa”, đưa Chúa ra làm bung xung che đỡ cho những hành động bậy bạ của các cha “bề trên”.

Nhìn kỹ vào vấn đề xưng tội cùng Chúa và xin Chúa tha thứ, chúng ta thấy có nhiều điều không ổn, và việc xưng tội cùng Chúa không hợp với lô-gic thông thường, không có căn bản vững chắc, thực chất chỉ là một thủ đoạn của Giáo Hội trước đám tín đồ thấp kém bị huyễn hoặc bởi những luận điệu đầy tính chất mê tín dị đoan. Tại sao? Vì Giáo Hội đã theo đúng những lời trong Thánh Kinh, được coi là chứa những lời không thể sai lầm của Chúa, nên mới có những hành động dã man tàn bạo đối với nhân loại. Chúa không thể tha thứ cho Giáo Hội, vì chính Chúa là nguồn cảm hứng và cũng là nguồn chỉ đạo tâm linh cho Giáo Hội, hướng dẫn Giáo Hội. Vậy nếu Giáo Hội phạm tội, thì theo một nghĩa nào đó, tội của Chúa nặng hơn tội của Giáo Hội, vì Giáo Hội chỉ là cấp thừa hành. Đây không phải là những lời vô căn cứ, có tính cách phỉ báng Chúa, mà dựa trên sự kiện đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm nghiên cứu.

Lời thú tội thứ hai của Giáo Hội mẹ: Xưng thú “tội ác trong khi phục vụ 'chân lý'” , "chân lý" của Ca-tô Rô-ma Giáo trong khi thực hiện chân lý của Chúa Ki-tô, đã chứng minh hơn gì hết cho luận cứ trên.

Đâu là hành động cụ thể của việc “xin lỗi”?

Vấn đề chính là trong tương lai Giáo Hội Ca-tô Việt sẽ có những hành động cụ thể nào để thực hiện hy vọng của Giáo Hội là đi đến Hòa Giải. Giáo Hội có công khai thẳng thắn xưng thú những tội lỗi của Giáo Hội đối với dân tộc như trên không, ít ra cũng đại cương giống như việc thú tội và xin tha thứ 7 núi tội ác của Giáo Hội mẹ như trên (rõ ra là những tội gì).

Giáo Hội có những biện pháp gì để đền bù những tội lỗi của Giáo Hội không, thí dụ như trả lại đất đai của các nhà chùa mà trước đây Giáo Hội đã chiếm hữu một cách không chính đáng.

Giáo Hội có bỏ đi những câu không thích hợp trong những kinh nhật khóa không? Giáo Hội có bỏ đi những áp lực bắt người hôn phối khác đạo phải học đạo trước khi cưới, và con cái sinh ra phải đi rửa cái tội không hề có không? Giáo Hội có bỏ đi sách lược dùng của cải vật chất để truyền đạo không? Và Giáo Hội có nghĩ đến việc độc lập với Vatican không? Giáo Hội có tuyên hứa trước quốc dân đồng bào là sẽ không bao giờ tái phạm những lỗi lầm của Giáo Hội trong quá khứ và hiện tại không? Còn nhiều điều nữa nhưng tôi cho thế cũng tạm đủ.

Sau cùng, Giáo Hội hy vọng với vài lời xin lỗi như trên có thể tạo nên sự hòa giải giữa lòng dân tộc, nhưng Giáo Hội vẫn giữ thái độ trịch thượng bất kể đến cảm nghĩ của những người ngoại đạo, như tôi đã trình bày về hành động trịch thượng vô trí của Hồng Y Etchégaray ở trên, ngụy trang đàng sau bộ mặt “thiện chí”.

Muốn xóa vết chân cũ, để dẫm thêm những bước chân mới.

Chúng ta không bao giờ nên quên là Ca-tô Rô-ma Giáo có 2000 năm kinh nghiệm để tồn tại, vượt qua bao biến cố tưởng tưỏng không thể cứu vãn. Chúng ta cũng không bao giờ nên quên là Ca-tô Rô-ma Giáo chưa bao giờ từ bỏ con đường xâm lăng văn hóa và tôn giáo của mình, vì tự cho Ca-tô Rô-ma Giáo là con đường duy nhất để đi đến hòa giải với Thiên Chúa, lẽ dĩ nhiên là Thiên Chúa của Ca-tô Giáo.

Những điều này thể hiện rõ trong những phát biểu của Giáo Hoàng Benedict XVI và Giáo Hội Ca-tô Việt Nam.

Giáo hoàng nói:

“Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý hướng đó, chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ”

Ngài không giải thích cho chúng ta biết tại sao các con chiên của ngài lại cần phải hòa giải với Thiên Chúa. Ngài cũng chỉ nói một cách hết sức đại cương là “nhìn nhận những sai lỗi” mà không nói ra đó là những sai lỗi nào. Sai lỗi có nhiều mức độ, có những sai lỗi thông thường không đáng kể, và có những sai lỗi trầm trọng đối với quốc gia dân tộc. Nếu chúng ta không biết đó là những sai lỗi nào thì chúng ta dựa vào đâu để mà tha thứ và tha thứ như thế nào?

Trong Diễn văn Khai mạc Năm Thánh, Chủ tịch HĐGMVN, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, nhấn mạnh:

"Chúng ta khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm thiếu sót đó, chân thành xin Chúa và mọi người tha thứ, để với tâm hồn thanh thản, chúng ta mạnh mẽ tiến lên trên con đường loan báo Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người cho anh chị em đồng bào của mình."

Giáo hội Ca-tô Việt Nam đã làm bao nhiêu việc thất đức đối với quốc gia, dân tộc, và nay với vài lời “chân thành xin Chúa và mọi người tha thứ” rồi tâm hồn lại thanh thản, coi như không có chuyện gì. Với tâm trạng như vậy thì rất có thể Giáo Hội lại sai phạm những lỗi lầm cũ, và rồi, trong một tình thế nào đó, lại xin Chúa và mọi người tha thứ, và tâm hồn lại thanh thản. Chúng ta cũng biết là các con chiên, sau khi đi xưng tội với các bề trên, được tha tội, rồi coi như không có chuyện gì, lại yên tâm để tái phạm tội lỗi.

Mục đích của Giáo Hội là hi vọng với vài lời xin lỗi đại cương mơ hồ có thể xóa bỏ được những tội lỗi trong quá khứ, và hiện tại, để tiếp tục con đường loan báo Tin Mừng của Chúa, nghĩa là tiếp tục sách lược cải đạo và xâm lăng văn hóa như cũ, vì văn hóa Ki-tô Giáo đối ngược với văn hóa Á Đông. Giáo Hội không cần biết là ngày nay, ở Âu Châu, Tin Mừng của Chúa đang rơi vào những cặp tai không muốn nghe, vì giới trí thức và người dân Âu Châu đã cho Tin Mừng của Chúa chỉ là điều mê tín cổ xưa. Tại sao, chính Giáo hoàng Benedict XVI đã phải than nhiều lần là: “Âu Châu ngày nay sống như là không hề biết đến Thiên Chúa, mà cũng chẳng cần đến sự cứu rỗi (Tin Mừng) của Chúa Giê-su nữa”. Tại sao Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, sau phiên họp năm 1999, đã phải tuyên bố là: “Âu Châu ngày nay sống như là không hề biết đến Thiên Chúa”. Và tại sao Giáo Hội Ca-tô Việt Nam vẫn muốn mang cái loại Tin Mừng này để đầu độc đầu óc người dân Việt Nam?

Chúng ta cũng còn nhớ, Giáo Hoàng Benedict XVI đã “ban huấn từ” (sic) cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam như sau:

Khi đem tới nét đặc thù của mình - là việc loan báo Tin Mừng của Chúa Ki-tô - Giáo Hội đóng góp vào việc phát triển nhân bản và thiêng liêng của con người, nhưng cũng đồng thời đóng góp vào sự phát triển đất nước. Việc tham gia vào tiến trình này là một bổn phận và một sự đóng góp quan trọng, nhất là vào thời điểm mà Việt Nam đang từ từ mở ra đối với cộng đồng quốc tế.

Chúng ta thấy rõ, đó là chủ trương “Hòa Giải” của Ca-tô Rô-ma Giáo, "hòa giải" để xâm lăng, chinh phục chứ không phải hòa giải để sống chung hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Chiêu bài “hòa giải” của Ca-tô Rô-ma Giáo thiên hạ đã rõ. Chiêu bài đó như sau:

“Xin lỗi nhé! Nhân danh Chúa của chúng tôi, chúng tôi đã nô lệ hóa các người. Xin lỗi nhé! Chúng tôi đã giết các người. Xin lỗi nhé! Chúng tôi đã chia rẽ, xâu xé, tàn phá quốc gia của các người. Bây giờ các người có thể tin tưởng ở chúng tôi được rồi." (Nguồn: A freethinker: Sorry! In the name of our God, we enslaved you. Sorry! We killed you. Sorry! We screwed up your country. You can trust us now.)

Giáo Hội Ca-tô chưa bao giờ đưa ra lời hứa, hay lời thề trước Chúa, là sẽ không bao giờ tái phạm những lỗi lầm trong quá khứ, ngoài mấy lời xin lỗi bâng quơ tạ tội với Chúa và xin được tha thứ. Cho nên chúng ta không nên đưa vội tay ra bắt tay hòa giải. Chúng ta cũng không nên vội ôm "người anh em" Ca-tô mà không đề phòng lưỡi dao găm kề sau lưng. Với những kinh nghiệm lịch sử, chúng ta không nên vội tin những gì Tòa Thánh hay Giáo Hội Ca-tô Việt Nam hứa hẹn hay tuyên bố. Tại sao? Chúng ta nên nhớ câu thời danh của Tổng Thống Ronald Reagan: “Trust, But Verify” (Tin, Nhưng Để Coi Xem “Việc Làm Đi Đôi Với Lời Nói” Không Đã)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(*) Người Pharisêu được Giáo Hội Công Giáo diễn tả như là một giới người đạo đức giả, tự đắc, huênh hoang, trái ngược với sự sự khiêm nhượng của giới người thu thuế. Bạn đọc có thể xem bài giảng về hai hạng người này của Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb http://www.vietnhim.com/dongnhim/archive/index.php/t-17329.html

[1] [Blessings come under the category of sacramentals. Unlike a sacrament, a sacramental does not itself confer the grace of the Holy Spirit. Nevertheless, like a sacrament, a sacramental helps the faithful to sanctify each moment of life and to live in the paschal mystery of our Lord.

Among the sacramentals, blessings would be foremost. In the decree publishing the Book of Blessings, Cardinal Mayer wrote, “The celebration of blessings holds a privileged place among all the sacramentals created by the Church for the pastoral benefit of the people of God. As a liturgical action the celebration leads the faithful to praise God and prepares them for the principle effect of the sacraments.

By celebrating a blessing, the faithful can also sanctify various situations and events in their lives.

Blessings are signs to the faithful of the spiritual benefits achieved through the Church’s intercession.]

[2] [What is a Blessing?:

In the Bible, a blessing is depicted as a mark of God’s relationship with a person or nation. When a person or group is blessed, it is a sign of God’s grace upon them and perhaps even presence among them. To be blessed means that a person or people take part in God’s plans for the world and humanity.

An act of blessing links theology, liturgy, and ritual. Theology is involved because a blessing involves the intentions of God. Liturgy is involved because a blessing occurs in the context of liturgical readings. Ritual is involved because significant rituals occur when a “blessed” people remind themselves about their relationship with God… ]