Sunday, November 29, 2009

GS Nguyễn Mạnh Quang - Vụ Án Nữ Anh Hùng Jeane D’Arc: Lên Án Phù Thủy Gần 500 Năm Rồi Phong Thánh

Mèo chỉ muốn bổ sung vào bài này một vài chi tiết thú vị về vụ xử Jeanne D'Arc của Giáo Hội Công Giáo là khi ra tòa, bà đã bị hỏi gài rằng: "Thượng Đế có ủng hộ ngươi hay không?" và bà đã trả lời nước đôi rằng: "Nếu không có, thì tôi cầu xin Thượng Đế hãy ủng hộ tôi.  Nếu có, thì xin Thượng Đế hãy tiếp tục ủng hộ tôi."

"Asked if she knew she was in God's grace, she answered: 'If I am not, may God put me there; and if I am, may God so keep me."

Tại sao tòa Công Giáo hỏi bà câu đó? Vì nếu bà Jeane trả lời là có thì bà sẽ bị xử chết vì tội theo ngoại giáo.  Tín điều của nhà thờ Công Giáo bảo rằng không ai có thể biết được Thượng Đế ùng hộ việc mình làm.  Nếu bà ta trả lời không, thì bà vẫn bị xử chết như thường vì bà đã tự thú nhận đã làm trái ý Thượng Đế.  Thư ký tòa án Boisguillaume sau đó nói rằng khi nghe câu trả lời của bà Jeanne, đám người thẩm vấn đã bị thộn mặt ra.

The question is a scholarly trap. Church doctrine held that no one could be certain of being in God's grace. If she had answered yes, then she would have convicted herself of heresy. If she had answered no, then she would have confessed her own guilt.  Notary Boisguillaume would later testify that at the moment the court heard this reply, "Those who were interrogating her were stupefied."

Đây là một thí dụ cho thấy sự xảo quyệt của cái Giáo Hội tự cho mình là "Giáo Hội Thánh Thiện" này! 

Bà đã bị đốt cho đến khi vừa chết và người chịu trách nhiệm hành hình đã bới than ra cho dân chúng thấy được cái xác để không ai có thể đồn rằng bà trốn thoát.  Sau đó họ tiếp tục đốt cái xác cho đến khi thành tro.

Xâm lược một quốc gia là một chuyện.  Dập tắt tinh thần kháng cự, bình định người dân trong đầu của họ là một chuyện hết sức quan trọng khác.  Bà Jeane là biểu tượng và hy vọng của người Pháp lúc đó nên "Giáo Hội Thánh Thiện" và người Anh phải giết chết cả thể xác và linh hồn của biểu tượng này để dập tắt hy vọng của dân Pháp! Giáo Hội "Thánh Thiện" đã giúp người Anh làm chuyện này vì một mình quân xâm lược thì lấy tư cách gì để mà "xử tội" người lãnh đạo kháng chiến? Cái hạ tiện hơn nữa là họ dùng danh nghĩa "Thượng Đế" để "xử tội" những người chống đối HỌ! 

Mèo không nghĩ rằng người Anh không muốn giết bà Jeanne theo một số ý kiến khác.

------------------------------------------------------------------------------

08 tháng 11, 2009

Vào những năm cuối thập niên 1420, Giáo Hội La Mã liên kết với chính quyền Anh đem quân xâm lăng nước Pháp (giống như vào giữa thế kỷ 19, Giáo Hội liên kết với chính quyền Pháp đem quân tấn chiếm Việt Nam).  Bà Jeanne d’Arc lúc đó mới có 17 tuổi (sinh năm 1412) chiêu mộ được một số quân lính kháng chiến chống lại liên quân Anh-Vatican.  Sau một thời gian chiến đấu anh dũng, Bà bị quân Anh bắt được.  Người Anh đã tính phóng thích Bà, nhưng dưới áp lực của Giáo Hội La Mã, Bà bị đưa ra Tòa Án Dị Giáo rồi bị thiêu sống cho tới chết.  Theo tài liệu biographyonline.net:

“Người Anh và các ông tu sĩ Da-tô ủng hộ người Anh quyết định đưa Bà ra tòa án xử về tội là phù thủy.  Trên nhiều góc độ, vụ án này là một màn kịch mà kết cục đã được dàn xếp một cách thông minh bởi Giám-mục Pierre Cauchon.  Giám-mục Pierre Cauchon là người ủng hộ trung thành của quân Anh và thù ghét Jeanne d’ Arc chỉ vì Bà đã làm sống lại lòng tự hào dân tộc của người Pháp.  Bà bị tuyên án tử hình bằng cách đem thiêu sống trên cọc..."[1]

Sách Men And Nations cũng viết:

“Cuối cùng Jeanne bị địch quân bắt được và nộp cho chính quyền Anh. Bà bị đưa ra tòa án của Giáo Hội La Mã xử tử hình về tội làm phù thủy. Sau đó người ta  trói bà vào một cái cọc, rồi chụm củi khô và châm lửa thiêu sống cho đến chết vào năm 1431.” [2]

http://www.galenfrysinger.com/france_rouen_joan_of_arc.htm

(Ảnh chụp nơi Nữ Anh Hùng Joan D'Arc bị thiêu sống ở cây cột, nay là khuôn viên của nhà thờ ở Rouen.

Ảnh nguồn http://www.galenfrysinger.com/)

Thực ra, khi bắt được Jeanne d’ Arc, người Anh muốn phóng thích Bà. Thế nhưng, Giáo Hội La Mã là đồng minh của quân Anh, khăng khăng đòi giữ lại và đưa Bà ra tòa để xử về tội mà Giáo Hội gán cho là “làm phù thủy”. Vì nể tình Giáo Hội có những tín đồ người Pháp làm nội gián cho quân Anh, cho nên người Anh mới đành trao Bà cho Giáo Hội. Vì vậy mà Bà bị xử thiêu. Sát hại Bà rồi, sau đó, liên tục hết năm này qua năm khác, hết thế kỷ này đến thế kỷ khác, tính ra có tới hơn bốn trăm năm, Giáo Hội cũng như giới tu sĩ các cấp và giáo dân cuồng tín luôn luôn vu khống và nói xấu Bà bằng đủ mọi thứ ngôn từ hạ cấp để biện minh cho việc sát hại Bà một cách hết sức dã man như đã nói trên.

Dù cho Giáo Hội đã kết tội Bà là “con mụ phù thủy” hay “tà giáo” thì dân tộc Pháp cũng vẫn cương quyết tôn vinh Bà là nữ anh hùng dân tộc, và Bà mãi mãi vẫn được coi như một vị cứu tinh của đất nước (the savior of the country).  Hồi năm 1988, khi đến thăm Viện Bảo Tàng Wax Museum tại thành phố Victoria, đảo Victoria (thuộc tỉnh Vancouver BC, Canada), người viết thấy tượng hình của Bà Jeane d’ Arc (1412-1431), tượng hình của Hoàng Đế Napoléon I (1769-1821) và tượng hình của Tổng Thống Charles De Gaulle (1890-1970), ở kế bên có hàng chữ “the saviors of France” (những vị cứu tinh của nước Pháp).

Thế rồi, vật đổi sao dời.

Cách Mạng Pháp 1789 đã truất bỏ hết tất cả tài sản và quyền lực của Giáo Hội. Từ đó, Giáo Hội mất đi cái quyền bắt đưa ra tòa dị giáo xử tội “tà giáo” hay “phù thủy” đối với những người không chịu khuất phục Giáo Hội.


Đến đầu thế kỷ thứ 20, ở Âu Châu không còn có phong kiến phản động nào nữa để cho Giáo Hội vận động thành lập liên minh thánh. Giáo hội kể như không còn quyền hành gì nữa ở Pháp cũng như ở Âu Châu.  Cảm thấy không còn hy vọng đem quân tràn vào nước Pháp để tiêu diệt chính quyền Cách Mạng và tiêu hủy các công trình Cách Mạng 1789, Vatican quay ra phong thánh cho Bà Jeanne d’ Arc để lấy lòng nhân dân Pháp với hy vọng sẽ được các chính quyền thực dân Pháp nể tình cho dự phần chia chác các quyền lợi tại các thuộc địa trong đó có Đông Dương.  Sự kiện này cho chúng ta thấy rằng bất kỳ vào thời điểm nào Giáo Hội La Mã cũng có dư thừa những thủ đoạn lưu manh và lừa bịp.

Việc phong thánh "vuốt đuôi" cho Bà Jeanne d’ Arc vào năm 1920 này chỉ là một trong muôn ngàn thủ đoạn lừa bịp người đời của Giáo Hội.  Hành động ma giáo trong vở tuồng phong thánh cho Bà Jeanne d’ Arc cho chúng ta thấy rõ một trong những thủ đoạn cao cường trong trò chơi tráo trở lá mặt lá trái của Giáo Hội để đánh lừa hậu thế. Tự điển The American Heritage Dictinonnary Of the English Language viết về Bà như sau: “Joan of Arc, Saint. French name Jeanne d’Arc. Called “the Maid of Orléans,” “La Pucelle” (1412-1431). French heroine and military leader, condemned for witchcraft and heresy and burned at the stake; canonized 1920.”

Người viết không biết người dân Pháp nghĩ như thế nào về việc Giáo Hội La Mã phong thánh cho Bà Jeanne d’Arc, và cũng không biết khi được Giáo Hội La Mã phong thánh vào năm 1920, Bà Jeanne d’ Arc có cảm thấy sung sướng và hãnh diện hay ghê tởm phải ngồi chung với những tên tội đồ khốn kiếp, phi nhân, phi luân, phi cầm, phi thú, phản dân, phản nước như 117 tên tội đồ chống lại tổ quốc Việt Nam được phong thánh vào ngày 19/6/1988, và 120 tên tội đồ súc sinh chống lại dân tộc và đất nước Trung Hoa được phong thánh vào ngày1/10/2000.  Có lẽ cũng vì kinh nghiệm hơn ai hết về bài bản tráo trở của Giáo Hội La Mã, ngày nay dân Pháp đã ra khỏi Giáo Hội và bỏ các nhà thờ vắng tanh.

Riêng về phía người Việt Nam, ngoại trừ những phường vong bản, chúng ta cảm thấy vô cùng hãnh diện về câu nói của ông dân Chúa Giuse Phạm Hữu Tạo: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là thánh của Đại Công Ty Rôma” (phỏng theo câu nói của Trần Bình Trọng ngày xưa: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.)

Chuyện Bà Jean d’Arc và sự tráo trở lươn lẹo của Giáo Hội được ông Dân Chúa Phan Đình Diệm (cũng là Hội Trường Học Hội Đức Giê-su Ki-tô Phục Sinh) nhận xét như sau:

“Trong 7 chương tội mà Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh cáo thú (vào sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000), có nhiều tội danh phải kể là “vượt tội” mang cấp cộng hay cấp số nhân.  Ví dụ: Giáo Hội phạm tội A, muốn giấu kín và bưng bít tội A, Giáo Hội nhắm mắt phạm thêm tội B để bảo vệ tính bí nhiệm của tội A. Giáo Hội bị cuốn hút vào quy luật đổ giây chuyền của những con bài domino, Giáo Hội phạm tội C để bảo vệ A + B (cả hai tội A và B)… Thử tưởng tượng từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon (đồng âm với con heo “cochon”) thiêu sống Bà Jean d’Arc cho đến ngày Bà được phong thánh là 400 năm, các tòa giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiêu lần: Giết Bà cũng là Giáo Hội, phong thánh cho Bà cũng là Giáo Hội, nhưng có mấy ai được may mắn như Bà. Hầu hết các trọng tội Giáo Hội phạm tại các “Tòa Điều Tra Dị Giáo” là tội đẻ ra tội theo cấp số cộng và cấp số nhân.” [3]

Trong vụ án Bà Jeanne D'Arc, Giáo Hội phạm tội đầu tiên là vu cáo cho Bà  là phù thủy và tà giáo. Tiếp đến tội thứ hai là thiêu sống Bà cho đến chết cực kỳ dã man... Hai tội này đẻ ra tội thứ ba là “từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon (đồng âm với con heo “cochon”) thiêu sống Bà Jeanne D'Arc cho đến ngày Bà được phong thánh là 400 năm, các tòa giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiêu lần?” Chưa hết, tội thứ tư là diến trò hề đạo đức giả để lừa bịp người đời bằng việc phong thánh cho bà vào năm 1920.

Những việc làm tàn ngược, tráo trở và lật lọng trên đây cho chúng ta thấy cái tâm địa, miệng lưỡi và bộ mặt thật của Giáo Hộ La Mã quả thật là vô cùng ghê tởm!

Việc Giáo Hội La Mã sát hại Bà Jeanne d’ Arc một cách cực kỳ dã man rồi “ăn gian nói dối, vu oan giá họa” cho Bà đủ điều xấu xa để che giấu và lấp liếm tội ác của Giáo Hội khiến cho chúng ta nhớ đến những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã (gồm cả các con chiên người Việt) đối với dân tộc và tổ quốc Việt Nam trong đó có những hành động đánh phá và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến chống lại Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican.

Tương tự như việc Giáo Hội và bọn con chiên cuồng tín người Pháp đối với Bà  Jeanne d’ Arc cả một thời gian dài hơn bốn trăm năm, từ mùa thu năm 1945, Tòa Thánh Vatican và bọn quạ đen cùng nhóm thiểu số con chiên cuồng tín người Việt cũng phóng ra những chiến dịch bới móc đời tư và thêm thắt xấu xa để hạ giá và sỉ nhục cụ Hồ Chí Minh chỉ vì Cụ đã thành công trong việc lãnh đạo cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và sau đó  lại đánh đuổi Liên Minh Xâm Lăng  Mỹ - Vatican để lấy lại miền Nam, đem giang sơn về một mối. Do đó chúng ta chẳng lấy làm lạ về việc bọn "tôi tớ hèn mọn" của Giáo Hội Chúa là linh mục Nguyễn Hữu Lễ và cừu non Trần Quốc Bảo đã thực hiện cuốn DVD mang tên "Sự Thật Về Hồ Chí Minh" (sic), để làm các việc đê tiện và bỉ ổi theo truyền thống đó của Giáo Hội.

Bà Anna Eleanor Roosevelt, đệ nhất phu nhân thời Tổng Thống Mỹ Franklin Roosevelt (1933 to 1945), cũng là một nhà tranh đấu cho dân quyền, đã từng nói "Great minds discuss ideas. Average minds discuss events. Small minds discuss people."  Những lớp dạy về nghiên cứu, phê bình, nhất là nhân vật lịch sử, cũng dạy học sinh “xét việc làm, chứ không xét đời tư cá nhân”.  Nội dung của cái DVD do linh mục Nguyễn Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo thực hiện hoàn toàn không đá động gì đến đại công nghiệp của Cụ Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, việc mà cả thế giới đều nể trọng, lại toàn kể những chuyện cá nhân, bươi móc những chuyện đời tư không liên quan đến sự nghiệp của ông.

Xin kể một vài thí dụ để làm sáng tỏ vấn đề.

Chu Nguyên Chương thuở bé là đứa trẻ mồ côi, sống đời lang thang, đi ăn mày rồi gia nhập vào đảng cướp.  Tất nhiên, nếu xét đời tư của ông, thì người ta có thể gọi ông là một tên ăn mày hay một thằng ăn cướp.  Nhưng vì sau khi ông đã thành công trong việc lãnh đạo một lực lượng đánh đuổi giặc Nguyên, giành lại chủ quyền độc lập cho người Hán, thì dân Trung Hoa tôn ông làm vị đại anh hùng của đất nước, và lập đền để thờ ông.

Khi ông đội Trịnh Văn Cấn chưa tham gia vào kế hoạch nổi loạn chống giặc Pháp của nhà ái quốc Lương Ngọc Quyến, thì người dân Việt Nam có thể xếp loại ông là một tên Việt gian phản quốc. Nhưng sau khi ông tham gia vào kế hoạch vùng dậy chiếm đồn giặc, phát động cuộc khởi nghĩa đuổi giặc để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, thì dân ta lại tôn vinh ông lên hàng anh hùng dân tộc và lập đền thờ thờ ông để đời đời ghi nhớ công ơn của ông đối với đất nước.  Đối với nhà ái quốc Trịnh Văn Cấn mà dân ta còn tôn kính như vậy, thì lẽ tất nhiên là đối với Cụ Hồ Chí Minh, công nghiệp của Cụ đối với dân tộc có thể sánh với công nghiệp đuổi giặc Nguyên của Vua Trần Nhân Tông Và Đức Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn, hay công nghiệp đuổi giặc Minh của Vua Lê Lợi và ông Nguyễn Trãi, hay công nghiệp đuổi giặc Thanh của Vua Quang Trung và ông Ngô Thời Nhiệm.

Thực ra, việc đánh đuổi liên minh Pháp-Vatican hay Mỹ-Vatican còn gian khổ hơn vì rằng phe giặc không những đã có nhiều ưu thế về vũ khí và phương tiện chuyển vận như không quân, hải quân, thiết vận xa,... mà còn cái khó nhất là họ có được thế lực thập tự quân bản địa làm nội ứng. Chính những kẻ này cấu kết làm gián điệp, chỉ đường chỉ lối cho giặc. Trong khi đó, các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, quân Minh, và quân Thanh đều được toàn dân hết lòng ủng hộ, không có một thế lực bản địa nào làm nội ứng tiếp tay cho giặc. Nếu dân tộc đã từng tôn vinh và lập đề thờ các vị anh hùng dân tộc như Vua Trần Nhân Tông, Đức Trần Hưng Đạo, Vua Lê Lợi, Vua Quang Trung, Bà Bùi Thị Xuân, Ông Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Đề Thám, Trịnh Văn Cấn, v.v..,  thì việc  tôn vinh Cụ Hồ Chí Minh và các đồng chí kề vai sát cánh với Cụ lên hàng đại anh hùng dân tộc và lập đền thờ thờ Cụ để đời đời nhớ ơn Cụ cũng chỉ là những việc làm bình thường sống theo nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc ta mà thôi.

Nực cười là linh mục Nguyễn Hữu Lễ, và ông Trần Quốc Bảo và những người đồng đạo của họ đều là những người vong bản, cam tâm làm “tôi tớ hèn mọn” và chỉ biết tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh Vatican hay Giáo Hội La Mã, một thế lực thù địch cố cựu của dận tộc, đã từng cấu kết với Đế Quốc Pháp tấn chiếm và thống trị nước ta từ năm 1847 cho đến năm 1945 và chủ động mưu đồ tái chiếm Việt Nam, gây nên cuộc chiến 1945-1954, rồi sau đó lại cấu kết với siêu cường Hoa Kỳ cưỡng chiếm miền Nam, gây nên cuộc chiến 1960-1975.

Trong lịch sử, không phải chỉ có vị nữ anh hùng dân tộc của nước Pháp là Bà Jeanne D’ Arc và Cụ Hồ Chí Minh, vị đại anh hùng của dân tộc Việt Nam, mới trở thành nạn nhân của Tòa Thánh Vatican cùng băng đảng quạ đen và bọn lâu la cừu non bản địa. Những người thấu hiểu lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã đều thấy rằng tất cả những vị anh hùng dân tộc của các quốc gia bản địa dám chống lại bất kỳ thế lực xâm lăng nào có cấu kết với cái “tôn giáo ác ôn” này đều bị bộ máy tuyền truyền của Vatican chiếu cố và đều trở thành nạn nhân của chúng giống như các trường hợp của Bà Jeanne d’ Arc và Cụ Hồ Chí Minh.

Bà Jeanne D'arc chỉ là một nữ nhi, và đã bị bắt trong tay, mà Giáo Hội La Mã còn có thể đối xử tàn ác đến thiêu sống Bà, rồi còn bịa đặt ra đủ mọi chuyện xấu xa để  bôi bẩn thanh danh Bà cả hơn 400 năm như thế, huống gì đối với Cụ Hồ Chí Minh, người đã chiến thắng họ vẻ vang! Như vậy thì các con chiên nhận giặc Vatican làm Cha sẽ còn tiếp tục bới móc đời tư của Cụ và thêm thắt đủ điều để bôi bẩn Cụ không phải chỉ có 400 hay 500 năm nữa mà có thể kéo dài vĩnh viễn và truyền kiếp.

 

CHÚ THÍCH

[1] www.biographyonline.net/people/joan-of-arc.html: “The English and English supporting clergy decided to put her on trial for witchcraft. In many ways it was a show trial with the result cleverly orchestrated by Pierre Cauchon. Pierre Cauchon was a staunch supporter of the British and hated Joan of Arc for her miraculous revival of French national pride. Joan was found guilty and condemned to death by burning at the stake.”

[2] Anatole G. Mazour and John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York:  Harcourt Brace Jovanovich, 1975), p.236: “Eventually Joan was captured by enemy forces and turned over to English authorities. A Church council tried her for witchcraft and convicted her; she was burn at the stake by English in 1431.”

[3] Phan Đình Diệm. “Mea Culpa” Bài 2 – Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi ngàn năm.”  Ngày 12/3/2000. Nguồn: http://www.kitohoc.com/Bai/Net066.html

Thursday, November 26, 2009

Vài hình ảnh cảnh sát Mỹ làm việc 18 - Vài clip tổng hợp

Những đoạn video này tổng hợp nhiều hình ảnh tiêu biểu về sự hung bạo của "đầy tớ" ở Mỹ và những cuộc biểu tình đòi công lý của dân chúng. 







Và sau đây là một đoạn video rất dí dỏm của Michael Moore như một lời tổng kết cho loạt entry "Vài hình ảnh cảnh sát Mỹ làm việc" này.

Trong đoạn băng này anh ta có ý châm biếm cảnh sát bị mê sảng nên khi nhìn thấy bất cứ cái gì trên tay nghi can thì nó cũng là cây súng vì vậy đã bắn người ta chết trước rồi hỏi chuyện sau!

Những nạn nhân gồm có một người đàn ông ở Detroit, Michigan cầm một chiếc remote control của VCR, một ông khác ở Arkansas cầm một chiếc kẹp tóc, một bà ở Chicago, Illinois, cầm một chiếc sạn để xào đồ, đều bị cảnh sát xử tử tại chỗ vì nghĩ rằng họ cầm súng.

Moore cho rằng mỗi khi cảnh sát thấy một người da đen, họ thấy một con quái vật, và bất cứ vật gì mà họ cầm trong tay đều trở thành cây súng trong mắt cảnh sát.

Và do đó dẫn tới trường hợp gây chấn động New York, vụ Amadou Diallo. Bốn cảnh sát mặc thường phục đều nhìn thấy Diallo rút súng và với lý do này họ đã bắn anh ta 41 phát, trúng 19 phát, nhưng thực sự anh ta chỉ rút ví ra. Anh này hoàn toàn không có tội gì hết. Anh ta chỉ có bề ngoài giống như một tội phạm tình nghi mà cảnh sát đang săn đuổi.  Bốn cảnh sát này bị buộc tội mưu sát cấp hai. Nhưng cũng như trường hợp Rodney King 1.0, sau khi chánh án thay đổi địa điểm xử án cho "khách quan" thì họ đều được trắng án!

Vì vụ này mà Michael Moore đã tổ chức một buổi thu gom và trao đổi ví trên vỉa hè cho người da đen ở New York.  Người nào muốn an toàn thì đến đổi ví màu đen lấy ví màu da cam để hy vọng cảnh sát không nhìn lầm là súng! 

Nhưng chưa hết, vì có những vật dụng khác trên người cũng rất nguy hiểm như xâu chìa khóa, thỏi kẹo chocolate, và cell phone, vì đã có những trường hợp cảnh sát bắn người vì họ cầm trong tay những vật dụng này! Giải pháp của Michael Moore là sơn tất cả những vật dụng đó thành màu da cam!

Nhưng để cho an toàn hơn nữa, người ta có thể mặc đồ hoặc dùng dụng cụ ngụy trang trên đường phố. Moore lý luận rằng: "Nếu cảnh sát không thấy bạn thì không thể bắn bạn được!"

Anh ta nói chuyện với một người da đen và nói rằng cell phone là một vật nguy hiểm. Moore giễu cợt rằng anh ta có thể làm ảo thuật nếu khán giả là cảnh sát. Trò ảo thuật chỉ đơn giản là chuyền tay chiếc cell phone. Nếu anh ta, một người da trắng, cầm cell phone, thì cảnh sát sẽ thấy nó là một chiếc cell phone. Nhưng chỉ cần anh ta chuyền nó cho một người da đen thì nó sẽ trở thành một cây súng!

Sau đó Moore đưa ra một bộ dụng cụ để sống còn trước cảnh sát. Đó là những lỗ đạn hóa trang. Người da đen có thể sử dụng đồ này khi thấy cảnh sát. Họ phải dán thật nhiều lỗ đạn lên người cho chắc ăn vì nếu chỉ có một hai lỗ, cảnh sát vẫn sẽ bắn bạn thành nhiều lỗ như đã từng xảy ra nhiều lần, điển hình là vụ Amadou Diallo.

Và sau đó Moore đã mở khóa huấn luyện tại chỗ trên vỉa hè cho cảnh sát để họ biết phân biệt sự khác nhau giữa một cây súng và một chiếc ví.

Sau đó Moore huấn luyện người da đen cách đầu hàng - nộp ví một cách hết sức cẩn thận (như thể chiếc ví là một vũ khí).

Và để chắc ăn hơn nữa anh ta bảo người da đen già trẻ lớn bé khi đi lại ngoài phố hay thấy cảnh sát phải đưa hai tay lên trời cho cảnh sát thấy là họ không cầm bất cứ vật "nguy hiểm" nào trong tay!

Buổi thu gom - trao đổi những chiếc ví nguy hiểm đã rất thành công. Moore lái xe tải chở hết những chiếc ví thu gom được về sở cảnh sát và giao nộp tất cả để thành phố được an toàn hơn vì đã bớt được một đống vũ khí giết người!



Saturday, November 21, 2009

Vài hình ảnh cảnh sát Mỹ làm việc 17 - Rodney King và Rodney King 2.0

Có rất nhiều vụ cảnh sát bắn chết người vì lý do "bị đe dọa" và thân nhân của những nạn nhân đó rất bất bình với cách giải thích này nhưng lý lẽ luôn luôn nằm về phía cảnh sát.  Có nhân chứng ở hiện trường cũng vô dụng hay rất hiếm hoi mà quay được hình ảnh như trường hợp Elio Carrion thì cũng khó có thể đụng vào một cọng lông chân của cảnh sát.

Trường hợp của Oscar Grant có video tương đối rõ ràng hơn với nhiều góc độ khác nhau vì chuyện này xảy ra ở một sân ga tàu điện.  Có rất nhiều nhân chứng có mặt ở hiện trường và một số đã dùng cell phone ghi lại diễn tiến sự việc từ những góc độ khác nhau.  Trường hợp này quá rõ ràng với cả rừng nhân chứng và nhiều video khác nhau nên người cảnh sát dùng súng bắn đã bị buộc tội giết người.  TUY NHIÊN, phiên tòa vẫn chưa bắt đầu và mới đây chánh án đã tuyên bố sẽ không xử án ở tại thành phố nơi xảy ra sự việc mà sẽ xử ở nơi khác để "khách quan" hơn.  

"Khách quan" này có nghĩa là như thế nào? Trong trường hợp Rodney King, quan tòa đã dời vụ xử cảnh sát đến Simi Valley, một thị trấn của người Mỹ trắng để xử.  Bồi thẩm đoàn bao gồm 10 người gốc Âu, một người gốc Phi và một người gốc Á.  Luật pháp ngoài việc dùng để buộc tội còn có thể dùng để rửa tội, nếu bạn là cảnh sát! Kết quả? Là trắng án và do đó đã gây nên một làm sóng phẫn nộ tạo ra vụ bạo động trên toàn thành phố Los Angeles vào năm 1992.  Nhiều người đã có trải nghiệm oan ức của chính bản thân nên họ đã nuôi hy vọng cảnh sát sẽ bị trừng phạt khi có bằng chứng bằng hình ảnh rõ ràng không thể chối cãi.  Nhưng điều đó đã không xảy ra và do đó họ đã nổi loạn để tỏ thái độ.  

Để dẹp vụ bạo động này, chính quyền đã huy động toàn bộ cảnh sát trong vùng cùng với bộ binh, thủy quân lục chiến, và vệ binh quốc gia.  Kết quả có 53 người chết, 2.483 người bị thương, 7.000 vụ hỏa hoạn, làm hư hại 3.100 doanh nghiệp và thiệt hại tài chính lên tới môt tỉ USD.  Nhiều vụ bạo động hưởng ứng đã xảy ra ở những thành phố khác như Las Vegas và Atlanta.

SAU vụ bạo động hao người tốn của này, bộ tư pháp Mỹ mới MỞ LẠI "điều tra" và xử hai cảnh sát mức án 30 tháng tù và hai cảnh sát khác trắng án.


"Ông chủ" Rodney King được "đầy tớ" phục vụ


Trở lại trường hợp Oscar Grant mà có nhiều người gọi là Rodney King 2.0, anh này cùng vài người bạn đi chơi mừng năm mới về đến ga tàu điện ở vùng Oakland (gần thành phố San Francisco) vào khoảng 2 giờ sáng ngày 1/1/2009.  Theo lời cảnh sát họ được gọi đến sân ga vì có một vụ đánh nhau bao gồm khoảng 12 người.  Họ đến đó và bắt nhiều người bị tình nghi trong đó có Grant.  Trong đoạn video Grant và ba người nữa đã bị bắt ngồi dựa lưng vào một bức tường thấp và có vài cảnh sát đứng trước mặt.  

Sau đó Grant bị lôi ra và bắt nằm úp mặt xuống đất.  Một cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ Grant với sức nặng của mình.  Một cảnh sát khác đè phần lưng của Grant.  Sau đó cảnh sát này đã đứng lên và rút súng bắn thẳng vào lưng Grant.  Viên đạn này xuyên qua người Grant, va vào nền bê tông và dội ngược lại vào phổi.  Grant được đem vào nhà thương và chết vào khoảng 9 giờ sáng.

Rút kinh nghiệm vụ Rodney King 1.0, nhiều vụ biểu tình và bạo động nhỏ đã xảy ra ngay (không cần đợi tòa xử) gây thiệt hại khoảng 200.000 USD trong các ngày 7, 8, 14, và 30 tháng 1 để áp lực chính quyền đừng giả bộ xử.  Có trên 100 người bị bắt trong các cuộc biểu tình và bạo động này.  

Vụ Oscar Grant này không phải là cá biệt trong đêm năm mới đó.  Có ít nhất là hai vụ khác là vụ Adolph Grimes bị cảnh sát bắn 2 phát trước ngực và 12 phát sau lưng.  Anh này đến thăm bà nội nhân dịp năm mới.  Vụ này chỉ có cảnh sát và anh ta ở hiện trường, không có một nhân chứng hay video nào cả nên coi như xong! Vụ thứ hai là của Robbie Tolan bị cảnh sát bắn ngay trước sân nhà mình.  Anh này bị tội mà luật sư của anh ta gọi là DWB (Driving While Black), có nghĩa là "lái xe trong khi là người da đen".  Đây là cách nói chế giễu mượn từ một tội có thật trong luật gọi là DWI (Driving While Intoxicated), "lái xe trong khi say" .  Ở Mỹ, nếu bạn là người da đen và lái xe đẹp hoặc bạn là người da đen mà lái xe trong khu da trắng thì bạn có thể bị cảnh sát bắt lại hỏi giấy tờ vì màu da của bạn! 


Oscar Grant





Friday, November 13, 2009

Vài hình ảnh cảnh sát Mỹ làm việc 16 - Loạn xạ

Hong Il Kim bị bắn 30 phát, với một phát xuyên qua mắt.  Rất tiếc đoạn video này đã bị cắt mất chỗ nổ súng trông rất dã man.  

Vụ này gây phẫn nộ trong cộng đồng người Hàn.  Gia đình thanh niên 27 tuổi này đã khởi đơn kiện nhưng đã bị bác vì lý do cảnh sát chỉ hành động tự vệ.  Các bạn để ý kỹ khi video ngừng là lúc cảnh sát bắt đầu nổ súng.

Anh này vi phạm luật giao thông và không chịu dừng xe lại.  Cảnh sát đuổi theo trên một đoạn đường dài khoảng 50km và anh ta tắp vào một bãi đậu xe.  Không chạy đi đâu được nữa nên anh ta chỉ de tới de lui và cuối cùng bị ép vào một chỗ đậu xe.

Cảnh sát nói rằng "có thể" anh ta sẽ chồm xe lên đụng cảnh sát nên đã bắn anh này chết tại chỗ.

Vụ tử hình tại chỗ này là hoàn toàn hợp pháp và không có bất kỳ ai bị khiển trách gì cả.

A federal judge has dismissed a lawsuit by the family of Hong Il Kim, whom police shot to death in an Orange mall parking lot in 1996 after a televised car chase that prompted controversy about the officers' tactics, attorneys said Friday.

Officials from the Orange and Westminster police departments, which were named in the suit, said the decision will allow officers to do their jobs in dangerous situations without second-guessing themselves.

The Orange County district attorney's office exonerated the four officers involved from any criminal wrongdoing. That investigation in 1996 concluded that the officers acted in self-defense when they fired about 30 shots at Kim's Toyota 4-Runner, killing him with a shot to the eye.





Marquise Hudspeth, 25 tuổi, bị bắn tám phát vào lưng chết khi đến nhà thương.  Nguyên nhân? Anh ta đã cầm một cái cell phone chĩa như chĩa súng vào mặt cảnh sát hai lần.  Cảnh sát nghĩ rằng đó là cây súng.  Sau khi chuyện xảy ra, có hai nhân chứng nói rằng đây là một vụ hành quyết tại chỗ do đó Văn Phòng Công Tố Viện đã đưa video này ra như một bằng chứng chứng minh cảnh sát vô tội và do đó không truy tố họ!

Cảnh sát đến hiện trường vì một cú phone báo có người chạy xe bạt mạng làm người đi bộ nhảy lên lề và sau đó đã đuổi theo xe đương sự.  Cuộc rượt đuổi kéo dài 5miles (8km) và kết thúc khi Hudspeth tắp vào sân trước của một tiệm tạp hóa.  Và những chuyện xảy ra tiếp theo đã được ghi lại trong đoạn video dưới đây.

Chi tiết câu chuyện là của người post trên youtube và lời khai của cảnh sát ở đây

Hai đoạn video dưới đây là từ hai xe cảnh sát khác nhau với hai góc nhìn khác nhau.  Đoạn thứ hai có âm thanh và diễn biến nổ súng xảy ra ở 50 giây cuối.  Rõ ràng anh ta bị bắn khi đang bỏ đi và đang quay lưng hoàn toàn về phía cảnh sát nhưng đây là hành động hoàn toàn hợp pháp (nếu cảnh sát bắn người),

http://youtu.be/YGtNug8gvpk




Shooting Of Marquise Hudspeth Pt 3 via Noolmusic.com

Wednesday, November 11, 2009

Vài hình ảnh cảnh sát Mỹ làm việc 15 - Tại sao cảnh sát bắn thanh niên này đơ người?

Các bạn xem đoạn video này xong và thử nghĩ xem tại sao người thanh niên trong trường hợp này lại bị cảnh sát dùng súng điện bắn cho đơ người nhé.

Cảnh sát rượt theo một xe chạy quá tốc độ.  Theo lời cảnh sát là 66mph (106km/h) trong vùng 45mph (72km/h).

Tài xế thấy cảnh sát đuổi theo lập tức thắng xe gấp và tạt vào lề.

Cảnh sát xuống xe bước tới hỏi: "Tại sao anh lại thắng xe gấp và tạt vào lề?"

Thanh niên trả lời: "Thì anh bảo tôi ngừng xe mà?"

Cảnh sát: "Anh uống bao nhiêu đêm nay?"

Thanh niên: "Không nhiều".

Ngay khi thanh niên nhận mình có uống rượu.  Cảnh sát bảo anh ra khỏi xe để làm các động tác thử nghiệm xem có say rượu không.

Cảnh sát: "Anh có súng không?"

Thanh niên: "Không, tôi không có"

Cảnh sát: "Lấy tay ra khỏi túi quần"

Thanh niên lấy tay ra khỏi túi quần và giải thích anh ta chỉ trên đường đón mẹ mình làm ca đêm về nhà.  Cảnh sát quyết định khám người anh ta.  Một người khám, một người lắc chai nước cay cho lỏng để sẵn sàng xịt!

Anh thanh niên tiếp tục giải thích mình không làm gì có tội cả.  Người dẫn chương trình cho rằng có thể việc lải nhải của thanh niên này đã làm cho cảnh sát bực bội (đây là clip lấy từ chương trình TV của Anh hay Úc gì đó - theo giọng nói của người dẫn chương trình) 

Cảnh sát lúc này làm thử nghiệm xem anh ta có quá say để có thể lái xe an toàn hay không.  Nhưng thanh niên làm rất tốt không có vấn đề gì cả.  Sau đó chuyển sang một thử nghiệm khác và thanh niên này muốn hỏi kỹ lại xem cảnh sát muốn anh nhón chân phải hay trái vì anh không nhớ rõ.  Anh này phải cẩn thận nếu không nhớ rõ mà làm sai thì hậu quả khó lường!

Nhưng theo người dẫn chương trình anh ta đã làm cho cảnh sát bực thêm và cảnh sát đã thừa nhận trong băng ghi âm anh ta đã làm họ thấy phiền và nghĩ rằng thanh niên này muốn khiêu khích họ, muốn kiếm chuyện với họ.

Mời bạn xem video và tự đánh giá xem thanh niên này có cử chỉ thái độ xấc xược gì với cảnh sát không.  Anh ta vẫn tiếp tục làm theo lời cảnh sát và bước đi bước lại trên một đường thẳng.

Người dẫn chương trình nói rằng có thể cảnh sát không vui vì có người thực hiện tốt được tất cả các thử nghiệm!

Cảnh sát quyết định mặc dù thanh niên này vượt qua tất cả các thử nghiệm họ vẫn sẽ bắt anh ta! Nên nhớ ở trên hiện trường, cảnh sát là quan chủ khống, quan tòa, đao phủ, là luật pháp!

Cảnh sát bảo anh ta quay người lại.  Anh ta hơi chần chừ thì lập tức một đám cả 4-5 cảnh sát khác bu lại.  Họ bảo: "Nằm xuống đất nếu không anh sẽ bị bắn (súng điện) đó!"

Thanh niên thấy không xong quay lưng lại và từ từ nằm úp mặt xuống đất.  Lúc này bà mẹ của thanh niên ngồi trong xe nãy giờ cảm thấy nóng máu vì thấy rằng con mình đã thực hiện tốt và đầy đủ những thử nghiệm mà vẫn bị bắt nên đã mở cửa xe đứng lên phân bua.  Hai cảnh sát lập tức bước lại bảo bà ta ngồi lại trong xe và đóng cửa lại.

Họ tiếp tục bảo thanh niên trên để hai tay ra sau lưng để họ còng lại và anh ta đã ngoan ngoãn làm theo.  Một người cảnh sát bước lại như muốn còng anh ta nhưng cuối cùng lại lùi ra để một cảnh sát khác bắn điện vào lưng anh ta.  Anh ta bị điện giựt đau quá ngừ đơ ra, run lẩy bẩy và la làng.  Người mẹ xót con tức quá lại mở cửa xe bước ra la cảnh sát.

Lúc này anh thanh niên đã hoàn toàn bị tê liệt và hai cảnh sát đứng gần mẹ thanh niên này lập tức đối phó bà ta.  Một người xiết cổ, một người khác ôm ngang hông vật bà mẹ anh này xuống đất.  Một cảnh sát thứ ba chạy sang hỗ trợ bề hội đồng người đàn bà và xịt nước cay bà ta.

Người dẫn chương trình nói rằng đây là hình ảnh thu nhỏ của chính sách của Mỹ trên trường quốc tế.

Lời bàn Mao Tôn Cương của Mèo:

Ở trường hợp này thanh niên trên đang đứng thì cảnh sát bảo anh ta "nằm xuống đất nếu không sẽ bị bắn".  Anh ta đã ngoan ngoãn tự mình nằm xuống đất không cần cảnh sát giúp nhưng vẫn bị bắn như thường!

Cảnh sát bảo bạn dừng ngay bạn nghe theo lời thắng gấp tạt ngay vào lề thì nó sẽ hỏi: "Tại sao lại thắng gấp và tắp vào lề?"!!!

Cho nên chưa chắc là khi bạn làm theo tất cả những gì cảnh sát ra lệnh thì bạn sẽ không bị bắn, có khi vì quá cẩn thận hay không hiểu hay không nghe nó nói gì mà hỏi lại cũng có thể làm cho nó ghét.  Khi nó ghét nó sẽ kiếm chuyện bắn bạn! Người nhà của bạn ở đó nếu tức tối mà mắng nó, họ cũng sẽ bị nó uýnh luôn!

Và cuối cùng tất cả những gì cảnh sát đã làm trong đoạn video này đều là đúng luật! Những gì bạn đã thấy là hình mẫu bảo vệ pháp luật của cảnh sát Mỹ.  Không có gì quá đáng ở đây cả.


Vài hình ảnh cảnh sát Mỹ làm việc 14 - Cảnh sát bắn cảnh sát quân đội

Bắt đầu sang những trường hợp thanh niên mạnh khỏe bình thường nhé! 

Tổng hợp từ nguồn dưới đây:





Elio Carrion là cảnh sát quân đội của Không Quân Mỹ phục vụ ở Iraq, trong một dịp về phép anh chàng này đi chơi với một người bạn.  Người bạn của Carrion làm tài xế đêm đó và đã uống rượu.  Kết quả thử nghiệm sau khi bị bắt cho thấy nồng độ rượu trong máu người bạn của Carrion cao gấp hai lần mức độ cho phép.

Anh ta nói rằng anh ta đã từng là người ủng hộ cảnh sát nhưng sau câu chuyện dưới đây xảy ra với chính mình, anh đã thay đổi quan niệm.

Bạn của Carrion đã lái xe quá tốc độ có lúc lên tới 100mph, tức là khoảng 160km/h trong khu dân cư.  Sau khi chiếc xe bị đụng và dừng lại.  Cảnh sát bước tới vừa la hét chửi tục tung toé vừa chỉ đạo với hai người kia rời khỏi xe.

Một người dân ở gần đó nghe ồn ào ngoài đường nên đã lấy camera quay lại quá trình.

Đoạn video cho thấy Carrion đã ngồi xuống đất theo chỉ đạo và người cảnh sát, Tvory J. Webbđang đứng cách Carrion vài mét chĩa súng vào anh ta.  

Trong toàn bộ diễn biến câu chuyện, Carrion đã làm theo chính xác tất cả các mệnh lệnh mà Webb bảo anh ta làm (anh này là lính thì làm theo chính xác mệnh lệnh là nghề của chàng rồi).  Tuy nhiên, Carrion đã chửi lại cảnh sát khi bị chửi.  

Cái này là đại kỵ à nha! Thế là Webb đã dùng cái chiêu cổ điển của cảnh sát để có cớ ra tay.  Mèo tạm đặt tên cái chiêu này là "đứng lên-ngồi xuống" hay "đứng lên-nằm xuống" cũng được.  Bạn tưởng rằng chuyện đứng lên ngồi xuống là đơn giản? Nếu bạn làm gì đó cho cảnh sát ghét thì việc làm tưởng chừng rất đơn giản này sẽ trở thành rất nguy hiểm.

Trường hợp này Carrion đang ngồi nên cảnh sát bảo anh ta đứng lên!  Carrion thận trọng chờ cảnh sát la hai ba tiếng mới TỪ TỪ chống tay đứng lên.  Lập tức cảnh sát độp anh ta ba phát bằng Colt 45 với một viên xuyên qua ngực, một qua vai và một qua đùi.  May mà chưa chết!

Kết quả? Cảnh sát Webb bị đuổi việc và sau đó bị truy tố tội ngộ sát dùng súng và tấn công.  Nhưng, kết quả ra sao thì bạn cũng biết rầu.  Đúng vậy, cũng là trắng án.

Phản ứng:

Bồi thẩm đoàn:

Hành động của cảnh sát là có lý vì luật sư bào chữa nói rằng Carrion đã đưa tay vào áo khoác giống như thò tay rút súng và đứng dựng lên như cái lò xo như thể nhào tới tấn công cảnh sát.  

But jurors accepted the defense's contention that Webb saw Carrion reach toward his jacket -- as if grabbing for a gun -- and sprang to his feet as if lunging to attack the officer

Carrion nói rằng hôm đó anh ta mặc một cái áo chui đầu không có túi nào hết và anh ta chỉ chống tay xuống đất để đứng dậy.

Mời bạn xem kỹ video và tự phán xét xem Carrion có "bật dậy như lò xo như muốn lao về phía cảnh sát để tấn công" hay không nhé.

Một bồi thẩm viên nói rằng:

"Nếu họ câm họng lại và làm tất cả những gì cảnh sát nói, chuyện này đã không xảy ra."

"If they would have just shut their mouths and did what he said, none of this would have happened,"

Như vậy, làm theo chính xác mệnh lệnh cảnh sát là một chuyện nhưng điều quan trọng không kém là phải câm họng lại khi bị chửi mới có thể bảo toàn tính mạng trước cảnh sát.

Cảnh sát chửi bạn không sao nếu bạn chửi lại là bị bắn ráng chịu.

Luật sư và gia đình Carrion: 

Luật sư nói: "Người dân Quận San Bernardino quá bảo thủ, họ đặt cảnh sát lên trên pháp luật.  Không có công lý gì cả."

"The residents of San Bernardino (County) are so conservative, they put police officers above the law," he said. "There is no justice."

Và chi tiết sau đây rất quan trọng:

Hector Carrion, em trai hay anh trai của Elio Carrion, nói rằng quan tòa ra lệnh cho gia đình không được bày tỏ cảm xúc khi tòa tuyên án, cho dù kết quả là thế nào cũng vậy.  Chị của Elio Carrion đã khóc khi kết quả trắng án cho cảnh sát được đọc, và Hector Carrion đã an ủi cô ta.  Thế là nhân viên tòa án đã dắt họ ra khỏi tòa.

Hector Carrion nói: "Tôi nghĩ anh ta (cảnh sát Webb) được phép vì anh ta là cảnh sát nên có quyền bày tỏ cảm xúc."

Hector Carrion said the judge ordered the family not to show emotion when the verdict was read, regardless of the outcome. He said his sister, 24-year-old Veronica Carrion, began to cry after the verdict was read, and he comforted her. Bailiffs made them leave the courtroom.

"I guess it was OK for him (Webb) because he's a cop and got to show emotion," Hector Carrion said.

Cảnh sát vừa được bắn người vừa được khóc nhưng người bị bắn thì không được! 

Cảnh sát bắn người xong rồi khóc


So sánh việc này với vụ Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng mới thấy tòa án của một nước "độc tài" như Việt Nam nhân đạo đến độ lẩm cẩm.  Nói một tiếng không nghe thì lấy súng điện của Mỹ bắn cho đơ người rồi hè nhau khiêng ra ngoài cho nhân đạo nhân quyền như một nước "dân chủ" có được không, cần gì bịt miệng mất công để chúng lên án là ác độc?

Chị của Carrion không phải là bị cáo mà còn không được khóc một cái nói gì tới Nguyễn Văn Lý là bị cáo của phiên tòa mà đòi la làng chửi bới tự do trong tòa?

Bố của Carrion, Heliodoro, thì chẳng ngạc nhiên chút nào cả.  Ông nói rằng ông biết trước là sẽ trắng án vì vụ này được xử ở San Bernardino.

"Có nhiều vụ tương tự như thế này đã xảy ra ở đây nhưng chưa bao giờ có ai làm gì được cảnh sát cả."

"Khi nghe lời tuyên án, tôi cũng bực bội vậy, nhưng tôi có thể nói gì đây? Chuyện đó là thường ở đây mà?"

"Bồi thẩm đoàn đã không muốn nhìn vào câu chuyện thực tế đã xảy ra.  Họ chỉ cố nói rằng viên cảnh sát bị bực bội nhưng chuyện đó đâu có thể cho bạn quyền bắn người ta.  Bây giờ tôi đang bực đây nhưng tôi đâu có quyền bắn ai."

"There are many cases where the police are involved in something like this and nothing has ever been done to them,"

"When I heard the verdict I was upset, but what can I say? That is how it happens over here."

"The jury didn't try to see what really happened," Heliodoro Carrion said. "They try to say (Webb) was stressed but that doesn't give you the right to shoot somebody. I am stressed right now but I don't have the right to shoot somebody."

Văn phòng biện lý: (Cơ quan làm nhiệm vụ buộc tội trong tòa)

Văn phòng biện lý cũng biết rằng rất khó có thể kết án một cảnh sát.

"Câu hỏi vẫn chưa được trả lời, chúng ta cần một trường hợp như thế nào thì mới có thể buộc tội được một cảnh sát đây? Đây là trường hợp tốt nhất, có khả năng nhất có thể buộc tội được cảnh sát mà chúng tôi đã từng thấy, nhưng nó vẫn chưa đủ mạnh."

"Điều được rút ra từ câu chuyện này là câu hỏi, có phải kết án một cảnh sát là điều không thể nào làm được?"

"The question remains unanswered: What do we need to get a conviction, for crying out loud?" Moore said. "This was the best, most prosecutable case we have seen, and it still wasn't enough."

"The only thing we can take away from this," Moore said, "is the question: Is it impossible to convict a police officer?"





Monday, November 9, 2009

Vài hình ảnh cảnh sát Mỹ làm việc 13 - Bắt ông già 64 tuổi vì tội say rượu ngoài đường

Tổng hợp theo dữ liệu của video clip bên dưới và wikipedia:


Robert Davis (sinh năm 1941), ở thời điểm xảy ra sự việc - 12 tháng 10, 2005, đang ở tuổi 64, là một giáo viên tiểu học về hưu.  Ông này bị bắt giữ, và bị đánh đập ngoài đường vì bị NGHI NGỜ say ngoài đường (public intoxication).  Ông ta không nhận là mình bị say, và do đó không chịu cho cảnh sát còng.  Cảnh sát sau đó đã đánh ông ta và camera của Associated Press và CNN đã ghi lại được gần như toàn bộ quá trình.

Vụ này xảy ra ở New Orleans vài tuần sau bão Katrina và do đó phóng viên của Associated Press và CNN tình cờ đều có mặt ở con phố đó khi họ đang làm công việc tường trình về hậu Katrina.

Ông Davis sau đó bị cáo buộc 4 tội: say nơi công cộng, chống bắt giữ, hành hung, và hăm dọa người nơi công cộng.  Ông ta không nhận tội và nói rằng ông đã không đụng tới rượu 25 năm rồi.

Theo lời kể của ông Davis thì ông ta trở lại New Orleans sau khi bão tan để xem tình hình 6 bất động sản của mình ở thành phố này có thể xây dựng lại được không.  Ông ta xuống phố để mua thuốc lá và khi thấy một cảnh sát đi ngựa, ông ta đã đến hỏi xem khi nào giờ giới nghiêm bắt đầu có hiệu lực đêm đó.

Ngay khi đó, một cảnh sát khác chen vào và ông Davis bảo cảnh sát đó không nên làm như vậy và ông ta bỏ đi băng qua đường.  Cảnh sát kia đuổi theo và đè ông vào tường bảo ông rằng: "Tao sẽ đá đít mày" (Nguyên văn: I'll kick your ass - có thể dịch thoát ý là "Tao đập mày nè") và sau đó ông ta bị đấm vào sau đầu nên đầu đập đầu vào tường, bị vật xuống đất, và tiếp tục bị đập cho đến khi máu me đầy đầu đầy miệng và hai tay bị còng ra sau lưng.  Bạn sẽ có thể thấy kết quả của trận đòn ở phút 1:40 của đoạn video.

Hội cảnh sát và luật sư của những cảnh sát trên thì nói rằng ông Davis lúc đó đang trong tình trạng say xỉn đến hỏi cảnh sát trên ngựa về giờ giới nghiêm, và sau đó đã có thái độ hung hăng khi có một cảnh sát bước tới trước mặt ông ta hỏi chuyện.

Trong khi ông Davis bị bắt, người sản xuất chương trình của Associated Press là Rich Mathews đang đứng tại đó chỉ đạo ghi hình đã bị cảnh sát đấm vào bụng và xô về một chiếc xe cảnh sát và hét vào mặt rằng: "Tao ở đây đã 6 tuần chỉ mong sống sót.  ĐM, về nhà đi." ("I've been here for six weeks trying to keep fucking alive. Fucking go home.")

Phần đầu của video clip dưới đây cho thấy người cảnh sát cưỡi ngựa cố tình thúc ngựa muốn che ống kính camera.

Có ba cảnh sát sau đó đã bị cáo buộc tội hành hung và dùng vũ lực thái quá.  Hai ngừ khác dính dáng trong vụ này không phải là cảnh sát thành phố mà là nhân viên liên bang.  Họ không bị cáo buộc bất cứ tội gì bởi cơ quan của mình.  

Người cảnh sát đấm vào bụng và xô nhân viên Associated Press bị ngưng chức 120 ngày.  Hai cảnh sát còn lại tham gia đánh ông Davis thì bị đuổi việc.

Tất cả những tội danh cáo buộc ông Davis đều bị bãi bỏ vào năm 2006.  

Một trong hai cảnh sát bị đuổi việc, Lance Schilling, đã chết vào 10 tháng 6, 2007 vì một phát đạn tự tử vào mồm. 

24 tháng 7, 2007, cảnh sát bị buộc tội duy nhất còn lại đã được Chánh Án Frank Marullo bãi miễn khỏi tất cả các tội danh đã bị cáo buộc.

Ông Chánh Án này đã nói (tạm dịch): 

"Trường hợp này không khó khăn chút nào hết" (I didn't even find this a close call.)

"Câu chuyện đã có thể kết thúc bất cứ lúc nào nếu ông ta chịu để hay tay ra sau lưng" (This event could have ended at any time if the man had put his hands behind his back,)

Mèo bình luận về câu chuyện này: 

Thứ nhất, có một số em Ở VIỆT NAM - không phải đang sống ở Mỹ, dùng trí tưởng tượng của mình quả quyết rằng: "Ở Mỹ có tội mới bị cảnh sát bắt"!

Nếu có tội mới bắt thì sao người ta không gọi là tội nhân mà gọi là NGHI CAN! Như vậy cần gì có tòa án? Luật pháp Mỹ nó chưa dám quả quyết tất cả những người bị cảnh sát Mỹ bắt là có tội mà có những em sống ở tận Việt Nam còn biết chắc hơn nó! Tin Mỹ hơn chính bản thân Mỹ!

Số người cực kỳ ngu xuẩn yêu thương và tin tưởng Mỹ hơn chính Mỹ này không phải là số nhỏ và là gánh nặng an ninh của Việt Nam.

Thứ hai, đây là một trường hợp bị đánh mang thương tích oan NỮA của một ông già 64 tuổi.  Ông ta cuối cùng đã được trắng án, NGHĨA LÀ ông ta không say ngoài đường đêm đó.  NGHĨA LÀ ÔNG TA BỊ BẮT OAN.

Nếu ông ta không thực sự say rượu đêm đó thì tại sao cảnh sát bắt ông ta nếu không phải là tội ông ta trả treo cảnh sát theo lời tường trình của cả hai phía? 

Bị oan nhưng cũng phải cho nó còng.  Nó sẽ không lôi hai tay lại cho đến khi nào còng được mặc dù có 4-5 cảnh sát mà nó sẽ đánh cho dập mặt, cho chừa cái tội trả treo.

Thứ ba, có ba cảnh sát bị buộc tội nhưng cuối cùng cũng là không có tội gì hết VÌ VÀ NGHĨA LÀ, Ở MỸ CẢNH SÁT CÓ QUYỀN VÀ ĐƯỢC LUẬT PHÁP BẢO VỆ, ĐÁNH NGHI CAN OAN HAY KHÔNG OAN KHÔNG CẦN BIẾT THÀNH CÁI ĐẦU HEO NẾU KHÔNG NGHE LỜI CẢNH SÁT.

Việt Nam cần áp dụng luật của Mỹ này đối với những thành phần hay mách bu Mỹ về vấn đề "đàn áp nhân quyền" vì đây là tiêu chuẩn nhân quyền mà họ muốn.  Oan hay không không cần biết, còng lại cái đã, không cho còng thì cứ nọc ra mà đánh thành cái đầu heo.  Sau đó tòa án giả bộ buộc tội cho xôm tụ đàng hoàng y như thật nhưng cuối cùng thì tha bổng hết cả nghi can lẫn công an là xong.  Cứ làm như vậy xem nó mách bu nhân quyền kiểu Mỹ được mấy lần!







Trường hợp sau là của một ông già 71 tuổi vẫn bị đánh thành cái đầu heo như thường! 

Tổng hợp dựa theo thông tin của người post trên youtube và một website khác: http://www.topix.com/forum/city/saratoga-ca/T2THIHAB2K0VP76OU

Ông Titus Rucker, 71 tuổi, một người bị thương tật vĩnh viễn, bị một đám cảnh sát 10 người đánh trong phòng làm thủ tục ở một trại giam nhánh dân sự của Sở Cải Huấn Quận Santa Clara (quận này bao bọc thành phố San Jose nơi xảy ra sự cố Trần Thị Bích Câu, Daniel Phạm và Hồ Phương).  Vụ bắt giữ này là dân sự chứ không phải hình sự.  

Theo video clip, ông này đang làm thủ tục lăn tay trên máy với cảnh sát.  Lăn được mấy cái thì ông ta hình như gồng tay và giở cánh tay lên.  Thế là cảnh sát lập tức quật ông ta xuống nền nhà đánh túi bụi.  Nhiều cảnh sát khác bu lại ăn có theo.

Kết quả? Ông này bị nứt sọ, sưng mắt không thấy đường, rách giây chằng và trật khớp cánh tay, NHƯNG! Ông còn bị cáo buộc thêm tội hành hung cảnh sát! Tội này đã được bãi miễn sau đó bởi Văn Phòng Biện Lý.

Bản tường trình chính thức của cảnh sát viết rằng cảnh sát trại giam sợ ông Rucker sẽ tấn công và đả thương mình, do đó đã vật ông Rucker xuống sàn nhà để đánh.  Hơn mười cảnh sát của trại giam đã tham gia trong trận đòn hội đồng này.



Friday, November 6, 2009

Vài hình ảnh cảnh sát Mỹ làm việc 12 - Face down take down

Đây là một trường hợp ở một trường dành riêng cho các em có nhu cầu đặc biệt, nghĩa là các em có khuyết tật bẩm sinh hay tai nạn làm cho khả năng học tập tiếp thu dưới mức bình thường.  

Marshawn Pitts, 15 tuổi bị tai nạn làm chấn thương não lúc nhỏ nên mất khả năng học.  Em bị cảnh sát đánh trong khi cảnh sát dẫn em đến phòng hiệu trưởng vì không bỏ áo vào quần.  Em bị cảnh sát xô vào lockers, đấm vào mặt và vật xuống đất.  Em này bị gẫy sống mũi và dập mặt.  Cảnh sát dùng một chiêu trong trường huấn luyện gọi là "face down take down", đại khái nghĩa là vật đè mặt xuống đất.  

Cảnh sát dùng cùi chỏ hoặc đầu gối đè lên cổ người ta làm cho người bị đè rất khó thở.  Em này đã bị đè như vậy và nói rằng em thở không được.  Cảnh sát này có thể nặng trên dưới 100kg.  Một bà làm việc ở một cơ quan bảo vệ trẻ em khuyết tật cho biết có nhiều trường hợp cảnh sát đè như vậy đã làm chết học sinh và cả người lớn.  Trước ngày câu chuyện này xảy ra, một bản báo cáo của GAO (Government Accounting Office) cho biết có đã 20 trường hợp người chết vì bị cảnh sát đè kiểu này.

Giới hữu trách ở cả trường học và sở cảnh sát nơi cảnh sát trên làm việc dùng chiến thuật "im lặng là vàng".  Họ không trả lời điện thoại của đài truyền hình.  Em Marshawn Pitts được chuyển đi trường khác và luật sư của em này sẽ đâm đơn kiện.




Ông Michael Cephus, 47 tuổi, là người khuyết tật, bị cảnh sát đánh nứt xương đầu gối và bầm dập nhiều chỗ khác rồi còn bị buộc tội tấn công cảnh sát với mức án 15 năm tù! Nhờ có video do một người đi đường quay được mà ông ta được trắng án.  Người quay phim và người bạn đi cùng cũng bị cảnh sát bắt vì tội gây mất trật tự!

Chỉ có một cảnh sát bị điều tra và cảnh sát này vẫn làm việc trong công tác khác không mang súng.