Friday, November 14, 2014

Người Việt lướt Facebook, uống bia top đầu thế giới

Theo trang The Economist, GlobalWebIndex - một công ty nghiên cứu về thị trường đã thực hiện một cuộc khảo sát với 170.000 người tại 32 quốc gia khác nhau để đưa ra những kết luận về tình hình sử dụng internet trên thế giới.
Việt Nam đứng thứ 10 trong số những quốc gia có số người truy cập Facebook nhiều nhất. Cũng theo báo cáo này, có tới 5/10 đất nước "nghiện" Facebook là ở châu Á. Ngoài Việt Nam, các đại diện khác của châu Á trong Top 10 là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Đứng đầu trong bảng xếp hạng này là Mỹ.
Theo GlobalWebIndex, sau khi xuất hiện tại Việt Nam, Facebook nhanh chóng thay thế Yahoo hay Blog 360 để trở thành mạng xã hội phổ biến, được rất nhiều người truy cập mỗi ngày. Thậm chí, nhiều người Việt đang sống trong tình trạng “ăn" Facebook, "ngủ" Facebook, “sống ảo” với Facebook. Họ biến thành một con người hoàn toàn khác trên Facebook và tần suất đăng nhập Facebook là gần như 24/24.
Uống bia, ăn mì tôm thuộc top thế giới
Không chỉ có Facebook, Việt Nam cũng lọt top hàng đầu thế giới về uống bia, ăn mì tôm,...
Dù kinh tế suy thoái, GDP giảm sút, ngành bia vẫn tăng trưởng đều đặn với mức 10%/năm và người Việt càng ngày uống bia càng nhiều, luôn nằm trong top 25 nước uống bia khủng khiếp nhất thế giới, thứ 3 của châu Á, và nhiều năm liên tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Trước đó, theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp sản xuất bia Việt Nam, năm 2012 cả nước tiêu thụ gần 3 tỷ lít bia, quy ra tiền là khoảng 3 tỷ USD.
Sản phẩm bia được tiêu thụ nhiều nhất thuộc các nhãn hiệu bia nổi tiếng thế giới: "Chỉ trong năm 2010 người Việt đã uống hơn 200 triệu lít bia nhãn hiệu H., chỉ sau Mỹ, Pháp trong danh sách 170 thị trường trên thế giới mà dòng bia này có mặt".
Không chỉ vậy, Việt Nam cũng lot top nước ăn thịt chó nhiều nhất thế giới với 5 triệu con chó/năm.
Trong khi đó, tiêu thụ mì gói của Việt Nam cũng thuộc hàng top trên thế giới. Báo cáo của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới tại Nhật Bản (WINA) đưa ra hồi giữa năm 2013 cho thấy, Việt Nam tiêu thụ mì đứng thứ tư với hơn 5 tỷ gói mỗi năm.
Việt Nam hiện có khoảng 50 doanh nghiệp mì ăn liền, sản xuất gần 50 tỷ gói một năm, theo thống kê của Bộ Công Thương tháng 7/2012. Việt Nam cũng là nước tiêu thụ mì hàng đầu châu Á với số lượng 1 - 3 gói một người mỗi tuần.
Trong khi tốc độ tiêu thụ bia tăng phi mã theo mỗi năm thì thu nhập bình quân của chúng ta chỉ xếp thứ 8/11 trong khu vực ASEAN, xấp xỉ 2.000 USD/năm.
Đặc biệt, năng suất lao động của VN theo công bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) hiện đang ở mức thấp so với các nước ASEAN - 6 (các nước phát triển hơn trong ASEAN) và ở vị trí chót bảng so với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ bằng 1/5 lao động Malaysia, 2/5 Thái Lan và 1/15 Singapore.
Người Việt thích kiếm tiền nhưng không chăm chỉ
Trước đó, nhận xét về người Việt, ông Ito Junichi, CEO công ty World Link Japan Inc cho biết, người lao động Việt Nam ngày nay thích kiếm tiền nhưng lại không chăm chỉ.
Cùng xuất phát điểm là những đất nước bước ra từ chiến tranh với vô vàn khó khăn trong công cuộc hàn gắn vết thương do bom đạn, dựng xây đất nước, với những người dân cần lao, chăm chỉ.
Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến VN 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.
Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.”
“Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.”
Khác với nước Nhật: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”.
Trong khi đó, ở Việt Nam người trẻ lại coi thường lao động chân tay, nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó. Còn người Nhật thì họ trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kĩ năng.

Nhiều người Việt thích 'ngồi mát nhưng ăn bát vàng'

Có nhiều người cố chạy chọt vào các cơ quan nhà nước để được thảnh thơi, nhàn hạ và hàng tháng đợi đến ngày lĩnh lương, điều ấy khiến đất nước ngày càng chậm phát triển

Việt Nam ta có câu thành ngữ “ngồi mát ăn bát vàng”, câu nói ấy đơn thuần chỉ những người có số nhàn hạ, may mắn. Họ không cần phải làm lụng vất vả nhưng vẫn có cuộc sống đầy đủ sung túc do được thừa hưởng lộc trời như trúng số, đất đai…
Những người ấy may mắn được thừa hưởng thành quả do người khác để lại (tất nhiên phải hợp pháp như hưởng thừa kế của ông bà, cha mẹ). Điều đó phải tự nhiên, mặc định chứ không thể mong muốn theo ý thích của mỗi người.
Thế nhưng, hiện nay có không ít người coi đó là mục đích cho sự phấn đấu. Đầu tiên phải kể đến việc có rất nhiều người dùng mọi cách để chạy chọt vào các cơ quan nhà nước, nhằm được thảnh thơi “ngồi chơi xơi nước” và đợi lãnh lương hàng tháng.
Chính suy nghĩ ấy đã thực sự làm cho bộ máy nhà nước chậm tiến, dư thừa và thiếu hiệu quả. Ngân sách để nuôi một bộ máy với nhiều người có tư tưởng “ngồi mát” này ngày càng nặng thêm. Đây cũng là tiêu chí phấn đấu hàng đầu của rất nhiều người, nhiều gia đình ở nhiều vùng quê.
Ở quê tôi, nhiều gia đình khi con cái trưởng thành, nếu không thể xin vào các cơ quan nhà nước thì họ coi đó là một sự thất bại, thậm chí bị coi là nỗi nhục của dòng họ.
Ngược lại, nếu gia đình nào có con cái vào được các cơ quan nhà nước và thành đạt (nhất là những nơi màu mỡ) thì họ rất tự hào và “chảnh” hơn. Đó là nguyên nhân vì sao nhiều số công chức nhà nước không làm được việc hoặc làm việc không hiệu quả.
Điều khá nguy hiểm nữa là có một số người xin được chỗ “ngồi mát” nhưng chưa được hưởng “bát vàng” (tức lương thấp) nên tìm mọi cách để đạt được sự hưởng lạc về vật chất một cách bất chính như tham ô, nhận tiền hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi…
Dạng người thứ hai thích “ăn chùa” vào ngân sách nhà nước là một bộ phận không nhỏ các đối tượng đang hưởng trợ cấp chính sách “đền ơn đáp nghĩa” và nhân đạo của nhà nước. Đó là những thương binh giả, nạn nhân chất độc da cam giả, người có công giả…
Những người này thường lợi dụng kẽ hở trong việc kê khai hồ sơ hưởng chính sách hoặc được sự tiếp tay của những cán bộ biến chất. Họ hô biến bản thân, vốn không có một chút thương tích, công trạng hay ảnh hưởng gì từ chiến tranh thành những thương binh, người có công, nạn nhân chất độc da cam… để được hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
Nơi tôi đang sống và cả ở quê không khó để chỉ ra hàng chục người thuộc dạng này. Thỉnh thoảng, chúng ta lại nghe đâu đó người ta phanh phui ra một vài vụ “ăn gian” chính sách. Không biết con bao nhiêu vụ việc như vậy chưa ra ánh sáng.
Bên cạnh đó, có không ít người thích lợi dụng lòng nhân ái bao dung của xã hội. Họ sẵn sàng hạ thấp mình để nhận được bố thí của người khác miễn sao có tiền để hưởng thụ mà không phải lao động vất vả.
Đó là những người khoẻ mạnh, còn sức lao động nhưng giả bộ tàn tật, khó khăn để đi ăn xin… Điều này vô hình trung đã làm mất đi niềm tin, tình nhân ái của những tấm lòng hảo tâm vì họ nghĩ rắng lòng tốt của mình đang bị lợi dụng .
Cũng có không ít người chỉ chăm săn tìm các nguồn tài trợ, cứu trợ từ bên ngoài. Họ thường ỷ lại (có khi là lợi dụng) cho hoàn cảnh như ốm đau bệnh tật, thiên tai… để cầu mong sự cưu mang giúp đỡ.
Quê tôi ở một tỉnh miền trung, nằm trong vùng thường xuyên có thiên tai. Cứ mỗi lần bão, lũ, người ta thường khai khống lên con số thiệt hại vật chất so với thực tế. Mục đích có lẽ chỉ mong sao được cứu trợ càng nhiều càng tốt.
Có năm tôi về thăm quê sau khi mùa bão, lụt đi qua mấy tháng trời rồi mà bà con vẫn còn khoe gạo cứu trợ ăn chưa hết, trong khi đó thực tế chẳng có thiệt hại gì đáng kể.
Việc nhận tiền cứu trợ đáng ra phải là việc chẳng đặng đừng, trong những hoàn cảnh khó khăn bi đát nhất thời. Thế nhưng, có không ít người mỗi khi găp một chút khó khăn là nảy sinh tâm lý ỷ lại, mất hết cả động lực để vươn lên.
Thế nên, chuyện thắc mắc, so đo tiền cứu trợ không công bằng qua mỗi đợt thiên tai không phải là chuyện hiếm. Trên đây chỉ là một vài dạng người thích “ngồi mát ăn bát vàng”, thực tế còn có rất nhiều người trong xã hội hiện nay có tâm ý như thế.
Cha ông ta thường nói: “Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho” hay “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, đó là những câu nói về mối quan hệ mật thiết giữa lao động và hưởng thụ. Có nghĩa là muốn hưởng thụ thì phải lao động theo khả năng của mình và tạo nên thành quả. Có như thế mới xứng đáng và xã hội mới phát triển.
Đất nước ta hiện nay còn nghèo, kinh tế trăm bề khó khăn nếu ai cũng thích “ngồi mát” thì lấy đâu ra “bát vàng” để mà ăn?

Lê Quảng Đại

CHUYỆN GIÀU NGHÈO

Một khảo sát mới nhất cho biết người Việt Nam ăn nhậu, lướt facebook thuộc hàng nhất thế giới nhưng năng suất làm việc thì thuộc hạng bét.  Nhiều bạn than sao Việt Nam không đuổi kịp các châu Á khác.  Những bài báo sau đây đã cho chúng ta những câu trả lời.  Làm chơi, hưởng thì thật trong khi các nước dẫn đầu châu Á thì người ta làm việc chết bỏ, hưởng thì nhiều khi còn thua Việt Nam.  Năng suất làm việc của các nước khá trong khu vực Đông Nam Á cũng cao hơn Việt Nam nhiều.  Năng suất lao động Việt Nam bằng 1/5 lao động Malaysia, 2/5 Thái Lan và 1/15 Singapore.  Như thế thì đuổi kịp được họ mới là lạ!

Nói câu này thì nghe có vẻ ngược ngạo nhưng sự thật là người Việt quá 'thông minh' (chỉ thích một bước ngồi lên bàn làm cha để hưởng luôn) cho nên không thể giàu nổi:

http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/nhieu-nguoi-viet-thich-ngoi-mat-nhung-an-bat-vang-2939566.html

Trích từ link dưới đây: 'Nhận xét về người Việt, ông Ito Junichi, CEO công ty World Link Japan Inc cho biết, người lao động Việt Nam ngày nay thích kiếm tiền nhưng lại không chăm chỉ.'

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nguoi-Viet-luot-Facebook-uong-bia-top-dau-the-gioi/158175802/157/

Nhật, Hàn, TQ và Đài loan có hiện tượng làm việc cho đến chết trở thành phổ biến mà người Nhật đặt lên là Karōshi:

http://en.wikipedia.org/wiki/Kar%C5%8Dshi

Hàng năm ở TQ có 600,000 người chết vì làm việc quá mức:

http://www.bloomberg.com/news/2014-06-29/is-work-killing-you-in-china-workers-die-at-their-desks.html

Người Hàn thì đứng thứ hai trên thế giới về số giờ làm việc mỗi tuần trong năm và do đó việc làm việc đến chết cũng không thể tránh khỏi.

http://english.yonhapnews.co.kr/n_feature/2013/04/24/61/4901000000AEN20130424009700315F.HTML

Nhiều người bị ép làm việc đến chết ở hãng Samsung:

http://stopsamsung.wordpress.com/tag/overwork/

Người Đài loan có cả cái văn hóa làm quá mức và họ làm nhiều giờ hơn cả người Nhật và do đó cũng có nhiều người làm việc đến chết:

http://www.bbc.com/news/world-asia-16834258

Và khi có tí tiền thì người Việt lại thích chứng tỏ 'đẳng cấp' bằng cách xếp hàng ủng hộ hàng hiệu đắt tiền của những nước giàu để giúp họ giàu thêm thay vì ủng hộ gà nhà mà không cần xếp hàng! Ví dụ:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/11/141108_starbucks_kim_megson

Uống bia thì là nước thứ ba trên thế giới tiêu thụ hàng hiệu Heineken chỉ đứng sau Pháp và Mỹ!

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nguoi-Viet-luot-Facebook-uong-bia-top-dau-the-gioi/158175802/157/

Thử xem công thức dưới đây.  Dựa theo thành công của các nước hàng đầu châu Á là Nhật, Hàn, TQ thì tôi thấy công thức để họ giàu lên nhanh chóng là:

Khả năng quản lý vĩ mô giỏi + sáng tạo và áp dụng KHKT giỏi + kỷ luật cao và làm việc chết bỏ = giàu

Điền vào công thức trên bằng các giá trị của Việt Nam thì:

0 + 0 + 0 + hưởng thuộc loại hàng đầu thế giới, có tiền thì đút vào túi những nước giàu = giàu?

Đẳng thức trên có chút xíu logic nào trong đó không bạn?

Các bạn nào đòi Việt Nam giàu bằng các nước kia thì có thấy mình hơi quá đáng không nhỉ?!


Wednesday, November 12, 2014

ĐỜI KHÔNG NHƯ LÀ MƠ!

ĐỜI KHÔNG NHƯ LÀ MƠ!

Nghe các bạn CC quảng cáo về 'dân chủ' ở Mỹ thì thật như là mơ! Một người nếu muốn làm tổng thống thì chỉ cần ra ứng cử và sẽ có cơ hội nhưng thực tế lại có rất nhiều luật lệ để hạn chế các đảng ngoài hai đảng do tư bẩn bảo kê và do đó chỉ có hai đảng này có cơ hội thực sự.

Những qui định để được ghi tên vào phiếu bầu (ballot access rules), luật lệ phức tạp khác nhau của từng bang đã làm cho các ứng cứ viên ngoài hai đảng chính không có tên trên phiếu bầu của tất cả các bang.

http://en.wikipedia.org/wiki/Ballot_access#Other_obstacles_facing_third_parties
http://en.wikipedia.org/wiki/United_States_third_party_and_independent_presidential_candidates,_2012

Tranh luận bầu cử tổng thống ở Mỹ được điều khiển bởi một ủy ban do hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thành lập vào năm 1987 và là một cơ quan tư nhân (Commission on Presidential Debates).  Ủy ban này có quyền tự đặt ra luật để cho ai tranh luận thì cho, vì thế thường chỉ có ứng cử viên của hai đảng lớn tranh luận với nhau.  Những ứng cử viên của các đảng khác không được dân biết đến cả mặt mũi, không nghe họ nói gì cả thì biết đường nào mà bầu cho họ?! :v

http://en.wikipedia.org/wiki/Commission_on_Presidential_Debates

Trong cuộc tranh cử tổng thống 2012, cặp ứng cử viên của Đảng Xanh Jill Stein và Cheri Honkala đã làm một hành động biểu tượng là đòi vào tranh luận với Obama và Romney trong cuộc tranh luận được tổ chức tại Đại học Hofstra.  Dĩ nhiên là cảnh sát đã ngăn cản họ và khi họ ngồi xuống như một hành động biểu tình thì cảnh sát đã bắt giữ họ.  Sau đó hai người này đã bị còng vào ghế ngồi ở nơi giam giữ tám tiếng.  Đảng Xanh và Đảng Tự do là hai đảng lớn ngoài Cộng hòa và Dân chủ nhưng họ vẫn không có tuổi để tranh luận theo quyết định của cái ủy ban do Cộng hòa và Dân chủ tự lập ra! Tôi dám chắc 100% dân CC cờ vàng chẳng biết gì về các ứng cử viên trên vì truyền thông tư bẩn không quảng cáo cho họ.  Ngay cả khi họ cố ý biểu tình rồi bị bắt để gây tiếng vang thì truyền thông dòng chính cũng vẫn tẩy chay họ.

http://www.democracynow.org/2012/10/17/green_partys_jill_stein_cheri_honkala

Hai bà này chỉ ngồi trên đường trong khuôn viên trường đại học nhưng cũng bị cảnh sát hốt đi.  Lại nhớ chuyện các nhà 'dân chủ' nằm vạ ở Việt Nam.  Nếu các bạn ấy sang Mỹ chơi cái kiểu nằm vạ trên đường lớn như thế thì không biết cảnh sát Mỹ sẽ làm gì bạn nhỉ? :v

http://youtu.be/v_Bfecor9Fs

Một ý kiến bên dưới clip:

'Vâng, hai người đàn bà nhỏ bé này đang cản trở lưu thông chứ không phải là 50 cảnh sát đang bao vây họ, tôi ngạc nhiên là cảnh sát đã không đập họ.'

Đừng bảo tôi lo chuyện Mỹ nhé? Các bạn CC hay bảo 'dân chủ' đã làm cho Mỹ giàu.  Việt Nam 'độc tài' nên mới nghèo và do đó cần phải thay đổi gấp để được giàu như Mỹ.  Tôi nghe lời các bạn nên mới mất thì giờ nghiên cứu nền 'dân chủ' của Mỹ để chúng ta cùng bắt chước làm giàu nhé.  Hơn nữa, những chuyện thực tế về 'dân chủ' của Mỹ này không bao giờ thấy các bạn đề cập đến cả (có óc để hiểu biết đâu mà đề cập? :v ), cho nên tôi phải chia sẻ để mọi người cùng tham khảo thôi nhé.

Và hóa ra là dân chủ cuội thì mới giàu chứ không phải là cái thứ dân chủ lý tưởng trong mơ mà các bạn CC hay quảng cáo nhỉ? Chẳng ai sợ dân chủ như các bạn hay chụp mũ người ta cả.  Người ta chỉ ghét cái thứ dân chủ cuội mà các bạn dù chẳng hiểu biết gì về nó nhưng cũng cứ tung hô và đòi nhập khẩu vào Việt Nam thôi.

Tuesday, November 4, 2014

CẤM VẬN KINH TẾ CUBA: NHỮNG MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH ĐẾ QUỐC

Cấm vận kinh tế lên Cuba nhằm mục đích kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách khuất phục nước này.  Lịch sử bạo lực với các cuộc chinh phục những vùng đất mới của Mỹ đã chứng minh rõ ràng điều đó.

Giữa thế kỷ 19, William Gilpin, một người theo chủ nghĩa bành trướng của Mỹ đã tuyên bố: 'Vận mệnh của người Mỹ là chinh phục châu Mỹ.'  Mục đích chính của Hoa Kỳ là đảm bảo nguồn tài nguyên của các nước Nam Mỹ luôn được giữ trong tay của Mỹ.  Trường hợp của Cuba là đặc biệt bởi vì nó là quốc gia duy nhất dám từ chối đi theo những trật tự được đặt ra bởi Mỹ như hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội nhằm quản lý tài nguyên nhân lực nước này.

Mỹ đặt ra thuyết Monroe vào đầu thế kỷ 19 để nói rõ cho các thế lực đế quốc Châu Âu biết rằng Hoa kỳ không chấp nhận các hành động can thiệp vào Tây bán cầu.  Qua đó thiết lập quyền lực của Mỹ trên toàn châu lục mà không bị cản trở.  Thuyết này cho thấy mục tiêu đế quốc và bá quyền của Mỹ.  Khi Mỹ trở thành một nước công nghiệp mạnh, điều đầu tiên mà họ nhắm đến là tài nguyên của châu lục để nuôi dưỡng và phát triển nền công nghiệp đó.

Cuba lúc đó còn là một thuộc địa béo bở của Tây Ban Nha(TBN) nhưng đầu tư cũng như nhập khẩu của Mỹ ở thị trường này đã vượt xa TBN.  Do đó khi người Cuba nổi dậy làm cách mạng đánh đuổi thực dân TBN thì Mỹ đã tìm cách không để cho phe cách mạng Cuba giành được chủ quyền.  Khi quân TBN gần bị thua hoàn toàn thì Mỹ đem quân nhảy vào buộc hai bên phải ngừng giao tranh, và sau đó Mỹ sang Paris ký một hiệp định đình chiến với TBN.  Người Cuba bị gạt ra ngoài những cuộc đối thoại đó.  Một điều khoản sửa đổi trong hiệp định đó cho phép Mỹ đặt quyền kiềm soát chính trị, kinh tế lên Cuba.  Mỹ đã thay thế TBN làm ông chủ thực dân mới ở Cuba.  Vào ngày 1 tháng 1 năm 1899, sau khi quân TBN cuốn gói, cờ Mỹ đã được kéo lên trên bầu trời La Havana chứ không phải là cờ Cuba.  Điều khoản bổ sung trên được hủy bỏ vào năm 1934.

Sau khi kiểm soát gần như tất cả các ngành kinh tế ở Cuba, Mỹ đã nhiều lần giết người biểu tình vào các năm 1912, 1917, 1933 để giữ vững trật tự do mình áp đặt.  Trước cách mạng 1959, các công ty Mỹ làm chủ 80% dịch vụ, mỏ, nông trại, và các cơ sở lọc dầu, 40% ngành sản xuất đường và 50% của ngành đường sắt.  Chính quyền Batista được Washington ưu đãi vì nó đã phục vụ rất tuyệt vời cho quyền lợi của Mỹ.  Dân Cuba phải đợi đến 1959 để nếm mùi vị của độc lập sau gần 500 năm bị thực dân cũ và mới thống trị.  Nhưng cũng vì chuyện như tát vào mặt Mỹ này, Cuba phải trả cái giá cao nhất có thể.

Vào ngày 7/2/1962 Mỹ phong tỏa hoàn toàn hòn đảo này nhằm tái thiết lập nền thống trị đối với Cuba.  Dùng sự đói ăn như một vũ khí chính trị chống lại người Cuba.  Lý do để vây hãm Cuba được thay đổi theo thời gian.  Trong Chiến tranh Lạnh,  Mỹ bảo Cuba là một đe dọa cho an ninh quốc gia và thúc giục Mexico ủng hộ mình bằng cách cũng áp đặt một chính sách thù địch với Cuba, nhưng một nhà ngoại giao Mexico đã trả lời: 'Nếu chúng tôi cũng tuyên bố rằng Cuba là một mối đe dọa đối với an ninh của chúng tôi, bốn mươi triệu người Mexico sẽ bị cười đến chết.'

Lý do Chiến tranh Lạnh được dùng trong 30 năm là dối trá vì nếu đó là sự thật, họ đã bình thường hóa quan hệ sau sự sụp đổ của khối Soviet.  Mỹ cũng đã bình thường hóa quan hệ với TQ bắt đầu từ đầu thập niên 70.  Thay vào đó Mỹ còn tiếp tục tăng cường cấm vận với những làn sóng cấm vận kinh tế nặng nề hơn với Đạo luật Torricelli vào 1992 và Helms-Burton vào 1996.  Khẩu hiệu bây giờ không phải là ngăn chặn cộng sản nữa mà là 'tái lập dân chủ' ở Cuba, một nền 'dân chủ' phục vụ cho những quyền lợi của Washington.

Từ năm 1992, cấm vận kinh tế trên Cuba đã bị cộng đồng thế giới lên án bởi tuyệt đại đa số, chỉ có vài ba nước bỏ phiếu chống hoặc từ chối bỏ phiếu.

Mục tiêu duy nhất của Mỹ là trừng phạt những nước Thế giới thứ Ba dám chống lại trật tư do mình áp đặt và đặt Cuba vào vòng ảnh hưởng của mình theo như ý nguyện của các Tổng thống Thomas Jefferson và John Quincy Adams muốn.  Bắt Cuba đứng ngay vào hàng, đưa xã hội Cuba trở lại tình trạng bất bình đẳng trước cuộc cách mạng.

Mỹ tiếp tục đặt Cuba trong danh sách những nước ủng hộ khủng bố năm thứ 30 liên tiếp làm trò cười cho cộng đồng quốc tế, mặc dù chính nước Mỹ đã dung dưỡng những nhân vật khủng bố chống Cuba.

Condoleeza Rice, Cố vấn An ninh cho Bush gọi Cuba là 'trường hợp không thể tha thứ được' và thật sự Cuba là 'không thể tha thứ' vì nó là một nước thuộc Thế giới thứ Ba nằm ngay sát nách Mỹ lại dám ưỡn ngực trước ông chủ của thế giới, dám quyết định dùng tài nguyên quốc gia cho mình chứ không để cho các nhóm tài chính, kinh tế của Mỹ thao túng.  Cuba là 'không thể tha thứ' vì đã gồng nổi một chính sách cấm vận mà ngay cả một cường quốc châu Âu cũng khó có thể chịu đựng nổi và vẫn tiếp tục ưỡn ngực sau gần nửa thế kỷ bị cấm vận như thế.

Và còn tệ hơn nữa, báo cáo của Ủy ban Kinh tế châu Mỹ Latin và các nước Caribbean thuộc LHQ khen Cuba: 'Chính sách xã hội không thể bàn cãi là mặt mà Cuba thể hiện xuất sắc bằng cách bảo đảm một sự chia sẻ công bằng thu nhập và phúc lợi cho dân chúng, cùng lúc đầu tư vào vốn liếng con người'.  Nước Mỹ không thể tha thứ tà thuyết này.

Nếu Cuba đầu hàng, ngả theo trật tự mà Washington muốn, chấp nhận dâng chủ quyền và tài nguyên cho những tập đoàn đa quốc gia háu ăn, vứt đi nhu cầu của người dân trong quá trình đó, nó sẽ được chấp nhận vào 'thế giới dân chủ'.  Nhưng nếu khi nào Cuba vẫn chưa chịu đáp ứng những điều kiện đó, nó sẽ tiếp tục là mục tiêu tấn công của Washington.  Như lời của anh hùng trong chiến tranh giành độc lập 1898, José Martí: 'Tự do rất là đắt giá và chúng ta cần phải quyết định hoặc chấp nhận sống không có nó, hay phải mua với đúng giá của nó.'  Và người Cuba đã chọn quyết định của họ.

Chừng nào Cuba còn tiếp tục thách thức sự thống trị của giáo thuyết thị trường tự do bằng cách đưa ra một ví dụ sống cho thấy sự khả thi của việc giải phóng một quốc gia khỏi sự khốn cùng của tình trạng kém phát triển không phải bằng cách áp dụng những mệnh lệnh của Ngân hàng Thế giới và Quĩ Tiền tệ Quốc tế, mà bằng cách đặt con người vào trung tâm của các kế hoạch xã hội, thì Cuba vẫn sẽ tiếp tục là nạn nhân của những cuộc tấn công bán quân sự do Mỹ tổ chức.  Chừng nào nó vẫn từ chối áp dụng những khuôn phép thị trường và lợi nhuận thì sự khủng bố kinh tế từ Mỹ vẫn sẽ không giảm đi.

Gốc rễ của sự vây hãm này không phải có từ năm 1959 mà là từ đầu thế kỷ 19, khi những tên theo chủ nghĩa đế quốc ở Mỹ luôn muốn có được Cuba.  Năm 1902, một nhà sách phổ biến bản đồ Cuba dưới tựa đề: 'Thuộc địa mới của chúng ta: Cuba'.  Hoa kỳ sẽ làm bất cứ điều gì trong khả năng để đưa Cuba trở về tình trạng như thời trước cách mạng, biến Cuba thành một Puerto Rico, Haiti hay Cộng hòa Dominican, những nơi mà sự giàu có của thiểu số nổi lên thật sắt nét so với sự bần cùng của phần còn lại và nơi mà các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chiếm được những khoản lợi nhuận choáng người.   Mỹ sẽ không mệt mỏi bám vào những lý do lỗi thời nhàm chán cũ và những đại diện của nó sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại chúng.

Bài viết của Salim Lamrani, Đại học La Sorbonne, Paris, bổ sung vài chi tiết từ Sandy Goodman, Báo Huffington Post.

M lược dịch