Sunday, November 11, 2007

Trần Chung Ngọc - Phần II (Cuối) - Vài Nét Về 'Cụ Diệm'

17. "The American Pope" by John Cooney, A Dell Book, New York 1984, pp. 309-312:
“Lập trường của (hồng y) Spellman về Việt Nam phù hợp với những mong ước của giáo hoàng. Malachi Martin, một cựu tu sĩ dòng tên phục vụ tại Vatican trong những năm Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam, nói rằng giáo hoàng muốn Mỹ ủng hộ Diệm vì giáo hoàng đã bị người anh của Diệm, Tổng giám mục Thục, ảnh hưởng. “Giáo hoàng quan tâm đến sự càng ngày càng thắng lợi của Cộng sản do đó làm suy yếu giáo hội,” Malachi xác nhận rằng: “Giáo hoàng ra lệnh cho Spellman khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam.”
Do đó Spellman xếp đặt một chiến dịch hòa điệu kỹ càng để dựng lên chế độ Diệm. Qua báo chí và vận động trong hậu trường ở Washington, vấn đề đối đầu chống Cộng ở Đông Dương được phổ biến rộng rãi ở Mỹ.
Spellman và Kennedy cũng còn giúp lập lên một nhóm vận động hậu trường Washington. Chủ trương của sự đồng minh này là chống Cộng và phát huy ý hệ Công giáo.
..Do đó, rất nhiều người Mỹ tin rằng Việt Nam là một quốc gia phần lớn là Công giáo. Một phần của cái ấn tượng sai lầm này là kết quả của việc Diệm lên cầm quyền. Với sự giúp đỡ của CIA tổ chức cuộc bầu cử gian lận năm 1955, Diệm hủy bỏ chế độ quân chủ và Bảo Đại bị cưỡng bức phải sống trong cảnh lưu đầy. Cái màu sắc Công giáo đậm đà trong cuộc vận động hậu trường Việt Nam cũng góp phần tạo nên quan niệm sai lầm trên. Còn một yếu tố khác là sự đặt mình vào trong đường lối trên của Spellman.
...Sự tuyên truyền của Spellman về bản chất Công giáo của chính quyền Diệm đã làm rõ rệt thêm hình ảnh không đẹp về vị thế của giáo hội ở Việt Nam. Cái bản chất tôn giáo của chính quyền Diệm và những vấn đề chính quyền đó tạo ra đã được ghi nhận bởi Graham Greene, một tín đồ Ca Tô, trong một bài viết từ Saigon, in trong tờ London Sunday Times ngày 24 tháng 4, 1955:
“Một cuộc viếng thăm không thích hợp của Hồng y Spellman đã được tiếp nối bởi những cuộc viếng thăm của Hồng y Gillroy và Tổng Giám mục ở Canberra. Những số tiền lớn lao đã được dùng để tổ chức những cuộc biểu tình đón tiếp những vị khách này, đưa ra một ấn tượng là giáo hội Ca Tô là của Tây phương và là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh.
...Nam Việt Nam, thay vì đối đầu với chế độ toàn trị của miền Bắc bằng những bằng chứng về tự do, lại rơi vào một chế độ độc tài bất hiệu lực: dẹp bỏ báo chí, kiểm duyệt chặt chẽ, lưu đầy bằng lệnh của chính quyền thay vì phải được xét xử ở tòa án. Thật là bất hạnh khi một chính quyền như vậy lại đồng nhất hóa với một đức tin. Ông Diệm rất có thể đã để lại trên đất nước có tinh thần khoan nhượng này một di sản chống-CaTô.”
(Spellman's Vietnam stance was in accordance with the wishes of the Pope. Malachi Martin, a former Jesuit who worked at the Vatican during the years of the escalating US committment to VN, said the Pope wanted the US to back Diem because the Pope had been influenced by Diem's brother, Archbishop Thuc.
"The Pope was concerned about Communism making more gains at the expense of the Church," Martin averred. "He turned to Spellman to encourage American committment to Vietnam."
Thus Spellman embarked on a carefully orchestrated campaign to pop up the Diem regime. Through the press and a Washington lobby, the problem of confronting anti-Communism in Indochina became widely known in America.
Spellman and Kennedy also helped form a pro-Diem lobby in Washington. The rallying cries were anti_Communism and Catholicism.
...To a large extent, many Americans came to believe that Vietnam was a preponderantly Catholic Nation. This misimpression resulted partly from Diem's emergence as ruler. With the help of CIA-rigged election in 1955, Diem abolished the monarchy and Bao Dai was forced to live in exile. The heavily Catholic hue to the Vietnam lobby also accounted for much of the widespread belief. Still another factor was Spellman's identification with the cause.
...Spellman's propagandizing of the Catholic nature of Diem's regime reinforced a negative image of the Church's position in Vietnam. The sectarian nature of Diem's government and the problems of that government were noted by the writer Graham Greene, himself a Catholic, in a dispatch from Saigon printed in the London Sunday Times on April 24, 1955:
An unfortunate visit by Cardinal Spellman has been followed by those of Cardinal Gillroy and the Archbishop of Canberra. Great sums are spent on organizing demonstrations for the visitors, and an impression is given that the Catholic Church is occidental and an ally of the US in the cold war.
...The South, instead of confronting the totalitarian North with the evidence of freedom, has slipped into an inefficient dictatorship: newspapers suppressed, strict censorship, men exiled by administrative order and not by judgement of the courts. It is unfortunate that a government of this kind should be identified with one faith. Mr. Diem may well leave his tolerant country a legacy of anti-Catholicism.)
18. “The Final Superstition” by Joseph L. Daleiden, Prometheus Books, New York, 1994, p. 62):
"Spelllman là người chủ chốt của giáo hoàng làm cho Mỹ tham chiến sâu đậm ở Việt Nam. Theo một bức thư chính thức của Vatican, giáo hoàng "dùng Spellman để khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam."
Mọi viện trợ nhân đạo cho miền Nam đều đi qua các cơ sở của giáo hội Công Giáo và chỉ có những người Công Giáo là được Diệm bổ nhiệm vào trong chính phủ. Tuy rằng những chính sách như vậy đưa đến việc cải đạo hàng loạt, số tín đồ Công Giáo chỉ chiếm vào khoảng từ 12 tới 13 phần trăm của dân số miền Nam. Không lạ lùng gì mà khối đa số Phật Giáo bất bình đưa đến việc công khai chống đối chính sách của Diệm. Tình trạng ngày càng suy kém, Diệm đã dùng đến biện pháp bắt giữ hàng loạt, đàn áp Phật tử, đóng cửa chùa chiền và tu viện. Qua kinh nghiệm quá khứ, Giáo hội chắc hẳn đã biết rằng sự đàn áp chỉ làm cho lý tưởng mạnh hơn. Trước sự quan sát kinh hoàng của thế giới, giới Phật tử đã phải dùng tới hành động chống đối tiêu cực rốt ráo và nhiều tăng sĩ đã tự thiêu. Trong những khoảng thời gian đáng sợ đó, tôi, một tín đồ Công Giáo, không nhớ có một lời chỉ trích chính sách của Diệm từ một linh mục hay giám mục Công Giáo nào. Tuy nhiên, sự việc đã lên quá mức đối với Tổng Thống John Kennedy, ông ta thôi không ủng hộ Diệm nữa. Ít lâu sau đó Diệm bị hành quyết trong một cuộc lật đổ chính quyền. Qua cái diễn tiến kinh khủng này vai trò của giáo hội đã theo đúng cái tiến trình lịch sử nhơ nhớp của giáo hội."
(Spellman was the papal point man to lead America into deeper involvement in Vietnam. According to a Vatican official letter, the pope "turned to Spellman to encourage American commitment to Vietnam."
All US relief to the South was funneled through the Catholic Church's agencies and only Catholics were appointed to government positions by Diem. Although these policies resulted in a wave of conversions, Catholics still made up only about 12 to 13 percent of the South Vietnamese population. Not surprisingly, the resentment among the Buddhist majority soon resulted in their open resistance to Diem's policies. As the situation deteriorated, Diem resorted to mass arrests and suppression of the Buddhists, closing shrines and monateries. As the Church should have known from its own early experience, persecution can only strengthen a cause. As a horrified world watched, the Buddhists resorted to the ultimate act of passive resistance and several monks set themselves ablaze. During these terrible times, when I, too, was a Catholic, I don't recall one word of criticism of Diem's policies from a Catholic priest or bishop. However, it finally became too much for President John Kennedy, who withdrew US support for Diem. Diem was soon executed in a coup. Throughout this dreadful ordeal the role of the Church followed true to the course of its sordid history.)
19. "America's Longest War" by George C. Herring, John Wiley & Sons, New York 1979, pp. 62-65:
“Để làm vui lòng các cố vấn Mỹ, thỉnh thoảng Diệm cũng nói trên đầu môi chót lưỡi về dân chủ, nhưng trong thực hành hắn nắm lấy những quyền lực tuyệt đối. Đích thân hắn ngự trị ngành hành pháp của chính phủ, dành cho hắn và anh em hắn mà hắn đã đưa ba người vào nắm ba chức trong nội các có sáu bộ, mọi quyền quyết định.
Sự tấn công dữ dội của Diệm vào những đối lập chính trị đã gây nên sự bất mãn trong các thành phố cũng như ở thôn quê. Báo chí chỉ trích chính phủ bị đóng cửa ngay.. Dùng quyền hành trong các sắc lệnh của tổng thống, chính quyền Diệm đã lùa vào những “ trại cải huấn” nhiều ngàn người Việt Nam, cộng sản cũng như không cộng sản, những người bị coi như là đe dọa cho trật tự công cộng. Chương trình cải huấn lúc đầu nhắm vào các thành phần kháng chiến Việt Minh ở lại miền Nam, nhưng rồi với thời gian chương trình này được áp dụng cho bất cứ ai dám chống đối chính quyền.
...”Chính quyền có khuynh hướng cai trị dân với lòng nghi ngờ và cưỡng bức”, một phúc trình tình báo của Mỹ kết luận năm 1960, và “đã được đáp ứng bởi thái độ bất thiện cảm và bất mãn của người dân”.
(To please his American advisors, Diem occasionally paid lip-service to democracy, but in actual practice he assumed absolute powers. He personally dominated the executive branch of government, reserving to himself and his brothers, three of whom were appointed to a cabinet of six, all power of decision-making.
...Diem's vigorous assault against political opponents spawned rising discontent in the cities as well as the countryside. Newspapers which criticized the government were promptly shut down...Using authority handed down in various presidential ordinances, the government herded into "reeducation centers" thousands of Vietnamese, Communists and non-Communists alike, who were alleged to be threats to public order. The reeducation program was originally aimed at the Viet Minh "stay-behinds," but in time it was extended to anyone who dared speak out against the government.
...The government "has tended to threat the population with suspicion or coerce it," an American intelligence report concluded in 1960, "and has been rewarded with an attitude of apathy or resentment.”)
20. "Unwinding the Vietnam War: From War Into Peace" by Reese Williams, The Real Comet Press, Seattle 1987, p. 431:
Sau khi Pháp bị đánh bại và có vẻ như nền độc lập (của Việt Nam) sẽ tới, theo hiệp định Genève. Nhưng thay vào đó Mỹ đã nhảy vào, quyết định là Hồ (Chí Minh) không được thống nhất đất nước đang tạm thời chia cắt, và những nông dân lại cảnh giác khi chúng ta ủng hộ một trong những tên độc tài đồi bại nhất của thời hiện đại – Thủ tướng Diệm, người chúng ta chọn. Người nông dân cảnh giác và co rúm người lại khi Diệm tàn nhẫn dẹp mọi đối lập, hỗ trợ những tên địa chủ bóc lột họ, và từ chối thảo luận với Bắc Việt về sự thống nhất của đất nước
(After the French were defeated it looked as if independence would come again through the Geneva Agreements. But instead there came the US, determined that Ho should not unify the temporarily divided nation, and the peasants watched again as we supported one of the most vicious modern dictators - our chosen man, Premier Diem. The peasants watched and cringed as Diem ruthlessly routed out all opposition, supported their extortionist lanlords, and refused even to discuss reunification with the North.)
(From an address delivered by Dr. Martin Luther King in New York City on April 4, 1967).
Trên đây chỉ là 20 lời phê phán điển hình về chế độ Ngô Đình Diệm của một số trí thức ngoại quốc: ký giả, chính trị gia, giáo sư đại học, nhà quân sự, trong số hàng trăm lời phê phán tương tự khác. Chúng ta cũng nên để ý là hơn phân nửa số tài liệu trích dẫn ở trên được viết sau năm 1975. Nếu độc giả muốn đọc những lời phê phán của người Việt, xin tìm đọc cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của cố Thiếu Tướng Đỗ Mậu, trong đó ở phần cuối có 100 lời phê phán của các nhân sĩ, chính trị gia, tướng lãnh, giáo sư đại học, nhà báo v..v.. về Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Cho tới ngày nay, cuốn hồi ký chính trị này, với rất nhiều chi tiết lịch sử, vẫn là cuốn sách có giá trị nhất trong những cuốn viết về chế độ Ngô Đình Diệm và những diễn biến chính trị trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa..
Từ 20 lời phê phán của các tác giả ngoại quốc trên, chúng ta có thể rút tỉa ra được những gì? Sau đây là vài điểm chính.
1). Ngô Đình Diệm là người vô tài, vô đức, nhu nhược, được Hồng Y Spellman, với sự phụ giúp của ngoại trưởng John Foster Dulles cùng một vài chính khách Công giáo Mỹ khác, theo lệnh của Vatican, vận động với Mỹ đưa Diệm về cầm quyền ở Nam Việt Nam vì Diệm thuộc loại người Công giáo cuồng tín khát máu Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ, chống Cộng điên dại nên đương nhiên có thể tin cậy để chống Cộng cho Mỹ và cho Vatican. Ngoài ra Vatican cũng còn góp phần vận động, thuyết phục Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Cái tội này của Vatican đối với Việt Nam sẽ được ghi vào sử sách.
2). Chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ bạo ngược, chuyên chế, không có sự hậu thuẫn của quần chúng. Đó là một chế độ mà hầu hết những người nắm quyền hành chánh, quân sự là những gia nô vô liêm sỉ.
3). Chính cái chất Công Giáo cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt, kiêu căng, huênh hoang, hợm hĩnh [theo giáo sư Nguyễn Mạnh Quang] của Diệm đã làm hại Diệm. Sách lược Công giáo hóa miền Nam bằng thủ đoạn tiêu diệt các giáo phái khác của Diệm trong một nước mà Công giáo chỉ chiếm có 7% là một sách lược ngu xuẩn, đi ngược lại tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của dân tộc, đã đưa đến sự oán ghét của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Sách lược này đã ghi thêm một chương ô nhục vào lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam, một giáo hội vốn đã nổi tiếng là: “Hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc.”
Kết Luận: Trước sách lược “Công giáo hóa miền Nam” ngu xuẩn, bạo tàn, hại dân, hại nước của chính quyền Ngô Đình Diệm, con cờ giai đoạn của Vatican và Mỹ, Phật Giáo Việt Nam không còn có thể chọn lựa con đường nào khác ngoài con đường tranh đấu, không riêng gì cho Phật Giáo mà còn cho cả dân tộc. Những bằng chứng tràn ngập về tính cách bạo tàn, kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, đã chứng minh một cách hùng hồn là cuộc tranh đấu của Phật Giáo cách đây 40 năm ở miền Nam Việt Nam là có chính nghĩa, hợp với lòng dân.
Thật vậy, tuy Phật Giáo phát động phong trào chống chế độ Ngô Đình Diệm nhưng lòng dân oán ghét chế độ bạo tàn phi dân chủ này đã âm ỉ từ lâu, như chúng ta đã thấy trong một số tài liệu vừa trích dẫn ở trên. Chúng ta không nên quên là ông Diệm đã bị ám sát hụt tại Ban Mê Thuột ngay từ năm 1957, ngày 21 tháng 5. Rồi đến cuộc đảo chánh thất bại của lực lượng nhảy dù ngày 11 tháng 11, 1960, vụ dội bom dinh độc lập của 2 sĩ quan VNCH ngày 27 tháng 2, 1962. Và sự kiện là, trong cuộc tranh đấu Phật Giáo 1963, không phải chỉ có Phật tử mới tham gia tranh đấu mà gồm đủ mọi thành phần dân tộc, từ các em học sinh trung học đến các sinh viên đại học, các giới sĩ, nông, công, thương, kể cả những người Công giáo tiến bộ gồm một số linh mục và tín đồ Công giáo.
Phật Giáo là tôn giáo hòa bình. Những bậc tôn đức trong cuộc tranh đấu Phật Giáo 1963 không chủ trương lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm bằng bạo động, kể cả Bồ Tát Thích Quảng Đức. Nhưng không ai có thể phủ nhận là cuộc tranh đấu này đã góp phần lớn lao đưa đến sự cáo chung của chế độ Công giáo trị, gia đình trị Ngô Đình Diệm vào ngày 1 tháng 11, 1963. Ý thức được lòng dân, chính quân đội Việt Nam, chỉ huy bởi nhiều tướng lãnh, trước đã theo và ủng hộ ông Diệm, đã đứng lên làm tròn sứ mạng dẹp bỏ một chế độ Công giáo độc tài, phi dân tộc, phi tổ quốc. Như đã từng nhiều lần có công với dân tộc trong nhiệm vụ bảo vệ, giữ nước, cuộc tranh đấu 1963 của Phật Giáo ở miền Nam cũng đã góp được nhiều công to lớn cho dân tộc. Ngoài việc đưa đến sự chấm dứt một chế độ ác ôn đã mất đi lòng dân, chính yếu là cuộc tranh đấu của Phật Giáo đã thành công trong việc bảo vệ được nền văn hóa truyền thống và tôn giáo dân tộc, tôn giáo dân tộc ở đây phải được hiểu theo nghĩa tôn giáo của tuyệt đại đa số người dân trong nước, thí dụ như Ki Tô Giáo ở Mỹ, ngăn chận được hiểm họa của Công giáo trong toan tính đưa toàn dân Việt Nam xuống hàng súc vật (con chiên), cúi đầu tuân phục một định chế có thủ phủ đặt tại Vatican, ngự trị bởi một số người ngoại quốc vô đạo đức tôn giáo như John Paul II và Benedict XVI, mà lịch sử đen tối ô nhục của tôn giáo này đã không còn là một vấn đề xa lạ đối với thế giới ngày nay.

No comments:

Post a Comment