Giáo gian "cầu nguyện" "đòi" đất thủ đô ngàn năm của Việt Nam để hiến dâng lên Vatican, luôn tiện rửa não, làm gương và truyền lửa phản quốc-thờ Tây lại cho con cháu tiếp tục sự nghiệp nô lệ ngoại bang đê hèn! Việt Nam thật là bất hạnh lại đẻ ra cái đám súc vật luôn rình rập đâm sau lưng dân tộc như thế này!
Không biết họ có nghĩ tới "công lý" khi cùng với giặc Pháp giết người VN, cướp nước VN không nhỉ. Rõ ràng "công lý" của giáo gian này có nghĩa là họ có quyền giựt của người khác tự nhiên và một khi họ đã giựt rồi thì của cải đó mãi mãi là của họ! Đúng là con Trời con Chúa! Ngang không thể tưởng!
------------------------------------------------------------
Nguyễn Chính - Vụ “Tòa Khâm”: Lương Tâm Cầu Nguyện?
Có thể chúng ta có hai lịch sử: lịch sử xã hội (sự kiện) và lịch sử con người (lương tâm). Do đó cách xử lý lịch sử được nhắc đến không chỉ tiếp nối để tạo ra một hiện thực mới mẻ và sinh động mà lịch sử từ trong chính nó cần được hiểu và phân tích như một tình huống hiện tại. Chỉ có thế chúng ta mới không quá đà vào “chủ nghĩa định mệnh lịch sử”.
Tất cả mọi người đều là một phần trong lời nói và hành động của chính mình. Dù là cá nhân, tổ chức hay nhà nước cũng đều phải đặt mình trong những tương quan lịch sử. Bởi có lẽ nào tôi không phải là chủ nhân của lịch sử khi lịch sử tuột mất khỏi tay tôi? Có lẽ nào tôi không còn là chủ nhân của chính tôi khi lương tâm không còn cất lên tiếng gọi?
Phải chăng có một ảo ảnh nào đó cho rằng hiện tại là “đặc quyền”, “đặc lợi” là thời kỳ quan trọng hơn hết của con người? Đã bao nhiêu lần con người cứ nghĩ rằng mình đã sống trong thời kỳ cuối cùng của loài người, tận thế. Nhưng rồi thì lịch sử vẫn tiếp diễn như một chuỗi những sự kiện có tương quan và liên hệ nhân quả với nhau. Bởi nếu có một cái gì đó kết thúc thì sẽ có một cái gì đó đang bắt đầu.
Chỉ có bình tâm khảo xét đời sống, chúng ta mới không ngạc nhiên khi có ai đó buông ra một câu hỏi rằng: lẽ nào tội ác đã qua là cái không có thật? lẽ nào sự cướp phá chùa chiền của giáo sĩ thực dân là không có thật?
Bước vào sự nhập nhằng đáng sợ của một “hiện thực” tranh tối tranh sáng mới thấy hết dư vị của thiện và ác, của cái gọi là “công lý”, “hòa bình” và những dục vọng ích kỷ. Vì sao, điều đó “buộc” chúng ta phải suy nghĩ như vậy? Vì hơn 100 năm trước, khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, đốt phá chùa chiền, chúng ta không thấy người giáo sĩ Công giáo nào đứng ra thắp nến cầu nguyện đòi công lý và hòa bình cho mảnh đất thân yêu này. Hơn 50 năm sau, khi chủ nghĩa thực dân không còn, chúng ta thấy người Công giáo cầu nguyện đòi tòa khâm (được định giá là tài sản thuần túy).
Nhưng điều đáng nói sự “tranh chấp” (một phía) “căn nhà” thuần túy ấy lại không bình thường như sự tranh chấp đất đai vốn phổ biến xưa nay. Sự tranh chấp đó được “xã hội hóa”, thậm chí “quốc tế hóa”: vì “công lý và hòa bình”. Một chuyện mới hoàn toàn trong lịch sử tranh chấp đất đai ở nước ta về một căn nhà.
Trong vụ việc này, nếu cứ chưng những bằng chứng pháp lý ra thì hẳn nhiên phải có người sai rồi. Còn nhắc đến công lý thì chúng ta buộc phải nhắc đến lương tâm và tình người. Khi nói đến từ “trả lại” thì người Công giáo đòi đất phải nên và rất nên hiểu mảnh đất đó đã được chiếm hữu như thế nào:
Một trong những thành tích phục vụ Pháp khá nổi tiếng của ông Nguyễn Hữu Độ là việc giúp Giám mục Puginier xây nhà thờ trên chùa Báo Thiên ở Hà Nội. Công sứ Pháp ở Hà Nội bấy giờ là Bonnal đã khen ngợi tinh thần hợp tác của ông Độ và kể lại một bằng chứng, như việc chiếm hữu đất chùa một cách “hợp pháp” như sau: “San bằng cái chùa và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ bằng trong thời gian chiếm đóng…, tuy nhiên, công bình mà nói, tôi cảm thấy ít nhiều ái ngại trong việc phạm một sự lạm quyền kiểu đó, nên thấy nên nhờ ông tổng đốc Nguyễn Hữu Độ. Ông rất tâm đầu ý hiệp với vị giám mục [Purinier, NQT ct.] và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy…”.
Và giám mục Purinier đã ca ngợi sự cúc cung tận tụy phục vụ thực dân của giáo dân Việt Nam như sau: “Không có giáo dân Việt Nam hỗ trợ thì Pháp như những con cua bị bẻ gãy hết càng, không có cách nào có thể xâm chiếm nổi Việt Nam” (André Masson, The Transformation of Hanoi, 1873-1888, Madison, WI: Center for Southeast Asian Studies. University of Wisconsin-Madison, 1983, 51, NQT dịch).
Trước khi qua đời, ông Độ đã gửi thư cho toàn quyền và khâm sứ Pháp với đoạn như sau: “Trong ba năm qua, nước chúng tôi bị sụp đổ. Uy quyền quốc gia lọt vào tay bọn phản quốc đã vì tham vọng riêng, mang lại tại họa cho đất nước chúng tôi. Ngôi báu đã bị khuynh đảo. May mắn thay, chính phủ Pháp vĩ đại đã không lìa bỏ chúng tôi. Họ đã hạ cố ban cho tôi lòng tin của họ, và tôi đã được cái ân trạch giao tiếp với những viên chức cao cấp của chính phủ ấy để giải quyết các vấn đề quốc gia, và tái tục bằng những hiệp ước mối giây liên lạc thân hữu giữa hai chính phủ. Nếu nước chúng tôi có được như ngày nay đó là nhờ lòng nhân đức của chính phủ Pháp. Tôi xin mang cái kỷ niệm êm đềm đó xuống nấm mồ và truyền nó vào thân xác của tôi. Than ôi! Tôi không thể nào bày tỏ tất cả lòng tri ân nồng nhiệt và chân thành của tôi…” (Dẫn theo Thế kỷ 21-số 172, tháng 8-2003, trang 46)
Chúng ta đang đọc lại “lương tâm” về sự “ái ngại” vì “lạm quyền” và sự cúc cung tận tụy phục vụ thực dân của giáo dân Việt Nam khi ấy để có một cái nhìn tương chiếu vào ngôi tòa khâm bị tịch thu trong Cải Cách Ruộng Đất và vụ “cầu nguyện đòi đất” đầu năm 2008. Chắc hẳn ai trong chúng ta (tối thiểu) cũng hiểu rằng một người đi cướp đất thì không bao giờ có thể trở thành sở hữu chủ được. Đó không chỉ là nguyên tắc pháp lý chung trên toàn thế giới, trên mỗi quốc gia mà đó còn là lương tâm trong mỗi con người. Mỗi khi chúng ta nghe báo chí nói về một vụ lấn chiếm nhà đất người khác, chúng ta bất bình lên tiếng. Chẳng lẽ những người đi chiếm phá chùa Báo Thiên chưa một lần tự vấn lương tâm mình hay sao? Còn những người không thể tự vấn được lương tâm của mình thì có lẽ những người Phật tử chúng ta không cần phải bàn nhắc đến nữa.
Với hai chữ “trả lại”, người Phật tử chỉ mong người Công giáo đang cầu nguyện đòi đất hãy suy nghĩ điều đó bằng chính lương tâm của mình. Chúng ta không nói đến vấn đề tranh chấp pháp lý vì hiến pháp và pháp luật nhà nước CHXHCNVN đã quy định rất rõ rồi. Chúng ta chỉ nhấn mạnh đến lương tâm và buộc phải nhắc lại một điều: một người cướp đất của người khác không thể trở thành sở hữu chủ được. Quá khứ cũng thế, hiện tại cũng thế và tương lai cũng sẽ như thế.
Người Phật tử lâu nay im tiếng vì nghĩ đến những lợi ích lâu dài cho dân tộc. Nhưng nếu người Công giáo cầu nguyện đòi đất cứ khăng khăng là nhà nước “chiếm” đất của họ. Vậy đem hai cái chiếm và tịch thu: 1 cái chiếm toàn bộ ngôi chùa Báo Thiên (một cách bất hợp pháp) và một cái tịch thu tòa khâm, 1 phần đất của chùa Báo Thiên xưa (một cách hợp pháp) để xem cái nào nặng nhẹ hơn cái nào. Và người Phật tử xin hỏi những người đang cầu nguyện đòi đất rằng họ có lương tâm hay không?
Tội ác là gì nếu chúng ta không những không biết hối tiếc mà còn cố tình quên bẵng đi tất cả những lỗi lầm mà chúng ta đã phạm phải? Có lẽ cần phải nói thêm rằng, sự xung khắc trong lương tâm con người còn sâu sắc hơn cả sự xung khắc giữa một chủ thể và đối tượng. Thời buổi “voi sinh mà cỏ không sinh” càng ngày càng tô đậm cho cái gọi là “nhu cầu” của con người lên một cách quá đáng. Lịch sử dân tộc bị rút gọn vào một vài biến cố, và biến cố lại được rút gọn vào trong những thiên kiến vị kỷ. Trong khi ấy lương tâm thì chống lại sự lãng quên lịch sử và lãng quên con người - như một chủ thể của cuộc sống.
Nhu cầu (liên tục) chăm chăm vào cái hiện tại thuần túy, thậm chí hoa hòe, trang sức cho những khái niệm đao to búa lớn đến nỗi nó vô tình đẩy quá khứ ra khỏi tầm mắt, tầm suy nghĩ và tầm tự vấn lương tâm (chúng ta đã làm gì?), trong khi lương tâm thì luôn hướng đến cái trường tồn, cái có thể nối liền giữa quá khứ và tương lai. Nếu lương tâm bị rút gọn vào cơ chế hiện tại và bỏ qua sự tự vấn thì chính bản thân nó chỉ là một biến cố thời sự, một hành vi không có ngày mai.
Lối “ve vãn” hiện tại mà bỏ quên quá khứ, tương lai và lương tâm là một lối ve vãn “xu thời” tệ hại, nếu không muốn nói đó là sự quá trớn của hành vi. “Bây giờ” đã là tương lai của quá khứ xưa và “bây giờ” sẽ là quá khứ của tương lai sau. Tất cả sẽ “phán xét” hành vi của chúng ta trong một mối tương quan nhân quả tiếp nối. Những cạm bẫy “hiện tại” mà chúng ta đang rơi vào đó chính là nhu cầu không có điểm dừng và lòng vị kỷ. Và đến đây buộc chúng ta phải đưa ra một câu hỏi nghiêm túc: “Đâu là khả năng còn lại của con người trong một thế giới mà những quyết định từ bên ngoài trở thành nặng trĩu đến nỗi những động cơ bên trong của chúng ta không còn chút trọng lượng nào? Không biết có còn ai phải đòi lương tâm được sinh ra không?
Chiến tranh, cướp phá, công lý, hòa bình là tính chất nước đôi của những cạm bẫy (nhu cầu, quyền lực, tổ chức, giáo hội…) và có lẽ nào nó lại chẳng liên quan đến lương tâm, đến anh, đến tôi, đến mọi người…? Và có lẽ nào lương tâm chúng ta lại không giống nhau: căm ghét cái ác, cái bất công và vô lý?
Quá khứ bắt đầu từ đâu? Tương lai kết thúc ở chỗ nào? Lương tâm không mách bảo chúng ta phải định lượng, định vị, đo đếm điều vô bổ đó mà lương tâm nói với chúng ta rằng, mọi cái thủ tiêu không bao giờ làm cho cái bị thủ tiêu ấy mất đi hoàn toàn, chí ít nó còn trong tâm thức, trong lương tâm, để một bài học sau đó được chúng ta rút ra một cách có ích nhất.
Chúng ta không thể quên qúa khứ, đẩy quá khứ vào khoảng trống vì ở đó chứa đựng tất cả những động cơ (và đã từng là động cơ) của nhiều cách ứng xử hiện tại. Quên quá khứ là thiếu trách nhiệm đối với lịch sử và sự thật.
Qua vụ cầu nguyện đòi đất của người Công giáo, điều khẳng định nhất quán của người Phật tử là chúng ta không xem điều đó như một sự tranh chấp và không bao giờ có ý muốn đòi lại mảnh đất mà thực sự khi xưa nó đã bị cướp phá. Nhưng chúng ta có quyền kêu gọi một lương tâm, bởi lời nguyện cầu nào có sự hiện diện của lương tâm, lời nguyện cầu ấy sẽ trở nên chính đáng và vô giá.
Nguyễn Chính
No comments:
Post a Comment