Tuesday, November 17, 2015

SÀI GÒN THỜI NGOẸO GIÀU ĐẸP DÃ MAN!




Mời các bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp và cuộc sống chân thực của Sài gòn năm 1967 từ trên cao cũng như trên đường phố qua phóng sự đương thời của đài truyền hình Mỹ ABC.  Đây là góc nhìn bao quát nhất về SG và của người ngoài từ trước đến nay chứ không phải 'cộng sản tuyên truyền' hay CC chém gió.  Xem qua những hình ảnh và thông tin trong phóng sự này, chúng ta không còn mơ hồ gì về 'Hòn ngọc Viễn đông' nó là như thế nào dưới thời ngụy nhé.

https://youtu.be/4JO5YmwOoDg

Thông tin theo lời dẫn trong phóng sự:

Sài gòn năm 1967 là nơi trú ngụ của gần 3 triệu người, trong đó có tổng hành dinh của quân Mỹ và khoảng 500.000 dân tị nạn chiến tranh.

Phóng sự bao quát về Sài gòn qua những hình ảnh nơi này, cuộc sống, sinh hoạt, việc làm của một vài cá nhân khác nhau.

Mở đầu với câu chuyện của một phát thanh viên đài quân đội Mỹ nói về lạm phát trên đài.

Cảnh quay khu ổ chuột. Có thể chia SG làm hai khu vực chính. Làn sóng dân tị nạn đổ về đã tạo nên những khu ổ chuột và khu vực trung tâm thành phố là khu thương mại do Pháp xây dựng ngày xưa và nay nó phản ánh sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam.

SG 'TỪNG được gọi là Hòn ngọc Viễn đông' theo lời phóng viên.  Tức là theo khách quan, đến thời ngụy không ai gọi nó với cái tên như thế cả.  Đó là tên do người Pháp tự đặt cho thành phố mà họ xây dựng lên với lòng tự hào.  Thành phố này được thiết kế cho không quá 400.000 dân nhưng họ không ngờ rằng đến năm 1967 có đến 2 triệu người chen chúc ở khu vực chính của thành phố.

SG lúc đó có mật độ dân số cao nhất thế giới.  Có số dân trên một bộ vuông cao gấp đôi Tokyo, là một thành phố thuộc loại chật chội.

Dân dựng lên những khu ổ chuột ở quận 4 với cống rãnh đen ngòm.  Với kiểu nhà chen chúc này, một đám cháy có thể gây thiệt hại lớn điển hình trong một vụ cháy có đến 800 căn nhà bị tiêu hủy làm 5000 không có nhà ở.

Nhà được làm thùng giấy và thiếc.  Cống rãnh thì lộ thiên.  Trong ba năm đã có 500.000 dân tị nạn đổ về Sài gòn.  Khó tìm thấy người già vì tuổi thọ trung bình ở SG chỉ là 40 tuổi.

Khu trung tâm SG mà người Pháp nhớ đến nay thuộc về người Mỹ với giá nhà cao ngất ngưởng.  Một ngôi nhà biệt thự với cây cối có giá thuê 2000 USD/tháng.

Phút 7:30 máy bay quay cảnh trung tâm SG bắt đầu từ đường Tự do (sau này là Đồng khởi).

Phóng sự chuyển sang nói về một nhân vật đại diện điển hình trong đời sống SG là nột gái bán bar 22 tuổi gốc Hà Nội đi cầu nguyện ở một ngôi chùa cho việc khai trương quán bar riêng của mình.  Lương hàng tháng của cô này cao gấp 14 lần cha cô là một công chức với mức lương 5000 đồng/tháng hay 65 USD, hay cao gấp đôi Thủ tướng Kỳ.  Quán bar thời đó chủ yếu phục vụ cho người Mỹ.

Lính Mỹ tiêu khoảng 250 triệu USD ở miền Nam năm 1967, phần lớn dĩ nhiên là ở SG.  SG có nhiều quán bar hơn cả Chicago.

Nhà hàng Mỹ Cảnh là nơi xảy ra vụ đánh bom làm chết và bị thương khoảng 100 người Mỹ và sau đó trở thành một địa điểm cho khách du lịch đế tham quan.

20.000 khách du lịch thăm Việt Nam năm trước đó.  Denise Schneider từ Colorado là một khách du lịch được mời phỏng vấn.  Nếu là một khách du lịch thì không nên đi xe buýt vì thành phố chỉ có bảy mươi xe buýt cho hai triệu dân.

Cảnh tham quan SG không có nhiều.  Một hồ nước đọng ngay giữa thành phố và bên kia là một bức tượng lính TQLC làm bằng xi măng viện trợ.  Khách du lịch có thể mua sắm ở những ki-ốt dành cho lính Mỹ.

12:30: Những con đường của thành phố 'TỪNG được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn đông' (theo lời phóng viên một lần nữa) ngập đầy khói bụi.  Hơn nửa triệu xe gắn máy làm thành phố bị ô nhiễm hơn cả Los Angeles.  Đặc điểm của SG có thể được miêu tà bằng những từ như ngột ngạt, tê liệt, hỗn loạn, gấp gáp.

Lời du khách Denise Schneider: 'Người Việt Nam sợ chính quyền Mỹ,...những khách sạn đã bị chuyển đổi thành nơi ở của quân đội Mỹ.  Những quán bar là để phục vụ quân Mỹ chứ không phải người Việt.  Mọi thứ được sắp xếp để thỏa mãn quân đội và chính quyền Mỹ...'

Ban đêm từ SG người ta có thể thấy pháo sáng và tiếng B-52 dội bom vùng ven thành phố nhưng trong một câu lạc bộ sĩ quan người ta vẫn thi khiêu vũ.

Phóng sự kết thúc với hoạt động báo chí của phóng viên Mỹ ở SG.

Lời kết của phóng viên cho biết 1/5 dân miền Nam sống ở SG. 1/3 dân số sống trong vùng hoàn toàn được kiểm soát bởi Mỹ và chính quyền SG.  Trách nhiệm giãn dân nằm trong tay người Mỹ và họ sắp dời 25.000 ngàn quân ra khỏi SG để thành phố này có thêm một tí không gian để thở.  Quan trọng hơn nữa nó giúp giảm bớt lạm phát qua việc giảm số tiền của lính Mỹ tung ra tiêu xài trong thành phố nhưng mọi người đều biết đó chỉ là bước khởi đầu...

No comments:

Post a Comment