Ở đâu cũng vậy, có những người đạo đức thật và những người đạo đức giả. Dưới đây là một bài viết của một người đạo đức thật ở Mỹ, ông Paul B. Farrell. Những con vẹt dâng chủ ở Việt Nam không đủ đầu óc để hiểu nổi nước Mỹ vận hành như thế nào mà chỉ biết nhai lại vài câu mị dân do những chính trị gia giả nhân giả nghĩa của Mỹ mớm cho nhằm phục vụ cho những mục đích thật không được nói đến. Nếu muốn tìm hiểu nước Mỹ thì phải siêng đọc và phải có một trình độ để hiểu và kinh nghiệm sống ở Mỹ, vì có khối người Việt sống ở Mỹ mấy chục năm cũng không hiểu nó là cái gì cả!
Chiến tranh không có gì khủng khiếp ở Mỹ cả, vì nuớc Mỹ không phải là nơi hứng bom và nơi dùng mạng người để thử vũ khí, người Mỹ không phải trả giá với cả triệu nhân mạng, nước Mỹ không bị tàn phá, chia cắt, ngược lại nó lại là động lực cho nền kinh tế Mỹ, do đó rất nhiều người Mỹ đòi chiến tranh với nước này nước nọ rất nhiệt tình. Tổng thống Mỹ rất hung hăng. Họ làm giàu bằng cách giết người tàn phá chia cắt gây mất ổn định trên đất nước người khác nhưng lại không hề biết mắc cỡ luôn thích lên giọng dạy đời thiên hạ về đạo đức.
Tiến Sĩ Farrell đã viết hơn 1.200 cột báo và xuất bản chín cuốn sách. Trước đó từng làm Phó Chủ Tịch Điều Hành Financial News Network; Phó Chủ Tịch Điều Hành Mercury Entertainment Corp; Phó Tổng Biên tập tờ Los Angeles Herald Examiner; một nhà quản lý đầu tư làm việc cho Morgan Stanley; cầm đầu Crisis Management Group; cựu Thiếu Úy TQLC. Ông ta là một Tiến Sĩ Luật và Tiến Sĩ ngành Tâm Lý.
Ông Farrell này chắc chắn rành về nước Mỹ của ông ta hơn mấy con vẹt thờ tây người Việt.
-------------------------------------------------------------
Paul B. Farrell - America's Outrageous War Economy!
Lầu Năm Góc không tìm ra 2.300 tỉ, hàng ngàn tỉ này đã bị mất tích trong chi phí 'phòng vệ quốc gia'
Mỹ có một nền kinh tế chiến tranh, Không phải là một nền kinh tế sản xuất, nông nghiệp, hay dịch vụ. Hay ngay cả một nền kinh tế tiêu thụ.
Thật vậy, tôi đã nhìn thẳng vào đôi mắt của bạn, và nhìn sâu vào tâm khảm của bạn. Vì thế, chúng ta hãy thật lòng và chính thức gọi nó là "Nền Kinh Tế Chiến Tranh Ghê Tởm của Nước Mỹ". Hãy nhận đi: chúng ta thầm yêu nền kinh tế chiến tranh đó. Đó là câu trả lời cho câu hỏi gợi lên nhiều suy nghĩ của Jim Grant trên tờ Wall Street Journal rằng: "Tại sao không có ai bất bình?" (vì yêu nó thì làm sao bất bình được? - Người dịch)
Thật sự chỉ có một câu trả lời: Trong sâu thẳm chúng ta yêu chiến tranh. Chúng ta muốn chiến tranh. Cần nó. Thèm khát nó. Lớn như thổi nhờ nó. Chiến tranh nằm trong gene của chúng ta, sâu trong DNA của chúng ta. Chiến tranh kích thích đầu óc kinh tế của chúng ta. Chiến tranh thúc đẩy tinh thần buôn bán của chúng ta. Chiến tranh làm rung động tâm hồn người Mỹ. Hãy thừa nhận nó, chúng ta có một mối tình với chiến tranh. Chúng ta yêu "Nền Kinh Tế Chiến Tranh Ghê Tởm của Nước Mỹ."
Người Mỹ quen bày chơi video game chiến tranh. Chúng ta gật gù trước những mẩu tin 90 giây về thương vong ở Afghanistan và thiệt hại vật chất ở Georgia. Chúng ta cười nhạo trước những bản tin khôi hài mỉa mai của John Stewart, và cuốn phim chiến tranh hài 'Tropic Thunder' mới đây của Ben Stiller... cùng lúc đó, một cách âm thầm, tự nhiên, chúng ta cổ vũ lãnh đạo của chúng ta khi họ mở rộng mạnh mẽ "Nền Kinh Tế Chiến Tranh Ghê Tởm của Nước Mỹ", một cỗ máy không ngừng nghỉ luôn cần ngốn hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, tự nuôi dưỡng nó như vậy, rồi nuốt luôn những giá trị con người của chúng ta, chúng ta luôn phải đứng trên bờ vực của sự tự hủy diệt.
Nếu không phải vậy tại sao người Mỹ rất sẵn sàng dành 54% tiền thuế của mình cho một cỗ máy chiến tranh mà nó chiếm 47% tổng số ngân sách về quân sự của toàn thế giới?
Tại sao số lính đánh thuê làm việc cho những nhà thầu chiến tranh tư nhân còn nhiều hơn cả tổng số quân chính thức của quân đội Mỹ (180.000 trên 160.000), với phí tổn mà người đóng thuế phải chịu thêm là hơn $200 tỉ và tiếp tục tăng lên từng ngày?
(Sau khi mãn hạn phục vụ trong quân đội, rất nhiều thanh niên không biết làm gì nên đã gia nhập những công ty tư nhân phục vụ chiến tranh như Blackwater làm lính đánh thuê với tiền lương rất cao.- Người dịch)
Tại sao chúng ta cùng gật đầu "phải rồi" khi tổng thống chúng ta tự hào nói với chúng ta rằng ông ta là một "tổng thống của chiến tranh"; và ứng cử viên tổng thống của đảng ông ta hô hào "bom, bom, bom Iran", như thể "chiến tranh" là một bài hát đang thịnh hành.
Tại sao phe Dân Chủ nhu nhược lại để cho một ngành hành pháp yếu kém, hư hỏng che giấu hàng trăm tỉ phí tổn chiến tranh trong những "ngân khoản bổ sung" lén lút mà còn cong quẹo hơn cả những bảng chiết toán làm ăn của Enron?
(Enron là một tập đoàn năng lượng và viễn thông khổng lồ làm giấy tờ cuội về thu nhập để khuếch trương, cuối cùng bị bại lộ và phá sản vào cuối 2001.- Người dịch.)
Tại sao 537 lãnh đạo dân cử ở Washington lại trao nhiệm vụ cai quản nền kinh tế Mỹ cho 42.000 tay vận động hành lang tham lam và ích kỷ?
(537 là tổng số thượng và hạ nghị sĩ ở Washington, những người này được/bị bu bởi cả một đội quân hùng hậu gồm 42.000 tay vận động hành lang chủ yếu được đại tư bản của nhiều ngành bảo kê. Những người này mới thực sự có tiếng nói tác động vào chính sách của Mỹ. Em nào dám nói ở Mỹ mỗi người một lá phiếu bình đẳng thì chứng tỏ em í là con vẹt nhai lại, không biết thực tế hệ thống chính trị Mỹ hoạt động ra sao. Ở Mỹ làm được việc qua trung gian quen biết nhiều và có thế lực là hoàn toàn hợp pháp.- Người dịch)
Và tại sao vào đầu năm nay tổng thống "ủng hộ chiến tranh" "ủng hộ chiến sĩ" của chúng ta lại chống lại Dự Luật GI mới bởi vì, như ông ta nói, nếu thông qua dự luật đó, quân đội của ông ta sẽ bỏ đi vào trường học hết thay vì tái ghi danh để vào quân đội tham chiến tiếp; bây giờ chúng ta phải tiếp tục trả cho họ trên $100.000 tiền thưởng/người để họ có thể tiếp tục phát triển cái "Nền Kinh Tế Chiến Tranh Ghê Tởm" này? Tại sao? Tại vì chúng ta âm thầm yêu chiến tranh!
Chúng ta đã đánh mất tiêu chuẩn đạo đức của mình: Sự tương phản giữa những nhà lãnh đạo hôm nay và 56 người ký tên vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 làm chấn động lương tâm chúng ta. Ngày nay sự tham lam chiến tranh đã chà đạp lên đạo đức. Trong cuộc Chiến Tranh Cách Mạng, những lãnh đạo của chúng ta thời đó đã đem tính mạng và tài sản của mình ra để mạo hiểm; nhiều người đã bị mất cả hai.
Ngày nay thì ngược lại: Rất thường xuyên, mục tiêu của những lãnh đạo của chúng ta không phải là phục vụ quần chúng mà là giành một chân để xây dựng cơ ngơi riêng của mình trong cái "Nền Kinh Tế Chiến Tranh Ghê Tởm của nước Mỹ" này, thường đơn giản bằng cách trở thành một tay vận động hành lang đắt giá.
(Những chính trị gia có quen biết rộng rãi và từng làm việc trong bộ máy chính quyền sau khi không còn phục vụ chính quyền nữa thường vào làm việc ở những công ty tư nhân vận động hành lang. Họ có thể nhận tiền của bất cứ nhóm lợi ích nào để gặp những chính trị gia vận động thông qua những dự luật có lợi cho nhóm đó. Điều này là hoàn toàn là hợp pháp ở Mỹ. - Người dịch)
Cuối cùng, cái giá của sự tham lam của chúng ta có lẽ là kết quả của lời cảnh báo của Kevin Phillip trong cuốn "Giàu Có và Dân Chủ": "Đại đa số những quốc gia vĩ đại, khi ở đỉnh điểm của sức mạnh kinh tế của mình, đều trở thành ngạo mạn và gây nên những cuộc đại chiến với cái giá thật đắt, phung phí tài nguyên, ôm vào những món nợ khổng lồ, và cuối cùng tự làm mình kiệt quệ.
'Quốc Phòng': một khẩu hiệu tuyên truyền dùng để quảng cáo cho một nền kinh tế chiến tranh?
Nhưng khoan, bạn hỏi rằng: Không phải $1,4 ngàn tỉ ngân sách chiến tranh là bảo đảm cho "quốc phòng" và "nội an" rồi sao? Chúng ta phải tự bảo vệ chứ?
Xin lỗi bà con, nhưng những lãnh đạo của chúng ta đã hạ thấp những nguyên tắc cao cả đó xuống thành những khẩu hiệu quảng cáo. Chúng trở thành không gì khác hơn là những lời biện bạch của đám tân bảo thủ để che dấu sự tích lũy của cải riêng trong "Nền Kinh Tế Chiến Tranh Ghê Tởm của Nước Mỹ".
Nước Mỹ có lẽ đang là một trái bom hẹn giờ, nhưng chúng ta bị đe dọa nhiều hơn bởi những nguy hiểm bên trong hơn là đám khủng bố bên ngoài. Trên tất cả, chúng ta đang bị tấn công bởi chính những lãnh đạo của chúng ta, những nguời được thúc đẩy bởi lòng tham thuần túy hơn là lý tưởng. Họ khủng bố tinh thần chúng ta, tẩy não để biến chúng ta trở nên thụ động để cho họ có thể ăn cắp tiền của chúng ta ném vào cái "Nền Kinh Tế Chiến Tranh Ghê Tởm" đó, cái "lỗ đen" vĩ đại nhất của tham nhũng và kiểu kinh tế làm người giàu càng giàu thêm.
Bạn nghĩ rằng tôi nói giỡn? Tôi quá gay gắt? Xin lỗi nhưng có những người khác còn tàn bạo hơn như vậy nữa. Hãy nghe những tư tưởng và hiện thực đang gậm nhấm tâm hồn Mỹ.
1. 'Cuộc chiến trong nội tại' độc hại đang đe dọa tâm hồn Mỹ.
Cỗ máy chiến tranh của Lầu Năm Góc hùng mạnh như thế nào? Hàng ngàn tỉ đô. (Nominal GDP của Việt Nam năm 2007 là $70 tỉ! - Người dịch). Nhưng tệ hơn nữa là: Não trạng chiến tranh đang khóa chặt sâu trong DNA, trong tâm khảm chung của chúng ta, trong linh hồn Mỹ. Tình yêu với chiến tranh của chúng ta được gói ghém trong những bài viết của những con diều hâu tân bảo thủ như Norman Podoretz, người cho biết rằng Cuộc Chiến Iraq đã khai màn "Thế Chiến IV: Cuộc Đấu Tranh Trường Kỳ Chống Phát Xít Hồi Giáo", là một lời nhắc nhở rằng chúng ta có thể chiếm đóng Iraq trong 100 năm. Thế Chiến IV của ông ta cũng nhắc nhở chúng ta về ngày tận thế đang đến, "chiến tranh giữa các nền văn hóa" được tiên đoán bởi cả hai thế giới Ki-tô Giáo và Hồi Giáo vào hai năm trước.
Trong tương phản, tư tưởng này đã được thách thức bởi những tác phẩm như "Trận Chiến Cuối Cùng của Nước Mỹ: Ảo Tưởng của Nhóm Tân Bảo Thủ và Ki-tô Cánh Hữu Khơi Mào Sự Suy Sụp của Nước Mỹ -- và Đẩy Tương Lai Chúng Ta vào Hiểm Nghèo."
Không may là cả hai mối đe dọa trên đều không thể được gạt sang một bên như "chỉ là những suy nghĩ" hay đơn giản như những lời hùng biện cho một tư tưởng. Hàng ngàn tỉ đô trên thực tế đã được dùng để giúp cỗ máy chiến tranh của Lầu Năm Góc lên kế hoạch và mở rộng chiến tranh một cách mạnh mẽ trong những thập niên sắp đến, bao gồm việc dùng hàng tỉ đô để tuyên truyền tẩy não những người Mỹ ngây thơ để họ cùng bảo trợ cái "Nền Kinh Tế Chiến Tranh Ghê Tởm của Nước Mỹ." Vâng, họ thật tình yêu chiến tranh, nhưng "tình yêu" đó là độc hại cho linh hồn nước Mỹ.
2. Nền kinh tế chiến tranh của Mỹ được tài trợ bằng những tờ ngân phiếu để trống
Đọc cuốn "Cuộc Chiến Tranh $3 Ngàn Tỉ" của Joseph Stiglitz, người được giải Nobel về Kinh Tế và giáo sư Linda Bilmes, Đại Học Harvard. Họ chỉ ra rằng những nhà lãnh đạo dối trá của chính quyền chúng ta đã dấu diếm những phí tổn dài hạn của cuộc chiến Iraq, mà nguyên thủy đã được rao bán với cái giá $50 tỉ cho người đóng thuế ở Mỹ. Những phí tổn sau đó theo họ sẽ được đài thọ bằng những thu nhập từ nguồn dầu hỏa của Iraq.
Nhưng trên thực tế nếu cộng vào chi phi đó những phí tổn y tế suốt đời cho cựu chiến binh, phí tổn thay thế thiết bị, tiền tăng cường an ninh trong nước và nợ liên bang mới, thì cái giá của cuộc chiến này đột ngột tăng lên tới $3.000 tỉ! (tức là gấp 60 lần chi phí rao bán ban đầu- Người dịch)
3. Nền kinh tế chiến tranh của Mỹ mù tịt không biết tiền chạy đi đâu
Đọc tường trình đặc biệt trên tạp chí Portfolio nhan đề "Vấn đề $1 Ngàn Tỉ của Lầu Năm Góc". Ngân sách 2007 của LNG là $440 tỉ bao gồm $16 tỉ để hoạt động và nâng cấp hệ thống tài chính của cơ quan này. Nhưng đáng tiếc là "sau khi bộ quốc phòng xài bạc tỉ để sửa chữa hệ thống tài chính cỗ lỗ đó, họ vẫn không tìm ra được tiền chạy đi đâu."
Và nó còn trở nên tệ hơn nữa: Trở lại "năm 2000, tổng thanh tra của Bộ Quốc Phòng nói với Quốc Hội rằng những nhân viên tra sổ sách của ông ta ngừng đếm sau khi tìm ra đến $2,3 ngàn tỉ mất vào những mục không thể truy cứu." Ui, cỗ máy chiến tranh không có hồ sơ biên bản chi $2,3 ngàn tỉ! Như vậy làm sao chúng ta có thể tin được bất kỳ chuyện gì họ nói?
4. Nền kinh tế chiến tranh của Mỹ hoàn toàn không được kiểm soát
Trong nhiều thập niên, Washington luôn phất lá cờ "bảo vệ quốc gia", để ép buộc quần chúng vào việc ủng hộ cái "Nền Kinh Tế Chiến Tranh Ghê Tởm của Nước Mỹ". Hãy đọc cuốn "Hàng Ngàn Tỉ Cho Kỹ Nghệ Quân Sự: Lầu Năm Góc Đổi Mới Như Thế Nào và Tại Sao Lại Tiêu Tốn Nhiều Thế" của tác giả John Alic.
Là một cựu nhân viên Văn Phòng Quốc Hội về Thẩm Định Kỹ Nghệ, ông ta giải thích tại sao những hệ thống vũ khí lại tốn kém nhiều thế, "tại sao phải cần tới hàng thập niên để đưa chúng vào dây chuyền sản xuất trong khi những đổi mới trong nền kinh tế dân sự trở nên dữ dội hơn nhiều rồi và tại sao trong số những vũ khí đó có vài cái không dùng được hoàn toàn cho dù đã phải tốn đến nhiều tỉ đô-la", và làm thế nào mà "nền chính trị nội bộ của các lực lượng vũ trang đã làm cho việc mua sắm vũ khí gần như không thể kiểm soát nổi". Vâng, Lầu Năm Góc phung phí hàng ngàn tỉ đô để lên kế hoạch chiến tranh rất xa trong tương lai.
--------------------------------------------
'America's Outrageous War Economy!'
Pentagon can't find $2.3 trillion, wasting trillions on 'national defense'
- Why else are Americans so eager and willing to surrender 54% of their tax dollars to a war machine, which consumes 47% of the world's total military budgets?
- Why are there more civilian mercenaries working for no-bid private war contractors than the total number of enlisted military in Iraq (180,000 to 160,000), at an added cost to taxpayers in excess of $200 billion and climbing daily?
- Why do we shake our collective heads "yes" when our commander-in-chief proudly tells us he is a "war president;" and his party's presidential candidate chants "bomb, bomb, bomb Iran," as if "war" is a celebrity hit song?
- Why do our spineless Democrats let an incompetent, blundering executive branch hide hundreds of billions of war costs in sneaky "supplemental appropriations" that are more crooked than Enron's off-balance-sheet deals?
- Why have Washington's 537 elected leaders turned the governance of the American economy over to 42,000 greedy self-interest lobbyists?
- And why earlier this year did our "support-our-troops" "war president" resist a new GI Bill because, as he said, his military might quit and go to college rather than re-enlist in his war; now we continue paying the Pentagon's warriors huge $100,000-plus bonuses to re-up so they can keep expanding "America's Outrageous War Economy?" Why? Because we secretly love war!
No comments:
Post a Comment