Friday, September 26, 2008

Thường Trung - Trao Đổi Toàn Văn Phát Biểu của TGM Ngô Quang Kiệt

Loại người có tâm lý thấy tiền sáng mắt, thấy sang bắt quàng làm họ thì mới so sánh giá trị con người bằng cách xem ai có nhiều tiền hơn. Loại người này nếu thấy người ta nghèo hơn mình thì khi dễ, thấy người giàu có hơn mình thì sáng mắt lên và tự cảm thấy mình nhỏ bé nhục nhã. Cái loại chỉ biết đánh giá con người dựa vào túi tiền này thì chỉ là động vật cấp thấp.

Có loại người khác thì coi tiền bạc là phương tiện trong cuộc sống như bao nhiêu phương tiện khác, chứ không phải là thứ để thờ, thì không bao giờ họ cảm thấy nhục nhã vì họ nghèo hơn người khác cả. Tiền họ làm ra tuy ít nhưng nếu không phải là cướp giựt hay ăn cắp thì tại sao phải cảm thấy nhục nhã vì nghèo hơn người ta?

Chưa kể đến trường hợp Việt Nam bị cái đám hám lợi mất gốc thờ tây như trên kia dẫn giặc vào nhà tiếp tay với giặc phá hoại hút máu người nhà trong 100 năm, nên mới bị thụt lùi so với ngừ ta. Những người này làm như vậy đã không biết nhục mà còn thường xuyên bù lu bù loa chửi ngược nữa!

Tôi nghĩ tất cả mọi người đều có thể đồng ý rằng hộ chiếu Việt Nam không thể làm nhục được một người Việt Nam, chỉ có người Việt Nam nào đó làm chuyện bậy bạ, hay như ông Kiệt, gặp nhà giàu nước ngoài thì rúm người lại mới có thể làm nhục lây cái hộ chiếu đó thôi.

Một hành động khác của ông Kiệt cũng làm nhục cái hộ chiếu đó là khi ông nhất quyết ăn thua đủ với chính quyền Hà Nội trong cuộc làm loạn "đòi" đất ở "Tòa Khâm" ai nói ngọt nói nhạt gì cũng không thèm nghe, nhưng khi một ông cha của ông Kiệt ở tít Vatican truyền một chiếu chỉ với vài câu ngắn gọn là ông ta lập tức thu dọn xà beng, cuốc thuổng, lều chõng ra khỏi chỗ đó. Sao mấy thằng tây đó nó không đẻ ra ông mà nó có phước thế? Nó chỉ hứa cho ông một cái bánh vẽ trên trời mà ông đã bán mạng cho nó rồi!

Trình độ khôn nhà dại chợ, trí óc thuộc hàng cừu của ông Kiệt và các con cừu của ông ta là một sự sỉ nhục cho cái hộ chiếu Việt Nam đó.

----------------------------------------------------------

Nguồn Sen Việt: Trong bài viết “Vụ Tòa Khâm: đối thoại bất thành” trên BBC, chúng tôi nhận thấy BBC đã cố tính lấp liếm sự thật và hoán chuyển ngữ cảnh lời phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt. Bởi thực chất sau khi nói câu: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”, ông ta mới chữa cháy bằng cách nói mong rất đất nước chúng ta mạnh, đi đâu cũng được kính trọng.
Sau đây Sen Việt xin dẫn lại nguyên văn lời phát biểu đã được ghi lại bằng văn bản của ông Ngô Quang Kiệt và tin bài của BBC đăng tải để quý độc giả tiện theo dõi và nhận xét xem BBC và Ngô Quang Kiệt là ai, trong chiến dịch đòi đất gây mất ổn định chính trị xã hội tại Thủ đô Hà Nội…

Linh BBC thanh minh cho ông Kiệt

Sau đây là nguyên văn phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt trong buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội sáng ngày 20-9-2008, tức là sau một ngày mà ông Ngô Quang Kiệt cho công bố “Đơn khiếu nại khẩn cấp”, được chúng tôi ghi lại và lần lượt trao đổi như sau.
Muốn hiểu bản chất vụ việc cầu nguyện này phải xem những lời nói và hành động của ông Ngô Quang Kiệt bằng không sẽ thiếu khách quan. Vụ cầu nguyện diễn ra vào cuối năm 2007 với danh xưng “công lý và hòa bình” do đích thân ông Ngô Quang Kiệt khởi xướng và tham dự tích cực; trả lời những bài phỏng vấn xuyên tạc chế độ, pháp luật của nhà nước trên một số trang thông tin nước ngoài; đưa ra câu nói: “Nếu ai cầu nguyện mà phải ngồi tù, tôi sẽ ngồi tù thay”; đi “công du” nước ngoài kêu gọi các giám mục nước ngoài hiệp thông đòi đất; khi về Việt Nam đến thăm những người cầu nguyện phá phách bị bắt giam khởi tố, cổ vũ cho những giáo dân đang quá khích; viết “Đơn khiếu nại khẩn cấp” với nội dung xuyên tạc và đe dọa chính quyền… 
Tất cả những điều kể trên được đúc kết bằng bài phát biểu trước báo giới và UBND TP. Hà Nội. Và cũng chỉ có so sánh như vậy thì mới có thể hiểu được bụng dạ nói một đằng làm một nẻo của người có danh vị Tổng Giám mục này. 

-NQK: “Tôi hết sức là cám ơn ông Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng như tất cả các ban, ngành trong TP. Hà Nội đã dành cho tôi một buổi tiếp xúc vừa trân trọng, vừa cởi mở và chân tình. Những cái lời ông Chủ tịch nói kết thúc thật là đẹp. Và tất cả chúng ta ai cũng mong muốn làm sao có sự hài hòa trong một cái khối đoàn kết thống nhất. Tuy nhiên muốn có được hài hòa trong cái khối thống nhất thì đâu phải chỉ có cái tình mà nó còn phải có cái lý nữa. 
Tục ngữ Pháp có nói những cái tính toán nó đúng mực thì nó mới làm những người bạn tốt được. Muốn bạn tốt với nhau thì cũng phải tình lý phân minh chứ không phải chỉ có tình mà thôi. Chính vì thế tôi cũng xin có vài lời cuối cùng trước cái lời kết thúc của ông Chủ tịch. Trước hết, ông Chủ tịch có nói UBND Thành phố đã tạo rất nhiều điều kiện cho Giáo hội Công giáo trong những năm qua, đặc biệt qua dịp tổ chức Noel vân vân. Chúng ta phải công nhận những năm gần đây có nhiều điều kiện. 
Tuy nhiên khi nói như thế, khi nói là tạo điều kiện, chúng ta còn mang nặng cái tâm lý xin cho, tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tất nhiên con người được hưởng, và nhà nước vì dân do dân thì phải có trách nhiệm tạo điều kiện đó cho người dân, chứ không phải cái chúng tôi ân huệ, chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin cho. Đó là cái thứ nhất. 
Cái thứ hai, ông Chủ tịch có nói mọi cư xử phải vừa trên pháp luật và thứ hai vừa trên tình người và công dân. Cái điều đó tôi rất đồng ý, rất là tâm đắc. Thế tuy nhiên trong cái thực hiện chúng ta phải làm như thế. Về phương diện pháp luật chúng ta phải làm theo pháp luật. Thế thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý. 

-Thường Trung: Ông Ngô Quang Kiệt cám ơn nhà nước những năm gần đây tạo rất nhiều điều kiện cho Công giáo, nhưng đó không phải ân (ơn) huệ gì, xin - cho gì. Vậy thì ông ta việc gì phải “cảm ơn” cho tốn lời và bị người ta cho là giả tạo, bởi muốn cám ơn ai cho thật bụng thì chí ít phải biết người đó có ơn gì với mình chứ.

Sống trong một quốc gia, được bình an, được hưởng lợi từ biết bao chính sách của nhà nước mà bảo không ân huệ gì. Vậy thì thưa ông Ngô Quang Kiệt, ông nghĩ sao khi những sinh viên bình thường với chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh luôn hát vang bài ca “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”? Dân tộc này không chấp nhận cho bất cứ ai vô ơn, không vun đắp và quay lưng lại với nó. Chỉ cần ông sống trên mảnh đất Việt Nam này một ngày thôi thì ông cũng phải ghi nhớ câu này “một đêm nằm bằng một năm ở”.

Ông có thể không có "ơn huệ", "xin-cho" gì với nhà nước Việt Nam (mà người Cộng sản lãnh đạo), nhưng nói thế cũng thật khó chấp nhận, bởi mỗi mảnh đất Việt Nam đều in dấu tâm huyết, máu xương nhiều đời của các tôn giáo, tín ngưỡng, thể chế khác nhau vun đắp xây dựng nên, để nay có một cái tên chung thống nhất đó là Việt Nam. Có một mảnh đất hình chữ S thiêng liêng để người ta hiểu đó là chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. 
Thưa ông Ngô Quang Kiệt, trong cái khối “hài hòa, thống nhất” đó, ông đang nắm cái lý hay ông đang nắm cái tình?

Theo giọng nói của ông thì cái tình đang bị ông “phê phán” rồi. Có nghĩa rằng người ta vận động, khuyên bảo, rồi tạo điều kiện lựa chọn đất nơi khác, nhưng ông không cần “cái tình” ấy, tức là chỉ đi “đòi” thôi chứ không “xin”. Vậy ông đang nắm “cái lý” chăng? Nhưng ai cũng thừa hiểu cái “lý” của ông là những mảnh giấy tờ của chính quyền thực dân cấp và nó đã hết hiệu lực khi chính thể cầm quyền thay đổi.

Ông nói “Về phương diện pháp luật, chúng ta phải làm theo pháp luật”. Thưa ông Ngô Quang Kiệt không biết ông đang kêu gọi làm theo pháp luật nào? Bởi nhà nước nói rằng “Tòa khâm” được linh mục Nguyễn Tùng Cương bàn giao cho nhà nước quản lý trong chính sách cải tại xã hội, nay không có cơ sở pháp luật nào để giải quyết. Luật đất đai năm 2003 cũng quy định rõ không giải quyết khiếu nại về đất đai do quá trình thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc kể từ năm 1991 trở về trước. Vậy chính quyền quận có thể xé luật để làm theo yêu cầu của ông không? Ông gây sức ép lên chính quyền bằng hành vi cầu nguyện bất chấp những quy định rất rõ ràng của pháp luật và pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo, như vậy đó là làm theo luật gì vậy?

Cũng xin thưa thêm với ông, quyền được theo tôn giáo và không theo tôn giáo đã được quy định rõ trong pháp luật, không ai cấm cả. Nhưng không có nghĩa là có cái quyền ấy thì có thể ngang nhiên rời tượng, cắm mốc thánh giá, tung tin Đức Mẹ hiển linh, dùng hành vi phá phách để chiếm đất của người khác. Ông có thấy ở nước nào trên thế giới này có cái quyền “tự do tôn giáo” như vậy không? Ông có thấy nước nào cho phép làm ầm làm ĩ lên bằng các loa công suất lớn kích động như vậy không? Ông có thấy nước nào nhượng bộ gần cả năm trời để cho những hành vi như vậy càng ngày càng quá khích không? Ông cứ hỏi nước Mỹ xem dân chúng có chịu đựng cái cảnh tắc nghẽn đường phố, ồn ào suốt năm như vậy mà không lên tiếng khởi kiện không? Vậy phải chăng cái quyền mà ông đưa ra là quyền được hưởng thụ đất đai mà nhà nước phải làm một cách vô điều kiện và vô ân huệ? Khoan nói đến chuyện trên thực tế nhà thờ rất hay ép người khác cải đạo bằng hôn nhân, vi phạm quyền được theo và không theo tôn giáo, chỉ cần nói đến chuyện xâm chiếm đất đai của người khác thôi thì lịch sử Giáo hội Việt Nam có biết bao nhiêu chuyện để đáng phải nói rồi.

Hồ Chủ tịch khi còn là một thanh niên trẻ, chứng kiến tình hình thực tế tại Việt Nam, vào tháng 7 năm 1924, tại Đại hội V Cộng sản Quốc tế, đã từng lên tiếng cảnh cáo chủ nghĩa thực dân bóc lột và vai trò của Giáo hội Công giáo trong chuyện này: “Chỉ một mình Nhà Chung Công Giáo mà chiếm hết một phần tư đất trồng trọt ở Nam Kỳ. Phương thế chiếm hữu các đất đai đó rất là đơn giản: Dùng tham nhũng, hối lộ và cưỡng ép. Đây là một vài ví dụ rõ ràng. Nhà Chung lợi dụng khi mất mùa để cho nông dân vay tiền. Tiền lời cho vay rất nặng, nên con nợ sẽ không thanh toán nổi khi tới ngày trả, và như thế là đất cầm trở thành đất Nhà Chung. Giáo Hội không từ một việc nào để nắm những giấy tờ hệ lụy bí mật và nhờ đó dọa dẫm các quan chức, bắt họ phải làm theo ý mình muốn. Giáo Hội cũng liên minh với những tay tài phiệt để khai thác các vùng đất nhượng cho không và những thửa ruộng cướp được của nông dân. Giáo Hội có người của mình nắm giữ những vai trò thế giá trong chính quyền thuộc địa…”.

Và không kể Phật giáo bị chiếm phá, cưỡng ép bàn giao rất nhiều chùa chiền để xây nhà thờ mà lịch sử vẫn còn nguyên vẹn chỉ ra, chỉ cần nói ngay đến mảnh đất “Tòa Khâm sứ” và khu vực nhà thờ Lớn thôi thì đủ biết đó là mảnh đất đó được Giám mục Puginier và giáo gian Nguyễn Hữu Độ cấu kết chiếm phá như thế nào rồi. Chúng tôi không phải kể lại nữa (Sen Việt đã viết quá nhiều), bởi vì một mảnh đất đi chiếm phá của người khác bằng quyền lực thực dân thì vĩnh viễn không thể xứng danh sở hữu chủ và tính pháp lý. Vậy thì cái lý mà ông nói có phải chính là cái lý của kẻ cướp không? Đối với những mảnh đất tranh chấp mà ông Ngô Quang Kiệt đưa ra chúng ta có thể đặt câu hỏi: Ai bán cho giáo dân, ai ban phát cho giáo dân, và ai cướp đất cho giáo dân?, là nhất định sẽ có ngay sự trả lời cho cái gọi là “pháp lý” mà ông Ngô Quang Kiệt đang cố tình rêu rao ấy. 

-NQK: "Ông Chủ tịch có nói rằng đất đai từ ngàn xưa, không biết nguồn gốc từ đâu. Nhưng mà đến đời Công giáo được trao, được cấp cái đó thì chúng tôi công nhận cái đó. Thế nhưng ít ra khi cấp như thế người ta có một mảnh giấy công nhận là đây là được cấp. Và đến đời chính quyền sau có thể được thay đổi nhưng phải có giấy tờ để chứng minh cái sự thay đổi đó còn nếu không ai cũng vào thay đổi được thì sao. Thế thì trân cái mảnh đất thứ hai chúng tôi chưa có một văn bản nào của nhà nước nói về cái sự thay đổi đó. Đó. Không có đi vào cái diện cải tạo tư sản. Không có đi vào cái diện cải tạo nông nghiệp, cũng không có một văn bản nói lên cái sự tịch thu hay trưng thu trao cho cái cơ quan nào đó, hoàn toàn không có. Thành ra có thể nói việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa có hợp pháp. 
Trên căn bản chúng ta phải có giấy tờ. Chứ bây giờ có một kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi cứ ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết mà họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được, thì đương nhiên họ chiếm hay sao?".
- Thường Trung: Ông Ngô Quang Kiệt đã tự tố cáo bằng chính phát biểu của mình: "Chứ bây giờ có một kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi cứ ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết mà họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được, thì đương nhiên họ chiếm hay sao?"

Đây chính là những gì mà Giám mục Puginier đã sử dụng để chiếm chùa Báo Thiên. Và không hiểu sao cái mớ giấy tờ được họ hợp thức hóa sau đó đến nay vẫn còn giá trị nhỉ? Phá một ngôi chùa để xây nhà thờ trên đó chắc là có tính pháp lý nhiều hơn là nhà nước tịch thu để giao cho các cơ quan khác khai thác sử dụng chăng?

Lúc chiếm chùa Báo Thiên, Giám mục Puginier cho giáo dân đến kiểm định ngôi chùa và sau đó phá sập, xây lên đó là thờ có xin phép ai đâu ngoài cái tên giáo gian Nguyễn Hữu Độ. Không hiểu sao một ngôi nhà thờ được mọc lên do chiếm phá thì là cái ý Chúa và cái ơn mưa móc của chính quyền thực dân ban cho. Thậm chí chưa kịp ban cho thì đã xúm nhau thúc giục rồi. Có lẽ do ngôi chùa đó tọa lạc tại trung tâm và vì bởi mục tiêu triệt phá chùa chiền trong chính sách thuộc địa của các giáo sĩ là luôn nhất quán. Đến nỗi ở vụ cưỡng chiếm chùa Báo Thiên, Giám mục Puginier phải thúc giục công sứ Bonal nhiều lần, nhưng vị công sứ này phải tỏ ra ái ngại vì sự lạm quyền trơ trẽn kiểu ấy nên mới khuyên Puginier đến Nguyễn Hữu Độ để hắn ban ơn, ra tay hợp thức hóa cho bằng một mảnh khoán.

Và người Công giáo đòi đất bây giờ không cần biết nguồn gốc của mảnh đất đó như thế nào, chỉ công nhận những gì được cấp thôi. Đây là "công lý và hòa bình" hay sao? Đây là mong muốn đoàn kết và hòa hợp hay sao? Mình đi chiếm đất để xây nhà thờ phục vụ cho mình thì thản nhiên, còn nhà nước trưng thu thì có vấn đề, và vì quên không đưa cho mảnh giấy trưng thu, chỉ có giấy bàn giao nhà thôi nên không đủ pháp lý, không hợp pháp.

Vốn dĩ nhà thờ đi chiếm đất có thủ đoạn và hệ thống rất rõ nên bao giờ họ cũng ra sức thủ tiêu bằng chứng cũ và nhờ quyền lực thực dân để hợp thức hóa giấy tờ, để biến sự ăn cướp thành pháp lý. Quả là tuyệt chiêu của thực dân và nhà thờ. 

-NQK: "Phải có giấy tờ, có văn bản pháp lý. Thế thì về vấn đề pháp luật, thì có thể cái bước thứ hai chúng tôi chưa hài lòng với câu trả lời của ông, thì chúng ta sống theo pháp luật thì chúng ta phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Chính quyền này có thể thay đổi, chính quyền sau có thể thay đổi nhưng phải có văn bản rõ ràng, thì chúng tôi thấy cái đất 42 chưa có cái văn bản đó". 

-Thường Trung: Ông đòi hỏi làm gì cũng phải có văn bản giấy tờ để ngụy biện rằng nhà nước có thể thay đổi nhưng giấy tờ cũng phải có.

Vậy xin thưa ông, Công ty may Chiến Thắng, Nhà Văn hóa quận có giấy tờ nhà nước cấp quyền sử dụng ngay từ khi có chính sách cải tạo nhà cửa, và họ đã khai thác mảnh đất đó 50 năm nay. Chủ quyền nhà nước giao cho họ chắc chắn là hợp pháp rồi phải không. Vậy tại sao giấy tờ của họ do nhà nước cấp thì không có giá trị pháp lý, còn giấy tờ của chính quyền thực dân ký thì có giá trị pháp lý? Nếu Công ty may Chiến Thắng hay Nhà văn hóa họ cũng nói họ không cần biết nguồn gốc đất đó từ đâu, của nhà thờ hay của ai (cũng như các ông bảo không cần biết nguồn gốc mảnh đất trước đó vốn là chùa Báo Thiên), chỉ biết họ được nhà nước hiện nay công nhận thì họ biết cái đó thôi thì sao? Vậy thì có cái cớ gì khi chưa đối thoại đàng hoàng với nhà nước, ông lại xách động giáo dân đến đập phá tài sản của họ.

Nhẽ ra thì các ông phải kéo đến đập phá Phủ Thủ tướng hay Tòa nhà Quốc hội, chứ tại sao lại kéo đến đập phá tài sản của một Tổ chức tương đồng với các ông về mặt chủ thể và chịu sự quy định chung của pháp luật nhà nước Việt Nam.

Khi tương đồng về chủ thể, giáo xứ có làm ăn, buôn bán hay không, hay chỉ quyên tiền tín đồ, hay chuẩn bị bán đất, sang nhượng… cũng không phải quan tâm của họ. Vậy thì khi họ được nhà nước trao quyền sử dụng, họ có làm ăn buôn bán tạo ra lời lãi để chi trả cho công nhân cũng là những mục đích của họ. Tại sao lại xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của họ? Phục vụ giáo dân không thôi thì là “công ích” còn phục vụ đời sống thu nhập của công nhân của họ thì không phải là “công ích” hay sao?

Cả hai chủ thể Công ty và Nhà thờ đều là những chủ thể phải chịu sự quy định của pháp luật. Vậy thì đều có quyền lợi và cả nghĩa vụ trước pháp luật, chứ không phải chỉ có “quyền” thôi đâu thưa ông Ngô Quang Kiệt. 

-NQK: "Cái vấn đề thứ hai, ông chủ tịch nói ngoài cư xử pháp lý chúng ta phải có cái tình người, nguyện vọng của người dân thì chúng tôi thấy cũng chưa được. Biết bao nhiêu nguyện vọng của chúng tôi nêu lên, ít nhất qua 15 lá đơn của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và Hội đồng Giám mục bao nhiêu lần nữa. Cái nguyện vọng của chúng tôi với cái đất đó là nó gắn bó với chúng tôi, nó gần gũi với chúng tôi. Nguyện vọng thật là chính đáng nhưng không bao giờ được giải quyết. 
Cho nên có thể nói đó, chúng tôi thấy cái lý thuyết, nguyên tắc ông Chủ tịch đưa rất hay nhưng chưa thực hiện được cái nguyện vọng cũng như cái pháp lý. Và điểm cuối cùng ông Chủ tịch có nói rằng nhà nước quản lý tất cả, nhà nước không có tranh chấp với ai hết. Chúng tôi rất đồng ý với điều đó. Chúng tôi không tranh chấp với nhà nước, bằng chứng là biết bao nhiêu như ông Chủ tịch nói trong các cơ sở giấy tờ kê khai của linh mục Nguyễn Tùng Cương lúc đó là quản lý của Tòa Tổng Giám mục. Có 95 cơ sở, chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu vì thực sự những cơ sở đó dùng vào lợi ích chung. Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ dám nói tới, cái bệnh viện Xanh-pôn chúng tôi không bao giờ dám nói tới, cái bệnh viện Bài Lao chúng tôi không bao giờ dám nói tới vì sử dụng vào mục đích chung. 
Nhưng cái khách sạn Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái tòa khâm sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia trác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói bởi vì nó không phải của nhà nước mà nó rơi vào tay tư nhân, cho nên chúng tôi nói, chúng tôi không có tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên tiếng nói của công lý. Đó, bằng chứng là cái trường Hoàn Kiếm chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu, bởi vì nó phục vụ lợi ích chung. Các bệnh viện cũng phục vụ lợi ích chung".
-Thường Trung: Xin thưa ông Ngô Quang Kiệt, không chỉ có Công giáo mới có nguyện vọng chính đáng đâu, mà bất cứ tổ chức tôn giáo, đoàn thể, cá nhân nào cũng đều có. Còn nói mảnh đất đó gần gũi và gắn bó với các ông thì chưa đủ đâu. Bởi mảnh đất đó còn gắn bó với thăng trầm lịch sử của dân tộc và của Phật giáo suốt 700 năm cho đến ngày nó bị Giám mục Puginier cưỡng chiếm.

Mảnh đất đó không chỉ gần gũi, gắn bó mà còn trở nên thiêng liêng đối với Phật giáo và từng là niềm tự hào của toàn dân tộc. Bởi chùa Báo Thiên là ngôi chùa nổi tiếng nhất kinh thành, với lễ hội Báo Thiên được xem là lớn nhất cả nước, vua Lê còn thường xuyên tổ chức rước tượng Pháp Vân về đây để tổ chức cầu mưa. Nếu Phật giáo yêu cầu phục dựng lại chùa Báo Thiên song song với nhà thờ Lớn để hòa hợp và gắn kết tôn giáo thì thưa ông Ngô Quang Kiệt, việc làm đó có chính đáng không. Tôi dám chắc rằng nếu ông hỏi hết tất cả những người Phật tử trên mảnh đất Việt Nam này thì họ đều đồng thanh nhất trí với nguyện vọng đó. Nhưng không lẽ, nguyện vọng đó của người Phật tử là phải vác bùa, xà beng cầu nguyện gây sức ép lên chính quyền và tạo mâu thuẫn với người Công giáo để bằng mọi cách có được hay sao?

Xin thưa thêm với ông Kiệt, không chỉ có Công giáo mới có những cơ sở phục vụ mục đích chung thôi đâu. Phật giáo và tôn giáo khác cũng vậy. Tôi xin đơn cử để ông tham chiếu. Việt Nam quốc tự tại Thành phố Hồ Chí Minh rộng mấy mẫu, nếu tính hết thì cả khách sạn và nhà hát Hòa Bình đều là đất của chùa. Cũng là nhảy múa vui chơi, cũng là khách sạn nhà hàng cả chung quanh chùa..., nhưng nếu Phật giáo cũng vì thế mà vùng lên cầu nguyện, gây sức ép với chính quyền, ông nghĩ Việt Nam này đang là cái gì? Các tôn giáo chung tay xây dựng đất nước như vậy sao? Mong muốn phát triển mà quậy tung trời như vậy sao? Phật giáo nhượng bộ một số chuyện về đất đai thì nhà nước cũng hiểu ra mà tùy nguyện vọng xem xét, cấp cho Phật giáo một vào khu đất khác để xây dựng cơ sở tôn giáo. Đó cũng là những điều ứng xử vừa có tình vừa có lý. Nếu ai cũng chỉ nghĩ cho riêng mình thì cộng đồng này làm gì có chữ “hòa hợp”, “đòan kết” để mà cho ông mong muốn như phát biểu của ông. Và nếu quả thực các ông không có ý kiến gì với những cơ sở phục vụ lợi ích chung, vậy tại sao khi vừa nghe tin quy hoạch đất “Tòa khâm” làm công viên cây xanh và thư viện đọc sách thì ông Ngô Quang Kiệt lại làm đơn khiếu nại khẩn cấp bằng những lời lẽ đe dọa, thiếu đoàn kết như vậy?

Ông đòi giấy tờ trưng thu của nhà nước là ông chỉ biết có chữ “đòi” mà thôi. Nhưng ông không hiểu rằng vào thời điểm ông sinh ra năm 1952?, đất nước đang trong tình hình chiến tranh chia cắt. Giấy tờ, văn thư lưu trữ trong những điều kiện hòan cảnh ấy (nếu có) cũng không hẳn đã giữ gìn được toàn vẹn, bởi ngay tận đến năm 1972, Mỹ trải thảm bom miền Bắc, Hà Nội bị đánh tan hoang. Nếu như những giấy tờ do chạy bom hay do bom phá hủy bị mất và thất lạc chẳng hạn thì không biết ông có “ép đòi” bằng được nhà nước phải đưa ra cái mảnh giấy “trưng thu” hay “tịch thu” gì gì đó không. Nhưng nếu nhà nước nói mất thì các ông sẽ bảo là nhà nước nói sai, ngụy biện. Nhà nước không đưa ra thì ông bảo nhà nước không có tính pháp lý về mặt giấy tờ tịch thu, trưng thu.

Nhưng nếu nhìn vào những điều kiện lịch sử lúc đó với những nghị định, thông tư, luật đất đai, cũ thể là Luật Cải cách ruộng đất, cũng như những chính sách cải tạo nhà cửa thì ông phải hiểu rằng không có cơ sở tôn giáo nào là được đặt mình ra ngoài cả. Chính vì vậy năm 1961 linh mục Nguyễn Tùng Cương mới bàn giao lại cho nhà nước quản lý. Hơn nữa, quả thực tâm lý sợ hãi của tôn giáo không phải không có nhất là sau những vụ tố khổ trong cải cách ruộng đất. Nếu lấy cái tâm lý, pháp lý và vân vân thứ thời đó để đưa vào điều kiện hoàn cảnh hiện tại thì vĩnh viễn không cách gì có thể đối thoại với nhau được.

Đó cũng là lý do vì sao hơn 50 năm trước các ông chẳng ai đòi nhà nước giao giấy tờ trưng thu, tịch thu… Nay không thấy có những giấy ấy tờ ấy trong tài liệu nhà thờ bèn tìm cách lật ngược lại. Quả thực là rất tuyệt chiêu. Và các ông cũng biết chắc, dù lịch sử có chứng minh rõ rằng chùa Báo Thiên bị giám mục Puginier chiếm phá, nhưng vì nó không có giấy của chứng quyền thực dân chứng nhận, thì các ông cũng sẵn sàng phủ nhận bất chấp lương tâm. Quả thực chứng nhận sao được khi dưới thời phong kiến quan niệm: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Nhân dân ngầm hiểu chùa là của làng nên cần gì phải giấy tờ. Vả lại chính quyền thực dân và các ông là một giuộc, chính sách đập phá chùa chiến là nhất quán, làm gì có chuyện cấp giấy chứng nhận cho chùa. Do vậy, trong đầu các ông, giấy tờ đã bị nhét vào đó quá nhiều rồi nên khi tranh cãi các ông thường hay phun giấy tờ ra làm luận điệu, nhưng khốn nỗi đó là những giấy tờ không còn hiệu lực khi chính thể cầm quyền thay đổi. Giấy tờ ấy có phải được hợp thức hóa bằng “công lý và hòa bình” hay không cả dân tộc Việt Nam này đều biết rõ, và chính các ông cũng biết rõ. Có lẽ không cần phải nói nhiều nữa, vì nói nhiều e rằng tất cả những điều người Công giáo đã từng đối xử với Phật giáo chỉ gợi thêm những buồn đau, tan nát, mất mát mà thôi.

Thưa thêm với ông, làm sao ông có thể tranh chấp với nhà nước khi ông không phải là chủ thể tương đồng, ngang hàng mà chỉ là người công dân như bao người công dân khác. Và không phải ông chỉ có quyền mà còn phải có cả nghĩa vụ với pháp luật và nhà nước. Quyền của ông là được nhà nước bảo vệ, nghĩa vụ của ông là phải tuân thủ pháp luật. Ông ăn nói trịch thượng, đòi hỏi vô điều kiện như vậy phải chăng ông cũng là người đặt ra "pháp luật"? Ông hãy suy nghĩ thêm về những đòi hỏi vô lối của Công giáo dưới thời thực dân, tương chiếu vào hiện tại thì lời giải cho "công lý và hòa bình" sẽ có ngay thôi. 

-NQK: Và bây giờ chúng tôi xin nhắc lại chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam. Đi đâu cũng bị soi xét chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Thật ra cái anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu nó đi là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta. 
Tôi cũng mong đất nước lớn mạnh mà làm sao phải thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Thế nhưng chúng ta không chỉ có tình cảm mong muốn mà được, phải có những lý luận xây dựng thật là vững chắc, cái căn bản pháp lý. 
Một lần nữa, chúng tôi hết sức cám ơn ông Chủ tịch và tất cả UBND TP. Hà Nội đã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng, thân tình, hứa hẹn những trao đổi khác, chúng tôi hy vọng mới có thể chúng ta hiểu nhau hơn. Và mới có thể làm cho TP. Hà Nội chúng ta nói riêng tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long được vui vẻ, xứng đáng là thành phố Hòa bình và trong hòa bình phải có công lý. Và làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển. Cám ơn!”. 

-Thường Trung: Thưa ông Ngô Quang Kiệt, không hiểu ông muốn xây dựng xã hội tốt đẹp như thế nào, nhưng khi vụ cầu nguyện “Tòa Khâm sứ” xảy ra đến mức phá đổ cổng, đánh người trọng thương, rời tượng Đức Mẹ, cắm mốc thánh giá, dựng lều bạt chiếm “Tòa Khâm sứ”, Chính quyền Thành phố Hà Nội mỏi miệng khuyên can thì ông nhất mực không nghe. Tức ông muốn thực thi cái “công lý và hòa bình” bằng tham vọng riêng của ông. Nhưng điều đáng nói, nếu những hành vi chiếm phá đó là đúng, hợp pháp và công lý thì bức thư gửi kêu chấm dứt hành vi cầu nguyện quá khích của Quốc vụ khanh Vatican phải chăng là không phù hợp với cái “công lý” đang được ông lên gân ấy?

Thế thì người ta buộc phải đặt câu hỏi, tại sao ông mong Việt Nam có hòa bình, công lý, phát triển mạnh, được tôn trọng mà Chính quyền nói ông bỏ ngoài tai, còn lá thư của Quốc vụ khanh Vatican thì ông nghe một cách vô điều kiện và không bàn cãi gì như thế? Chắc là các ông cùng nhau làm "thánh" hết cả rồi lên lời phán mới có giá trị như thế?

Vatican đã từng làm những lợi ích gì cho dân tộc này? Hay ở ngay những thời điểm cả nước dồn sức đánh đuổi ngoại xâm, Giáo hoàng của Vatican liên tục thúc giục Mỹ bỏ bom nguyên tử tại miền Bắc. Bởi lúc đó những người nghe tin Đức Mẹ vào Nam đã kéo nhau bỏ vào theo, nên ngoài Bắc không còn “dân Chúa” nữa, nếu kẻ nào đó “theo Chúa” mà còn ở lại (có thể đó là những người không thể đi, những người có lòng yêu nước, chung vai góp sức với vận mệnh của dân tộc) thì cũng có nghĩa là họ phản bội, họ đáng được nhận hình phạt bom nguyên tử chung với Cộng sản? Và mới đây thôi, trong Đại hội của những người Công giáo trẻ trên thế giới được tổ chức tại Úc, ông Giáo hoàng Benedict XVI đã chính thức quàng trên cổ mình chiếc lá cờ ba sọc của chế độ Sài Gòn cũ. Ông Ngô Quang Kiệt có vì vậy mà phản đối Giáo hoàng để xây dựng khối đại đoàn kết cho dân tộc Việt Nam này không?

Chỉ có một điều đơn giản có thể hiểu mà không cần phải dài dòng với quá nhiều “mong muốn” đãi đuôi sau khi ông đã nói gần như mất trí một câu: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”. Ông Ngô Quang Kiệt là một công dân Việt Nam, trước cái quyền của công dân còn có nghĩa vụ của người công dân. Ông hãy làm tốt cái nghĩa vụ của ông là tuân thủ pháp luật thì cái quyền của ông không ai lại không tôn trọng.

Khi ông miệt thị dân tộc bằng cách so sánh với Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước phát triển để tự hạ thấp dân tộc mình, ông ta đã chứng tỏ rằng mình không phải là “công dân” Việt Nam. Ông có thể xấu hổ phần nào với những hình ảnh người Việt Nam khi đối xử không đẹp mắt nơi đất khách quê người... chứ ông không thể nhục nhã khi mang quốc tịch Việt Nam được. Người Việt có câu “Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gâm xông hương mặc người”. Đó là cái tình chung thủy. Và đúng là đất nước này chỉ mạnh khi người dân biết tôn trọng pháp luật và chung thủy sống chết với nó thôi thưa ông. Còn nếu cứ đem luật rừng (chiếm đất trước, đối thoại sau) của riêng mình ra ca tụng là “công lý và hòa bình” bất chấp luật pháp quốc gia thì cái mong muốn của ông là cái mong muốn hão huyền, giả tạo.

Ông hãy nghe lại những gì mà ông đã đe dọa: “Chúng tôi có quyền sử dụng những khả năng có thể để bảo vệ tài sản của chúng tôi” (Đơn khiếu nại khẩn cấp) thì rõ ngay tâm ý của mình thôi. Đó cũng chính là những hô hào đồng thanh tương ứng trên khắp các thông tin của Công giáo rằng sẽ có một cuộc lật đổ làm thay đổi chính quyền. Và ông hãy thử bình tĩnh dạo khắp một vòng thông tin trên các trang nhà Công giáo xem có chỗ nào không có những lời khích động “hiệp thông” chiếm đất tới cùng, xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước Việt Nam… không? Đó là những mong muốn cho đất nước phát triển của ông sao? Để đất nước này nằm trong tay Cộng sản thì mong phát triển sao được phải không thưa ông? Đó chẳng phải là điều các ông đang rêu rao hay sao? Vậy thì để chạy tội cho câu nói hớ miệt thị dân tộc của ông, ông lại nhanh chóng chuyển lời bằng một “bài ca” phát triển, lớn mạnh và được tôn trọng ở phía sau, chẳng phải rất buồn cười và rất xa vời với những hành động đang diễn ra của các ông hay sao?

Và điều đáng nói sau câu nói hớ ấy (theo phân tâm học thì chẳng hớ đâu vì đó là những gì mà trong tâm mình bấy lâu suy nghĩ nên chẳng thể kiểm soát được thôi) nhiều người đã thương cảm mà biện hộ cho ông trước dư luận đang phẫn nộ. Người ta thường bảo “tâm nghĩ, miệng nói, thân hành động”, và ai cũng nhận ra đó là một thể thống nhất ở trong ông lúc này. Đã vậy khi phát biểu như thế ông không tự chiến thắng mình để nhận lỗi với người dân Việt Nam lại còn để con chiên khắp nơi ngụy biện và lại tiếp tục một bài ca: nhà nước chơi trò cắt xén ngữ cảnh lời phát biểu của ông. Ông biết không, câu nói ấy ở người bình thường thì khác nhưng ở miệng những người có vai vế và đang hăng say “cầu nguyện” chiếm đất như ông thì càng ở ngữ cảnh đó càng là một sự mỉa mai với chính ông.

Nhưng với những hành động thống nhất từ đầu cho tới cuối và với những đe dọa trong đơn khiếu nại khẩn cấp của ông, hẳn ông tự trả lời được với chính mình rằng ông mong đất nước này phát triển tới đâu phải không thưa ông Ngô Quang Kiệt. Và trong lúc đất nước còn ngổn ngang trăm mối, lạm phát tăng cao, người dân nghèo vô cùng khó khăn, giặc ngoại xâm tung tin đồn đánh chiếm, thực tế tranh chấp Biển Đông là đáng quan ngại… Thế mà ngay tại thủ đô Hà Nội ông xách động giáo dân quậy phá. Đó là những gì ông mong đất nước phát triển phải không thưa ông?

Ông có nhớ không, ngày 27-8-1964, linh mục Hoàng Quỳnh đưa ra khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” để hô hào giáo dân liều chết phục hồi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm mới bị lật đổ vào ngày 1-11-1963. Và hôm nay những lời đe dọa, xách động, xuyên tạc của ông cũng đã hợp thức hóa cho câu nói này: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”, trở thành lịch sử. Cũng như câu nói nổi tiếng của Giám mục Puginier: “Không có sự hộ trợ của giáo dân Việt Nam, quân Pháp như con cua bị bẻ gẫy hết càng, không có cách gì để có thể xâm chiếm nổi Việt Nam”. Những vết xe đổ đã dần hiện ra. Sự tương đồng đến kinh ngạc. Và mỉa mai thay đó lại được thể hiện trong ngữ cảnh “mong muốn” đất nước phát triển, lớn mạnh, được người khác tôn trọng của ông mà những con chiên của ông đang cố tình bào chữa. Xin ông hiểu thêm điều này, trước khi muốn được dân tộc khác tôn trọng phải chăng mỗi người Việt Nam phải tự biết tôn trọng mình, tôn trọng đồng bào mình, tôn trọng dân tộc mình.

Thường Trung

No comments:

Post a Comment