Mỹ, Anh, Úc, TQ, Singapore, Thái lan đã ủng hộ chính trị, nuôi dưỡng, huấn luyện quân sự, cung cấp vũ khí cho tàn quân Pol Pot sau khi chúng trốn chạy về vùng biên giới Thái-Cam và đóng trên đất Thái.
Sự thật trên làm họ rất khó ăn nói trong vấn đề xét xử lãnh đạo Khơ-me Đỏ và chính là lý do chính trị làm trì hoãn việc này.
Tòa án xét xử các lãnh đạo Khơ-me Đỏ được lập ra vào năm 1997 nhưng mãi đến 10 năm sau, 2007, người đầu tiên mới bị chính thức buộc tội vì họ vẫn nắm trong tay những bằng chứng về sự liên hệ giữa họ với phương tây, TQ và các chư hầu.
Để so sánh, Mỹ tấn công Iraq năm 2003, Saddam Hussein bị bắt cuối năm đó, và đem ra tòa xử tử hình vào tháng 12/2006, trong điều kiện chiến tranh giữa nhiều phe phái đang diễn ra nhưng phiên tòa vẫn có thể tiến hành được, còn tòa xử lãnh đạo Khơ-me Đỏ cho đến năm 2007 cũng chưa nhúc nhích.
Câu chuyện này một lần nữa phô bày bộ mặt đạo đức giả của đế quốc phương tây luôn thích giảng dạy dân chủ nhân quyền nhưng lại chuyên môn có những hành động đi ngược lại lời nói. Những chiêu bài đẹp đẽ đó chỉ được dùng để che đậy các mục đích chính trị thâm hiểm bên trong nhưng nhiều người Việt ngu dốt vẫn tin sái cả cổ.
-------------------------------------------------------------------
THATCHER ĐÃ GIÚP POL POT NHƯ THẾ NÀO
John Pilger
http://www.newstatesman.com/politics/politics/2014/04/how-thatcher-gave-pol-pot-hand17 tháng Tư năm nay (2000) là 25 năm từ khi Khơ-me Đỏ của Pol Pot tiến vào Phnôm-pênh. Trong lịch của sự cuồng tín, đó là Năm Số Không; khoảng hai triệu người, một phần năm dân cư của Căm-pu-chia, sẽ chết như một hệ quả của ngày hôm đó. Để đánh dấu ngày kỷ niệm này, tội ác của Pol Pot sẽ được nhắc đến, gần như một hành động mang tính nghi thức cho những người tò mò về những trò chính trị đen tối và không giải thích được.
Đối với những kẻ nắm trong tay sức mạnh phương tây, những bài học đúng sẽ không được rút ra, vì không có những kết nối nào sẽ được tạo ra cho họ và lớp tiền nhiệm, những người đã từng là đối tác kiểu Faust (nhân vật huyền thoại thời trung cổ đã bán linh hồn cho ác quỉ để đổi lấy kiến thức và sức mạnh) với Pol Pot. Tuy vậy, sự thật vẫn là sự thật, nếu không có sự đồng lõa của phương Tây, Năm Số Không có thể đã chưa bao giờ xảy ra, hay sự đe dọa trở lại của nó đã không được nuôi dưỡng lâu dài đến như vậy.
Những tài liệu giải mật của chính phủ Mỹ để lại rất ít nghi ngờ rằng việc ném bom bí mật và bất hợp pháp lên lãnh thổ Cam-pu-chia trung lập lúc đó bởi Tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger từ 1969 đến 1973 đã gây ra chết chóc và tàn phá trên bình diện rộng, và nó đã tạo điều kiện cho sự hình thành sức mạnh của lực lượng Pol Pot. "Họ đang sử dụng thiệt hại gây ra bởi những vụ ném bom B52 như là đề tài chính để tuyên truyền" Giám đốc hoạt động của CIA tường trình tháng 2/1973. "Cách tiếp cận này đã dẫn đến sự tuyển mộ thành công thanh niên. Dân chúng nói rằng chiến dịch tuyên truyền đã có hiệu quả với những người tị nạn trong những vùng là mục tiêu của B52."
Qua việc thả một khối lượng bom tương đương với năm quả bom nguyên tử ở Hiroshimas lên một cộng đồng nông dân, Nixon và Kissinger đã giết chết ước tính khoảng nửa triệu người. Năm Số Không bắt đầu, trên thực tế, là với họ (Nixon và Kissinger); việc ném bom bừa bãi trở thành chất xúc tác cho sự nổi lên của một phe phái nhỏ, Khơ-me Đỏ, với chủ trương kết hợp giữa Chủ nghĩa Mao và nếp sống thời Trung cổ mà trước đó không có sự ủng hộ trong quần chúng.
Sau hai năm rưỡi nắm quyền, Khơ-me Đỏ bị lật đổ bởi quân đội Việt Nam vào Ngày Lễ Nô-en 1978. Và những tháng năm sau đó, Mỹ cùng với Trung Quốc và những đồng minh của họ, đáng chú ý là chính quyền Thatcher (Thủ tướng Anh lúc đó), đã chống lưng cho Pol Pot đang trốn trên đất Thái. Hắn là kẻ thù của kẻ thù phương tây: Việt Nam. Công giải phóng Cam-pu-chia của nước này đã không thể được công nhận, vì họ ở bên kia chiến tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh. Đối với người Mỹ, lúc này đang ủng hộ Bắc Kinh chống lại Moscow, có một bàn thua cần phải gỡ cho mối nhục của họ khi phải tháo chạy khỏi Sài gòn trên những mái nhà.
Về việc này, Liên Hiệp Quốc đã bị lạm dụng bởi những cường quốc. Mặc dù chính phủ Khơ-me Đỏ ("Kampuchea Dân chủ") đã không tồn tại từ tháng Giêng 1979, những người đại diện của nó vẫn được phép tiếp tục chiếm giữ chiếc ghế của Cam-pu-chia tại LHQ; Thực vậy, Mỹ, Trung Quốc và Anh đã đòi hỏi như thế. Cùng lúc đó, một lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an lên nước này đã làm tăng thêm sự khốn khổ mất mát của một đất nước đang bị tổn thương nặng nề, trong khi Khơ-me Đỏ đang lẩn trốn thì gần như muốn gì được nấy. Vào 1981, cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Zbigniew Brzezinski, nói: "Tôi động viên người Trung Hoa hỗ trợ Polpot". Nước Mỹ, ông ta thêm rằng, "nháy mắt công khai" khi Trung Quốc chuyển vũ khí cho Khơ-me Đỏ.
Sự thật là Mỹ đã bí mật tài trợ cho Pol Pot lúc đang trốn chạy từ tháng Giêng, 1980. Qui mô của sự hỗ trợ này -- 85 triệu USD từ 1980 đến 1986 -- đã được tiết lộ ra qua một bức thư gửi tới một thành viên của Ủy ban Quan hệ Nước ngoài của Thượng viện. Trên biên giới Thái Lan với Cam-pu-chia, CIA và các cơ quan tình báo khác thiết lập một cơ quan gọi là Nhóm Cứu cấp Cam-pu-chia, mà nhiệm vụ là bảo đảm hàng cứu trợ nhân đạo sẽ đến những khu của Khơ-me Đỏ trong những trại tị nạn và bên kia biên giới. Hai người Mỹ làm việc cứu trơ, Linda Mason và Roger Brown, sau đó viết "Chính phủ Mỹ nhấn mạnh rằng Khơ-me Đỏ phải được nuôi..." Mỹ thích việc nuôi cơm cho Khơ-me Đỏ đó được hưởng dưới uy tín của hoạt động cứu trợ mà cả thế giới biết đến. "Dưới sức ép Mỹ, Chương trình Thực phẩm Thế giới đã chi hơn 12 triệu USD giá trị thực phẩm cho quân đội Thái Lan để chuyển qua cho Khơ- me Đỏ; "20.000 tới 40.000 kháng chiến quân Polpot đã hưởng lợi", Richard Holbrooke, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Mỹ lúc đó, viết.
Tôi đã chứng kiến điều này. Đi cùng đoàn xe của LHQ gồm 40 xe tải, Tôi đến một khu căn cứ hoạt động của Khơ-me Đỏ ở Phnom Chat. Người chỉ huy cơ sở này là Nam Phann, một người khét tiếng, được nhân viên cứu trợ biết đến với cái tên "Đồ tể" và "Himmler của Pol Pot". Sau khi hàng cung cấp đã được bốc dỡ hết, ngay dưới chân mình, ông ta nói "Cám ơn bạn rất nhiều, và chúng tôi muốn có thêm nữa".
Trong tháng mười một của năm đó, 1980, tiếp xúc trực tiếp giữa nhà Trắng và Khơ-me Đỏ đã được bố trí khi Bác sĩ Ray Cline, cựu phó giám đốc của CIA, làm một cuộc viếng thăm bí mật đến một trụ sở hoạt động chính của Khơ-me Đỏ. Lúc đó Cline là một cố vấn về chính sách đối ngoại trong nhóm chuyển tiếp của Tổng thống vừa đắc cử là Reagan.
Đến năm 1981, nhiều chính quyền trên thế giới đã trở nên rõ ràng khó chịu với trò đố chữ của LHQ đang tiếp tục công nhận cái chế độ đã chết từ lâu của Pol Pot. Cần phải làm một cái gì đó để cải thiện tình hình. Năm sau đó, Mỹ và Trung Quốc sáng chế ra Liên minh của Chính phủ Dân chủ Cam-pu-chia, mà thực sự không phải là một liên minh, cũng không phải dân chủ, hay là một chính phủ, hay hiện hữu trên đất Cam-pu-chia. Nó là cái mà CIA gọi là "một ảo tưởng bậc thầy". Hoàng tử Norodom Sihanouk được chỉ định làm cái đầu của nó; ngoài ra không có gì khác nhiều cả. Hai nhóm "không cộng sản", nhóm một là những người theo Sihanouk, thì được dẫn dắt bởi con trai của Hoàng tử là Norodom Ranariddh, nhóm thứ hai là Mặt trận Giải phóng Quốc gia của người Khơ-me, mà về ngoại giao và quân sự, bị khống chế bởi phe Khơ-me Đỏ. Một trong số những bạn thân của Pol Pot, Thaoun Prasith, là người điều hành văn phòng đại diện của họ tại LHQ ở New York.
Ở Bangkok, người Mỹ cung cấp cho "liên minh" này những kế hoạch tác chiến, đồng phục, tiền và tình báo từ vệ tinh; vũ khí thì đến trực tiếp từ Trung Quốc hay từ phương tây, theo đường Singapore. Phe không cộng sản đáng xấu hổ trên đã trở thành cái cớ cho phép Quốc hội -- được thúc đẩy bởi một người cuồng tín về Chiến tranh Lạnh là Stephen Solarz, một chủ tịch ủy ban có thế lực -- phê duyệt 24 triệu USD giá trị viện trợ cho "kháng chiến".
Cho đến 1989, vai trò của Anh ở Cam-pu-chia vẫn còn nằm trong bí mật. Những tường trình đầu tiên xuất hiện trên tờ Sunday Telegraph của Simon O'Dwyer- Russell, một phóng viên ngoại giao và quốc phòng có những tiếp xúc nghề nghiệp và gia đình gần gũi với SAS (lực lượng đặc biệt của Anh). Ông ta tiết lộ rằng SAS đang huấn luyện lực lượng do Pol Pot cầm đầu. Không lâu sau đó, tờ Jane's Defense Weekly lại cho biết rằng việc huấn luyện của Anh cho những thành viên "không cộng sản" của "liên minh" đó đã được thực hiện "tại những căn cứ bí mật trên đất Thái trong hơn bốn năm rồi". Huấn luyện viên được cử đến từ SAS, "Tất cả bọn họ đều là những nhân viên quân sự đang tại ngũ, cựu chiến binh của cuộc xung đột Falklands, được dẫn dắt bởi một đại úy".
Việc huấn luyện ở Cam-pu-chia đã trở thành riêng của Anh sau khi vụ "Irangate", vụ vũ khí đổi con tin, vỡ lở ra ở Washington vào năm 1986. Nếu Quốc hội biết được chuyện người Mỹ có dính dáng đến chương trình huấn luyện bí mật ở Đông Dương, chưa nói đến việc đó là huấn luyện cho lực lượng Pol Pot", một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho O'Dwyer- Russell cho biết, "Cái bong bóng đó chắc đã bay ngay lên. Đó là một trong những vụ dàn dựng ăn ý cổ điển giữa Thatcher và Reagan". Hơn nữa, Margaret Thatcher đã buột miệng, trước sự kinh ngạc của Bộ Ngoại giao, rằng "những người ôn hòa hơn trong lực lượng Khơ-me Đỏ sẽ phải đóng vai trò nào đó trong chính phủ tương lai".
Vào 1991, tôi phỏng vấn một thành viên của Đội "R" (đội dự bị) của SAS, một người đã từng phục vụ ở vùng biên giới. "Chúng tôi đã huấn luyện Khơ-me Đỏ về rất nhiều những nội dung kỹ thuật -- rất nhiều về mìn," anh ta nói. "Chúng tôi đã sử dụng mìn nguyên thủy đến từ Kho đạn dược Hoàng gia ở nước Anh, đi qua đường Ai-cập để đổi nhãn mác... Chúng tôi thậm chí còn huấn luyện họ về tâm lý. Lúc đầu, họ chỉ muốn đi vào làng để chém người thôi. Chúng tôi đã bảo họ cách làm sao để cảm thấy thư thái hơn..."
Bộ Ngoại giao đã phản ứng trước những thông tin này bằng cách nói láo. "Nước Anh không có một sự giúp đỡ quân sự dưới bất kỳ hình thức nào cho các đảng phái ở Cam-pu-chia", một nghị viên phát biểu. Thủ tướng Anh lúc đó, Thatcher, viết cho Neil Kinnock, "Tôi xác nhận rằng không có sự liên can nào giữa chính phủ Anh dưới bất kỳ hình thức nào tới việc huấn luyện, trang bị hay hợp tác với Khơ-me Đỏ hay những nhóm đồng minh với họ." Vào 25 tháng Sáu, 1991, sau hai năm chối quanh, chính phủ cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng SAS đã bí mật huấn luyện "quân kháng chiến" từ 1983. Một tường trình bởi Asia Watch đã mô tả chi tiết: SAS đã dạy "cách sử dụng những thiết bị nổ tự tạo, bẫy và chế tạo, sử dụng những thiết bị kích nổ chậm". Tác giả của bản tường trình, Rae McGrath (người cùng đoạt Giải thưởng Nobel Hoà bình từ cuộc vận động quốc tế về mìn), viết trên tờ Guardian rằng "Việc huấn luyện của SAS là một chính sách phạm tội vô trách nhiệm và đê tiện".
Khi cuối cùng, một "lực lượng gìn giữ hoà bình" của LHQ cũng đã đặt chân đến ở Cam-pu-chia vào 1992, bản hiệp ước bán linh hồn cho ác quỉ đã lộ rõ ra hơn bao giờ hết. Được gọi đơn thuần nhẹ nhàng là một "thành phần trong cuộc chiến", Khơ-me Đỏ được chào đón quay trở lại Phnôm-pênh bởi viên chức của LHQ, nếu không phải là bởi người dân. Một chính khách phương tây, người đã giành công kiến tạo "tiến trình hoà bình", Gareth Evans (ngoại trưởng Úc lúc đó), lên tiếng trước bằng việc yêu cầu nên có một cách tiếp cận "vô tư" đối với Khơ-me Đỏ và đặt ra câu hỏi rằng liệu gọi việc họ làm là diệt chủng có phải đã tạo ra "một viên đá cản đường rõ ràng" không.
Khieu Samphan, thủ tướng của Pol Pot trong những năm diệt chủng, tiếp nhận dàn chào của quân đội LHQ với người chỉ huy của họ, tướng người Úc John Sanderson, đứng bên cạnh ông ta. Eric Falt, người phát ngôn của LHQ ở Cam-pu-chia, nói với tôi: "Mục tiêu của tiến trình hoà bình là cho phép [Khơ-me Đỏ] gầy dựng lại tiếng tăm."
Hệ quả của việc nhúng tay vào của LHQ là việc tách ra không chính thức ít nhất một phần tư Cam-pu-chia cho Khơ-me Đỏ (theo bản đồ quân sự của LHQ), cùng sự tiếp tục của một cuộc nội chiến âm ỉ và cuộc bầu cử của một chính phủ bị chia rẽ hết thuốc chữa giữa "hai thủ tướng" Hun Sen và Norodom Ranariddh.
Chính phủ Hun Sen kể từ sau đó đã thắng cuộc bầu cử thứ hai một cách dứt khoát. Một người độc đoán và đôi khi thô bạo, tuy vậy theo tiêu chuẩn Cam-pu-chia vẫn là ổn định lạ thường, chính phủ được dẫn dắt bởi một người bất đồng quan điểm với Khơ-me Đỏ cũ, chạy trốn sang Việt Nam từ những năm 1970, đã giải quyết xong những thoả thuận với những nhân vật lãnh đạo thời Pol Pot, đáng chú ý là nhóm ly khai của Ieng Sary, trong khi từ chối việc miễn tố những người khác.
Một khi chính phủ Phnom Penh và LHQ có thể đồng ý về một khuôn mẫu, một tòa án tội ác chiến tranh quốc tế sẽ có nhiều khả năng tiến hành. Người Mỹ không muốn có sự tham gia nhiều của người Cam-pu-chia; mối quan tâm của họ thật dễ hiểu vì không chỉ có Khơ-me Đỏ sẽ bị buộc tội.
Luật sư Cam-pu-chia bảo vệ Ta Mok, người lãnh đạo quân Khơ-me Đỏ bị bắt năm ngoái, đã nói: "Mọi người ngoại quốc liên quan phải được gọi ra trước tòa án, và sẽ không có những ngoại lệ... Madeleine Albright, Margaret Thatcher, Henry Kissinger, Jimmy Carter, Ronald Reagan và George Bush... Chúng tôi sẽ mời họ tới để nói cho thế giới biết rằng tại sao họ đã hỗ trợ cho Khơ-me Đỏ".
Đó là một nguyên lý quan trọng, mà Washington và Whitehall, hiện thời nếu đang nuôi dưỡng những tên bạo chúa tay dính đầy máu ở nơi nào đó trên thế giới, thì nên ghi nhớ lấy.
Meo dịch