Tuesday, July 31, 2007

Nguyễn Hoài Vân-Những điệu hát quen tai

Bài viết này của tác giả Nguyễn Hoài Vân, website: http://perso.orange.fr/nguyen.hoai.van/ . Trong đó có nhiều quan sát và phân tích rất khách quan đáng học hỏi về 'dân chủ' đại nghị và kinh tế thị trường. Những mâu thuẫn trong xã hội tư bản mà những con vẹt không thể nhìn thấy và hiểu được vì họ là...vẹt. Thực ra những mâu thuẫn này đã được phân tích một cách rất kỹ càng và rõ ràng bởi...Marx. Rất tiếc vì nó cần phải động não, mà con người tự nhiên vẫn bị thú tính áp đảo đầu óc nên thế giới sẽ tàn lụi bởi đống rác do chính con người thải ra trước khi con người nhận ra những điều hiển nhiên đó. Xin rút lại việc đổ thừa cho thú tính vì quen miệng chứ tôi không có ý miệt thị thú vật! Thật ra có nhiều người lòng tham của họ hơn con thú nhiều.

Những điệu hát quen tai

Ba mươi năm đã qua. Một thế hệ. Một quãng thời gian mênh mông. Một bước dài trên cuộc hành trình của Lịch Sử… Với thời gian trôi, là sự vật đổi thay, thiên biến vạn hóa. Nó cuốn theo con thuyền Việt Nam lênh đênh giũa vùng Đông Á, giữa những phong ba của thế Toàn Cầu. Giữa dòng thời gian ấy, có chúng ta, những con người có bổn phận nhận thức, suy xét, với trách nhiệm viết nên Lịch Sử của chính mình …

Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta có thực sự tiến hóa theo nhịp độ của cuộc sống hay không ? Tư duy của chúng ta, so sánh với ba mươi năm về trước, có những khác biệt nền tảng nào ? Những trang Lịch Sử dự phóng mà chúng ta viết lên trong đầu chúng ta, cái sơ đồ của tương lai mà chúng ta hiện đang hình dung, ngày nay, khác với khi xưa chỗ nào ? Sơ đồ ấy, trên nguyên tắc phải đến từ sự phân tích thực tại một cách chính sác, rồi nhận ra được những mâu thuẫn của thực tại ấy và mô phỏng ra những con đường vượt lên trên các mâu thuẫn này để đi vào tương lai. Vấn đề là chúng ta có thực sự nhìn vào thực tại hay không ? Hoặc giả chúng ta vẫn nhắm mắt nhìn một giấc mộng , một chuỗi những niềm tin được thể nhập vào những « thực tại » tưởng tượng của một thế giới … trong mơ !

Có những bài hát, những điệu ru quen thuộc, êm ả, trầm ấm, đã đưa tư duy vào giấc ngủ. Rồi, trong cái cảnh giới mộng mơ của những bài hát ấy, Lịch Sử không còn chuyển hóa, mọi sự mọi vật như ngừng lại trong một thiên đường tưởng tượng. Những bài hát ấy là những bài hát nào ?

Có ba bài hát, thường được lập đi lập lại trên mọi đầu môi chót lưỡi, được trải ra trên trăm ngàn trang giấy, với những nhịp điệu khác nhau, những kỹ thuật hòa âm ít nhiều phong phú, được trình tấu bởi những giàn nhạc vĩ đại hay xướng lên bởi vài ca sĩ lẻ loi … Thật vậy , muôn ngàn diễn văn, phát biểu, thuyết trình, xã luận, không kể mọi tuyên ngôn tuyên cáo đủ loại đủ cỡ, xét cho cùng, cũng không ra ngoài ba bài hát quen thuộc. Đó là : dân chủ, kinh tế thị trường và bài ca phát triển …

Chúng chứa đựng những mâu thuẫn và bế tắc, đưa đến một khẳng định : tương lai nhân loại không thể là sự nối dài và chắp vá của ba yếu tố này như người ta hiện vẫn thường quan niệm.

DÂN CHỦ VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG :

Người ta thường tin tưởng rằng dân chủ và kinh tế thị trường có tác dụng hỗ tương, đặc biệt là kinh tế thị trường giúp cho sự hình thành của dân chủ, và dân chủ là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của kinh tế thị trường. Thật ra, bên dưới những khía cạnh hợp tác trên bề mặt (1), ở trong chiều sâu, dân chủ và kinh tế thị trường có những mâu thuẫn nền tảng.

Dân chủ (trong bài này dân chủ có nghĩa là dân chủ nghị trường), trong sự hoạt động của nó, cần đến những cấu trúc lệ thuộc vào một biên giới rõ ràng, thông thường nhất là biên giới quốc gia. Thị trường, ngược lại, không biết đến ranh giới. Môi trường hoạt động của nó rốt rào là toàn cầu. Những quyết định của thị trường có thể mâu thuẫn với những quyết định dân chủ của người dân một quốc gia. Thị trường có thể áp đặt quy luật của mình trên luật lệ an sinh xã hội, luật lao động, luật tài chánh, thuế khóa, hối đoái v.v… của một quốc gia. Áp lực của thị trường có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Ảnh hưởng điều chế của dân chủ trên áp lực của thị trường thì, ngược lại, có khuynh hướng ngày càng suy giảm, ngay cả tại các nước tiền tiến. Một chính phủ hữu khuynh hay tả phái tại Pháp, Đức, Ý, hay Tây Ban Nha, rốt cuộc cũng vẫn phải chọn một con đường thực tế, tức là phù hợp với những đòi hỏi của thị trường tự do trong cái thế toàn cầu không thể tránh được.

Mặt khác, dân chủ hướng đến đồng thuận, trong khi kinh tế thị trường trong bản chất là cuộc chiến của mọi người chống lại mọi người, để tranh thủ lợi nhuận và để sống còn. Dân chủ tìm sự điều tiết, tìm con đường trung hòa, trong khi kinh tế thị trường tìm sự phát triển không hạn chế càng nhanh càng tốt. Đình trệ, đối với một công ty, là bước đầu của suy thoái, và suy thoái, là con đường dẫn đến tiêu diệt. Lý tưởng của dân chủ là quyền lợi của đại đa số, trong khi bản chất của kinh tế thị trường đưa đến việc tập trung lợi nhuận vào tay một số người càng ngày càng thu hẹp. Thật vậy, hai trăm hai mươi lăm người giàu có nắm giữ hơn phân nửa lợi nhuận của toàn nhân loại. Trong một thể chế dân chủ, con người là mục tiêu cuối cùng của tất cả, trong khi lý luận của kinh tế thị trường cho con người chỉ là công cụ của sản xuất và tiêu thụ, là guồng máy điều tiết sự tiêu thụ hàng hóa đồng thời cũng chính là hàng hóa. Những giá trị rất được tôn quý của con người, như nghệ thuật, tôn giáo, và ngay cả y tế, trong kinh tế thị trường cũng rơi vào khuôn khổ của hàng hóa. Chúng ta có thể tiếp tục nêu lên nhiều mâu thuẫn tương tự giữa dân chủ và kinh tế thị trường …

DÂN CHỦ VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRƯỚC CÁC VẤN NẠN CỦA THỜI ĐẠI :

ĐỐI KHÁNG VỚI THIÊN NHIÊN

Chúng ta đang đứng trước những nguy cơ có thể đưa đến sự sụp đổ của xã hội con người. Trữ lượng dầu hỏa chỉ còn 40 năm, khí đốt 70 năm, uranium 55 năm. Hàng năm diện tích rừng bị phá hủy rộng bằng gần nửa diện tích của nước Việt Nam . Mỗi ngày từ 100 đến 300 giống sinh vật biến mất trên mặt địa cầu, trong khi giống người càng lúc càng bị đe dọa bởi những ô nhiễm do chính mình tạo ra. Sự đối kháng giữa con người với thiên nhiên sẽ đưa đến sự hủy diệt loài người.

ĐỐI KHÁNG GIỮA CON NGƯỜI VÀ CON NGƯỜI

Bên cạnh đó, là sự đối kháng giữa con người với con người. Mỗi 4 giây đồng hồ có một người chết đói (Assoc.Action Contre la Faim – 17/10/2004). 1,3 tỷ người có dưới 1 MK lợi tức mỗi ngày. 2,6 tỷ không có được những phương tiện vệ sinh căn bản. 1 tỷ người không có nhà cửa đúng nghĩa. 1,3 tỷ người không có nguồn nước sạch. 880 triệu người không với đến được những cấu trúc y tế. 840 triệu người thiếu ăn trầm trọng. Trong khi đó mức tiêu thụ toàn cầu tăng lên gấp 6 lần từ thập niên 50 cho đến cuối thập niên chín mươi. 86 % của sự tiêu thụ ấy đến từ 20 % người giàu. Những người này chiếm hữu 58 % năng lượng trên thế giới, trong khi 20 % người nghèo nhất chỉ sử dụng có 4 % năng lượng. Hai mươi phần trăm người giàu nhất tiêu thụ 45 % thịt và cá đối với 5 % thịt cá tiêu thụ bởi 20 % người nghèo. Ba người giàu nhất trên thế giới có tài sản cao hơn tổng sản lượng của 48 quốc gia nghèo nhất. Để đạt được chỉ tiêu giáo dục cơ bản nhất cho các nước nghèo, cần khoảng 6 tỷ MK ngân sách phụ trội cho ngân sách hiện có. Số tiền ấy chưa bằng tiền túi của trẻ em Pháp (7 tỷ MK 1 năm, 1/3 tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam) và bằng một nửa số tiền người Hoa Kỳ và Âu Châu dùng để mua dầu thơm mỗi năm. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho dân nghèo trên thế giới chỉ cần khoảng 13 tỷ MK mỗi năm, trong khi số tiền nuôi súc vật trong nhà tại Âu Châu và Hoa Kỳ là 17 tỷ MK một năm. Chi phí y khoa cho một người Mỹ là 4887 PPA (parité de pouvoir d’achat) sánh với 134 cho 1 người Việt Nam và 14 cho 1 người Ethiopa (tỷ lệ 3 phần ngàn). Các nước giàu sử dụng lợi khí quảng cáo (435 tỷ MK một năm) bán cho các nước nghèo những vật phẩm mà họ chưa lường nổi mối nguy hại, như một số loại thuốc trừ sâu, không kể thuốc lá (Hoa Kỳ bán cho Á Châu 150 tỷ MK thuốc lá mỗi năm). Trong 20 năm, tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá giảm 10 % ở các nước giầu và tăng 64 % ở các nước nghèo : số người Trung Hoa hút thuốc tăng gấp ba lần, số người Indonesia tăng gấp đôi … (phúc trình Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc).

Người ta thường nghĩ các nước giàu giúp tiền cho các nước nghèo. Sự thực là ngược lại : các nước nghèo phải trả cho các nước giàu khoảng 250 000 MK mỗi phút, do tiền lời của những món nợ khổng lồ không bao giờ trả nổi số vốn. Áp lực tài chánh kinh khủng này khiến các nước nghèo sãn sàng bán tất cả những gì họ có, sẵn sàng chấp nhận ô nhiễm và các tai họa mội sinh (thí dụ khi phá rừng), sẵn sàng chuyển hướng canh tác sang các hoa màu có thể xuất cảng được (thí dụ cà phê) thay vì những hoa màu đem lại thực phẩm nuôi dân, sẵn sàng chấp nhận những điều kiện thiệt thòi trên khía cạnh con người để thu hút vốn đầu tư, để liên doanh hay hợp doanh với các công ty ngoại quốc. Thậm chí những món tiền trợ cấp hay cho vay đến từ các nước giàu lại thường rơi trở vào tay các đại công ty của chính các nước này. Nhiều màn « xóa nợ » cũng không ra ngoài mô thức ấy (2).

Cùng lúc ấy, những nước giàu như Hoa Kỳ lại xây dựng sức mạnh của mình, kể cả sức mạnh quân sự vô địch, trên những món nợ khổng lồ không kém, tức trên sự đóng góp của tất cả người dân của các quốc gia cho Hoa Kỳ vay tiền, cùng với những người dân trực tiếp hay gián tiếp sử dụng đồng Mỹ Kim trong việc mua bán, trao đổi, tức hầu hết con người trên thế giới …

Áp lực của nạn thất nghiệp cũng vô cùng nặng nề. Giữa năm 1993 và năm 2003, số người thất nghiệp trên thế giới tăng từ 140,4 triệu người lên 186 triệu người, theo phúc trình cũa ILO (International Labour Organization) thuộc Liên Hiệp Quốc. Đây là con số cao nhất chưa bao giờ đạt tới. Ngay cả trong vùng Đông Á với những chỉ số phát triển cao nhất thế giới, số người thất nghiệp cũng gia tăng. Tỷ số thất nghiệp tại Đông Nam Á là 3,9% năm 1993 và 6,3% năm 2003. Áp lực thất nghiệp đưa đến những nhân nhượng của các nước nghèo trên khía cạnh luật lao động, luật an sinh xã hội, trong việc kềm chế đồng lương, trong việc đè nén các cấu trúc cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người làm công. Những nhân nhượng không được điều tiết như thế khiến cho tình trạng xã hội tại các nước này rất dễ bùng nổ. Chỉ cần một cuộc khủng hoảng sâu rộng, không thể tránh được trong các chu kỳ kinh tế, là người ta có thể chứng kiến những rối loạn lớn, như lời tiên đoán của Bernanos : « bước chân người nghèo sẽ làm rung chuyển địa cầu ». Thật ra, không cần những cuộc khủng hoảng mạnh mẽ, mà chỉ cần ý thức được rằng tình trạng chênh lệch nặng nề hiện tại không có hy vọng quân bình lại được, đủ khiến cho người dân tại các vùng nghèo khổ có khuynh hướng quy tụ nhau lại trong các ý thức hệ của quá khứ, như niềm tin tôn giáo hay dân tộc chủ nghĩa quá khích, để kình chống lại các nước giàu, với những phương tiện nhà nghèo, như chúng ta hiện thấy qua nạn khủng bố tràn lan. Một trong những hậu quả có thể lường trước của sự phân tranh này là sự cô lập, hay tự cô lập, của các nước giàu có, một chiều hướng hoàn toàn mâu thuẫn với khuynh hướng « toàn cầu hóa » cần thiết cho kinh tế thị trường. Những ốc đảo giàu có sẽ được vây quanh bởi những hàng rào bảo vệ càng ngày càng mọc cao trước đám dân nghèo vây quanh tìm cách xông vào dành dựt vài mảnh vụn hàng hóa, vài vật phẩm tiêu thụ thừa thãi (3) !

HUỶ DIỆT GIÁ TRỊ CON NGƯỜI CỦA CUỘC SỐNG

Thật ra, ngay cả trong các nước giàu, ảnh hưởng của kinh tế thị trường càng gia tăng thì con người lại càng nghèo đi, không nhất thiết là trên phương diện tài chánh, như tại các quốc gia không giải quyết nổi nạn thất nghiệp, mà trên phương diện tinh thần. Đời sống trở nên vô vị, số người tự tử, khủng hoảng tâm thần, đầu óc căng thảng, gia tăng đều đặn, cùng với sự sụp đổ của các giá trị nền tảng. Con người mất mọi niềm tin, sống ích kỷ trên bờ sự chết như một vực sâu không đáy. Trên bờ vực thẳm ấy, con người chỉ còn cảm giác hư vô như thực tại duy nhất … Những hàng hóa chồng chất đầy nhà đầy cửa, những phản xạ thi đua tiêu thụ, không khỏa lấp được sự trống vắng của nội tâm. Thêm vào đó, những màn giải trí nhắm vào những thị hiếu thấp kém được kỹ nghệ giải trí bày ra để thu hút những thị trường càng rộng lớn càng tốt. Chúng càng ngày càng lấn áp và tiêu diệt những khuynh hướng nghệ thuật thực sự sáng tạo, mang cá tính đặc thù, hướng vào con người như những cá nhân, chứ không phải như một tập thể đồng loạt tiêu thụ một cách máy móc, một bầy cừu con này cắm cổ đi theo con khác, dẫn dắt bởi vị thần Quảng Cáo …

HY VỌNG HAY LÀ ẢO VỌNG ?

Tàn phá môi sinh đưa đến sự hủy diệt của nhân loại như một thành phần của môi sinh. Khánh kiệt tài nguyên đưa đến sữ sụp đổ của của một xã hội con người đặt trên căn bản chính yếu là tiêu thụ. Chênh lệch giàu nghèo đưa đến tranh chấp và hủy diệt con người bởi con người. Sự sụp đổ của các giá trị tinh thần đưa đến hủy diệt gia trị con người của cuộc sống, khiến cuộc sống không còn ý nghĩa, chìm dắm trong hư vô chủ nghĩa. Trước những vấn nạn ấy, ta chờ đợi được gì ở dân chủ và kinh tế thị trường để tìm ra một lối thoát ?

VỞ TUỒNG DÂN CHỦ

Trước tiên là dân chủ. Nền dân chủ nghị trường hiện hành càng ngày càng trở thành một sân khấu, với những diễn viên đóng những vở tuồng hết Tả dến Hữu, hết cấp tiến đến bảo thủ, nhưng rốt cuộc không đem lại một thay đổi nền tảng nào trong xã hội. Các đảng phái trở thành những lò tuyển chọn và đào luyện diễn viên, với những ưu tư nặng phần hình thức hơn là nôi dung tư tưởng. Người ta gọt dũa một ứng cử viên để kẻ này trở nên « ăn khách » nhờ ăn nói lưu loát, mặt mũi sáng sủa, ăn mặc đúng với thị hiếu của thành phần cử tri mà mình nhắm đến, hơn là suy nghĩ xem thử kẻ ấy khi được bầu lên sẽ đem lại được gì cho xã hội, với những phương tiện nào, trong thời hạn ra sao ? Người ta cũng bỏ tiền rừng bạc biển để tổ chức bôi bẩn ứng viên đối nghịch, kể cả bằng những phương tiện hạ cấp nhất, thay vì vẽ ra trong sự tranh luận đứng đắn, những con đường tương lai khả hữu, để mọi người cùng nhau chọn lựa. Lý do vì trong chính trường hầu như ai cũng biết rằng phe này hay phe khác lên cầm quyền, rốt cuộc nền chính trị được áp dụng cũng sẽ là một chính trị được gọi là « thực tiễn », là « trung phái » (4), trong thực tế là một chính trị không đem lại thay đổi căn bản nào, một chính trị với mục đích duy nhất là lập lại và nối dài tình trạng hiện tại trong tương lai. Nối dài hiện tại ? Trong khi chúng ta đều biết hiện tại nối dài không thể đưa đến tương lai nào khác hơn là sự sụp đổ của xã hội con người !

BẦU CỬ VÀ ĐẤU TRANH

Nhu cầu nối dài hiện tại thực ra được áp đặt bởi kinh tế thị trường. Lý do vì trong kinh tế thị trường nhà đầu tư cần thời gian và sự ổn định của xã hội, tức sự nối dài của hiện tại để lấy lại vốn liếng mà mình đã bỏ ra, và thu hoạch lợi tức. Kinh tế thị trường quyết định hướng đi của dân chủ qua quyền lực của nó trên truyền thông, trên các guồng máy chính quyền, đảng phái, tôn giáo, kể cả các cơ cấu giáo dục, thể thao, thiện nguyện v.v… Khi đại đa số cấu trúc và tác nhân trong một xã hội biến thành hàng hóa (5), thì quyền lực của kinh tế thị trường không gì ngăn cản nổi. Các tầng lớp dân nghèo bị gạt ra khỏi công việc ứng cử, do những ngân quỹ tranh cử to lớn mà họ không bao giờ có được. Họ cũng tự gạt mình ra khỏi công việc bầu cử. Hiện tượng số người đi bầu giảm sút được thấy ở nhiều nơi. Ngay cả ở những nước mới vừa tranh đấu gian khổ để thoát khỏi độc tài, để được quyền bầu phiếu, chỉ vài năm sau, người dân cũng chán ngán thờ ơ trước việc đi bầu. Tại nhiều quốc gia, tỷ lệ người dân đi bầu chỉ khoảng trên dưới 50 %, nên người thắng cử chỉ đại diện 25 đến 30 % số dân chúng có ghi danh vào cử tri đoàn, tức một tỷ lệ nhỏ hơn nữa nếu tính trên toàn thể người dân ở tuổi trưởng thành. Tại Pháp, người dân càng ngày càng ít đi bầu, nhưng lại càng ngày càng sẵn sàng tham gia vào các cuộc đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi thực tế. Thùng phiếu vừa đưa một đảng phái lên cầm quyền chưa đầy vài tháng thì đường phố đã nổi lên chống đối chính sách của chính quyền này một cách mãnh liệt, như thể người dân đi bầu, và người dân biểu tình đình công không liên hệ gì với nhau cả ! Cũng như giới chính trị chuyên nghiệp, người dân đã hiểu : bầu cử không đem lại thay đổi trong đời sống hàng ngày bằng trực tiếp đấu tranh.

DÂN CHỦ VÀ … VÔ TRÁCH NHIỆM

Như vậy, sự tê liệt của dân chủ trong hình thức áp dụng hiện tại, khiến cho người ta khó mà trông cậy được vào đó để giải quyết các vấn nạn đã được nêu ra. Ai có thể nghĩ được rằng một chính quyền dân cử, có thể nói với cử tri của mình : phải thắt lưng buộc bụng, phải giảm tiêu thụ, để bớt ô nhiễm, để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phải chia sẻ phú hữu và công ăn việc làm với người nghèo khó, không những trong đất nước mình mà cả trên toàn thế giới, phải bớt ích kỷ, phải ý thức trách nhiệm của mình dối với nhân loại và Thiên Nhiên … Thái độ của nền dân chủ chỉ đạo trên thế giới là Hoa Kỳ, đối với việc bảo vệ môi sinh (thỏa ước Kyoto) là một thí dụ đáng suy nghĩ. Một chính quyền mà mục tiêu chính yếu là tranh thủ quyền hành, với một hay vài nhiệm kỳ hạn chế, chỉ biết duy trì một tình trạng đại khái ổn định trong một thời gian hạn chế, chứ không hề mang trong bản chất của mình khả năng hay tham vọng giải quyết những vấn nạn lâu dài. Khi có thể vứt được một vấn đề khó khăn cho những chính quyền khác trong tương lai phải lãnh giải quyết, thì một chính quyền như thế thường không ngần ngại. Tại Pháp, sự thâm thủng của quỹ an sinh xã hội là 14 tỷ euros riêng cho năm 2004, cộng thêm với 35 tỷ thiếu hụt đã có sẵn. Giải pháp : một chương trình trả nợ trải dài đến năm 2024, tức 20 năm sau, rất ít hy vọng thành công, tức sẽ còn phải kéo dài thêm vài chục năm nữa. Người ta đặt trên đầu những đứa trẻ hiện chưa sinh ra gánh nặng bù dắp những chi phí thuốc men của cha mẹ, ông bà của chúng ! Vấn đề hưu trí cũng được giải quyết một cách tương tự … Các thí dụ này cho thấy trong một nền dân chủ, sự ích kỷ và vô trách nhiệm trải rộng từ chính quyền đến người dân. Nếu một nền dân chủ có thể ích kỷ và vô trách nhiệm như thế đối với chính con cháu mình, thì thử hỏi làm sao có thể đòi hỏi được ở nó một tinh thần trách nhiệm đối với người nghèo khổ ở một đất nước xa xôi, đối với cây cỏ súc vật, môi sinh, rừng, biển … ?

CUỘC CHIẾN GIỮA MỌI NGƯỜI VÀ TẤT CẢ

Bây giờ ta thử nhìn về phía kinh tế thị trường. Vấn đề của kinh tế thị trường là nó luôn phải gia tăng sản xuất. Lý do tương đối đơn giản. Khi một xí nghiệp sản xuất một món hàng, giá trị của món hàng ấy được coi là tương ứng với thời gian làm việc cần thiết để làm ra nó. Khi xí nghiệp này đầu tư vào việc gia tăng năng xuất và làm ra được 110 thay vì 100 món hàng tương tự, với cùng một thời gian làm việc, thì giá trị của mỗi món hàng bị giảm đi trên một nhịp độ gần với mức độ gia tăng sản xuất. Giá bán của nó cũng giảm. Số tiền thu được cho mỗi món hàng giảm đi, khiến cho xí nghiệp có thể thiếu thu hoạch để bù lại cho việc đầu tư vào sự gia tăng năng xuất. Giải pháp cho tình trạng này là càng tăng thêm năng xuất để hy vọng với số hàng sản xuất càng nhiều hơn nữa, trong cùng thời gian làm việc, sẽ giúp cho nhà đầu tư gia tăng thu nhập để bù lại số vốn đầu tư, cộng thêm lợi nhuận. Sự gia tăng năng xuất mới này lại khiến giá trị của mỗi món hàng giảm thêm đi, giá bán của nó sụt thêm xuống, cùng với số tiền nó đem lại cho nhà đầu tư. Kết quả là lại phải tiếp tục nâng cao năng xuất, tạo nên một « vòng luẩn quẩn ».

Việc chạy đua sản xuất khiến kinh tế thị trường luôn phải mở rộng tầm ảnh hưởng của nó, để tiêu thụ tất cả hàng hóa nó sản xuất ra. Đối với từng xí nghiệp sự bắt buộc mở rộng tầm ảnh hưởng của mình mang ý nghĩa một cuộc chiến không nhân nhượng với tất cả những gì có thể cản trở sự bành trướng ấy. Xí nghiệp trong cuộc chạy đua này phải « chiến đấu » không những với các xí nghiệp cạnh tranh, mà cả với những cấu trúc xã hội, nghiệp đoàn, chính quyền, luật pháp, thiên nhiên v.v… có thể cản trở nó. Đó là tình trạng « chiến tranh » của « mọi người chống lại tất cả ».

THẤT NGHIỆP, TẬP TRUNG PHÚ HỮU, VÀ TÀN PHÁ THIÊN NHIÊN

Sự cần thiết gia tăng năng xuất cũng khiến cho các xí nghiệp không ngừng đầu tư vào những phương tiện kỹ thuật nhằm giảm thiểu thời gian làm việc của người làm công. Máy móc, kỹ thuật, càng ngày càng tiến bộ, càng làm thêm được nhiều công việc thì xí nghiệp càng bớt cần đến việc làm của nhân công. Hậu quả rất dễ nhận ra là nạn thất nghiệp gia tăng. Mặt khác, sự tăng trưởng của phú hữu qua máy móc, kỹ thuật, có nghĩa là sự gia tăng giàu có ấy chỉ dành cho những người có vốn, có khả năng đầu tư vào máy móc, kỹ thuật. Người làm công chỉ có phú hữu đặt trên căn bản sức làm việc của mình, không tham gia vào sự gia tăng giàu có này. Đó là một trong những lý do khiến cho phú hữu càng ngày càng tập trung vào tay những người có nhiều vốn nhất, đã nói đến ở trên.

Môi trường thiên nhiên cũng là « nạn nhân » của áp lực gia tăng sản xuất. Áp lực này mạnh đến độ các xí nghiệp thường bất chấp những tai hại môi sinh, để tìm cách thủ lợi nhất thời, làm thỏa mãn các nhà đầu tư, các thị trường chứng khoán, và vứt lại cho các thế hệ mai sau những ô nhiễm đầu độc sự sống. Nhà bác học Hubert Reeves quả quyết con người sẽ biến mất trên quả địa cầu như loài khủng long, nếu đà ô nhiễm hiện tại vẫn tiếp tục. Điều ngặt nghèo là viễn tượng ấy không nằm trong những tính toán tài chánh, không ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, bằng sự đình trệ hay suy giảm sản xuất của một xí nghiệp (6) ! Bảo vệ môi sinh chỉ có thể đến từ quyền lực chính trị. Nhưng, như chúng ta đã thấy, quyền lực chính trị, qua dân chủ đại nghị, luôn phải chiều theo quy luật của kinh tế thị trường …

Sự khánh tận tài nguyên thiên nhiên cũng là một hậu quả của áp lực gia tăng sản xuất. Một thí dụ : mặc dầu đã phải chịu nhiều cơn khủng hoảng dầu hỏa từ năm 1974 đến nay, người ta vẫn không thực sự phát triển những năng lượng thay thế, ngoại trừ năng lượng nguyên tử. Lý do vì sau những giai đoạn tăng vọt, giá dầu hỏa vẫn tương đối rẻ, khiến các xí nghiệp vẫn chọn con đường dễ dãi nhất, là tiếp tục duy trì sự sản xuất dựa trên năng lượng dầu hỏa. Trường hợp của kỹ nghệ xe hơi rất đáng ghi nhận : khi giá dầu giảm mạnh, trong thập niên 90, người ta đẩy mạnh việc sản xuất những chiếc xe 4x4 (SUV) rất tốn xăng. Người ta chỉ nhắm vào lợi nhuận ngắn hạn, vào duy trì sản xuất trong một thị trường càng ngày càng khó khăn, bằng một lựa chọn tai hại cho tương lai. Dầu hỏa, dù rẻ, nhưng chỉ trong hơn một thế hệ, sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, sự tính toán lâu dài và nặng về công ích ấy không nằm trong tính toán của các nhà đầu tư. Vì thế, nỗ lực phát triển năng lượng thay thế, cũng như việc bảo vệ môi sinh, chỉ có thể đến từ quyền lực chính trị, với những yếu kém và hạn chế mà chúng ta đã biết. Thật ra, dầu hỏa chỉ là một khía cạnh của nạn khánh tận tài nguyên. Các nguyên liệu khác cũng suy giảm nhanh chóng cùng với áp lực gia tăng sản xuất tại các nước đã phát triển vá các nước đang phát triển mạnh mẽ như tại Á Châu. Một khía cạnh đáng chú ý là khủng hoảng dầu lửa cũng kéo theo khủng hoảng các nguyên liệu khác, vì muốn trích xuất các nguyên liệu này người ta phải cần một nguồn năng lượng, như … dầu hỏa.

GIẤC MƠ PHÁT TRIỂN

Phát triển đã trở thành một tín điều mà không ai dám chối cãi. Người ta cũng thêu dệt quanh « phát triển » những huyền thoại dần dần bị thực tế phủ nhận. Một trong những huyền thoại ấy khẳng định rằng dân chủ và kinh tế thị trường là những điều kiện không thể thiếu được của phát triển. Thực tế là Trung Hoa, cũng như Việt Nam, đã phát triển với những chỉ số cao mà không hề cần đến dân chủ cũng như kinh tế thị trường đúng nghĩa. Tại Việt Nam quyền tư hữu chưa rõ ràng, hệ thống luật pháp cũng như hệ thống ngân hàng, tín dụng, v.v… còn sơ khai, và đương nhiên là chưa có dân chủ. Trung Quốc thì trong suốt giai đoạn cô lập từ 1960 đến 1981 có tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 5%, trong khi dân chủ và thị trường đều vắng mặt, viện trợ không có và quan hệ ngoại thương cũng hạn chế ở mức tối thiểu. Đến thập niên 70 Trung Quốc dần dần « mở cửa » nhưng phải đợi đến Đại Hội Đảng lần thứ 14, năm 1992, quan niệm kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mới xuất hiện. Singapore không có dân chủ đúng nghĩa nhưng vẫn là mẫu mực cho sự phát triển. Nam Hàn cũng đã phát triển mạnh mẽ từ giai đoạn chưa thực sự dân chủ …

Nhiều người cho rằng những sự phát triển ấy rất mong manh, và sẽ sụp đổ hay ngưng trệ sau một giai đoạn ngắn. Thực tế cho thấy chưa có dấu hiệu ngưng trệ lâu dài, mặc dù chắc chắn sẽ có ngày ngưng trệ. Dù sao, khi sự ngưng trệ xảy đến, cũng không có gì cho phép quả quyết rằng đó là hậu quả của thiếu vắng dân chủ hay kinh tế thị trường. Gần đây, khi vùng Đông Nam Á lâm vào khủng hoảng kinh tế, thì chính các nước có dân chủ và thị trường mạnh nhất, như Nam Hàn, Nhật, lại là những nước phải chịu khủng hoảng nặng nề nhất. Trung Quốc hầu như không xao xuyến, Việt Nam chỉ chịu chút ảnh hưởng gián tiếp do thị trường tiêu thụ trong vùng suy giảm, đầu tư giảm, giá hàng hóa trong vùng hạ thấp gây cạnh tranh với hàng xuất ngoại …

Thật ra, vì không thỏa thuận được « phát triển » là gì ? dựa trên tiêu chuẩn nào ? nên người ta đã thu hẹp khái niệm ấy vào một vài chỉ số, như tỷ lệ tăng trưởng. Cùng lúc người ta tránh né đề cập đến vấn đề « hướng đi », hay ý nghĩa, và cái giá phải trả của phát triển trên phương diện con người và môi sinh. Khoa học kỹ thuật có thể giải quyết tương đối ổn thỏa câu hỏi « làm thế nào » mỗi khi nó được đặt ra, nhưng xã hội con người lại thiếu những nỗ lực để trả lời câu hỏi « để làm gì ». Người ta đặt hết tâm trí vào « tiến bộ », « phát triển », nhưng ít đặt vấn đề tiến đến đâu, phát triển để hướng về tương lai nào ? Ví như những kẻ cố sức chạy càng lúc càng nhanh nhưng không biết chạy đi đâu, để làm gì ? Cũng như các xí nghiệp chỉ đơn thuần tìm cách làm tăng giá trị của cổ phần chứng khoán, ý nghĩa của phát triển trên bình diện xã hội dường như chỉ để làm tăng những chỉ số kinh tế, bất chấp cái giá phải trả trên các khía cạnh con người và môi sinh. Cái giá ấy là những tệ nạn mà chúng ta đã duyệt qua khi bàn đến áp lực gia tăng sản xuất ở trên, vì, trong bản chất, một xã hội thi đua phát triển dựa trên những chỉ số kinh tế, không khác gì với một xí nghiệp chạy đua sản xuất.

TÓM LẠI

Trong điều kiện hiện tại, phát triển càng nhanh thì càng chóng dẫn đến điểm rạn nứt trong tương quan giữa con người với thiên nhiên và giữa con người với con người, chưa kể đến việc hủy diệt những giá trị con người của cuộc sống. Lý do nằm ở những mâu thuẫn tiềm tàng trong cặp bài trùng dân chủ - kinh tế thị trường. Trong sinh hoạt dân chủ hiện hành, sự tập trung quyền lực kinh tế đưa đến tập trung quyền lực nói chung vào tay người giàu có hay những diễn viên của họ, khiến sự tham gia của người dân giảm bớt, đưa đến đấu tranh chính trị ngoài phạm vi dân chủ, cũng như sự phát triển của những hình thái đấu tranh cực đoan sắt máu, dân tộc chủ nghĩa hay cuồng tín tôn giáo, cha đẻ của độc tài, độc đoán. Có mâu thuẫn giữa việc "người dân làm chủ", và "kinh tế làm chủ" với hậu quả là sự "làm chủ" của người dân càng ngày càng mất thực chất, trở thành hình thức. Tiến trình hiện tại của kinh tế thị trường cũng vấp phải những mâu thuẫn gắt gao. Kinh tế thị trường tạo ra thất nghiệp như một sự điều hòa cần thiết cho các xí nghiệp.Thất nghiệp tăng cũng có nghĩa là khả năng tiêu thụ giảm. Tiêu thụ giảm đưa đến thu hẹp thị trường. Thị trường tự nó thu hẹp nó. Mà thu hẹp trong cơ cấu kinh tế thị trường thì lại dẫn đến sụp đổ. Mặt khác gia tăng sản xuất là một nhu cầu sống còn của kinh tế thị trường. Càng gia tăng sản xuất thì càng chóng khánh tận tài nguyên thiên nhiên, khiến không sản xuất được nữa. Tăng sản xuất và tăng tiêu thụ cũng có nghĩa là tăng ô nhiễm. Hậu quả là giảm đời sống trong thiên nhiên, giảm đời sống của chính con người, là giảm người sản xuất, giảm người tiêu thụ ... Thị trường lại tự nó hủy diệt nó. Các nước phát triển lọt vào các vòng mâu thuẫn này mà không đủ nội lực chịu đựng có thể rơi vào suy thoái liền ngay trong những năm tháng sắp tới. Michel Camdessus, cựu chủ tịch Quỹ Tiền Tệ Thế Giới, trong một phúc trình gửi chính phủ ngày 21/10/2004, tiên đoán Pháp Quốc, một trong 10 quốc gia phát triển nhất, sẽ đi vào suy thoái không thể gượng lại được trong khoảng 10 năm nữa, nếu tiếp tục tiến trình hiện tại (vả lại, cán cân mậu dịch của Pháp đã bị thất thu từ năm nay, sau nhiều năm thặng dư). Thế còn các quốc gia đang hay "sắp" tập tành phát triển ? Chỉ cần biết rằng nếu các nước này đạt đến mức độ phát triển, sản xuất và tiêu thụ ngang hàng với Hoa Kỳ, thì chỉ trong 10 năm ngắn ngủi trái đất sẽ không còn chút tài nguyên thiên nhiên nào nữa và sẽ chết ngộp trong ô nhiễm (7). Họ hoàn toàn không có chút hy vọng nào đạt đến mức phát triển như thế và sự hiện hữu của các nước, các người nghèo đói sẽ luôn là một đe dọa cho kẻ giàu có. Và, một lúc nào đó, người ta sẽ không còn đủ đạo đức và nghị lực để cố gắng giảm thiểu SỰ NGHÈO ĐÓI nữa, mà sẽ chọn lựa con đường dễ dãi là : giảm thiểu số NGƯỜI NGHÈO ĐÓI ...

Vậy, một viễn tượng cho tương lai phải được hình dung trên căn bản đoạn tuyệt với mô hình hiện tại. Dân chủ phải vươn được lên trên những lằn ranh giới quốc gia để có thể nói chuyện ngang tay với thị trường. Mặt khác dân chủ thực thụ là người dân làm chủ quyền lực thực thụ trong xã hội, tức quyền lực kinh tế. Nền tảng giá trị của hàng hóa cũng phải được xét lại, cùng với áp lực gia tăng sản xuất. Trong điều kiện ấy, phát triển phải được quan niệm lại như sự thăng tiến của cuộc sống con người, cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng loạt với sự bảo vệ cuộc sống thiên nhiên. Nếu viễn tượng ấy không thành sự thực, thì tương lai có nhiều rủi ro đen tối, chìm ngập trong đấu tranh sắt máu, trong độc tài, hay trong sự tàn lụi của cặp bài trùng kinh tế thị trường – dân chủ đại nghị, dưới hình thức này hay hình thức khác, kéo theo sự tàn lụi của xã hội con người. Ngày mai tươi sáng là một giả thuyết tùy thuộc khả năng làm chuyển vận trở lại cái bánh xe lịch sử đang bị bế tắc trong trường tư tưởng. Những « chân trời không thể vượt qua » của trí tuệ phải được đẩy lùi, để cuộc hành trình có thể tiếp tục, trên con đường hướng đến những giá trị Nhân Bản. Vấn đề là thúc đẩy những điều kiện thuận lợi ngay từ ngày hôm nay, ngay từ quê hương Việt Nam của chúng ta. Đó sẽ là đề tài của một bài viết khác.

NGUYỄN Hoài Vân

21 tháng 11 năm 2004

CHÚ THÍCH :

(1) Những khía cạnh hợp tác này có thể được tóm tắt qua sự kiện dân chủ và kinh tế thị trường đều được xây dựng trên nền tảng Tự Do. Thí dụ kinh tế thị trường giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc vào quyền hành trong những nhu cầu vật chất, giúp hình thành dân chủ, trong khi dân chủ đem lại tự do cho con người trong những quyết định liên quan đến tiêu thụ và sản xuất, hỗ trợ cho kinh tế thị trường.

(2) Một số trường hợp xoá nợ chỉ là những tính toán đem lại lợi nhuận cho các nước giàu, như trưòng hợp xóa nợ cho Irak, trong thực chất nhằm mục đích cho phép Irak được quyền vay những món nợ khác. Tiền vay được sẽ lọt vào tay các đại công ty xây cất, dầu hoả, v.v... (chưa kể các văn phòng "nghiên cứu" đủ loại) của Hoa Kỳ và vài quốc gia đồng minh.

(3) Cùng với « toàn cầu hóa », người ta vẫn thấy xuất hiện những biện pháp bảo vệ thị trường tại các nước giàu (trường hợp Hoa Kỳ với kỹ nghệ tôm cá Việt Nam), đồng thời với những nỗ lực ngăn cản việc thất thoát công ăn việc làm sang các nước nghèo, và nhất là nỗ lực ngăn chống di dân.

(4) Một chính quyền có thể nhứt thời áp dụng một chính sách rõ nét hữu khuynh hay tả khuynh, nhưng nếu nó đem lại thiệt thòi cho nền kinh tế thị trường, thì chỉ ít lâu sau đó sẽ phải tự điều chỉnh, hoặc « bị » điều chỉnh.

(5) Chúa, Phật, v.v… trở thành những món hàng. Người ta tiêu thụ Dalai Lama, Mère Theresa, v.v… trong siêu thị, giữa kem đánh răng và đồ ăn đóng hộp, trong khi nhà thờ chùa chiền phải chịu quy luật của các cơ sở thương mại : gần đây, tại Pháp, một Tòa Giám Mục phải sa thải một phần nhân viên của Giáo Phận, và một tu viện Chính Thống Giáo phải tuyên bố phá sản …

(6) Không cần đợi đến mai sau, ngay ngày hôm nay, ô nhiễm khiến cho đi bộ một ngày ở Milano tương đương với hút 15 điếu thuốc (Service de Médecine du Travail, Hôpital Sesto San Giovani - Quotidien du Médecin 27/10/2004). Tại Pháp, ô nhiễm gây 30 ngàn tử vong mỗi năm và từ 7 đến 20 % tổng số ung thư (Bulletin de l’Ordre des Médecins, Nov 2004)

(7) Hoa Kỳ có tổng sản lượng là 30 % tổng sản lượng toàn cầu, nhưng dẫn đầu trên các lãnh vực ô nhiễm và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên.

http://perso.orange.fr/nguyen.hoai.van/DieuHat.htm

Friday, July 27, 2007

Gorbachev, một lãnh tụ ngây thơ!

Hơn 15 năm sau khi ông Gorbachev giúp phương tây dẹp bỏ Liên Bang Xô-Viết của chính người Nga, dọn đường cho chủ nghĩa đế quốc phương tây bành trướng một cách thoải mái, ông ta mới nhận ra rằng người Mỹ bị bệnh muốn làm cha thiên hạ! Nguyên văn: 'The Americans want so much to be the winners. The fact that they are sick with this illness, this winners' complex, is the main reason why everything in the world is so confused and so complicated.'

Ông Gorbachev đã tin vào bài diễn văn hoành tráng năm 1987 của tổng thống Mỹ Reagan http://usgovinfo.about.com/od/historicdocuments/a/teardownwall.htm và đem 'Tự Do' rải khắp LB XV để có 'hòa bình và thịnh vượng'. Kết quả là ông được phương tây ca ngợi nhưng lại bị chính người dân nước mình khinh bỉ vì đã dọn đường cho việc hình thành một xã hội tự do cắn xé nhau. Một số người đã trở thành nhà giàu của thế giới qua đêm vì có liên hệ tốt, còn một số lớn người khác rơi vào cảnh đói nghèo nhục nhã.

15 năm hơn sau khi LX tan rã, nước Nga mới bắt đầu trở mình gượng dậy, nhưng lại bởi bàn tay của tổng thống Putin, một tổng thống mà phương tây chê bai với lý do ông ta đàn áp 'tự do và dân chủ'. Nhưng ông này lại được sự ủng hộ mạnh mẽ trong nước! Đắc cử lần thứ hai với 71% số phiếu, đè bẹp đối thủ về nhì, Kharitonov, chỉ được 13.7% số phiếu! http://in.rediff.com/news/2004/mar/15russia.htm và vẫn tiếp tục được sự ủng hộ mạnh mẽ trong nước http://pewresearch.org/pubs/103/the-putin-popularity-score

Rõ ràng mục tiêu của Mỹ nói riêng và phương tây nói chung là một nước Nga chìm đắm trong 'tự do' nghèo đói và 'dân chủ' một cách hỗn loạn như trong thời Gorbachev và Yelsin, một nước Nga yếu đuối èo uột kinh niên là tốt nhất, sẽ không thể làm kỳ đà cản mũi cho chủ nghĩa đế quốc, để họ có thể tiếp tục bành trướng, làm cha thiên hạ mãi mãi. Họ vỗ tay ủng hộ Gorbachev, Yelsin vì hai ông này đã làm nước Nga từ một con gấu trở thành một con mèo bị nhúng nước. Họ chê bai dè bỉu chống đối Putin vì ông này đã làm nước Nga sống lại.

Ý thích và quyền lợi của họ là ngược lại với ý thích và quyền lợi của dân Nga nhưng họ lại luôn nói rằng họ muốn dân nước Nga được làm chủ!!! Cái này hơi khó hiểu đây! Có 2 khả năng:

  1. Nếu họ thực tình muốn dân Nga được làm chủ như miệng họ nói thì có nghĩa là họ muốn đi ngược lại với quyền lợi của chính họ, dùng hình tượng thì giống như họ lấy dao tự đâm vào ngực mình vậy!
  2. Họ nói láo. Khẩu hiệu 'dân chủ', 'tự do' chỉ là cái cớ. Chọc cho nước Nga loạn và suy yếu mới là mục tiêu thực sự. Tổng thống nào dẹp được loạn và làm cho nước Nga mạnh trở lại thì sẽ không được phương tây chấp nhận. Người Nga đã chìu ý họ dẹp bỏ cả một LX hùng mạnh để chấp nhận một nền 'dân chủ' nhưng họ lại vẫn chưa chịu! Vì nền 'dân chủ' đó không giống như họ muốn! Như vậy ai mới là chủ của nước Nga đây?!

Ông Gorbachev cuối cùng cũng đã hết ngây thơ và nhận thấy rõ 'lòng tốt' của chủ nghĩa đế quốc nhưng cái giá phải trả cho bài học đó là quá đắt (the hard way!). Sau đó ông đã luôn ủng hộ chính sách đối ngoại của tổng thống Putin chống lại sự chèn ép áp đặt của phương tây. Mong rằng những kẻ ngu dốt vọng ngoại ngây thơ người Việt nên mở mắt cho to ra để học hỏi (the easy way!) bài học 'tự do dân chủ' cay đắng mà ông Gorbachev và người Nga nói chung đã trải qua để cảnh giác với 'lòng tốt' của con bạch tuộc chủ nghĩa đế quốc.

Nguyên văn bản tin: http://news.yahoo.com/s/ap/20070727/ap_on_re_eu/russia_gorbachev

Gorbachev blasts American 'imperialism'

By ALEX NICHOLSON, Associated Press Writer

Photo

MOSCOW - Former President Mikhail Gorbachev said Friday that the fall of the Soviet Union, which he helped bring about, ushered in an era of U.S. imperialism responsible for many of the world's gravest problems.

Gorbachev is lauded in the West for ushering in democratic reforms but widely despised in Russia for paving the way to the economic free-for-all of the 1990s, which brought fabulous wealth for a well-connected few while plunging much of the country into humiliating poverty.

He has since became a supporter of President Vladimir Putin's assertive foreign policy and resistance to American power — calling occasional news conferences to praise Putin's policies — but his criticism of the United States on Friday was especially harsh.

"The Americans want so much to be the winners. The fact that they are sick with this illness, this winners' complex, is the main reason why everything in the world is so confused and so complicated," he told the packed news conference.

Instead of ushering in a new era of cooperation with the West, the USSR's collapse put the United States into an aggressive, empire-building mood, the former leader said. Ultimately, he said, that has led the U.S. to commit a string of "major strategic mistakes."

"The idea of a new empire, of sole leadership, was born," Gorbachev said.

"Unilateral actions and wars followed," he added, saying that Washington "ignored the Security Council, international law and the will of their own people."

Gorbachev, 76, shared Putin's strong opposition to the U.S. war in Iraq.

Russia has fallen out with Washington on a host of other issues, pushing relations to a frosty state that some commentators have likened to the Cold War.

The Kremlin says the Bush administration's plans for a missile defense system in eastern Europe to guard against Iranian and North Korean missiles could spark a new arms race. It has refused to back Washington's draft Security Council resolution on Kosovo's independence and has suspended its participation in a key treaty on arms reduction in Europe.

Gorbachev, who won the 1990 Nobel Peace Prize for his role in ending the Cold War, echoed Putin's frequent endorsement of a so-called "multipolar world," without the perceived dominance of the United States.

"No one, no single center, can today command the world. No single group of countries ... can do it," Gorbachev said. "Under the current U.S. president, I don't think we can fundamentally change the situation as it is developing now ... It is dangerous. The world is experiencing a period of growing global disarray."

Gorbachev also claimed that Putin's recent decision to suspend Russia's participation in the Conventional Forces in Europe Treaty was aimed at "encouraging" a dialogue on the amended version of the document which Russia has ratified but the United States and other NATO members have not.

He called for calm in the bitter diplomatic squabble with Britain over Russia's refusal to extradite a suspect in the radiation poisoning of former KGB agent Alexander Litvinenko. The case has seen expulsions of diplomats by both countries.

And with parliamentary and presidential elections approaching, Gorbachev bemoaned the absence of a major liberal party in Russian politics, which is dominated by the pro-Kremlin United Russia. He dismissed Russia's main opposition group, Other Russia, as only "about making a bit of noise," and riding on the star power of its leader, former chess champion Garry Kasparov.

"It's a very weak opposition," he said.

Wednesday, July 25, 2007

Những con vẹt của chủ nghĩa đế quốc

Ngoài những con vẹt của chủ nghĩa đế quốc xuất thân từ VN, trên thế giới này đâu đâu cũng có loại vẹt này, lần này là một thí dụ ở khu vực Châu Mỹ La-tin.

Tổng thống Hugo Chavez gọi hồng y giáo chủ của Honduras là một 'thằng hề của chủ nghĩa đế quốc'. 'Một con vẹt nữa của chủ nghĩa đế quốc lại xuất hiện, lần này trong trang phục của một hồng y giáo chủ', Chavez phát biểu sau khi hồng y của Honduras, ông Oscar Andres Rodriguez Maradiaga, phát biểu chỉ trích Chavez. http://news.yahoo.com/s/ap/20070724/ap_on_re_la_am_ca/venezuela_chavez_1;_ylt...

Chavez calls Honduran cardinal a 'clown'

Photo

Tue Jul 24, 8:54 AM ET

CARACAS, Venezuela - President Hugo Chavez called a cardinal from Honduras an "imperialist clown" after the Roman Catholic prelate warned of increasing authoritarianism under the Venezuelan leader.

"Another parrot of imperialism appeared, this time dressed as a cardinal. That's to say, another imperialist clown," Chavez was quoted as saying in a bulletin posted Tuesday on the state-run news agency's Web site.

Chavez — a close ally of Cuba's Fidel Castro — was responding to criticism from Honduran Cardinal Oscar Andres Rodriguez Maradiaga, who said in a recent interview cited by Venezuela's Bolivarian News Agency that Chavez "thinks he's God and can trample upon other people."

Chavez made the comments during a government event late Monday. He has repeatedly clashed with Catholic Church leaders in Venezuela, calling them "liars" and "perverts," but he rarely targets high-ranking priests abroad.

Catholic leaders in this South American country have warned of alleged threats to individual freedoms under Chavez's administration and criticized his plans for a sweeping constitutional reform to transform Venezuela into a socialist state.

Chavez has repeatedly lambasted the local Catholic hierarchy in recent weeks, saying it should be dedicated to parishioners rather than meddling in politics by siding with opposition parties.

Rodriguez Maradiaga, considered a moderate, is one of the most prominent Catholic leaders in the Americas and has often been mentioned as a possible pope.

Thursday, July 19, 2007

Nhân quyền kiểu Mỹ

Khẩu hiệu của Cảnh Sát Mỹ là 'To Protect and to Serve', nhưng mà 'protect' and 'serve' ai không có nói rõ. Tuy nhiên luật có nói rằng cảnh sát có quyền bắn bỏ người đối diện nếu thấy bị đe dọa. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng đó là 'protect' and 'serve'...cảnh sát! Nước Mỹ luôn tự hào về việc họ sở hữu những kỹ thuật tối tân nhất thế giới, có thể nghe lén cả thế giới, chụp bảng số xe từ cao độ mấy trăm cây số từ vệ tinh, nhưng họ lại không thể nghĩ ra một thiết bị có thể vô hiệu hóa một người mà không phải dùng tới súng bắn cho tới khi người ta hết dộng đậy? Tại sao vậy?

Theo tôi lý do rất đơn giản là vì sự thực dụng của họ. Bắn chết tại chỗ thì đỡ phải nuôi cơm một mạng vô dụng tốn tiền trong tù hay trong nhà thương điên. Tiền đó dùng để thu hút chất xám từ bên ngoài thì mới là đầu tư khôn ngoan. Cảnh sát được huấn luyện bắn giết nên quen, rất dễ động thủ. Họ sẽ không một chút do dự và sẽ nổ súng mỗi khi giật mình và đã lạm sát rất nhiều. Cảnh sát 'serve' chính quyền, ngược lại chính quyền sẽ 'protect' cảnh sát. Những vụ kiện tụng thường không đi tới đâu, thường nhất là trắng án, thứ hai tới giơ cao đánh thật là khẽ, rất hiếm có bồi thường, mà khi có bồi thường cũng là dùng tiền thuế!

Sau đây là trường hợp của anh Bùi Tấn Hoàng ở vùng Little Saigon, Cali, bị xe cảnh sát ủi chết ngày mồng 1 Tết Ất Dậu. http://65.45.193.26:8026/cms/acct/vietweekly/issues/vw3n09/congDong/buiTanHoa...

Trường hợp chị Trần Thị Bích Câu ở San Jose, Cali, là một người bị tâm thần bị cảnh sát bắn chết sau khi có người gọi cảnh sát đến 'giúp'! Tác giả dùng tựa đề 'SHOOT FIRST ASK QUESTION LATER' và quả thật là vậy. Cảnh sát Mỹ có cái quyền xử bắn tại chỗ. Tác giả có nói chuyện với vài người dân và họ nói rằng lần sau có chuyện gì họ sẽ tự giải quyết thì chắc ăn hơn là kêu cảnh sát. Nói như vậy làm tôi lại nhớ tới nước VN cũng có một lần một đám người VN đã gọi cảnh sát quốc tế Mỹ thích bắn người đến giải quyết lộn xộn trong nuớc, cuối cùng giải quyết không được mà VN lại nát như tương và chết mấy triệu người! http://www.indybay.org/newsitems/2005/08/25/17621451.php

Wednesday, July 11, 2007

'Dân Chủ' đem lại gì cho dân nghèo Albania?

http://ca.news.yahoo.com/s/10072007/20/millions-children-behind-eastern-europ...

Millions of children left behind as Eastern Europe develops

Tue Jul 10, 4:00 AM
It's 10 o'clock in the morning and Shkelten Daljani, a rambunctious boy of 14 in a tattered "Route 66" T-shirt, should be in school. But if he wants to eat, he has to help his father collect scrap metal to sell. The previous day, he says, there was no metal and no food.
"If we have food, we eat," Shkelten says with a shrug. "If we don't, we don't."
Shkelten and his family live on the outskirts of Albania's capital, Tirana, in the neighborhood of Breju Lumi, which means riverside, though the only nearby water is a dry streambed cluttered with trash. The houses are a collection of concrete blocks and tin shacks without electricity, running water, or sanitation. The streets are little more than dirt lanes.
Shkelten's situation – inadequate housing and sanitation, poor medical care, and occasional hunger – is little different from that of millions of children throughout Africa, Asia, and Latin America. But his home is in the heart of Europe.
Millions of children in the formerly communist nations of Eastern Europe have been left behind as their countries made the transition from centralized economies to free-market capitalism. While in absolute numbers the number of poor children has fallen in recent years, advocates and researchers say that a new class of excluded children is emerging who suffer many of the same problems as children in the poorest countries of Africa – but receive far less attention.
"We used to say that everybody was equally poor," says Arlinda Ymeraj, a social-policy officer with the UN Children's Fund in Albania. "Now, if you compare, there are big disparities. A few people have gotten very rich, but more have stayed poor or gotten poorer."
The situation of Albania's children is among Europe's worst. Once one of the most isolated nations, the country remains one of the continent's poorest countries.
Despite recent economic growth, a third of Albania's children live on less than $2 a day. And according to the United Nations Children's Fund (UNICEF), a staggering 35 percent of children in rural areas are malnourished; in urban areas, 17 percent are. In terms of child malnutrition – measured by the percentage of children under age 5 who are underweight – the World Bank puts Albania just above Republic of Congo and Zimbabwe.
Leonardo Menchini, a researcher for UNICEF's Innocenti Research Center in Florence, Italy, says no one is certain why so many children in Albania are malnourished and that more research needs to be done since the statistics are based only on a handful of studies. Still, he says, "The data for Albania are quite shocking."
Ms. Ymeraj says that it is difficult to compare the situation of children today with that during communist times, but that life has deteriorated for the poorest in a number of concrete ways.
The state no longer guarantees jobs, houses, or healthcare, as it did before. In rural areas, industry and state-farm collectives have collapsed, leaving people to fend for themselves, and many government services are no longer available. In rural areas, for example, 85 percent of secondary schools have shut their doors.
Researchers say that poverty is becoming increasingly entrenched, particularly in rural areas, among Albania's minority Roma population and in families with children. Indeed, across the region, countries with the lowest birthrates also have the lowest poverty levels.
"What has emerged is the concentration of disadvantage. Families with children seem more disadvantaged than before, relatively speaking," says Menchini, emphasizing that the state must do more to protect children. "It's important for these counties to invest in social services. They have to break the intergenerational transmission of poverty."
Jalldyz Ymeri, a young grandmother who lives near the Daljani family, says in communist days she would not have nearly lost her 3-year-old grandson Orgito – a spiky-haired boy with angelic eyes – whom races around the family's dirt yard as she watches. A few months earlier, the boy fell seriously ill, and Ymeri had to bribe a doctor to see him.
"The medicines to cure him are very expensive," she says. "Sometimes we have to choose between food or medicine. Nobody will treat us if we don't pay."
"For us it was much better in communist times," insists Ymeri's husband, Safet. "We were obliged to go to school. The government gave us housing. We like democracy, but this is not real democracy."

Monday, July 9, 2007

War costing US $12B a month

Nominal GDP 2006 của VN là $60 tỉ, nghĩa là cả nước VN làm 1 năm đổi giá trị hàng hoá ra tiền đô đuợc ngần ấy. Tiền xây một cái đê chống bão cấp 5 cho thành phố New Orleans của Mỹ là 10 tỉ, nhưng chính quyền Mỹ 0 có tiền chi! Trong khi tiền chi phí cho chiến tranh ở Iraq và Afghanistan mỗi tháng là $12 tỉ. Từ 09/11/2001 đến nay là $650 tỉ, khoảng bằng tổng chi phí của cuộc chiến của Mỹ ở VN.

$650 tỉ này chạy đi đâu? Nó vào túi của các Cty súng đạn và hậu cần của Mỹ, trong đó có ~ Cty cũ của Dick Cheney, Donald Rumfeld, và Condi Rice. Dân Mỹ sẽ đóng thuế trả tiền này và chịu tổn thất về nhân mạng. Tội nhất là ng Iraq là bị tổn thất nặng nhất và trở thành bãi chiến trường cho ng` ta thử vũ khí và trục lợi. Hậu quả nặng nề này rồi sẽ tồn tại qua nhiều thế hệ.

http://news.yahoo.com/s/ap/20070709/ap_on_go_co/us_iraq_costs

By ANDREW TAYLOR, Associated Press Writer 50 minutes ago

WASHINGTON - The boost in troop levels in Iraq has increased the cost of war there and in Afghanistan to $12 billion a month, and the total for Iraq alone is nearing a half-trillion dollars, congressional analysts say.

All told, Congress has appropriated $610 billion in war-related money since the Sept. 11, 2001, terror assaults, roughly the same as the war in Vietnam. Iraq alone has cost $450 billion.

The figures come from the nonpartisan Congressional Research Service, which provides research and analysis to lawmakers.

For the 2007 budget year, CRS says, the $166 billion appropriated to the Pentagon represents a 40 percent increase over 2006.

The Vietnam War, after accounting for inflation, cost taxpayers $650 billion, according to separate CRS estimates.

The $12 billion a month "burn rate" includes $10 billion for Iraq and almost $2 billion for Afghanistan, plus other minor costs. That's higher than Pentagon estimates earlier this year of $10 billion a month for both operations. Two years ago, the average monthly cost was about $8 billion.

Among the reasons for the higher costs is the cost of repairing and replacing equipment worn out in harsh conditions or destroyed in combat.

But the estimates call into question the Pentagon's estimate that the increase in troop strength and intensifying pace of operations in Baghdad and Anbar province would cost only $5.6 billion through the end of September.

If Congress approves President Bush's pending request for another $147 billion for the budget year starting Oct. 1, the total bill for the war on terror since Sept. 11 would reach more than three-fourths of a trillion dollars, with appropriations for Iraq reaching $567 billion.

Also, if the increase in war tempo continues beyond September, the Pentagon's request "would presumably be inadequate," CRS said.

The latest estimates come as support for the war in Iraq among Bush's GOP allies in Congress is beginning to erode. Senior Republicans such as Pete Domenici of New Mexico and Richard Lugar of Indiana have called for a shift in strategy in Iraq and a battle over funding the war will resume in September, when Democrats in Congress begin work on a funding bill for the war.

Congress approved $99 billion in war funding in May after a protracted battle and a Bush veto of an earlier measure over Democrats' attempt to set a timeline for withdrawing U.S. combat troops from Iraq.

The report faults the Pentagon for using the Iraq war as a pretext for boosting the Pentagon's non-war budget by costs such as procurement, increasing the size of the military and procurement of replacement aircraft as war-related items.

Saturday, July 7, 2007

Trần Đình Hoàng-Tưởng niệm nạn nhân cộng sản? Còn nạn nhân của Mỹ thì sao?

Nguồn: http://www.chuyenluan.net/200706/0706_27.htm

Trần Đình Hoàng

Đài RFA và một số đại lý truyền thông tiếng Việt ở Mỹ cho biết ngày 13/6/2007, tổng thống George W. Bush tham dự buổi lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Vẫn theo đài RFA, đây là tượng đài để tưởng niệm 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, và những nước được có tên trong danh sách gồm có Nga, Trung Quốc, Cambodia, và Việt Nam. Các nhóm chống cộng, đặc biệt là những người Mỹ-hơn-cả-Mỹ gốc Việt, lại hý hửng xem dịp đó là một phép lành mà ông Bush đã ban cho họ, để họ tiếp tục con đường chống cộng.

Thật vậy, trong khi dư luận Mỹ chẳng ai quan tâm đến chuyện ông Bush tham dự buổi lễ, thì các đại lý chống Việt Nam lại làm ồn ào xem như là một chứng tích hiếm, một “ngày lịch sử” như ông người Mỹ gốc Việt Nguyễn Chí Thiện nói. (Xin nói thêm để bạn đọc nhớ rằng Thiện là người làm những câu vè chống cộng và chống ông Hồ trong thời nằm tù ở Việt Nam, và nhờ những câu vè đó mà được cái đại lý chống Việt Nam ngoài này ca tụng là “ngục sĩ”). Người Mỹ chẳng quan tâm vì họ biết rằng đó chỉ là một vở tuồng tuyên truyền được thiết kế trong chiến dịch tuyên truyền nhằm lấy lại niềm tin của người Mỹ trong vấn nạn Iraq hiện nay, và cũng để đánh lạc hướng những cuộc tàn sát người Iraq mà quân đội Mỹ đang thực hiện có hệ thống ở Iraq. Những người có học, có suy nghĩ và chịu khó động não sẽ thấy ngay cái con số 100 triệu nạn nhân (tức là 2,5% dân số toàn cầu) là một sản phẩm của những bộ óc nghèo nàn về lý trí nhưng giàu tưởng tượng.

Tuy vở tuồng diễn ra khá kệch cỡm, nhưng nó lại là cơ hội để người ta nhìn lại tính đạo đức giả của Mỹ, hay nói chính xác hơn là của giới chính quyền Mỹ. Một mặt họ tỏ ra là những người có tấm lòng nhớ đến những nạn nhân cộng sản, mặt khác họ lờ đi những nạn nhân của chính họ. Không ai biết bao nhiêu và chưa chứng minh được thế nào nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản hay của bất cứ chủ nghĩa nào, nhưng bấtcứ ai trên thế giới đều có thể thấy rõ nạn nhân của những cuộc chiến do bộ máy chiến tranh của chính quyền Mỹ chủ động tạo nên.

Ai cũng biết Mỹ là nước gây ra chiến tranh nhiều nhất trên thế giới. Và cũng không ngạc nhiên, khi các chuyên gia xếp hạng về Chỉ số hòa bình toàn cầu (Global Peace Index), nước Mỹ đứng hạng 96 trong số 121 quốc gia, còn tệ hơn cả Yemen! Ông Abruzzese (Chủ bút Tổ Tin tức Kinh tế chịu trách nhiệm công bố danh sách này) cho biết lý do Mỹ bị điểm thấp là vì số lần tham dự vào các cuộc chiến tranh, số quân nhân bị tử trận và chi phí cao cho ngân sách quốc phòng.

Thật ra, nếu có ai tính toán số người bị chết hay thương tật trong các cuộc chiến do Mỹ chủ động thì con số chắc còn gấp 10 lần con số “nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản”, bởi vì Mỹ là nước gây hấn nhiều nhất, chủ động gây chiến tranh nhiều nhất, và phạm nhiều tội ác chiến tranh nhất thế giới. Đáng lẽ tổng thống Bush phải xây đài tưởng niệm những nạn nhân người Iraq, Afghanistan, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Bosnia, v.v… do Mỹ trực tiếp hay gián tiếp tàn sát mới đúng.

Những ai còn nghi ngờ về phát biểu trên có thể tìm đọc cuốn sách “In the Name of Democracy: American War Crimes in Iraq and Beyond” (Nhân danh dân chủ: Tội phạm chiến tranh của Mỹ tại Iraq và các nơi khác) của Jeremy Brecher, Jill Cutler, và Brendan Smith. Trong sách, các tác giả tường thuật và phân tích những tội phạm chiến tranh của Mỹ tại Iraq và các nước khác trên thế giới. Một số tội phạm đã được đề cập ngắn trên báo chí Mỹ, nhưng đại đa số các tội phạm tày trời và dã man khác hưa bao giờ được đề cập đến.

Trong một bài điểm sách, tác giả Vernon Ford viết: “Trong khi người Mỹ đang đau đớn đánh giá lại cuộc chiến ở Iraq và mối liên hệ của cuộc chiến này trong cuộc chiến chống khủng bố, có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy tội phạm chiến tranh của Mỹ xảy ra một cách có quy chuẩn, bình thường, chứ không phải chỉ vài trường hợp cá biệt do một số sĩ quan cấp thấp lệch hướng làm điều xằng bậy như báo chí thường mô tả. Cuốn sách này là một sưu tập bao gồm phỏng vấn, tài liệu của FBI, phát biểu của những cựu binh sĩ sau này trở thành những người chống chiến tranh, tất cả cung cấp cho chúng ta một cái nhìn ớn lạnh về cuộc chiến đã được khởi động và thực hiện như thế nào. Phần I cuốn sách viết về các bằng chứng tội phạm chiến tranh của Mỹ (bao gồm những chiến thuật “ra tay trước”, vi phạm quyền con người) qua lăng kính luật pháp quốc tế. Các phần khác khai thác những cá nhân, quan chức chịu trách nhiệm trong những vụ tra tấn tù nhân, và các hành động bất hợp pháp trong cuộc chiến. Sau cùng, cuốn sách thẩm định sự thất bại của các cơ quan pháp luật của Mỹ trong việc khống chế tội phạm chiến tranh của Mỹ.”

Rất nhiều hành vi tội phạm chiến tranh của Mỹ tại Iraq xảy ra hàng ngày nhưng báo chí Mỹ không nói đến, và đài RFA tất nhiên cũng không nói đến. Chẳng hạn như báo The Guardian (Anh) hôm 15/9/2004 cho biết một trường hợp tiêu biểu trong hàng ngàn trường hợp xảy ra hàng ngày ở Iraq như sau. Báo The Guardian cho biết trong một cuộc tấn công vào thường dân tại trung tâm thành phố Baghdad vào ngày Chủ nhật 11/9/2004, máy bay trực thăng Mỹ bắn rocket vào đám đông đang vây quanh một chiếc xe đang cháy trên đường Haifa (gần Khu Xanh, tức khu vực dành riêng cho người Mỹ và Anh). Bộ y tế Iraq cho biết cuộc tấn công giết chết 20 người và gây thương tích cho 39 người. Tất cả nạn nhân đều là thường dân. Họ chết và mang thương tật chỉ vì ở vào một nơi không đúng vào một thời điểm không may.

Nên nhớ rằng đó chỉ là một trong những trường hợp xảy ra hàng ngày ở Iraq ngày nay, nhưng báo chí Mỹ lờ đi. Đó là một tội phạm chiến tranh. Thật vậy, những công nghệ quân sự mà Mỹ đang sử dụng ở Iraq như bom cluster, uranium bẩn (depleted uranium) là những vũ khí bất hợp pháp. Điều 85 của Quy ước Geneva (Geneva Conventions) định nghĩa rõ rằng tội phạm chiến tranh bao gồm "một cuộc tấn công bừa bãi gây tổn hại đến thường dân một cáchc có ý thức". Ủy ban về vũ khí của Liên Hợp Quốc định nghĩa bom cluster là “vũ khí có ảnh hưởng bừa bãi” (weapons of indiscriminate effects). Một ký giả người Anh ở Iraq viết như sau: “Trong số 168 bệnh nhân mà tôi đếm được, không một ai được điều trị khi bị thương vì bom. Tất cả bệnh nhân, đàn ông, đàn bà, trẻ em đều mang trong người những mảnh bom. Những mảnh bom này như những hạt tiêu rải trên cơ thể họ. Da biến thành màu đen. Đầu bị vở ra từng mảnh. Chân tay bị đứt lìa. Một bác sĩ ở đây cho tôi biết ‘tất cả những trường hợp này mà ông đang thấy đều do bom cluster mà ra’. . . Phần lớn nạn nhân là trẻ em và họ chết chỉ vì ở ngoài đường.”

Tội phạm của Mỹ đâu chỉ xảy ra ở Iraq, mà còn ở Afghanistan. Tháng 12 năm 2002 đài truyền hình Đức ARD, đài truyền hình số 5 của Anh, đài truyền hính RAI của Ý trình chiếu một phim tài liệu 45 phút có tựa đề “Massacre in Afghanistan—Did the Americans Look On? (Cuộc tàn sát ở Afghanistan – Người Mỹ có nhìn kỹ?) Bộ phim do một phóng viên và nhà làm phim Jamie Doran (người Ái Nhĩ Lan) thực hiện. Bộ phim cho thấy sau khi Mỹ giải phóng tỉnh Konduz (Afghanistan) vào tháng 11/2001, đồng minh của Mỹ là tướng Abdul Rashid Dostun cùng với sự hỗ trợ của lính Mỹ tra tấn dã man và giết hơn 3000 (ba ngàn) tù nhân Taliban. Sau cuộc tàn sát này, bộ phim cho chúng ta xem cuộc tàn sát ở Qala-i-Janghi. Cùng với tướng Rashid Dostum và quân đội Mỹ tiếp tục tàn sát 3000 tù nhân được “phân loại” từ 8000 tù nhân chiến tranh ở nhà tù Shibarghan. Tù nhân chiến tranh được chở đến Shibarghan trong những thùng container thiếu không khí. Mỗi container chứa 200 đến 300 người do tài xế xe địa phương lái. Một tài xế tham dự vào cuộc chuyên chở này cho biết trung bình 150 đến 160 tù nhân chết trên đường vận chuyển.

Tội phạm chiến tranh mà Mỹ gây ra có một lịch sử rất dài. Trong cuộc chiến ở Nam Hàn vào thập niên 1940s, lính Mỹ cũng từng phạm tội ác chiến tranh. Trong bài viết “American War Crimes: The Two Faces of America” (Tội ác chiến tranh của Mỹ: Hai mặt của nước Mỹ), tác giả Hee Kyoung Chun cho biết lính Mỹ từng tàn sát thường dân nhiều nơi ở Hàn Quốc trong thời đó. Nên nhớ rằng Nam Hàn từng chịu sự cai trị của quân đội Mỹ từ tháng 9/1945 đến 15/8/1948. Chẳng hạn như ngày 3/4/1948, lính Mỹ cùng với cảnh sát Nam Hàn và các lực lượng chống cộng sản tàn sát 30000 (ba chục ngàn) người trên đảo Cheju. Đảo này lúc đó có 300 ngàn dân, do đó con số bị giết lên đến 10%! Một cuộc tội ác đẩm máu khác cũng đo lính Mỹ và lính Nam Hàn gây ra là vụ tàn sát tại tỉnh Nogun-ri. Trong vụ này, lính Mỹ giết hàng trăm người tỵ nạn, phần lớn là trẻ em và phụ nữ, những người bị kẹt dưới chân cầu Nogun-ri trong khi lính Bắc Hàn đang tiến về và lính Mỹ đang tiến tới. Một cựu sĩ quan Mỹ nhớ lại sự việc và cho biết: “Mấy tên chết tiệt này. Chúng ta hãy tiêu diệt tất cả chúng,” và một tay súng khác nhớ lại “chúng tôi chỉ đơn giản thủ tiêu họ”!

Bình luận về tội phạm chiến tranh của Mỹ, nhà bình luận Hee Kyong Chun viết: “Giới chính khách Mỹ thường hay nói đến chuyện nhân quyền, nhưng họ đã từng phạm những tội chiến tranh chống lại con người nhân danh “luật quốc tế” trên khắp thế giới. Tôi thấy hai mặt của nước Mỹ. Trước hay sau gì thì Mỹ cũng phải trả giá cho hành động của họ. Những hành động tàn bạo của họ sẽ không bao giờ quên.”

Nói đến tội ác chiến tranh của Mỹ và nạn nhân của Mỹ mà không nói đến cuộc chiến Việt Nam thì quả là một thiếu sót lớn. Không thể kể hết những cuộc tàn sát dã man và đẩm máu của quân đội Mỹ tại Việt Nam qua một bài báo. Nhưng những ai muốn tìm hiểu thì có thể đọc loạt bài trên tờ Los Angeles Times (2006) để biết thêm chi tiết. Tuy nhiên, một vài trường hợp được ít nhiều người biết đến cần phải được nhắc lại ở đây cho công bằng.

Ngày 16/3/1968, tại xã Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi, trung úy William Calley chỉ huy Trung đội 1, thuộc Đại đội Charlie, Tiểu đoàn số 1, Lữ đoàn 11, cùng với Đại đội không kích trực thăng 174, tập trung theo hình chữ V tấn công vào thường dân. Bảy giờ 45 phút sáng, chiếc trực thăng đầu tiên của Calley hạ cánh xuống cánh đồng rìa làng, nơi có một số nông dân đang cày ruộng. Họ không dám bỏ chạy, vì kinh nghiệm cho thấy nếu vậy sẽ bị nghi là Việt Cộng và ăn đạn. Nhưng lần này thì họ không may mắn, vì Calley xem họ là Việt Cộng và ra lệnh cho binh lính xả súng tàn sát tất cả những người nông dân xấu số đó. Máu giết người đang lên mức cao độ, Calley và đồng bọn tiếp tục vào làng càn quét, tập trung dân làng theo từng nhóm nhỏ, lùa vào nhà rồi thản nhiên tung lựu đạn. Một tốp khác đẩy người dân xuống mương rồi xả đạn một cách không thương tiếc. Người, lợn, gà, chó... chạy nháo nhác. Hàng trăm vụ cưỡng hiếp, giết người xảy ra ở mọi nơi. Ngôi làng chìm trong biển lửa. “Thành tích” của Calley là 504 người bị giết chết, trong số đó có 182 phụ nữ (17 người đang mang thai), 173 trẻ nhỏ (56 bé còn ở tuổi ẵm bồng) và 60 cụ già trên 60 tuổi. Tất cả họ đều là thường dân. Cuộc càn quét cũng không phát hiện một Việt Cộng nào!

Sau nhiều tố cáo của chính đồng đội của Calley, mà đặc biệt là chuẩn ý Hugh Thompson, về tội ác giết người hàng loạt của hắn, Mỹ mở phiên tòa xử Calley. Bản cáo trạng của quân đội Mỹ luận rằng tội của Calley là “giết 109 người châu Á”. Họ thậm chí không dám dùng chữ “người Việt Nam”, mà chỉ nói “Người châu Á”! Ngày 29/3/1971, toà án kết tội Calley giết chết ít nhất 22 người Việt Nam. Sau khi nghe tội danh, hắn đã đứng thẳng dậy, hướng về chủ tịch bồi thẩm đoàn, nghiêm trang chào theo kiểu nhà binh. Ngày hôm sau, toà tuyên án tù chung thân và lao động khổ sai. Nhưng chỉ hai ngày sau (1/4/1971) tổng thống Richard Nixon đặc cách cho Calley chỉ phải chịu quản thúc tại gia trong khi tiến hành thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên, Calley chẳng nằm tù bao giờ. Calley vẫn tiếp tục được sống dưới mái nhà của mình. Đến năm 1973, mức án của hắn được bộ trưởng Quân đội giảm xuống 10 năm. Ngày 9/9/1974, Calley được ân xá! Đó là công lý kiểu Mỹ.

Nhưng Mỹ Lai chỉ là một trường hợp nổi bật, trong thực tế còn hàng trăm hay cả ngàn vụ tàn sát khác mà chúng ta chưa biết được. Hiện nay, chúng ta biết rằng các cuộc tàn sát sau đây đã xảy ra và báo chí Mỹ hay Âu châu đã đề cập đến. Ngày 25/2/1969, dân biểu Bob Kerrey chỉ huy một nhóm gồm 7 lính đặc công (SEAL) giữa đêm tấn công vào ấp Thăng Phong để truy tìm kẻ thù. Không tìm được kẻ thù, họ quay sang thảm sát 13 phụ nữ và trẻ em. Tất cả các thường dân này bị tập trung lại và lính Mỹ lạnh lùng bắn từng người. Nhưng phải chờ đến 32 năm sau, sự việc mới được báo New York Times tiết lộ vào ngày 20/4/2001. Ngày 19/2/1970, một đơn vị 5 lính thuộc sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 tiến vào xã Sơn Thắng, ra lệnh 16 phụ nữ và trẻ em đứng xếp hàng và lạnh lùng bắn giết từng người một. Ngoài các vụ này, hồ sơ tội ác chiến tranh còn ghi lại 7 vụ thảm sát trong giai đoạn từ 1967 - 1971 khiến ít nhất 137 thường dân thiệt mạng, 78 vụ tấn công không tham chiến khiến ít nhất 57 người bị giết, 56 người bị thương và 15 người bị hãm hiếp, và 141 trường hợp lính Mỹ tra tấn những thường dân bị bắt giữ hoặc tù binh chiến tranh bằng nắm đấm, gậy, chày, nước hoặc sốc điện.

Ấy thế mà Mỹ nay lập tượng đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản! Không biết khi mở miệng nói chuyện tưởng niệm, giới chính khách cực đoan Mỹ có bao giờ nhớ lại vụ lính Mỹ đã gieo rắc không biết bao nhiêu tàn phá và tàn bạo trên thường dân Việt Nam. Có lẽ cần phải nhắc lại rằng lực lượng “Mãnh hổ” (Tiger Force) của Mỹ đã bắn giết hàng trăm thường dân ở Quảng Ngãi vào năm 1967, và còn man rợ hơn, chúng cắt xén tai của nạn nhân để làm đồ trang sức! Tất cả những hành động giết người man rợ đó đã được giới quân sự Mỹ công nhận là sự thật, nhưng lại dấu nhẹm suốt 35 năm. Ngay cả sau khi được giới báo chí phanh phui và nêu đích danh những phần tử giết người đó trên mặt báo, nhưng chính phủ Mỹ đã phới lờ, đến nỗi giới báo chí phải kêu lên rằng “Chấm dứt một cuộc điều tra mà không có công lý” (“Inquiry ended without justice”, báo The Blade, 21/10/2003). Mỹ có tưởng niệm đến họ không?

Những người Mỹ gốc Việt cực đoan (hay Mỹ-hơn-Mỹ con) có mặt trong buổi “tưởng niệm” như Nguyễn Chí Thiện cho rằng đó là một “ngày lịch sử”. Thế thì Nguyễn Chí Thiện nghĩ gì về những tên tội phạm chiến tranh mang quốc tịch Mỹ đã tàn sát một cách man rợ những người anh em mang họ Nguyễn (như Nguyễn Chí Thiện), họ Trần, họ Lê, họ Phạm, họ Phan, v.v… trên đất Việt Nam. Nguyễn Chí Thiện nghĩ gì khi tổng thống Nixon thóa mạ người Việt như là những sinh vật cấp thấp muốn giết lúc nào thì giết, muốn bỏ bom, kể cả bom hạt nhân, lúc nào thì bỏ. Nếu ai còn nghi ngờ câu văn trên thì xin mời đọc sách của Daniel Ellsberg, vì trong đó ông ghi lại những trao đổi giữa Nixon và Kissinger trước khi dội bom xuống Việt Nam.

Tổng thống Mỹ như Nixon, một người có học, mà còn mang tư tưởng kỳ thị chủng tộc thì chúng ta không thể nào kỳ vọng lính của họ tiến bộ hơn. Những tên giết người không gớm tay, được sinh ra, giáo dục và lớn lên trong xã hội Mỹ, được huấn luyện và trang bị các kỹ thuật giết người tàn bạo không hề biết đến ân hận, ăn năn là gì. Ngược lại, chúng còn rất tự hào với hành động giết người của chúng. Khi được phóng viên hỏi về hành động giết người ở Mỹ Lai, tên tội phạm Calley thản nhiên nói một cách tự hào rằng: “Tôi rất tự hào vì đã phục vụ quân đội Mỹ và tham gia trận Mỹ Lai”. Hắn dùng chữ “trận Mỹ Lai”! Sau đây là những phát biểu của một số tên giết người mang áo quân đội Mỹ khác (trích phát biểu trên tờ Blade 2003): Willian Boyle tham gia trong cuộc tàn sát ở một xã vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói: “Điều duy nhất mà tôi ân hận là tôi không giết nhiều hơn nữa. Nếu tôi biết cuộc chiến sắp kết thúc sớm như thế, tôi muốn sẽ giết nhiều hơn nữa.”

Sau đây là những tường thuật mang tính sinh động, hay nói theo người Anh là “graphical”, về những hành động tội phạm chiến tranh của quân đội Mỹ do chính lính Mỹ kể lại trên tờ Los Angeles Times (5/8/2006):

“Một ai đó bắt được cậu bé trên đồi, và họ lôi cậu xuống đồi, một trung úy hỏi ai muốn giết cậu bé. Hai người tình nguyện bước lên. Một người đá vào bụng cậu bé. Người kia lôi cậu bé ra đằng sau tảng đá và bắn. Họ quăng xác cậu bé xuống sông và báo cáo cậu bé là kẻ địch bị giết trong khi đang hoạt động.”

“Khi tôi quay lại, 2 người đã bắt được ông già, một người tóm tay, một người tóm chân và họ quăng ông xuống đồi lởm chởm đá”.

Hai lính Mỹ dùng một người đàn ông Việt Nam làm mục tiêu để thực tập bắn súng. Họ phát hiện ra nạn nhân đang ngủ trong một túp lều và quyết định giết ông để giải trí. Mọi người điểm xạ vào ông ta, xem ai bắn chính xác hơn.”

“Họ phát hiện một người đàn ông và tình nghi ông ta đã hỗ trợ kè thù. Họ bắt ông đứng trước một xe bọc thép. Họ lái xe lao đâm thẳng vào người đàn ông nhưng không chết vì ông chạy ngoằn ngèo, do đó họ quay ngược xe lại và cán lên người đàn ông một lần nữa”

“Các binh sĩ lôi một cô gái trần truồng khoảng 19 tuổi ra khỏi nơi ở và đưa cô này tới nơi có nhiều thường dân đang bị tập trung vào một chỗ. Cô bị quăng xuống nền đất. Binh lính vây quanh số thường dân này và xả đạn vào họ…Việc đó kết thúc sau vài giây. Máu, thịt, và mọi thứ bắn tung tóe…”

“Tất cả số người trên bị bắt đứng vào hàng và bị bắn chết. Khi cuộc bắn giết kết thúc, tôi quay lại thấy một phụ nữ chạy khỏi nhà ra chỗ đám người bị giết và trông thấy đứa con của mình bị bắn. Chị bế đứa con lên nhưng bị bắn và đứa trẻ lại bị bắn tiếp một lần nữa.”

Mới đây nhất, một cựu quân y sĩ Mỹ, BS Allen Hassan vừa cho ra mắt cuốn sách dạng hồi ký "Không thể chuộc lỗi" (Failure to atone). Một trích đoạn, chỉ nêu một vài chi tiết nhỏ trong tác phẩm này:

"Ba phi công mặc đồng phục vội vã khiêng một chiếc cáng vào hội trường bệnh viện. Trên cáng chất đầy trẻ em. Các cháu có vẻ sạch sẽ, như thể vừa mới được tắm rửa sáng hôm đó.

Tôi đứng nhìn các viên phi công khiêng ba hoặc bốn bé chất đống trên cáng xuống, rồi trở ra trực thăng khiêng tiếp. Tôi và các y tá điếng người khi các viên phi công liên tục mang thêm vào bệnh viện hết cáng này đến cáng khác. Tôi chú ý đến những bàn tay ủ rũ dọc theo thành cáng. Những bàn tay đu đưa này như muốn đặt câu hỏi: “Tại sao? Tại sao lại là cháu? Cháu đã làm gì sai nào?”. Không một lời nào, những phi công đặt nạn nhân bé tí cuối cùng xuống nền nhà. “Chúng nó đấy, bác sĩ!”, cuối cùng, một người lên tiếng. Không ai nói thêm một lời nào khác. Rồi chiếc trực thăng cất cánh, mất hút về phía bìa rừng.

Từng hàng, từng hàng những thân thể đầy thương tích, có lẽ lên đến chừng 40 trẻ em Việt nam từ tuổi còn ẵm ngửa đến khoảng 5 tuổi. Các bé đều có đeo dải băng trên cánh tay và một số các cháu đã chết hẳn. Những cháu còn sống đang cố nhúc nhích chân tay. Ngay lập tức, tôi cố gắng cứu chữa các cháu còn sống. Mỗi một bé trai, bé gái đều bị một viên đạn xuyên qua đầu với vết thương là một lỗ tròn, nhỏ nhưng không thể chữa trị. Máu rỉ ra từ lỗ vết thương trên đầu các cháu. Những đứa trẻ này rõ ràng đã bị bắn ở đầu, kiểu như bị hành hình.

............

Tôi chú ý đến những dải băng trên cánh tay các cháu bé. Tôi bị sốc thật sự. Dải băng plastic có dòng chữ: 'Thủy quân lục chiến Mỹ thẩm vấn'.”.

Vậy thì xin hỏi tổng thống Bush và những người Mỹ gốc Việt đang đứng quanh ông hôm 13/6/2007 trong vở tuồng tưởng niệm rằng có khi nào ông để tâm (thành tâm) tưởng nhiệm những nạn nhân Việt Nam này không? Và còn nhiều hơn thế nữa, những 3 triệu người Việt Nam bị chết hay bị chôn vùi trong 25 triệu hố bom được đào bởi 13 triệu tấn bom và 80 triệu lít chất độc hóa học của Mỹ. Một tượng đài tưởng niệm những nạn nhân này nên được xây trước Tòa bạch ốc thì mới đúng phong cách hào hiệp của Mỹ.

Thursday, July 5, 2007

Đính Chính!

Sai lầm trong trí nhớ của tôi! Câu "Vọng ngoại tắc ngu, bạo động tắc tử" là của cụ Phan Chu Trinh. Tôi đã đọc bài của 1 tác giả so sánh giữa hai cụ đã lâu nên hơi lẫn lộn. Xin bà con bỏ quá cho nhà em nhá! http://www.erct.com/2-ThoVan/VinhSinh/13-Thu_nhin_lai-3.htm

Sunday, July 1, 2007

Vọng Ngoại Chi Ngu

Mấy ngày nay rảnh rỗi đảo một vòng các blog "Thanh Niên Dân Chủ" xem cuộc đấu tranh cho những người VN bị áp bức dưới chế độ "độc tài CS" của họ tới đâu rồi thì phát hiện được một vài điều thú vị. Vào blog Nguyễn Tiếng Gian http://360.yahoo.com/profile-i3Ms.X8lfKiENe1VLHg8 thấy một câu blast xanh rờn: "Dân không duy vật, dân chẳng duy tâm, dân chỉ duy dân. (cụ Phan Bội Châu)".

"Hình như" Tiếng Gian muốn nói mình là người duy dân. Nhưng đọc tiếp xuống hai entry sau đó: "Việt Nam nên chọn bạn mà chơi !""đi dạo một vòng" thì thấy rõ rằng Gian là duy Âu, duy Mỹ.

"Việt Nam nên chọn bạn mà chơi !" http://blog.360.yahoo.com/blog-i3Ms.X8lfKiENe1VLHg8 , là bài của Phạm Gia Minh, Hà Nội, dạy đời lãnh đạo VN rằng muốn giàu thì phải làm chư hầu cho Mỹ như Hàn, Nhật, Đài. Hình như tác giả này duy Mỹ quá thành ra quên nhắc tới Phi và Thái (hai nước có điều kiện giống VN hơn để so sánh), cũng là chư hầu Âu Mỹ lâu đời nhưng vẫn còn lẹt đẹt xấp ngửa đâu đó.

Đúng là người VN duy dân, vì vậy họ nên họ mới đánh Pháp, Nhật, Mỹ, Hàn, Phi, Thái, Úc, Tân Tây Lan, Tàu, Miên, từ năm 1858 đế năm 1991, mới chỉ tạm ổn! Tại sao họ làm vậy? Vì họ chỉ muốn dân tộc đất nước VN là của người VN điều khiển, chứ không phải bị giật dây điều khiển từ bên ngoài, nhập băng đảng lưu manh đế quốc góp quân đi chinh phạt nước yếu bề hội đồng đè đầu người ta. Hoàn cảnh ngặt nghèo như khi xưa mà họ còn chưa chịu khuất phục làm tay sai cho Mỹ thì với vị thế hơn hẳn của ngày nay, họ lại có thể chấp nhận điều đó hay sao?

Tác giả bài viết trên mỉa mai chê bai cho rằng lãnh đạo VN theo Tàu, nhưng giải pháp của họ là theo Mỹ! Rõ ràng tư tưởng nô lệ, mặc cảm hèn yếu của họ làm họ luôn luôn có nhu cầu phải tìm kiếm một ông chủ đế quốc để dựa hơi cho nó sang và được sai bảo thì họ mới cảm thấy có tự tin để sống.

Bài thứ hai, "đi dạo một vòng", của chính Tiếng Gian viết về "dịp gặp một số viên chức trong Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ ngay tại Nhà Trắng". Tiếng Gian không nói rõ "dịp gặp" này với hình thức và mục đích gì, nhưng qua đầu đề "di dạo một vòng" tôi nghĩ rằng đó là tour tham quan nhà trắng http://www.whitehouse.gov/history/tours/ . Nhưng đọc thêm mấy hàng nữa thì thấy rằng hình như Gian tới đó là để làm việc gì đó quan trọng lắm liên quan tới hòa bình thế giới, hay sự sống còn của nhân loại vì Gian phải: "chạy đôn chạy đáo từ Nhà Trắng qua Lưỡng viện Quốc hội."! http://blog.360.yahoo.com/blog-i3Ms.X8lfKiENe1VLHg8?p=2002

Sau đó Gian tiếp tục ca ngợi, quảng cáo về cách thức làm việc của quốc hội Mỹ không tiếc lời. Qua lời lẽ của Gian tôi bất chợt cảm thấy buồn vì tôi tưởng rằng sau ngày VN độc lập và thống nhất hoàn toàn thì sẽ không có một thế hệ người VN thích bưng bô ngoại bang ra đời nữa, nào ngờ..., thất vọng bao trùm! Tiếng Gian rõ ràng là đại diện cho thế hệ bưng bô ngoại bang thế kỷ 21 sinh ra sau chiến tranh và như vậy, VN sẽ còn mệt mỏi dài dài.

Gần cuối bài có câu: "Dù sao qua chuyến đi này, mình cũng hoàn thành nhiệm vụ là bên Nhà Trắng, Hội đồng An ninh Quốc gia, bộ ngoại giao, Thượng viện, Hạ viện của Hoa Kỳ đều nắm rõ về Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ." làm tôi nhận ra rằng, thì ra cuộc "đi dạo một vòng" này là chuyến đi tìm kiếm "đối tác" chính trị. Gian đã cho Mỹ biết rằng "Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ." sẽ là nội ứng đáng tin cậy sẵn sàng chờ lệnh nếu Mỹ có tham vọng toan tính CT gì đó đối với VN.

Gian chỉ có trên răng dưới dép nên cần một chỗ dựa hơi vững chắc, Mỹ thì cần một tổ chức tay trong thuộc tầng lớp thanh niên và để khỏi mang tiếng đế quốc lấn sân. Gian có danh phận "Thanh Niên VN"; Mỹ có vũ khí là tiền bạc và thế lực. Nhưng chứng vĩ cuồng đè nặng trong óc đã làm cho Gian không thể nhận ra rằng những năm tháng làm nô lệ, tay sai, chư hầu cuối cùng của VN đã chấm dứt từ lâu.

Cuộc "đi dạo một vòng này" sang tới trang blog: "Tiếng Nói Thanh Niên" http://blog.360.yahoo.com/blog-jZ.E_E4lcqPBeKldsaNEDOX7Ba9w31IpSA--?cq=1&p=617&n=28500 lại trở thành "Đại diện THTNDC tiếp xúc với các viên chức Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ"! Dưới đó lại là câu: "Buổi thảo luận xoay quanh quan hệ Việt - Mỹ và về chuyến đi của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến Washington DC."

Đầu đề và câu diễn giải chi tiết này làm cho người ta dễ có ấn tượng đó là một cuộc tiếp xúc chính thức giữa những tổ chức CT hay nguyên thủ quốc gia vậy!!! Cái đám rắn chuột cùng ổ này, gian không thể tưởng! Hay đó là chứng vĩ cuồng không thể kiểm soát? Đang tập tành làm lãnh đạo thế giới!

Gian tự cho mình là duy dân, nhưng tôi lại có một câu khác thích hợp với Gian hơn và cũng của cụ Phan Bội Châu, đó là "Vọng ngoại chi ngu". Với điều kiện và vị thế của VN hiện nay, phải nói rằng Tiếng Gian và đám lăn tăn đằng sau là đại đại ngu mới đúng!

PS: Vì bài này có trích dẫn sai nên xin các bạn đọc thêm 'Đính chính'.