Friday, May 23, 2008

Cao Huy Thuần - Ý nghĩa lễ Phật đản 2008

Nguồn

Đăng ngày 22/05/2008

Từ hơn bốn chục năm nay, chưa bao giờ chúng ta tổ chức một lễ Phật Đản lớn như lần này. Lớn về cả mọi mặt: về tôn giáo, về văn hóa, về xã hội, và, xin nói thẳng, về cả chính trị. Tại sao tôi dám nói: về cả chính trị? Đơn giản quá, vì rằng thủ đô của chúng ta, Hà Nội, là thủ đô Phật giáo của thế giới trong ba ngày vừa qua. Mà không phải chỉ trong ba ngày. Cả năm!

Cả năm nay, từ ngày Việt Nam đăng cai tổ chức “Ngày Phật Đản của LHQ” 2008, cả thế giới đều biết Việt Nam không phải chỉ là một nước đã có chiến tranh, cũng không phải chỉ là một nước đang trên đà phát triển kinh tế: Việt Nam sáng lên như một nước có văn hiến, có bản sắc, trong một thế giới mà nhiều người cho là đang đi đến đồng bộ. Như vậy chẳng phải là một thắng lợi chính trị của Việt Nam hay sao?

Năm ngoái, trước ta, Thái Lan đã được vinh hạnh tổ chức ngày Đại Lễ này, và ngày đó, năm ngoái, trùng hợp với ngày nhân dân Thái ăn mừng thượng thọ Nhà Vua 80 tuổi. Năm nay, ta ngần ngại gì mà không nói: ta tổ chức Phật Đản và ăn mừng chiến thắng chính trị và văn hóa của nước ta?

Hãy nói lên một lần nữa: trong ba ngày vừa qua, Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới; trong Ngày Trăng Tròn năm nay, Huế, tiếp nối Hà Nội, cùng với cả nước, là thủ đô của thế giới Phật giáo. Hà Nội vừa biểu dương khí thế chính trị và văn hóa của nước; đến lượt Huế biểu dương khí thế tôn giáo và văn hóa của dân.

Đất cố đô này, và toàn cả nước, bày ra cho thế giới thấy một xã hội tôn giáo đầy chất sống, rực rỡ màu sắc, sẵn sàng tạo hậu thuẫn cho một Nhà nước “vì dân, từ dân, lấy dân làm gốc”. Chính trong tinh thần đó mà tôi hân hoan chào mừng sự hiện diện của chính quyền trong Ban tổ chức Đại Lễ Phật Đản 2008.

Tôi không xem đây như việc chính quyền xen vào nội bộ tôn giáo. Đặc biệt, tôi xem đây như một việc làm rất có ý thức, thể hiện điều tôi vừa nói: Nhà nước và Phật giáo cùng tổ chức ăn mừng chung một thắng lợi chung, một ngày rực rỡ chung.

Ý nghĩa của Phật Đản 2008 là như vậy. “Ngày Phật Đản của LHQ” này nói lên 3 sự kiện nổi bật. Một, là Phật giáo nói chung lớn mạnh trên thế giới. Hai, là Việt Nam lớn mạnh trên thế giới. Ba, là Phật giáo Việt Nam lớn mạnh trên thế giới. Đó là 3 điểm mà tôi sẽ triển khai.

Điểm thứ nhất: Phật giáo lớn mạnh trên thế giới

Phật giáo lớn mạnh, trước hết là vì bản chất của Phật giáo. Phật giáo mang đến giải pháp cho con người, con người nói chung, chứ không phải riêng gì cho người xứ này xứ nọ. Không như Ấn Độ giáo chỉ liên quan đến người Ấn, Thần giáo chỉ liên quan đến người Nhật, hoặc Do Thái giáo chỉ liên quan đến người Do Thái, Phật giáo, trái lại, đã là người thì ai cũng có thể đón nhận thông điệp của đức Phật.

Phật giáo lớn mạnh, thứ hai, là vì bản chất của chính thông điệp Phật giáo. Chiến tranh, hận thù, nghèo đói, bạo lực, áp bức, thời nào cũng có, nhưng thời nay, với phương tiện truyền thông nhanh như chớp, bao nhiêu hiện tượng đó nằm ngay trước mắt bất cứ ai, dù không phải là nạn nhân.

Nạn nhân khổ đã đành, người xem cảnh khổ trên màn ảnh cũng không thể không suy tư về cái khổ. Cái khổ diễn ra muôn hình vạn trạng. Ở xứ nghèo, khổ vì đói. Ở xứ giàu, khổ vì cô đơn, vì bất an trong nghề nghiệp, vì lạnh lẽo trong gia đình, vì mất an ninh trong xã hội, vì bị đe dọa ngay cả trong thức ăn và không khí, vì mất phương hướng trong cuộc sống.

Và dù giàu hay nghèo, ở đây hay ở đó, nhân loại nói chung, không trừ ai, đều là nạn nhân của một phi lý khiếp đảm, phi lý của cạnh tranh bất chính, bất lương, đưa cạnh tranh lên mức tận diệt môi trường, hủy hoại trái đất, đe dọa đời sống của thế hệ tương lai. Và như thế để làm gì? Để đè bẹp kẻ khác, để thống trị, để làm bá chủ.

Trước một thế giới bạo lực như vậy, ai có tư duy mà không nghĩ đến hình ảnh ngọn lửa trong kinh, lửa tham, lửa sân, lửa si? Hiển nhiên, đức Phật nói đến ngọn lửa thiêu đốt trong tâm con người, nhưng lửa đang thiêu đốt thế giới có xa lạ gì với lửa thiêu đốt con người? Tìm ở đâu cho thế giới hôm nay tiếng nói hòa bình đích thực, thuần khiết, tiếng nói từ bi thuần khiết, đích thực, nếu không phải nơi thông điệp của đức Phật?

Cho nên các ông tổng thư ký LHQ không ngớt lời nhắc nhở điều đó mỗi mùa Phật Đản. Họ nói: “Thông điệp đó ngày nay còn quan trọng hơn bao giờ cả”.

Phật giáo lớn mạnh, thứ ba, là vì con người ngày nay, trong thời hiện đại, gặp nhiều vấn đề tâm linh và tâm lý khó giải quyết và họ tìm được nơi Phật giáo giải pháp thích hợp nhất. Đó là lý do giải thích tại sao Phật giáo không ngừng lớn mạnh tại Âu Mỹ trong vòng phần tư thế kỷ vừa qua.

Khoa học, kỹ thuật đã mang lại cho con người nói chung bao nhiêu lợi ích vật chất, và đã mang lại cho Âu Mỹ trù phú về vật chất, tự do về tư tưởng. Thế nhưng con người vẫn là con người, nghĩa là vẫn ham muốn vô cùng tận, bao giờ cũng thấy thiếu.

Ngày xưa, cái cảm giác thiếu ấy đã khiến con người ở các xứ đó tạo ra thượng đế để lấp vào chỗ thiếu; ngày nay, thượng đế ở trên trời không đóng nổi vai trò ấy nữa, một thượng đế khác ở dưới đất thay thế ngay, và một tôn giáo khác điền chỗ vào: ấy là tôn giáo tiêu thụ. Ông thần ấy đánh đúng vào tâm lý thiếu của con người: một nhu cầu được thỏa mãn lập tức biến ngay thành thiếu. Từ nhu cầu căn bản đến nhu cầu hưởng thụ, con người hiện đại chạy theo cái thiếu hụt hơi.

Các bạn trẻ đang nghe tôi nói, một trong những vấn đề làm các bạn khó hiểu nhất khi đến với đạo Phật lại chính là vấn đề căn bản nhất mà nếu hiểu thì cái gì cũng hiểu. Sau khi chứng ngộ dưới cây bồ đề, đức Phật tuyên bố chân lý đầu tiên: cuộc đời là khổ. Các bạn đừng hiểu chữ khổ một cách nông nổi, cạn hẹp.

Đức Phật đã phân tích trạng thái khổ dưới nhiều dạng khác nhau. Khổ vì thân xác: đau yếu, bệnh tật, già chết. Khổ vì tinh thần: yêu mà không được yêu, yêu mà phải xa cách, ghét mà phải gần gũi, muốn mà không có được, có mà không giữ được, có mà hóa ra lầm, tưởng thế mà không phải thế ... Các bạn sẽ nói: thiếu gì giây phút hạnh phúc!

Quả vậy, nhưng hãy chiêm nghiệm mà xem: hạnh phúc có đấy nhưng đã qua vèo, không có cái gì thường còn trong đời sống này. Các bạn lại sẽ hỏi: vậy thì đạo Phật bi quan rồi? Không! Vậy thì đạo Phật lạc quan? Cũng không! Đạo Phật chỉ thấy sao nói vậy; đạo Phật chỉ vào sự thật mà bất cứ ai biết nhìn, biết chứng nghiệm với chính kinh nghiệm bản thân, đều thấy.

Các bạn lại hỏi nữa: như vậy đạo Phật không biết đến hạnh phúc hay sao? Đâu phải! Hạnh phúc chính là chuyện mà đạo Phật nhắm đến. Đức Phật nói khổ là để tìm nguyên nhân của khổ, rồi con đường dẫn ra khỏi khổ. Và tận cùng là gì? Là hạnh phúc! Hạnh phúc thực sự chứ không phải là những thú vui mà ta cứ tưởng lầm là hạnh phúc.

Khi ta biết rằng những thú vui rồi sẽ đi qua, đừng chạy theo nó hụt hơi nữa, thì đồng thời ta cũng sẽ thấy cái gì ở lại với ta: cái đó là hạnh phúc, hạnh phúc thực sự.

Bây giờ, tôi trở lại với con người hiện đại, nhất là tại Âu Mỹ. Ở thành phần trung lưu, thật sự họ có thiếu cái gì đâu! Vậy mà họ cảm thấy thiếu thường xuyên, càng có càng thiếu. Y hệt như người khát nước cứ uống nước mặn, càng uống càng khát. Cái tâm lý ấy, tình trạng ấy, là tâm lý gì, tình trạng gì? Là thất vọng. Là không thỏa mãn. Bao giờ cũng không thỏa mãn. Có rồi vẫn thất vọng.

Đó là cái tâm lý, cái tình trạng mà đức Phật diễn tả trong chữ “khổ” Khổ ấy mênh mông, mà bây giờ người trung lưu phương Tây thấy rõ hơn ai hết. Các bạn trẻ đừng sợ khi nghe nói: con người trầm luân trong biển khổ. Cái biển khổ ấy, người phương Tây thấy mình ngụp lặn trong đó, rồi từ đó họ chứng nghiệm thông điệp của đức Phật. Không ai cải đạo họ cả, chính họ tìm đến đức Phật.

Vậy, Phật giáo là đạo của giải thoát, đạo của từ bi, đạo của hòa bình. LHQ tuyên bố, qua miệng của nguyên Tổng thư ký Perez de Cuellar trong ngày Phật Đản 1986: “Triết lý ấy nằm chính trong tim của Hiến chương LHQ và phải được biểu dương trong mọi suy nghĩ của chúng ta”.

Với sự lớn mạnh của ảnh hưởng Phật giáo trên thế giới, LHQ bước thêm bước nữa: năm 1999, Đại hội đồng LHQ biểu quyết công nhận ngày Phật Đản là ngày của quốc tế, được làm lễ kỷ niệm tại trụ sở LHQ và tại tất cả các cơ quan của LHQ. Từ năm 2000, lễ Phật Đản mỗi năm đều được cử hành trong khung cảnh đó.

Năm 2007, đặc biệt lễ Phật Đản trùng hợp với ngày đăng quang thứ 60 và ngày sinh nhật thứ 80 của Nhà Vua, Thái Lan tổ chức “Ngày Phật Đản của LHQ” một cách trọng thể chưa hề thấy. Việt Nam là nước thứ hai sau Thái Lan lãnh vinh dự này năm nay, và Hà Nội, sau Bangkok, trở thành thủ đô Phật giáo của thế giới trong mùa Phật Đản năm 2008. Đó là điểm thứ nhất mà tôi vừa nói: Phật giáo đang lớn mạnh trên thế giới.

Điểm thứ hai: Việt Nam lớn mạnh trên thế giới

Không phải tôi bênh gì nước tôi, nhưng tôi phải nói ngay: Việt Nam hơn Thái Lan. Hơn chỗ nào? Ở chỗ Việt Nam là nước đầu tiên, chứ không phải nước thứ hai như tôi vừa nói. Lý do là thế này: Bắt đầu từ 2005, “Ngày Phật Đản của LHQ” được tổ chức tại Cơ quan châu Á - Thái Bình Dương của LHQ, mà trụ sở đặt tại Bangkok. Như vậy, Phật Đản 2007, tuy trọng thể, vẫn không có ý nghĩa gì đặc biệt đứng về mặt quốc gia đăng cai.

Thái Lan, vì có trụ sở của LHQ tại kinh đô, nên đương nhiên được hưởng lộc Phật Đản. Việt Nam, không có trụ sở của LHQ, mà được LHQ trao lộc cho, thế mới đáng nói. Như vậy mà không phải là nước đầu tiên thì là gì?

Chúng ta nên hãnh diện cho đất nước của chúng ta về sự kiện lịch sử này. Hãnh diện về nhiều mặt.

Trước hết, uy tín của Việt Nam trên thế giới lên cao. Năm qua, Việt Nam là thành viên của Hội đồng bảo an LHQ. Việt Nam đã tổ chức thành công những hội nghị quốc tế quan trọng.

Thứ hai, Việt Nam nhận ra được gốc gác của mình mà ngôn ngữ nhà Phật gọi là bản lai diện mục. Như một người trở về lại nhà mình, Việt Nam tìm lại được bộ mặt thật của Việt Nam. Phật giáo không muốn chiếm độc quyền trong bản lai diện mục đó.

Nhưng hãy xem: ai đã tạo ra văn hóa, ai đã tạo ra đạo đức, ai đã tạo ra tâm hồn cho dân tộc ngày hôm nay? Nhờ đâu mà chúng ta đã không rơi hẳn vào quỹ đạo văn hóa của Trung Hoa, với thầy Khổng, thầy Mạnh, tứ thư, ngũ kinh thuộc lòng như húp cháo của cả tầng lớp nho sĩ nắm quyền?

Nhờ đâu mà chúng ta đã không hướng về phương Bắc để lạy như một thánh địa? Tất nhiên có người sẽ nói: tại vì chúng ta có văn hóa bản địa. Nhưng văn hóa bản địa thì khó thấy; văn hóa Phật giáo thì sờ sờ trước mắt. Như một chất xúc tác, Phật giáo đã dung hóa tất cả, góp phần tạo ra bộ mặt văn hiến mà Nguyễn Trãi, một người uyên thâm Phật giáo, đã xác quyết ngay trong những câu đầu của Bình Ngô Đại Cáo: “Nước ta là một nước văn hiến”. Để tuyên ngôn độc lập với phương Bắc, Nguyễn Trãi tôn văn hiến lên hàng đầu, văn hóa là linh hồn của một dân tộc.

Bây giờ đây, nước ta đã hết Bắc thuộc, đã hết Tây thuộc, hết chiến tranh, hết ngoại thuộc, bây giờ đây, chủ quyền đã được củng cố, phần xác đã tạm ổn, hãy lo phần hồn cho dân tộc, bởi vì đó mới chính là sức mạnh trường tồn.

Làm nước đầu tiên không có trụ sở của một cơ quan LHQ đăng cai tổ chức Phật Đản, Việt Nam xác nhận long trọng trước thế giới gốc gác của mình và cả hướng đi của mình. Hướng đi đó mở ra một chân trời ngoại giao đầy thiện cảm với thế giới và nhất là với lân bang.

Thứ ba, và đây là điểm quan trọng nhất, Việt Nam lớn mạnh cho nên không ngần ngại đối mặt với những vấn đề nhạy cảm nhất của thời đại. Đó là những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong chính chủ đề của “Ngày Phật Đản của LHQ” 2008.

Chủ đề của LHQ ghi rõ: “Đóng góp của Phật giáo vào việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và dân sự”. Vấn đề đặt ra trong ngày lễ trọng đại như thế này, trên đà tiến như thế này của đất nước, chúng ta có bổn phận phải trả lời như một người trưởng thành.

Thế nào là công bằng trước mắt Phật giáo? Muốn trả lời một cách cụ thể, không gì bằng nhìn hình ảnh của chính đức Phật và xã hội chung quanh Ngài. Thầy và trò sống như nhau, không khác: một bình bát, ba tấm y. Trò đi khất thực, Thầy cũng đi khất thực, Thầy cũng bưng bình bát đứng trước cửa nhà dân, không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Thầy không bắt trò mang thức ăn về cho mình, Thầy đội chung giờ ngọ và mặt trời trên đầu cùng với trò.

Hành động khất thực cũng là một hành động công bằng: ở đây không có kẻ xin người cho, ở đây ai cũng cho, một bên cho thực phẩm, một bên cho phước đức. Đức Phật tự mình đi khất thực, chính cũng vì muốn cho, tự mình cho, và đức Phật mà cho thì phước đức lớn không lường được.

Công bằng là như vậy: không phải chỉ biết đòi mà còn biết cho. Trong một xã hội mà ai cũng chỉ đòi, không ai biết cho, thì dù xã hội đó có thực hiện được công bằng đi nữa, trước sau gì cũng mất tự do.

Công bằng nằm trong cái nhìn của đức Phật về con người: con người ai cũng có Phật tính như ai, cho nên mọi sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, giai cấp, đều không có nghĩa. Ngài A Nan, đại đệ tử của Phật, đã nói một câu nhẹ nhàng mà triệt để cách mạng với cô thiếu nữ hạ tiện không dám múc nước giếng dâng ngài, sợ bàn tay hạ tiện làm bẩn nước: “Tôi xin nước chứ không xin giai cấp”.

Tôi kể thêm: ai cạo tóc cho đức Phật? Bác thợ cạo Upali, giai cấp hạ tiện! Vậy mà bác cũng đã trở thành đại đệ tử, bác đã chứng A-la-hán!

Nhưng công bằng có phải là ai cũng ngang nhau, bằng nhau tuyệt đối hay không? Chắc chắn là không, không bao giờ có tình trạng đó. Đức Phật thấy ai cũng có Phật tính như ai, nhưng Ngài cũng thấy ai giác ngộ sớm hơn ai. Gặp người đã chín muồi giác ngộ, dù người đó là tướng cướp, Ngài chỉ dạy thêm một lời là người đó chứng A-la-hán.

Trong hàng đệ tử của Ngài, đâu có phải ai cũng là A-la-hán? Ngang nhau nhưng không giống nhau, bình đẳng nhưng không đồng đẳng, đó là căn bản của công bằng. Bởi vậy, sự phân biệt duy nhất trong Phật giáo giữa người với nhau là sự phân biệt dựa trên khả năng giải thoát, dựa trên đức hạnh.

Luật của nhà chùa y theo quan niệm công bằng như thế mà xử. Người có đức hạnh lớn không bị xử ngang hàng như người có đức hạnh nhỏ. Tỷ như bỏ một nắm muối vào chén nước, nước mặn uống không được; bỏ nắm muối vào chum nước, nước uống được, chẳng sao.

Người ít đức thiện ví như chén nước: nếu người ấy làm thêm một điều bất thiện nữa, nào có khác gì bỏ muối vào chén. Người có nhiều đức thiện, ví như nước trong chum, lỡ lầm làm một điều bất thiện, muối ấy đâu có làm mặn nước. Đó là phẩm “Hạt Muối”, áp dụng trong luật nhà chùa. Ngang nhau nhưng không giống nhau. Tất nhiên, đây là tội về đức hạnh, không phải tội ngoài đời.

Áp dụng quan niệm ấy vào đời trong tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo tàn nhẫn hiện nay, tất nhiên Phật tử chúng tôi đau xót cho tình trạng bất nhẫn này và mong được cải thiện, nhưng chúng tôi cũng đi đến cùng một kết luận với nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ông viết gần đây: “Kinh nghiệm sau hơn hai thập kỷ đổi mới cho thấy, không thể có “công bằng” đúng nghĩa trong một xã hội mà tất cả đều nghèo. Cũng không thể “cào bằng” bằng cách “điều tiết” hết lợi ích của người giàu để chia cho người nghèo. Xã hội sẽ không phát triển nếu không có chính sách kích thích một bộ phận dân chúng vươn lên làm giàu chính đáng”.

Công bằng là như thế. Là Nhà nước phải giải phóng những lực lượng nào có khả năng làm phát triển đất nước, đừng kìm hãm họ lại. Những lực lượng đó, hiện nay có hai: một là doanh nhân tư nhân độc lập; hai là trí thức. Một bên là của cải lương thiện, một bên là cái đầu sáng tạo. Không có hai lực lượng đó, Âu châu đã chẳng bao giờ làm được cách mạng kỹ nghệ và thế kỷ Khai Sáng, đưa họ lên địa vị hàng đầu thế giới.

Tôi chỉ xin mượn câu viết của ông Võ Văn Kiệt để nói thêm một lời về lãnh đạo. Dân thường nghe nói: lãnh đạo phải cao hơn người khác một cái đầu. Quá đúng! Thế nhưng, cao hơn một cái đầu không có nghĩa là mình cứ lùn và đè đầu mọi người khác xuống để mình cứ cao hơn.

Thế nào là lãnh đạo cao hơn một cái đầu? Tôi lại kể chuyện Phật. Có một người Bà la môn nghe nói thân Phật cao 1 trượng 6 thì không tin, bèn vào rừng chặt một cây trúc dài để đem đến đo Phật. Ông càng đo thì Phật càng cao. Vác cái thang đến, leo lên thang để đo, vẫn thế, sào cao đến đâu, Phật cao hơn sào đến đó. Lãnh đạo là như vậy, là tự mình cao mãi hơn, cao hơn cả chính mình, cao về tài năng, cao về đạo đức. Đó là công bằng.

Bây giờ là dân chủ. Tôi lại kể chuyện đức Phật. Luật của nhà chùa buộc tăng ni phải họp nhau có định kỳ để chỉ lỗi cho nhau và để sửa lỗi. Luật đó có từ lúc nào? Có từ đời đức Phật. Cứ sau ba tháng an cư, Phật lại họp tăng chúng để “tự tứ”, nghĩa là để sửa lỗi cho nhau và cùng sám hối lỗi.

Phật trải tọa cụ ngồi giữa khoảng đất trống, tỷ kheo ngồi chung quanh. Phật hỏi tăng chúng: “Hôm nay tôi tự tứ: tôi có lỗi với ai không? Thân, miệng, ý của tôi có phạm lỗi gì không?” Phật hỏi ba lần như vậy. Đã ai thấy một vị giáo chủ của một tôn giáo nào có tư tưởng, hành động và tập quán như vậy chưa?

Lãnh đạo mà cư xử như thế, thế gian cũng không thấy. Từ đó suy ra: dân chủ là lãnh đạo không phải chỉ thường xuyên biết nghe ý kiến của dân, mà còn tổ chức, thành lập, áp dụng định chế để dân chỉ lỗi, sửa lỗi. Phát triển ý đó, thiếu gì biện pháp để thực hiện dân chủ!

Tôi lại kể thêm chuyện đức Phật. Trong “Mười bổn phận của vua” mà Ngài khuyên, điều thứ 8 nguyên văn như sau: “Kiên nhẫn, biết tha lỗi, khoan dung, hiểu biết. Vua phải có khả năng chịu đựng những thử thách, những khó khăn, và những lời nhục mạ mà không giận”.

Nhục mạ mà còn không giận, huống hồ chỉ là phê bình, chỉ trích! Chỉ là phê bình, chỉ trích xây dựng! Điều thứ 10 nói tiếp theo: “Không chống lại, không làm bế tắc. Nghĩa là vua không được chống lại ý muốn của dân, không ngăn cản một biện pháp nào có lợi cho hạnh phúc của dân chúng. Nói một cách khác, vua phải hòa hợp với dân”. Đó là nguyên văn điều 10.

Từ đó mà suy ra, cũng không thiếu gì biện pháp để cụ thể hóa lời khuyên “đừng chống lại ý muốn của dân”. Chỉ chừng đó thôi, chừng đó thôi, quá đủ để thực hiện dân chủ mà không cần phải vay mượn lý thuyết của ai, dưới áp lực của ai, từ chân trời nào khác.

Nhưng muốn nói thêm nữa thì tôi kể thêm. Lúc nhập diệt, Phật không chỉ định ai để thay thế Ngài thống lĩnh tăng chúng. Ngài nói: “Sau khi ta nhập diệt, hãy lấy Pháp và Luật làm Thầy”. Pháp là lời Phật dạy. Giới luật là đạo đức và luật áp dụng trong đời sống của tăng ni. Ai nghiên cứu giới luật của Phật giáo đều ngạc nhiên về tính cách dân chủ trong đó.

Ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điểm này thôi: lấy Pháp và Giới Luật làm thầy nghĩa là gì? Nghĩa là bản thân của lãnh đạo cũng chịu ở dưới Pháp và dưới Luật như tất cả mọi người. Ngôn ngữ ngày nay gọi đó là “Nhà nước pháp quyền”, điều kiện tất yếu của dân chủ.

Tôi nói thêm nữa. Tinh hoa của đạo Phật là gì? Là chống giáo điều. Tinh hoa ấy toát ra từ mỗi lời dạy của đức Phật. Bài kinh Kalama chẳng hạn đã làm thế giới kinh ngạc về tư tưởng chống giáo điều, chống việc tin mà không hiểu.

Phật dạy: đừng tin bất cứ ai, bất cứ điều gì mà tự mình không hiểu rõ. Thậm chí Phật còn dạy một vị tăng phải quan sát, xem xét chính Ngài thật kỹ cho đến khi nào hoàn toàn được thuyết phục. Hiểu cho rõ rồi mới tin. Cho đến phút cuối, trước khi nhập diệt, Phật còn khuyến khích đệ tử hỏi những chỗ nào chưa hiểu rõ trong giáo lý của Ngài để Ngài giảng lại lần cuối. Không ai hỏi, Ngài thúc: “Nếu vì kính trọng ta mà không ai tự mình đặt câu hỏi, cứ nhờ người khác hỏi thế cho”.

Cái gì chứa đựng trong những câu nói đó? Không phải chỉ là tự do tư tưởng mà còn là tư tưởng rốt ráo về tự do, tư duy rốt ráo về tự do: đó là tự do căn bản, tự do nằm trong tinh túy của mọi nền dân chủ. Không thể có dân chủ nếu ta bị bắt buộc phải nghe mà không tin, nghe những điều mà ta thấy là không đúng, là trái với sự thực trước mắt.

Cũng không thể có dân chủ nếu ta buộc người khác không được nói. Đức Phật căn dặn trước khi nhập diệt: “hãy đặt câu hỏi”. Đặt câu hỏi, tức là thúc dục người khác nói. Và người khác dám nói là vì ta biết nghe. Nghe và nói trong tinh thần đó tức là khoan dung, và cả thế giới đều xưng tụng tinh túy khoan dung trong giáo lý của Phật. Tinh thần khoan dung đó, văn hóa khoan dung đó, vua A Dục ngày xưa đã cho khắc vào trụ đá vá áp dụng triệt để.

Vua A Dục là Phật tử thuần khiết, vậy mà dưới triều đại A Dục, mọi tôn giáo đều được tôn trọng trong vương quốc rộng lớn của vua. Ông không tuyên truyền; ông không nhồi sọ. Đức Phật không bao giờ phán. Bất cứ ai đến chất vấn, Ngài đều dùng đối thoại để thuyết phục. Phật là ông thầy giảng bài một cách khoa học.

Tôi lại xin nói thêm nữa, và đây cũng là căn bản của đạo Phật. Giáo lý của đức Phật dạy sự chừng mực, vừa phải. Mà vừa phải, chừng mực, là căn bản của dân chủ. Bất cứ sự thái quá nào đều làm hỏng dân chủ. Tự do thái quá thì hỗn loạn. Tập trung quyền lực thái quá thì chuyên chế.

Dân chủ là tránh cả hai thái cực, và tránh như thế nào là tùy óc sáng tạo của mỗi dân tộc. Dân tộc ta có văn hóa Phật giáo, văn hóa ấy phản ánh hình ảnh của đức Phật trước giờ chứng ngộ. Phật từ bỏ lối tu ép xác, nhận bát sữa cúng dường của cô gái chăn cừu, xuống sông tắm, rồi lên ngồi dưới cây bồ đề.

Bát sữa đã giúp Ngài tĩnh tọa cho đến khi Ngài chứng ngộ chân lý. Sau này, có lần Phật nói với một người đang đói hãy đi ăn cho hết đói rồi Ngài mới giảng cho. Trong lý thuyết, cũng như trong tu tập, đạo Phật không bao giờ cực đoan, trung đạo là con đường Phật dạy do chính kinh nghiệm chứng ngộ của Ngài. Trung đạo của Phật giáo, đó cũng chính là nền tảng của dân chủ.

Tôi vừa nói xong công bằng và dân chủ. Điểm cuối trong chủ đề của “Ngày Phật Đản của LHQ” 2008 là xã hội dân sự. Tôi sẽ trình bày điểm này trong phần thứ ba và cũng là phần cuối của buổi nói chuyện hôm nay.

Điểm thứ ba: Phật giáo Việt Nam lớn mạnh

Chúng ta đang lớn mạnh, không phải chỉ vì số chùa chiền được xây nhiều, xây to hơn. Nếu như vậy mà lớn, thì đó là lớn vỏ, lớn xác, không lớn cái hồn. Chúng ta đang lớn, kể cả phần hồn, và khí thế ngày hôm nay chứng minh sự xác quyết đó.

Phật Giáo chúng ta lớn trong xã hội nào? Không phải trong xã hội chính trị mà ta không ham. Chúng ta lớn trong xã hội dân sự. Xã hội chính trị là xã hội quyền lực. Xã hội dân sự là xã hội của dân gian.

Phật giáo không làm chính trị và không bao giờ muốn dính dáng đến chính trị với nghĩa quyền lực. Phật giáo chỉ muốn sống với dân. Giữa xã hội chính trị và xã hội dân sự, đường phân chia rạch ròi hay không là tùy theo chế độ chính trị của mỗi nước.

Ở nước ta, đường phân chia đó không rạch ròi, nhưng chắc chắn càng ngày càng sẽ rạch ròi hơn. Mặt Trận Tổ Quốc chẳng hạn là cơ quan của xã hội chính trị, nhưng có trách nhiệm quan hệ với xã hội dân sự.

Ở đây, chúng ta không đề cập đến vấn đề trọng đại này. Ở đây, chúng ta chỉ muốn nói: dù có MTTQ hay không, Phật giáo chỉ có một con đường duy nhất thôi là trung thành với Nhà nước Việt Nam, phụng sự dân chúng. Có hay không có MTTQ, nhiệm vụ của Phật giáo bao giờ cũng vẫn thế: phát triển văn hóa dân tộc, chấn hưng đạo đức, làm nhẹ nỗi khổ của cô quả, nghèo đói, bệnh tật.

Thế nào là văn hóa dân tộc? Thế nào là đạo đức dân tộc? Để cho các nhà học giả thông thái tranh luận với nhau, chúng ta chỉ cần nói với họ thế này: điều gì mà chỉ cần bật ra một tiếng là dân gian hiểu ngay và nhận ra ngay rằng đó là tư tưởng của chính mình, dù là người dân ít học nhất, điều ấy nằm trong văn hóa của dân tộc, đạo đức của dân tộc. Điều gì vậy?

Một ví dụ thôi: ba chữ tham sân si. Nói ra, ai cũng hiểu, ai cũng nhận, ai cũng nghĩ là chân lý. Khi nãy, tôi có nhắc đến bài kinh “Ngọn lửa”. Lửa gì đang đốt cháy thế giới? Lửa chiến tranh, lửa hận thù, lửa bạo lực, lửa cuồng tín, lửa tiêu thụ chủ nghĩa. Dân ta nói gọn: lửa tham sân si. Là vì tư tưởng ấy của Phật giáo đã thấm sâu vào đầu của dân!

Cái gì cắt nghĩa tham nhũng, cái gì cắt nghĩa tình trạng giàu nghèo chênh lệch tàn bạo hiện nay, cái gì cắt nghĩa những cản trở trong phát triển? Dân ta nói gọn: tham sân si.

Vậy thì Phật giáo làm gì? Đời đời kiếp kiếp làm mỗi cái chuyện dẹp lửa ấy mà thôi. Dẹp lửa ấy trong lòng chính mình. Dẹp lửa ấy trong vòng nội bộ. Dẹp lửa ấy trong lòng xã hội.

Chúng ta làm công việc ấy càng độc lập càng tốt. Chính quyền càng nên ủng hộ chúng tôi độc lập. Bởi vì chúng tôi không có tham vọng chính trị. Bởi vì chúng tôi không nhận lệnh từ một thánh địa quyền lực nào.

Độc lập, chúng tôi sẽ giải quyết được những mâu thuẫn nội bộ. Can thiệp, lửa tham sân si từ bên ngoài càng bén vào mâu thuẫn giữa chúng tôi, không có lợi cho chính quyền, cũng không có lợi cho xã hội. Chúng tôi tốt thì chính quyền tốt, xã hội tốt. Chúng tôi xấu thì cả đất nước này sẽ mất phần hồn.

Trong Phật giáo có một tín ngưỡng cũng đã thấm vào ngôn ngữ và tư tưởng của dân gian: tin có hộ pháp. Hộ pháp bảo vệ cho chùa. Hộ pháp bảo vệ cho chánh pháp. Hộ pháp bảo vệ cho những nơi chốn linh thiêng. Đứng trong xã hội dân sự, Phật giáo là hộ pháp của Nhà nước để Nhà nước thực sự xứng đáng là Nhà nước của dân. Trong lịch sử đã thế, ngày nay lại càng phải thế.

Một nhà lãnh dạo có tầm cỡ lớn sẽ không nhìn Phật giáo như bất cứ đoàn thể quần chúng nào. Phật giáo không phải là một đoàn thể, lại càng không phải là một phong trào. Phật giáo là hộ pháp của Nhà nước, một Nhà nước hết lòng lo cho dân. Phật giáo làm nhiệm vụ mà Bình Ngô Đại Cáo đặt ngay nơi câu đầu tiên: nhiệm vụ an dân, “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”. “Quốc thái dân an” là nhiệm vụ của Phật giáo từ những bước đầu của lịch sử.

Hôm nay, chúng ta đi trong ánh nến từ Diệu Đế đến Từ Đàm là để nhắc nhở cho tất cả và cho chính chúng ta nhiệm vụ thiêng liêng đó. Chúng ta là hộ pháp. Chúng ta phải hiểu chúng ta là như thế để đừng làm nhục vai trò đó của tổ tiên.

Và như vậy, chúng ta, hôm nay, hãy cùng với chính quyền, hãy cùng với chính quyền, tay trong tay, tay trong tay, ăn mừng “Ngày Phật Đản của LHQ” 2008.

Cao Huy Thuần

Thursday, May 22, 2008

Những nhà Khoa Học và "Tòa Thánh"

Điểm qua những điểm đối nghịch giữa Khoa Học và "Tòa Thánh" (The Holy Church):

1/ "Tòa Thánh": Niềm tin tuyệt đối không cần chứng minh.

Khoa học: Niềm tin tương đối và bắt buộc phải cần chứng minh, và vì mọi thứ chỉ là tương đối nên sau khi đã chứng minh rồi nhưng qua một thời gian khi khoa học lại phát triển lên một mức độ mới vẫn phải cần chứng minh lại như thường.

2/ "Tòa Thánh": Cuốn sách duy nhất mà con người thật sự cần là cuốn "Kinh Thánh"- một tập hợp những truyện huyền thoại và cổ tích phần lớn không rõ nguồn gốc do ai gom lại.

Khoa Học: Đọc càng nhiều sách càng tốt, nhất là sách về nghiên cứu chứ không phải sách truyện dân gian thời sơ khai hay sách truyện nhảm nhí.

3/ "Tòa Thánh": Ra đời trong hoàn cảnh con người đang sống trong đêm dài của sự u mê và dốt nát, khi mà con người rất dễ chấp nhận những giải thích thần thoại cho những hiện tượng xảy ra xung quanh mình.

Khoa học: Ra đời trong hoàn cảnh xã hội loài người đã tiến bộ đến một mức độ nhất định. Khả năng tư duy của con người đã phát triển tới mức độ sinh ra những nhà khoa học thay vì những nhà phù thủy. Con người hình thành cách suy luận biện chứng để giải thích những sự việc xung quanh mình vì những câu trả lời áp đặt thần thánh hoặc ma quỉ không thể thỏa mãn sự tiến bộ về tri thức của nhân loại.

4/ "Tòa Thánh": "Tòa Thánh là bộ óc của một tỉ "con chiên". Muốn được lên thiên đàng thì phải nghe lời "Tòa Thánh". Cho nên "con chiên" phải ăn, uống, nằm, ngồi theo ý chủ chăn. Thí dụ "Tòa Thánh" có thể bảo quân xâm lược Pháp là "anh em Ki-tô" của "con chiên" Việt mà cũng nghe được và dạy con chiên Việt phải giết "quỉ đỏ vô thần" người Việt cho người anh em Pháp để làm "sáng danh Chúa"! "Con chiên" theo kiểu này nghĩ kĩ ra còn thua con vật! Vì con vật sinh ra không có bộ óc phát triển như con người để tư duy thì đành chịu. Nhưng rõ ràng hình thù là con người; trong hộp sọ có bộ óc người mà bị bắt buộc không được xài phải nghe những bộ óc ở gần nửa vòng trái đất ra lệnh quay phải quay trái thì thật là hết chỗ nói!

Khoa học: Chủ trương suy nghĩ độc lập và phóng khoáng. Phải đặt thật nhiều câu hỏi về những sự vật xung quanh; phải động não và tranh luận cật lực trên lý thuyết và thực nghiệm để kiểm chứng và phải cần nhiều nhiều bộ óc người có chất lượng cao để làm việc.

Vì có nhiều điểm đối nghịch về căn bản như trên nên Khoa Học và "Tòa Thánh" đã đụng độ nhau nảy lửa nhiều lần. Lần nổi tiếng nhất là vào những năm đầu 1600, "Tòa Thánh" cấm Galileo không được nói rằng trái đất xoay xung quanh mặt trời. Hơn 200 năm sau lệnh cấm những sách vở của Galileo mới hoàn toàn được dỡ bỏ.

Phải đến gần 400 năm sau, năm 1992, Giáo Hoàng John Paul II mới nhìn nhận sự đối xử của "Tòa Thánh" đối với Galileo là "không công bằng".

Ngày 16 tháng 5 vừa qua, tại Luân Đôn, hãng đấu giá Bloomsbury đã cho đấu thành công một bức thư tay của Albert Einstein với giá $404.000, gấp 25 lần giá trị phỏng đoán ban đầu.

AP Photo
In this undated image made available by Bloomsbury Auctions in London Tuesday May 13, 2008, a letter by Albert Einstein outlining his views on God and religion is seen. The handwritten letter is being sold on Thursday and is expected to fetch from 6,000 to 8,000 pounds (US$12,000 to US$16,000; euro7,500 to euro10,000). (AP Photo/Bloomsbury Auctions, HO)

Einstein viết thư này cho triết gia Eric Gutkind vào tháng 1/1954, một năm trước khi ông qua đời. Trong đó, ông viết "cái từ Thượng Đế đối với tôi chẳng qua chỉ là một cách biểu hiện và sản phẩm của sự yếu đuối của con người, cuốn Kinh Thánh là một bộ sưu tập những huyền thoại đáng tôn trọng nhưng còn sơ khai mà nói chung là rất con nít."

Tuy rất cứng đầu (sau gần 400 năm sau mới nhận là mình sai), nhưng "Tòa Thánh" ngày nay đã tiến bộ hơn xưa nhiều nhờ...Khoa Học. "Tòa Thánh hôm nay không những biết PHẦN NÀO chấp nhận Khoa Học mà còn biết dùng những dụng cụ Khoa Học để nghiên cứu vũ trụ! Thật là trớ trêu! Tại sao một "Tòa" gồm những "Thánh" lại được những người phàm tục khai sáng tri thức cho? Nếu không phải "Thánh" ở đây là "Thánh" mê tín, vì nếu họ thực sự là sứ giả của Thượng Đế thì sao họ lại không biết rõ cái vũ trụ mà Thượng Đế của họ tạo ra là cái gì mà phải cần những nhà Khoa Học chỉ dạy cho họ?

Đứng trước những bằng chứng Khoa Học không thể chối cãi (làm sao có đủ óc để chối cãi khi họ phải mất gần 400 năm mới nhận ra sai lầm?), nhà thiên văn trưởng của Vatican đã trả lời phỏng vấn vào ngày 13/5 vừa qua và nói rằng việc tin tưởng vào một vũ trụ có thể chứa đựng những sự sống khác không mâu thuẫn với niềm tin vào Thượng Đế.

"Cha" Jose Gabriel Funes, giáo sĩ Jesuit chỉ đạo Đài Thiên Văn Vatican nói rằng "giống như chúng ta xem những sinh vật của trái đất là "anh chị em", tại sao chúng ta không nên nói về một anh em ngoài trái đất? Nó cũng chỉ là một phần của tạo hóa?"

Ông ta nói rằng phủ nhận sự hiện hữu của người không gian là giống như đã đặt những giới hạn lên sự tự do kiến tạo của Thượng Đế!

Như vậy, Thượng Đế của Vatican nhờ vào Khoa Học đã trở thành không chỉ là Đấng Tạo Hóa của muôn loài trên trái đất mà còn là của tỉ tỉ loài trong vũ trụ nữa. Theo lời của những ông "Thánh" này thì tất cả những cái gì do Khoa Học tìm ra đều là do bàn tay của "Thượng Đế" mà Vatican làm đại lý nắm giữ linh hồn tạo ra cả! Như vậy tại sao "Tòa Thánh" không dùng sự liên hệ thân mật và trực tiếp của mình với Thượng Đế mà cung cấp tất cả những hiểu biết về thiên nhiên và vũ trụ cho nhân loại TRƯỚC KHI các nhà Khoa Học vô thần khám phá ra những chuyện đó?

Như vậy hình như vai trò của "Tòa Thánh" là vô dụng và dư thừa thậm chí còn là phản động nữa vì nhờ các nhà Khoa Học mà nhân loại mới tiến gần tới sự thật của tạo hóa hơn chứ không phải nhờ con đường của "Tòa Thánh" vì "Tòa Thánh" đã nhận ra sai lầm của mình sau những nhà Khoa Học tới gần 400 năm lận! Đã vậy còn rất trơ trẽn bám theo đuôi các nhà Khoa Học nhận con chiên bừa bãi ở ngoài vũ trụ nữa!

Bài này đã sử dụng tài liệu từ các nguồn sau:

May 13, 4:07 PM EDT

Vatican: It's OK to believe in aliens

By ARIEL DAVID
Associated Press Writer

VATICAN CITY (AP) -- Believing that the universe may contain alien life does not contradict a faith in God, the Vatican's chief astronomer said in an interview published Tuesday.

The Rev. Jose Gabriel Funes, the Jesuit director of the Vatican Observatory, was quoted as saying the vastness of the universe means it is possible there could be other forms of life outside Earth, even intelligent ones.

"How can we rule out that life may have developed elsewhere?" Funes said. "Just as we consider earthly creatures as 'a brother,' and 'sister,' why should we not talk about an 'extraterrestrial brother'? It would still be part of creation."

In the interview by the Vatican newspaper L'Osservatore Romano, Funes said that such a notion "doesn't contradict our faith" because aliens would still be God's creatures. Ruling out the existence of aliens would be like "putting limits" on God's creative freedom, he said.

The interview, headlined "The extraterrestrial is my brother," covered a variety of topics including the relationship between the Roman Catholic Church and science, and the theological implications of the existence of alien life.

Funes said science, especially astronomy, does not contradict religion, touching on a theme of Pope Benedict XVI, who has made exploring the relationship between faith and reason a key aspect of his papacy.

The Bible "is not a science book," Funes said, adding that he believes the Big Bang theory is the most "reasonable" explanation for the creation of the universe. The theory says the universe began billions of years ago in the explosion of a single, super-dense point that contained all matter.

But he said he continues to believe that "God is the creator of the universe and that we are not the result of chance."

Funes urged the church and the scientific community to leave behind divisions caused by Galileo's persecution 400 years ago, saying the incident has "caused wounds."

In 1633 the astronomer was tried as a heretic and forced to recant his theory that the Earth revolved around the sun. Church teaching at the time placed Earth at the center of the universe.

"The church has somehow recognized its mistakes," he said. "Maybe it could have done it better, but now it's time to heal those wounds and this can be done through calm dialogue and collaboration."

Pope John Paul declared in 1992 that the ruling against Galileo was an error resulting from "tragic mutual incomprehension."

The Vatican Observatory has been at the forefront of efforts to bridge the gap between religion and science. Its scientist-clerics have generated top-notch research and its meteorite collection is considered one of the world's best.

The observatory, founded by Pope Leo XIII in 1891, is based in Castel Gandolfo, a lakeside town in the hills outside Rome where the pope has a summer residence. It also conducts research at an observatory at the University of Arizona, in Tucson.

--------------------------------------------

LONDON (AP) -- A letter in which Albert Einstein dismissed the idea of God as the product of human weakness and the Bible as "pretty childish" has sold at auction for more than $400,000.

Bloomsbury Auctions said Friday that the handwritten letter sold to an overseas collector after frenetic bidding late Thursday in London. The sale price of $404,000, including the buyer's premium, was more than 25 times the pre-sale estimate.

Bloomsbury did not identify the buyer, but managing director Rupert Powell said it was someone with "a passion for theoretical physics and all that that entails."

"This extraordinary letter seemed to strike a chord, and it gave a deep personal insight one of the greatest minds of the 20th century," Powell said.

The letter was written to philosopher Eric Gutkind in January 1954, a year before Einstein's death. In it, the Einstein said that "the word God is for me nothing more than the expression and product of human weaknesses, the Bible a collection of honorable but still primitive legends which are nevertheless pretty childish."

Einstein experts say the letter supports the argument that the physicist held complex, agnostic views on religion. He rejected organized faith but often spoke of a spiritual force at work in the universe.

Einstein's most famous legacy is the special theory of relativity, which makes the point that a large amount of energy could be released from a tiny amount of matter, as expressed in the equation EMC2 (energy equals mass times the speed of light squared).

The theory changed the face of physics, allowing scientists to make predictions about space and paving the way for nuclear power and the atomic bomb.

Tuesday, May 20, 2008

Một vài câu chuyện

Một đoạn nói chuyện ngày 15/05/08 của các bác ở TiengQueHuongRadio.com

05150801CUT.wma -

Càng giàu càng kẹo?

Trong cùng một ngày, bà vợ góa 92 tuổi của ông Đặng Tiểu Bình đã hiến tặng toàn bộ số tiền dành dụm 100.000 yuan của mình cho nạn nhân động đất ở Tứ Xuyên thì Yao Ming, một danh thủ bóng rổ giàu nhất trong những người nổi tiếng ở Trung Quốc đã hiến tặng 500.000 yuan (70.000 USD). Năm ngoái, Yao Ming làm được 55 triệu USD.

Việc này đã tạo nên một cơn động đất phản đối trên internet của người Trung Quốc và Yao Ming sau đó đã tự tăng số tiền ủng hộ nạn nhân lên 2.000.000 yuan.

Theo lời một người bình luận, một người lao động nghèo thuộc loại dưới đáy xã hội Trung Quốc đã hiến tặng 600 yuan, số tiền một tháng lương của ông ta.

------------------------------------------

by Charles Whelan Sun May 18, 8:28 PM ET

BEIJING (AFP) - On a day when Deng Xiaoping's widow gave her entire life savings to China's earthquake relief, it didn't pass unnoticed here that sporting icon Yao Ming was a little less generous with his own donation.

China's richest celebrity donated 500,000 yuan (70,000 dollars) to a relief fund, sparking fierce criticism on the Internet that it was too little from a basketball hero known for his charity work.

"A bit stingy isn't it?" one fan wrote.

The 7.9-magnitude quake in China's southwest Sichuan province likely killed some 50,000 people, according to government estimates, with the official toll already nearly 29,000 but countless thousands missing or believed buried under the rubble of devastated towns.

Yao, the 2.26-metre (seven-foot-six-inch) Houston Rockets centre, has been at the top of the Forbes magazine list of richest Chinese celebrities for the past five years.

Last year he earned some 55 million dollars from basketball and sponsorship activities.

His initial offer of 500,000 yuan triggered its own "earthquake of protest,' Maopu (www.mop.com), a top entertainment website, said.

Critics maintain that the donation was loose change to a man who makes more than that with one promotional photo shoot.

"If 500,000 dollars -- not to mention 500,000 yuan -- disappeared from his bank account, he wouldn't even notice," said one fan.

Internet criticism of Yao forced the basketball star to up his donation to 2,000,000 yuan later in the week, according to media reports.

Criticism of sporting heroes is unusual in China where they are often seen as national icons.

Yao is known for his charity work, raising more than a million dollars for under-privileged Chinese children last year and devoting time and energy toward helping stage the 2007 Special Olympics in his home city of Shanghai.

But some Chinese are not slow to attack Yao when it comes to money, accusing him of not giving enough of his enormous wealth back to his home country.

"He's been drinking milk and eating bread (like an American) for a while and he's forgotten where he comes," one posting said. "You are Chinese!"

Though supporters were outnumbered by critics, many people agreed with one commentator who said that contributions were a personal matter, and "whatever Yao gives is his business."

On Friday, China's state media reported that Zhuo Lin, 92-year-old widow of China's late leader Deng, had emptied her life savings totalling 100,000 yuan to give to earthquake victims.

It said she found it hard to sleep and eat after hearing of the tragedy.

State media have played up donations by leaders, business entrepreneurs and others, but donations by the poor have also caught the public eye.

A migrant worker, at the bottom rung of China's labour market, donated 600 yuan which amounted to his entire monthly salary.

"It might not seem like much, but when you consider it's his whole month's income he gave far more than Yao Ming," said one commentator.

Saturday, May 17, 2008

Bình Thường Hóa Chiến Tranh

Bằng những cách thức nhào nặn thông tin tuyên truyền quảng cáo khoa học như trong việc quảng bá xây dựng hình ảnh một thương hiệu hay một sản phẩm, chiến tranh đối với người Mỹ trong thế kỷ 21 không còn là một chuyện khủng khiếp phải e dè nữa mà đã trở thành một việc hết sức bình thường phải làm như ăn cơm. Ngày xưa người Mỹ xem lịch sử là "sự tiếp diễn của hòa bình bị gián đoạn đôi khi bởi chiến tranh". Ngày nay, việc lên kế hoạch, chuẩn bị và phát động chiến tranh đã trở thành "tình trạng bình thường, như là một hoàn cảnh cố định của nước Mỹ", và "phương án duy nhất được chấp nhận cho hòa bình phải là một khầu súng được lắp đầy đạn".

Tại sao lại có chuyện này? Vì sau chiến tranh lạnh, Mỹ trở thành hoàn toàn không có địch thủ, và do đó chiến tranh giữa Mỹ và những đối thủ nhẹ cân nhỏ bé không có ai chống lưng sẽ trở thành một cuộc duyệt binh của Mỹ và một cuộc thảm sát cho nước nào xui xẻo bị nằm trong kế hoạch chiến tranh của Mỹ.

Dưới đây là trích đoạn trong cuốn sách mang tên: "Chủ Nghĩa Quân Phiệt Mỹ, Người Mỹ Đã Bị Cám Dỗ bởi Chiến Tranh Như Thế Nào".

Tác giả của cuốn sách này là Andrew J. Bacevich, Giáo Sư và Giám Đốc của Trung Tâm Quan Hệ Quốc Tế của Đại Học Boston. Ông này tốt nghiệp trường Quân Sự West Point và là một cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam, có bằng tiến sĩ về lịch sử tại Đại Học Princeton.

Nước Mỹ có hơn 730 căn cứ quân sự trên thế giới nằm trên 50 quốc gia.

Click here for Peace Pledge Union website

------------------------------------------

The Normalization of War

By Andrew J. Bacevich

At the end of the Cold War, Americans said yes to military power. The skepticism about arms and armies that pervaded the American experiment from its founding, vanished. Political leaders, liberals and conservatives alike, became enamored with military might.

The ensuing affair had and continues to have a heedless, Gatsby-like aspect, a passion pursued in utter disregard of any consequences that might ensue. Few in power have openly considered whether valuing military power for its own sake or cultivating permanent global military superiority might be at odds with American principles. Indeed, one striking aspect of America's drift toward militarism has been the absence of dissent offered by any political figure of genuine stature.

For example, when Senator John Kerry, Democrat of Massachusetts, ran for the presidency in 2004, he framed his differences with George W. Bush's national security policies in terms of tactics rather than first principles. Kerry did not question the wisdom of styling the U.S. response to the events of 9/11 as a generations-long "global war on terror." It was not the prospect of open-ended war that drew Kerry's ire. It was rather the fact that the war had been "extraordinarily mismanaged and ineptly prosecuted." Kerry faulted Bush because, in his view, U.S. troops in Iraq lacked "the preparation and hardware they needed to fight as effectively as they could." Bush was expecting too few soldiers to do too much with too little. Declaring that "keeping our military strong and keeping our troops as safe as they can be should be our highest priority," Kerry promised if elected to fix these deficiencies. Americans could count on a President Kerry to expand the armed forces and to improve their ability to fight.

Yet on this score Kerry's circumspection was entirely predictable. It was the candidate's way of signaling that he was sound on defense and had no intention of departing from the prevailing national security consensus.

Under the terms of that consensus, mainstream politicians today take as a given that American military supremacy is an unqualified good, evidence of a larger American superiority. They see this armed might as the key to creating an international order that accommodates American values. One result of that consensus over the past quarter century has been to militarize U.S. policy and to encourage tendencies suggesting that American society itself is increasingly enamored with its self-image as the military power nonpareil

How Much Is Enough?

This new American militarism manifests itself in several different ways. It does so, first of all, in the scope, cost, and configuration of America's present-day military establishment.

Through the first two centuries of U.S. history, political leaders in Washington gauged the size and capabilities of America's armed services according to the security tasks immediately at hand. A grave and proximate threat to the nation's well-being might require a large and powerful military establishment. In the absence of such a threat, policymakers scaled down that establishment accordingly. With the passing of crisis, the army raised up for the crisis went immediately out of existence. This had been the case in 1865, in 1918, and in 1945.

Since the end of the Cold War, having come to value military power for its own sake, the United States has abandoned this principle and is committed as a matter of policy to maintaining military capabilities far in excess of those of any would-be adversary or combination of adversaries. This commitment finds both a qualitative and quantitative expression, with the U.S. military establishment dwarfing that of even America's closest ally. Thus, whereas the U.S. Navy maintains and operates a total of twelve large attack aircraft carriers, the once-vaunted [British] Royal Navy has none -- indeed, in all the battle fleets of the world there is no ship even remotely comparable to a Nimitz-class carrier, weighing in at some ninety-seven thousand tons fully loaded, longer than three football fields, cruising at a speed above thirty knots, and powered by nuclear reactors that give it an essentially infinite radius of action. Today, the U.S. Marine Corps possesses more attack aircraft than does the entire Royal Air Force -- and the United States has two other even larger "air forces," one an integral part of the Navy and the other officially designated as the U.S. Air Force. Indeed, in terms of numbers of men and women in uniform, the U.S. Marine Corps is half again as large as the entire British Army--and the Pentagon has a second, even larger "army" actually called the U.S. Army -- which in turn also operates its own "air force" of some five thousand aircraft.

All of these massive and redundant capabilities cost money. Notably, the present-day Pentagon budget, adjusted for inflation, is 12 percent larger than the average defense budget of the Cold War era. In 2002, American defense spending exceeded by a factor of twenty-five the combined defense budgets of the seven "rogue states" then comprising the roster of U.S. enemies.16 Indeed, by some calculations, the United States spends more on defense than all other nations in the world together. This is a circumstance without historical precedent.

Furthermore, in all likelihood, the gap in military spending between the United States and all other nations will expand further still in the years to come. Projected increases in the defense budget will boost Pentagon spending in real terms to a level higher than it was during the Reagan era. According to the Pentagon's announced long-range plans, by 2009 its budget will exceed the Cold War average by 23 percent -- despite the absence of anything remotely resembling a so-called peer competitor. However astonishing this fact might seem, it elicits little comment, either from political leaders or the press. It is simply taken for granted. The truth is that there no longer exists any meaningful context within which Americans might consider the question "How much is enough?"

On a day-to-day basis, what do these expensive forces exist to do? Simply put, for the Department of Defense and all of its constituent parts, defense per se figures as little more than an afterthought. The primary mission of America's far-flung military establishment is global power projection, a reality tacitly understood in all quarters of American society. To suggest that the U.S. military has become the world's police force may slightly overstate the case, but only slightly.

That well over a decade after the collapse of the Soviet Union the United States continues to maintain bases and military forces in several dozens of countries -- by some counts well over a hundred in all -- rouses minimal controversy, despite the fact that many of these countries are perfectly capable of providing for their own security needs. That even apart from fighting wars and pursuing terrorists, U.S. forces are constantly prowling around the globe -- training, exercising, planning, and posturing -- elicits no more notice (and in some cases less) from the average American than the presence of a cop on a city street corner. Even before the Pentagon officially assigned itself the mission of "shaping" the international environment, members of the political elite, liberals and conservatives alike, had reached a common understanding that scattering U.S. troops around the globe to restrain, inspire, influence, persuade, or cajole paid dividends. Whether any correlation exists between this vast panoply of forward-deployed forces on the one hand and antipathy to the United States abroad on the other has remained for the most part a taboo subject.

The Quest for Military Dominion

The indisputable fact of global U.S. military preeminence also affects the collective mindset of the officer corps. For the armed services, dominance constitutes a baseline or a point of departure from which to scale the heights of ever greater military capabilities. Indeed, the services have come to view outright supremacy as merely adequate and any hesitation in efforts to increase the margin of supremacy as evidence of falling behind.

Thus, according to one typical study of the U.S. Navy's future, "sea supremacy beginning at our shore lines and extending outward to distant theaters is a necessary condition for the defense of the U.S." Of course, the U.S. Navy already possesses unquestioned global preeminence; the real point of the study is to argue for the urgency of radical enhancements to that preeminence. The officer-authors of this study express confidence that given sufficient money the Navy can achieve ever greater supremacy, enabling the Navy of the future to enjoy "overwhelming precision firepower," "pervasive surveillance," and "dominant control of a maneuvering area, whether sea, undersea, land, air, space or cyberspace." In this study and in virtually all others, political and strategic questions implicit in the proposition that supremacy in distant theaters forms a prerequisite of "defense" are left begging -- indeed, are probably unrecognized. At times, this quest for military dominion takes on galactic proportions. Acknowledging that the United States enjoys "superiority in many aspects of space capability," a senior defense official nonetheless complains that "we don't have space dominance and we don't have space supremacy." Since outer space is "the ultimate high ground," which the United States must control, he urges immediate action to correct this deficiency. When it comes to military power, mere superiority will not suffice.

The new American militarism also manifests itself through an increased propensity to use force, leading, in effect, to the normalization of war. There was a time in recent memory, most notably while the so-called Vietnam Syndrome infected the American body politic, when Republican and Democratic administrations alike viewed with real trepidation the prospect of sending U.S. troops into action abroad. Since the advent of the new Wilsonianism, however, self-restraint regarding the use of force has all but disappeared. During the entire Cold War era, from 1945 through 1988, large-scale U.S. military actions abroad totaled a scant six. Since the fall of the Berlin Wall, however, they have become almost annual events. The brief period extending from 1989's Operation Just Cause (the overthrow of Manuel Noriega) to 2003's Operation Iraqi Freedom (the overthrow of Saddam Hussein) featured nine major military interventions. And that count does not include innumerable lesser actions such as Bill Clinton's signature cruise missile attacks against obscure targets in obscure places, the almost daily bombing of Iraq throughout the late 1990s, or the quasi-combat missions that have seen GIs dispatched to Rwanda, Colombia, East Timor, and the Philippines. Altogether, the tempo of U.S. military interventionism has become nothing short of frenetic.

As this roster of incidents lengthened, Americans grew accustomed to -- perhaps even comfortable with -- reading in their morning newspapers the latest reports of U.S. soldiers responding to some crisis somewhere on the other side of the globe. As crisis became a seemingly permanent condition so too did war. The Bush administration has tacitly acknowledged as much in describing the global campaign against terror as a conflict likely to last decades and in promulgating -- and in Iraq implementing -- a doctrine of preventive war.

In former times American policymakers treated (or at least pretended to treat) the use of force as evidence that diplomacy had failed. In our own time they have concluded (in the words of Vice President Dick Cheney) that force "makes your diplomacy more effective going forward, dealing with other problems." Policymakers have increasingly come to see coercion as a sort of all-purpose tool. Among American war planners, the assumption has now taken root that whenever and wherever U.S. forces next engage in hostilities, it will be the result of the United States consciously choosing to launch a war. As President Bush has remarked, the big lesson of 9/11 was that "this country must go on the offense and stay on the offense." The American public's ready acceptance of the prospect of war without foreseeable end and of a policy that abandons even the pretense of the United States fighting defensively or viewing war as a last resort shows clearly how far the process of militarization has advanced.

The New Aesthetic of War

Reinforcing this heightened predilection for arms has been the appearance in recent years of a new aesthetic of war. This is the third indication of advancing militarism.

The old twentieth-century aesthetic of armed conflict as barbarism, brutality, ugliness, and sheer waste grew out of World War I, as depicted by writers such as Ernest Hemingway, Erich Maria Remarque, and Robert Graves. World War II, Korea, and Vietnam reaffirmed that aesthetic, in the latter case with films like Apocalypse Now, Platoon, and Full Metal Jacket.

The intersection of art and war gave birth to two large truths. The first was that the modern battlefield was a slaughterhouse, and modern war an orgy of destruction that devoured guilty and innocent alike. The second, stemming from the first, was that military service was an inherently degrading experience and military institutions by their very nature repressive and inhumane. After 1914, only fascists dared to challenge these truths. Only fascists celebrated war and depicted armies as forward-looking -- expressions of national unity and collective purpose that paved the way for utopia. To be a genuine progressive, liberal in instinct, enlightened in sensibility, was to reject such notions as preposterous.

But by the turn of the twenty-first century, a new image of war had emerged, if not fully displacing the old one at least serving as a counterweight. To many observers, events of the 1990s suggested that war's very nature was undergoing a profound change. The era of mass armies, going back to the time of Napoleon, and of mechanized warfare, an offshoot of industrialization, was coming to an end. A new era of high-tech warfare, waged by highly skilled professionals equipped with "smart" weapons, had commenced. Describing the result inspired the creation of a new lexicon of military terms: war was becoming surgical, frictionless, postmodern, even abstract or virtual. It was "coercive diplomacy" -- the object of the exercise no longer to kill but to persuade. By the end of the twentieth century, Michael Ignatieff of Harvard University concluded, war had become "a spectacle." It had transformed itself into a kind of "spectator sport," one offering "the added thrill that it is real for someone, but not, happily, for the spectator." Even for the participants, fighting no longer implied the prospect of dying for some abstract cause, since the very notion of "sacrifice in battle had become implausible or ironic."

Combat in the information age promised to overturn all of "the hoary dictums about the fog and friction" that had traditionally made warfare such a chancy proposition. American commanders, affirmed General Tommy Franks, could expect to enjoy "the kind of Olympian perspective that Homer had given his gods."

In short, by the dawn of the twenty-first century the reigning postulates of technology-as-panacea had knocked away much of the accumulated blood-rust sullying war's reputation. Thus reimagined -- and amidst widespread assurances that the United States could be expected to retain a monopoly on this new way of war -- armed conflict regained an aesthetic respectability, even palatability, that the literary and artistic interpreters of twentieth-century military cataclysms were thought to have demolished once and for all. In the right circumstances, for the right cause, it now turned out, war could actually offer an attractive option--cost-effective, humane, even thrilling. Indeed, as the Anglo-American race to Baghdad conclusively demonstrated in the spring of 2003, in the eyes of many, war has once again become a grand pageant, performance art, or a perhaps temporary diversion from the ennui and boring routine of everyday life. As one observer noted with approval, "public enthusiasm for the whiz-bang technology of the U.S. military" had become "almost boyish." Reinforcing this enthusiasm was the expectation that the great majority of Americans could count on being able to enjoy this new type of war from a safe distance.

The Moral Superiority of the Soldier

This new aesthetic has contributed, in turn, to an appreciable boost in the status of military institutions and soldiers themselves, a fourth manifestation of the new American militarism.

Since the end of the Cold War, opinion polls surveying public attitudes toward national institutions have regularly ranked the armed services first. While confidence in the executive branch, the Congress, the media, and even organized religion is diminishing, confidence in the military continues to climb. Otherwise acutely wary of having their pockets picked, Americans count on men and women in uniform to do the right thing in the right way for the right reasons. Americans fearful that the rest of society may be teetering on the brink of moral collapse console themselves with the thought that the armed services remain a repository of traditional values and old fashioned virtue.

Confidence in the military has found further expression in a tendency to elevate the soldier to the status of national icon, the apotheosis of all that is great and good about contemporary America. The men and women of the armed services, gushed Newsweek in the aftermath of Operation Desert Storm, "looked like a Norman Rockwell painting come to life. They were young, confident, and hardworking, and they went about their business with poise and élan." A writer for Rolling Stone reported after a more recent and extended immersion in military life that "the Army was not the awful thing that my [anti-military] father had imagined"; it was instead "the sort of America he always pictured when he explained… his best hopes for the country."

According to the old post-Vietnam-era political correctness, the armed services had been a refuge for louts and mediocrities who probably couldn't make it in the real world. By the turn of the twenty-first century a different view had taken hold. Now the United States military was "a place where everyone tried their hardest. A place where everybody… looked out for each other. A place where people -- intelligent, talented people -- said honestly that money wasn't what drove them. A place where people spoke openly about their feelings." Soldiers, it turned out, were not only more virtuous than the rest of us, but also more sensitive and even happier. Contemplating the GIs advancing on Baghdad in March 2003, the classicist and military historian Victor Davis Hanson saw something more than soldiers in battle. He ascertained "transcendence at work." According to Hanson, the armed services had "somehow distilled from the rest of us an elite cohort" in which virtues cherished by earlier generations of Americans continued to flourish.

Soldiers have tended to concur with this evaluation of their own moral superiority. In a 2003 survey of military personnel, "two-thirds [of those polled] said they think military members have higher moral standards than the nation they serve… Once in the military, many said, members are wrapped in a culture that values honor and morality." Such attitudes leave even some senior officers more than a little uncomfortable. Noting with regret that "the armed forces are no longer representative of the people they serve," retired admiral Stanley Arthur has expressed concern that "more and more, enlisted as well as officers are beginning to feel that they are special, better than the society they serve." Such tendencies, concluded Arthur, are "not healthy in an armed force serving a democracy."

In public life today, paying homage to those in uniform has become obligatory and the one unforgivable sin is to be found guilty of failing to "support the troops." In the realm of partisan politics, the political Right has shown considerable skill in exploiting this dynamic, shamelessly pandering to the military itself and by extension to those members of the public laboring under the misconception, a residue from Vietnam, that the armed services are under siege from a rabidly anti-military Left.

In fact, the Democratic mainstream -- if only to save itself from extinction -- has long since purged itself of any dovish inclinations. "What's the point of having this superb military that you're always talking about," Madeleine Albright demanded of General Colin Powell, "if we can't use it?" As Albright's Question famously attests, when it comes to advocating the use of force, Democrats can be positively gung ho. Moreover, in comparison to their Republican counterparts, they are at least as deferential to military leaders and probably more reluctant to question claims of military expertise.

Even among Left-liberal activists, the reflexive anti-militarism of the 1960s has given way to a more nuanced view. Although hard-pressed to match self-aggrandizing conservative claims of being one with the troops, progressives have come to appreciate the potential for using the armed services to advance their own agenda. Do-gooders want to harness military power to their efforts to do good. Thus, the most persistent calls for U.S. intervention abroad to relieve the plight of the abused and persecuted come from the militant Left. In the present moment, writes Michael Ignatieff, "empire has become a precondition for democracy." Ignatieff, a prominent human rights advocate, summons the United States to "use imperial power to strengthen respect for self-determination [and] to give states back to abused, oppressed people who deserve to rule them for themselves."

The President as Warlord

Occasionally, albeit infrequently, the prospect of an upcoming military adventure still elicits opposition, even from a public grown accustomed to war. For example, during the run-up to the U.S. invasion of Iraq in the spring of 2003, large-scale demonstrations against President Bush's planned intervention filled the streets of many American cities. The prospect of the United States launching a preventive war without the sanction of the U.N. Security Council produced the largest outpouring of public protest that the country had seen since the Vietnam War. Yet the response of the political classes to this phenomenon was essentially to ignore it. No politician of national stature offered himself or herself as the movement's champion. No would-be statesman nursing even the slightest prospects of winning high national office was willing to risk being tagged with not supporting those whom President Bush was ordering into harm's way. When the Congress took up the matter, Democrats who denounced George W. Bush's policies in every other respect dutifully authorized him to invade Iraq. For up-and-coming politicians, opposition to war had become something of a third rail: only the very brave or the very foolhardy dared to venture anywhere near it.

More recently still, this has culminated in George W. Bush styling himself as the nation's first full-fledged warrior-president. The staging of Bush's victory lap shortly after the conquest of Baghdad in the spring of 2003 -- the dramatic landing on the carrier USS Abraham Lincoln, with the president decked out in the full regalia of a naval aviator emerging from the cockpit to bask in the adulation of the crew -- was lifted directly from the triumphant final scenes of the movie Top Gun, with the boyish George Bush standing in for the boyish Tom Cruise. For this nationally televised moment, Bush was not simply mingling with the troops; he had merged his identity with their own and made himself one of them -- the president as warlord. In short order, the marketplace ratified this effort; a toy manufacturer offered for $39.99 a Bush look-alike military action figure advertised as "Elite Force Aviator: George W. Bush -- U.S. President and Naval Aviator."

Thus has the condition that worried C. Wright Mills in 1956 come to pass in our own day. "For the first time in the nation's history," Mills wrote, "men in authority are talking about an ‘emergency' without a foreseeable end." While in earlier times Americans had viewed history as "a peaceful continuum interrupted by war," today planning, preparing, and waging war has become "the normal state and seemingly permanent condition of the United States." And "the only accepted ‘plan' for peace is the loaded pistol."

Thursday, May 15, 2008

Khói xe và mùi hoa và...tương lai con người

Một nghiên cứu mới nhất của Đại Học Virginia, Mỹ cho thấy ô nhiễm không khí do khói bụi công nghiệp và sinh hoạt hằng ngày của con người gây ra đã làm giảm mùi thơm của hoa. Điều này ảnh hưởng gì tới con người?

Vì mùi thơm của hoa không lan xa như xưa nên ong sẽ không tìm được hoa, điều này ảnh hưởng tới dân số ong. Dân số ong giảm dẫn tới những cây trồng và cây thiên nhiên thụ phấn nhờ côn trùng bị ảnh hưởng, và cuối cùng cân bằng của hệ sinh thái bị ảnh hưởng, trong đó có con người, thủ phạm gây ra ô nhiễm lúc đầu.

Tại sao hương thơm của hoa không lan xa như xưa được? Vì không khí đầy những phân tử bụi ô nhiễm sẽ bám vào những phân tử khí tạo ra mùi thơm từ phấn hoa làm giảm quãng đường mà những phân tử khí này có thể lan tỏa. Cho đến thế kỷ 19, hương hoa có thể lan tỏa đến một khoảng cách 4000 feet, hiện nay chỉ còn 650 feet.

Saturday, May 10, 2008

Người Nga tìm lại chính mình

Ngày Chiến Thắng 9 tháng 5 năm 2008. Lần đầu tiên sau 17 năm người Nga tự hào tổ chức lễ mừng chiến thắng Phát Xít Đức theo kiểu truyền thống đánh dấu sự trở lại của nước Nga sau khi Chủ Tịch Gorbachev lỡ dại nghe lời Tổng Thống Mỹ Reagan tự đẩy quốc gia mình xuống hố năm 1991.

VDay0816.jpg picture by diehardcat

VDay0863.jpg picture by diehardcat

VDay0864.jpg picture by diehardcat

VDay0867.jpg picture by diehardcat

Vday0868.jpg picture by diehardcat

VDay0806.jpg picture by diehardcat

VDay0807.jpg picture by diehardcat

VDay0808.jpg picture by diehardcat

VDay0809.jpg picture by diehardcat

VDay0810.jpg picture by diehardcat

VDay0811.jpg picture by diehardcat

VDay08.jpg picture by diehardcat

VDay0802.jpg picture by diehardcat

VDay0804.jpg picture by diehardcat

VDay0805.jpg picture by diehardcat

VDay0840.jpg picture by diehardcat

VDay0841.jpg picture by diehardcat

VDay0844.jpg picture by diehardcat

VDay0845.jpg picture by diehardcat

VDay0846.jpg picture by diehardcat

VDay0848.jpg picture by diehardcat

VDay0849.jpg picture by diehardcat

VDay0850.jpg picture by diehardcat

VDay0851.jpg picture by diehardcat

VDay0853.jpg picture by diehardcat

VDay0853.jpg picture by diehardcat

VDay0815.jpg picture by diehardcat

VDay0817.jpg picture by diehardcat

VDay0856.jpg picture by diehardcat

VDay0819.jpg picture by diehardcat

VDay0858.jpg picture by diehardcat

VDay0820.jpg picture by diehardcat

VDay0859.jpg picture by diehardcat

VDay0822.jpg picture by diehardcat

VDay0860.jpg picture by diehardcat

VDay0823.jpg picture by diehardcat

VDay0824.jpg picture by diehardcat

VDay0825.jpg picture by diehardcat

VDay0826.jpg picture by diehardcat

VDay0827.jpg picture by diehardcat

VDay0828.jpg picture by diehardcat

VDay0829.jpg picture by diehardcat

VDay0830.jpg picture by diehardcat

VDay0832.jpg picture by diehardcat

VDay0833.jpg picture by diehardcat

VDay0835.jpg picture by diehardcat

VDay0836.jpg picture by diehardcat

VDay0837.jpg picture by diehardcat

VDay0838.jpg picture by diehardcat

VDay0839.jpg picture by diehardcat

VDay0814.jpg picture by diehardcat

VDay0813.jpg picture by diehardcat