Wednesday, April 25, 2012

Philip Bowring - China’s selective reading of history weakens its South China Sea claims

"China’s ethnocentric reading of the past neither bolsters its territorial claims in the South China Sea, nor helps to promote peace with its neighbors." --Philip Bowring 

The tendency of the Communist Party government in China, as elsewhere, to rewrite history to reflect changes in personnel or ideology is well known. Less noticed, however, is the tendency to rewrite national history to justify expansionist foreign policies. The recent stand-off between Chinese and Philippine ships is a case in point.

The confrontation resulted from Philippine attempts to arrest Chinese vessels fishing in the area of what is known in English as the Scarborough Shoal, to China as Huangyan Island, and to the Philippines as Panatag Shoal. This is a collection of rocks, reefs and lagoons in the South China Sea about 200 kilometers west of Subic Bay, the former US naval base. It is approximately three times that distance to the mainland of China and more than twice that to Taiwan.

Thus, it lies clearly within the Philippines’s exclusive economic zone of 200 nautical miles (370 kilometers). Chinese vessels would have a right to fish in its waters if the shoal could be shown to be genuinely Chinese.

China’s case as expounded by the Foreign Ministry is one where the only history that matters is Han Chinese. Its claim reads: “It is China who first discovered Huangyan Island” and “drew into China’s map in China’s Yuan dynasty (1271-1368AD)”. This is like Europeans claiming that they got to Australia before the Aboriginals or the Americas before Native Americans.

As China in particular should be well aware, 700 years is not very long. Chinese were actually latecomers to navigation beyond coastal waters. For centuries, the masters of the oceans were the Malayo-Polynesian peoples who colonized much of the world, from Taiwan to New Zealand and Hawaii to the south and east, and to Madagascar in the west. Bronze vessels were being traded with Palawan, just south of Scarborough, at the time of Confucius.

When Chinese Buddhist pilgrims like Faxian went to Sri Lanka in the 5th century, they went in ships owned and operated by Malay peoples. Ships from what is now the Philippines traded with Funan, a state in what is now southern Vietnam, 1,000 years before the Yuan dynasty.

China makes much of the early 15th century expeditions of Zheng He to the Indian Ocean and Africa. But Indonesians had been crossing that ocean at least 1,000 years earlier, settling in Madagascar, the fourth-largest island in the world. Their twin-outrigger ships enabled quite swift passage across the ocean, and the Indonesians also left their mark on the coast of Africa before being supplanted by Indian and then Arab traders.

It is absurd to imply that the ancestors of today’s Filipinos were unaware of the Scarborough Shoal, which lay relatively close to their shores and on the route to Vietnam. No one settled there because the rocks are, for practical purposes, uninhabitable. The fact that it was put on a map in 1279 does not make it Chinese any more than Taiwan was Chinese until occupation by and settlement from the mainland some 300 years ago. For the preceding 4,000 years, Taiwan had been the domain of Malay peoples related to today’s Filipinos.

China also justifies its claims to Scarborough Shoal by reference to the Treaty of Washington (1900) and the Treaty of Paris (1898) between the old colonial power, Spain, and the new one, the US. It is bizarre to find China, which is so keen to deem colonial-era treaties as “unequal”, resorting to them to make its case. Beijing argues that because there is no mention of Scarborough/Panatag/Huangyan in either treaty, it was not included in Philippine territory.

Given the number of islands comprising the Philippines, this is irrelevant. The treaties both refer to the “Philippine archipelago” and by any normal definition of archipelago, Scarborough falls within that, even if it is marginally to the west of longitude 118 degrees east mentioned in the treaties.

The weakness of China’s case explains why it is not prepared to discuss overlapping claims with its regional neighbors as a group, and why it will not submit South China Sea issues to international arbitration under the terms of the UN Convention on the Law of the Sea. In the case of the (never inhabited) Scarborough Shoal, its claims would almost certainly be rejected.

The fact that China has a long record of written history does not invalidate other nations’ histories as illustrated by artifacts, language and genetic affinities, the evidence of trade and travel. Indeed, advances in science are uncovering huge areas of unwritten history of people who either had no writing or, as in the case of the Indian-derived scripts found in pre-colonial Southeast Asia, including the Philippines, were written on palm leaves and other materials which decayed long ago.

China’s current power may make such issues of actual history irrelevant. But if it wishes to be respected by its Southeast Asian neighbors, and in particular the 400million Malays of the island states (Indonesia, the Philippines, Brunei and east Malaysia), it had better develop some respect for their history. Han sense of superiority may seem justified by the role of overseas Chinese commerce – much helped by Western colonialism – in modern times. But it cannot be assumed to be permanent and is a poor basis for regional peace.

In Hong Kong, this sense of superiority is even proclaimed by the government in attitudes to brown Asians, be they Afghanistan’s cricket team or the warning against travel to the Philippines. “Asia’s world city” should feel ashamed.

Philip Bowring is a Hong Kong-based journalist and commentator




Tuesday, April 24, 2012

Cận cảnh căn cứ của 'Quân lực VNCH' trên đất Mỹ


Sau cuộc 'rút lui chiến lược' với một tốc độ hết sức ấn tượng từ VN sang Mỹ từ 37 năm trước, 'Quân lực VNCH' đã được tổ chức lại và thành lập căn cứ kháng chiến tại các bãi đậu xe trong khu người Việt ở Orange County.  Dưới đây là những hình ảnh mới nhất về căn cứ này.  

Quân nhân của các binh chủng thì vì chưa đến ngày 'Quốc hận' và bận công việc khác nên chưa lên đồ ra trình diện.  Lưu ý ở Mỹ thì làm lính 'QL VNCH' chỉ là nghề tay trái hay trò giải trí.  Mấy thằng ác mồm ác miệng nó còn cho là trò hề nữa í chứ, nhưng kệ tụi nó, tới ngày 'Quốc hận' mình cứ lên đồ xếp hàng cho thiên hạ lé mắt và sợ vãi đái chơi!

Trang bị của không quân hay hải quân thì giờ này đang tạm thời dùng mô hình đồ chơi.

Còn dưới đây hình ảnh của binh chủng thiết giáp.  Mấy chục năm xin tiền 'đồng minh' Mỹ mua xe tăng nhưng chưa được chấp thuận nên 'quân lực' tạm dùng hai chiếc xe Jeep đồ cổ hàng độc này thay thế xe tăng.  Để ý ngay đầu xe có sơn 'QL VNCH', chứng minh đồ này không phải đồ dỏm:







Được sự cho phép của thành phố trên hai đoạn đường ngắn ở trung tâm khu người Việt, 'quân lực' đã cho trang trí 'cờ quốc gia' ở bên đường và dĩ nhiên là phải có cờ 'đồng minh' Mỹ tựa mặt  vì dù sao 'quân lực' cũng đang ở đậu nhà 'đồng minh' và như vậy thì mới oai hơn nhiều.  Nhưng năm nay vì thiếu tiền nên cờ cũng ít đi nhiều.  Chán! Thời buổi kinh tế khó khăn, tiền không có  ăn nói gì tới cờ với quạt! 




Ở ngay trung tâm khu này, 'Quân lực' tổ chức triển lãm lề đường tố cáo 'tội ác CS':




Cái mall bên kia đường ngay đối diện phòng triển lãm tội ác CSVN lề đường không biết của thằng nào láo không cho 'quân lực' treo 'cờ quốc gia'.  Chắc lại phải biểu tình bắt nó tỏ rõ lập trường CC quá!


Thursday, April 19, 2012

NHƯ CHƯA TỪNG CÓ CUỘC ĐU CÀNG

Gần đúng 39 năm trước, chuyến bay cuối cùng của hãng hàng không World Airways đã cất cánh khỏi Đà nẵng. Dưới đây là câu chuyện qua băng ghi hình:




00:17 Tường thuật từ Sài Gòn của phóng viên Đài TV CBS vào ngày 29 tháng 3 cho biết có hàng ngàn người túa ra sân bay Đà Nẵng bằng mọi phương tiện để cố leo lên được máy bay di tản trước những người khác.

00:39 Cửa sau của máy bay vừa hạ xuống thì những con người hốt hoảng dẫm đạp lên nhau để ào lên máy bay. Phi công báo cáo từ buồng lái cho biết tình trạng hỗn loạn đã vượt ngoài vòng kiểm soát.

00:57 Nhiều lần phi công đã lái máy bay đi để hy vọng làm đứt đoạn đám đông bám vào cầu thang ở phía sau. Không có một sự kiểm soát nào cả vì những chỉ huy cao cấp của quân đội đã bỏ chạy hết bỏ lại lính tráng tự lo liệu.

01:16 Đàn ông leo lên hết người này đến người khác và gạt phụ nữ, trẻ em sang một bên. Sự căng thẳng và hoảng sợ ngày càng tăng. Những người đàn ông được trang bị vũ khí đầy đủ trở nên nguy hiểm. Họ bỏ lại vợ con và cha mẹ già lại trên đường băng và chen lấn để lên được máy bay.

01:38 Hai nhân viên của CBS News không dám rời máy bay để xuống dưới đất quay phim vì biết rằng họ không thể trở lên được. Một nhân viên tin tức đã bị kẹt lại dưới đường băng vì bị người khác chen đẩy ra ngoài.

01:50 Nhân viên phục vụ trên máy bay lôi mọi người vào chỗ và cùng lúc hét lớn: 'Đàn bà và trẻ con ở đâu hết rồi?' Họ nhét 4, 5, 6 người vào hàng ghế chỉ có 3 chỗ ngồi, và cuối cùng cũng hết chỗ nhưng vẫn còn người cố leo lên cầu thang phía sau. Những người lính bị bỏ lại giận dữ bắn súng lớn súng nhỏ vào máy bay nhất quyết rằng họ mà không đi được thì không ai có thể đi được. Một trái lựu đạn đã nổ dưới một bên cánh và làm hư hại nó.

02:15 Không thể chạy trên đường băng vì bị chặn, chiếc máy bay chạy sang đường dẫn ra đường băng cố tránh né người và xe và có thể đã cán lên chúng. Khi máy bay cất cánh nhiều người vẫn còn cố bám vào cầu thang và bánh xe. Bảy người rớt xuống khi máy bay lên đến độ cao 1000 feet hay hơn nữa (hơn 300m). Khi máy bay lên đến 6000 feet, một người đàn ông vẫn còn kẹt ở cầu thang và được lôi vào trong.

02:50 Khi bên trong máy bay đã tạm yên xuống. Nhân viên phục vụ bắt đầu đếm người. Có 268 hành khách trên máy bay. Trong đó chỉ có 5 người đàn bà và 3 đứa trẻ, phần còn lại có một số người mà Tổng thống Thiệu bảo là sẽ ở lại bảo vệ Đà Nẵng. Họ không có biểu hiện nghĩ ngợi gì về những người bị bỏ lại mà chỉ cám ơn World Airways đã cứu sống họ trong khi chiếc bay này có nhiệm vụ chở đàn bà và trẻ em di tản.

03:14 Trong khi máy bay phải bay thấp vì cầu thang phía sau không đóng lên được, phi công giám định hư hỏng của máy bay. Đạn làm hư hỏng đường dẫn xăng và do đó máy bay bị rò rỉ xăng. Phi công không chắc rằng bánh đáp sẽ hoạt động bình thường vì có người ở trong hầm bánh đáp. Bình thường, đường bay này mất khoảng 50 phút nhưng lần này mất hơn một giờ rưỡi. Một chiếc máy bay của World Airways tiến đến gần bên hông để giám định mức độ hư hại và cho biết cửa khoang chứa hàng đang mở và có đầy người trong đó.

04:24 Không biết rằng hệ thống bánh đáp sẽ hoạt động tốt hay không phi công đã cho chiếc máy bay gần hết xăng đáp xuống một cách thận trọng trên đường băng ở Sài Gòn và những người lính đào ngũ trên máy bay reo mừng. Khi máy bay lái đến chỗ đậu, lính chui ra từ khoang hành lý.

Chuyến bay di tản cuối cùng khỏi Đà Nẵng World Airways 727-100 này có sức chứa 120 chỗ ngồi nhưng trong lúc hỗn loạn đã mang hơn 300 người trong khoang hành khách, khoang chứa hành lý và hầm bánh đáp.

36 kế, chạy là thượng sách nên 'quân lực' VNCH rất thích vài giỏi dùng cách này nhất. Đàn bà và con nít không thể giành chạy với các anh!

Mỹ chạy trước, chỉ huy 'quân lực' chạy theo sau khi hô hào các anh 'tử thủ'.

Các anh muốn được tiếp tục sát cánh với chỉ huy và 'đồng minh' cả trong khi chạy nên bằng mọi giá phải bám càng bỏ lại cả gia đình.

Sang đến Mỹ có đủ khoảng cách an toàn thì các anh lại tập hợp diễu hành trông thật oai phong lẫm liệt như chưa từng có cuộc đu càng lịch sử ngày nào.

http://www.youtube.com/watch?v=TNTnsYHfjPI

http://youtu.be/TNTnsYHfjPI

Monday, April 9, 2012

BBC Panorama - Poor America

Meo giới thiệu: Tới mùa bầu cử, BBC làm chương trình này cho thấy hiện trạng của người nghèo ở Mỹ.  Vấn đề này càng ngày càng trở thành trầm trọng.  Hồi Obama tranh cử, dân đen hy vọng Obama sẽ thay đổi tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng này và Obama cũng hứa hẹn thế nhưng kết quả là từ khi Obama lên đã có thêm người phải xin trợ cấp thực phẩm và số người không có bảo hiểm sức khỏe cũng tăng.

Video này nói về tình trạng vô gia cư và thiếu ăn và không có bảo hiểm y tế. 

Vì những người trong tuổi lao động phải hoàn toàn tự túc, và họ chỉ được lãnh trợ cấp vài tháng một khoảng thời gian nhất định, cho nên những người mua nhà rất dễ bị mất nhà vì tiền trợ cấp thường không đủ trả tiền nhà và tiền ăn.  Thuê nhà đàng hoàng giá cũng cao cho nên nếu thất nghiệp lâu hết tiền trợ cấp thì chỉ còn cách ra đường ngủ.

Có những 'thành phố lều' mọc lên ở Mỹ.  Nhà làm phim chọn trường hợp đầu tiên là thành phố Las Vegas, 'thủ đô của chủ nghĩa tư bản' để cho thấy rõ sự tương phản giàu nghèo ở Mỹ trên đỉnh và dưới đáy. 

01:10: Phỏng vấn hai người ở chung với nhau ở dưới cống thoát nước mưa dưới thành phố Las Vegas.  Hệ thống này dài tổng cộng khoảng 200 miles và ước tính có khoảng 300-400 người ở như thế.  Lúc mưa thì đồ đạc có thể bị trôi đi.  Ban ngày hai người này kiếm tiền bằng cách phát quảng cáo cho một chỗ chơi nào đó.  Họ từng có một cuộc sống tương đối tốt trước đó.

04:30: Xe bus đón học sinh ở những nhà trọ rẻ tiền.  Có 1,5 triệu trẻ em vô gia cư ở Mỹ.  Nhà làm phim đến một trường có nhiều trẻ em vô gia cư để thăm.  Trường này có gần nửa là trẻ em như vậy, và họ chọn một gia đình tiêu biểu.  Gia đình này phải ở trong một cái trailer bỏ hoang không có điện nước vài tháng sau khi người chồng mất việc.  Sau đó người chồng tìm được việc bán thời gian nên có tiền ở nhà trọ.  Việc làm sửa xe của người đàn ông này không xin được tiền thất nghiệp.  Số người thất nghiệp từ khi Obama lên đã tăng thêm 3 triệu.  Hiện nay có 47 triệu người được xếp vào mức nghèo.

07:50: Một làn sóng giận dữ nổi lên khắp nước Mỹ vì 1/5 thu nhập rơi vào tay của 1/100 giàu nhất.  Nước Mỹ đang bị chia rẽ một cách sâu sắc.

08:12: Lúc tranh cử Obama hứa hẹn sẽ đem công ăn việc làm trở lại cho nước Mỹ và tuyên bố chắc như bắp rằng 'những thử thách sẽ được đáp ứng'.  Nhưng Obama đã gặp những rào cản ở QH.  Đảng CH trong quốc hội nói dân nghèo phải cố gắng làm việc hơn chứ không nhà nước không nên bố thí.  Một trong những ứng viên tt hàng đầu của đảng CH đề nghị con nít nên tham gia lao động để được trả lương.  Phe CH không đồng ý rằng số người đó là nghèo vì theo họ phân nửa số đó có computer và 40% có TV màn hình rộng.  Luôn có đầy đủ thực phẩm để dùng và 96% được phỏng vấn bảo rằng con họ không bị đói bất cứ lúc nào trong năm.

10:20: Nhưng trở lại trường học có gần nửa hs vô gia cư thì những cô giáo ở đó thấy một hiện thực khác.  Trường cho ăn trong tuần và đến mỗi thứ sáu họ đều chuẩn bị đồ ăn trong túi nhựa cho hs đem về ăn cuối tuần.  Họ dùng đồ ăn ăn liền vì nhiều hs ở nhà không có bếp.  Có 20 triệu hộ bốn người có thu nhập dưới 11 ngàn/năm.  Con số nghèo nặng đã bùng nổ dưới thời Obama.  Người làm trong căn-tin nói bà ta thấy hs thường bỏ đồ ăn vào túi để ăn thêm vì còn đói.  Những hs này không được ăn đầy đủ ở nhà.  Họ tập họp một nhóm hs nghèo và phỏng vấn.  Một em gái tên Leslie nói thấy một lần mẹ em ăn chuột.  Hai em trai kia thì nói ở nhà thường không có bữa tối và các em nhịn đói đi ngủ chờ sáng vào trường ăn.  Mẹ một em đang có bầu và nghĩ có nên cho đứa bé khi sinh ra không và em này băn khoăn rằng làm như vậy không biết có tốn tiền không.

13:30: Đảng CH cho rằng chuyện này không phải là phổ biến cho nên không cần thêm tiền giúp người nghèo vì nước Mỹ không có khả năng.  Bộ Nông nghiệp Mỹ bảo có 6,4 triệu người bị đe dọa an ninh lương thực.  Người được phỏng vấn không đồng ý bảo rằng theo định nghĩa, những người đó trong năm có vài lúc không đủ thực phẩm thôi.  Phần lớn hs trường nói trên học trễ một hai năm vì gia cảnh khó khăn.

28:33: hoảng 500 người không có bảo hiểm y tế xếp hàng 4 tiếng đồng hồ để được vào khám miễn phí.  Người tổ chức chương trình này ngày xưa tổ chức khám từ thiện miễn phí ở rừng rậm Amazon nhưng nay thấy rằng ở ngay nước Mỹ cũng cần có những buổi khám như thế.  50 triệu người Mỹ hiện nay không có bảo hiểm y tế, tăng 4 triệu so với lúc Obama nhậm chức.

18:08: Một người đàn ông đến khám vì bị sa ruột đã 10 năm.  Người này không có bs gia đình và chi phí bảo hiểm hằng năm sẽ mất khoảng 5000 cho hai vợ chồng.  Số tiền này gần bằng tổng số ông ta kiếm được trong một năm với nghề thợ xây.  BS ở đó khuyên ông ta đi đại vào phòng cấp cứu ở bệnh viện với lý do ruột ông ta lòi ra ngoài thì có thể gây ra biến chứng khác nguy hiểm đến tính mạng nhưng ông này lo tiền chi phí sẽ rất cao và biết chắc rằng mình không có khả năng trả.  Nhưng nghe bs nói về biến chứng ông ta càng lo thêm.

20:42: Hơn 40% người Mỹ khăng khăng rằng khám bệnh thì nhất quyết phải có tiền trả.  Ở một buổi tranh luận giữa các ứng viên đảng CH, trả lời câu hỏi của chủ tọa: Nếu một người không mua bảo hiểm bị tai nạn và hôn mê thì ai trả tiền? Ứng viên Ron Paul trả lời với ngụ ý: 'tự do là vậy, anh có quyền liều và phải gánh hậu quả' và cử tọa vỗ tay tán thưởng.  Không có một ứng viên tổng thống nào trong cuộc tranh luận đó đứng ra nói rằng, chấm dứt chăm sóc y tế và để cho một người chết vì người đó không có bảo hiểm y tế là một sai lầm  về mặt đạo đức

21:43: Trở lại người đàn ông bị sa ruột, ông này sau đó đã đến bệnh viện và được cho biết chi phí mổ là 20.000 và nếu không mổ sẽ có khả năng bị hoại tử.  Nhưng ông này đã quyết định về nhà.

22:00: Một số nơi ở Mỹ đã bị bỏ hoang vì mất việc làm.  Thành phố Detroit nhìn thảm hại hơn Beirut.  Obama đã dùng nhiều tỉ để vực dậy ngành công nghiệp xe hơi ở tp này, xd cơ sở hạ tầng và chống nghèo nhưng ông ta phải đang đứng trước một cuộc sụp đổ lịch sử của ngành sản xuất ở tp này.  Nó đã mất nửa số dân và không có tiền nên nhiều trường học đã đóng cửa và sụp đổ.  Sở cảnh sát, tòa án cũng thế.  Đèn đường bị cúp hoàn toàn.

23:58: Chính quyền tiểu bang tiếp tục cắt giàm tiền giúp người nghèo trong khi đó cũng giảm thuế cho doanh nghiệp.  Đảng CH tin rằng thị trường chứ không phải là tiền giúp người nghèo sẽ mang lại công ăn việc làm.  Với tình trạng thất nghiệp và cắt giảm chi phí cho xh đó, người dân nghèo đã dọn ra ở ngoài rừng bên cạnh freeway, cách Detroit 45 phút, và đây là một trong những thành phố lều ở Mỹ.  Người ta đã chọn nơi đây để sống trong mùa đông.  Một cặp ở đây đã một năm.  Đêm ngủ họ dùng tay chà vào mặt cho ấm.  Người thanh niên trước đó có đến một chỗ tạm trú cho người không nhà của chính quyền nhưng không được nhận và được chỉ đến 'thành phố lều' vì nơi đó đã quá tải.

36:30: Đối diện với phóng viên, phó thống đốc Michigan nói đại khái rằng thà cho những người vô gia cư đó ở lều chứ nếu vung tiền giúp chỗ ở cho họ thì sẽ dẫn đến sụp đổ toàn diện ảnh hưởng đến tất cả và muốn thay đổi- cải thiện thì phải từ từ không gấp được.

Sunday, April 1, 2012

Trần Thanh Tịnh - Dăm đại gia nắm nửa già thế giới

TS James B. Glattfelder, nhà toán học trẻ tuổi ở Viện Công nghệ Cao cấp Zurich (Thụy Sĩ) đã phát hiện ra rằng, chỉ có 147 công ty hiện đang sở hữu nửa già số của cải trên hành tinh chúng ta. Và đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Tồn tại nguy cơ rằng, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, thế giới có thể đang bị chi phối bởi một nhóm dăm ba cự phú đã tập trung vào tay mình đại bộ phận nguồn lực của nhân gian.

Phát hiện lớn từ những điều đơn giản nhất

Viện Công nghệ  Cao cấp Zurich (Thụy Sĩ) là một trung tâm trí tuệ nổi tiếng thế giới với những tên tuổi rất lừng lẫy của hơn 20 nhà khoa học từng được nhận giải Nobel. Đây cũng là nơi làm việc của nhà thiết kế tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới (V-2) Wernher von Braun (1912-1977). Nhà khoa học đại tài này từng phục vụ cho chế độ Quốc xã nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bí mật sang Mỹ cư trú và trở thành công dân Mỹ, cũng đã làm việc cho dự án tên lửa đạn đạo liên lục địa ở đây, rồi gia nhập đội ngũ Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) với chức vụ Giám đốc Trung tâm vũ trụ Marshall và Kiến trúc sư trưởng của tên lửa vũ trụ Saturn đưa các nhà du hành Mỹ đặt chân lên mặt trăng…

Chính tại trung tâm trí tuệ này mà TS James B. Glattfelder đã khởi xướng dự án riêng độc đáo của mình để tìm hiểu về việc: liệu có mối liên hệ bí mật nào hay không giữa những công ty hàng đầu thế giới?  Dự án này nảy sinh từ một câu hỏi xem ra không có gì phức tạp: trên thế giới hiện đang hoạt động ít nhất là gần 37 triệu công ty, tức là có ít nhất cũng gần 37 triệu CEO (giám đốc điều hành). Liệu giữa họ có mối liên hệ nào không? Biết đâu giữa họ cũng có những thân bằng cố hữu? Hoặc bạn đồng môn? Biết đâu, nhiều người trong số lãnh đạo các công ty này lại phụ thuộc vào nhau bởi các mối quan hệ trên dưới, ngang dọc trong các công ty mẹ và công ty con, hoặc trong các tập đoàn?

Trong thời đại thông tin rộng mở hiện nay, tìm ra câu trả lời cho một vấn đề tưởng chừng nhiêu khê như thế không quá dễ nhưng cũng không phải quá khó. Và câu trả lời hiện ra rất đáng kinh hãi: Dường như thế giới hiện nay đang bị điều hành chỉ bởi một “siêu tập đoàn” và chính nó đang giật dây mọi sự đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.

Để xây dựng mô hình toán học của hệ thống siêu tập đoàn toàn cầu, các chuyên gia dưới sự chỉ đạo của TS James B. Glattfelder đã phải xử lý một khối lượng khổng lồ các dữ liệu phản ánh các mối quan hệ sở hữu giữa các công ty xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới. Theo lời TS James B. Glattfelder, “hiện thực phức tạp tới mức chúng tôi đã phải rời bỏ các giáo điều sẵn có, kể cả lý thuyết âm mưu (conspiracy theory) hay lý thuyết thị trường tự do. Những phân tích của chúng tôi chỉ dựa trên những dữ liệu thực tế”.

Bằng các thuật toán của mình, phân tích các dữ liệu về 37 triệu công ty và các nhà đầu tư có trên máy chủ Orbis C từ năm 2007, TS James B. Glattfelder cùng các đồng nghiệp  đã  lọc ra chỉ còn một nhóm tương đối độc lập hơn gồm 1.318 công ty mà quan hệ giữa chúng với nhau khó có thể gọi bằng từ gì khác ngoài “chung một dòng máu”. Mỗi một công ty trong nhóm này bị phát hiện là có những mối liên hệ chặt chẽ với hai hoặc từ ba công ty khác trở lên (chỉ số trung bình các công ty mang tính họ hàng này là 20!). Và mặc dầu thu nhập chính thức của các công ty này không vượt quá 20% lợi nhuận kinh doanh toàn cầu chung nhưng thông qua các công ty con của mình, chúng gần như sở hữu đại bộ phận các hãng trên thế  giới hoạt động trong khu vực kinh tế “thực tế”. Bằng cách này, vòi bạch tuộc của các “tập đoàn khủng long” nắm trong tay khoảng 60% doanh thu toàn cầu.

Rồi từ đó, các nhà khoa học lại lọc tiếp để có danh sách 147 công ty có  quan hệ với nhau chặt chẽ và rõ ràng hơn. Cổ phiếu của những công ty này giao cắt nhau tới mức trong thực tế chúng cùng tạo nên một tổng hòa  tài chính kiểm soát tới 40%  vốn liếng của thế giới.

Từ nhóm trên, TS James B. Glattfelder cùng các đồng nghiệp lại lọc tiếp ra một top-ten các công ty “siêu hàng đầu” (danh sách này có thể thay đổi theo thời gian), có thể được coi như là 10 đại gia còn gắn bó với nhau siêu hơn nữa. 10 công ty này chung nhau ở một số rất ít “cự phú” (giấu mặt) nào đó. Thí dụ như một công ty bề ngoài cực nhỏ nào đó ở bang X nơi thâm sơn cùng cốc  nào đó của nước Mỹ…

Đồng “tiền” tương ứng

Dưới con mắt của TS James B. Glattfelder, 10 công ty hàng đầu đó chủ yếu ở hai nước Mỹ và Anh. Đó là:
1. Barclays (Anh, giá trị cổ phiếu: 55 tỉ USD; lãnh đạo: Marcus Agius thuộc gia tộc Rothschild; hoạt động trong lĩnh vực tài chính); 
2. Capital Group (Mỹ, 1 nghìn tỉ USD; David Fisher, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Tiền tệ thế giới; tài chính); 
3. FMR Corporation (3,3 nghìn tỉ USD; Mỹ; gia đình Johnson; tài chính); 
4. AXA (90 tỉ USD; Pháp; Henri de Castries, thành viên đời thứ năm của dòng họ Castries; bảo hiểm); 
5. State Street Corporation (730 triệu USD; Mỹ; Jay Hooley, thành viên Diễn đàn dịch vụ tài chính; tài chính); 
6. JP Morgan Chase (2,3 nghìn tỉ USD; Mỹ; James Dimon, cựu lãnh đạo City - Group; tài chính); 
7.Legal & General Group  (500 tỉ USD; Anh; John Stewart; tài chính); 
8. Vanguard Group (1,6 nghìn tỉ USD; Mỹ; William McNabb, cựu thành viên chính phủ; đầu tư);  
9. UBS AG (1,7 nghìn tỉ USD; Thụy Sĩ; Sergio Ermotti, từng làm việc ở UniCredit và Merrill Lynch; tài chính, ngân hàng); 
10. Merrill Lynch & Co. (1,6 nghìn tỉ USD; Mỹ; được Bank of America mua lại; tài chính).

Có thể thấy rằng, lãnh đạo các hãng lớn này đều thuộc loại tinh hoa quốc tế. Thí dụ như Marcus Agius (sinh năm 1946) chẳng hạn, được đánh giá là một trong những đại diện xuất sắc nhất của gia tộc Rothschild từ thế kỷ XVIII tới nay vốn đã có không ít những anh tài trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Marcus Agius từng học ở Trường Cao đẳng St. George, Weybridge và từng có bằng thạc sĩ  MBA về cơ khí và kinh tế tại Trinity Hall, Cambridge và tại Trường Kinh doanh Harvard.

Marcus Agius vào làm Giám đốc không điều hành Tập đoàn Barclays từ ngày 1/9/2006 và từ ngày 1/1/2007 lên làm Chủ tịch hội đồng giám đốc ở đây. Ông cũng là Giám đốc không điều hành trong ban quản trị mới của Hãng BBC. Mức lương hàng năm của ông tại Tập đoàn Barclays là 750 nghìn USD…

Các nhà lãnh đạo khác trong các công ty thuộc top-ten trên có thể không phải “con dòng cháu giống” như Marcus Agius nhưng cũng từng ở những vị trí lãnh đạo ở nhiều đơn vị kinh tế lừng lẫy khác cũng thuộc top-ten này. Bởi vậy, rất đáng ngạc nhiên nếu những công ty này không duy trì những mối quan hệ thân hữu ngoài luồng với nhau ngay cả trong hiện tại. Trong khi đó để tìm các nhà quản lý chuyên nghiệp trước đây không hề dính líu tới top-ten này để giao cho họ nhiệm vụ quản lý chúng là một việc đâu có quá phức tạp.

Cũng rất dễ thấy rằng, các nhà quản lý lừng lẫy đang trụ ở những vị trí quan trọng ở các công ty thuộc top-ten trên thường là đồng môn, tức là đã cùng học, có thể trong những giai đoạn khác nhau, ở một số học đường thượng lưu nào đó.

Trong tiểu sử các nhà quản lý trên còn có những chi tiết khá thú vị. Có người trong số họ từng là thành viên nội các (như William McNabb ở Vanguard Group). Người khác từng làm việc tại IMF (như David Fisher ở Capital Group)… Còn như Jay Hooley ở State Street Corporation thì còn tham gia cả Diễn đàn dịch vụ tài chính. Địa chỉ của Diễn đàn này là ở Washington và như được giới thiệu một cách mù mờ trong tiểu sử chính thức của Hooley, đó là “một tổ chức không chính thức liên kết 18 nhà quản trị doanh nghiệp”.Thực sự chỉ là “liên kết” thôi ư? Một khi những CEO thành đạt mang dáng vẻ người Anh - Saxon (Hooley đúng là người có ngoại hình như thế) gặp mặt nhau thì họ sẽ làm gì? Chỉ ngồi bên lò sửa uống whisky thôi ư? Hay chỉ chơi golf thôi ư? Ai mà biết được!

Tiềm ẩn nguy cơ

Nếu thực sự thế giới đang bị giật dây bởi một nhóm nhỏ dăm ba những siêu tập đoàn như trong công trình nghiên cứu của TS James B. Glattfelder và các đồng sự, điều gì sẽ xảy ra? Thực ra, hiện tượng trên không có gì mới mà đã từng được mô tả trong các trước tác của Lênin. Và các nhà nghiên cứu người Anh và người Đức cũng đã từng đề cập tới việc này trước Lênin. Đồng tiền bắt đầu ra mặt cai quản hệ thống chính trị thế giới từ những năm đầu tiên của thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, khi tài nguyên thiên nhiên và các nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt, vấn đề trên sẽ trở nên trầm trọng và nguy hiểm hơn.

Theo nhận định của chuyên viên người Nga Aleksandr Osin trong trao đổi với phóng viên báo Komsomolskaya Pravda, cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế hiện nay tất yếu sẽ làm nảy sinh cuộc chiến tranh công khai giữa các chính phủ “chính danh” với các thể chế trong “bóng râm” như các tập đoàn siêu quốc gia. Mục tiêu của các tập đoàn siêu quốc gia này là giành cho mình toàn quyền điều hành. Có thể ở thời điểm hiện nay, cán cân thế lực vẫn chưa nghiêng về phía các tập đoàn xuyên lục địa có tiềm lực kinh tế thậm chí là lớn hơn cả trữ lượng của một số quốc gia nhưng hơi thở lạnh của chúng thổi vào gáy các định chế hợp hiến không phải là không làm e ngại.

Nói rằng đang tồn tại một chính phủ toàn cầu ngoài luồng nào đó của các doanh nghiệp cỡ bự có thể là hơi sớm nhưng thực sự là đang tồn tại một nguy cơ như thế. Và đấy cũng là một trong những lý do khiến nảy sinh phong trào biểu tình “Chiếm phố Wall” chống lại sự chi phối quá đà của giới làm ăn, phát sinh từ nước Mỹ và lan rộng ra trên thế giới