Tuesday, May 31, 2011

Aleksandr Samsonov - Thế giới Anglo-Saxon hợp lực triệt hạ Trung Quốc

Trong bài dưới đây, tác giả so sánh TQ hiện nay với nước Đức phát xít.  Sự so sánh này rất đúng ngay chỗ 'tính dễ bị tổn thương' và không đúng ngay chỗ tính toán rằng TQ dễ bị sụp đổ như nước Đức phát xít.

Nước Đức phát xít 'dễ bị tổn thương' ngay chỗ người Đức cảm thấy họ chả thua kém gì Anh, Pháp nếu không muốn nói là có nhiều mặt vượt trội hơn nhưng lại là con trâu chậm uống nước đục.  Bao nhiêu chỗ béo bở nhất trên thế giới đều bị Anh, Pháp lúc bấy giờ chiếm hết.  Người Đức cảm thấy bị tổn thương ở chỗ đó và đã đi quá đà trong việc muốn chứng minh với các nước thực dân đế quốc đi trước và thế giới rằng họ mới là 'dân tộc thượng đẳng' đáng được ăn trên ngồi chốc.

Người TQ có 'tính dễ bị tổn thương' ở chỗ họ (ít nhất là giới lãnh đạo và một phần người TQ khác) cũng nghĩ mình là một dân tộc thượng đẳng có nền văn minh cổ xưa không gián đoạn duy nhất trên thế giới.  Do đó họ cứ tiếp tục mang nặng mối hận trong lòng về thời TK 19 và nửa đầu 20 khi họ bị phương tây và Nhật cấu xé.  Họ vẫn mạng nặng mối hận người Nhật từng gọi họ là 'đông Á bệnh phu'.  Càng hận nên họ càng muốn rửa nhục!

Nhưng cách rửa nhục có khác là Đức dám tấn công Anh Pháp là những nước thực dân đế quốc đầu sỏ trong khi TQ ngày nay lại lựa những em hạng lông, hạng ruồi để tỉ thí chứng minh sức mạnh và sự vượt trội của mình!

Tác giả cho rằng khi TQ không đáp ứng nổi nhu cầu năng lượng để tiếp tục phát triển nhanh và nền kinh tế khựng lại thì sẽ dễ đi vào khủng hoảng.  Mèo thì nghĩ rằng thị trường nội địa TQ quá lớn với 1.3 tỉ người (bằng cả cái thế giới ngày xưa í chứ) và họ sản xuất được tất cả mọi thứ như vậy thì khó có thể gục ngã dễ dàng như Đức đươc.  Nước Đức đúng ra cũng đâu có gục ngã dễ dàng phải không bạn?

Mời các bạn thưởng thức:

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lấy từ Vietnamdefence.com

Trung Quốc rất giống với đế quốc Đức thời Đệ nhị và Đệ tam đế chế - kinh tế và sức mạnh quân sự cất cánh nhanh chóng, đi kèm đồng thời với tính dễ bị tổn thương. Kẻ thù tiềm tàng của Bắc Kinh là những quốc gia Anglo-Saxon - họ đã thiết lập xung quanh Trung Quốc một vành đai bao vây thật sự.

“Vòng vây” đối với Trung Quốc

- Từ hướng Tây, một “lò lửa” bất ổn được tạo ra - đó là sự hỗn loạn ở Afghanistan mà nay đang lan sang cả Pakistan. Giáp giới với vùng này là những khu vực bất ổn nhất của Trung Quốc là khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ của người Hồi giáo và Tây Tạng.

Ở Kirgyzya cũng không bình yên, mới chỉ trong năm 2010 đã xảy ra một cuộc cách mạng và cuộc tàn sát giữa người Uzbek và người Kirgiz.

Với Ấn Độ, Trung Quốc có những tranh chấp biên giới, từng 2 lần leo thang thành những cuộc chiến tranh cục bộ, ngoài ra Delhi còn là kẻ thù của Islamabad, đồng minh của Bắc Kinh. Cả hai nước đang tăng cường lực lượng quân sự và hạ tầng ở biên giới.

Tình hình ở biên giới phía Tây của Trung Quốc còn thêm phần tồi tệ do sự hiện diện của các lực lượng tiến công của NATO và Mỹ ở Afghanistan, và Washington rõ ràng chẳng định rời khỏi đây.

- Biên giới phía Bắc Trung Quốc hiện thời là yên bình nhất. Trung Quốc thực hiện thành công quá trình bành trướng kinh tế ở Kazakhstan, Mông Cổ và Liên bang Nga. Giới tinh hoa chính trị của các nước này dù có lo ngại sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc, nhưng lại không muốn cắt đứt sự quan hệ hợp tác kinh tế cùng có lợi. Trung Quốc là thị trường lớn nhất đối với nguyên liệu từ các nước này - Con rồng vàng đang nuốt một số lượng lớn gỗ, nguồn năng lượng, kim loại...
 
Khối Anglo-Saxon cũng chẳng phản đối những chuyện làm phức tạp tình hình ở phía Bắc Trung Quốc - một cuộc cách mạng ở Kazakhstan, Liên bang Nga sẽ rất có lợi cho họ. Ngoài ra, họ còn muốn biến Moskva thành “sức mạnh xung kích” chống Trung Quốc, giống như chống Đức trong Thế chiến I và Thế chiến II.

Bắc Kinh hiểu rất rõ rằng, người ta muốn biến Moskva thành kẻ thù của họ, hơn nữa họ cũng không muốn đối đầu với Nga vì chẳng cần chiến tranh họ vẫn đang nhật được tất cả những nguồn tài nguyên từ Nga, cộng thêm là họ trút bỏ được một phần dân số “thừa”. Trung Quốc cần một “hậu phương” bình yên.

- Biên giới phía Đông: Nhật Bản, Hàn Quốc là những đồng minh quân sự của Mỹ, ở đó bố trí những căn cứ quân sự lớn của quân đội Mỹ. 

Ngoài ra, người Anglo-Saxon đang nỗ lực thổi bùng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên (Bắc Triều Tiên là đồng minh của Trung Quốc), điều sẽ gây khó khăn rất lớn cho vị thế của Trung Quốc. Thậm chí, họ có thể bị lôi cuốn vào cuộc chiến và chiếm đóng phía Bắc bán đảo Triều Tiên để ngăn Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân ở ngay sát biên giới của họ.

Xung đột Nhật-Nga do quần đảo Kurils có khả năng nhỏ biến thành cuộc chiến tranh, điều cũng làm Washington vui mừng, nhưng sẽ không có lợi cho Trung Quốc, quốc gia đang cần sự bình yên ở miền Đông của Liên bang Nga, nơi cung cấp các nguồn tài nguyên. 

Với Nhật, Trung Quốc cũng có tranh chấp lãnh thổ xung quanh quần đảo Senkaky (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) mà Nhật Bản chiếm từ tay Trung Quốc năm 1895.

Vấn đề Đài Loan - Trung Quốc hoàn toàn có cơ sở để coi Đài Loan là đất của Trung Quốc, và muốn tái thống nhất lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng Đài Bắc là đồng minh quân sự của Mỹ và Nhật Bản, nên Trung Quốc hiện chưa thể giải quyết vấn đề bằng con đường quân sự. Giới tinh hoa Đài Loan là kẻ thù từ lâu của Bắc Kinh.

Việt Nam là địch thủ lâu đời của Trung Quốc mà họ từng giao chiến nhiều lần. Hiện nay, giới tinh hoa Việt Nam, sau khi mất đi đồng minh Liên Xô, đang xây dựng liên minh chiến lược với Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ và Việt Nam từ năm 2000 tiến hành tập trân chung thường niên ở Biển Đông. Với sự giúp đỡ của Ấn Độ, Việt Nam đã khởi động chương trình hạt nhân. 

Vì mục đích thực tế, người Việt Nam đã quên đi thù hận cũ để tìm kiếm liên minh với Mỹ, thậm chí đề nghị Mỹ hay các lực lượng quốc tế sử dụng căn cứ Cam Ranh, căn cứ cũ của Hải quân Liên Xô/Nga. Ngoài ra, Việt Nam cũng có tranh chấp lãnh thổ liên quan đến chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dính líu đến tranh chấp lãnh thổ này không chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mà cả Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei.

Nghĩa là ở phía Đông, Trung Quốc hầu như không có bạn bè tin cậy, còn kẻ thù thì lùa đi không hết. Thậm chí, đồng minh của Bắc Kinh là CHDCND Triều Tiên cũng gây khó khăn cho Trung Quốc, vì Trung Quốc không cần một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên. 

Washington đã thiết lập cả một mặt trận ở phía Đông Trung Quốc - gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam - hơn nữa tất cả các cường quốc này đều đang tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang thực sự.

- Biên giới phía Nam cũng có thể đem đến cho Bắc Kinh cả đống vấn đề. Từ giữa thế kỷ XX, không hề có ổn định ở Myanmar, các bộ lạc thượng võ của người Karen đã lập ra ở phía Đông nước này “quốc gia” của mình (không được chính phủ trung ương Myanmar và cộng đồng thế giới công nhận), ở biên giới phía Bắc (với Trung Quốc) thêm 2 bộ tộc nữa là Shan và Kachin cũng đã lập ra các “quốc gia” của mình. Hiện nay, đang có sự trung lập giữa các “quốc gia” tự phong này và chính phủ trung ương, nhưng nếu khôn khéo kích động (Người Anglo-Saxon là bậc thầy có tiếng trong việc này với nhiều thế kỷ kinh nghiệm) có thể gây ra một đám cháy “ngon lành”.

Đang có nguy cơ nổ ra cuộc chiến tranh lớn giữa Thái Lan và Campuchia, mới trong tháng 2.2011, đã xảy ra đụng độ vũ trang vì tổ hợp đền thờ Preah Vihear. Ngoài ra, ở tỉnh miền Nam Thái Lan Pattani cũng tồn tại nguy cơ ly khai Hồi giáo và chiến tranh du kích. Mà vùng này nằm ngay sát eo biển Malacca, nơi có tới 70% lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua.

Indonesia, quần đảo gồm khoảng 17.000 hòn đảo, hàng chục dân tộc, nhưng toàn bộ quyền lực nắm trong tay “đảng Java” cũng ó nguy cơ mất ổn định. Indonesia có nguy cơ tan vỡ: ở tỉnh Aceh, Phong trào Tự do cho Aceh đòi hỏi chính quyền trung ương để lại cho tỉnh này 95% nguồn thu từ khai thác dầu lửa và khí đốt (hiện họ để lại 70%) hay là nền độc lập; các phần tử ly khai ở Tây Papua đòi sự độc lập lớn hơn - đi qua hải phận Indonesia là cả eo biển Malacca và tuyến đường biển từ Australia (than, quặng sắt) sang Trung Quốc. 

Vì thế, Indonesia có nguy cơ phân rã thành hàng chục “quốc gia” nữa với cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn mà nó sẽ làm tê liệt giao thông đường biển tại khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc này.

Nguy cơ của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo đụng chạm không chỉ Thái Lan, Indonesia, mà cả Malaysia (hận thù dân tộc giữa người Hoa và người Malay ở Malaysia cũng làm tình hình trầm trọng thêm), Philippines. Thậm chí còn có cả kịch bản thành lập một “Tân Khaliphat Hồi giáo” trên lãnh thổ Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, miền Nam Philippines, Thái Lan và Myanmar.

Tất cả những điều đó đang tạo ra mối đe dọa đối với Trung Quốc từ các đường biên giới phía Nam, tạo ra nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và thế giới Hồi giáo. 

Xung đột của Trung Quốc với thế giới Hồi giáo sẽ buộc Trung Quốc phải chiến đấu trên cả 2 mặt trận phía Tây và phía Nam.

Australia cũng là chư hầu trung thành của London và Washington.

Sự tương đồng tình thế của đế quốc Đức và Trung Quốc 

Trung Quốc, giống như nước Đức, bị bao vây và buộc phải chuẩn bị cho chiến tranh trên mấy mặt trận.

Từ hướng biển, hải quân của Trung Quốc, cũng như của đế chế Đức, có thể bị phong tỏa. Nếu như hạm đội đế chế Đức đã bị phong tỏa ở biển Baltic và biển Bắc, thì hạm đội Trung Quốc bị hạn chế ở “phòng tuyến thứ nhất” của Washington: Hàn Quốc - quần đảo Nhật Bản - Đài Loan - Philippines - Việt Nam.

Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung nguyên liệu và lương thực giống như đế chế Đức. Trung Quốc nhập gần 1/2 nhu cầu dầu mỏ, là nước đứng thứ 4 trên thế giới về khối lượng lương thực nhập khẩu - người Trung Quốc nay không còn hài lòng chỉ với một bát cơm và một cốc nước nữa, họ đang chuyển sang ăn uống thịt, sữa. Trung Quốc đang nhập khoảng 20% lương thực và nhập khẩu đang tăng nhanh, sau vài năm nữa, họ sẽ nhập 1/3 lương thực.

Trung Quốc cũng phụ thuộc vào nhập khẩu quặng sắt, kim loại màu và gỗ. Nếu cắt đứt các kênh cung cấp lương thực và nguồn năng lượng, người Trung Quốc sẽ phải quay về với chế độ khẩu phần chết đói, điện năng sẽ chỉ có cho các xí nghiệp chiến lược và quân đội, người Trung Quốc bình thường sẽ phải quên đi điện chiếu sáng. Điều đó sẽ gây ra sự bùng nổ xã hội: cả đống những vấn đề xã hội chưa được giải quyết là mối đe dọa nữa đối với Trung Quốc.

Một điểm yếu chiến lược nữa là mối đe dọa đối với các tuyến đường biển. Washington có thể khóa chặt eo biển Malacca cực kỳ trọng yếu và con đường đi qua hải phận Indonesia sang Australia (lương thực, quặng sắt, than), bằng cách “làm nổ tung” từ bên trong Indonesia, Malaysia, Thái Lan, còn nếu như xung đột chuyển lên giai đoạn đối đầu trực tiếp thì bằng Hải quân Mỹ. Cũng có thể “tạo ra” vấn đề hải tặc “Indonesia”.

Sự phụ thuộc về kỹ thuật của Trung Quốc vào phương Tây và Nga - Bắc Kinh đang có những nỗ lực to lớn để xây dựng nền khoa học cơ bản của họ không phụ thuộc vào những vay mượn từ bên ngoài. Người Trung Quốc vẫn còn xa mới là “thiên tài hoang tưởng”, hiện thời họ chỉ học được cách làm nhái, chẳng hạn máy bay Nga nhưng với chất lượng rất tồi tệ.

Lập trường của Moskva

Nga không được trở thành “đồ chơi” của phương  Tây khi mà họ đang mong biến người Nga thành “bia thịt” trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc và thế giới Hồi giáo. Nga cần phải tiến hành Trò chơi của riêng mình.

Trung Quốc có lợi cho Nga với tư cách một quốc gia toàn vẹn và một đối tác kinh tế-thương mại, Bắc Kinh phải thấy ở Nga một “hậu phương” vững chắc. Nga có thể hỗ trợ Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan. 

Không được nghĩ rằng, Bắc Kinh không manh tâm toan tính chiến lược đánh chiếm vùng Viễn Đông và Siberia của Nga một khi xảy ra tình hình bất ổn ở Nga hoặc khi cần cho sự sống còn của họ. Bởi vậy, cần phải duy trì quân đội  Nga ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu để đẩy lùi cuộc tiến công của con rồng “đang giãy chết”. Nhưng chủ yếu là không tạo ra cho Bắc Kinh ấn tượng là Nga (và phía Băcs) là mặt trận chính của cuộc chiến tranh tương lai.

Về phương diện dự án toàn cầu hóa của Nga, một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và phe Anglo-Saxon là có lợi cho Nga: đối với phương Tây, cần giữ thế trung lập; còn đối với Trung Quốc, cần giữ thế trung lập hữu hảo: vẫn cung cấp nguyên liệu, lương thực, và nếu cần thì bán cả vũ khí.

Thursday, May 5, 2011

Cảnh sát lại xử bắn người tại chỗ

Thành phố Escondido cách khu người Việt ở Westminster, California khoảng hơn một tiếng lái xe về phía nam.  Vào đầu tháng ba năm nay đã xảy ra một vụ cảnh sát bắn chết người tại chỗ sau khi có người gọi cảnh sát đến hiện trường là tư gia của ông này.

Gia đình ông Van Dinh Le

Ở Mỹ có rất nhiều người điên từ nhẹ đến nặng nhiều kiểu khác nhau.  Chắc có lẽ vì áp lực đời sống và lối sống tách rời (Mèo đoán thế), và thỉnh thoảng lại nghe một vụ thế này.

Ông Van Dinh Le (có lẽ là Lê Đình Vân?), 51 tuổi , theo lời kể lại thì ông ta cầm một cây kéo và có ý định tự tử.  Vợ ông Le gọi cảnh sát và hàng xóm cũng gọi.

Ba cảnh sát đến và họ bảo người vợ đợi bên ngoài xe còn họ thì đi vào nhà.  Kể từ lúc này thì chỉ có lời kể của cảnh sát, không còn lời kể của người chứng khác.  

Và theo lời cảnh sát thì họ khuyên ông Le bỏ kéo xuống, nhưng sau một hồi thì ông ta cầm kéo xông tới và do đó cảnh sát đã nổ súng bắn ông ta vào đầu chết tại chỗ.

Nguồn: 1, 2, 3, 4

Hồi năm 2009 cũng có một vụ của Daniel Pham là một người có bệnh tâm thần và kịch bản cũng gần giống hoàn toàn.  Có người gọi cảnh sát đến nhà.  Cảnh sát đến và trong vòng hai phút bắn vào ngực anh này 12 phát vì anh này cầm dao xông đến.  

Đại diện cảnh sát nói rằng cảnh sát đã làm đúng theo sách vở và phản ứng xử bắn người điên tại chỗ như vậy là thích hợp.  Văn phòng biện lý đã không tố cáo cảnh sát với bất cứ tội danh gì.


Năm 2003 là vụ Trần Thị Bích Câu, cũng là một người tâm thần, khi cảnh sát đến đã đứng trong bếp cầm một cây dao bào chỉ trỏ chứ không phải xông về phía cảnh sát nhưng cũng bị cảnh sát bắn chết tại chỗ.  Cảnh sát cũng tuyên bố đã làm đúng luật.


Những trường hợp này cho thấy chính quyền Mỹ là một chính quyền máu lạnh sẵn sàng thẳng tay giết người trong những trường hợp không cần phải giết.  

Đâu phải họ ngu đến nỗi không nghĩ ra được một phương án tiếp cận nhẹ nhàng hơn cho trường hợp người điên?  Ai cũng biết rằng người điên thì không dễ kiềm chế họ nên phải có những cơ quan có nhân sự được huấn luyện và dùng phương tiện đặc biệt để đối phó những trường hợp này.  Nhưng làm như vậy thì rắc rối và tốn tiền chỉ để cứu ... người điên thì không đáng.  Mèo đoán thế vì không có cách giải thích tốt hơn.  

Người điên mà đụng với cảnh sát được huấn luyện sẵn sàng xử bắn đương sự tại chỗ thì chắc chắn phải xảy ra án mạng.

Và một chính quyền máu lạnh đối với những người sống ngay trên đất mình như chính quyền Mỹ mà thật sự quan tâm đến 'nhân quyền' của một vài người ở mãi tận đâu đâu cách xa nửa vòng trái đất thì kể cũng lạ!

Mèo sống đã lâu ở Mỹ nhưng chưa bao giờ nghe chính quyền trung ương Mỹ lên tiếng 'quan tâm' hay 'lo ngại sâu sắc' đến những người mang bệnh tâm thần bị cảnh sát xử bắn tại chỗ cả!  Toàn thấy họ 'lo ngại' ở đâu đâu ở những nước chưa chịu dọn cái đỉnh đầu của họ cho Mỹ ngồi lên thôi! 

Tuesday, May 3, 2011

'Dân chủ' kiểu Nhật

Chúng ta hãy tìm hiểu xem dân đen Nhật có được làm chủ đất nước hay chính quyền của họ hay chính họ không.  Có phải dân đen có quyền lực cao nhất không. 

Vấn đề của câu chuyện này là dân đảo Okinawa của Nhật muốn dẹp hết các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo ra khỏi Okinawa.  Chính quyền Nhật trước đây đáp ứng bằng việc đưa ra kế hoạch trả chi phí để dẹp căn cứ quân sự Mỹ ra chỗ khác nhưng vẫn là trên đảo này.  Mỹ có thể chấp thuận kế hoạch dời căn cứ lòng vòng trên đảo nhưng di dời hoàn toàn ra khỏi đảo thì không.  Chính quyền Nhật dựa vào chỗ hai bên, dân Okinawa và Mỹ, có đòi hỏi không giống nhau cho nên cuối cùng họ chọn cách là...không làm gì cả, thế là huề cả làng!

Trong nước Nhật 'dân chủ' ai sẽ có thực quyền quyết định cuối cùng cho vấn đề trên? Đó là Mỹ vì hiện nay Nhật vẫn là một nước nằm dưới chế độ bảo hộ của Mỹ.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ra khỏi nước Nhật



Trích dịch:

Ứng cử viên
Barack Obama có thể đã quyến rũ được người nước ngoài, nhưng Tổng thống Barack Obama không ngần ngại phớt lờ các nhà lãnh đạo nước ngoài mà ông ta không thích.  Một trong số họ Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, người đã tìm cách giảm số lượng các căn cứ của Mỹ trên đảo Okinawa.  Chính quyền Obama đã làm việc tích cực để làm thất bại những nỗ lực của ông Hatoyama, dẫn đến sự từ chức của ông chỉ tám tháng sau khi ông nhận vị trí.  Đó là một cuộc biểu diễn quyền lực chính trị rất ấn tượng.  Nhưng có thể là một chiến thắng Pyrrhic.

Khi Thế chiến II kết thúc, Mỹ chiếm đóng Nhật Bản và thiết lập một thuộc địa trên đảo Okinawa, là một mảnh đất bị thu giữ sau một trận đánh khốc liệt ngay trước khi Tokyo đầu hàng.  Mỹ lấp đầy Okinawa bằng những căn cứ quân sự và chỉ trả lại chủ quyền cho Nhật Bản vào năm 1972. Bốn thập kỷ sau đó, gần 20 phần trăm đất của đảo vẫn còn bị các cơ sở quân sự Mỹ chiếm đóng..

Quân đội Mỹ thích Okinawa nằm ở trung tâm.  Hầu hết người Nhật thích Okinawa vì nó cái tỉnh xa nhất.  Sự tập trung các cơ sở quân sự trên đảo - một nửa số nhân sự của Hoa Kỳ ba phần tư các căn cứ Mỹ (theo diện tích) tại Nhật Bản được đặt trên một vùng lãnh thổ chỉ chiếm 0,6 phần trăm của đất nước này, thì thuận tiện cho Mỹ nhưng không thuận tiện cho  những người dân Nhật sống ở đó.

Dân Okinawa đã phản đối các căn cứ quân sự trong nhiều năm. Vào 1995, vụ hiếp dâm một cô gái tuổi teen đã gây ra những cuộc biểu tình mạnh mẽ dẫn đến các đề xuất khác nhau để giảm nhẹ gánh nặng cho hòn đảo này.  Năm 2006 chính phủ Nhật Bản đã đồng ý giúp trả chi phí di chuyển cho một số thủy quân lục chiến đến Guam trong khi di dời cơ sở Futenma đến Henoko, một vùng thưa dân hơn ở Okinawa.

Nhưng người dân lại muốn di chuyển căn cứ này ra khỏi đảo hoàn toàn và chính phủ lại dựa vào đó để trì hoãn thực hiện thoả thuận trên.  Trong cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái phe đối lập Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) hứa hẹn sẽ di dời căn cứ này ra khỏi đào.  Thủ tướng Hatoyama sau đó đã nói: "Chúng ta nhất định không thể nào chấp nhận cách xếp đặt hiện tại."

Tuy nhiên, chính quyền Obama đã từ chối xem xét lại đe dọa mối quan hệ Mỹ-Nhật. Chuyện đó làm cho thành phần đã bầu cho DPJ cảm thấy bất ổn vì nói cho cùng họ đã bầu cho đảng này vì lý do kinh tế.  Thủ tướng Hatoyama đã có tham vọng muốn biến liên minh không cân bằng này thành một quan hệ đối tác bình đẳng hơn nhưng người dân Nhật Bản đã không sẵn sàng.  Hatoyama cho biết khi ông rời nhiệm sở: "Một ngày nào đó, thời thế sẽ đến khi hòa bình của Nhật Bản sẽ phải được đảm bảo bởi chính bản thân người Nhật."

Chiến thắng của Washington có vẻ đã hoàn tất.  Chính phủ Nhật lại phải chiều theo đòi hỏi của Mỹ.  Một thủ tướng mới, dễ sai bảo hơn, đã lên thay thế.   Nước Nhật một lần nữa lại thừa nhận thân phận nhục nhã khi bị phụ thuộc vào Mỹ.

Tuy nhiên, chiến thắng này có thể trở thành rỗng tuếch.  Mặc dù người thay thế Hatoyama, Thủ tướng Naoto Kan, đã mị dân với hứa hẹn dẽ tiến hành kế hoạch di dời Căn cứ máy bay của Marines Mỹ Futenma đến một nơi khác trên Okinawa, nhưng chuyện này sẽ không bao giờ có thể xảy ra.  Tokyo có lý do để dìm cho chìm xuồng những kế hoạch như vậy từ năm 1996.  Khoảng 90.000 người, cỡ một phần mười dân số của tỉnh Okinawa, đã xuống đường biểu tình trong tháng tư.  Không có cách nào thỏa mãn được cả dân Okinawa người Mỹ, chính phủ Kạn có thể quyết định làm theo những người người tiền nhiệm của ông đã làm là nhận chìm kế hoạch này một lần nữa.

Hơn nữa, tin rằng các nhà hoạt động đã tổ chức một chiến dịch bất tuân dân sự.  Bất mãn trong quần chúng dâng cao: vào giữa tháng Năm, 17 ngàn người đã nắm tay nhau bao quanh Futenma.  Quan chức địa phương cũng phản đối kế hoạch di dời sẽ ngần ngại sử dụng vũ lực chống lại người biểu tìnhNaoto Kan có thể về hưu non như những người tiến nhiệm của mình nếu can thiệp mạnh vào chuyện này.  Ngay cả một số lượng nhỏ người biểu tình cũng sẽ gây lúng túng cho quan chức Mỹ và Nhật giống như nhau.

Hơn nữa, sự độc đoán của Washington, cuối cùng có thể thuyết phục người Nhật phải chấm dứt tình trạng là một nước được bảo hộ bởi Mỹ.  Là một sự tiện lợi khi được bảo vệ bởi một siêu cường của thế giới, nhưng lòng tự trọng cũng là một vấn đề.  Tokyo trên cơ bản đã từ bỏ quyền kiểm soát lãnh thổ của mình và đáp ứng các mệnh lệnh từ Washington. Đó là cái giá để được Hoa Kỳ bảo vệ.  Kenneth B. Pyle, một giáo sư tại Đại học Washington, viết: "mức độ thống trị của Mỹ trên mối quan hệ vô cùng cao và bởi vì quyền tự trị và tự chủ là mục tiêu căn bản của Nhật Bản hiện đại cho nên một sự hiệu chuẩn sẽ phải xảy ra."

Tuy nhiên, chuyện đáng được tò mò nhất trong vấn đề này sự khăng khăng đeo bám của các quan chức Mỹ trong việc duy trì chế độ bảo hộ ở Nhật.  Thế giới trong đó hiệp ước an ninh giữa Mỹ và Nhật đã được ký kết đã không còn nữa.  Kent E. Calder thuộc SAIS, đã thừa nhận, "bối cảnh chính trị-kinh tế thế giới thời liên minh này được thành lập và bối cảnh bên trong hai quốc gia nay đã thay đổi sâu sắc." Không có lý do gì để cho rằng một mối quan hệ được tạo ra cho một mục đích dựa trên một bối cảnh lại có ý nghĩa cho một mục đích trong một bối cảnh khác....

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Get Out of Japan



Candidate Barack Obama may have charmed foreign peoples, but President Barack Obama unashamedly cold shoulders foreign leaders he doesn’t like. One of them was Japanese Prime Minister Yukio Hatoyama, who sought to reduce the number of U.S. bases on the island of Okinawa. The Obama administration worked diligently to frustrate Hatoyama’s efforts, which helped force his resignation barely eight months into his term. It was an impressive performance in raw political power. But it likely was a Pyrrhic victory.

When World War II ended, the U.S. occupied Japan and effectively colonized the island of Okinawa, seized in a bitter battle shortly before Tokyo surrendered. The U.S. loaded Okinawa with bases and only returned it to Japanese sovereignty in 1972. Four decades later nearly 20 percent of the island remains occupied by American military facilities.

The U.S. military likes Okinawa because it is centrally located. Most Japanese like Okinawa because it is the most distant prefecture. Concentrating military facilities on the island—half of U.S. personnel and three-quarters of U.S. bases (by area) in Japan are located in a territory making up just .6 percent of the country—is convenient for everyone except the people who live there.

Okinawans have been protesting against the bases for years. In 1995 the rape o
f a teenage girl set off vigorous demonstrations and led to various proposals to lighten the island’s burden. In 2006 the Japanese government agreed to help pay for some Marines to move to Guam while relocating the Futenma facility to the less populated Okinawan community of Henoko.

But residents wanted the base moved off of the island and the government delayed implementation of the agreement. During last year’s parliamentary election the opposition Democratic Party of Japan (DPJ) promised to move the installation elsewhere. Prime Minister Hatoyama later said: “It must never happen that we accept the existing plan.”

However, the Obama administration refused to reconsider and threatened the U.S.-Japanese relationship. That unsettled a public which had voted the DPJ into power primarily for economic reasons. Prime Minister Hatoyama wanted to turn the unbalanced alliance into a more equal partnership but the Japanese people weren’t ready. Said Hatoyama as he left office: “Someday, the time will come when Japan’s peace will have to be ensured by the Japanese people themselves.”

Washington’s victory appeared to be complete. The Japanese government succumbed to U.S. demands. A new, more pliant prime minister took over. The Japanese nation again acknowledged its humiliating dependency on America.

Yet the win may prove hollow. Although Hatoyama’s replacement, Prime Minister Naoto Kan, gives lip service to the plan to relocate the Marine Corps Air Station at Futenma within Okinawa, the move may never occur. There’s a reason Tokyo has essentially kicked the can down the road since 1996. Some 90,000 people, roughly one-tenth of Okinawa’s population, turned out for a protest rally in April. With no way to satisfy both Okinawans and Americans, the Kan government may decide to follow its predecessors and kick the can for a few more years.

Moreover, there is talk of activists mounting a campaign of civil disobedience. Public frustration is high: in mid-May, a human chain of 17,000 surrounded Futenma. Local government officials oppose the relocation plan and would hesitate to use force against protestors. Naoto Kan could find himself following his predecessor into retirement if he forcibly intervened. Even a small number of demonstrators would embarrass U.S. and Japanese officials alike.

Moreover, Washington’s high-handedness may eventually convince the Japanese people that their nation must stop being an American protectorate. It may be convenient to be defended by the world’s superpower, but self-respect matters too. Tokyo has essentially given up control over its own territory to satisfy dictates from Washington. That is a high price to pay for U.S. protection. Kenneth B. Pyle, a professor at the University of Washington, writes: “the degree of U.S. domination in the relationship has been so extreme that a recalibration of the alliance was bound to happen, but also because autonomy and self-mastery have always been fundamental goals of modern Japan.”

Yet what is most curious about the issue is the dogged insistence of American officials in maintaining the Japanese protectorate. The world in which the security treaty was signed has disappeared. Admits Kent E. Calder of SAIS, “the international political-economic context of the alliance and the domestic context in both nations have changed profoundly.” There is no reason to assume that a relationship created for one purpose in one context makes sense for another purpose in another context.