Tuesday, May 6, 2008

935 lần Nói dối của Chính quyền Bush

C. Lewis & M. Reading-Smith

đăng ngày 26/04/2008

Lý Nguyên Diệu lược dịch từ: http://www.publicintegrity.org/WarCard/

Một công trình phân tích những tuyên bố của chính quyền Bush sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 cho thấy Tổng thống Bush và bảy viên chức cao cấp nhất của chính phủ Mỹ đã dàn dựng một chiến dịch tuyên truyền dối trá về những đe dọa đến từ nước Iraq của Tổng thống Saddam Hussein.

CUỘC CHIẾN TRANH IRAQ VÀ
935 LẦN NÓI DỐI CỦA CHÍNH QUYỀN BUSH

Tổng thống George W. Bush và bảy viên chức cao cấp nhất của ông, kể cả Phó Tổng thống Dick Cheney, Cố vấn An ninh Condoleezza Rice, và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfield, đã nói dối 935 lần trong 2 năm sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 về sự đe dọa của an ninh nước Mỹ đến từ nước Iraq của Tổng thống Saddam Hussein. Gần 5 năm sau khi nước Mỹ xâm lăng nước Iraq, một cuộc nghiên cứu toàn diện các hồ sơ cho thấy những lời nói dối nầy là một phần của chiến dịch tuyên truyền đã kích động một cách hữu hiệu dư luận quần chúng và đồng thời đã dẫn nước Mỹ đi vào chiến tranh bằng những lý do không thật.

Trong ít nhất là 532 lần (qua những diễn văn, chỉ thị, phỏng vấn, điều trần, …) Tổng thống Bush và ba nhân vật này cùng với Ngoại trưởng Colin Powell, Thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfowitz và hai tùy viên báo chí Ari Fleischer và Scott McClelland đã tuyên bố rõ rệt là Iraq có vũ khí hủy diệt tập thể (hoặc đang chế tạo hoặc đang tìm cách sở hữu), và/hoặc có liên hệ với lực lượng khủng bố Al Qaeda. Chiến dịch này là cơ bản cho chính quyền Bush sử dụng để viện cớ khởi chiến.

Bây giờ thì ai cũng công nhận sự kiện chính quyền Iraq không có vũ khí hủy diệt tập thể và cũng không có liên hệ với lực lượng Al Qaeda là “bất khả tư nghì”. Đây là kết luận từ nhiều cuộc điều tra của các cơ quan chính phủ thuộc cả hai đảng Cộng hoà và Dân chủ. Kể cả Ủy ban Tình báo Thượng viện (năm 2004 và 2006), Ủy ban Điều tra 9/11, và Nhóm Liên quốc Nghiên cứu Iraq với “Báo cáo Duelfer” đã xác định rằng Saddam Hussein đã hoàn toàn chấm dứt chương trình nguyên tử năm 1991.

Nói tóm lại, chính quyền Bush đã đưa nước Mỹ vào chiến tranh bằng những lý do ngụy tạo mà chính quyền nầy đã tích cực tuyên truyền cho đến khi đem quân đội tấn công nước Iraq ngày 19 tháng 3 năm 2003. Cuộc phân tích đầu tiên nầy về những lời tuyên bố trước chiến tranh cho thấy một điều không ngạc nhiên là viên chức nào càng quan trọng, càng có nhiều cơ hội đọc diễn văn, càng được báo chí phỏng vấn thì lại càng nói dối nhiều.

Chẳng hạn như Tổng thống Bush đã nói dối 232 lần về vũ khí hủy diệt tập thể và 28 lần về mối liên hệ giữa Iraq với Al Qaeda. Ngoại trưởng Powell, đứng hạng nhì với 244 lần nói dối về vũ khí hủy diệt tập thể và 10 lần về liên hệ giữa Iraq với Al Qaeda. Bộ trưởng Rumsfield và Tùy viên báo chí Fleischer, mỗi người nói dối 109 lần, sau đó là Thứ trường Quốc phòng Wolfowitz (85 lần), Cố vấn An ninh Rice (56 lần), Phó Tổng thống Cheney (48 lần), và Tùy viên báo chí McClelland (14 lần).

Toàn bộ nội dung tài liệu của cuộc nghiên cứu nầy là một trình bầy song đôi gồm một bên là những gì Tổng thống Bush và bảy nhân viên tối cao tuyên bố với công chúng và một bên là những sự kiện thực sự xẩy ra trong tiến trình của từng ngày một. Tài liệu có thể dễ dàng phối kiểm nầy gồm những tuyên bố công khai trích từ nguồn gốc trực tiếp (trong những văn kiện chính thức) và cả nguồn gốc gíán tiếp (phần lớn là bản tin của các cơ quan truyền thông) trong suốt hai năm kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tài liệu nầy cũng kết nối với những tài liệu liên hệ lấy từ báo cáo của chính phủ, sách, bài báo, bài diễn văn và các cuộc phỏng vấn.

Dưới đây là một số tuyên bố dối trá ngay trước khi chính quyền Bush khởi chiến:

  • Trong một bài diễn văn ngày 28/6/2002 trước Đại hội toàn quốc của Hội Cựu Chiến binh Các Cuộc chiến Hải ngoại, Phó Tổng thống Cheney đã tuyên bố dứt khoát: “Nói một cách đơn giản, chắc chắn là Saddam Hussein đang có vũ khí hủy diệt tập thể. Chắc chắn là hắn ta đang tập trung những vũ khí nầy để tấn công các quốc gia thân Mỹ, tấn công các đồng minh của Mỹ và tấn công chính nước Mỹ.” Sự thật, như cựu Giám đốc CIA George Tennet đã kể lại, là lời xác quyết nầy của Cheney đã vượt qúa những thẩm định của CIA trong thời điểm đó. Một viên chức khác của CIA đã nói với ký giả Ron Suskind về bài diễn văn đó: “Phản ứng của những nhân viên CIA chúng tôi lúc nghe bài diễn văn ấy là ‘Ông Cheney lấy tin tức ở đâu ra mà dám nói như vậy nhỉ?’”
  • Cuối tháng 9 năm 2002, khi Quốc hội Mỹ sắp bầu phiếu để quyết định cho phép hay không sử dụng biện pháp quân sự với Iraq, Tổng thống Bush đã đọc một bài diễn văn trên các đài phát thanh có đọan: “Chính quyền Iraq có sở hữu vũ khí hóa chất và vũ khí vi trùng. Chính quyền nầy cũng đang tái thiết các phòng thí nghiệm để tăng gia sản xuất các vũ khí nầy, và theo tin tức của chính phủ Anh quốc, Iraq có khả năng để mở một cuộc tấn công hoá chất hay vi trùng trong vòng 45 phút sau khi có lệnh của Saddam Hussein . . . Chính quyền nầy muốn có bom nguyên tử và nếu có nguyên liệu, họ có thể chế tạo một trái bom nguyên tử trong vòng một năm.” Vài ngày sau, những xác nhận này của ông Bush đã được vội vàng xuất hiện trong một báo cáo của Ước lượng Tình báo Quốc gia về vũ khí hũy diệt tập thể của Iraq - một báo cáo đã bị ngừng từ nhiều năm qua vì giới tình báo cho là không cần thiết và chính toà Bạch Ốc cũng không cần đến nữa.
  • Trong tháng 7/2002, khi một phóng viên hỏi Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfield rằng Iraq có hay không liên hệ với quân khủng bố Al Qaeda, ông ta đã trả lời bằng một chữ “Sure” (“Chắc chắn có”). Sự thật là ngay trong tháng ấy, Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng (DIA) của Rumsfield đã đưa ra một bảng thẩm định (được ông Tenet, Giám đốc CIA, xác nhận sau đó vài tuần) cho thấy không có “bằng cớ rõ rệt chứng minh sự cộng tác trực tiếp giữa chính quyền Iraq và Al Qaeda.” Ngoài ra, một bản thẩm định trước đó cũng của Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng đã nói: “Bản chất của mối liên hệ giữa chính quyền (Iraq) và Al Qaeda thì không rõ ràng.”
  • Trong một cuộc phỏng vấn ngày 29/5/2003 với đài truyền hình Ba-Lan, Tổng thống Bush tuyên bố: “Chúng tôi đã tìm ra vũ khí hủy diệt tập thể. Chúng tôi đã tìm ra các phòng bào chế vũ khí vi trùng.” Nhưng theo sách “State of Denial” (“Tình Trạng Phủ Nhận”) của ký giả Bob Woodward, vài ngày trước đó một toán chuyên viên đã được phái đến khám xét hai phòng thí nghiệm lưu động tại Iraq (sau khi đã bị quân Mỹ chiếm đóng - LND) và đã kết luận trong một báo cáo tại chỗ là các phòng thí nghiệm nầy không phải để chế tạo vũ khí vi trùng. Tháng sau đó, bản báo cáo tổng kết của toán chuyên viên nầy kết luận là các phòng thí nghiệm đó có thể được dùng để chế khinh khí cho các qủa cầu thăm dò khí tượng.
  • Trong bài diễn văn hàng năm về Tình trạng Quốc gia (đọc trước Quốc hội), Tổng thống Bush đã xác nhận: “Chính phù Anh quốc được biết là trong thời gian gần đây Saddam Hussein đã kiếm mua một số lượng lớn chất uranium ở Phi Châu. Nguồn tin tình báo của chúng ta cho biết Saddam âm mưu tìm mua loại ống nhôm cực chắc đdùng trong tiến trình sản xuất vũ khí nguyên tử.” Hai tuần trước đó, một chuyên viên của Văn phòng Tình báo và Nghiên cứu thuộc Bộ Ngọai giao đã gửi một điện thư cho các đồng nghiệp trong ngành tình báo để trình bày lý do vì sao anh ta tin chuyện mua chất uranium của Hussein “có thể là một chuyện xạo.”
  • Trong một bài diễn văn ngày 5/2/2003 trước Hội đồng An ninh của Liên Hiệp Quốc, Ngoại trưởng Powell nói: “Điều chúng tôi trình bày ở đây với qúi vị là những sự thật và những tổng kết dựa trên các tin tình báo chắc chắn. Tôi xin kể ra đây vài thí dụ đến từ người“ (chứ không phải đến từ máy móc như vệ tinh – LND). Thực tế là hai người cung cấp những tin tình báo quan trọng mà ông Powell nhắc đến là hai người đưa toàn tin giả. Một người, được mệnh danh là “Curveball” (“Banh cong” - một kỹ thuật ném banh dã cầu với kết qủa bất ngờ - LND) là một tên Iraq lưu manh mà giới tình báo Mỹ không tin và chưa bao giờ có liên hệ. Người kia là một tù nhân tên Ibn al-Sheikh al-Libi thuộc nhóm Al Qaeda. Nhiều tin tức cho biết anh ta bị CIA gửi qua Ai-Cập và bị tra tấn nhưng sau đó anh ta chối bỏ tất cả những lời đã khai. Tháng 1/2004 Libi nói với nhân viên CIA anh ta “quyết định thú nhận tất cả những gì chuyên viên khảo cung muốn để được đối xử tử tế và để tránh bị giao qua những chính quyền khác.”

Những lời dối trá tăng mạnh trong tháng 8/2002 khi Quốc hội Mỹ sắp thông qua một nghị quyết để cho phép khởi chiến, rồi những lời dối trá nầy lại càng tăng nhiều hơn trong kỳ bầu cử Quốc hội tháng 11/2002 và số lượng dối trá đạt cao điểm từ tháng Giêng 2003 cho đến những ngày trước cuộc xâm lăng vào tháng 3/2003. Tổng thống Bush đã đọc diễn văn về Tình trạng Quốc gia trước Quốc hội và ông Ngoại trưởng Powell đã đọc bản tường trình không thể quên tại trụ sở Liên Hiệp Quốc chính trong những tháng ngay trước cuộc chiến. Để tìm biết nội dung, điạ điểm và thời gian của tất cả 935 lời nói dối này xin vào địa chỉ của công trình ngiên cứu ở: http://www.publicintegrity.org/WarCard/Search/Default.aspx và đọc lời giảng giải phương pháp luận đã được sử dụng ở địa chỉ:

http://www.publicintegrity.org/WarCard/Default.aspx?src=project_home&context=methodology&id=953.

Ngoài những lời nói dối hiển nhiên nầy, trong 2 năm sau khi xẩy ra vụ tấn công 11 tháng 9/2001, Tổng thống Bush và bảy cộng sự viên cao cấp của ông còn nói hàng trăm lời tuyên bố ám chỉ Iraq có vũ khí hủy diệt tập thể và có liên hệ với Al Qaeda. Một số viên chức hành chánh cao cấp khác cùng các viên chức Bộ Quốc phòng và các đại diên dân thuộc đảng Cộng hòa tại Quốc hội cũng thường xuyên lên tiếng báo động giả trong các văn phòng ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Những lời nói dối dồn dập nầy - được khuếch đại qua hàng ngàn bản tin trên báo chí và đài truyền hình - đã đưa đến một kết qủa lớn lao được các cơ quan truyền thông nhào nặn ra một luồng dư âm cuồng nộ trong những tháng ngay trước cuộc xâm lăng. Bây giờ, một số ký giả - ngay cả một số cơ quan truyền thông - đã thừa nhận là những bản tin của họ trong thời gian đó đã qúa dễ dãi và qúa vì nể nhà nước. Dù cho những thừa nhận nầy đã được công bố, những loạt tin tức liên tục của các cơ quan truyền thông đã trở thành những chứng cớ “khách quan” làm tăng tính khả tín cho những lời nói dối của chính quyền Bush về cuộc chiến ở Iraq.

“Thực tế chiến trường” của cuộc chiến Iraq đã dần dần bắt buộc ông Tổng thống nói đi bây giờ phải nói lại, dù miễn cưỡng. Chẳng hạn như khi được chương trình Meet the Press của đài truyền hình NBC phỏng vấn năm 2004, ông Bush chấp nhận là đã không tìm được vũ khí hủy diệt tập thể ở Iraq. Và ngày 18/12/2005, khi những thăm dò quần chúng cho thấy mức độ ủng hộ của toàn dân đang đi xuống, ông Bush đọc một bài diễn văn tối Chủ Nhật từ Tòa Bạch Ốc: “Sự thật là Saddam Hussein có thành tích mua và sử dụng vũ khí hủy diệt tập thể. Sự thật là hắn ta đã liên tục che dấu những mưu toan đó và cản trở sự khám xét của phái đòan chuyên viên Liên Hiệp Quốc. Sự thật là có nhiều quốc gia đã tin là Iraq có vũ khí hủy diệt tập thể. Nhưng thật ra thì có sai lầm trong một số lớn tin tức tình báo. Với tư cách Tổng thống, tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định đánh chiếm Iraq. Dù gì đi nữa, lật đổ Saddam Hussein là một chuyện đúng.”

Tuy vậy, ông Bush vẫn không thú nhận là đã sai lầm hoặc tính toán sai. Thay vào đó, chính quyền của ông tiếp tục đổ lỗi cho các cơ quan tình báo quan trọng (CIA, NSC, FBI, …) đã đưa tin tức sai lầm tạo ra sự bất nhất giữa những tuyên bố trưc khi xâm lăng và “thực tế chiến trường”.

Mặt khác, một số càng ngày càng nhiều những nhà chỉ trích, gồm một loạt những cựu nhân viên cao cấp, đã công khai, và đôi khi to tiếng, kết tội Tổng thống và các cộng sự viên thân cận đã lờ đi hoặc đã xuyên tạc những tin tức tình báo. Cuối cùng, những nhà chỉ trích nầy nhận định là chính những khoa trương có sắp đặt về những tin tức giả tạo và những tuyên bố chính thức đã lừa dối được quần chúng Mỹ và các đồng minh của Mỹ để khởi động cuộc chiến.

Cho đến bây giờ, Tổng thống Bush và các nhân viên cao cấp của ông vẫn tránh được hầu hết ánh sáng của những cuộc tra vấn chính thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong hàng loạt những dối trá liên tục trong mấy tháng trước chiến tranh. Chẳng hạn như Quốc hội Mỹ đã không mở một cuộc điều tra nào về những gì đã xẩy ra trong Tòa Bạch Ốc của Bush trong thời kỳ đó. Quốc hội chỉ chú tâm giám sát vào chất lượng của các tin tức tình báo của chính phủ trước khi có chiến tranh chứ không động đến những suy diễn, những tuyên bố hay những trách nhiệm của các giới chức này. Và Quốc hội cũng chỉ mời bốn người – Powell, Rice, Rumsfield và Wolfowitz – ra điều trần về cuộc chiến tranh ở Iraq.

Cho đến nay, Quốc hội đã không thực thi vai trò giám sát của cuộc chiến nên chỉ có công trình nghiên cứu nầy là công cuộc tìm hiểu nguyên do khơi nguồn cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq. Cuộc nghiên cứu nầy đã đặt lại vấn đề một cách rõ ràng cái lý do “nạn nhân vô tình của tình báo sai lầm” mà chính quyền Bush dùng để bào chữa cho cuộc chiến tranh nầy.

Trên tất cả, 935 lời dối trá được trình bầy cặn kẻ ở đây đã giúp trả lời hai câu hỏi thường được đặt ra cho Tổng thống Bush và các cộng sự viên cao cấp của ông ta:

Họ có biết sự thật về Iraq? Và họ biết sự thật nầy từ bao giờ?

Điều tra của Charles LewisMark Reading-Smith

False Pretenses

Following 9/11, President Bush and seven top officials of his administration waged a carefully orchestrated campaign of misinformation about the threat posed by Saddam Hussein's Iraq.

By Charles Lewis and Mark Reading-Smith

President George W. Bush and seven of his administration's top officials, including Vice President Dick Cheney, National Security Adviser Condoleezza Rice, and Defense Secretary Donald Rumsfeld, made at least 935 false statements in the two years following September 11, 2001, about the national security threat posed by Saddam Hussein's Iraq. Nearly five years after the U.S. invasion of Iraq, an exhaustive examination of the record shows that the statements were part of an orchestrated campaign that effectively galvanized public opinion and, in the process, led the nation to war under decidedly false pretenses.

On at least 532 separate occasions (in speeches, briefings, interviews, testimony, and the like), Bush and these three key officials, along with Secretary of State Colin Powell, Deputy Defense Secretary Paul Wolfowitz, and White House press secretaries Ari Fleischer and Scott McClellan, stated unequivocally that Iraq had weapons of mass destruction (or was trying to produce or obtain them), links to Al Qaeda, or both. This concerted effort was the underpinning of the Bush administration's case for war.

It is now beyond dispute that Iraq did not possess any weapons of mass destruction or have meaningful ties to Al Qaeda. This was the conclusion of numerous bipartisan government investigations, including those by the Senate Select Committee on Intelligence (2004 and 2006), the 9/11 Commission, and the multinational Iraq Survey Group, whose "Duelfer Report" established that Saddam Hussein had terminated Iraq's nuclear program in 1991 and made little effort to restart it.

In short, the Bush administration led the nation to war on the basis of erroneous information that it methodically propagated and that culminated in military action against Iraq on March 19, 2003. Not surprisingly, the officials with the most opportunities to make speeches, grant media interviews, and otherwise frame the public debate also made the most false statements, according to this first-ever analysis of the entire body of prewar rhetoric.

President Bush, for example, made 232 false statements about weapons of mass destruction in Iraq and another 28 false statements about Iraq's links to Al Qaeda. Secretary of State Powell had the second-highest total in the two-year period, with 244 false statements about weapons of mass destruction in Iraq and 10 about Iraq's links to Al Qaeda. Rumsfeld and Fleischer each made 109 false statements, followed by Wolfowitz (with 85), Rice (with 56), Cheney (with 48), and McClellan (with 14).

The massive database at the heart of this project juxtaposes what President Bush and these seven top officials were saying for public consumption against what was known, or should have been known, on a day-to-day basis. This fully searchable database includes the public statements, drawn from both primary sources (such as official transcripts) and secondary sources (chiefly major news organizations) over the two years beginning on September 11, 2001. It also interlaces relevant information from more than 25 government reports, books, articles, speeches, and interviews.

Consider, for example, these false public statements made in the run-up to war:

On August 26, 2002, in an address to the national convention of the Veteran of Foreign Wars, Cheney flatly declared: "Simply stated, there is no doubt that Saddam Hussein now has weapons of mass destruction. There is no doubt he is amassing them to use against our friends, against our allies, and against us." In fact, former CIA Director George Tenet later recalled, Cheney's assertions went well beyond his agency's assessments at the time. Another CIA official, referring to the same speech, told journalist Ron Suskind, "Our reaction was, 'Where is he getting this stuff from?' "

In the closing days of September 2002, with a congressional vote fast approaching on authorizing the use of military force in Iraq, Bush told the nation in his weekly radio address: "The Iraqi regime possesses biological and chemical weapons, is rebuilding the facilities to make more and, according to the British government, could launch a biological or chemical attack in as little as 45 minutes after the order is given. . . . This regime is seeking a nuclear bomb, and with fissile material could build one within a year." A few days later, similar findings were also included in a much-hurried National Intelligence Estimate on Iraq's weapons of mass destruction — an analysis that hadn't been done in years, as the intelligence community had deemed it unnecessary and the White House hadn't requested it.

In July 2002, Rumsfeld had a one-word answer for reporters who asked whether Iraq had relationships with Al Qaeda terrorists: "Sure." In fact, an assessment issued that same month by the Defense Intelligence Agency (and confirmed weeks later by CIA Director Tenet) found an absence of "compelling evidence demonstrating direct cooperation between the government of Iraq and Al Qaeda." What's more, an earlier DIA assessment said that "the nature of the regime's relationship with Al Qaeda is unclear."

On May 29, 2003, in an interview with Polish TV, President Bush declared: "We found the weapons of mass destruction. We found biological laboratories." But as journalist Bob Woodward reported in State of Denial, days earlier a team of civilian experts dispatched to examine the two mobile labs found in Iraq had concluded in a field report that the labs were not for biological weapons. The team's final report, completed the following month, concluded that the labs had probably been used to manufacture hydrogen for weather balloons.

On January 28, 2003, in his annual State of the Union address, Bush asserted: "The British government has learned that Saddam Hussein recently sought significant quantities of uranium from Africa. Our intelligence sources tell us that he has attempted to purchase high-strength aluminum tubes suitable for nuclear weapons production." Two weeks earlier, an analyst with the State Department's Bureau of Intelligence and Research sent an email to colleagues in the intelligence community laying out why he believed the uranium-purchase agreement "probably is a hoax."

On February 5, 2003, in an address to the United Nations Security Council, Powell said: "What we're giving you are facts and conclusions based on solid intelligence. I will cite some examples, and these are from human sources." As it turned out, however, two of the main human sources to which Powell referred had provided false information. One was an Iraqi con artist, code-named "Curveball," whom American intelligence officials were dubious about and in fact had never even spoken to. The other was an Al Qaeda detainee, Ibn al-Sheikh al-Libi, who had reportedly been sent to Eqypt by the CIA and tortured and who later recanted the information he had provided. Libi told the CIA in January 2004 that he had "decided he would fabricate any information interrogators wanted in order to gain better treatment and avoid being handed over to [a foreign government]."

The false statements dramatically increased in August 2002, with congressional consideration of a war resolution, then escalated through the mid-term elections and spiked even higher from January 2003 to the eve of the invasion.

It was during those critical weeks in early 2003 that the president delivered his State of the Union address and Powell delivered his memorable U.N. presentation. For all 935 false statements, including when and where they occurred, go to the search page for this project; the methodology used for this analysis is explained here.

In addition to their patently false pronouncements, Bush and these seven top officials also made hundreds of other statements in the two years after 9/11 in which they implied that Iraq had weapons of mass destruction or links to Al Qaeda. Other administration higher-ups, joined by Pentagon officials and Republican leaders in Congress, also routinely sounded false war alarms in the Washington echo chamber.

The cumulative effect of these false statements — amplified by thousands of news stories and broadcasts — was massive, with the media coverage creating an almost impenetrable din for several critical months in the run-up to war. Some journalists — indeed, even some entire news organizations — have since acknowledged that their coverage during those prewar months was far too deferential and uncritical. These mea culpas notwithstanding, much of the wall-to-wall media coverage provided additional, "independent" validation of the Bush administration's false statements about Iraq.

The "ground truth" of the Iraq war itself eventually forced the president to backpedal, albeit grudgingly. In a 2004 appearance on NBC's Meet the Press, for example, Bush acknowledged that no weapons of mass destruction had been found in Iraq. And on December 18, 2005, with his approval ratings on the decline, Bush told the nation in a Sunday-night address from the Oval Office: "It is true that Saddam Hussein had a history of pursuing and using weapons of mass destruction. It is true that he systematically concealed those programs, and blocked the work of U.N. weapons inspectors. It is true that many nations believed that Saddam had weapons of mass destruction. But much of the intelligence turned out to be wrong. As your president, I am responsible for the decision to go into Iraq. Yet it was right to remove Saddam Hussein from power."

Bush stopped short, however, of admitting error or poor judgment; instead, his administration repeatedly attributed the stark disparity between its prewar public statements and the actual "ground truth" regarding the threat posed by Iraq to poor intelligence from a Who's Who of domestic agencies.

On the other hand, a growing number of critics, including a parade of former government officials, have publicly — and in some cases vociferously — accused the president and his inner circle of ignoring or distorting the available intelligence. In the end, these critics say, it was the calculated drumbeat of false information and public pronouncements that ultimately misled the American people and this nation's allies on their way to war.

Bush and the top officials of his administration have so far largely avoided the harsh, sustained glare of formal scrutiny about their personal responsibility for the litany of repeated, false statements in the run-up to the war in Iraq. There has been no congressional investigation, for example, into what exactly was going on inside the Bush White House in that period. Congressional oversight has focused almost entirely on the quality of the U.S. government's pre-war intelligence — not the judgment, public statements, or public accountability of its highest officials. And, of course, only four of the officials — Powell, Rice, Rumsfeld, and Wolfowitz — have testified before Congress about Iraq.

Short of such review, this project provides a heretofore unavailable framework for examining how the U.S. war in Iraq came to pass. Clearly, it calls into question the repeated assertions of Bush administration officials that they were the unwitting victims of bad intelligence.

Above all, the 935 false statements painstakingly presented here finally help to answer two all-too-familiar questions as they apply to Bush and his top advisers: What did they know, and when did they know it?

No comments:

Post a Comment