Trong một phát biểu gần đây, Tổng thống Mỹ Bush, đã nói rằng nếu quân Mỹ rút khỏi Iraq bây giờ, hậu quả sẽ giống như thời diệt chủng ở Cambodia. Tổng Thống Mỹ dưới sự chỉ đạo của một thế lực nắm quyền lực thực sự đằng sau đã từ lâu rất quen bịa chuyện lấy cớ, ăn nói ngược ngạo, ngậm máu phun người. Đe dọa người ta thì nói là bị người ta đe dọa, tấn công người ta thì nói là bị tấn công, không có cớ đánh người thì bịa ra để đánh, giết người ta thì bảo là bảo vệ, tối ngày đòi cấm vận nước này nước nọ cho dân người ta bị đói bị bệnh chết nhăn răng thì bảo là tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền!
Tại sao Mỹ lại có thể làm được những chuyện ngược ngạo sống sượng như vậy? Bởi vì trên thế giới có rất nhiều người ngu hay thấy sang bắt quàng làm họ. Ở VN loại người này không hiếm. Họ tin những lời dối trá đãi bôi của Tổng thống Mỹ và các chính trị gia Mỹ khác như thánh vậy! Bất kể những hành động ngược ngạo của họ đã làm trong lịch sử và những chuyện đang xảy ra ngay trước mắt!
Bởi vậy những chính khách Mỹ sẽ tiếp tục mạnh dạn nói ngược, bịa chuyện để tiếp tục thực hiện những mưu đồ chính trị, quân sự tiếp theo, để tiếp tục làm cha thiên hạ, trong đó có Việt Nam.
Bài dưới đây là của một người Mỹ hiểu biết lịch sử. Ở Mỹ rất nhiều người ủng hộ chiến tranh nhưng họ chả biết gì về lịch sử đẫm máu của nước họ trên thế giới cả. Ngay cả Tổng thống Bush hiện nay là một người nổi tiếng mù tịt về lịch sử, địa lý thế giới. Ông ta cũng chỉ là một con rối trên bàn cờ chính trị của những kẻ dấu mặt đứng sau lưng ông ta.
-----------------------------------------------------------
Nói láo, nói láo và nói láo thêm nữa trong một nước Mỹ mù tịt về lịch sử
By Larry Beinhart, Posted August 25, 2007.
Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/larry-beinhart/lies-lies-and-more-lies_b_61810....
George Bush và những người ủng hộ Chiến tranh Iraq khác- lý luận rằng nếu chúng ta rút ra khỏi Iraq thì kết quả sẽ là những cuộc tàn sát giống như - những cách đồng giết người - ở Căm-pu-chia..
Ðây là sự thật:
. Những cánh đồng giết người là sự thật. Sự diệt chủng chống lại chính những người dân họ là do Khơ-me Ðỏ thực hiện.
. Người Việt Nam - Cộng Sản Việt Nam - là những người đã tiến vào và chấm dứt nó.
. Nước Mỹ đã hỗ trợ Khơ-me Ðỏ sau đó.
Câu chuyện đã bắt đầu như sau:
Nước Mỹ nhảy vào cuộc chiến tranh ở Việt nam trong một sự nỗ lực để giữ Nam Việt Nam không theo cộng sản. Chuyện đó chắc chắn sẽ xảy ra nếu cuộc tổng tuyển cử được tổ chức như được hứa hẹn.
Căm-pu-chia nằm cạnh Việt Nam. Lúc đầu dưới sự cai trị của Thái tử Sihanouk. Ông ta muốn giữ thế trung lập cho nước này. Cả hai phe (Mỹ, Việt) đều đã vi phạm sự trung lập này.
Bắc Việt gửi vũ khí, hỗ trợ và người xuyên Căm-pu-chia trên "Ðường mòn Hồ Chí Minh" để vòng qua bên hông lực lượng quân đội Nam Việt và Mỹ. Họ cũng dùng các hải cảng của Căm-pu-chia.
Nước Mỹ, không đánh nhau với Căm-pu-chia, chính thức và không chính thức, đã bí mật gửi quân vào Căm-pu-chia để làm gián đoạn việc sử dụng con đường đó của Bắc Việt. Ðến 1969, Nixon bắt đầu chiến dịch ném bom trải thảm nhiều vùng của Căm-pu-chia. Ðể cuối cùng khoảng 750,000 người Căm-pu-chia đã chết bởi những cuộc ném bom đó (mặc dù con số đó khó kiểm chứng được).
Nãm 1970, trong khi Sihanouk ở nước ngoài, đang viếng thãm Châu Âu, LX, và TQ, Lon Nol cướp chính quyền sau một cuộc đảo chính của cánh hữu.
Có những câu chuyện khác nhau về sự dính líu của Mỹ trong vụ này. Câu chuyện thứ nhất là chúng ta đã hỗ trợ cuộc đảo chính đó, câu chuyện thứ hai (theo cuốn sách của Tom Weiner tựa là Legacy of Ashes, The History of the CIA) là CIA và nước Mỹ bị bất ngờ trong vụ này. Tài liệu mới được giải mật gần đây ủng hộ cách nhìn của Weiner.
Trong bất cứ trường hợp nào, sau khi Lon Nol lên nắm quyền lực, Mỹ đã ủng hộ ông ta. Ðể ðáp lễ, Lon Nol chấm dứt thế trung lập, đóng các cảng biển đối với cộng sản và đòi Việt Cộng và Bắc Việt rời khỏi nước này, và để quân Mỹ hoạt động bán chính thức trên đất Căm-pu-chia.
Và Lon Nol đã phải đối mặt với những phản kháng. Xuất phát từ những phản ứng tự nhiên của tình cảm quốc gia. Và phần khác là được xúi giục bởi những phần tử cộng sản khác nhau.
Sihanouk, lúc đó đang ở Trung Quốc, đã liên kết với Khơ-me Ðỏ, những người cộng sản Căm-pu-chia, và điều này đã phong tặng cho họ tính hợp pháp mới.
Nội chiến nổ ra. Lon Nol tỏ ra yếu kém và thối nát. Nên mặc dù có sự hỗ trợ tài chính và quân đội Mỹ, ông ta vẫn thua.
Mỹ rút khỏi Việt nam vào 1973.
Khơ-me Ðỏ lấy thủ đô của Cãm-pu-chia năm 1975. Họ là một trong những chế độ kinh khủng nhất trong lịch sử. Họ thực hành một kiểu diệt chủng theo giai cấp, "cải tạo" và giết bất cứ ai được đào tạo hay tây phương hóa, cũng như những nhóm thiểu số khác.
Vào 1978, Việt Nam, khi đó hoàn toàn dưới những người Cộng sản, tiến vào Căm-pu-chia để chặn bàn tay Khơ-me Đỏ và đuổi họ ra khỏi nước này. Họ thiết lập một chế độ ôn hòa và lành mạnh hơn.
Nước Mỹ, Vương quốc Anh và Trung Quốc đã hỗ trợ những tàn dư của Khơ-me Đỏ. Với trợ giúp của họ, cuộc xung đột này đã tiếp tục thêm 10 năm nữa.
Khi nào George Bush, hay bất cứ ai khác, sử dụng sự hủy diệt hàng loạt ở Căm-pu-chia như một cảnh báo về hậu quả, những điều sẽ xảy ra nếu Mỹ rút khỏi Iraq, chúng ta hãy nhớ đến những sự thật dưới đây:
1. Một phần của sự hủy diệt hàng loạt ở Cãm-pu-chia có thể trực tiếp quy cho hậu quả của những chiến dịch ném bom của Mỹ làm 750.000 người chết. (Có thể so sánh được với số lượng những người Iraq bị giết chết bởi những lực Mỹ trong cuộc chiến tranh hiện nay).
2. Cuộc nội chiến dẫn tới chiến thắng của Khơ-me xảy ra, ít nhất một phần, là vì sự hỗ trợ của Mỹ cho Lon Nol.
3. "Kẻ thù", những người cộng sản Việt Nam, là lực lượng đã chặn đứng bàn tay của Khơ-me Đỏ.
4. Nước Mỹ hỗ trợ Khơ-me Đỏ -- sau những hành động giết người của họ, sau cuộc diệt chủng. Sự hỗ trợ đó đã giúp cuộc nội chiến tiếp tục thêm một thập niên nữa. Thêm chết chóc, thêm tàn phá.
No comments:
Post a Comment