Wednesday, April 23, 2008

Trần Chung Ngọc - 30/4: Nhìn Lại Cuộc Chiến Việt Nam - PII

Chúng ta cũng thấy sự sai lầm của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thật là quá mức. Làm sao chúng ta còn có thể cho rằng thực dân Pháp trở lại để tái lập nền đô hộ ở Việt Nam, cũng như cuộc can thiệp man rợ của đế quốc Mỹ vào Việt Nam, dưới chiêu bài “chống Cộng”, là chính đáng, theo lý luận ngu ngơ, đầy cảm tính cá nhân, của một số người ở hải ngoại??

Trong cuốn “The Vietnam War and American Culture”, Columbia University Press, New York, 1991, John Carlos Rowe & Rick Berg: Editors, trang 52-72, có bài “Sự Vắng Mặt Kẻ Thù Của Mỹ [Nghĩa là không cần biết đến quan điểm của người dân VN] Trong Lịch Sử Chiến Tranh Việt Nam Viết Bởi Trường Phái Xét Lại” [America’s “Enemy”: The Absent Presence in Revisionist Vietnam War History] của Stephen Vlastos, Giáo sư Sử, đại học Iowa, viết về cuộc chiến ở Việt Nam qua 4 chủ đề: Nguyên nhân cuộc chiến, Hiệp định Genève, Phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam, và Cuộc chiến bại của Mỹ. Theo tôi, đây là một bài phân tích khá chính xác tuy không đầy đủ vì thật ra rất khó mà viết được đầy đủ về cuộc chiến ở Việt Nam. Sau đây tôi xin cống hiến độc giả bài “Sự Vắng Mặt Kẻ Thù của Mỹ…” của Giáo sư Stephen Vlastos. Vì bài dài trên 20 trang nên tôi chỉ lược dịch và bớt một số đoạn mà tôi cho rằng ít liên hệ đến cuộc chiến, thí dụ như viết về những quyết định của quốc hội Mỹ về chính sách đối ngoại của Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam v…v…

۞۞۞

Sự kiện cách mạng bột phát trong toàn thể thế giới các nước đang phát triển sau cuộc chiến bại của Hoa Kỳ ở Đông Dương đã tạo ra một sự nhận thức sâu sắc về chính trị của phe hữu (political right). Cuộc chiến ở Việt Nam biểu thị một sự cam kết quân sự và uy tín để ngăn chận cách mạng trong thế giới thứ ba, và cuộc chiến bại của Mỹ có vẻ như xác nhận sự sợ hãi của những người ủng hộ chiến tranh. Cuộc triệt thoái của Mỹ ra khỏi Đông Dương năm 1973 đã đưa đến sự sụp đổ của các chế độ tay sai [client regimes] ở Nam Việt Nam, Lào, và Cambod hai năm sau. Trước khi thập niên 1970 chấm dứt, những chính phủ cấp tiến ở Trung Mỹ và Trung Đông đã lên nắm chính quyền ở những quốc gia vốn là thuộc địa của Tây phương hay là những chế độ độc tài hữu phái trung thành với Mỹ.

Di sản thê thảm (tragic legacy) của cuộc chiến Việt Nam, theo quan điểm của phe hữu ở Mỹ, là sự mở màn cho những cuộc cách mạng ở thế giới thứ ba tạo ra bởi sự chiến bại ô nhục của Mỹ ở Đông Dương [created by America’s humiliating defeat in Indochina]…

Phân tích trường phái xét lại viết về lịch sử Việt Nam, tôi đặc biệt quan tâm đến chiến lược khoa trương. Phần lớn, thuật viết sử của trường phái xét lại là lập lại những luận cứ trước năm 1965 đề biện minh cho sự can thiệp của Mỹ [vào Việt Nam]: Mỹ can thiệp để chống sự bành trướng của độc tài Cộng sản, để bảo vệ những quyền lợi và giá trị của thế giới tự do. Tuy nhiên, những chiến lược thiếu mạch lạc để dựng lên những sự kiện lịch sử biện minh cho cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam không phải là hiển nhiên như vậy.

Sau đây, tôi (Vlastos) sẽ phân tích 4 chủ đề thường gây tranh cãi nhất về vấn đề viết sử về chiến tranh Việt Nam, phần lớn dựa trên ba tác phẩm. [America in Vietnam của Guenter Lewy; No More Vietnam của Richard Nixon; On Strategy của Harry Summers]. Những chủ đề này là: Nguồn gốc cuộc chiến, Hiệp định Geneva năm 1954, Phong trào kháng chiến ở Nam Việt Nam, và cuộc chiến bại của Mỹ [The war’s origin, the Geneva Accords of 1954, the resistance movement in South Vietnam, and America’s defeat].

Bài phân tích này sẽ chứng tỏ rằng, tuy các tác phẩm trên có văn phong và hình thức khác nhau, những tác phẩm này (và nhiều tác phẩm khác) thuộc trường phái xét lại đều có một loại ngôn ngữ rõ rệt về trình bày lịch sử: đặt ra ngoài lề kinh nghiệm lịch sử của “kẻ thù” của Mỹ [nghĩa là]: nhiều triệu người Việt Nam Bắc cũng như Nam chống đối sự can thiệp của Mỹ. Người ta chỉ chấp nhận những điều trừu tượng như “ngoại xâm” và sự bành trướng của cộng sản quốc tế, còn về vấn đề người Việt Nam chống lại nỗ lực của Mỹ nhằm mục đích thống trị đời sống chính trị của người Việt Nam thì hoàn toàn “vắng mặt” trong lịch sử viết bởi phe xét lại. Thật là mỉa mai, chính sự từ chối vai trò chủ động của những “kẻ thù” Việt Nam trong lịch sử của chính họ, các nhà xét lại đã thâu tóm sự sai lầm trí thức căn bản của những người đặt kế hoạch cho chiến tranh: sự hoàn toàn thất bại trong biện pháp đối với những lực lượng lịch sử ở Việt Nam mà cuộc kháng chiến sống chết của họ đã đánh bại trình tự đế quốc của Mỹ cho Việt Nam thời hậu thuộc địa [the utter failure to take measure of very historical forces in Vietnam whose life and death resistance would defeat America’s imperial agenda for postcolonial Vietnam]..

Nguồn Gốc Cuộc Chiến:

Thuật viết sử của trường phái xét lại đặt nguồn gốc cuộc chiến Việt Nam vào sự đương đầu ở Á Châu sau đệ nhị Thế Chiến giữa Cộng Sản quốc tế, thế lực xâm lược (the aggressor), và Hoa Kỳ, thế lực bảo vệ Thế Giới Tự Do.. Luận điệu chiến lược chính này, được biểu thị như là một mẫu mực trong đoạn mở đầu cuốn America in Vietnam của Guenter Lewy:

Quyết định của chính quyền Truman vào đầu thập niên 1950 tài trợ cho nỗ lực quân sự của Pháp đặt trên sự kiện là Trung Hoa Quốc Gia sụp đổ và quân đội Cộng Sản Trung Quốc tới miền biên giới Đông Dương vào tháng 12 năm 1949. Chế độ Hồ Chí Minh mới được công nhận là Chính Phủ Việt Nam bởi Nga Sô và Cộng Sản Trung Quốc. Chính quyền Mao cung cấp nơi trú ẩn, huấn luyện, và vũ khí nặng cho Việt Minh, mặc dù trang trí chỉ như là một phong trào quốc gia, càng ngày càng thấy rõ là một đảng công khai cam kết theo tổ chức và lý tưởng của khối Cộng Sản. Ngày 6 tháng 3, 1950, ngoại trưởng Mỹ cho tổng thống biết: “Sự chọn lựa mà Hoa Kỳ phải đương đầu là hoặc ủng hộ chính quyền hợp pháp ở Đông Dương hoặc đối đầu với sự bành trướng của Cộng sản trên phần còn lại của lục địa của Đông Nam Á và có thể bành trướng sang phía Tây.” [Nên nhớ, theo Noam Chomsky, những chế độ tay sai [client regimes] do Mỹ dựng lên, thí dụ như chế độ Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam. không thể coi là hợp pháp. TCN]

Lewy bắt đầu che đậy những nguyên nhân thuộc địa của cuộc chiến Việt Nam và làm mù mờ vấn đề với hai điều liên kết lịch sử quan trọng: Cộng sản Việt Nam với tinh thần quốc gia chống thực dân, và Hoa Kỳ với sự thống trị của ngoại quốc.

Việt Minh, mà Lewy mô tả một cách thiển cận là “một đảng công khai theo tổ chức và ý thức hệ của Cộng sản”, được thành lập bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1941 sau khi Nhật đã chiếm Đông Dương của Pháp, và phát triển mau lẹ thành một phong trào giải phóng quốc gia của quần chúng, của mọi giới. Khai thác tình trạng vô chính phủ sau khi Nhật đầu hàng, và dựa vào tình cảm chống Pháp của nhiều thế hệ, những ủy ban cách mạng Việt Minh đã lên nắm chính quyền vào tháng 8, 1945 trên khắp đất nuớc. Tinh thần quốc gia lên cao đến độ Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, và ngày 2 tháng 9, 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập. Khi Pháp trở lại để tái áp đặt quyền lực thực dân (to reimpose colonial authority) thì Việt Minh lại lãnh đạo quốc dân kháng chiến. Pháp chiêu nạp sự ủng hộ từ những tín đồ Ca-Tô (France enlisted support from many catholics), một số giáo phái ở miền Nam, và một số địa chủ giầu có; nhưng đa số người dân Việt Nam theo Việt Minh hoặc ủng hộ nỗ lực kháng chiến. Động viên khối quần chúng lớn lao, Việt Minh đã đánh bại quân đội Pháp, một quân đội có ưu thế về vũ khí và kỹ thuật sau 8 năm kháng chiến để giành độc lập, cuộc chiến thường được gọi là cuộc chiến tranh Đông Dương thứ nhất. Đó là là một biến cố tạo lập một kỷ nguyên thực sự (a truly epoch-making event): cuộc chiến thắng dứt khoát về quân sự đầu tiên của người dân bản xứ trong một cuộc chiến tranh hiện đại chống một thế lực thực dân lớn (the first outright military victory by indigenous people in a modern war against a major colonial power).

Chính quyền Truman đáp ứng cuộc “Cách Mạng Tháng Tám” của Việt Minh bằng cách giúp Pháp tái áp đặt quyền lực thực dân: khẳng định chủ quyền của Pháp ở Đông Dương sau Đệ Nhị Thế Chiến; cho phép những quân cụ đã chấp thuận viện trợ cho Âu Châu được chuyển sang phía chiến dịch Đông Dương; và từ 1950 trực tiếp trợ giúp cuộc chiến của Pháp. Khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1954, Mỹ đã trả 80% chiến phí cho Pháp. Mục đích của Pháp luôn luôn là khôi phục nền thuộc địa. Tài trợ cho cuộc chiến của Pháp, chính quyền Truman đã liên kết Hoa Kỳ với chủ nghĩa thực dân và chống lại phong trào giải phóng quốc gia, lãnh đạo bởi Cộng Sản, và được người dân ủng hộ rộng rãi. [In financing the French war, the Truman administration aligned the United States with colonialism and against a broadly supported, and Communist-led, movement of national liberation]

[Một số người chống Cộng ở hải ngoại vẫn nhắc lại những luận điệu tuyên truyền thiếu trí tuệ: Cộng Sản Việt Nam là tay sai của Cộng sản quốc tế, âm mưu thống trị thế giới, cho nên Pháp và Mỹ phải ngăn chận Cộng Sản ở Đông Dương. Nhưng ít người để ý là: Việt Nam tuyên bố độc lập từ năm 1945 mà mãi tới 1949 Trung Cộng mới công nhận chính quyền Việt Nam, và tới 1950 Nga sô cũng mới công nhận chính quyền Việt Nam. Cho nên Pháp và Mỹ can thiệp vào Đông Dương là sự toa rập của Thực Dân Pháp, Vatican, và Đế Quốc Mỹ. Trong phần sau, giáo sư Stephen Vlastos sẽ cho chúng ta rõ điều này. TCN]

Viết theo lý tưởng trong cuộc chiến tranh lạnh, rằng Mỹ là nước bảo vệ Thế Giới Tự Do, Lewy đã lược bỏ đi chủ nghĩa thực dân trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam. Điều này ở ngay trong câu đầu, trong đó cuộc chiến thuộc địa của Pháp trở thành “Nỗ lực quân sự của Pháp ở Đông Dương” một cách nhập nhằng, mơ hồ [France’s colonial war becomes the ambiguous “French military effort in Indochina”] Tiếp theo, Lewy còn phỉ báng chính quyền đã lãnh đạo cuộc chiến giành độc lập. Lewy không chỉ từ chối không chấp nhận căn cước của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như là nước đầu tiên ra khỏi nền thuộc địa, mà còn coi như là bất hợp pháp bằng cách hạ toàn thể sự thiết lập chính trị của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới tên một lãnh tụ Cộng sản trong câu “Chế độ Hồ Chí Minh”. [HCM regime]

Làm mù mờ những vai trò lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn đầu cuộc chiến của Việt Nam giành độc lập [cuộc chiến chống Pháp], chiến lược đầu củng cố bởi chiến lược thứ hai: đưa ra tràn ngập hình ảnh là Việt Nam nằm trong cuộc bành trướng của Cộng sản trên thế giới với những tài liệu như “Sự sụp đổ của Trung Hoa quốc gia”, “Quân đội Trung Quốc tập trung ở biên giới Hoa Việt”, “Nga Sô Viết và Trung Hoa Cộng Sản công nhận Việt Minh”, “Chính quyền Mao cung cấp nơi trú ẩn và viện trợ cho Việt Minh”, và “Cam kết của Việt Minh về tổ chức và lý tưởng Cộng sản”. Lẽ dĩ nhiên, tất cả những tài liệu này nhằm nuôi dưỡng một ảo tưởng là một quốc gia “tự do” [Nam Việt Nam] bị đe dọa bởi sự xâm lăng của Cộng Sản từ bên ngoài – và đó là sự xoay sở đạo đức của cuộc chiến tranh lạnh để biện minh cho sự can thiệp quân sự của Mỹ.

Những luận điệu quen thuộc như: Mỹ phải ủng hộ “chính quyền hợp pháp” [bất hợp pháp trên thực tế. TCN] hoặc phải đối diện với sự bành trướng của Cộng Sản khắp miền Đông Nam Á, và có thể lan đến lãnh thổ của chúng ta.. Điểm khẳng định ở đây là, Việt Nam đã có một chính quyền quốc gia hợp pháp và bị tấn công bởi “chế độ” Cộng sản Hồ Chí Minh, do đó sự can thiệp của Mỹ là hành động công chính về đạo đức. [Xin đọc Noam Chomsky ở trên: Mỹ chưa bao giờ coi chính quyền ở Nam Việt Nam là hợp pháp]. Nếu chính quyền Truman phản ứng trước sự xâm lăng chống chính quyền hợp pháp ở Việt Nam, thì cuộc chiến Việt Nam có thể coi như một cuộc chiến với ý tốt, giống như Đệ Nhị Thế Chiến [The Vienam war can be equated with the “good war”, World War II.]

Lewy cố ý bỏ qua không giải thích về nguồn gốc hợp pháp của chính quyền miền Nam. Ngay từ 1947, Pháp với những khó khăn của cuộc chiến, đã tìm giải pháp “quốc gia” để chống những lời kêu gọi lòng ái quốc của Việt Minh, và đã kiếm được một người sẵn sàng hợp tác: Cựu Hoàng Bảo Đại. Vào tháng 3, 1949, Bảo Đại ký thỏa hiệp về một nước Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, thỏa hiệp được quốc hội Pháp thông qua vào đầu năm 1950. Về phương diện Hiến Pháp, chính quyền Bảo Đại không có chủ quyền, về phương diện cá nhân, ông ta thiếu tính hợp pháp chính đáng [Constitutionally, Bao Dai’s government lacked sovereign powers; personally, he lacked legitimacy]. Tuy nhiên, ngay lập tức, Mỹ đã công nhận ngoại giao với Bảo Đại, và điều này cũng đủ để thiết lập tính cách hợp pháp của chính quyền Bảo Đại – ngay cả khi chính quyền này bị bác bỏ bởi hầu hết ngưởi Việt Nam [U.S. recognition suffices to establish the legality of Bao Dai’s government – even though spurned by most Vietnamese] và theo cùng một lôgíc thì Sô Viết và Trung Quốc công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có nghĩa là bất hợp pháp dù đã được quảng đại quần chúng ủng hộ. [Ngày nay, ai cũng biết chính phủ Bảo Đại chỉ là một chính phủ bù nhìn, quân đội quốc gia thì nằm dưới quyền chỉ huy của Pháp. Hiệp định Genève được ký giữa Pháp và Việt Minh, Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về và được Bảo Đại bù nhìn cho làm Thủ Tướng. TCN]

Hiệp Định Geneva -

Diễn giải Hiệp Định Geneva năm 1954 trực tiếp đưa đến vấn đề pháp lý của sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam. Nếu những sự thỏa thuận quốc tế trong Hội Nghị Geneva để chấm dứt cuộc chiến Đông Dương thứ nhất thật sự cho phép sự thiết lập riêng biệt một quốc gia không Cộng sản ở miền Nam vĩ tuyến 17, thì đó là một trong hai điều kiện tối thiểu cần thiết để thiết lập tính hợp pháp của sự can thiệp của Mỹ. Một vấn đề lịch sử liên hệ [điều kiện thứ hai] là tính hợp pháp của chính quyền Sài Gòn: mức độ phụ thuộc vào một lực lượng ngoại quốc, sự ủng hộ của quần chúng v..v.. (A historically related but quite separate question is the legitimacy of the Saigon government: degree of dependence on a foreign power, of popular support, etc..). Mặt khác, nếu Hiệp Định Geneva khẳng định Việt Nam như là một quốc gia thống nhất và có chủ quyền, thì sự kiện Mỹ cưỡng bách chia đôi Nam Bắc thành hai miền riêng biệt, cũng như cuộc can thiệp quân sự của Mỹ để duy trì chính quyền miền Nam, là thiếu căn bản hợp pháp (lacked legal basis).

Chúng ta đã thấy, Việt Minh thắng cuộc chiến Đông Dương Thứ Nhất dù rằng Mỹ đã viện trợ rất nhiều cho Pháp. Vào cuối cuộc chiến, trừ những thành phố lớn, Việt Minh đã kiểm soát hầu hết miền Bắc và Trung Việt Nam và phần lớn hậu phương Nam Việt. Sau khi Pháp chiến bại ở Điện Biên Phủ, Hiệp Định Geneva năm 1954 gồm có một hiệp ước đình chiến để chấm dứt những cuộc xung đột quân sự, và một bản “Tuyên Ngôn có tính cách quyết định của Hội Nghị” (Final Declaration of the Conference) về tình trạng chính trị ở Đông Dương. Ký kết bởi Pháp và Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hiệp Ước Đình Chiến quy định vùng rút quân của quân đội Pháp và “đồng minh” ở dưới vĩ tuyến 17, và quân đội Việt Minh về Bắc vĩ tuyến 17, trong khi chờ đợi một giải pháp chính trị quyết định. Tuy nhiên, chúng ta phải ghi nhận rằng, ngôn từ trong bản Hiệp Ước Đình Chiến khẳng định sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam (We note, however, that the language of the armistice affirmed the territorital integrity and sovereignty of Vietnam). Bản “Tuyên Ngôn có tính cách quyết định của Hội Nghị” được mọi phía đồng thanh chấp thuận (orally affirmed) và tuyên bố rõ ràng là ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY ĐẤT ĐAI [THE MILITARY DEMARCATION LINE IS PROVISIONAL AND SHOULD NOT IN ANY WAY BE INTERPRETED AS CONSTITUING A POLITICAL OR TERITORIAL BOUNDARY], và quy định rằng một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7, 1956 sẽ quyết định một chính quyền cho quốc gia mới được độc lập (that elections be held in July 1956 to decide the governing authority of the newly independent nation.)

Hiệp Định Geneva là một mối bối rối ngượng ngùng lớn cho những người ủng hộ cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam, vì chính Mỹ và người kế tiếp Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, đã từ chối không để cho người dân Việt được bỏ phiếu cho tương lai của chính họ. Trong khi Việt Minh kêu gọi tổ chức Tổng Tuyển Cử theo đúng như Hiệp Định, thì chính quyền Ngô Đình Diệm được Mỹ đỡ lưng đã ngay lập tức tuyên bố Nam Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền và từ chối không cho phép thi hành cuộc Tổng Tuyển Cử, vi phạm những điều khoản chính của Hiệp Định [refused to permit national elections in violation of key provisions of the Accords].

[Những người biện minh cho việc Diệm từ chối không thi hành Tổng Tuyển Cử thường đưa ra lý do là, Bản Tuyên Ngôn không được ký kết trên một văn bản, nhưng nếu chúng ta đọc kỹ bản Thỏa Hiệp đã được ký kết bởi mọi phe thì chúng ta có thể thấy những đoạn sau đây:

- Điều khoản 1 (Article 1) nói về sự thiết lập “một đường ranh giới quân sự tạm thời” để quân đội hai bên rút quân về: Lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc, và lực lượng Liên Hiệp Pháp (French Union) ở phía Nam làn ranh giới.

- Điều khoản 14, đoạn (a) [Article 14, Paragraph (a)] viết rõ: “Trong khi chờ đợi cuộc Tổng Tuyển Cử để Thống Nhất Việt Nam, quyền hành chánh dân sự trong mỗi vùng rút quân nằm trong tay các phe có quân đội rút quân (nghĩa là Pháp và Việt Minh) theo tinh thần của bản Thỏa Hiệp.” ,

Như vậy, rõ ràng là vĩ tuyến 17 chỉ là “một đường ranh giới quân sự tạm thời” cho đến khi thi hành cuộc “Tổng Tuyển Cử để Thống Nhất Việt Nam” và Bản Tuyên Ngôn chỉ nhắc lại tinh thần của Bản Thỏa Hiệp đã được ký kết: “Đường Ranh Giới Quân Sự Là Tạm Thời Và Không thể Diễn Giải Bất Cứ Bằng Cách Nào Đó Là Một Biên Giới Phân Định Về Chính Trị Hay Đất Đai.” TCN]

So sánh những lực lượng quân sự và chính trị ở trong nước, chắc chắn là sự thống nhất quốc gia sẽ ở dưới quyền của Việt Minh. Pháp là một lực lượng đã hết sài (a spent force) và không có sự ủng hộ của ngoại bang, chế độ tay sai ở Việt Nam không thể nào thắng được Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Tuy rằng có những bộ phận trong quần chúng Việt Nam chống Cộng, nhưng đảng Cộng Sản lãnh đạo bởi Việt Minh đã gây được nhiều uy tín vì đã chiến thắng được người Pháp mà người dân ghét. Mọi người đều biết rằng, ngay cả CIA cũng biết, rằng chỉ với sức mạnh của tinh thần quốc gia, Hồ Chí Minh sẽ thắng mọi cuộc tranh cử công khai và tự do (It was widely acknowledged (even by the CIA) that on the strength of nationalism alone, Ho Chi Minh would win any freely and openly contested election). Hầu hết các nhà theo chủ nghĩa xét lại không bàn cãi gì về lập trường quốc gia và được quần chúng yêu thích của Hồ Chí Minh. Họ chỉ lý luận rằng Hiệp Định Geneva đã cho phép sự chia cắt vĩnh viễn Việt Nam thành Cộng Sản ở miền Bắc và không-Cộng sản ở miền Nam. Họ cho rằng cuộc tổng tuyển cử quy định trong Bản “Tuyên Ngôn có tính cách quyết định của Hội Nghị” không phải là ý định của Hội Nghị. Họ đưa ra lập luận rằng cả Trung Quốc và Nga Sô, đồng minh của Việt Minh ở Geneva, coi cuộc tổng tuyển cử như để vớt vát mặt mũi nhưng tin rằng sự chia cắt sẽ lâu dài. Nixon còn gạt Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ra ngoài với luận điều: “Hội Nghị Geneva có ý định là chia cắt Việt Nam giống như ở Triều Tiên”“mọi thành viên chính của hội nghị đều nghĩ như vậy.” Sự gạt VNDCCH ra ngoài là chủ yếu. Vì thật là hiển nhiên, Việt Minh không bao giờ muốn Hội Nghị Geneva đưa ra một giải pháp giống như ở Triều Tiên [The Vietminh never intended the Geneva Conference to yield a “Korea-type solution.”] Là những kẻ chiến thắng, họ đến Hội Nghị Geneva để thương lượng sự độc lập của quốc gia, sự đầu hàng của lực lượng Pháp, và những điều kiện để đưa đến sự thống nhất chính trị cho đất nước. Khi Diệm ngăn chận cuộc tổng tuyển cử, họ tiếp tục chiến đấu, cuối cùng kéo quân đội Mỹ vào sự bế tắc tốn kém [When Diem blocked the elections they fought on, eventually forcing the American army into a costly stalemate]. Ngay cả Nixon cũng không cho rằng Việt Minh có ý định chia cắt vĩnh viễn đất nước ở Hội Nghị Geneva.

Ở đây, chúng ta lại thấy sử của phái xét lại từ chối không chấp nhận tiếng nói chống đối của Việt Nam trước những ý định và mong muốn của Mỹ. Sự từ chối này bắt nguồn từ viễn tượng của phái xét lại về cuộc chiến tranh lạnh có tính cách đế quốc: Việt Minh chỉ là do Cộng sản quốc tế ủy nghiệm. Do đó, theo quan điểm của Nixon, những “ý định” của các cường quốc (Great Powers) ở Geneva về sự chia cắt Việt Nam giống như Triều Tiên cũng là ý định của tất cả mọi phe trong Hội Nghị.

Về Hiệp Định Geneva, Lewy lý luận rằng chính quyền Nam Việt Nam không có bổn phận phải thi hành những điều khoản mà Pháp đã ký kết thay mặt cho họ, tuy rằng trong thời gian của Hội Nghị Geneva Pháp chính thức nắm quyền ngoại giao của Quốc Gia Liên Hiệp Việt Nam [The government of South Vietnam, Lewy argues, was not legally bound by obligations assumed on its behalf by France, even though at the time of the Geneva Conference France formally controlled the foreigh relations of the Associated State of Vietnam]. Điều đáng nói là, theo gương Nixon loại Việt Minh ra ngoài, Lewy nói về sự hiện hữu của một “Quốc Gia Nam Việt Nam mới độc lập” [the existence of “a newly independent state” of South Vietnam].

Chủ quyền quốc gia thường được hiểu là có quyền uy tối thượng trong một tập thể chính trị, vì chính quyền nắm quyền chính trị nội địa, và các nước khác công nhận ngoại giao với chính quyền. Tuy nhiên, trong nghị luận của Lewy, điều này đã bị lật ngược, và chủ quyền quốc gia đã được áp đặt từ bên ngoài (sovereignty is imposed from outside). Lewy bảo chúng ta rằng, Quốc Gia Liên Hiệp Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, vì có những quốc gia trong thế giới tự do công nhận sự hiện hữu của nó.

Nhưng người Việt Nam coi quốc gia của mình là một hay là hai? Có bao nhiêu người coi “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” là chính quyền hợp pháp của quốc gia? Có bao nhiêu người coi Quốc Gia Liên Hiệp Việt Nam, hay sau 1954 trở thành “Việt Nam Cộng Hòa” là chính quyền hợp pháp? Ngô Đình Diệm, sau Bảo Đại, có chiếm được sự trung thành và kính trọng của người dân Việt Nam sống ngay ở dưới vĩ tuyến 17? Thành phần Việt Nam chống Cộng ở Nam Việt Nam có phải là một cộng đồng chính trị có thể đứng vững được không? Tất cả những câu hỏi trên nói lên những quan điểm của người dân bản xứ đã bị bỏ ra ngoài bài nghị luận của Lewy.

Chúng ta không nên ngạc nhiên. Vì trong vấn đề lịch sử mà chế độ Diệm từ chối thi hành tổng tuyển cử, xét theo những vấn đề tình cảm, quan điểm, giá trị, và sự trung thành của người dân, chúng ta phải công nhận là người dân Việt Nam có quyền tự do chọn Chủ Nghĩa Xã Hội. [Chính Tổng Thống Eisenhower cũng đã cho rằng Hồ Chí Minh sẽ chiếm được ít nhất là 80% số phiếu trong bất cứ cuộc tổng tuyển cử tự do nào. TCN] Và Mỹ, quốc gia bảo vệ “Thế giới Tự Do”, trong lịch sử đã không công nhận quyền này của người dân Việt Nam. [To frame the historical issue of the refusal of the Diem regime to hold elections in terms of the sentiments, views, values, and allegiances of the Vietnamese themselves is to acknowledge the right of Vietnamese freely to choose socialism. And the United States, as guardian of the “Free World”, historically has not acknowledged this right.]

No comments:

Post a Comment