Friday, January 29, 2016

HIỆP ĐỊNH PARIS VÀ THÂN PHẬN ĂN BÁM



Kỷ niệm 43 năm ký kết Hiệp định Paris, mời các bạn xem trích đoạn cuộc phỏng vấn Hoàng Đức Nhã, quan chức cao cấp trong ngụy quyền, là nhân chứng trực tiếp của quá trình ký kết Hiệp định Paris.  Qua lời kể của nhân vật này về các sự kiện bị Mỹ bán đứng trong Hiệp định Paris và vụ Hoàng Sa chúng ta có thể thấy được sự ngu dốt và hoang tưởng của ngụy quyền khi chơi dao mà lại đi nắm đằng lưỡi! Thân phận tay sai ăn bám nó khốn nạn như thế nào khi không thể làm chủ được vận mạng mình.  Đầu não của chính quyền này chỉ biết được số phận đã được ngã giá và định đoạt xong xuôi của mình bởi kẻ thù và 'đồng minh' qua...báo chí chứ không phải từ 'đồng minh'.  Về vụ Hoàng Sa, clip này cũng nhắc lại rằng hạm đội Mỹ ở ngay đó đã án binh bất động nhìn TQ làm thịt 'đồng minh'.  Những chi tiết trong đó cũng cho thấy tòa đại sứ Mỹ ngày xưa có chức năng như một dinh thái thú.

'VNCH' đã được đưa lên và dựa hơi giặc để tồn tại nên vận mạng cũng bị thao túng hoàn toàn.  Mỹ chỉ dùng nó như bình phong để nhảy vào miền Nam tạo dựng tiền đồn đế quốc cho mình nên khi thất bại thì ngụy quyền cũng không còn giá trị gì nữa mà phải tiếp tục tốn tiền nuôi báo cơm.  Nhưng lãnh đạo của chế độ này vẫn nuôi ảo tưởng Mỹ sẽ giữ lời hứa tiếp tục viện trợ và can thiệp quân sự khi mình yêu cầu!

Chuyện nó đơn giản thế này, trước khi bỏ của chạy lấy người, Mỹ đã đổ hàng trăm tỉ đô-la và hàng triệu lượt quân vào Việt Nam với tất cả những loại vũ khí tối tân nhất thế giới (trừ bom hạt nhân) trong tám năm tàn khốc nhưng cũng không giữ nổi cái tiền đồn thì ngụy lại có thể làm được gì với dăm ba trăm triệu mỗi năm sau khi Mỹ không còn ở đó?! Cho tiếp thì rõ ràng chỉ là vứt tiền qua cửa sổ!

Để ý câu hài hước cuối clip.  Ông Nhã dạy Mỹ làm gì thì cũng phải để ý đến lòng dân! :v

Và những ai thích ăn bám Mỹ hôm nay thì hãy nhớ xem và học kỹ bài học của những kẻ ăn bám Mỹ đi trước nhé.

Thursday, January 28, 2016

NHÀN CƯ VI BẤT THIỆN




Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đang có một cuộc du lịch bằng xe đạp từ Hà Nội vào Huế, ghé thăm các tỉnh thành trên đường.  Trong khi đó những viên đại sứ khác được phái đến các nước đã được Mỹ 'dân chủ hóa' thành công thì đang phải sống trong các lô cốt khổng lồ gọi là Tòa Đại sứ Mỹ, bị đe dọa tấn công hoặc bỏ cả mạng.

Năm 2012, chiến binh Hồi giáo tấn công khu nhà ngoại giao ở Benghazi, Libya, giết chết Đại sứ Mỹ J. C. Stevensand và Giám đốc Thông tin Ngoại giao Sean Smith.

Sau khi chiếm đóng thành công Iraq, Mỹ cho xây dựng tòa đại sứ lớn nhất thế giới ở đây với giá 750 triệu USD giống như một cái lô cốt khổng lồ để bảo đảm anh ninh tận răng và không gian sống đủ lớn bên trong. Ngày 17 tháng 1 vừa rồi có một số người Mỹ bị bắt cóc ở Iraq.

http://www.aljazeera.com/mritems/imagecache/mbdxxlarge/mritems/Images/2016/1/18/2459e6fc9d21469583b52244214c4642_18.jpg

http://www.foxnews.com/world/2016/01/17/3-u-s-citizens-reportedly-kidnapped-in-baghdad.html

Tòa Đại sứ Mỹ ở Afghanistan cũng được hiện đại hóa với chi phí 500 triệu USD.  Nó cũng bị tấn công nhiều lần vào các năm 2011, 2012 và ở trong tình trạng cảnh báo thường xuyên.

Tình hình 'dân chủ' Mỹ ban là thế nhưng đại sứ Mỹ vẫn theo lệnh trên đâm thọc, còn bọn nhàn cư vi bất thiện khôn nhà dại chợ thì cứ thích mách bu Mỹ giúp 'dân chủ hóa' Việt Nam!

Wednesday, January 27, 2016

'NỘI CHIẾN' VÀ NGỤY QUYỀN



Ai nói đó là một cuộc 'nội chiến' thì có hai khả năng xảy ra:

1/ Mỹ, các chư hầu và Việt Nam nằm trong cùng một nước.

2/ Người đó có vấn đề về trí não.

Hiệp định Paris là một trong những bằng chứng hùng hồn khẳng định 'VNCH' là ngụy quyền tay sai vì họ chỉ đóng vai trò ký giấy theo thủ tục sau khi người lớn đã bàn bạc xong xuôi rồi.

Bắt đầu từ 1969, Ông Lê Đức Thọ và Kissinger đã họp kín để thương thảo về ngưng chiến.  Chính quyền SG chỉ biết được chuyện này sau khi hai bên đã bàn bạc xong xuôi và Kissinger đưa giấy tờ bắt Thiệu ký.  Thiệu và Hoàng Đức Nhã còn õng ẹo chưa chịu vì điều khoản quân đội VNDCCH được quyền ở lại miền Nam.  Tuy nhiên chỉ cần Mỹ nói: 'Mày không chịu, thì tao cũng sẽ ký một mình' thì chính quyền Thiệu biết thân phận và ký vào hiệp định.

Thiệu và các quân sư lo ngại các khả năng: nặng thì bị Mỹ lật đổ, nhẹ thì mất ngay viện trợ nếu còn cứng đầu.  Đằng nào cũng chết cho nên ký thì trước mắt vẫn còn sống.

Xem clip phỏng vấn Hoàng Đức Nhã ở đoạn cuối:

http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-35c9b1-interview-with-hoang-duc-nha-1-1981

VNDCCH có chính quyền độc lập tự chủ nên mới có tư cách nói chuyện ngả giá trực tiếp với Mỹ được.

Thật buồn cho thân phận tay sai ăn bám khi bị chủ quyết định dứt áo ra đi thì đời cũng tàn trong ngõ hẻm.

Tuesday, January 26, 2016

'VUA LAM SƠN'



Nhân tài thời ngụy, 'Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi', 'Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí' kiêm em họ ông Thiệu, Hoàng Đức Nhã mù sử tiểu học.

Thì ra Việt Nam có 'Vua Lam Sơn' và từng đánh thắng Thành Cát Tư Hãn hơn 30 năm sau khi ông này đã chết!

Cần nói thêm rằng Chiến dịch Lam Sơn 719 là một trong những cơ hội cuối cùng Mỹ cho quân ngụy chứng minh bản lĩnh nhưng lại một lần nữa bị thất bại thảm hại làm Mỹ càng thêm thất vọng và do đó khi đã rút quân thì cũng cắt viện trợ từ từ luôn để khỏi phí tiền vô bổ.  Lời hứa cho tiền và can thiệp quân sự khi cần để dụ Thiệu ký Hiệp định Paris chỉ là nói láo.

Friday, January 22, 2016

HOÀNG SA TRONG NHỮNG ĐỔI CHÁC CỦA KISSINGER



TTCT - Việc thất thủ Hoàng Sa là hậu quả của những đổi chác giữa Mỹ và Trung Quốc, mà chủ súy chính là cố vấn Henry Kissinger.
Chính sách của Mỹ trước trào Nixon, tức trước Kissinger, hoàn toàn khác. Còn từ “trào Kissinger” trở đi là trái nghịch hoàn toàn, thậm chí cả các đồng minh Đài Loan và Nhật Bản cũng “nếm mùi” ông này.
Nếu biết rằng vào ngày 24-4-1965, tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson đã ký chỉ thị hành pháp số 11216 (Executive Order 11216) đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, thì có thể thấy việc chín năm sau Kissinger và Richard Nixon “buông” Hoàng Sa là một sự bội phản không chỉ với Việt Nam mà cả với các chính quyền Mỹ tiền nhiệm.
Hoàng Sa trong "vùng chiến sự"
Tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ (FRUS, 1955-1957 - Volume III, China, Document 186) cho biết hôm chủ nhật 10-6-1956, tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn báo cáo việc Bộ Ngoại giao VNCH báo động với tòa đại sứ Mỹ rằng “Chicom (quân Trung Cộng, cách gọi lúc đó của VNCH và Mỹ cùng đồng minh) đổ bộ lên đảo Robert (đảo Hữu Nhật)”, căn cứ trên báo cáo của trạm khí tượng của VNCH trên đảo Pattle (tức đảo Hoàng Sa) trong quần đảo Paracels (Hoàng Sa).
Trong cuộc họp sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Dulles bảo các cộng sự của mình xem xét khả năng viện dẫn hiệp định kết thúc chiến tranh với Nhật Bản, theo đó Hoa Kỳ có quyền hạn và trách nhiệm kế thừa đối với tất cả lãnh thổ Nhật chiếm đóng trước kia. Ông cũng chỉ thị xem xét khả năng đơn phương ra tay hành động chiếu theo tinh thần điều 8 hiệp ước SEATO (Liên phòng Đông Nam Á), theo đó Mỹ có nhiệm vụ phòng thủ khu vực này, một khi máy bay thám thính của hạm đội 7 xác nhận nguồn tin từ phía Sài Gòn, và sau khi đã thăm dò đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề ra.
Ngày hôm sau, thứ hai 11-6-1956, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tiếp bức điện Deptel 4021 cho tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn và tại Đài Loan, cho biết “Các lực lượng khả dụng của Mỹ trong khu vực sẽ đơn phương hành động buộc Trung Cộng rút lui sau khi đã cảnh cáo”, đồng thời yêu cầu “cố đạt đến một thỏa thuận hành động hỗn hợp lực lượng giữa Trung Hoa Dân Quốc và Sài Gòn”.
Trong thời gian đó, hạm đội 7 phái hai tuần dương hạm và một số máy bay thám thính đến khu vực Hoàng Sa thực hiện các cuộc thám thính trên biển, trên không và cả trên bộ ở đảo Hữu Nhật trong hai ngày 12 và 13-6. Trong bức điện sau đó gửi CINCPAC (bộ chỉ huy trung tâm), phó đô đốc Ingersoll, tư lệnh hạm đội 7 kiêm tư lệnh bộ chỉ huy lực lượng Mỹ phòng vệ Đài Loan, loan báo các kết quả thám thính:
“Thay đổi duy nhất ở Hoàng Sa trong mấy tháng qua chỉ là việc Trung Cộng tăng người lên đảo Woody (Phú Lâm)... Hoạt động của họ hầu như chỉ là thu gom phân chim. Không thấy binh sĩ hay vũ khí”. Và ông kết luận: “Trong những điều kiện trên, hiện chưa đến lúc Mỹ phải quét sạch bọn Trung Cộng ra khỏi đảo Phú Lâm. Một nỗ lực chung giữa Đài Loan và (Nam) Việt Nam cũng không tiện...”.
Câu chuyện trên cho thấy vào năm 1956 đó, dưới trào Tổng thống Dwight D. Eisenhower, Mỹ khẩn trương đáp ứng bảo vệ Hoàng Sa, thậm chí còn thoáng có ý định tổ chức cho Đài Loan và Sài Gòn cùng phối hợp đuổi Trung Quốc ra khỏi Hoàng Sa!
Tạm lấy mốc chín năm sau, lập trường của Mỹ về Hoàng Sa vẫn không thay đổi, thậm chí mạnh mẽ hơn qua việc Tổng thống Johnson ký chỉ thị hành pháp số 11216 đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, khiến Trung Quốc tức điên lên.
Đại sứ Trung Quốc tại Ba Lan là Wang đã gặp đại sứ Mỹ Cabot tại Ba Lan để phản kháng. Đại sứ Cabot sau đó đã đánh điện báo cáo lại Bộ Ngoại giao: “Wang nói là đã được lệnh phản đối mạnh mẽ chỉ thị hành pháp ngày 24-4 của tổng thống bao gồm đảo Hoàng Sa trong vùng biển chiến sự. Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ đây... Tôi đã bác bỏ những khiếu nại của Wang về đảo Hoàng Sa”.
Không chỉ đại sứ họ Wang này mà một đại sứ cùng họ Wang khác thay thế vào tháng 7 sau đó đã đưa ra vô số khiếu nại và đều nhận được cái lắc đầu của đại sứ Cabot. Đơn giản vì Hoàng Sa là của Việt Nam, đang do VNCH quản lý.
Và Kissinger xuất hiện
Chín năm sau, Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 và Nhà Trắng ra thông cáo trong bức điện mang mã số 1974STATE012641_b, đề ngày thứ bảy 19-1-1974: “Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa, song mạnh mẽ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình... Chúng tôi không rõ vụ đụng độ này đã nổ ra trong hoàn cảnh nào. Lực lượng quân sự Mỹ không dính dự vào vụ này...”.
Một thái độ hoàn toàn khác với trước kia!
Chẳng qua do “vua đi đêm” Kissinger (cách gọi của báo chí Sài Gòn) đã quân sư cho Tổng thống Nixon, kế vị Tổng thống Johnson từ 20-1-1969, bắt tay với Trung Quốc để đối trọng với Liên Xô lúc đó đang căng thẳng với Trung Quốc, và tìm một lối ra khỏi Việt Nam trong danh dự.
Trong các vụ “đi đêm” đó, Kissinger đã lần lượt “biếu” Trung Quốc những món quà sau để đổi lấy chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 2-1972: ngày 10-6-1971, Nhà Trắng loan báo chấm dứt lệnh cấm vận thương mại Trung Quốc kéo dài 21 năm; ngày 28-7-1971, Chính phủ Mỹ loan báo ngưng việc thu thập tin tức tình báo về Trung Quốc; ngày 2-8-1971, Ngoại trưởng Roger loan báo Mỹ sẽ thôi chống lại việc Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc, song sẽ không bỏ phiếu trục xuất Đài Loan...
Về phần mình, nhật báo Hồng Kỳ cũng hôm 2-8 đó giải thích rằng việc Trung Quốc mở ra với Mỹ là do Trung Quốc phải liên minh với “kẻ thù bậc hai” là Mỹ, để cô lập và tấn kích “kẻ thù bậc nhất” là Liên Xô. Trung Quốc lúc đó rất muốn “ẩu đả” với Liên Xô, thậm chí hôm 21-4 trước đó Nhân Dân Nhật Báo đăng bài xã luận kêu gọi lật đổ chính quyền Xô viết, khiến lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev lên án chiến dịch chống Liên Xô này của Trung Quốc.
Song món quà thượng hạng mà Kissinger biếu Bắc Kinh là chuyến bay đến Bắc Kinh hôm 20-10-1971 và lưu lại tại đó. Đến 25-10, ở New York, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc biểu quyết mời Đài Loan ra, Trung Quốc bước vô thay thế. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc lúc đó là George Bush (bố) than rằng việc Kissinger có mặt tại Bắc Kinh trong thời điểm đó đã ngáng trở các nỗ lực của Mỹ nhằm giữ ghế cho Đài Loan.
Những đổi chác qua lại đó đã đưa Nixon sang Trung Quốc “đi tour bảy ngày” Bắc Kinh, Hàng Châu, Thượng Hải từ 21 đến 28-2-1972, mà đỉnh cao là Thông cáo chung Thượng Hải (Sino-U.S. relations, PBS.org).
Nixon từ Trung Quốc về được một tháng thì Bắc Kinh bắt đầu phản kháng về Hoàng Sa, song lần này phản ứng của Mỹ khác trước.
Bức thư của Chính phủ Mỹ gửi Chính phủ CHNDTQ (được lưu trong FRUS volume XVII, số 219) không ghi ngày tháng, phúc đáp việc Trung Quốc phản kháng việc tàu chiến Mỹ đến gần quần đảo Hoàng Sa: “Phía Mỹ đã tiến hành điều tra toàn diện các sự cố mà phía Trung Quốc đã lưu ý hôm 24-3-1972... Vì lợi ích của quan hệ Mỹ - Trung, phía Mỹ đã ra chỉ thị (cho tàu bè, tàu bay của mình) từ nay giữ khoảng cách tối thiểu 12 hải lý với các đảo Hoàng Sa...”.
Tuy vẫn bảo rằng quyết định này không can dự gì đến các tranh chấp lãnh thổ ở Hoàng Sa, song khi hứa tránh xa 12 hải lý đã là thừa nhận lãnh hải của Trung Quốc ở Hoàng Sa rồi. Bức thư này chẳng qua là một văn bản phản ánh nội dung cuộc trao đổi giữa Hoàng Hoa - đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc - với Kissinger hôm 12-4-1972 ở New York, qua đó Hoàng Hoa yêu cầu Mỹ giữ khoảng cách 12 hải lý ở Hoàng Sa, và Kissinger đã hứa miệng (FRUS, Document 220. Memorandum of Conversation).
Thái độ này của Mỹ năm 1972 khác hẳn trước kia dưới trào Tổng thống Johnson, Kennedy và Eisenhower. Nguyên nhân? Hoàng Sa chỉ là một trong những “vật đổi chác” của Kissinger, thậm chí rất nhỏ! Tỉ như so với Đài Loan mà nay tờ Want China Times 29-11-2013 đã tiết lộ rằng tháng 1-1974, Tưởng Giới Thạch đã phải lần đầu tiên để cho hạm đội Đông Hải đi qua eo biển Đài Loan kể từ 25 năm qua khi Quốc Dân đảng tháo chạy về Đài Loan.
Hạm đội Đông Hải đi qua eo biển này để đổ xuống Hoàng Sa cho nhanh, thay vì đi vòng sau lưng Đài Loan như trước. Biết sao bây giờ, Tưởng Giới Thạch giữ thân mình còn chưa xong, làm sao cứu bồ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu được!
Có gì biếu nấy: Senkaku cũng muốn biếu!
Biếu xén Bắc Kinh đã trở thành một thói quen mới của Kissinger. Ngày 31-1-1974, tức 12 ngày sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Kissinger (lúc này đã thôn tính luôn ghế ngoại trưởng) họp với các thuộc cấp ở Bộ Ngoại giao.
Biên bản phiên họp đó còn ghi rằng sau khi Hummel, trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á, báo cáo tình hình ở Hoàng Sa đã xong xuôi, không còn bất cứ hoạt động quân sự nào nữa và các nước trong khu vực từ Nhật Bản đến Philippines và VNCH đều đang âu lo, đặc biệt VNCH đã đổ bộ 200 binh sĩ lên Trường Sa, thì Kissinger chợt hỏi: “Liệu có thể thúc họ hướng đến đảo Senkaku được không?”.
Trợ lý Hummel ngớ cả người: “Xin ngài thứ lỗi, nghe chưa rõ ạ?”. Kissinger lặp lại: “Liệu chúng ta có thể thúc họ đến Senkaku được không?”. Trợ lý Hummel vẫn chưa hiểu ra: “Thúc ai ạ?”. Kissinger tỉnh bơ trả lời: “Thúc CHNDTH”.
Trợ lý Hummel lúc này tỉnh ra, hỏi vặn: “Ngài có chắc là chúng ta muốn làm điều đó không?”. Kissinger quả quyết: “Thì để dạy dỗ người Nhật”. Không nhất trí, Hummel hỏi vặn lại thẳng thừng: “Tôi cũng hiểu rằng chúng ta cần dạy dỗ người Nhật, song với cái giá đó thì có đáng hay không?”. Đến đây, Kissinger “chém vè”: “Không, không” (Minutes of the Secretary of State ‘s Staff Meeting Washington, January 31, 1974).
Chẳng qua Kissinger lúc đó đang hậm hực Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka vì ông này không chịu nhượng bộ thương mại với Mỹ. Nếu nhớ rằng mới năm 1972, Mỹ đã trao trả lại đảo Senkaku cho Nhật, thì việc Kissinger đòi thúc Trung Quốc “quậy” Nhật ở Senkaku năm 1974 quả là...!
Biếu cả thiên hạ chưa đủ, năm 2005, cố vấn cao cấp Công ty dầu hỏa CNOOC Kissinger còn định biếu cả dầu hỏa Mỹ cho Trung Quốc khi chỉ đường cho công ty này mua lại Công ty dầu hỏa Unocal của Mỹ, song cuối cùng bị Quốc hội Mỹ ngăn trở. Bởi thế Trung Quốc mới thỉnh Kissinger sang Bắc Kinh để mừng thượng thọ 90 tuổi.
Danh Đức—Tuổi Trẻ Online

Thursday, January 21, 2016

ĐƯỢC ĐẰNG CHÂN, LÂN ĐẰNG ĐẦU!

Hiện nay ngoài bọn CC lưu vong, có nhiều nhà này nhà nọ bất mãn chế độ, xã hội chuyện gì đó thì lại chuyển sang xuyên tạc lịch sử mà thường là lấy thông tin cũng từ một đám mang thù hằn bất mãn khác! 

Những lời nói, hành động thiếu suy nghĩ-hiểu biết của một số cá nhân có chức vụ trong chính quyền hoặc báo chí lá cải gần đây càng khuyến khích đám người trên dẫm đạp lên lịch sử một cách tự tin hơn nữa!

Nhân vụ đặt đá xây dựng khu tưởng niệm 'Nghĩa sĩ Hoàng Sa', nhạc sĩ Tuấn Khanh, một khuôn mặt mới nổi trong làng CC đã phán luôn rằng 64 liệt sĩ Gạc Ma không đáng được tôn vinh bằng những lính ngụy chết trong vụ bán độ lịch sử của Mỹ ngụy ở Hoàng Sa năm 1974:

'74 người lính [của VNCH tử trận trong hải chiến Hoàng Sa] đó không phải là nghĩa sĩ. Tấm bia giả dối chỉ ghi một nửa sự thật đó, rồi một ngày sẽ phải thay đổi. Nghĩa sĩ chỉ là những người có tấm lòng, và hành động trong một bối cảnh bị dồn ép. Nhưng 74 anh linh đó là những quân nhân nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ chỉ huy của họ, của tổ quốc mình, rằng phải sống mái với giặc thù để giành lại đảo, giành lại biển, và họ trở thành tử sĩ. Rõ ràng, quyết tâm và hành động của thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của mình hoàn toàn khác hẳn với 64 binh sĩ của quân đội Nhân Dân Việt Nam trên đảo Gạc Ma, bị thảm sát năm 1988: đó là những người bộ đội bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ huy trên đất liền là không được đánh trả. Thậm chí xác của họ không được trục vớt, thông tin bị ém nhẹm suốt nhiều năm, họ từng bị bỏ quên trong trong nhiều năm một cách đau xót. Chính những người đó đã hy sinh trong vai trò của nghĩa sĩ. Ngày 19/1/1974 không có nghĩa sĩ, mà chỉ có những người hy sinh vì đất nước, những tử sĩ của quốc gia'.

Rõ ràng được đằng chân, nó đã lân đằng đầu rồi! Lính lác của ngụy quyền, tay sai của Mỹ bây giờ sắp sửa leo lên đầu những liệt sĩ của Việt Nam luôn rồi chứ ngang hàng cũng không được nhé!  

Mỹ bán đứng ngụy quyền, ngụy quyền tức quá bán đứng lính ngụy rồi sung sướng bởi mình được rảnh nợ mà anh nhạc sĩ lại phổ được thành bài hát 'Nhưng 74 anh linh đó là những quân nhân nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ chỉ huy của họ, của tổ quốc mình, rằng phải sống mái với giặc thù để giành lại đảo, giành lại biển, và họ trở thành tử sĩ.'

Ngụy quyền đã chủ động rút quân đồn trú cho quân tàu bò lên rồi thì ra lệnh giành vào mắt! http://thediplomat.com/2014/01/lessons-from-the-battle-of-the-paracel-islands/

Kết quả của hành động 'anh hùng' không cần dùng tới óc đó của ngụy quyền là Việt Nam không còn một mảnh đất cắm dùi ở Hoàng Sa.  Cái đó là TỘI chứ không phải CÔNG mà cứ láo như thế.

Cần phải nhắc thêm cái TỘI lớn nhất đó là nếu ngụy không theo giặc làm tay sai một lần nữa khi Pháp trở lại năm 1946 thì Việt Nam có thể đã ngồi chễm chệ ở Hoàng Sa từ đó đến nay rồi.  

Ở thời điểm năm 1988, Việt Nam đang phải đối mặt với cấm vận toàn diện vì 'tội' dám phản ứng giật sập chế độ diệt chủng Pol Pot sau khi bị tấn công TRƯỚC nhiều lần và vẫn đang đối phó với tàn quân Khơ-me Đỏ trên đất Cam.  Ở biên giới phía Bắc thì cũng còn đụng độ lai rai với TQ.  Kinh tế thì đang chuyển đổi.  Liên Xô cũng đang bị rối ren vì cuộc chiến Afghanistan và mâu thuẫn nội bộ nên không giúp gì được.  Vậy mà khi tất cả các nước có đòi hỏi ở Trường Sa cùng bung ra giành giật các đảo chìm nổi thì Việt Nam vẫn giữ và chiếm được nhiều thực thể nhất.  Chiếm vẫn phải chiếm nhưng làm sao tránh mở ra một mặt trận mới tạo ra nguy cơ 'mất cả chì lẫn chài' là một chuyện không dễ lúc đó.

Về vụ có được bắn trả hay không thì hãy nghe cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo nói:

'Tôi là người trực tiếp dưới đảo Gạc Ma vào sáng ngày 14/3/88, là tiểu đội trưởng chỉ huy tổ bảo vệ cờ, có 2 khẩu AK 47.

Tôi chưa từng nghe ai lệnh cho tôi là không được nổ súng, và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng và bằng chứng trong clip vẫn còn đó .

Ấy vậy mà nhóm phóng viên (đài RFA) hôm nay đăng bài nói rằng tôi nói ta lệnh không được nổ súng, như vậy là thêm thắt, bịa đặt làm cho dư luận xấu càng thêm ồn ào. Điều này rất đáng trách các phóng viên.

Có một số cá nhân phát biểu, viết status, làm thơ nói rằng do có lệnh không được nổ súng nên dẫn đến 64 chiến sĩ ta phải hy sinh.

Xin thưa với quý bạn bè và các đọc giả quan tâm, nếu các bạn tin ở tôi thì tôi nói thêm rằng: Nếu ta nổ súng trước sớm hơn 30 giây thì địch bị tiêu diệt và bị thương thêm vài ba chục tên, còn ta sẽ hy sinh từ con số 64 trở lên.

Còn ta nổ súng sau chừng 15 giây thì sự việc như đã xẩy ra rồi mà mọi người đã theo dõi bấy lâu nay.

Tôi rất mong những ai đã viết, đã phát biểu dù với mục đích gì cũng nên kiểm điểm lại, gỡ bài hoặc đính chính kẻo đến lúc tôi điểm mặt chỉ tên thì sự bất lợi sẽ thuộc về các bạn'.

Theo trích dẫn từ cuốn sách 'Island Disputes and Maritime Regime Building in East Asia' của Koo Min Gyo (2009) (nguồn trung lập nhé) thì 'Sau khi lực lượng trên đảo đá ngầm khai hỏa, các tàu TQ và Việt Nam cũng nổ súng vào nhau'.

Những thằng bất mãn lại thêu dệt thành họ được lệnh trên không được nổ súng vì cái clip của tàu khựa trên youtube!

Về chuyện nhà nước ém nhẹm này nọ các bạn có thể xem thêm ở đây:


Thực ra vấn đề Việt Nam không nổ súng trước chẳng có gì lạ vì từ thời Pháp, Mỹ cho đến Khơ-me Đỏ trước đó, Việt Nam chẳng bao giờ gây chuyện nổ súng trước cả.  Mời các bạn xem lại lịch sử.  Đánh nhau là chuyện cực chẳng đã.  Trong thế yếu thì càng phải suy tính cẩn thận.  Yếu đuối hơn người ta mà lại húng chó không dùng óc nữa thì kết cục sẽ giống như ngụy quyền hay Pol Pot thôi.  Xả súng loạn xạ rồi bỏ chạy đầu hàng bỏ mất hết đảo thì rất dễ.  Tính toán kỹ lưỡng để có được kết quả tốt nhất theo khả năng và tình hình thực tế là một chuyện khó khăn hoàn toàn nằm ngoài khả năng một nhạc 'xỉ' ngu dốt thời bình thích cưỡi ngựa xem hoa mà trị quốc bình thiên hạ như Tuấn Khanh!

Và chuyện vinh danh lính ngụy chết oan vì bị Mỹ bán đứng chẳng béo bổ gì mà chỉ tổ bắc thang cho ngụy leo lên đầu anh hùng liệt sĩ thật sự mà ngồi trên đó thôi các thánh rảnh!

Wednesday, January 20, 2016

'HẢI CHIẾN HOÀNG SA' HAY VỤ BÁN ĐỘ LỊCH SỬ?



Chính quyền 'VNCH' trên thực tế là một chính quyền do Mỹ dựng lên, điều khiển và do đó là công cụ phục vụ ý chí, mục tiêu đế quốc của Mỹ.  Sự thật lịch sử cho thấy nó không phải là do một tổ chức chính trị nào của người Việt tự vận động sự ủng hộ của quần chúng lập ra như chính quyền VNDCCH hay MTDTGPMN.  Nó được Mỹ trực tiếp nhảy vào Việt Nam dựng lên.  Ngô Đình Diệm đã chọn đứng ngoài cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc bằng cách chạy sang Châu Âu và Mỹ tu.  Đến khi kháng chiến thành công lại bỏ tu dựa hơi Mỹ mò về lên làm tổng thống.  

Thời đại mới không cho phép Mỹ theo đường lối thực dân cũ như Pháp nên họ lập ra chính quyền ngụy để danh chính ngôn thuận lấy cớ bảo vệ nó mà nắm lấy miền Nam.  Quân đội ngụy bao gồm thành phần chỉ huy có tiền sự làm tay sai cho Pháp và thành phần lính quèn được chiêu mộ từ dân trong vùng ngụy kiểm soát.  Họ là những người bị tẩy não hoặc bị bắt buộc cầm súng chống lại ý chí nguyện vọng của dân tộc.

Tất cả những chiến lược chính trị và quân sự của chính quyền ngụy được trực tiếp vạch ra hoặc chi phối nặng nề bởi người Mỹ.  Tổng thống thực chất là do người Mỹ quyết.  Rõ ràng Diệm là do một tay họ đưa lên nhưng không thích nữa thì chỉ cần nháy mắt vung tiền là cả nhà tổng thống cũng phải về 'hưởng nhan thánh chúa' ngay tắp lự.

Người Mỹ huấn luyện ra quân ngụy để giết cộng sản và khủng bố cho tất cả dân miền Nam phải theo họ để chia cắt thành công Việt Nam.  Đó là ý muốn của họ chứ không phải của người Việt.  Khi thấy tay sai bất lực vô dụng, Mỹ đã phải trực tiếp đem quân vào vì nếu không, chuyện ngụy quyền sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian.  Họ đã thay đổi nhiều chiến lược khác nhau để  nhằm đạt được mục đích trên.  

Đến khi bị thiệt hại quá mức cho phép mà VC ngày càng mạnh, người Mỹ bắt buộc phải ôm hận cuốn gói và chiến lược cuối cùng mà họ đưa ra là 'Việt Nam hóa chiến tranh', tức trở lại thời kỳ truớc khi họ quyết định đem quân vào! Tức chính quyền và quân đội ngụy sớm muộn chắn chắn sẽ sụp đổ! Vì vậy cùng với việc rút quân, Mỹ đã cắt giảm viện trợ và cuối cùng cúp hẳn luôn chứ không thể cứ đóng hụi chết mãi được.  

Đầu năm 1973, Cộng sản Việt Nam và người Mỹ đã thỏa thuận các điều khoản của Hiệp định Paris mà không cần hỏi ý kiến ngụy.  Ngụy quyền do đó bị đặt vào thế đã rồi và bị ép ký cho đủ thủ tục, trong tức tưởi, vì thực chất họ chỉ là một con tốt chứ không phải người chơi cờ.  Không ký thì chết càng nhanh vì Mỹ sẽ cúp tiền ngay.  Ký thì cúp từ từ!

Trước đó vào năm 1972, Mỹ cũng đã bắt tay với TQ để chống Liên Xô.  TQ do đó mới mạnh dạn lên kế hoạch lấn chiếm Hoàng Sa vì Mỹ nay đã là đồng minh của họ và bỏ rơi con tốt thí 'VNCH'.

Mỹ đã bỏ thì ngụy cũng chẳng tha thiết gì.  Nếu có ý định bảo vệ Hoàng Sa thì họ đã có những hành động theo dõi chặt chẽ tình hình và bổ sung lực lượng kịp thời để bảo vệ các đảo còn trong tay mình nhưng họ lại làm ngược lại! Sau Hiệp định Paris, chính quyền ngụy đã cho rút bớt các đơn vị đồn trú trên đảo theo kiểu Mỹ cho bao nhiêu tiền thì giữ bấy nhiêu đất.

http://thediplomat.com/2014/01/lessons-from-the-battle-of-the-paracel-islands/

Hành động đánh theo tiền này phù hợp với những hành động, phát ngôn trước và sau đó của ngụy quyền như Thiệu từng nói: 'Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng!' hay 'Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập'.   

Vì đã quyết bỏ nếu không được trả tiền đánh thuê nên từ thế chủ động, ngụy quyền đã tự rút quân để cho quân TQ bò lên chiếm đảo rồi mới 'tấn công' giành lại! Đây là một vụ bán độ vụng về để rũ bỏ trách nhiệm nhưng vẫn có thể mị dân vỗ ngực là 'yêu nước', 'chiến đấu anh dũng', thậm chí 'ăn mừng chiến thắng' được!

Tưởng niệm lính ngụy chết trong vụ bán độ vụng về trên là một việc làm hết sức ngu xuẩn.  Mỹ quyết định thí tốt là chính quyền Thiệu trong ván cờ Việt Nam thì Thiệu lại thí mấy chục mạng lính để khỏi mất công đau đầu giữ đảo nữa.  Tại sao những kẻ tình nguyện hoặc bị bắt buộc làm tay sai giữ đất Việt Nam cho Mỹ và chết thí khi Mỹ bỏ cuộc chơi lại có thể trở thành anh hùng được tưởng niệm ghi công?! Công gì ở đây?! 





Monday, January 18, 2016

GIẢ NGỤY



Từ 'bán nước' dùng để chỉ những kẻ nhận tiền của giặc xâm lược, dâng chủ quyền quốc gia cho chúng. Thời thực dân Pháp đô hộ có một bọn nhận tiền ăn lương của giặc, dâng chủ quyền quốc gia và chịu làm tay sai cho chúng giết hại người Việt chống ách đô hộ. Họ được nhân dân gọi nhẹ là ngụy, nặng thì là bọn chó săn tay sai.
Sau khi Pháp phải cút và Mỹ nhảy ngay vào, bọn người này lại bám ngay vào chân Mỹ để có tiền được đánh đổi bằng chủ quyền quốc gia. Người Mỹ nắm đầu từ chính quyền xuống đến quân đội và do đó tự do đem quân vào tha hồ tàn sát người Việt, trút bom, chất độc hóa học hủy hoại cả một đất nước.
Để mị dân và che dấu mặc cảm bán nước, bọn giả trá này cố bám víu vào những nhãn mác như 'quốc gia' hoặc danh tiếng của các anh hùng dân tộc chống ngoại xâm như Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo,...nhưng càng làm như thế thì bộ mặt giả ngụy của họ càng bị lộ ra một cách tởm lợm hơn!
Nếu biết, các Cụ Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng chắc có lẽ đã vặn cổ hết chính quyền ngụy vì chúng đã dám dùng tên mình đặt cho những đường phố chính của một thành phố Việt Nam bị biến thành cái động điếm cho quân xâm lược!
Sự nghiệp vĩ đại nhất của Vua Quang Trung là đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước nhưng bọn khốn nạn này lại dám dùng tên Ông đặt cho một trường huấn luyện ra quân ngụy để giặc ngoại xâm nắm đầu chỉ huy chống lại sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước của dân tộc!
Thời ngụy có những khu huấn luyện quân sự với những cái tên thật hoàng tráng như Quang Trung, Lam Sơn, Vạn Kiếp, Đống Đa, Chi Lăng,.., do bọn người vô liêm sỉ này đặt ra hòng che mắt thiên hạ, chạy tội bán nước.
Sau ngày đu càng sang Mỹ, họ vẫn chưa bỏ thói xạo, tiếp tục dựa hơi các anh hùng dân tộc, sáng chế ra ngụy sử ngậm máu phun người để tẩy não lớp con cháu và một đám người dại tây ở Việt Nam về một thứ 'chính nghĩa quốc gia' rước giặc vào nhà chia cắt đất nước, tàn phá quê hương, giết hại giống nòi.
Nhưng có dựng bao nhiêu tượng Trần Hưng Đạo, Quang Trung, sáng tác ra bao nhiêu chương ngụy sử, ngậm bao nhiêu máu để phun người thì cũng không thể chạy được tội bán nước!

Thursday, January 14, 2016

NGHỆ THUẬT MỊ DÂN



Thời Bush con hoành hành bá đạo, không chỉ dân Mỹ mà nhân dân nhiều nước trên thế giới mơ ước nước Mỹ có một sự thay đổi khi Bush mãn nhiệm.  Obama với khẩu hiệu mơ hồ 'Yes, We can!' là niềm hy vọng của nhiều người ngây thơ.  Ngày Obama đắc cử hơn bảy năm trước, nhiều fan 'dân chủ' suýt xoa 'Thấy không? Xứ 'dân chủ' thật là toẹt vời.  Nếu tổng thống làm trái ý dân thì sẽ bị dân bầu người khác tốt hơn lên thay thế.'

Có hai vấn đề ở đây:

1/ Bush đã hết hai nhiệm kỳ được cho phép theo luật cho nên dứt khoát phải xuống chứ không phải là dân có thể  bãi nhiệm giữa chừng.  Việc một COCC chậm trí như Bush được hậu thuẫn ăn gian bầu cử làm được tổng thống đến hai lần đã cho thấy bầu cử ở Mỹ là một trò hề.

2/ Làm sao biết Obama tốt hơn?! Nghe ông ấy chém gió hay nghe quảng cáo chung chung mơ hồ?! Tất cả cũng chỉ là những lời sáo rỗng và hứa hẹn na ná nhau trong một cuộc đua xem thằng nào nói láo có sức thuyết phục nhất!

Nhưng lại dễ dàng mị được cái đám ngu dốt thấy giàu tối mắt lại.

Ai hiểu nền 'dân chủ' Mỹ thì cũng biết trước rằng sẽ chẳng có gì thay đổi trong chính sách chung dựa vào chiến tranh để sống của Mỹ và sự thật hai nhiệm kỳ sắp hết của Obama đã chứng minh thêm lần nữa điều đó.  Lịch sử nước Mỹ từ cả trước ngày lập quốc đến nay là chiến tranh bành trướng đế quốc liên tục không ngừng nghỉ thì một Obama là cái gì mà có khả năng thay đổi chuyện đó?!

Sau hai nhiệm kỳ khoảng 10 ngàn quân Mỹ vẫn còn ở Afghanistan, tức họ đã ở đó đánh nhau suốt 14 năm nay chưa xong! Hơn ba ngàn cố vấn quân sự vẫn có mặt ở Iraq.  Nếu chính quyền Iraq không làm dữ thì Mỹ cũng chẳng rút quân tác chiến về.  Đã vậy gần đây còn lì lợm đòi cho quân Mỹ vào giúp đánh IS và đã bị Iraq từ chối thẳng thừng!

Syria suýt nữa cũng đã được Mỹ 'dân chủ hóa' để đảm bảo lợi nhuận cho các tập đoàn vũ khí trong một thập niên nữa nhưng lại bị Nga phá đám!

Nhà tù Guantanamo vẫn chưa đóng cửa theo lời hứa cuội.  Số vụ giết người bằng drone do Obama phê chuẩn cao gấp 10 lần Bush và 90% nạn nhân là người vô tội! Chống khủng bố kiểu gì mà giết người vô tội còn nhiều hơn cả khủng bố giết!

http://www.theatlantic.com/politics/archive/2011/10/us-troops-are-leaving-because-iraq-doesnt-want-them-there/247174/

http://www.ibtimes.com/iraq-refuses-help-foreign-troops-fight-isis-after-us-announces-sending-special-forces-2207407

http://www.globalresearch.ca/obama-ordered-ten-times-more-drone-strikes-than-bush/5475415

http://www.washingtontimes.com/news/2015/oct/15/90-of-people-killed-by-us-drone-strikes-in-afghani/

Những bài diễn văn hoành tráng nhưng trống rỗng được gần như lặp đi lặp lại mỗi năm và mọi thứ chỉ đổi được cùng lắm là hình thức bề ngoài hay nạn nhân.  Thực tế thì gần như năm nào, nhiệm kỳ nào của các tổng thống Mỹ cũng phải quăng bom vài ba nước thì mới ăn ngon ngủ yên được trong khi cứ đăng đàn hứa hẹn chấm dứt chiến tranh đều đặn mỗi năm.  Điều này chứng tỏ tổng thống Mỹ cũng chỉ là tay sai thừa lệnh hành sự của một thế lực có chính sách nhất quán đằng sau hậu trường.

Công thức diễn văn trong vấn đề đối ngoại:

- Ca ngợi sự vĩ đại nhất thế giới của nước Mỹ và do đó tự cho mình cái quyền quyết định số phận của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới.  Ý của nước Mỹ là ý 'Chúa' và cũng là luật pháp quốc tế!

- Hẹn lần hẹn lựa việc chấm dứt chiến tranh theo lời hứa (cùng lúc lên kế hoạch úp sọt nạn nhân mới trong hậu trường).

- Hô khẩu hiệu ''Chúa' che chở nước Mỹ' (để Mỹ quăng bom thoải mái mà không bị người ta quăng lại).

Còn không vỗ tay?!

Các bạn CC rất khôn nhà, luôn biết bắt bẻ từng ly từng tí cộng sản VN là máu mủ đồng bào, nhưng mặt khác lại vô cùng dại chợ khi tin sái cổ vào những chiêu trò mị dân rẻ tiền của đế quốc phương tây chỉ vì tham giàu hám lợi.  Cái ngữ như thế mà có dựa hơi phương tây giật sập được chính quyền thì chắc chắn cũng tranh nhau hôi của thôi chứ nước non gì mà dân với chả chủ?



Tuesday, January 12, 2016

GHÉT TQ ĐỪNG GIỐNG NGƯỜI TQ



Từ nhỏ tôi đã rất thích xem phim võ thuật Hồng Kông và Trung Quốc nhưng càng lớn thì nhận ra có một chủ đề trong dòng phim này bộc lộ tâm lý cay cú rất trẻ con buồn cười của một bộ phận người TQ. Đó là chủ đề chống Nhật. Khó có thể đếm được hết có bao nhiêu 'Trung Hoa Anh hùng' trong phim HK, TQ tay không chặt chém vô số lính Nhật có mang vũ khí hay không như thể họ là hình nộm vậy!
Theo Nanfang Daily, năm 2012, trong số khoảng 200 phim truyền hình phát vào giờ vàng của tất cả các kênh truyền hình vệ tinh ở TQ, có trên 70 phim mang chủ đề chống Nhật. Theo trang Caijing, có khoảng 700 triệu 'lính Nhật' chết ở phim trường Hengdian. Số 'xác chết' đó có thể đem xếp vòng quanh trái đất ba lần.
Trong năm 2012, Phim trường Hengdian tiếp đón 150 nhóm sản xuất phim, trong đó có 48 (khoảng 30%) làm phim liên quan đến chiến tranh Trung-Nhật. Phim trường đã thuê khoảng 300 ngàn diễn viên phụ, trong đó có 60% đóng vai lính Nhật.
Có quá nhiều 'lính Nhật' 'chết' ở phim trường này đến nỗi cư dân mạng gọi nó là 'căn cứ kháng Nhật' mới.
Ngoài chuyện kháng Nhật một cách thật anh dũng trong phim, người TQ còn tổ chức các phong trào tẩy chay hàng Nhật và vài lần biểu tình tấn công phá hoại tòa đại sứ, lãnh sự, siêu thị, nhà hàng, ngay cả những doanh nghiệp mang thương hiệu Nhật nhưng do người TQ làm chủ, hoặc các cửa hàng bán hàng Nhật, xe Nhật trên đường,...
Nhiều người TQ rất cay cú trước sự thật lịch sử bị một quốc gia mà họ coi là thấp kém hơn mình làm nhục trong Thế chiến II, nhưng những hành động quá khích đó chỉ càng chứng minh sự thấp kém của chính họ! Cho dù có bao nhiêu tỉ 'lính Nhật' bị các hãng phim 'giết chết' thì cũng không thể lấp liếm được lịch sử TQ đã bị một quốc gia nhỏ bé, ít dân hơn mình nhiều lần đánh cho tan tác, mất cả vùng duyên hải với những thành phố quan trọng nhất. Nếu không có Liên Xô và Mỹ thì chắc chắn bản đồ TQ bây giờ đã rất khác.
Tương tự như thế, cộng đồng chống cộng Việt Nam trong và ngoài nước mặc dù mồm miệng luôn ra rả chống TQ, ghét cay ghét đắng họ nhưng thực ra lại rất giống những người TQ cực đoan bài Nhật như trên.
Phe CC Việt Nam cũng cực kỳ cay cú trước sự thật lịch sử họ đã bị cộng sản, những người mà CC luôn cho mình khôn ngoan tài giỏi hơn, biến thành trò cười hết lần này đến lần khác.
Không có tiền và khả năng làm phim xé xác cộng sản Việt Nam trên màn ảnh thì họ bịa đặt ra lịch sử chẳng giống ai để tự sướng và cố thuyết phục người khác đó là sự thật! Suốt hơn 40 năm nay, họ vẫn sống trong thế giới ảo tưởng của riêng mình giống như những 'Trung Hoa Anh hùng' trong phim siêu nhân chống Nhật của HK và TQ.
Họ biểu tình chống cộng bất cứ khi nào có thể và với những lý do buồn cười nhất có thể. Chống đối chụp mũ lẫn nhau là cộng sản để phá bĩnh nhau như một đám hề trong gánh xiếc và do đó tự phô bày bản chất thấp kém trẻ con của mình.
Thành phần CC trong nước cũng ảo không kém. Hễ có chuyện gì liên quan đến TQ là tay phải nhanh hơn não chửi ngay cái đã để cố chứng tỏ mình 'yêu nước' hơn người khác ví dụ như vụ dầu cá TQ vừa rồi.
Tâm lý cực đoan này cũng thể hiện qua vụ biểu tình bạo loạn đập phá cả các doanh nghiệp không phải là của TQ ở Bình Dương năm 2014. Hành động này giống như là bản sao của câu chuyện xảy ra năm 2012 bên TQ.
Lợi dụng tâm lý này, các nhóm chống chế độ cũng chụp cái mũ 'hèn với giặc' cho chính quyền để 'nêu cao chính nghĩa', phô trương thanh thế cho mình.
Tôi không nhắm mắt ủng hộ chính quyền mà chỉ nhìn vào sự thật. Việt Nam có tốc độ hiện đại hóa không, hải quân nhanh nhất Đông Nam Á và đã nắm trong tay nhiều vũ khí, thiết bị mà Philippines, một nước phò Mỹ chỉ biết nằm mơ mới thấy được. Những thứ này dùng để chống ai?!
Việc đem TQ ra như con ngáo ộp dọa nhau, chụp mũ để lật đổ chính quyền này thực ra càng làm TQ khoái chí vì chẳng có gì tốt hơn là nội bộ của một thằng mình đang muốn đánh bị chia rẽ sâu sắc cả!
Bạn hãy suy nghĩ kỹ xem. TQ sẽ ngán một Việt Nam đoàn kết, phát triển mỗi năm, mua sắm cập nhật thiết bị, vũ khí đều đặn hay ngán một Việt Nam chia rẽ, bất ổn, thậm chí loạn lạc, tập trung vào việc chống nhau làm kinh tế thụt lùi, vũ khí lạc hậu?
Chống cộng hay chống TQ theo cái kiểu cứ sồn sồn lên không dùng não thì cũng giống như người HK, TQ xem phim 'Trung Hoa Anh hùng' để tự sướng, che dấu nỗi ám ảnh thực tế lịch sử bị người Nhật làm nhục vậy.
Ghét TQ thì đừng làm những chuyện trẻ con giống như họ thế!

http://offbeatchina.com/700-million-japanese-soldiers-died-in-china-in-2012

Tuesday, January 5, 2016

ÂN XÁ QT: 'BẠO LỰC SÚNG ĐẠN LÀ MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG NHÂN QUYỀN Ở MỸ'




Phản ứng trước việc Obama cho biết sẽ đơn phương hành động để giải quyết vấn đề bạo lực súng đạn, Ân xá Quốc tế Mỹ tuyên bố:

'Bạo lực súng đạn là một cuộc khủng hoảng nhân quyền, gây ảnh hưởng lên hàng chục ngàn người Mỹ mỗi năm.  Mỗi ngày có 88 người mất đi mạng sống của họ bởi súng đạn trên nước Mỹ, và vô số cuộc đời khác bị thay đổi vĩnh viễn không thể hàn gắn.  Mặc dù những nguyên nhân của nạn dịch bạo lực này là phức tạp, Hội Ân xá hoan nghênh những bước đi của tổng thống nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng này, nó vi phạm một chuỗi những quyền con người bao gồm quyền được sống và an ninh của một cá nhân.

'Tuyên bố (của tổng thống) hôm nay được hoan nghênh, tuy nhiên, khi cân nhắc đến số mạng người mất đi mỗi năm bởi bạo lực súng đạn, Quốc hội Mỹ phải có trách nhiệm thông qua những biện pháp để ngăn chặn và chấm dứt nó.  Tổng thống có thể và nên tìm ra một phương cách làm việc với Quốc hội để đảm bảo những biện pháp ông ấy đưa ra ngày hôm nay sẽ là sự khởi đầu cho việc chấm dứt bạo lực súng đạn.  Chính phủ phải hợp sức lại để tìm kiếm những giải pháp phù hợp với những cam kết quốc tế về nhân quyền, và quan trọng hơn hết là cứu lấy những mạng người.'

http://www.amnestyusa.org/news/press-releases/amnesty-international-usa-reacts-to-president-obama-s-gun-control-announcement

Chà,  cái này mới là chuyện mình không lo lại đi lo chuyện người ta à nha!  Trong khi ở Mỹ đang có một cuộc 'khủng hoảng về nhân quyền' (lời của Ân xá Quốc tế nhé!), mỗi ngày có gần một trăm người chết vì súng đạn thì những tên dân biểu, nghị sĩ kền kền do dân Mỹ bầu ra không chịu bỏ thời gian ra bảo vệ quyền sống của của dân mình mà cứ lo quan ngại vớ vẩn cái quyền phá hoại của những thằng không hề bầu mình ra ở nửa địa cầu bên kia.

Cái này mới đúng là xạo hết chỗ nói! Và rõ ràng là nó nói xạo để phá hoại thôi mà cũng có một đám đông người Việt hít lấy hít để.  Chui rúc vào ổ nó xin nhân quyền! Bạn nói tại sao Việt Nam có kết cục đau thương? Tại vì xưa nay vẫn tồn tại một đám đông khôn nhà dại tây lông như thế.

Monday, January 4, 2016

MỸ TỐT HƠN TÀU?



Nhiều bạn cuồng Mỹ hay cho rằng 'Mỹ tốt hơn tàu'.  Nói như thế chẳng khác nào bảo rằng thằng lưu manh này tốt hơn thằng lưu manh kia vậy!

Tốt hay xấu thì ăn thua bạn hiểu biết đối tượng đến đâu và nhận định của bạn có dựa trên sự thật khách quan hay theo tình cảm yêu thích mù quáng.

Những nước ở gần TQ nhất, có hiểu biết và kinh nghiệm bị nước này đè đầu nhiều nhất thì dĩ nhiên sẽ không có cảm tình với họ.  Tương tự như thế, nhiều nước Trung và Nam Mỹ là láng giềng của Mỹ, có kinh nghiệm thương đau bị Mỹ đè đầu cưỡi cổ thì họ cũng chẳng thích Mỹ nổi.  Người Việt đã có câu 'xa thì thơm, gần thì thối!'

Nhìn nhận một cách khách quan thì TQ là tên đầu gấu khu vực, còn Mỹ là đầu gấu toàn cầu nên không thể phán rằng thằng này tốt hơn thằng kia được.

Lý lẽ thường được dùng để kết luận 'Mỹ tốt hơn tàu' là: 'Mỹ không chiếm đoạt lãnh thổ nước khác làm của riêng cho mình như tàu'.  Kết luận này cho thấy nó được dựa trên sự dốt nát căn bản về lịch sử hoặc sự yêu thích mù quáng nước Mỹ vì sự thật thì toàn bộ lãnh thổ của họ hiện nay là tài sản chiếm đoạt của người khác và được bắt đầu từ một con số không tròn trĩnh.

Mỹ có diện tích nhỉnh hơn TQ một tí nhưng với dân số chỉ chưa bằng 1/4.  Toàn bộ phần đại lục nước này là chiếm được trong khoảng thời gian chưa đầy 300 năm tính từ khi chiếc tàu đầu tiên của di dân Anh Mayflower đến Mỹ năm 1620 cho đến khi Arizona chính thức trở thành tiểu bang cuối cùng trong đại lục Mỹ năm 1912.

Tốc độ ăn cướp này rất ấn tượng.  Nếu gặp một thổ dân Mỹ, người Mexico, hay người bản địa Hawaii, bạn đừng bao giờ nên khen Mỹ tốt không biết chiếm đất của ai nhé vì 80% đến 90% thổ dân Mỹ đã bị diệt chủng nhường toàn bộ đất đai cho di dân da trắng xây dựng nên nước Mỹ ngày nay.  Các tiểu bang rộng lớn miền Tây nước Mỹ như Texas, California, Nevada, Utah, Arizona, Wyoming, Colorado là của chiếm đoạt từ Mexico.  Tiểu bang cuối cùng chính thức được sáp nhập vào Mỹ là Hawaii vào năm 1959 thì trước đó là lãnh thổ thuộc Mỹ cướp được từ dân bản địa của quần đảo này khi nó đã là một quốc gia có chủ quyền.

Ngoài ra Mỹ còn có rất nhiều các lãnh địa khác là các hòn đảo nhỏ khắp nơi trên thế giới.  TQ đã vin vào chuyện này để nói rằng khoảng cách địa lý không phải là vấn đề trong việc họ đòi hỏi Trường Sa.  Đòi hỏi vô lý của TQ nhờ hành động cướp giật của Anh, Pháp, Mỹ lại tự nhiên trở thành có lý!

Thời xưa khi phương tiện giao thông và liên lạc còn lạc hậu, việc chiếm thuộc địa, xác lập quyền đô hộ là điều cần thiết để giữ vững đất đai dưới vòng kiểm soát của mình.  Sau Thế chiến II, phong trào giành độc lập của các thuộc địa như một cơn lốc thổi bay hệ thống thuộc địa kiểu cũ nên các đầu sỏ thực dân mới chuyển sang hình thức khác.

Ngày nay, Mỹ chỉ cần nắm đầu chính quyền một nước thì vẫn có thể giữ nó cho mình.  Chỉ cần đặt căn cứ quân sự thay vì xác lập bộ máy chính quyền thuộc địa như thời xưa.  Đại sứ quán có chức năng giống như dinh thái thú.  Hệ thống căn cứ quân sự khắp thê giới bảo đảm khi bất cứ quốc gia nào muốn vùng vẫy thoát ra thì sẽ bị trừng phạt ngay và một chính quyền mới, biết ngoan ngoãn nghe lời hơn sẽ được lập ra bảo đảm quyền lợi cho Mỹ.

Như vậy chiếm đất đai nước khác theo kiểu tàu còn làm là một hình thức lạc hậu.  Mỹ cũng từng làm như thế nhưng với một tốc độ khủng khiếp chóng mặt.  Ngày nay, Mỹ đã 'văn minh' nên ăn cướp cũng theo kiểu 'văn minh' hơn nhưng đó cũng vẫn là ăn cướp.

Nếu quyền lợi mình vẫn được bảo đảm trong khi không cần nhức đầu chịu trách nhiệm lo lắng cho dân đất nước đó thì tội gì phải sáp nhập nó một cách chính thức vào lãnh thổ của mình cho mệt phải không bạn?

Ảnh: Dân bản địa Hawaii biểu tình đòi chấm dứt sự chiếm đóng lãnh thổ của Mỹ nhân dịp kỷ niệm 116 năm ngày Mỹ xâm lược và lật đổ Vương quốc Hawaii.  Biểu ngữ viết: 'Chấm dứt sự chiếm đóng của Mỹ',  'Nhượng lại = Ăn cắp'

Vậy là không chỉ Việt Nam mà cho đến ngày hôm nay, người Hawaii vẫn muốn đuổi đi một 'nền văn minh' nọ! :v

http://www.dmzhawaii.org/dmz-legacy-site-two/?tag=kanaka-maoli&paged=3

Sunday, January 3, 2016

ẤP BẮC VÀ BÌNH GIÃ


Những ngày đầu năm dương lịch đánh đấu hai trận đánh quan trọng làm thay đổi cục diện chiến trường miền Nam, đó là Ấp Bắc (1963) và Bình Giã (1964).  Sau hai trận thử lửa này, chính quyền Mỹ nhận thấy rõ quân ngụy là loại vô tích sự nên Johnson đã đi đến kết luận rằng nếu Mỹ không trực tiếp đổ quân vào miền Nam thì sẽ chẳng còn hy vọng gì nữa.

Thời chống Pháp, quân ngụy được giao nhiệm vụ giữ nhà cho Pháp để quân đội nước mẹ mìn rảnh tay càn quét Việt Minh nên chẳng có kinh nghiệm chiến đấu.  Sau khi nhảy vào, Mỹ đã bỏ công đầu tư huấn luyện rồi lên kế hoạch tác chiến, cho cố vấn kềm cặp trực tiếp luôn trong các trận đánh nhưng rồi cả thầy lẫn trò đều mất mạng và tổn thất nặng bất chấp lực lượng đông hơn nhiều và được trang bị cơ giới, hỏa lực áp đảo hoàn toàn.

Đặc biệt trong trận Bình Giã, Mỹ ngụy đã điều động những đơn vị ngon lành nhất để thử thuốc, nhưng càng thiện chiến, càng chơi lớn thì thiệt hại càng nặng.

Ngày xưa có Mỹ cầm tay đánh cờ, suy nghĩ từng đường đi nước bước cho luôn mà còn thua tan nát.  Hôm ngay hai ba đời nhà ngụy lại lo cộng sản ngu hơn mình không biết cách giữ nước, cứ đứng ngoài la hét chỉ trỏ phải thế nọ thế kia! :v

Ảnh: Tóm tắt các dữ kiện.  Phe cách mạng từ trung ương đến các đơn vị nhỏ cũng toàn thấy người Việt chỉ huy, còn mình đi đâu làm gì cũng có thằng Mỹ đứng sau sai khiến chỉ đạo mà người ta gọi là ngụy quyền tay sai thì cứ nhảy lên.

Góc dưới bên phải là xác hai trực thăng CH-21, góc trên bên phải là xác trực thăng UH-1, là ba trong số 5 trực thăng bị hạ trong trận Ấp Bắc.

* Số quân ngụy ở trận Ấp Bắc là 2500 theo kênh History của Mỹ:

http://www.history.com/this-day-in-history/viet-cong-are-successful-at-ap-bac

Saturday, January 2, 2016

CUBA CŨNG ĐÃ ĐUỔI ĐI MỘT NỀN 'VĂN MINH'


Ảnh: Fidel Castro, Che Guevara và các đồng đội dẫn đầu một cuộc tuần hành tại Havana 
vào ngày 5 tháng 5-1960 để kỷ niệm vụ nổ tàu hàng La Coubre bị nghi vấn
 là do CIA chủ mưu nhằm phá hoại chính quyền còn non trẻ của Cuba.


Ngày 1 tháng 1 năm 1959, cuộc cách mạng được ủng hộ rộng rãi và được khởi xướng bởi Phong trào 26 tháng 7 của Fidel Castro đã giành thắng lợi.  Nhà độc tài Fulgencio Batista bỏ trốn khỏi hòn đảo này.

Mỹ đã ủng hộ Batista, một quân nhân và nhà độc tài từ 1933 đến 1944, người đã cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính năm 1952.  Sau khi Castro và những người theo ông tiến hành lật đổ Bastista vào tháng 12-1956, Mỹ vẫn tiếp tục chống lưng cho nhà độc tài này.

Sự ủng hộ cho cuộc cách mạng của Castro lớn mạnh vào cuối thập niên 1950, một phần là nhờ vào sức hút và khuynh hướng quốc gia của Fidel, nhưng mặt khác cũng là vì sự tham nhũng tràn lan, tham lam, tàn độc và yếu kém của chính quyền Batista.

Sau khi cướp công cách mạng Cuba chống thực dân Tây Ban Nha, Mỹ và TBN đã ký hiệp ước trong đó xác nhận sự từ bỏ một số lãnh thổ trong đó có Cuba của TBN.  Các công ty Mỹ từ đó đã nhảy vào làm chủ các ngành béo bở nhất của nước này.  Đến năm 1905 có gần 10% tổng diện tích Cuba thuộc về người Mỹ.  Từ năm 1902, các công ty Mỹ kiểm soát 80% ngành xuất khẩu quặng và làm chủ đại đa số các nhà máy đường và thuốc lá.

Mỹ đồng ý 'trả độc lập' cho Cuba với điều kiện có quyền can thiệp quân sự vào nước này bất cứ lúc nào cảm thấy thích để bảo vệ quyền lợi kinh tế vừa cướp đoạt được từ thực dân TBN.  Do đó Mỹ cũng ủng hộ bất cứ nhân vật nào bảo đảm duy trì quyền lợi đó của Mỹ ở Cuba.  Vâng rất 'văn minh'.  Ăn cướp cũng có giấy tờ đàng hoàng!

Vì Mỹ 'văn minh' quá sức như thế nên Fidel Castro mới được sự ủng hộ rộng rãi trong quần chúng và tiến hành thành công cuộc cách mạng giành lại đất đai và tài nguyên cho Cuba.  Và cũng giống như Việt Nam, đến lúc bị đá đít đi rồi, không đè đầu cưỡi cổ dân bản xứ được nữa thì Mỹ mới lên tiếng 'quan ngại' rằng người dân không được hưởng tự do dân chủ, không có nhân quyền dưới chế độ mới!  Dùng lý do đó để cầm vận trả thù bằng sức mạnh kinh tế và thế lực đế quốc của mình.

http://www.history.com/this-day-in-history/batista-forced-out-by-castro-led-revolution?cmpid=Social_Facebook_SiteShare

https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Cuba#First_U.S._occupation_and_the_Platt_amendment