Wednesday, March 19, 2008

Sự Cần Thiết của Dâng Chủ

Dâng Chủ là một trong những điều kiện quan trọng nhất để các nước đế quốc tiếp tục làm cha thiên hạ. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước trong Thế Giới Thứ Ba đã chấm dứt 400 năm xã hội Dâng Chủ mà thực dân ban bố cho nhân loại, dẫn tới việc quốc hữu hóa tài nguyên từ tay của thực dân tây phương. Iraq đã quốc hữu hóa dầu hỏa của mình từ năm 1972. Bốn công ty dầu khổng lồ ở Mỹ và Anh đã bị đá ra khỏi cái giếng dầu lớn thứ hai trên thế giới này từ lúc đó. Họ lúc nào cũng thòm thèm cái chỗ béo bở này.

Ông Saddam Hussein tức tối vì bị Mỹ chơi khăm trong cuộc chiến 1991 nên vào những năm sau của thời bị LHQ cấm vận (do Anh-Mỹ đầu têu), ông ta đã ký trước những hợp đồng lớn với Nga, Trung Quốc, và Pháp trước cặp mắt thèm thuồng của các công ty Anh-Mỹ, chuẩn bị cho thời hậu cấm vận. Lúc đó cả thế giới đang lên án hành động bao vây cấm vận dã man này và nó không thể kéo dài hơn được nữa vì Iraq đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đặt ra. Ông này cũng dám đổi ngoại tệ mua bán dầu thành đồng Euro thay vì Dollar vào năm 2000 nên đây là là giọt nước cuối cùng làm tràn ly! Nếu Anh-Mỹ mà không chiếm "lại" cái mỏ dầu Iraq và treo cổ Saddam Hussein thì làm sao còn mặt mũi đứng trên giang hồ làm đại ca nữa?

Mỹ chiếm Iraq và nghiễm nhiên tự trở thành "người giám hộ", quản lý những giếng dầu ở Iraq! , những công ty được cho là "thân thiện" đã giành được những hợp đồng béo bở với lợi nhuận lên đến hàng trăm tỉ trong những thập niên tới. Anh-Mỹ đã giành được quyền khai thác dầu trong tay của Saddam Hussein + Nga, TQ, Pháp với danh nghĩa "giải phóng" Iraq, mang "dân chủ" đến cho dân Iraq. Như vậy là chiến phí để cướp mỏ dầu là do tiền thuế chung của toàn dân Mỹ. Nhà băng cho mượn trước để kiếm lời. Các công ty dầu và sản xuất súng đạn, thiết bị hậu cần của Anh-Mỹ được hưởng nhiều nhất mà không cần bỏ vốn tài trợ mấy trăm tỉ chiến phí và không cần đổ máu!

Hiến Pháp mới năm 2005 của Iraq là do Mỹ ảnh hưởng và làm cố vấn, trong đó có những ngôn ngữ bảo đảm vai trò của các công ty nước ngoài. Đó là nền Dâng Chủ mà Mỹ muốn - chính quyền Mỹ phải đóng vai trò chính trong việc soạn thảo hiến pháp giống như đã làm ở Nam Hàn và Nhật! Trong đó Mỹ chính thức làm cha thiên hạ!

---------------------------------------------------------

Oil in Iraq

Iraq has the world’s second largest proven oil reserves. According to oil industry experts, new exploration will probably raise Iraq’s reserves to 200+ billion barrels of high-grade crude, extraordinarily cheap to produce. The four giant firms located in the US and the UK have been keen to get back into Iraq, from which they were excluded with the nationalization of 1972. During the final years of the Saddam era, they envied companies from France, Russia, China, and elsewhere, who had obtained major contracts. But UN sanctions (kept in place by the US and the UK) kept those contracts inoperable. Since the invasion and occupation of Iraq in 2003, much has changed. In the new setting, with Washington running the show, "friendly" companies expect to gain most of the lucrative oil deals that will be worth hundreds of billions of dollars in profits in the coming decades. The Iraqi constitution of 2005, greatly influenced by US advisors, contains language that guarantees a major role for foreign companies. Negotiators hope soon to complete deals on Production Sharing Agreements that will give the companies control over dozens of fields, including the fabled super-giant Majnoon. But first the Parliament must pass a new oil sector investment law allowing foreign companies to assume a major role in the country. The US has threatened to withhold funding as well as financial and military support if the law does not soon pass. Although the Iraqi cabinet endorsed the draft law in July 2007, Parliament has balked at the legislation. Most Iraqis favor continued control by a national company and the powerful oil workers union strongly opposes de-nationalization. Iraq's political future is very much in flux, but oil remains the central feature of the political landscape.

No comments:

Post a Comment