Đọc qua những gì các đại lý truyền thông công giáo ở Bolsa tung ra trong vài tuần qua liên quan đến "vụ nhà khâm sứ", người ta phải rùng mình trước những lời lẽ rất giống với những kẻ cực đoan hành nghề khủng bố của Hồi giáo. Những khẩu hiệu đấy tính kích động và bạo loạn do chính các linh mục và một số người trong cộng đồng công giáo hải ngoại cho thấy họ là những kẻ cực đoan, và thái độ cực đoan biến họ thành những kẻ nội thù nguy hiểm của dân tộc Việt Nam.
Công giáo cực đoan
Trang web Vietcatholic là thuộc một nhóm công giáo cực đoan ở Mỹ do linh mục Trần Công Nghị cầm đầu và điều hành. Xin nói thêm rằng ông Nghị từng có thời dính dáng trong vụ án sách nhiễu tình dục với Diamond Bích Ngọc. Liên tiếp trong nhiều tuần qua trang web của ông Nghị chạy những bản tin và cái tít đầy tính sách động, xúi dục giáo dân làm loạn: nào là kêu gọi "cầu nguyện tại bất cứ đâu", làm xe ôm để chở người làm loạn đến tòa nhà khâm sứ cũ, đem theo kềm búa, bố trị chỗ ăn ở cho người đi biểu tình, v.v…
Đọc qua vài bản tin ở đây cùng những bài viết đầy kích động, hận thù, và những câu chữ có khi rất thấp tính người của một số linh mục và giáo dân, người ta có cảm tưởng như có một nhóm al-Quaeda công giáo đang hô hào cho một cuộc khủng bố và bạo loạn. Hình như kho tàng ngữ vựng của những kẻ cực đoan này chỉ là những "lửa", "bạo", "gian trá", "khẩn", v.v… chứ không có những từ ngữ của những người Việt Nam bình thường. Có lẽ sự có mặt của họ trên đời này chỉ để gây hấn, bạo loạn, và chém giết như mô tả trong kinh Cựu ước?
Hệ quả như chúng ta thấy mấy ngày qua đã có sự xô xát giữa nhóm người tụ tập trước tòa nhà khâm sứ cũ và nhân viên an ninh. Trong khi báo chí trong nước đưa tin nhân viên bị hành hung bởi một số giáo dân đi biểu tình, thì trang web của ông Nghị nói giáo dân bị công an hành hung! Với một ngôn ngữ cực đoan, xúi dục bạo loạn, và những câu nói chứa đầy lửa thù hận của ông Nghị và ông cũng không có mặt ở hiện trường, làm sao chúng ta có thể tin rằng ông bình tỉnh để đưa thông tin thật?
Điều đáng nói là họ được sự tán trợ của nhóm Việt ngữ đài BBC ở London. Thật ra, phóng viên của nhóm Việt ngữ đài BBC ở London liên tục cung cấp thông tin từ Hà Nội với nội dung xuyên tạc tình hình cho Vietcatholic. Hai cơ sở này tuy hai mà một trong việc sách động bạo loạn và chống phá nền an ninh của Việt Nam.
Công giáo cực đoan không chỉ có mặt ở hải ngoại, mà còn có mặt ngay tại Hà Nội ở cấp cao nhất. Cực đoan thường là những phần tử thiểu số và ít khi nào nắm giữ trọng trách. Nhưng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam (CGVN), một nhóm cực đoan hiện đang nắm giữ các chức vụ cao nhất trong giáo hội, như ông Ngô Quang Kiệt chẳng hạn. Ông Kiệt là hiện thân của một thành phần công giáo cực đoan vì chính ông thú nhận đã xúi dục giáo dân biểu tình làm bạo loạn, chính ông là người đứng đầu trong tổ chức bạo loạn ở tòa nhà khâm sứ cũ.
Việc làm của nhóm cực đoan do ông Kiệt cầm đầu rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến các hậu quả khó lường trước được. Vì một số người công giáo nói chung rất mê tín, dẫn đến cuồng tín, rất dễ nghe theo lời sách động của các cha cố của họ, nên họ rất dễ bị kích động để làm loạn, kể cả chết. Chúng ta còn nhớ những vụ tự sát tập thể sau những buổi "cầu nguyện" có tổ chức của các nhóm như Heaven's Gate, Peoples Temple hay nhóm Movement for the Restoration of the Ten Commandments of God trước đây.
Nguồn gốc của công giáo cực đoan
Nhưng hiện tượng công giáo cực đoan không phải là mới ở nước ta, mà nó được bắt rễ và phát triển từ mấy mươi năm qua. Ở miền Nam trước 1975, công giáo rất được chính quyền Diệm – Thiệu ưu ái với nhiều đặc quyền đặc lợi. Chắc sẽ không ngoa nếu nói rằng chính quyền Diệm – Thiệu và công giáo chỉ là một. Cả hai ông tổng thống đều là người công giáo: một người theo đạo cả ba đời, một người là tân tòng. Ông Diệm được sự đỡ đầu của một giám mục người Mỹ, và chính người này sắp xếp cho ông Diệm về chấp chánh ở miền Nam. Ông Thiệu biết con đường hoạn lộ sẽ không rộng mở và sẽ không thể làm tổng thống nếu không theo đạo công giáo.
Thời trước 1975, chính phủ Diệm – Thiệu không có một đảng phái chính trị chặt chẽ làm hậu thuẫn, nhưng thay vào đó là giáo hội công giáo. Quả vậy, có thể xem giáo hội công giáo Việt Nam thời trước 1975 là một đảng chính trị làm hậu thuẫn, một nhóm đỡ đầu cho chính phủ Diệm – Thiệu. Đóng vai trò một đảng chính trị, công giáo có một ảnh hưởng cực kỳ lớn không những đến chính sách, mà còn đến tổ chức và nhân sự của chính phủ và quân đội.
Đọc qua hồi ký các tướng lãnh miền Nam, chúng ta biết rằng giám mục Ngô Đình Thục (anh của Ngô Đình Diệm) có quyền rất lớn. Mỗi lần ông Diệm muốn bổ nhiệm ai vào chính phủ cũng phải hỏi qua ông Thục. Chính ông Thục là người có tiếng nói sau cùng về việc bổ nhiệm các bộ trưởng và tướng lãnh. Thậm chí, ông Thục còn quan tâm đến những việc nhỏ như quyết định ai nên đi du học! Và cũng chính vì quá ham mê quyền lực mà những manh động của giám mục Ngô Đình Thục đã là giọt nước tràn ly cho vụ Phật tử xuống đường 1963, và hệ luỵ kéo theo là ngày tàn của chế độ Ngô Đình Diệm.
Vì chính phủ Diệm – Thiệu là chính phủ công giáo, và quyền quyết định nằm ở ông giám mục, nên không ai ngạc nhiên khi thấy phần lớn các nhân vật đứng đầu trong nội các, quân đội, an ninh, v.v… đều là người công giáo. Vì đơn giản là bất kể những ai muốn được tiến cử hay được hưởng "bổng lộc triều đình", điều đầu tiên là phải "rửa tội" với Chúa! Đó là một sự thật không ai có thể chối cãi. Chính phủ của hai ông Diệm và Thiệu cùng với giáo hội công giáo rắp tâm biến Việt Nam thành một quốc gia công giáo, một Phi Luật Tân thứ hai ở Á châu. Ông Diệm thậm chí còn ban sắc lệnh công nhận đạo công giáo là quốc giáo (hay tôn giáo chính thức của Việt Nam) dù lúc đó chưa đến 3% người dân Việt theo đạo này.
Đọc cuốn "Ông cố vấn" của Vũ Ngọc Nhạ chúng ta thấy các giám mục, cha cố của Vatican chễm chệ ngồi ngay trong Dinh Độc Lập để chỉ đạo hay làm cố vấn cho Diệm và Thiệu trong các chiến dịch đương đầu với phe cộng sản. Bất cứ vấn đề quốc gia đại sự nào, ông Diệm và ông Thiệu đều phải tham vấn những người của các cha cố. Ngày nay, vẫn tồn tại nhiều nghi ngờ rằng các cha cố và giám mục trong Dinh Độc Lập thực chất là những gián điệp của tòa thánh Vatican và vài nước phương Tây.
Giáo hội công giáo Việt Nam vì thế không chỉ đơn thuần là một tổ chức tôn giáo, mà còn là tổ chức chính trị. Tổ chức công giáo rất chặt chẽ, với mạng lưới nhà thờ bao trùm toàn bộ làng xã miền Nam. Nhà thờ do đó thực chất là những chi bộ đảng chính trị, mà người đứng đầu dù mang danh nghĩa là linh mục nhưng lại đóng vai trò bí thư chi bộ. Các bí thư chính trị núp dưới danh nghĩa "linh mục" này có quyền rất lớn, có thể truất phế ai mà họ không ưa thích.
Những ai từng sống ở miền Nam thời trước 1975 đều biết mỗi khi một quận trưởng hay tỉnh trưởng được bổ nhiệm, thì việc đầu tiên các vị này phải làm là trình diện cha cố địa phương. Trình diện tất nhiên phải "biết điều" qua hình thức quà cáp và hối lộ. Nếu không trình diện thì nay mai các vị này sẽ ra mặt trận như bỡn! Do đó, các cha trong giáo hội công giáo không chỉ nắm quyền chính trị và tôn giáo trong tay, mà còn có quyền sinh sát.
Không có gì tồn tại vĩnh viễn. Sau năm 1975, với chính quyền cách mạng mới, công giáo không còn ở vị trí có thể khuynh loát chính quyền nữa. Việc công giáo đột ngột mất vai trò chính trị làm cho họ rất giận dữ. Tình trạng này cũng chẳng khác gì những người giàu có, quen ăn trên ngồi trước trong xã hội, rồi một sớm một chiều mất hết quyền lợi và quay ra đem lòng thù hận đối tượng đã làm cho họ mất quyền thế.
Chúng ta nhớ rằng ngay sau khi đất nước thống nhất, tất cả các nhóm tàn quân "kháng chiến" quyết một sống một còn với chính quyền non trẻ đều xuất thân từ các nhóm công giáo. Chắc hẳn chúng ta không quên vụ nhà thờ Vinh Sơn âm mưu bạo loạn lật đổ chính quyền cách mạng. Nhưng Vinh Sơn chỉ là một vụ nổi cộm, vì trong thực tế có hàng chục vụ nổi loạn của các nhóm công giáo trên khắp miền Nam.
Khi chạy ra hải ngoại, các nhóm công giáo vẫn không từ bỏ giấc mộng lật đổ chính quyền Việt Nam. Những năm sau năm 1975 ở hải ngoại, hồng y Nguyễn Văn Thuận (người gọi ông Ngô Đình Diệm bằng cậu) cũng xây dựng được một mạng lưới công giáo ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ và Úc. Chính mạng lưới của Nguyễn Văn Thuận xây dựng đã sản sinh ra những phần tử công giáo cực đoan như chúng ta thấy ngày nay.
Hậu quả là tất cả các cuộc biểu tình chống phá Việt Nam, tất cả những xuyên tạc về tôn giáo (kể cả Phật giáo) với chủ ý chống Việt Nam, tất cả những vận động chính phủ các nước phương Tây gây khó khăn cho Việt Nam, v.v… đều do các nhóm công giáo cực đoan chủ trương và thực hiện. Xin nói lại để nhấn mạnh: tất cả các cuộc biểu tình hung hãn nhất, bạo động nhất, và nguy hiểm nhất với mục tiêu chống phá Việt Nam ngày nay và mấy mươi năm qua đều có sự chỉ đạo và xách động của các nhóm công giáo cực đoan.
Tuy người công giáo chỉ chiếm khoảng 5% dân số ở trong nước (con số vẫn là một nghi ngờ), nhưng ở cộng đồng người Việt hải ngoại tỷ lệ người công giáo lên đến 20%. Các nhóm công giáo còn kiểm soát phần lớn các cơ sở truyền thông và văn nghệ. Các đại lý truyền thông có khuynh hướng hay chủ trương chống Việt Nam như RFA ở Mỹ, BBC ở Anh, VNCR và LSR ở Bolsa, SBS ở Úc (khó kể hết ở đây) hay các nhóm bầu xô văn nghệ như Thúy Nga, Asia, v.v… đều do người công giáo điều hành hay gián tiếp chỉ đạo. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi các đại lý truyền thông trên trở thành những cái loa đắc lực cho các nhóm công giáo cực đoan chống Việt Nam xuyên suốt 30 năm qua.
Các nhóm truyền thông công giáo và các phần tử công giáo cực đoan cố tình tạo ra một mối quan hệ căng thẳng giữa công giáo và chính quyền. Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói họ đã thành công chút ít trong mục tiêu này, vì sự thụ động và chậm trễ ứng phó của phía chính quyền Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn người bất đồng chính kiến hung hãn nhất và tích cực chống chính quyền Việt Nam hiện nay, trong và ngoài nước, đều xuất thân là người công giáo hay nằm trong các tổ chức công giáo cực đoan. Nhiều người còn tự hào chống Việt Nam dưới danh nghĩa công giáo!
Về với cộng đồng dân tộc
Thật ra, ngay cả khi trước 1975, người công giáo đã bị các nhóm cực đoan chủ trương lập nên những ốc đảo trong cộng đồng dân tộc. Hệ quả là chúng ta thấy có những xóm làng chỉ toàn những giáo dân sinh sống, và họ tách rời khỏi những sinh hoạt cổ truyền mang tính dân tộc của đại đa số người láng giềng mà họ gọi là "ngoại đạo". Khác với công giáo ở các nước phương Tây tương đối thoáng, công giáo ở Việt Nam được những người Việt du nhập vào và biến nó thành một phương tiện để thiểu số này mưu đồ chính trị và hủy diệt văn hóa cổ truyền. Họ còn đặt ra những luật lệ chẳng bao giờ có trong công giáo phương Tây, như bắt buộc từ bỏ đạo gốc và phải theo đạo công giáo của người phối ngẫu, bất kể là vợ hay chồng; như không được đốt nhang thờ cúng ông bà; như không được ăn đồ cúng, vân vân và vân vân. Những qui định được biến chế thêm này, họ biến giáo dân thành những người xa rời với cội nguồn dân tộc, biệt lập với hàng xóm như là những người ngoại quốc. Sự chia rẽ đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay, không chỉ ở thành thị mà còn ở những làng quê hẻo lánh. Họ quên câu "nhập gia tùy tục"!
Công giáo, nếu nhìn theo thực tế đó, là một yếu tố gây chia rẽ dân tộc. Thật vậy, các cha cố gieo vào giáo dân một niềm tin rằng người theo đạo Chúa văn minh hơn người "lương", rằng theo đạo Phật hay thờ cúng ông bà là "mê tín" (sic), là lạc hậu. Với những quan điểm được các cha cấy vào não như thế, chúng ta không ngạc nhiên một bộ phận giáo dân hoàn toàn sống quay lưng lại với truyền thống dân tộc, và từ đó gây ra một hố ngăn và sự chia rẽ trầm trọng giữa người "có đạo" và người "ngoại đạo". Cái khổ của người giáo dân chân chính là mang trong mình mặc cảm, vì một số người trong giáo hội từng ôm chân thực dân, và một số lớn "thánh tử đạo" thực chất là những kẻ tay sai cho thực dân và tội đồ của dân tộc. Đó là một sự thật lịch sử. Nói ra không phải để lên án ai, (vì chúng ta không thể thay đổi được lịch sử) nhưng để giải thích thái độ cực đoan của một số ít người công giáo.
Thái độ cuồng tín chống phá Việt Nam của các phần tử công giáo cực đoan chúng ta thấy ngày nay chỉ là một sự tiếp nối từ những suy nghĩ mang tính ốc đảo như nói trên, hay một hậu quả của những mặc cảm xa rời dân tộc, cả hai một phần nào đó do chính cộng đồng công giáo dựng nên. Từ xa rời dân tộc, và được các nhóm công giáo cực đoan hải ngoại hà hơi tiếp sức, một số người công giáo cực đoan ở trong nước tự biến mình thành những kể nội thù nguy hiểm của dân tộc. Nguy hiểm là vì họ sẵn sàng bạo loạn, làm mất an ninh, và gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của Việt Nam. Những người công giáo cực đoan, không loại trừ khả năng họ có ý thức, có mục tiêu biến Việt Nam thành một môi trường bạo loạn như ở Thái Lan.
Nhưng cần phải nói rõ rằng: chỉ có một thiểu số công giáo cực đoan chủ trương các vụ bạo loạn và chống Việt Nam của công giáo trong thời gian qua. Đại đa số giáo dân Việt Nam đều đã và đang đứng trong hàng ngũ của dân tộc, và một số người cũng từng có công đánh đuổi thực dân. Trong thời ông Thiệu, cũng có những linh mục tích cực chống lại chính quyền tham nhũng và đứng về phía nhân dân. Tiếc thay, chỉ vì hành động của một số người cực đoan còn mang nhiều thù hận với chính quyền hiện tại và dân tộc, mà thanh danh của công giáo Việt Nam có lúc bị làm hoen ố.
Những kẻ công giáo cực đoan trong cộng đồng người Việt hải ngoại và trong nước là những "con sâu làm rầu nồi canh", hay những con vi khuẩn xã hội nguy hiểm vì chúng có thể lây truyền gây bất ổn cho xã hội. Sông có khúc, người có lúc. Lịch sử nước ta không hiếm những trường hợp có những người lúc đầu phản bội tổ quốc và dân tộc, nhưng sau này trở thành những người có đóng góp có ích cho tổ quốc.
Đối với những người công giáo cực đoan đang chơi trò "cầu nguyện" hiện nay ở Hà Nội, vẫn chưa muộn để họ nhìn lại hành động phi pháp và phản lại quyền lợi của đất nước, để quay về với hàng ngũ của người công giáo chân chính và trở về với đại cộng đồng dân tộc để cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam giàu, mạnh và đoàn kết.
No comments:
Post a Comment