Hơn 30 năm rồi mà người Việt dại tây vẫn loay hoay tìm cách đổ thừa, ném bùn sang ao để mong chạy tội phản quốc bằng cách "tranh luận", " nghiên cứu", tìm cách đặt tên cho cuộc chiến 30 mươi năm 1945-1975!
Nhưng khổ nỗi càng làm như vậy thì càng chứng minh họ là một đám tay sai không có chủ trương, không có lý tưởng, vì đã hơn 30 năm rồi họ vẫn chưa biết tên cuộc chiến đó là gì! Họ làm việc hay cầm súng để duy trì chế độ đó mà không biết để làm gì! Họ đã tự chứng minh rằng họ đã chống lại người Việt Nam như họ một cách không có tự chủ và vô ý thức.
Tây Mỹ bảo họ chống cộng thì họ chống cộng. Còn cho tiền viện trợ, còn nuôi cơm, còn quân đội hùng mạnh của chủ nhân ở đó thì họ còn chống cộng. Hết tiền, hết gạo, chủ rút quân về thì họ chạy theo. Sang đến nhà chủ an toàn thì lại hung hăng bọ xít trở lại. Đám "học giả", "trí thức" thì loay hoay tìm câu trả lời tại sao "đồng minh" "phản bội" mình! Tìm cái tên thích hợp cho cuộc chiến để mong viện dẫn, che đậy cho những hành động nhục nhã của họ trong quá khứ.
Càng giãy dụa càng làm cho người ta thấy rõ sự ngu xuẩn và kệch cỡm của họ!
Dưới đây lại là một bài viết hay nữa của ông Trần Chung Ngọc.
--------------------------------------------------------------
(Chiến Tranh Nhìn Từ Một Phía : Phía Của Không Phía)
Điểm qua cuộc tranh luận về “Gọi tên gì cho cuộc chiến” ở trên Talawas, tôi rất lấy làm lạ là tất cả những người tham dự chỉ bàn đến một yếu tố: chủ thuyết chính trị, lý tưởng thế tục (political, secular ideology) trong cuộc chiến, trong khi thực chất của cuộc chiến 20 năm hậu-Genève, 1955-1975, chính là do sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam với sự hội tụ của ba yếu tố: kinh tế (economics), thần học Ki-tô Giáo (Christian theology), và chính trị. Ngoài ra, khi viết về cuộc chiến ở Việt Nam mà không xét đến nguồn gốc quan trọng nhất trong sự tham chiến của Mỹ vào Việt Nam là nền văn hóa Mỹ thì thật quả là một thiếu sót. Tôi hi vọng phần sau đây, dù chỉ là sơ lược vì không có cách nào có thể viết đầy đủ về cuộc chiến ở Việt Nam trong vòng một bài viết ngắn ngủi, có thể bổ túc phần nào, dù ít ỏi, cho những sự thiếu sót trên. Vì không thể viết hết về cuộc chiến nên tôi xin tự giới hạn vào ba chủ đề trong cuộc tranh luận trên trang nhà TALAWAS, và ngay cả về ba chủ đề này tôi cũng không có cách nào viết ra đầy đủ chi tiết vì chúng sẽ họp lại thành một cuốn sách dày ít ra là vài trăm trang..
- Tại sao chính quyền Mỹ lâm chiến ở Việt Nam sau khi hiệp định Genève được ký kết, chia đôi đất nước? (Tiêu Dao Bảo Cự) và tính chất pháp lý của cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam.
- Những nguyên nhân nào đã đưa đến cuộc chiến ở Việt Nam
- Cuộc chiến ở Việt Nam có phải là nội chiến hay là một chiến tranh ủy nhiệm hay không?
Những ý kiến sau đây về cuộc chiến ở Việt Nam chỉ là sơ lược một số điểm trong những tài liệu trong trên 100 cuốn sách viết về Việt Nam mà tôi đã đọc. Điều này không có nghĩa là tôi muốn khoe là đã đọc nhiều sách. Được đào tạo trong ngành khoa học nên tôi nằm lòng câu: “tận tín thư bất như vô thư”, dịch thoát là “Tin tất cả vào một cuốn sách thì thà chẳng đọc sách”. Do đó phương pháp làm việc của tôi là, bất cứ về một vấn đề nào, tôi cũng tìm đọc càng nhiều sách càng tốt, và rút tỉa từ những cuốn sách đó một mẫu số chung. Tôi tin rằng với phương pháp làm việc này, tôi không đến nỗi vấp phạm phải những sai lầm trầm trọng trong việc khảo luận. Tôi cũng ý thức được rằng tôi không tránh được sự chủ quan khi viết về những vấn đề lịch sử. Như Gaetano Salvemini đã nhận định: “Người viết sử nào mà nghĩ rằng mình hoàn toàn khách quan thì bị mắc cái bệnh mặc cảm của Thượng đế” (Any historian who thinks he is fully objective suffers from a God-complex). Tuy vậy, tôi luôn luôn cố gắng trình bày vấn đề qua sự tổng hợp một số tài liệu, hi vọng có thể giảm thiểu tính cách chủ quan của tôi.
Ông Nguyễn Hòa viết: “Thiển nghĩ, người Mỹ nghiên cứu cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước đây nhằm phục vụ cho mục đích của họ”. Không hẳn vậy, đây chỉ là một thiểu số người Mỹ không đáng kể. Giới trí thức Mỹ không lệ thuộc chính quyền, và những công cuộc nghiên cứu của họ về chiến tranh Việt Nam rất nghiêm chỉnh trong lãnh vực học thuật, một lãnh vực đặt sự lương thiện trí thức lên hàng đầu vì nó liên hệ đến uy tín cá nhân trong giới trí thức khoa bảng. Những tài liệu tôi dùng sau đây sẽ chứng minh điều này.
Cuộc chiến ở Việt Nam đã chấm dứt trên 30 năm rồi, nhưng “Hội chứng Việt Nam” (The Vietnam Syndrome) vẫn còn tiếp tục ray rứt cho đến ngày nay với người Mỹ [số cựu quân nhân Mỹ tự tử đã lên tới số tử vong ở Việt Nam, cả triệu cựu quân nhân bị nhiễm độc Agent Orange, khoảng 30000 cựu quân nhân đang ngồi tù] và lẽ dĩ nhiên, với người Việt, ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Tôi là một người Mỹ gốc Việt từ trên 25 năm nay, là một cựu quân nhân trong quân lực VNCH trên 8 năm, là người đã từng phục vụ nhiều năm trong ngành giáo dục Nam Việt Nam trước đây, tôi nghĩ tôi cũng muốn bày tỏ vài ý kiến, rất có thể thuộc loại “lội ngược dòng” ở hải ngoại, về cuộc chiến trên. Bất cứ người nào cũng có quyền bất đồng ý kiến với tôi, nhưng tôi mong rằng đừng có ai có ý định tước bỏ quyền bày tỏ ý kiến của tôi bằng bất cứ thủ đoạn nào khác thí dụ như chụp mũ, mạ lỵ v..v... ngoài phê bình trí thức, đứng đắn, những luận điểm trong bài,
Trước hết, tôi nghĩ cũng nên đưa ra những tổn thất sau đây, những con số về số người Việt Nam tử vong không chắc đã là chính xác, theo tài liệu trong cuốn The Vietnam War Almanac, General Editor: John S. Bowman, Barnes & Noble, Inc., New York, 2005, trang 358, để cho chúng ta có thể nghĩ lại và hiểu rõ hơn bộ mặt thật của cuộc chiến:
- Mỹ: Chết 57702; bị thương 313616, cộng với hơn 1000 chết không phải do chiến trận.
- Nam Việt Nam: Chết 185528; bị thương 499026.
- Bắc Việt: Chết 924048; số bị thương ước tính ít nhất gấp đôi.
- Cả hai miền: 415000 thường dân chết; 936000 bị thương.
- Nam Hàn: Chết 1107.
- Thái Lan: Chết 350.
- Úc và New Zealand: Chết 475.
- 8 triệu tấn bom đã thả xuống Việt Nam, Cambod, và Lào (vào khoảng gấp hơn 2 lần tấn bom mọi phe dùng trong đệ nhị Thế Chiến.)
- Viện trợ của Nga Sô Viết và Trung Cộng cho Bắc Việt ước tính khoảng 3 tỷ Mỹ Kim.
- Mỹ đã tiêu ở Việt Nam khoảng 300 tỷ Mỹ Kim (viện trợ và quân phí).
Ngoài ra, Mỹ cũng đã trải trên đất nước Việt Nam 76.954.806 lít hóa chất trong đó có 49.268.937 lít chất độc màu da cam (Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam Và Cuộc Chiến Việt Nam, Giao Điểm 2005, trang 52). Tác hại lâu dài của các loại hóa chất, nhất là chất độc Da Cam, trên môi sinh và con người Việt Nam là một sự kiện không ai có thể phủ nhận. Mỹ đã bỏ ra $180 triệu để bồi thường cho các cựu quân nhân Mỹ bị nhiễm ảnh hưởng của chất độc Da Cam nhưng từ chối trách nhiệm, không hề có ý định bồi thường cho người dân Việt Nam, biết rằng mức độ tác hại của chất độc Da Cam trên con người Việt Nam ở mức độ nặng và nhiều hơn nhiều so với các cựu quân nhân Mỹ. Tổng Thống Jimmy Carter của Mỹ trước đây đã tuyên bố: “Chúng ta không nợ Việt Nam cái gì cả, sự tàn phá là cho cả 2 bên” (The destruction is mutual). Trước những con số tổn thất trên, và trước thái độ của Mỹ đối với Việt Nam sau cuộc chiến, ai là người có thể biện minh cho cuộc chiến chống Cộng của Mỹ ở Việt Nam là đúng, xin lên tiếng.
Nhìn lại cuộc chiến mà kết quả là trên dưới 3 triệu người chết trong đó có vô số người dân vô tội, thuộc đủ mọi lớp tuổi; đất nước tan hoang vì bom đạn; cây cỏ mùa màng và con người cho tới ngày nay còn chịu ảnh hưởng của chất độc da cam; khoảng 2 triệu người bỏ nước ra đi, có người mừng vì được dịp từ bỏ gốc gác Việt Nam, không dám nhận mình là người Việt Nam, tự cho mình đã trở thành văn minh trong thế giới văn minh, có người tủi vì phải xa quê hương mà không có chọn lựa nào khác v..v.., tôi cảm thấy khó hiểu khi trong thời buổi này mà người Việt chúng ta còn tranh cãi về vấn đề gọi tên cho cuộc chiến 30 năm trước, hay đặt vấn đề ai thắng ai bại.
Đặt tên cho cuộc chiến, hay biện luận về ai thắng ai bại trong cuộc chiến, tôi cho đó là những chuyện làm vô ích, nếu không muốn nói là phí thì giờ. Vì gọi tên cuộc chiến như thế nào là tùy thuộc người gọi ở phía nào, và kết cục của cuộc chiến đã quá rõ ràng, nếu chúng ta muốn phân định rõ vấn đề thắng bại. Tôi cũng có quan điểm là trong cuộc chiến Việt Nam, cũng như trong bất cứ cuộc chiến nào khác giữa hai phe, cả hai phe đều thua, tất nhiên không phải thua theo cái nghĩa của giáo sư Lê Xuân Khoa: “thực tế là một cuộc nội chiến vì ý thức hệ và cũng là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa các đại cường mà rốt cuộc là tất cả mọi phe đều thua.” bởi vì đó không phải là thực tế. Cuộc chiến ở Việt Nam không phải là một trận túc cầu, không phải là một cuộc đấu quần vợt v..v.. mà có một bên thắng bên thua. Nó là một cuộc chiến với cái giá của nhiều triệu sinh mạng chưa kể đến những sự tổn thất khổng lồ về vật chất. Xin đừng cho tôi là phủ nhận công lao của các chiến sĩ tranh đấu cho nền độc lập thống nhất của nước nhà. Cũng đừng cho tôi là phản bội lý tưởng quốc gia. Nhưng ai thắng ai bại? “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”. Ý nghĩa chữ “thua” của tôi nằm trong điểm này. Cho nên, chúng ta nên nghe lời khuyên của anh bạn trẻ: Quá khứ đã qua rồi, hãy chấp nhận nó như nó đã xảy ra.
Cuộc chiến 30 năm ở Việt Nam, từ 1945 đến 1975, gồm 2 giai đoạn với 2 sắc thái khác nhau: trước và sau Hiệp Định Genève. Nhìn lại 2 giai đoạn của cuộc chiến này, tôi không thể nghĩ khác hơn là giai đoạn sau Hiệp Định Genève, theo quan điểm của đa số người Việt Nam, chỉ là sự tiếp nối của một sứ mạng dang dở của giai đoạn trước: giành độc lập và thống nhất đất nước. Người dân Việt Nam nói chung có thể bất mãn về chế độ này hay chế độ kia, nhưng người dân Việt Nam trong suốt giòng lịch sử, bao giờ cũng trân quý nền độc lập và thống nhất quốc gia, và đã đổ biết bao xương máu để gìn giữ mạch sống này của quốc gia, trừ những kẻ thuộc loại như Nguyễn Chí Thiện với câu thơ “Nay người dân luyến tiếc (thằng Tây) vô chừng”, hay Linh mục Hoàng Quỳnh với câu nói lưu xú vạn niên “Thà mất nước chứ không thà mất Chúa”, hay Nguyễn Gia Kiểng, đòi “Tổ Quốc phải ăn năn và phải theo văn hóa Tây phương”, hay Võ Văn Ái với câu “Nghị định 31/C ... biến miền Nam cũ thành một Nhà tù lớn” v..v.. và v..v..
Nếu chúng ta thuộc khối tuyệt đại đa số người Việt Nam yêu nước, trân quý nền độc lập và thống nhất của nước nhà thì, theo tôi nghĩ, cuộc chiến trong 30 năm, từ 1945 đến 1975, không thể có tên nào khác ngoài cái tên “Một [trong nhiều] Cuộc Chiến để giành độc lập và thống nhất đất nước”, theo đúng tinh thần Điều 3, Chương I, trong bản Hiến Pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1945: “Đất nước Việt Nam là một khối Trung-Nam-Bắc thống nhất không thể phân chia.”. Tên này thích hợp nhất và gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm để giành độc lập và thống nhất đất nước của Việt Nam. Những người Quốc Gia chân chính không thuộc những đoàn thể, thế lực phi dân tộc, dù thất vọng về kết cục của cuộc chiến, dù thất bại trong việc mưu đồ cho đất nước Việt Nam một chế độ khác với chế độ Cộng Sản, cũng không thể phủ nhận được sự kiện này. Sau cuộc chiến, Việt Nam đã là một nước độc lập và thống nhất. Còn giành độc lập như thế nào, thống nhất theo đường lối nào, Việt Nam hậu chiến ra sao, đó lại là vấn đề khác. Bàn về những vấn đề này, chúng ta đã đi vào lãnh vực phân tích đường lối đấu tranh, mục đích đấu tranh, phương tiện đấu tranh, hậu quả của cuộc chiến trên xã hội v..v.. chứ không phải là đặt tên cho cuộc chiến.
Người Mỹ gọi cuộc chiến đó là “Chiến Tranh Việt Nam” (Vietnam War) giống như trước đây họ đã gọi cuộc chiến ở Triều Tiên là “Chiến Tranh Triều Tiên” (Korean War). Một số nước khác gọi đó là cuộc “chiến tranh Đông Dương” vì nó không chỉ giới hạn ở Việt Nam. Một số người Việt hải ngoại, hay một số người Việt trong nước, muốn đặt tên cho cuộc chiến đó như thế nào, chống Cộng hay chống Mỹ, là quyền của họ, tôi tôn trọng quyền này và không có ý kiến.
Nhìn vào kết quả của cuộc chiến dài 30 năm là đất nước không còn bóng quân đội ngoại quốc, và tuyệt đại đa số người dân Việt Nam không còn là nô lệ của thực dân, thực dân trên mọi hình thức, thực dân kinh tế, thực dân văn hóa, thực dân tôn giáo v..v..., tôi nghĩ rằng đây là sự khao khát của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, những người không thuộc hàng ngũ của những thế lực phi dân tộc và tất nhiên phản dân tộc. Không còn là nô lệ không có nghĩa là không còn chịu ảnh hưởng. Tôi không loại trừ sự kiện là ở trong nước có một số người không nhỏ đang sống với tâm cảnh vọng ngoại: cái gì của Mỹ cũng hay, hay “Tòa Thánh có đánh rắm cũng khen thơm”. Họ chỉ nhìn thấy bề ngoài và không hề nhìn sâu vào thực chất của những thế lực đế quốc thực dân kinh tế cũng như tôn giáo. Tôi cũng không loại bỏ sự kiện là ở hải ngoại có một số người không nhỏ nhìn cái gì ở Việt Nam cũng xấu, họ không nhìn sâu vào thực tại xã hội Việt Nam, và nhất là không bao giờ muốn thử “sờ tay lên gáy xem xa hay gần”
Tôi là người đã “chạy CS” từ Bắc vào Nam năm 1954, và từ Nam sang Mỹ năm 1975. Hiện nay, tôi không còn bố mẹ hay anh chị em ruột thịt (immediate relative) nào còn lại ở Việt Nam ngoài một số nhỏ họ hàng. Tôi đã chọn Mỹ là quê hương thứ hai và không có ý định trở về sống ở Việt Nam. Tôi vẫn cho rằng quyết định rời bỏ quê hương của tôi năm 1975 là đúng, cho chính tôi và cho gia đình tôi. Như vậy, nói thẳng ra là, mọi sự việc xảy ra trên đất Việt, xấu hay tốt, bây giờ hay trong tương lai, đều không có ảnh hưởng gì tới cuộc sống hay tương lai của gia đình tôi. Nhưng không phải vì vậy mà tôi đã không còn bất cứ một ràng buộc nào với Việt Nam. Mồ mả ông cha, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi trưởng thành v..v.., không phải là những thứ có thể đoạn tuyệt dù ngày nay chúng không có bất cứ một ảnh hưởng trực tiếp nào đối với cuộc sống của tôi trên đất Mỹ. Nhưng nền văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam, tình người Việt Nam v..v.. đã ăn sâu trong tim, trong óc, cho nên, tuy từ 25 năm nay tôi đã là công dân của nước Mỹ nhưng tôi vẫn còn nhiều chất Việt Nam hơn Mỹ. Dòng máu Việt Nam vẫn tiếp tục lưu chuyển trong huyết mạch, xa mặt nhưng chẳng cách lòng, tôi luôn luôn mong ước những gì tốt đẹp nhất cho Việt Nam. Đó là lý do tại sao bao lâu nay tôi cứ hay viết về Việt Nam.
Điều này không có nghĩa là tôi ghét Mỹ vì trong hơn 5 năm học ở đại học Mỹ trước 1975, cộng với hơn 30 năm sống trên đất Mỹ sau 1975, tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người Mỹ, từ những người dân thường cho đến các sinh viên cao học, giáo sư đại học cùng các chuyên gia trong nghề khi tôi gặp ở các hội nghị khoa học quốc tế hội thảo về ngành chuyên môn của tôi. Người Mỹ có rất nhiều cái đáng cho chúng ta học hỏi, nhưng vấn đề là biết đánh giá đúng những gì thật sự đáng và những gì không đáng. Người Việt Nam không nên để tự mình đánh mất mình trong những hành động bắt chước dỏm, lố lăng, mà phải học hỏi cách làm việc của người Mỹ, cũng như tinh thần phục vụ tận tâm, nhã nhặn đối với người dân trong mọi dịch vụ liên hệ đến các cơ quan công quyền, cơ quan xã hội, kinh tế, giáo dục, thương trường v..v... Theo sở thích cá nhân, ta có thể uống trà Lipton hay uống trà với sữa, nhưng đừng cho đó là sang như Mỹ, như Anh, vì theo quan niệm về uống trà của Á Đông, đó chỉ là “ngưu ẩm”. Cũng vậy, mặc áo đầm xum xoe làm lễ cưới ở nhà thờ cũng chẳng có ai cấm, nhưng đó không có nghĩa là văn minh tiến bộ, được Chúa kết hợp (hơn 50% cặp vợ chồng ở Mỹ ly dị sau khi được Chúa kết hợp) mà chỉ là bắt quàng làm sang dỏm. Ở hải ngoại, phần lớn trong các đám cưới, cô dâu đều mặc áo dài, khăn đóng, giữ được phần nào truyền thống và sự duyên dáng của cái áo dài Việt Nam mà cả thế giới đều khen ngợi..
Học hỏi những cái hay cái giỏi của ngoại quốc để biến chế, áp dụng một cách thông minh vào hoàn cảnh chính trị, xã hội, kinh tế đất nước là một điều rất đáng được khuyến khích và cần phải làm. Trong thời đại ngày nay, Việt Nam không còn chọn lựa nào khác ngoài việc đi theo con đường hiện đại hóa, kỹ thuật hóa, vì chỉ có những kiến thức cập nhật hóa mới có thể làm cho Việt Nam trở thành dân giàu nước mạnh, một căn bản vững chắc để giữ nước và xây dựng nước. Nhưng hiện đại hóa và kỹ thuật hóa không có nghĩa là Âu Mỹ hóa, mang nếp sống nô lệ vật chất cá nhân của Mỹ, Ki Tô Giáo của Âu Mỹ, và ngay cả quan niệm về dân chủ, nhân quyền, và tự do của Âu Mỹ, về cấy trên đồng ruộng, làng xóm Việt Nam, hay gài chúng vào trong những bộ máy sản xuất trong những cơ xưởng của Việt Nam. Chúng là những tế bào ung thư, có tác dụng lan rộng và hủy hoại toàn thể đất nước.
Phần phân tích sau đây không phải là để tranh luận về vấn đề đặt tên cho cuộc chiến hay ai thắng ai bại mà là chỉ là vài ý kiến “Tản mạn xung quanh cuộc chiến 30 năm ở Việt Nam trước đây”.
1. Tiêu Dao Bảo Cự: Tại sao chính quyền Mỹ lâm chiến ở Việt Nam sau khi hiệp định Genève được ký kết, chia đôi đất nước?
Với những kinh nghiệm và hiểu biết của tôi trong nhiều năm phục vụ miền Nam, trừ trên 8 năm trong quân ngũ, còn phần lớn là trong ngành giáo dục, cộng với những tài liệu tôi đọc về cuộc chiến ở Việt Nam trong trên 100 cuốn sách của các học giả, giáo sư đại học, chính trị gia, cựu bộ trưởng, tướng lãnh, lãnh đạo tôn giáo, phóng viên, ký giả, luật sư v..v.. thuộc các nước Anh, Mỹ, Pháp, Úc, phần lớn viết sau năm 1975, cái nhìn của tôi về cuộc chiến có nhiều phần thay đổi. Qua những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh của các học giả trên về cuộc chiến ở Việt Nam, về những gì mà người Mỹ đã làm ở Việt Nam, dưới danh nghĩa giúp Nam Việt Nam chống Cộng, đã làm tôi suy nghĩ không ít và không khỏi không đặt lại vài vấn đề: “Có thật là Mỹ thương Việt Nam, muốn giúp Việt Nam?”; “Mỹ hiểu gì về Việt Nam? đã coi dân tộc Việt Nam như thế nào?”; “Căn bản pháp lý của sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam” v..v.. Tôi có thể nói ngay rằng, tất cả những lý do qua những danh từ hoa mỹ nhất dùng để biện minh cho việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam đều không có tính cách thuyết phục. Tiêu Dao Bảo Cự muốn biết tại sao và những lý do mà Mỹ đưa ra để biện minh cho cuộc can thiệp vào Việt Nam thì hãy đọc đoạn sau đây của Giáo sư Cohen.
Giáo sư Mortimer T. Cohen viết trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, Publisher Retriever Bookshop, N.Y., 1979, trang 208:
Trong 21 năm bị lôi cuốn vào Đông Dương, Chính Phủ Mỹ đã đưa ra những “lý do” về những hành động của mình. Những lý do này vô giá trị. Lý do duy nhất mà Mỹ vào Đông Dương là để ngăn chận vùng này khỏi rơi vào tay Cộng Sản bằng một cuộc bầu cử, một cuộc cách mạng nội bộ... Và đó cũng đủ là lý do.
Thêm nhiều lý do. Và thêm nhiều lý do nữa. Chúng mọc lên như măng tháng 5. Trước khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, những lý do có thể chứa đầy một cuốn sách. Không lý do nào hợp lý.
(During the course of its 21 years of involvement in Indochina, the United States Government offfered “reasons” for its actions. These reasons were worthless. The only reason for the American being in Indochina was to prevent the area from going Communist by an election, by an internal revolution... And this was reason enough...
More reasons. And more reasons. They sprouted like asparagus in May. Before the Indochina War came to an end, a book could have filled with reasons. None of them were valid.)
Còn nữa, cuốn sách Việt Nam: Sự Khủng Khoảng của Lương Tri (Vietnam: Crisis of Conscience, Association Press, N.Y., 1967) viết bởi ba giới chức tôn giáo: Mục sư Tin Lành Robert McAfee Brown, Giáo sư Tôn Giáo Học, đại học Stanford; Linh mục Michael Novak, Giáo sư về Nhân Bản Học, đại học Stanford; và Tu sĩ Do Thái Abraham J. Heschel, giáo sư về đạo đức và huyền nhiệm Do Thái tại trường Thần Học Do Thái ở Mỹ, mở đầu bằng câu:
Những trang sách sau đây xuất sinh từ sự cùng quan tâm của chúng tôi rằng: quốc gia của chúng ta (Mỹ) bị lôi cuốn vào cuộc xung đột ở Việt Nam mà chúng tôi thấy không thể nào biện minh được trong ánh sáng thông điệp của các nhà tiên tri hay của Phúc Âm của Giê-su ở Nazareth.
(The pages that follow grow out of our shared concern that our nation is embroiled in a conflict in Vietnam which we find it impossible to justify, in the light of either the message of the prophets or the gospel of Jesus of Nazareth.)
Trong cuốn sách này, Mục sư Tin Lành Robert McAffee Brown viết, p. 67:
Ngay cả quyền hiện diện của chúng ta ở đó (Việt Nam) cũng bị chất vấn, trong ánh sáng của luật quốc tế, bởi những người có địa vị cao trong chính phủ của chúng ta, trong đó có các Thượng Nghị Sĩ Morse, Church, Gore, và Gruening. Nhưng ngay cả khi có quyền, bản chất những gì chúng ta đang làm ở Việt Nam cũng phải lên án.
(Our very right to be there is questioned, in the light of international law, by men highly placed in our government, among them Senators Morse, Church, Gore, and Gruening. But even if there is a clearcut “right”, the nature of what we are doing in Vietnam must be increasingly condemned.)
Nếu không có lý do nào chính đáng và cũng không thể nào biện minh được thì chúng ta chỉ có một cách giải thích. Đó là thực chất cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là Mỹ đã xử dụng “luật rừng” và “cường quyền thắng công lý”, những hành động mà Mỹ đang áp dụng ở Iraq, và ở nhiều quốc gia khác trước đây. Điều này có nguồn gốc từ chính nền văn hóa của Mỹ như sẽ được chứng minh qua một số tài liệu.
Thứ nhất, Tiêu Dao Bảo Cự viết rằng “Hiệp định Genève chia đôi đất nước” là viết nhảm, là chưa hề đọc Hiệp định Genève. Không có một điều khoản nào trong Hiệp định Genève chia hai miền Nam Bắc ra làm hai miền riêng biệt về đất đai và chính trị. Hiệp Định Genève gồm hai phần: Phần “Thỏa hiệp Ngưng Chiến Song Phương” giữa Pháp và Việt Minh (Bilateral armistice agreement between France and the VietMinh) làm căn bản cho Phần “Tuyên Ngôn Đa Phương Có Tính Cách Quyết Định” (The multilateral Final Declaration), đồng ghi nhận (endorsed) bởi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Lào, Cambod, Pháp, Anh, Trung Quốc, Nga Sô Viết, [với sự từ chối không tham gia của Mỹ và chính phủ Bảo Đại].
Phần “Thỏa Hiệp...”, gồm 47 điều khoản, được ký kết giữa Tướng Pháp Henri Delteil, Quyền Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương, và ông Tạ Quang Bửu, Thứ Trưởng Quốc Phòng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Có vài điều khoản chính như sau:
Điều khoản 1 (Article 1) nói về sự thiết lập “một đường ranh giới quân sự tạm thời” (A provisional military demarcation line) [Vĩ tuyến 17] để quân đội hai bên rút quân về: Lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc, và lực lượng Liên Hiệp Pháp (French Union) ở phía Nam làn ranh giới.
Điều khoản 8 ấn định quyền kiểm soát hành chánh ở phía Bắc Vĩ Tuyến 17 thuộc Việt Minh và ở phía Nam thuộc Pháp (Civil administration in the regroupment zone to the North of the 17th parallel was to be in the hands of the Vietminh, and the area to the South of the parallel was to be in the hands of the French)
Điều khoản 14, đoạn (a) [Article 14, Paragraph (a)] viết rõ: “Trong khi chờ đợi cuộc Tổng Tuyển Cử để Thống Nhất Việt Nam, quyền hành chánh dân sự trong mỗi vùng rút quân nằm trong tay các phe có quân đội rút quân (nghĩa là Pháp và Việt Minh) theo tinh thần của bản Thỏa Hiệp.” (Pending the general elections which will bring about the Unification of Vietnam, the conduct of civil administration in each regrouping zone shall be in the hands of the party whose forces are to be regrouped there in virtue of the present Agreement).
Điều khoản 14, đoạn (c) viết: “Mỗi phe sẽ tự kiềm chế để không có bất cứ hành động trả thù hay kỳ thị nào đối với những cá nhân hay tổ chức vì những hoạt động trong khi có cuộc tranh chấp quân sự, và phải bảo đảm quyền tự do dân chủ của họ.” (Each party undertakes to refrain from any reprisals or discrimination against persons or organizations on account of their activities during the hostilities and to guarantee their democratic liberies)
Bản “Tuyên Ngôn...” gồm 13 đoạn, liên quan đến cả Cambod và Lào, có một đoạn đáng để ý:
Đoạn (6) [Paragraph (6)] nguyên văn như sau:
“Hội Nghị nhận thức rằng mục đích chính yếu của Thỏa Hiệp về Việt Nam là dàn xếp những vấn đề quân sự trên quan điểm chấm dứt những đối nghịch quân sự và rằng ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY ĐẤT ĐAI . Hội Nghị bày tỏ sự tin tưởng là thi hành những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn này và trong Thỏa Hiệp ngưng chiến sẽ tạo nên căn bản cần thiết để trong tương lai gần đạt tới một sự dàn xếp chính trị ở Việt Nam”
(The Conference recognizes that the essential purpose of the Agreement relating to Vietnam is to settle military questions with a view to ending hostilities and that THE MILITARY DEMARCATION LINE IS PROVISIONAL AND SHOULD NOT IN ANY WAY BE INTERPRETED AS CONSTITUING A POLITICAL OR TERITORIAL BOUNDARY. The Conference expresses its conviction that the execution of the provisions set out in the present Declaration and in the Agrrement on the cessation of hostilities creates the necessary basis for the achievement in the near future of a political settlement in Vietnam.)
Vậy nếu không phải là đất nước chia đôi qua Hiệp định Genève thành hai miền độc lập về chính trị và đất đai, thì cuộc chiến hậu-Genève ở Việt Nam từ đâu mà ra, và tại sao Mỹ lại lâm chiến ở Việt Nam. Câu trả lời đã nằm sẵn trong câu hỏi. Nếu không biết đến thì ngày nay, chúng ta đã có vô số tài liệu do chính người Mỹ viết. Nếu chúng ta biết rằng cả Trung Cộng lẫn Nga Sô đều không muốn cho Việt Nam thống nhất thì chúng ta nên suy nghĩ lại về hai từ “nội chiến” và “ủy nhiệm”. Tôi sẽ bàn về hai từ này trong một đoạn sau.
Thứ nhất, không phải là sau Hiệp định Genève và vì Bắc Việt gài cán bộ ở lại Mỹ mới can thiệp vào Việt Nam mà Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam từ trước đã lâu. Mỹ đã đồng lõa với thực dân Pháp trong mưu toan tái lập nền đô hộ của Pháp trên dân Việt Nam. Những người thực sự tin rằng Mỹ là “đồng minh” của Nam Việt Nam, muốn giúp dân Việt Nam để chống lại Cộng Sản, để cho dân Việt Nam, hay ít ra là dân miền Nam, được tự do dân chủ, nên nhớ kỹ rằng chính Mỹ đã đài thọ hơn 80% chiến phí cho Pháp trong cuộc chiến tiền-Genève, từ 1945 đến 1954, để Pháp tái lập chế độ thực dân ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở lại vòng nô lệ Pháp, trong khi Mỹ đã biết rõ chế độ thực dân Pháp đối với dân Việt Nam là như thế nào? Lịch sử Việt Nam sẽ lên án hành động đế quốc thực dân này. Nếu chúng ta coi Pháp là quân xâm lăng thì Mỹ cũng là kẻ xâm lăng không kém. Chỉ sau khi Pháp thất trận Mỹ mới đưa ra chiêu bài giúp Việt Nam, bảo vệ nền tự do (sic) của Nam Việt Nam trong khi, như chúng ta đã biết, theo Hiệp Định Genève, Nam Việt Nam không phải là một quốc gia độc lập mà chỉ là một vùng rút quân của Pháp và những lực lượng quân sự dưới quyền Pháp, trong đó có lực lượng quốc gia, chờ ngày Tổng Tuyển Cử trên toàn thể đất nước vào năm 1956. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã chứng tỏ lòng người dân Việt muốn gì. Và đây là quyền tự quyết của Việt Nam mà Mỹ đã hứa là sẽ không can thiệp trong một bản tuyên ngôn đơn phương (unilateral declaration) sau khi Hiệp Định Genève được ký kết. Do đó, mọi lý do Mỹ dùng để can thiệp vào Việt Nam trở thành vô giá trị, không thể biện minh được, trước những sự kiện trên.
Thứ nhì, bảo rằng Mỹ giúp Nam Việt Nam chống Cộng sau Hiệp Định Genève, nhưng tại sao lại là Việt Nam? Thuyết Domino của Mỹ cho rằng, theo học giả Gareth Porter: ““lý thuyết domino” cho rằng những nước không cộng sản trong vùng Đông Nam Á sớm muộn sẽ bị lần lượt lật đổ nếu miền Nam Việt Nam mất vào tay cộng sản. Căn cứ theo những suy diễn bình thường, các chiến lược gia Mỹ đã thổi phồng hiểm họa cộng sản, và họ đã tin vào những nguy cơ bị chính họ phóng đại ấy.” Nhưng vấn đề không phải là ở thuyết Domino mà là Mỹ đã nuốt lời hứa là sẽ không can thiệp vào quyền tự quyết của các dân tộc. Mỹ tự ban cho mình quyền của một cảnh sát quốc tế, ép buộc mọi quốc gia phải theo sự xếp đặt của mình, nghĩa là, như trên đã nói, áp dụng luật rừng và cường quyền thắng công lý của kẻ mạnh. Nhưng thực ra, theo những tài liệu hiện hữu của một số học giả Mỹ, cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam nằm trong chủ trương bá quyền của Mỹ trên khắp thế giới chứ không phải chỉ riêng ở Việt Nam. Mỹ đã can thiệp vào nội bộ của nhiều nước: El Salvador, Dominican Republic, Philippines, Thailand v..v..
Mặt khác, trong thời điểm đó, hơn ¼ thế giới theo Cộng Sản, Cuba ở ngay sát nách Mỹ là Cộng Sản, toàn thể Đông Âu theo Cộng Sản, và hai Cộng Sản gộc là Nga và Tàu, tại sao Mỹ không chống ở những nơi đó mà lại đi chống ở một nước nghèo, nhỏ, xa xôi như Việt Nam, vừa mới giành được độc lập sau một cuộc chiến đấu gian khổ dài 9 năm, nhân dân mệt mỏi, tài nguyên kiệt quệ, và nhất là không có khả năng gây bất cứ sự nguy hại nào cho Mỹ?
Mục Sư Tin Lành Robert McAfee Brown, Giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Stanford, viết trong cuốn Việt Nam: Sự Khủng Khoảng của Lương Tri (Vietnam: Crisis of Conscience, Association Press, N.Y., 1967), trang 79:
Thật là khôi hài, ngay khi mà chúng ta nói rằng chúng ta phải “chặn đứng Cộng Sản” ở Việt Nam, thì ở những nơi khác chúng ta lại sống chung với Cộng Sản, soạn thảo những hiệp ước với Nga Sô, mở rộng giao thương với Đông Âu, ủng hộ Tito ở Nam Tư. Ở những nơi khác, chúng ta rõ ràng quyết định là sống chung hòa bình với Cộng Sản, và khuyến khích những xã hội Cộng Sản độc lập, không cần đến sự liên kết với nhau trong khối Cộng sản.
(It is ironic that at precisely the moment we are saying that we must “halt communism” in Vietnam, we are coming to terms with it elsewhere, working out new treaty agreements with Russia, extending trade in Eastern Europe, giving support to Tito in Yougoslavia. Elsewhere, we have clearly decide to coexist with communism, and to encourage independent Communist societies that will be increasingly free of the need for alliance with one another.)
Mục sư Brown nhận định không sai. Ngày 4 tháng 11, 1956, xe tăng Nga tiến vào Budapest, thủ đô Hung Gia Lợi, một sự xâm lăng trắng trợn để dẹp một chính quyền Cộng Sản ngỏ ý cho dân được bầu cử tự do. Mỹ chỉ can thiệp bằng miệng, dùng đài phát thanh VOA khuyến khích dân Hung chống trả, hứa suông là sẽ đem quân vào can thiệp, rồi án binh bất động. Việt Nam không có quân xâm lăng từ ngoài vào. Vậy tại sao lại là Việt Nam?
Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu những động cơ nào đã khiến cho Mỹ can thiệp vào Việt Nam. Như trên tôi đã nói, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là sự hội tụ của 3 yếu tố: chính trị, thần học Ki-tô Giáo, và kinh tế.
Mục đích chính của Mỹ không phải là để tạo nên một miền Nam dân chủ tự do. Người Mỹ không có thực tâm, không có ý tốt giúp Việt Nam, cũng như ngày nay không có thực tâm, ý tốt giúp Iraq. Người nào tin rằng Mỹ thực tâm giúp Nam Việt Nam để bảo vệ những giá trị tự do dân chủ cho người dân Nam Việt Nam là đang nằm mơ. Hãy xét đến thực chất của các chính quyền Ngô Đình Diệm và “Diệm không Diệm” của Nguyễn Văn Thiệu. Hãy xét đến những chiến dịch quân sự dã man nhất của Mỹ ở Việt Nam đối với người dân trong cuộc chiến. Thật vậy, ngày nay chúng ta đã rõ mục đích tham chiến của Mỹ ở Việt Nam. Sau đây là 2 tài liệu nói về cùng một vấn đề.
Trong cuốn The Vietnam War and American Culture của John Carlos Rowe & Rick Berg, Columbia University Press, 1991, trang 72, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây:
Bảo vệ sự “tự do” của người dân Việt Nam ư? Trong những tài liệu nội bộ (của Mỹ) những sự thực ác nghiệt về những mục đích của Mỹ về cuộc chiến tranh (ở Việt Nam) đã nói ra rõ ràng – không gì rõ hơn là trong một bản ghi nhớ của Thứ Trưởng Quốc Phòng John McNaughton, viết thay cho Bộ Trưởng McNamara (với một bản sao chỉ để cho George Bundy đọc) về những mục đích chiến tranh của Mỹ: 70% để duy trì danh dự quốc gia của chúng ta, 20% để cho Nam Việt Nam khỏi bị Trung Quốc chiếm đóng, và 10% để cho người dân Việt Nam được hưởng một lối sống tốt hơn và tự do hơn.
(Protecting the “freedom” of the people of South Vietnam? In internal documents the harsh realities of US War aims were spelled out – none more succinctly than a memorandum prepared by Assistant Secretary of Defense for Secretary McNamara (with an eyes-only copy to George Bundy) on US War aims: 70% to preserve our national honor,; 20% to keep South VN territory from being occupied by the Chinese; and 10% to the South VN to enjoy a better and freer way of life)
Chúng ta có thể thấy một đoạn tương tự trong cuốn Cuộc Chiến Bất Tận: Cuộc Đấu Thanh Của Việt Nam Để Giành Độc Lập (The Endless War: Vietnam.s Struggle For Independence, Columbia University Press, New York, 1989) Giáo Sư James P. Harisson viết, trang 4:
“Ngày 24 tháng 3, 1965, Thứ Trưởng Quốc Phòng John T. McNaughton tuyên bố là trong khi thực ra chỉ có 10% nỗ lực của Mỹ để giúp người dân Nam Việt Nam, 20% có mục đích giữ Nam VN (và những lãnh thổ lân cận) khỏi rơi vào tay Trung Quốc, và phần lớn nhất, 70%, là để “tránh một cuộc thất bại nhục nhã của Mỹ.”
(On March 24, 1965, Assistant Secretary for Defense John T. McNaughton stated that whereas in effect only 10% of US efforts aimed to help Vietnamese people, 20% aimed “to keep South VN (and adjacent territory) from Chinese hands”, and the greatest part, or 70%, aimed “to avoid a humiliating US defeat”)
Xét đến những hành động của Mỹ tại Việt Nam, cách đối xử của Mỹ đối với Việt Nam, những chiến dịch mà Mỹ tung ra ở Việt Nam, số thường dân bị thương vong ở Việt Nam v..v.. mà ngày nay chúng ta có hàng đống tài liệu, tài liệu của chính Mỹ, thì 10% để giúp dân Việt Nam không thể để trên cán cân cân bằng với 90% có tính cách tàn phá, hủy diệt Việt Nam. Sau đây chúng ta hãy xét đến những yếu tố đã góp phần trong cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam: chính trị, tôn giáo, và kinh tế. Những yếu tố này đan quyện với nhau tạo thành chính sách và hành động của Mỹ, không riêng gì ở Việt Nam mà còn ở trên khắp thế giới.
Can thiệp vào Việt Nam, chính trị của Mỹ không đặt căn bản trên sự hiểu biết về Việt Nam, điều mà tất cả các học giả ngày nay đều công nhận, mà là trên những gì người Mỹ nghĩ về chính họ, nói khác đi là đặt trên nền văn hóa Mỹ.
Sau thế chiến thứ II, những cường quốc thực dân Âu Châu như Anh, Pháp, Hòa Lan đều trở nên suy yếu, Mỹ đương nhiên là quốc gia mạnh nhất về quân sự cũng như kinh tế. Mỹ độc tôn về vũ khí nguyên tử, tự cho mình là cái đầu tầu kéo cả thế giới theo, hoặc là một thị trấn ở trên ngọn đồi (A city on a hill) mà thế giới phải nhìn lên ngưỡng mộ và dập theo những giá trị đạo đức xã hội của Mỹ. Mặt khác, Mỹ có những hành động trịch thượng, kiêu căng vô lối, tự cho mình có quyền định đoạt số phận của Việt Nam. Chúng ta hẳn còn nhớ, sau Thế Chiến II, trước khi giúp Pháp trở lại Đông Dương, Tổng Thống Mỹ Roosevelt đã hỏi Tưởng Giới Thạch là “Có muốn Đông Dương không?”. Và Tưởng Giới Thạch đã trả lời: “Điều này không giúp gì cho chúng tôi. Chúng tôi không muốn. Họ không phải là người Tàu. Họ sẽ không chịu hòa nhập vào dân Tàu” (Backfire, p. 43: Mr. Roosevelt asked Chiang: “Do you want Indo-China?” The Generalissimo replied: “It’s no help to us. We don’t want it. They are not Chinese. They would not assimilate into the Chinese people.”)
No comments:
Post a Comment