Wednesday, October 17, 2007

Bãi giết người của Indonesia

Câu chuyện sau đây nói về cuộc tàn sát khoảng 1 triệu người trong vòng vài tháng ở Indonesia vào năm 1965 dưới cái nhìn của một tác giả phương tây. Cuộc tàn sát này đối với Mỹ và phương tây là 1 cuộc tàn sát tốt vì đối tượng bị giết là những người cộng sản. Cuộc tàn sát qui mô lớn này ít được nhắc tới và không ai đòi điều tra và xét xử thủ phạm. Chính quyền Mỹ luôn xử sự như thế giới này là của họ cho nên một nước Indonesia thời đó với một Tổng thống theo chủ nghĩa dân tộc là Sukarno là chưa đủ, cho nên họ đã ủng hộ thành phần thân Mỹ trong phe quân sự mà người cầm đầu lúc đó là Tướng Suharto tạo nên một biến động để lên nắm quyền. Có tài liệu nói rằng CIA cũng có nhúng tay vào vụ này. Tôi sẽ dịch tiếp tài liệu đó sau.

Cũng như thường lệ, khi chính quyền Mỹ muốn làm chuyện xâm lăng quân sự hay bành trướng ảnh hưởng chính trị, họ sẽ nói ngược. Trong trường hợp này họ muốn lật đổ Tổng thống theo chủ nghĩa dân tộc là Sukarno để đưa Tướng thân Mỹ Suharto lên nắm quyền thì họ nói là họ muốn giữ Indonesia khỏi rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc.

------------------------------------------------------------

TIME Daily, Tháng Năm 15-17, 1998
Image
Những người biểu tình ở Jakarta, 1998,
còn quá trẻ để biết về cuộc tàn sát khi
Suharto lên nắm quyền.
Nhớ về cuộc nổi lên chiếm quyền lực đẫm máu của Suharto 32 năm về trước
Những người phá rối trật tự công cộng làm náo loạn Jakarta suốt tuần này phần lớn còn chưa được sinh ra trong lần chính quyền được trao tay kỳ trước ở Indonesia. Và có lẽ vì khoảng cách một thế hệ đó đã cho phép họ gom đủ can đảm lên tiếng đòi Suharto phải ra đi. Họ không có cơ hội chứng kiến cuộc đổ máu đồng hành với cuộc đảo chính bởi tướng Suharto ngày xưa.

Một triệu người -- chủ yếu là cộng sản và người Indonesia gốc Trung hoa -- ước tính đã bị tàn sát vào những tháng theo sau cuộc đảo chính của Suharto lật đổ Tổng thống Sukarno. Được mô tả bởi CIA như là "một trong những cuộc đổ máu khủng khiếp và tập trung nhất của thời đại hiện nay". Sự việc này ở Indonesia tương đương với những "Bãi Giết Người" ở Căm-pu-chia. Tuy vậy, chưa có một đánh giá lịch sử đáng kể nào về việc cuộc tàn sát này đã xảy ra như thế nào, nói gì tới những lời kêu gọi đem những thủ phạm ra xét xử.
Những lý do của sự yên lặng đó bao gồm sự sợ hãi của dân chúng Indonesia đối với nhà độc tài Suharto, sự đồng lõa của nhiều người trong số họ trong cuộc thảm sát đó, và tư tưởng phải 'đập vỡ vài cái trứng' (để làm món omelette) trong Chiến Tranh Lạnh. Không giống như Khơ-me Đỏ, quân đội của Suharto không giữ độc quyền thực hiện cuộc tàn sát -- Họ kích động tình cảm của người dân thành một cơn giận chống cộng sản, chống người Trung Hoa và sau đó phân phát súng ống và danh sách của những người bị nghi ngờ là cộng sản tới thường dân Indonesia, xúi giục họ quét sạch 3.5 triệu đảng viên Đảng Cộng Sản (PKI). Những đao phủ tình nguyện của Suharto, lúc đó, có thể lên tới con số hàng chục nếu không phải là hàng trăm nghìn người.
Image
Suharto và con trai, 5 tuổi, 1968
Phương Tây giữ yên lặng
Phương tây giữ yên lặng khi quân đội và dân quân Indonesia đi từ thành phố này đến thành phố khác, gom những người bị nghi ngờ là cộng sản và ra lệnh cho họ tự đào huyệt để chôn mình trước khi giết họ; đôi khi chặt đầu những thi thể và đem thủ cấp ra thị chúng. Những giáo viên và những lãnh đạo thị dân khác bị buộc phải soạn thảo ra danh sách đối tượng thủ tiêu trong những người có ảnh hưởng (nhiều người trong số họ đã làm việc đó để cứu chính họ và người khác); trong khi, theo lời của một báo cáo của tình báo Anh sau đó, những nạn nhân "thường chỉ là những nông dân bị hoảng hốt nên đã trả lời sai một câu hỏi trong một đêm tối trời được đưa ra bởi những tên côn đồ khát máu đang say mê trong bạo lực." Dần dần -- được kích động bởi cuộc tuyên truyền chính thức chống Bắc Kinh -- Những đám đông hỗn tạp này hướng mũi tấn công sang những khối người Indonesia phi chính trị gốc Hoa.
Robert F. Kennedy là một tiếng nói đơn độc khi ông ta nói, vào đỉnh cao của cuộc tàn sát, "Chúng tôi đã lên tiếng chống lại những cuộc tàn sát vô nhân đạo gây ra bởi Đức quốc xã và cộng sản. Nhưng chúng tôi cũng sẽ lên tiếng chống lại cuộc tàn sát vô nhân đạo ở Indonesia, nơi mà hơn 100,000 người bị buộc tội là cộng sản không phải là thủ phạm, mà là những nạn nhân?" Hầu hết những người ở Washington đã không bị mất ngủ về cái chết của những người CS; không phải là vào năm 1965, năm mà quân đội tác chiến của Mỹ bắt đầu vào Việt Nam. Indonesia, nói cho cùng, cũng là một con domino quan trọng đã được Suharto giữ lại để không bị rơi vào tay Trung Hoa.
Những sự kiện chính xác xung quanh cuộc lật đổ Tổng thống Sukarno
Bị vướng vào vòng xoáy của một cuộc rối loạn xã hội và kinh tế, Tổng thống Sukarno -- tổng thống đầu tiên mang khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của nước Indonesia độc lập -- đã điều khiển quyền lực bằng cách cho hai phe quân đội và cộng sản đang lớn mạnh đối chọi lẫn nhau. Cái trung tâm đó đã không thể đứng vững, và trong khi phương tây đang trông chờ vào đồng minh của họ trong phe quân đội giữ vững chiến tuyến chống lại bước tiến công của cộng sản ở Châu Á, Bắc Kinh cũng xoa tay kỳ vọng PKI sẽ chuyển Indonesia vào quĩ đạo của Trung Hoa cộng sản.
Những sự kiện chính xác xung quanh cuộc lật đổ Tổng thống Sukarno vẫn bị che kín bởi một bức màn bí mật. Câu chuyện chính thức là Suharto đã xen vào để cứu nước khỏi một cuộc đảo chính được sắp đặt bởi những sĩ quan cánh tả được hậu thuẫn bởi PKI. Nhiều người khác đã gợi ý rằng những sự kiện đó có thể đã được dàn dựng bởi Suharto để tạo ra sự ủng hộ cho cuộc thâu tóm quyền hành của ông ta. Tuy nhiên, có ít sự nhập nhằng hơn, về những sự kiện theo sau: đó là cuộc triệt tiêu tàn bạo trong một khoảng thời gian vài tháng một số lượng lớn những người tình nghi là cộng sản và người gốc Hoa.
Image
Suharto 1998
Cuộc tàn sát đã giúp Suharto củng cố sức mạnh một cách chắc chắn, đối thủ mạnh nhất của ông ta đã bị loại trừ về mặt thể xác và do đó người dân đã khiếp sợ và đầu hàng. Trong 31 năm, những thách thức đối với cường nhân này không đáng kể và cô lập, với một quốc gia -- Gia đình trực hệ của Suharto, hơn ai hết -- đã thụ hưởng những thành quả của tăng trưởng kinh tế nhanh dưới sự giám hộ gần gũi của ông ta. Nhưng với việc vỡ bong bóng của nền kinh tế và đất nước một lần nữa bấp bênh trong rối loạn, Cái bánh xe thời thế của Suharto có lẽ đã quay đủ vòng. Sự kết thúc của Chiến Tranh Lạnh chắc sẽ không làm lặp lại những cuộc tàn sát xảy ra ba thập niên trước đó, nhưng một kết qủa của sự rối loạn hiện nay là Indonesia cuối cùng có thể tìm hiểu lại được một chương tàn bạo nhất của lịch sử hiện đại của nước này.

No comments:

Post a Comment