Friday, December 14, 2007

A History of Violence

Ở ngay trên đất Mỹ mà nói chuyện lơ tơ mơ không vừa ý các CỰU viên chức hay sĩ quan chính quyền ngụy là có thể bị thủ tiêu đó nhe. Từ 1987 tới 1990, có 5 nhà báo Mỹ gốc Việt đã bị giết chết bởi những tổ hành quyết của đám người trên. Có một nhóm gọi là "Tổ Chức Người Việt Tiêu Diệt Cộng Sản và Phục Hồi Quốc Gia" (Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (VOECRN)), đã nhận trách nhiệm trong một vài vụ thủ tiêu này.
Trong số này có ông Nguyen Dam Phong, ông này dám viết bài nghi ngờ sự thành thật của các chương trình vận động quyên tiền của các nhóm vì tị nạn và chống cộng. Ông Pham Van Tap, chủ bút tuần báo Mai, dám đăng quảng cáo cho một công ty chuyển tiền về VN! Tòa báo và cũng là nhà ông này bị đốt cháy trong khi ông ta đang ngủ, ông ta chết vì bị ngộp khói.
---------------------------------------------------------------

TỰ DO BÁO CHÍ KIỂU NGẸO

Mấy chục năm trước khi IS biết chặt đầu nhà báo để thị uy trước thế giới thì các nhà 'dân chủ tự do' người Việt ở Mỹ đã 'bắn bỏ' (theo truyền thống của Tỏng Thẹo) nhiều nhà báo người Việt để thị uy với cộng đồng rồi.  Bây giờ đám CC này lại bô lô ba loa 'tự do báo chí'! :v Dưới đây là một bài viết trên báo OC Weekly về lịch sử 'tự do báo chí' của CC trên đất Mỹ.  Lại tội nghiệp Điếu cày định sang Mỹ làm 'nhà báo tự do'! :v

MỘT LỊCH SỬ BẠO LỰC

Nhiều vụ giết người, đánh đập, hăm dọa đã xảy ra đối với những nhà báo gốc Việt ở Mỹ bởi một nhóm hành quyết mà chính quyền nghi là dính dáng đến các cựu sĩ quan chế độ Sài gòn đóng ở Orange County.  Mặc dù FBI đã mở một cuộc điểu tra về các vụ giết người này vào tháng 4, 1992, cơ quan này đã không bao giờ phá án được.  Viện dẫn an ninh quốc gia của Mỹ, FBI từ chối cho xem phần lớn giấy tờ của các vụ án theo lời yêu cầu của báo OC Weekly.  Dưới đây là một bản tóm tắt những vụ tấn công chống cộng trong cộng đồng người Việt ở Mỹ theo báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists) có trụ sở tại New York.

Tháng 1, 1980: Người nào đó quăng bom xăng vào văn phòng ông Nguyễn Thanh Hoàng, nhà xuất bản báo Văn Nghệ Tiền Phong, ở Arlington, Virginia.  Ông Hoàng và con gái 7 tuổi thoát chết.

21 tháng 7, 1981: Lâm Trang Dương, một nhà xuất bản cánh tả và phê bình Chiến tranh Việt Nam, bị bắn chết trong khi đi bộ ở San Francisco.  Một nhóm gọi là 'Tổ chức người Việt Tiêu diệt Cộng sản và Phục hưng Quốc gia' (VOECRN) đã nhận trách nhiệm vụ này.

5 tháng 1, 1982: Bạch Hữu Bông, chủ một tuần báo ở Los Angeles, bị bắn nhiều phát trong khi rời một nhà hàng ở phố Tàu.  Ông này vừa xuất bản một bài báo phơi bày chuyện của một băng đảng có tên 'Người Nhái', là một nhóm cựu nhân viên hải quân Nam Việt Nam.

24 tháng 8, 1982: Nguyễn Đàm Phong bị bắn chết trước nhà để xe của mình ở Houston.  Nhà xuất bản của tuần báo 'Tự Do' đã từng nhận những lời hăm dọa trước đó khi cho in những bài báo đặt câu hỏi về những vụ quyên góp tiền của nhóm VOECRN nói trên.  Nhóm này đã để lại một danh sách ám sát ở hiện trường.

7 tháng 8, 1987: Ai đó đã để lại một con chó chết trước nhà để xe của Nguyễn Thịnh, chủ bút báo Dân Việt ở Houston, kèm theo một tờ hăm dọa thủ tiêu.

7 tháng 8, 1987: VOECRN nhận là thủ phạm vụ giết Phạm Văn Tập, nhà báo người Mỹ gốc Việt đầu tiên bị hành quyết ở Orange County.  Ông Tập, chủ bút tuần báo giải trí Mai, đang ngủ trong văn phòng khi ai đó nổi lửa đốt căn phố.  Ông chết bởi ngạt khói.  Ông này đã cho đăng quảng cáo trên báo Mai về dịch vụ chuyển tiền và du lịch về Việt Nam của một công ty Canada.

30 tháng 4, 1988: Tác giả tiểu thuyết và cựu tù nhân chính trị Vũ Long đi du lịch đến Orange County, ông bị đánh thương nặng bởi một đám đông ở Little Saigon vì nghi ngờ ông đã hợp tác với những người bắt ông.

3 tháng 8, 1988: Danh sách thủ tiêu được đóng vào nhiều cột điện thoại trong khu vực Little Saigon.  Nguyễn Tú A, nhà xuất bản của báo Việt Press, và hai người khác bị lĩnh án tử hình vì đã về thăm Việt Nam.

22 tháng 11, 1989: Đỗ Trọng Nhân, một người thiết kế bố cục của tạp chí Văn nghệ Tiền phong, bị bắn chết trong xe ở Fairfax County, Virginia.  Cảnh sát không nhận dạng được nghi can nào.

22 tháng 9, 1990: Kẻ nào đó đã bắn chết Lê Triết, một người viết bình luận của Văn nghệ Tiền phong, và vợ ông ta khi họ đậu xe trước nhà ở Bailey Crossroads, Virginia.  Tên ông ta đã có trên danh sách thủ tiêu của VOECRN tìm thấy ở nhà ông Phong tám năm trước đó.

21 tháng 7, 2007: Hàng trăm người biểu tình trước tòa soạn Việt Weekly ở Garden Grove.  Theo nhà xuất bản Lê Vũ, nhiều nhân viên đã nhận được cuộc điện hăm dọa và email nặc danh đòi đốt trụi tòa soạn.

Lược dịch: http://www.ocweekly.com/2007-08-16/features/a-history-of-violence/full/

Chú thích biếm họa: 'Câu chuyện của mày sẽ nói cho thế giới biết chúng tao thật sự là ai'
Vâng ngẹo vàng thực sự rất giống với IS nếu có quyền lực trong tay.



A History of Violence
A brief history of anti-communist attacks in the United States
By NICK SCHOU
Thursday, August 16, 2007
Between 1987 and 1990, five Vietnamese-American journalists were murdered in the United States by a right-wing death squad that authorities suspected was tied to former officials of the South Vietnamese government and based in Orange County’s Little Saigon. Although the FBI opened an investigation of the murders in April 1992, the agency never solved the killings (see “Invisible Enemies,” March 4, 1999). Citing U.S. national security, the FBI refused to turn over most of the paperwork on the murders in response to a 1996 Weekly Freedom of Information Act request. What follows—much of it culled from the pages of a 1994 report by the New York-based Committee to Protect Journalists—provides a brief history of anti-communist attacks in Little Saigon and other Vietnamese-American enclaves throughout the United States.

January 1980: Someone firebombs the office of Nguyen Thanh Hoang, publisher of Van Nghe Tien Phong, a Vietnamese magazine in Arlington, Va. Hoang and his 7-year-old daughter survive the attack.

July 21, 1981: Lam Trang Duong, a left-wing publisher and Vietnam War critic, is shot dead while walking down the street in San Francisco. A group called the Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (VOECRN) claims responsibility.

Jan. 5, 1982: Bach Huu Bong, publisher of a small Vietnamese weekly in Los Angeles, is repeatedly shot at while leaving a restaurant in Chinatown. He’d just published an exposé of an Orange County gang known as the “Frogmen,” a group of former South Vietnamese navy personnel.

Aug. 24, 1982: Nguyen Dam Phong is fatally shot in his own driveway in Houston. The publisher of the weekly newspaper Tu Do (Freedom) had received death threats for printing articles questioning the fundraising activities of right-wing exile groups. VOECRN leaves a hit list at the scene of the crime.

Aug. 7, 1987: Someone leaves a dead German shepherd in the driveway of Thinh Nguyen, editor of Houston’s Dan Viet, along with a written death threat.

Aug. 7, 1987: VOECRN takes credit for the murder of Tap Van Pham, the first Vietnamese-American journalist to be executed in Orange County. Pham, the editor of the weekly entertainment magazine Mai, was asleep in his office when someone set fire to the building. He died of smoke inhalation. Pham had run advertisements in Mai for Canadian companies promoting cash transfers and travel services to Vietnam.

April 30, 1988: As novelist and former Vietnamese political prisoner Long Vu tours Orange County, he is severely beaten by a crowd in Little Saigon who suspect he collaborated with his captors.

Aug. 3, 1988: In a hit list stapled to telephone poles in Little Saigon, Tu A Nguyen, publisher of Westminster-based Viet Press, and two others are sentenced to death for traveling to Vietnam.

Nov. 22, 1989: Nhan Trong Do, a layout designer for the national magazine Van Nghe Tien Phong, is found fatally shot in his car in Fairfax County, Virginia. Police identify no suspects.

Sept. 22, 1990: Someone fatally shoots Triet Le, a columnist for Van Nghe Tien Phong, and his wife as they park their car in front of their house in Bailey Crossroads, Virginia. His name had been on the VOECRN hit list found at Phong’s home eight years earlier.

January 1999: Tens of thousands of protesters surround Little Saigon’s Hi-Tek video store after owner Truong Van Tran refuses to take down a poster of Ho Chi Minh that hangs above his counter. Police have to escort Tran from the store for his own protection. He is later charged with video piracy and now lives in Vietnam.

July 21 2007: Hundreds of protesters target Viet Weekly’s office in Garden Grove. According to publisher Le Vu, several employees receive threatening telephone calls, and an anonymous e-mail threatens to burn down the newspaper’s office.

No comments:

Post a Comment