Saturday, March 8, 2008

Trần Chung Ngọc - Tản Mạn Xung Quanh Cuộc Chiến Ở Việt Nam - P2

Có lẽ không có cuốn sách nào đi thẳng vào những vấn đề như giải thích cuộc chiến, tại sao nó lại xẩy ra, tại sao người Mỹ lại lâm vào cuộc chiến như vậy để cuối cùng đi đến thất bại v..v.. bằng cuốn Kết Quả Ngược Chiều: Việt Nam – Những Huyền Thoại Khiến Chúng Ta Chiến Đấu, Những Ảo Tưởng Giúp Chúng Ta Thua, Cái Di Sản Vẫn Ám Ảnh Chúng Ta Ngày Nay (Backfire: Vietnam – The Myths That Made Us Fight, The Illusions That Helped Us Lose, The Legacy That Haunted Us Today, Ballantine Books, New York, 1985) của Giáo sư Loren Baritz, Trưởng Khoa Lịch Sử, Đại Học Rochester. Sau đây là một đoạn giải thích của Giáo sư Loren Baritz, trang 10-11:

Người Mỹ không biết gì về người Việt Nam không phải là chúng ta đần độn, mà vì chúng ta tin vào một số điều về chính chúng ta... Muốn hiểu sự thất bại của chúng ta, chúng ta cần phải suy nghĩ về thế nào là một người Mỹ... Huyền thoại về Mỹ như là một thị trấn trên một ngọn đồi uẩn hàm Mỹ là gương mẫu đạo đức cho phần còn lại của thế giới, một thế giới cho rằng sẽ đặc biệt ngưỡng mộ chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta là một dân tộc được [Thiên Chúa, lẽ dĩ nhiên của Ki Tô Giáo] chọn, mỗi người trong đó, vì được sự ưu đãi và sự hiện diện của Thiên Chúa, có thể vật chết dễ dàng 100 kẻ thù ngoại đạo...

Có vô số cách để người Mỹ biết trong lòng – nơi duy nhất mà những huyền thoại có thể sống được – là chúng ta được chọn để dẫn giắt thế giới trong vấn đề đạo đức công cộng và dạy cho thế giới trong đức tính chính trị. Chúng ta tin rằng những sự tốt đẹp trong nước chúng ta kết thành sức mạnh đủ để triệt hạ đối thủ của chúng ta, những người, theo định nghĩa, là kẻ thù của đức tính, của tự do, và của Thiên Chúa. [Người Mỹ tin tưởng như vậy. Nhưng sự thực ra sao? Trong phần trước tôi đã đưa ra một số thống kê của chính Mỹ, chứng tỏ rằng về những tệ đoan xã hội, Mỹ chiếm giải quán quân trên thế giới. Không ai có thể phủ nhận Mỹ là nước giàu nhất và mạnh nhất về quân sự. Nhưng còn về các vấn đề đạo đức xã hội, đạo đức thế giới, đức tính của con người, thì Mỹ không có gì để so sánh với các quốc gia Á Châu. Tổng thống Bush mở cuộc xâm chiếm Iraq cũng không ít thì nhiều có niềm tin như vậy. Sống ở Mỹ chúng ta không lạ gì khi thấy những nhóm “da trắng ưu việt” (white supremacists) có những hành động bạo động ác ôn đối với những người da màu mà chúng cho là thấp kém trong khi tuyệt đại đa số chúng không tốt nghiệp nổi Trung Học.]

(Americans were ignorant about the Vietnamese not because we were stupid, but because we believe certain things about ourselves... To understand our failure we must think about what it means to be an American... The myth of America as a city on a hill implies that America is a moral example to the rest of the world, a world that will presumably keep its attention riveted on us. It means that we are a Chosen People, each of whom, because of God’s favor and presence, can smite one hundred of our heathen enemies hip and thigh...

In countless ways Americans know in their gut – the only place myths can live – that we have been Chosen to lead the world in public morality and to instruct it in political virtue. We believe that our own domestic goodness results in strength adequate to destroy our opponents who, by definition, are enemies of virtue, freedom, and God)

Tuy vậy, sau Thế Chiến II, lực lượng đối đầu Mỹ duy nhất trong thời đó là Nga Sô Viết và Nga Sô lại là Cộng Sản vô thần, do đó đương nhiên là kẻ thù của Thiên Chúa, cũng là kẻ thù của dân được Thiên Chúa chọn: Mỹ. Cuộc chiến tranh lạnh đã mang đến cho Mỹ sự sợ hãi Cộng Sản vì ảnh hưởng của Cộng Sản càng ngày càng lan rộng trên thế giới, khắp Đông Âu, và ở các nước thuộc địa ở Phi Châu và Á Châu. Chủ thuyết của Truman (The Truman doctrine) năm 1947 đưa đến sự viện trợ $400 triệu về quân sự và kinh tế cho Hi Lạp để chống những du kích quân có sự ủng hộ của Cộng Sản. Thất nghiệp và lạm phát ở Âu Châu khiến cho ảnh hưởng của Cộng Sản lan vào cả những nước như Ý, Pháp, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Bỉ, và cho tới ngày nay ảnh hưởng của Cộng Sản cũng chưa hết hẳn. Truman đưa ra kế hoạch Marshall năm 1948 với $12.6 tỷ đô-la viện trợ để giữ Tây Âu khỏi rơi hẳn vào vòng ảnh hưởng của Cộng Sản.

Nhưng năm 1949 có 3 biến cố làm cho sự sợ hãi Cộng Sản của Mỹ lên đến độ hoang tưởng. (From Communist fears to paranoia). Nga sô chặn đường bộ tới Tây Bá Linh khiến cho Mỹ phải tổ chức không vận để hàng ngày cung cấp các phẩm vật cho một thị trấn có 2 triệu người. Sau cùng Nga Sô phải nhường bước. Cũng năm 1949 Nga Sô cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên tạo nên một làn sóng sợ hãi khắp nước Mỹ. Sau cùng, cuối năm 1949, Mao Trạch Đông đuổi Tưởng Giới Thạch ra khỏi lục địa. Một quốc gia đông dân nhất thế giới, vừa mới là đồng minh của Mỹ cách đó 4 năm, nay đã rơi vào tay Cộng Sản. Từ sự sợ hãi Cộng sản đến mức hoang tưởng, Mỹ đã quyết định ngăn chận sự bành trướng của Cộng Sản.

Trong cuốn Can Thiệp Và Cách Mạng: Mỹ Đối Đầu Với Những Phong Trào Nổi Giậy Trên Khắp Thế Giới (Intervention and Revolution: America’s Confrontation With Insurgent Movements Around The World, A Meridian Book, New York, 1972), Sử gia kiêm nhà khoa học chính trị (historian and political scientist) Richard J. Barnet, đã từng là nhân viên Bộ Ngoại Giao cũng như Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, viết, trang 301:

Sự hiện diện của một sự đe dọa của Cộng Sản, ngay chỉ là có thể có sự đe dọa của Cộng Sản (như ở Cộng Hòa Dominique) cũng đủ để cho Mỹ biện minh cho những sự can thiệp của Mỹ. Nhận định là có sự đe dọa cũng đủ để ngăn ngừa mọi chất vấn có thể đặt ra về sự cần thiết hay đạo đức để dẹp bỏ sự đe dọa. Mỹ càng ngày càng nói trắng ra khi tuyên bố là Mỹ có quyền đơn phương quyết định là một sự xung đột ở bất cứ nơi nào trên thế giới là sự đe dọa đối với nền an ninh quốc gia của Mỹ hay trật tự thế giới và Mỹ sẽ làm gì để đối phó.

(The presence of a Communist threat, even the possibility of a Communist threat (as in the Dominican Republic) has supplied adequate justification for a variety of interventions. To identify the threat has been enough to preclude any further challenge to the necessity or morality of its suppression. The US has become increasingly outspoken in claiming the unilateral right to make the determination whether a conflict anywhere in the world constitutes a threat to its national security or international order and what should be done about it.)

Một trong những lý do Mỹ đưa ra để biện minh cho sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là Mỹ đơn phương quyết định là chế độ Cộng Sản ở Việt Nam sau Genève là sự đe dọa cho nền an ninh quốc gia của Mỹ. Cho nên Mỹ đã chọn Việt Nam làm tiền đồn chống Cộng bất kể là sau ngày tuyên bố đất nước độc lập, 2 tháng 9, 1945, Ông Hồ Chí Minh đã viết 8 bức thơ gửi Tổng Thống Truman và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, yêu cầu Hoa Kỳ ủng hộ tinh thần nền độc lập của Việt Nam và còn ngỏ ý Việt Nam có thể là một thị trường lớn cho những sản phẩm của Mỹ, nhưng Mỹ không hề trả lời.. Mỹ chọn Việt Nam làm tuyến đầu chống Cộng, làm phòng tuyến cuối cùng chống sự bành trướng của Cộng Sản ở Á Châu, vì cho rằng Việt Nam là một nước nhỏ yếu không có khả năng chống lại ý định của Mỹ, cho nên Mỹ sẽ thành công trong mục đích chống Cộng cùng lúc tạo uy tín của Mỹ trên thế giới. Mặt khác Mỹ còn muốn chứng tỏ cho thế giới biết là vũ khí và chiến thuật của Mỹ có thể đối phó với chiến thuật du kích của Cộng Sản.

Đây là một sự tính toán chính trị sai lầm, đan quyện với một ý đồ đế quốc thực dân mới (thực dân kinh tế), cộng với tâm cảnh của những “cao-bồi bắn dân Da Đỏ” (cowboys shooting Indians) trong những phim “Westerns”, tự cho rằng Mỹ là khuôn mẫu “thiện” của cả thế giới, vì Mỹ tin tưởng ở Thiên Chúa (In God We Trust), vì Mỹ là “quốc gia của Thiên Chúa” (God Country), theo tinh thần Ki Tô Giáo và lịch sử Ki Tô Giáo: kẻ nào không tin Thiên Chúa của Ki-tô Giáo là kẻ ác, cho nên với quan niệm trắng đen, thiện chống ác, và đã tin vào ưu thế của vũ khí, để can thiệp vào Việt Nam bất kể lý do, bất kể đạo đức, bất kể pháp lý, đưa đến kết quả là thất bại sau khi tàn phá đất nước Việt Nam một cách man rợ, vô nhân tính. Noam Chomsky đã châm biếm, cho rằng Mỹ đã thắng một phần ở Việt Nam (A partial victory) vì đã thành công để lại cho Việt Nam một di sản tan hoang đất nước, khó có cơ hội phục hồi về xã hội và kinh tế, cộng với cuộc cấm vận của Mỹ kéo dài trong 19 năm. Hãy nghĩ tới một Việt Nam sau cuộc chiến, mọi mặt đều kiệt quệ đến tận xương tủy, cộng với sức ép của Mỹ (Ấn Độ muốn viện trợ cho Việt Nam 100 con trâu cũng bị Mỹ ngăn chận), Việt Nam vươn lên được tới tình trạng ngày nay, kể ra cũng là một phép lạ rồi. Trong phép lạ này cũng có phần của người Việt hải ngoại không chịu nghe theo lệnh của bọn người áo đen bán phở và viết báo chống Cộng, yêu cầu Mỹ đừng bỏ cấm vận, hô hào dân tỵ nạn đừng gửi tiền về, đừng về Việt Nam v..v...

Không ai hiểu Mỹ bằng người Mỹ, nhất là giới trí thức Mỹ. Mục Sư Tin Lành Robert McAfee Brown viết (Ibid., trang 14) về khía cạnh tôn giáo của cuộc chiến:

Đây là cuộc chiến của “những kẻ tốt chống kẻ xấu” (good guys versus bad guys), “những kẻ tin Chúa chống những kẻ vô thần” (the godly versus the ungodly), “ánh sáng chống tối tăm”, là “cuộc đối đầu giữa những quốc gia nô lệ và quốc gia trong thế giới tự do” (the antagonists are the “slave nations” and the nations of the “free world”), cuộc chiến chống “những kẻ man rợ đe dọa những dân tộc văn minh, luật pháp và trật tự, và lối sống của người Mỹ” (Barbarians threaten civilized peoples, law and order, and the American way of life). Đó là cách nhìn lịch sử của những người tin vào một cuộc chiến giữa thiện và ác trong ngày tận thế (Their view of history is apocalyptic)...

Trong những phim “cao-bồi”, bao giờ cũng có hai phe riêng biệt. Một phe chiến đấu cho luật pháp và trật tự, phe kia vô luật pháp và vô trật tự. Nếu trong chuyện phim có những dân da đỏ, sự xung đột là giữa những người da màu dã man và những người da trắng văn minh, yêu hòa bình. Kết cục bao giờ cũng là cảnh tàn bạo. Phe thắng là phe có nhiều vũ khí tối tân hơn hoặc rút súng nhanh hơn. Khi mà, trong vài trường hợp, những kẻ xấu (da màu) tiêu diệt một nhóm nhỏ những kẻ tốt (da trắng), đó là một sự tàn sát độc ác và tàn nhẫn (it is a cruel and heartless massacre); khi mà những kẻ tốt (da trắng) giết vô số những kẻ xấu (da màu) [when the good guys kill huge numbers of bad guys], đó là một sự chiến thắng của công lý và văn minh (it is a victory for justice)

Nhận định của một giới chức Ki-tô Giáo như trên thật là rõ ràng trong cuộc chiến ở Việt Nam với những motto: “Kill a gook for God” viết trên mũ sắt của lính Mỹ, “A good VC is a dead one”, và Hồng Y Spellman sang Việt Nam ủy lạo binh sĩ Mỹ rằng họ đang chiến đấu để bảo vệ nền văn minh Ki-tô Giáo, một nền văn minh quy thần, hạ thấp phẩm giá con người, rất xa lạ đối với nền văn minh nhân bản và nhân chủ của Việt Nam.

Mỹ đã thất bại ở Việt Nam trong những mục đích tham chiến và bảo vệ nền văn minh Ki Tô Giáo. Trước thế giới, Mỹ không còn là “một thị trấn trên ngọn đồi”. Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam? David Lamb (UPI reporter 1960’s; Los Angeles Time’s first peacetime bureau in VN) đã đưa ra một nhận định khá đúng trong cuốn Vietnam, Ngày Nay (“Vietnam, Now” , Public Affairs, NY, 2002) trang 85,91:

Sai lầm lớn của người Mỹ là không hiểu lịch sử, văn hóa và trạng thái tâm lý đặc trưng của Việt Nam. Họ quá tin chắc vào sức mạnh quân sự sẽ thắng cuộc chiến, không bao giờ buồn để ý đến chuyện tìm hiểu là họ chiến đấu với ai... Mỹ đã tới Việt Nam để xây dựng nhưng rút cuộc là phá hủy. Mỹ tới rừng rú Việt Nam để chiếm lòng dân, nhưng trong cuộc chiến lâu dài nhất – cuộc chiến đầu tiên mà Mỹ thất trận –đã khám phá ra rằng những dụng cụ chiến tranh không thể thay thế cho sinh khí của tinh thần quốc gia [của người dân Việt].

(The big mistake the Americans made was not understanding the Vietnamese’s history, culture, mentality. They were so sure military strength sould win the war, they never bothered to learn who they were fighting.... The US had come to Vietnam to build and ended up destroying. It came to the jungles of VN to win hearts and minds, and in fighting its longest war – the first war the US had ever lost – discovered the tools of war were no substitute for the vitality of nationalism..)

Nhưng nghiên cứu kỹ vấn đề, căn bản không phải là “Sai lầm lớn của người Mỹ là không hiểu lịch sử, văn hóa và trạng thái tâm lý đặc trưng của Việt Nam” mà chính là căn bản pháp lý của sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Như vài tài liệu trên đã chứng tỏ, Mỹ không có lý do nào chính đáng để can thiệp vào Việt Nam từ 1945 đến 1975. Mỹ đã bất kể đến công pháp quốc tế, không dựa trên pháp lý, mà dựa trên “luật rừng” và “cường quyền thắng công lý” để can thiệp vào Việt Nam với ý đồ “bành trướng thế lực và ảnh hưởng trên toàn khu vực” như Gareth Porter đã viết trong bài : “Biện giải vấn đề Việt Nam 30 năm sau — Bàn cờ domino Châu Á hay sự khống chế của Hoa Kỳ?“, Hà Minh dịch trên Talawas:

Trước vai trò chính của quân đội Hoa Kỳ trong việc quyết định can thiệp sâu hơn vào Việt Nam, sự tương đồng lịch sử giữa việc chiếm đóng Việt Nam và Iraq càng trở nên hiển nhiên. Trong cả hai trường hợp, ưu thế quân sự toàn cầu của Mỹ đã nuôi dưỡng ý đồ bành trướng thế lực và ảnh hưởng trên toàn khu vực. Và trong cả hai trường hợp, các lãnh đạo an ninh quốc gia đã giả định rằng họ có thể dùng vũ lực mà không sợ nguy cơ mở rộng chiến tranh, sự giả định này phụ thuộc nặng nề vào hiệu quả răn đe đối với kẻ thù. Họ đã sai lầm nghiêm trọng tại cả hai nơi: Việt Nam và Iraq.

Bài học Việt Nam chưa làm Mỹ tỉnh giấc mộng bá vương, cho nên ngày nay chúng ta lại thấy Mỹ đơn phương đi vào cuộc chiến ở Iraq, dựa trên những quyết định đơn phương vô căn cứ hay ngụy tạo: Iraq có vũ khí giết người hàng loạt (Weapons of mass destruction) và Iraq can dự vào vụ 9-11 ở New York.

Viết về chiến tranh Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố kinh tế. Phải chăng những lý do Mỹ đưa ra về sự can thiệp vào Việt Nam chỉ là, như Tướng Telford TayLor, cố vấn trưởng của Mỹ tại Tòa Án Nuremberg để xử các tội phạm chiến tranh Đức quốc Xã (Chief counsel for the prosecution, with the rank of Brigadier General, at the Nuremberg war-crimes trials), đã viết trong cuốn: “Nuremberg Và Việt Nam: Một Tấn Thảm Kịch Của Mỹ” (Nuremberg and Vietnam: An American Tragedy, New York Times Book, 1970, trang 103): “che dấu ý định khai thác Nam Việt Nam như là một căn cứ quân sự Mỹ để “ngăn chặn” Cộng Sản, hay thống trị Đông Nam Á và những tài nguyên thiên nhiên khổng lồ ở đó” [only to conceal the intention to exploit South Vietnam as an American military base to “contain” Communism, or to dominate Southeast Asia and its enormous natural resources].

Tây phương đã đến Á Châu như là những đế quốc thực dân, Á Châu không có mấy lý do để tin tưởng rằng Mỹ nhân đạo hơn những người da trắng đã đến trước. Và chúng ta đã biết, mục đích chính của Mỹ không phải là giúp dân Việt Nam.

Hành động can thiệp vào Việt Nam của Mỹ không nằm ngoài chủ trương của Mỹ là thiết lập một trật tự thế giới ổn định (a stable world order), theo ý định của Mỹ, mà trong cái gọi là trật tự thế giới này, Mỹ nắm Ngân Hàng Quốc Tế (World Bank), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF = International Monetary Fund). Mỹ đã dùng những cơ quan này để cho các nước nhỏ đang mở mang vay nhẹ lãi, hỗ trợ những dự án có lợi cho Mỹ, và khi cần có thể làm sụp đổ nền kinh tế địa phương. Thật vậy, theo Mục sư Robert McAfee Brown (Ibid., trang 24) thì:

Trật tự thế giới ngày nay rất lợi lộc cho những nhà tư bản Mỹ, những người ngồi trên chóp của đống lợi nhuận. Ngoại viện của Mỹ cho những kém mở mang được coi như là một chủ nghĩa đế quốc mới; không phải là đế quốc quân sự mà là đế quốc đô-la. Đế quốc đô-la không hiển nhiên như đế quốc thực dân; nó không toan tính thiết lập một văn phòng chính trị thực dân. Nó mua chuộc những chính trị gia bản xứ sẵn sàng bán linh hồn và xen vào nội bộ của quốc gia qua những phương pháp kinh tế chứ không phải là chính trị. Nó cũng có hiệu lực như là thực dân quân sự nhưng khó mà có thể lột mặt nạ của nó ra. [Chúng ta hãy nhìn kỹ vài bộ mặt chính trị gia được Mỹ mời đến dự ngày độc lập của Mỹ tại Tòa Đại Sứ ở Việt Nam]

(The present world order is very profitable for capitalists in the United States, who are sitting on top of the heap. The foreign aid given by the United States to underdeveloped nations is regarded as a new kind of imperialism: not military but dollar imperialism; it does not attempt to set up a colonial political office. Instead, it buys out willing native politicians and interferes in the country through economic rather than political methods. It is just as effective as colonial imperialism, though harder to unmask.)

Trong cuốn Turning Points in World History: The Vietnam War, yếu tố kinh tế cũng được nói tới ở trang 50:

Trong ngôn từ chiến lược và kinh tế, Đông Nam Á cũng là vấn đề quan trọng đối quyền lợi của Mỹ. Đông Nam Á rơi vào tay Cộng Sản sẽ đe dọa chuỗi đảo trải dài từ Nhật tới Phi Luật Tân, cắt đường hàng không của Mỹ tới Ấn Độ và Nam Á và dẹp bỏ phòng tuyến phòng vệ đầu ỡ Thái Bình Dương. Úc và Tân Tây Lan (New Zealand) sẽ bị cô lập. Vùng (Đông Nam Á) có nhiều tài nguyên thiên nhiên và chiến lược, gồm có thiếc, cao su, gạo, nguồn dầu dừa, quặng sắt, đồng, tungsten, và dầu hỏa. Mỹ không chỉ bị cắt đứt, không tơ hào gì được những nguồn tài nguyên đó, mà tiềm năng về những thị trường to lớn để tiêu thụ những sản phẩm của Mỹ cũng bị đe dọa.

In strategic and economic terms, Southeast Asia was also critical to American interests. The fall of Southeast Asia would threaten the island chain stretching from Japan to Philippines, cutting off American air routes to India and South Asia and eliminating the first line of defense in the Pacific. Australia and New Zealand would be isolated. The region was loaded with important natural and strategic resources, including tin, rubber, rice, copra, iron core, copper, tungsten, and oil. Not only would be the US be cut off from those resources, but huge potential markets for American products would be threatened.

Ở trên tôi đã đưa ra sơ lược ba yếu tố chính trị, tôn giáo, và kinh tế đã góp phần trong cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Căn bản là Mỹ đã chọn Việt Nam làm địa bàn chống Cộng ở Đông Nam Á, bất kể là người Việt Nam có muốn hay không. Mỹ đã quyết định dùng vũ lực để chống Cộng ở Việt Nam, Nam Việt Nam là phòng tuyến không cho Cộng Sản vượt qua, vậy những “nếu” hay “tại vì” đặt ra để giải thích cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam đều không thích hợp. Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp nếu có nguy cơ miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, bất kể là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam gồm 100% người Nam hay 100% người Bắc. Nguy cơ này càng ngày càng hiện rõ vào từ năm 1961 đến cao điểm vào những năm 1964-1965, cho nên Mỹ đã ồ ạt đem quân vào Việt Nam. Tuy nhiên, để cho vấn đề được rõ ràng hơn, có lẽ chúng ta cũng nên bàn đến hai điều sau đây trên Talawas.

2. Tiêu Dao Bảo Cự: Nếu không có cuộc chiến tranh giải phóng của miền Bắc, được chuẩn bị ngay từ năm 1954 khi cài cấy cán bộ ở lại và sau đó từng bước đưa vũ khí và quân đội vào miền Nam và cuộc chiến lan rộng thì Mỹ có trực tiếp đưa quân vào miền Nam không?

Lê Xuân Khoa: Cuộc chiến 1955-1975 ở Việt Nam được gọi là nội chiến vì sau khi đất nước bị chia đôi, chính quyền miền Bắc đã để lại cán bộ, chôn dấu vũ khí và hoạt động bí mật đàng sau các phong trào tranh đấu ở miền Nam; trong khi đó, chính quyền Ngô Đình Diệm cũng phát động chiến dịch tố cộng sâu rộng và mãnh liệt.”

Đọc hai đoạn trên của 2 tác giả Lê Xuân Khoa và Tiêu Dao Bảo Cự trong cuộc tranh luận về gọi tên cho cuộc chiến, tôi quả lấy làm thất vọng vì đến thời buổi này mà hai tác giả trên còn có thể viết ra được những câu như vậy. Hai tác giả trên, và có thể còn một số người khác cũng đồng ý với những lập luận trên, không lý gì đến nguồn gốc cuộc chiến ở miền Nam từ đâu phát khởi, phát khởi từ bao giờ, và tại sao nó lại phát khởi. Nói ngắn gọn, nó phát khởi là từ một số người ở miền Nam bị dồn đến đường cùng, cho nên nổi giậy để chống những chính sách của chính quyền gia đình trị, tôn giáo trị Ngô Đình Diệm. Sự nổi giậy này dần dần bành trướng thành Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia, và sau đó, để đối phó với sự đàn áp của chính quyền Diệm do Mỹ đứng đàng sau, đã phải chịu sự chi phối và chỉ đạo của Bắc Việt. Ngày nay, tuyệt đại đa số viết về Mặt Trận Giải Phóng Việt Nam cho thấy tuyệt đối không phải là vì có cuộc chiến tranh giải phóng của miền Bắc, được chuẩn bị ngay từ năm 1954 khi cài cấy cán bộ ở lại và sau đó từng bước đưa vũ khí và quân đội vào miền Nam như Tiêu Dao Bảo Cự viết, mà cũng không phải là vì sau khi đất nước bị chia đôi, chính quyền miền Bắc đã để lại cán bộ, chôn dấu vũ khí và hoạt động bí mật đàng sau các phong trào tranh đấu ở miền Nam như Giáo sư Lê Xuân Khoa Viết. Không hiểu hai tác giả trên đã đọc đến vài cuốn sách điển hình như của Jean Lacouture với cuốn Vietnam: Between Two Truces, Vintage Book, 1966, Chương 3: The Birth of The National Liberation Front; Frances Fitzgerald với cuốn Fire In The Lake, 1972, Chương 4: The National Liberation Front, Phần The Origins Of The National Liberation Front; và nhất là cuốn The Pentagon Papers, Published by The New York Times, 1971, Chapter 2, pp. 67-78:

Sau đây là vài đoạn điển hình trong cuốn The Pentagon Papers, tài liệu của Ngũ Giác Đài, hiển nhiên không phải thuộc loại phản chiến hay thiên Cộng:

Tài liệu Ngũ Giác Đài nói, tình báo Mỹ ước tính trong thập niên 1950 là chiến tranh phát khởi phần lớn là do sự nổi giậy ở miền Nam để chống chế độ tham nhũng và càng ngày càng đàn áp dân chúng của Ngô Đình Diệm .

Tài liệu Ngũ Giác Đài nói về những năm 1956-1959, khi mà cuộc nổi giậy bắt đầu, hầu hết những người đứng lên cầm vũ khí là những người Việt miền Nam và những nguyên nhân họ chiến đấu không có cách nào có thể bảo đó là do kế hoạch tính toán trước ở Bắc Việt.

Chỉ có rất ít bằng chứng là Bắc Việt đã chỉ đạo, hoặc có khả năng để chỉ đạo, những sự bạo động ở miền Nam (3 tháng cuối 1957: 75 viên chức địa phương bị ám sát. Ngày 22 tháng 10, 1957, 13 người Mỹ bị thương trong 3 cuộc nổ bom ở Saigon)

Từ năm 1954 đến năm 1958 Bắc Việt tập trung vào sự phát triển nội bộ, hiển nhiên là hi vọng vào một cuộc thống nhất đất nước hoặc qua cuộc bầu cử theo như Hiệp Định Genève hoặc là kết quả của sự sụp đổ đương nhiên của chế độ Diệm yếu ớt. Cộng sản để lại ở miền Nam một bộ phận nòng cốt khi họ đi tập kết ra Bắc năm 1954 sau cuộc chiến với Pháp chấm dứt, nhưng những cán bộ được lệnh chỉ được “tranh đấu chính trị” [để sửa soạn kiếm phiếu trong cuộc bầu cử mà Bắc Việt hi vọng, và điều này không vi phạm hiệp định Genève].

Tháng 5, 1959, các nhà lãnh đạo Bắc Việt quyết định nắm quyền cuộc nổi giậy càng ngày càng lớn mạnh ở miền Nam.

Tài liệu Ngũ Giác Đài nói, cả tình báo Mỹ và các tù binh Việt Cộng đều cho sự thành công nhanh chóng của Việt Cộng sau 1959 là do những sai lầm của Diệm.

Tài liệu Ngũ Giác Đài mô tả trạng thái tâm lý của Ngô Đình Diệm như là của một “Đại Phán Quan Tây Ban Nha).

(American Intelligence estimates during the 1950s show, The Pentagon account says, that the war began largely as a rebellion in the South against the increasingly oppressive and corrupt regime of Ngo Dinh Diem.

“Most of those who took up arms were South Vietnamese and the causes for which they fought were by no means contrived in North Vietnam,” the Pentagon account says of the years from 1956 to 1959, when the insurgency began.

There is only sparse evidence that North Vietnam was directing, or was capable of directing, that violence (Last quarter of 1957: 75 local assassinated or kidnapped. On October 22, 1957, 13 Americans were wounded in three bombings in Saigon)

From 1954 to 1958 North Vietnam concentrated on its internal development, apparently hoping to achieve reunification either through the election provided for in the Geneva settlement or through the natural collapse of the weak Diem regime. The Communist left behind a skeletal apparatus in the South when they regrouped to North Vietnam in 1954 after the war with the French ended, but the cadre members were ordered to engage only in “political struggle.”

North Vietnam’s leaders formally decided in May, 1959, to take control of the growing insurgency.

The Pentagon account says that both American intelligence and Vietcong prisoners attributed the Vietcong’s rapid success after 1959 to the Diem’s mistakes.

Diem’s mentality is described in the account as like that of a “Spanish Inquisitor”.)

Đến đây, có lẽ chúng ta cũng nên tìm hiểu chút ít là chính quyền Ngô Đình Diệm đã làm những gì để cho người dân miền Nam phải nổi giậy chống đối, và như chúng ta đã biết, không phải là chủ trương của Bắc Việt cho đến năm 1959. Đây không phải là chỗ đi vào chi tiết những hành động khủng khiếp của chính quyền Diệm đối với người dân, các đảng phái, và tôn giáo khác. Quý độc giả nào muốn biết rõ hơn thì có thể tham khảo nhiều cuốn sách hiện hữu ngày nay bằng tiếng Anh, hoặc hai cuốn “9 Năm Máu Lửa Dưới Chính Quyền Ngô Đình Diệm” của Nguyệt Đam và Thần Phong và “Đảng Cần Lao” của Chu Bằng Lĩnh. Ở đây, tôi chỉ đưa ra vài nét chính qua những nhận định của Giáo sư Mortimer T. Cohen trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, trang 240, 41, 61:

Diệm là một người Công Giáo thuộc thời Trung Cổ - ông ta đúng, mọi người khác đều sai. Chân lý (Phúc Âm) có quyền ưu tiên, những sự sai lầm không có. Và, biết rõ bản chất bất ổn định của quyền cai trị của ông ta, ông ta bị ám ảnh bởi ý tưởng là người nào phê bình bất cứ điều gì về chế độ của ông ta cũng là những kẻ thù thâm căn cố đế.

Ông ta là thánh Dominique (Người được Giáo Hội Công Giáo giao cho nhiệm vụ phát động những Tòa Án Xử Dị Giáo (The Inquisition) trong thời Trung Cổ).

Tháng 5 1955, ông ta mở chiến dịch Tố Cộng. Hiệp Định Genève đặc biệt cấm không được trả thù chính trị.

Do đó, Diệm đã khởi sự những sự thù nghịch. Chính hắn, bằng chính sách tấn công tiêu diệt Việt Minh, đã khởi sự cuộc chiến ở miền Nam. Và chúng ta cần nhấn mạnh là, hắn ta hành động như vậy không phải là để trả đũa bất cứ sự khiêu khích nào của Việt Minh, nhưng từ sự thúc đẩy là phải tiêu diệt Cộng đỏ - tinh thần của một tên Công Giáo thời Trung Cổ đi săn lùng kẻ lạc đạo...

(Diem was a medieval Catholic – he was right, the others were wrong. Truth has privileges, error đoes not have. And, well aware of the precarious nature of his rule, he was obsessed with the idea that all who criticized anything about his regime were inveterated enemies.

He was St. Dominick.

June of ’55 he opened an “Anti-Communist Denunciation Program”. The Geneva Accord specifically forbade political reprisals.

Thus, Diem began the hostilities. It was he, who by his assault on the Vietminh, began the fighting in the South. And, it must be emphasized, that he did this not in response in any Vietminh provocations, but out of his compulsion to exterminate the Reds – the spirit of the Medieval Catholic heretic-hunter.)

Phê bình chiến dịch Tố Cộng với những kết quả khủng khiếp của nó qua một vài con số trích dẫn mà tôi không muốn kê ra ở đây, Avro Manhattan viết trong cuốn Vietnam: Why Did We Go, 1984, trang 99, như sau:

Đằng sau cái bề mặt (Tố Cộng), mục tiêu thực của nó là Công Giáo hóa quốc gia. Sự đàn áp của Công Giáo ở Nam Việt Nam không phải là sự tác động của một cá nhân cuồng tín, hay của một nhóm cá nhân thí dụ như ba anh em của Diệm, hiến thân cho chính sách Công Giáo hóa một nước Phật Giáo. Nó là phó sản của một chính sách dài hạn đã được tính toán cẩn thận, nhận thức và đẩy mạnh bởi những bộ óc mà những mục tiêu căn bản là bằng mọi giá, bành trướng một tôn giáo mà họ tin chắc rằng là một tôn giáo chân thật duy nhất trên thế giới.

Người gây cảm hứng chính và theo đuổi chính sách này, như chúng ta đã thấy, là Giáo Hoàng Pius XII. Chính sách đó hoàn toàn hợp điệu với chiến lược toàn cầu của ông ta, nhắm tới hai mục tiêu căn bản: tiêu diệt Cộng Sản, và bành trướng Giáo Hội Công Giáo

Behind itd facade its real objective was the Catholicization of the Country. The Catholic repression of South Vietnam was not the work of a fanatical individual, or a group of individuals, like the three Diem brothers, dedicated to the Catholicization of a Buddhist country. It was the by-product of a well calculated long range policy conceived and promoted by minds whose basic objectives were the expansion at all costs, of a religion which they were convinced was the only true religion on earth.

The main inspirer and prosecutor of such a policy, as we have seen, was Pope Pius XII. Such policy was totally consonant with his globl strategy, directed at two fundamental objectives: the destruction of Communism, and the expansion of the Catholic Church.

Tưởng chúng ta cũng nên nhắc lại là Giáo Hoàng ngày nay, Bê-Nê-Đít-To 16, nguyên là Hồng Y Thiết Giáp Ratzinger, cách đây không lâu, đã cùng với Giáo Hoàng John Paul II, tung ra tài liệu Dominus Jesus, khẳng định Công Giáo là tôn giáo chân thật duy nhất, không có sự cứu rỗi (cái bánh vẽ trên trời của Giáo hội) ngoài giáo hội, và đã từng phê bình một câu rất khiếm nhã, nếu không muốn nói là hạ cấp, đối với Phật Giáo. Tin vào những lời đường mật của Bê-Nê-Đít-To 16 là đánh đu với tinh, chết lúc nào không biết.

Sau cùng, tôi muốn bàn qua đến chủ đề 3.

3. Nội Chiến Hay Chiến Tranh Ủy Nhiệm ??

Thế nào là nội chiến và thế nào là chiến tranh ủy nhiệm? Nếu chúng ta không định nghĩa rõ ràng những từ này thì bàn về chúng là vô ích. Theo định nghĩa, nội chiến là cuộc chiến giữa hai phe trong một quốc gia mà không có sự nhúng tay hay hiện diện của người ngoài. “Nội”. Còn ủy nhiệm có nghĩa là ủy thác cho một người khác một nhiệm vụ làm thay cho mình. Tôi cho rằng cả hai từ “nội chiến” và “chiến tranh ủy nhiệm” đều không thể áp dụng trong trường hợp Việt Nam. Thật ra thì từ “ủy nhiệm” chỉ có thể áp dụng cho phía Việt Nam Cộng Hòa chứ không thể áp dụng cho phía Bắc Việt. Lý do rất đơn giản. Mỹ dựng lên chế độ miền Nam và quyết định mọi việc, dùng miền Nam để chống Cộng cho Mỹ. Điều này thật là rõ ràng qua những tài liệu lịch sử trích dẫn trong các phần trên. Nước nào dựng lên chính quyền Bắc Việt, và chiến đấu để thống nhất đất nước có phải là một nhiệm vụ đã được nước ngoài giao phó cho không? Bảo rằng vì Trung Cộng và Nga Sô tiếp tế vũ khí cho Bắc Việt là ủy nhiệm cho Bắc Việt chống Mỹ hộ Nga Sô hay Trung Cộng để thực hiện âm mưu bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản, tôi cho là ngớ ngẩn. Vì đây cũng chính là sự thẩm định chính trị vô cùng sai lầm của Mỹ khiến cho Mỹ can thiệp vào Việt Nam và cuối cùng đi đến thất bại.

Khi Pháp thất trận và họp hội nghị Genève, ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã lên án Trung Quốc là đã viện trợ vũ khí cho Việt Nam. Giáo sư Mortimer Cohen đã châm biếm (Ibid., pp. 207, 253):

Dulles không chịu chấp nhận là Việt Nam tự mình thắng trận. Họ phải có viện trợ từ bên ngoài. Chắc chắn là họ có rồi – cũng như Pháp. Hiển nhiên là ý tưởng về công bằng của Dulles và những người thuộc phái hữu là trang bị cho Pháp từ đầu đến chân với những vũ khí hiện đại và hi vọng rằng Việt Minh sẽ chiến đấu với những súng của đầu thế kỷ 19, gươm và giáo.

Thái độ của Dulles có vẻ như là Mỹ viện trợ quân phí cho Pháp nhiều tỷ đô-la thì được, nhưng những quốc gia Cộng sản viện trợ cho Việt Minh chỉ có một phần nhỏ (so với viện trợ của Mỹ cho Pháp) thì đó là một tội ác và là hành động xâm lăng.

(Dulles simply would not admid that the Vietnam did it alone. They must have had aid from the outside. Sure they did – so did the French. Apparently Dulles’ and the right-wingers’ idea of fair play was to arm the French to the teeth with modern weapons and expect the Viet Minh to fight with early 19th century guns, swords and spears..

Dulles’ attitude seemed to be that it was all right for the US to hand the French billions in military aid, but a crime and an aggression when the communist nations supplied a fraction of that to the Viet Minh.)

Trong cuộc chiến ở miền Nam, Mỹ cũng vẫn tiếp tục lên án sự viện trợ của Nga Sô và Trung Quốc cho Bắc Việt, và Bắc Việt tiếp tế cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và không thiếu gì người Việt chống Cộng, có đầu mà không có óc, thí dụ như ông Trần Trung Đạo đã dùng điểm này, phóng đại vài con số, để “đối thoại” với ông Nguyễn Hòa. Về vấn đề này, Giáo sư Cohen lại viết (Ibid., p. 260):

Nhưng Mỹ làu bàu về cái nỗi gì? Bắc Việt tiếp tế cho VC? Thế thì Mỹ cho Quân Đội Nam Việt Nam cái gì? Súng hỏa mai?? Từ 1949 về sau những người Âu Châu ở Việt Nam ca thán và phàn nàn vì kẻ thù đã được tiếp tế vũ khí có cùng phẩm chất như của họ. Tây phương mơ tưởng đến những ngày huy hoàng xưa kia khi dân bản xứ chống lại họ với cung tên và bị họ bắn tan hoang bởi những súng của hải quân, pháo binh, và súng máy. “Gậy ông đập lưng ông” chỉ là công bằng.

(But what was the US growling about? The North was supplying the VC? And what were the American giving the ARVN -–muzzle loaders? From 1949 on the Europeans in Vietnam whined and complained because their enemies were supplied with the same quality armament as they. The West was dreaming of the good old days when the natives fought with bows and arrows and they were shattered them with naval guns, artillery, and automatic weapons. “Turn about” is fair play.)

Cuộc chiến ở Việt Nam có phải là nội chiến không? Có lẽ không có gì rõ ràng hơn là đoạn sau đây của Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ..

Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.

Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.

Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ.

There had been no First and Second Indochina Wars, just one continuous conflict for almost a quarter of century.

In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American. In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots.

It was no more a “civil war” after 1955 or 1960 than it had been during the US-supported French at colonial reconquest. A war in which one side was entirely equipped and paid by a foreign power – which dictated the nature of the local regime in its own interest – was not a civil war. To say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most American writers and even liberal critics of the war do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of “agression from the North”. In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.

Tại sao Daniel Ellsberg lại có thể viết như vậy. Vì Ellsberg là viên chức trong chính quyền Mỹ, đã từng đọc được những tài liệu mật nhất của Mỹ và biết rõ nhất về thực chất cuộc chiến ở Việt Nam. Chính ông là người đã tiết lộ Tài Liệu Ngũ Giác Đài. Và ông viết đoạn trên năm 2002 chứ không phải là trong thời kỳ “phản chiến” sôi nổi trên đất Mỹ. Nếu chúng ta đã đọc một số những sách viết về cuộc chiến Việt Nam, viết sau 1975, của các học giả và cựu quân nhân Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy rằng đa số đồng ý với Daniel Ellsberg về điểm này.

Có lẽ chúng ta cũng nên biết thêm một tài liệu khác về bản chất của cuộc chiến ở Việt Nam cách đây trên 30 năm. Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), John Carlos Rowe and Rick Berg viết, trang 28-29:

Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”

Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam. Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm. Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ. Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.” Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương.

(As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population (but far fewer “opinion leaders”) still regarded the war as “fundamentally wrong and immoral,’ not merely “a mistake”..

It is worth recalling a few facts. The US was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam. The death toll was about half a million. When France withdrew, the US dedicated itself at once to subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a terrorist regime that killed perhaps 70000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had undermined. In 1961-1962, President Kennedy launched a direct attack against rural South Vietnam with large-scale bombing and defoliation as part of a program designed to drive millions of people to camps where they would be “protected” by armed guards and barbed wire from the guerillas whom, the US conceded, they were willinggly supporting. The US maintained that it was invited in, but as the London Economist accurately observed, “an invader is an invader unless invited in by a government with a claim to legitimacy.” The US never regarded the clients it installed as having any such claim, and in fact it regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiam for the American attack or sought to implement the neutralist settlement that was advocated on all sides and was considered the prime danger by the aggressors, since it would undermine the basis for their war against South Vietnam. In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

No comments:

Post a Comment