Trong vài năm qua ta nghe tây phương gia tăng cường độ liên tục lên tiếng kêu gọi các nước khác phải tôn trọng Quyền Con Người (Human Rights), nhất là nhắm vào các nước Á châu cứng đầu khó bảo như Sri-Lanka, Myanmar, Bắc Hàn, Việt Nam, Trung Quốc vv… tuy bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố cách đây hơn 60 năm (Ngày 10 tháng 12 năm 1948).
Điều đáng nói hơn nữa là đám cựu quan viên chức Mít tị nạn của chế độ VNCH đã mồ yên mả đẹp, phát xuất từ Xóm đạo Bolsa đua nhau ăn theo, rầm rộ hết ra tuyên cáo này đến nghị quyết kia lên án Nhà nước Việt Nam vi phạm Nhân Quyền trầm trọng; lại còn có cả “mạng lưới nhân quyền” kết nối với những tổ chức Human Rights Watch của tây phương, chủ yếu vẫn là Anh Mỹ, đua nhau khoe mẽ để giành… “phân” của chủ.
Hình như những việc họ làm hơn 32 năm qua không được họ xem là vi phạm nhân quyền, như hô hào quyên tiền để phục quốc, lập khu kháng chiến ma, chuyển lửa về nhà, đòi Nhà nước Việt Nam bỏ điều 4 Hiến pháp, áp lực người tị nạn đừng gởi quà gởi tiền về Việt Nam trong khi bị tây phương phong tỏa, cấm vận và ngăn Việt Nam vào các tổ chức quốc tế, nhất là WTO, tẩy chay du lịch về nước, chống các ca sĩ trẻ đến từ Việt Nam “làm công tác dân vận, theo nghị quyết… 36 kiểu”, chửi bới các “nhà sư quốc doanh” mỗi khi các vị ấy đi hoằng hóa ra hải ngoại, hô hào Liên tôn chống cộng (lạ thật, tôn giáo không phải dùng để tu thân đổi tánh làm điều thiện mà lại …chỉ dùng cho việc chống cộng?), ủng hộ mấy lão sư của GHPG-TN chống phá Nhà nước, hứa hẹn ‘không thành công thì cũng được … đề bạt lãnh giải Nobel hòa bình made in Chợ Lớn” (mà chờ mãi chẳng thấy tăm hơi), xúi giục gây rối với trò “dân oan khiếu kiện”, móc nối dân thiểu số dưới dạng “tín hữu Tin Lành Degar, hậu bối của Fulro đòi độc lập tự trị ở tây nguyên, gởi người về nước liên lạc với bọn phản động cốt tạo bất ổn, xúi giáo dân đòi đất cho Vatican vv.. và vv.. .. À thì ra chỉ có những gì địch làm thì xấu, ta làm thì vì Chúa Cha nên tốt… y như Kinh Thánh đã dạy. Còn tây phương vốn là “bề trên” của ta nên lúc nào cũng ‘không thể sai lầm” được cả.
Nhưng tin mới nhất hồi đầu tháng 6 năm nay, trong cuộc viếng thăm cộng động người tị nạn ở Nam Cali, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak đã làm cho dân Chúa Vịt Xóm Đạo Bolsa phiền muộn não nề không ít khi đã báo cáo những sự cải thiện nhân quyền tại Việt Nam mà nhóm dân này cho là tâng bốc Nhà nước Việt Nam: Ông bác bỏ các lời cáo buộc vi phạm tự do tôn giáo của mấy cái xóm đạo, và vì thế không có chuyện đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ; và chỉ mới nửa nhiệm kỳ từ ngày nhậm chức 10 tháng 8, 2007 mà ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho 12 ngàn sinh viên Việt sang du học tại Hoa Kỳ (một cách đầu tư dài hạn để tiện dùng về sau). Việc này đã được mấy cái loa của “các thiên thần truyền thông trên nóc nhà thờ” rêu rao là “dư luận chung cảm thấy thất vọng với những thông điệp của ông Đại sứ”. Như vậy là có sự “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa chủ và tớ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Ai đúng ai sai?
Thật ra đám dân Chúa Vịt Xóm đạo chỉ biết nhắm mắt nghe theo lệnh một chiều của các hồng y, hắc y đạo sĩ cán bộ của tổ chức mình mà quang quác suốt ngày, quên mất chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là “không hề có bạn hoặc thù, chỉ có quyền lợi của nước Mỹ là trên hết”. Hiện nay tình thế ở châu Á, với sự lớn mạnh của Trung Quốc, đòi hỏi Mỹ phải thân thiện với các nước nhỏ trong vùng mong dùng họ làm tiền đồn bao vây nước Tàu, tuy hai bên vẫn giữ việc giao hảo về thương mại để dựa vào nhau mà tương kế tựu kế.
Trung Quốc vươn vai dĩ nhiên làm cho tây phương mất ăn mất ngủ, uy thế thượng phong cha chú của Mỹ trong vùng cũng bị đe dọa. Om xòm đòi hỏi “Nhân Quyền hay Con Chiên Quyền” dĩ nhiên là không đúng lúc. Cũng may là ông đại sứ nói chuyện trên đất nước của ông chứ nếu không là đã bị đám dân Chúa Vịt Xóm đạo cuồng tín tạt… mắm tôm vào người và chụp cho cái nón cối theo phong cách dân Chúa ở Úc rồi.
Vậy thì trò chơi Dân Chủ Nhân Quyền của Tây Phương nói chung có những hậu ý gì khác; hay chỉ là rượu mới bình cũ, chiến thuật giai đoạn cho việc thống trị toàn cầu?
I. Tiến bộ kỹ thuật:
Chúng ta thường cho rằng sự tiến bộ về kỹ thuật đã làm cho đời sống nhân loại bớt vất vả. Quả đúng thế, nhưng ta lại quên phần quan trọng là muốn đạt được mọi tiện nghi do nền tiến bộ ấy đem đến thì tâm trí con người còn chịu vất vả và căng thẳng nhiều hơn và một số lớn đồng loại đã phải bị hy sinh nhân danh sự tiến bộ ấy.
Ai đã sống trong cái guồng máy ‘tiến bộ’ này đều phải luôn vận động trí óc chạy theo cho kịp đà văn minh kỹ thuật để khỏi bị lỗi thời, bị vứt lại đằng sau. Thế rồi người người phải thi đua, nhà nhà phải thi đua và nước nước phải thi đua để sánh vai cùng nhau … tiến bước. Anh nào bước không nổi nữa thì bị kẻ đi sau dẫm đạp lên cho đến chết không thương tiếc; thành ra mọi người đều trở nên ích kỷ chỉ biết có mình và phe ta mà tây phương thường đề cao ‘chủ nghĩa cá nhân’, rồi tiến dần thành ‘chủ nghĩa tư sản’, rồi ‘chủ nghĩa tư bản’… vô địch. Tham sân si trở thành là chuyện thường tình, đầu môi chót lưỡi. Ai không tham thì kẻ ấy chắc là bị si. Giá trị của thần đô-la vượt hẳn các giá trị đạo đức, minh triết cổ xưa; từ đó cứu cánh phục vụ cho thần đô-la đã biện minh được cho mọi thủ đoạn. Khi có nhiều đô-la ta cần phải bảo vệ nó, nghĩa là phải sản xuất thêm nhiều vũ khí giết người hàng loạt để phe ta sống phe nó chết và để vơ vét cho thêm nhiều của cải tài nguyên. Thế giới trở nên nhỏ bé, không còn có một ngày an bình vì tây phương dùng sự tiến bộ của mình kéo lê bom đạn và chiến tranh đến khắp các chân trời góc biển của địa cầu.
II. Bá chủ của Tây phương:
Qua lịch sử, sau khi đế quốc La-mã dựng lên “bộ tôn giáo Vatican” ở thế kỷ thứ 4 để dễ bành trướng toàn cầu hơn, thì cả châu Âu và các vùng quanh Địa trung hải đều bị buộc phải cải đạo theo Ca-tô Rô-ma giáo. Đến thời tây phương kéo quân chiếm thuộc địa ở thế kỷ 15, 16 lại cũng dùng trò cũ “bọn cố đạo đi trước, quân cướp nước theo sau”; cộng thêm với những trò ma mị lếu láo của các sắc lệnh từ giáo hoàng Nicholas V là Dum Diversas vào năm 1452, vàRomanus Pontifex năm 1455 xúi giục bọn thực dân tỏa ra khắp địa cầu để cướp đất đai và nô lệ hóa dân tộc khác thì rõ ràng là Chủ nghĩa đế quốc đã làm nẩy sinh ra Giáo hội Ca-tô toàn cầu. Đến khi nước Anh làm bá chủ các đại dương ở thế kỷ 19, chiếm hữu thuộc địa quanh thế giới đến nổi sử học Anh Mỹ từng hãnh diện là mặt trời không hề lặn trên đế quốc Anh; và sau cùng là Mỹ ở thê kỷ 20 lên ngôi minh chủ võ lâm lập ra đế quốc mới khéo ngụy trang hơn nhưng tham vọng thống trị thế giới truyền lại từ tổ tiên không hề thuyên giảm. Mỹ cùng với đồng minh tây phương, nhất là Anh, vì có nhiều liên hệ lịch sử lâu dài, tự cho mình có quyền áp đặt một cách độc đoán các giá trị văn hóa, tôn giáo, chính trị, xã hội riêng của mình lên các dân tộc khác để đồng hóa họ. Do đó không tránh khỏi biết bao nhiêu va chạm với các nước khác, dù yếu kém hơn nhưng vì nền độc lập dân tộc mà họ không hề chịu khuất phục.
Anh Mỹ với khối tư bản kếch sù do một thiểu số dân gốc Do thái (tổ tiên của họ đã từ châu Âu và nhất là ở Anh di dân sang bắc Mỹ từ thời thuộc địa Anh ở đầu thế kỷ 17) gom lại thành tập đoàn đại tài phiệt siêu chính phủ nắm giữ đã lèo lái chính sách ngoại giao của hai siêu cường này biến thế giới thành sân chơi riêng của họ để làm chúa trùm chi phối thiên hạ sự. Có người đã bảo rằng Đạo luật Federal Reserve Act (Nguồn Dự trữ Liên bang) vào năm 1913 đã giao phó nền tài chánh của Mỹ vào tay tập đoàn đại tài phiệt này.
Đó cũng là động cơ lâu dài của việc ứng dụng Độc thần giáo Ki-tô vào thế gian. Ngày nay không ai còn lạ gì với những sự kiện thực tế này:
1. Sức mạnh quân sự của Anh-Mỹ không có đối thủ kể từ sau hai đại thế chiến. Thời đại đế quốc của châu Âu đã qua từ lâu đến nỗi cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Rumsfeld đã khinh miệt gọi là “old Europe” (Châu Âu Già Nua) trong một chuyến công tác với NATO.
Thomas Omestad, một nhà bỉnh bút đã viết: “Ngày nay, vấn đề - nếu ta có thể gọi đó là “vấn đề” - là Mỹ cái gì cũng có tràn đầy. Hoa Kỳ đơn thân độc mã là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới: Nền kinh tế của Mỹ, ngay cả khi húng hắng, cũng đã là một bộ máy ghê gớm. Sức mạnh quân sự của Mỹ, tính theo chi phí quốc phòng, thì cũng đã bằng tổng phí cộng lại của 25 quốc gia xếp hạng ngay sau Mỹ. Xét đoán theo chiều dài của nhiều thế kỹ, vị thế nầy thì đơn giản có cái gì không bình thường; ngay cả sau Đệ nhị Thế chiến, khi Hoa kỳ đạt được địa vị siêu cường, Mỹ chỉ bị Mớtxcôva làm đối thủ” (“Today the problem–if you can call it that–is that America's got plenty of everything. The United States stands alone as the most powerful nation in the world: Its economy, even when it sputters, is a formidable engine. Its military might, as measured by spending on defense, is the equal of the next 25 nations combined. Judged by the sweep of centuries, this position simply is not normal; even after World War II, when the United States achieved superpower status, it was matched by Moscow.”)
Vì thế những chính sách ngoại giao của Mỹ rất ngạo mạn, nhất là dưới thời Bush con. Khi muốn tấn công Iraq, còn đang e ngại dư luận quốc tế bất lợi; một nhân viên của Ngũ Giác Đài đã nói huỵch toẹt trong một phiên họp ở tòa Nhà Trắng rằng: “Nếu Mỹ là siêu cường duy nhất và trùm thiên hạ thì nên làm ngay. Chúng ta không cần đồng minh.” (After a formal strategy session on Iraq had broken up in the Situation Room, two senior officials continued to argue about how the world's only superpower ought to act. The Pentagon's man said that if America has clout, it must use it: "This is the era of American hegemony," he argued. "We don't need allies.”)
Edward Luck, giám đốc Trung tâm Tổ chức Quốc tế thuộc Đại học Columbia đã nhận xét: “Ngay từ ban đầu của nhiệm kỳ thứ nhất, Bush con đã dị ứng với những sách lược gì có tên quốc tế. Mỹ đã bác bỏ hay tránh xa những hiệp ước như “hâm nóng toàn cầu”, tòa “tội ác chiến tranh”, “giới hạn đầu đạn hạch nhân tầm xa”, và “cấm các vũ khí hóa học”, cho nên đến khi Mỹ cần đến sự hợp tác quốc tế để tấn công Iraq thì dĩ nhiên là nhận được sự đáp ứng nghi ngờ và nhạt nhẽo.” Do đó mà Bush con đã được gọi là Cowboy George vì đã thích thực hiện loại "cowboy diplomacy."
Ngày nay, tình hình thế giới đã đưa đến sự thành hình thế chân vạc giữa các đại cường quốc là Anh-Mỹ, Nga và Trung quốc vì những yếu tố cần và đủ để trở thành đại cường. Họ cố gắng tránh tối đa việc đương đầu trực tiếp vì nguy cơ tiêu diệt lẫn nhau bằng nhiều loại vũ khí kinh thiên động địa; mà có thể nhân loại còn chưa biết đến ngoài hạch tâm và khinh khí đã được tiết lộ. Vì thế họ âm thầm thỏa hiệp với nhau về vùng đệm ảnh hưởng an toàn. Nhưng chiến tranh thế giới vẫn là giải pháp tuyệt vọng cuối cùng một khi không có thể thoả hiệp quyền lợi với nhau nữa. Các nước nhược tiểu chỉ còn đóng vai khán giả trên cầu trường hoặc con tốt trên bàn cờ; vì thế nền độc lập và vẹn toàn lãnh thổ của các nước nhỏ tùy thuộc vào sự khéo léo về ngoại giao luồn lách của nhà lãnh đạo để sinh tồn.
2. Trong thế hòa hoãn giữa các đại cường quốc thì tây phương tạm chơi trò kinh tế. Kinh tế Anh-Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới từ nguồn tư bản vơ vét được từ các thuộc địa trong giai đoạn đế quốc Anh và sau hai trận thế chiến. Trong một mô hình kinh tế học về “wealth condensation model”, J. P. Bouchaud và M. Mezard đã ngờ rằng 90% của “tổng tài sản thế giới” (total wealth) bị 5% dân số tại các quốc gia giàu có (tức nhóm tài phiệt Anh Mỹ và tây phương nói chung) sở hữu. WTO là tiến trình phải xảy ra để biến các nước khác thành chi nhánh của các siêu tổ hợp của tây phương, và dần phải chiu ảnh hưởng của họ. Trong kinh doanh, nguồn tư bản kếch sù sẽ nắm hết các phương tiện sản xuất; các nước nhược tiểu chỉ tạm thời sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên không khai thác nổi, sức lao động rẻ tiền và nhanh chóng biến thành thị trường tiêu dùng mà thôi. Tùy tình thế, khi cần thiết Anh-Mỹ dùng vũ khí kinh tế để lũng đoạn nội tình nước khác một cách dễ dàng và đỡ tốn xương máu.
3. Muốn bảo vệ quyền lợi kinh tế ấy, Anh-Mỹ luôn phối hợp tăng cường kỹ nghệ chiến tranh. Kỹ nghệ chiến tranh, bao gồm khoa học kỹ thuật, luôn là ngành đầu tư ưu tiên; phó sản của nó khi lỗi thời sẽ dần được đưa vào dân dụng.
Ngành sản xuất vũ khí là nguồn kinh tài vô tận. Và muốn dây chuyền sản xuất này không ngừng trệ thì phải luôn gây chiến tranh cục bộ khắp thế giới. Xương máu của nhân dân vô tội bị hy sinh là điều không thể tránh trong tiến trình tham độc này. Cuộc thi đua vũ trang có thể làm sụp đổ thể chế của vài quốc gia yếu kém.
Cựu tổng thống Dwight D. Eisenhower trong bài diễn văn giả từ chính trường vào năm 1961 đã khuyến cáo dân Mỹ về “con quái vật” Phức Hợp kỹ Nghệ Quân Sự (Military-Industrial Complex - MIC) của giới tài phiệt Mỹ sau thế chiến 2, quyền lực của nó mỗi ngày mỗi lớn và sẽ khó bề kiểm soát được trong tương lai. Ông còn nói trước đây nước Mỹ chưa bao giờ biết đến cái MIC này, và nó sẽ tìm mọi cách ảnh hưởng đến chính trị, xã hội của Hoa Kỳ trên mọi mặt. Mọi chính sách sẽ đều bị nó chi phối, ngay cả những nghiên cứu, phát kiến ở các đại học.
4. Ưu thế chiến lược tương lai nằm ở không gian, vì thế các đại cường vẫn ráo riết thi đua vũ trang ở không gian, ngoài việc tranh đua trên địa cầu. Những tiết lộ về các khám phá khoa học thiên văn chỉ là vỏ bọc của những cuộc thí nghiệm vũ khí không gian và khí cụ gián điệp. Vì thế, ngày nay, khoảng không gian bao quanh quả đất đầy rẩy những mãnh vở, đồ phế thải của các cuộc thám hiểm.
5. Đi đôi với những sách lược trên, tây phương luôn phối hợp và tìm mọi cách can thiệp vào nội tình các nước chưa chịu vào quĩ đạo của mình, trên mọi mặt qua những lớp bao xem như vô hại như tôn giáo, viện trợ nhân đạo, NGO, thiện nguyện cứu trợ, chuyển giao công nghệ, phóng viên báo chí, phim ảnh, y tế, giáo dục, và … đòi hỏi thực thi nhân quyền, tự do, nhất là tự do tôn giáo và dân chủ.
III. Vai trò của “Tự do Ngôn luận một chiều”
và “Dư luận quần chúng”:
Một trong những đòi hỏi của bản tuyên ngôn về Quyền Con Người của LHQ có phần đề cập đến quyền tự do ngôn luận (xem ở phần IV kế tiếp). Nói thì dễ mà làm thì thực là khó.
Vì sao? Vì bản tuyên ngôn chỉ đưa ra những “đòi hỏi, cầu mong” của quần chúng bị trị, tựa như niềm tin tôn giáo của Ki-tô vào Chúa để tín đồ suốt đời chỉ được làm con chiên cầu nguyện mà thôi; còn quyền thực hành hay không và thực hành như thế nào lại nằm trong tay của các chính quyền, xưa kia là trong tay giáo hội Vatican , hoặc ở các nước tây phương thì nằm trong tay của tài phiệt lắm tiền nhiều của. Hay nói cách khác, là sự cách biệt giữa lý thuyết và thực hành.
Lợi dụng quyền tự do ngôn luận nên tây phương tư bản đã dùng tiền bạc dồi dào giành độc quyền uốn nắn “dư luận quần chúng”. Muốn tạo ra cái gọi là “dư luận quần chúng”, chỉ cần nắm hai chỗ: 1) Bộ máy thông tin tuyên truyền. 2) Các nhà dân cử ở Quốc Hội; mà hai nơi này thì đã nằm trong vòng cương tỏa của nhóm tài phiệt từ lâu rồi.
1. Bộ Máy Thông tin Tuyên truyền:
Ngành truyền thông của Anh Mỹ là công cụ phát ngôn chính thức của nhóm đại tài phiệt siêu chính phủ, chỉ có 5% dân số mà nắm giử đến 90% tài sản thế giới như đã nói trên. Ai cũng biết bộ máy này thường được dân Mỹ gọi là “luồng chính” (mainstreams) gồm khoảng 3 đại tổ hợp tạo dư luận quần chúng ABC, NBC và CBS đã do nhóm này lập ra từ lâu đời (sau nầy, còn thêm CNN và Fox khi các tổ hợp trên dần có vẻ lỗi thời). Từ đó bộ máy này còn dựng nên những nhật báo in ấn có hệ thống phát hành khổng lồ ra toàn quốc và thế giới. Từ độc quyền kinh tài nên theo thời gian đã trở nên vô địch, không ai có đủ khả năng tài chánh để thành đối thủ. Ngày nay thì xem ra các websites, blog, facebook, twitter, … trên internet có phần lấn át, nhưng vẫn nằm trong tay nhóm này. Từ ngày kỹ thuật điện toán phát triển thì vai trò của internet, ngoài những lợi ích to lớn về tính toán học trong các chương trình khảo cứu và thông tin, càng lúc càng đa dạng. Sư xâm nhập của nó vào các xã hội khép kín thật không có gì ngăn chận nỗi, và từ đó nền văn hóa tây phương, luôn được giới trẻ hâm mộ, có khả năng làm biến dạng các nền văn hóa bản xứ.
Tài sản kếch sù của thế giới họ còn nắm hết thì sá gì mấy cái bộ máy tuyên truyền. Tin tức tung ra đều có nội dung giống nhau, luận điệu thiên vị rõ rệt. Có luồng dư luận nào khác được tự do truyền bá? Muốn quảng cáo trên bộ máy này cũng chẳng có tiền kham nổi.
Bộ Máy Thông tin Tuyên truyền có nhiệm vụ to lớn là thường xuyên thực hiện các kế hoạch tẩy não, điều kiện hoá quần chúng và khuyến khích tiêu dùng hưởng thụ vật chẩt tối đa bằng mọi hình thức quảng cáo. Ngay cả cái mà ta gọi là phong tục tập quán ăn uống, vui chơi, thời trang, giải trí vv… đều do bộ máy này uốn nắn ra cả. Bộ máy truyền thông của Anh Mỹ còn là nơi sản xuất tin tức thường là bất lợi cho nước không chịu khuất phục Hoa Kỳ. Nó thường tung ra những tin tức một chiều và ca tụng tư bản, đề cao chính sách của Mỹ và tây phương; khinh rẻ, bôi bác các nước khác không phải đồng minh.
Ngoài ra còn có Hollywood mà bàn tay điều hành của nhóm đại tài phiệt Do thái có phần lộ liểu hơn cả. Nó chuyên sản xuất phim ảnh thường được cho là giải trí nhưng thật ra chen đệm phần tuyên truyền rất tinh vi cho các sách lược của tây phương trên mọi mặt. Trong các bộ phim, Chúa Ki-tô Jehovah luôn phải thắng các Chúa khác nhất là Chúa Allah và phải luôn đề cao tín ngưỡng và văn hóa Do thái. Còn phương tiện nào tạo nhiều ấn tượng hơn? Qua kỹ nghệ điện ảnh này ta hiểu được sức mạnh của đồng đô-la đã có thể sai khiến được mọi hạng người trong và ngoài nước, tựa như người đạo diễn (Mỹ) cứ ngồi một chỗ có thể sai khiến diễn viên (chính khách quốc tế) nhảy nhót, trong những vai phải đóng.
Dư luận quần chúng thực ra chỉ là dư luận ảo tạo nên bởi một tập đoàn gồm những tên biên tập, phóng viên và bỉnh bút ăn lương và theo lệnh của siêu tổ hợp. Nó tha hồ vo tròn bóp méo, đổi trắng thay đen sự kiện, và làm gia tăng hay giảm bớt mức độ chú ý của mọi người qua các xảo thuật hay kỹ thuật truyền thông độc quyền của siêu tổ hợp càng ngày càng tinh vi không mấy ai theo kịp. Chuyện dù bé như cái kim nhưng nếu nó theo lệnh thổi phồng làm thiên hạ cứ tưởng như đó là chính luận; còn chuyện to như cái đình mà nó chẳng đề cập đến thì coi như không hề xảy ra. Đó là lối tự do ngôn luận và tự do báo chí theo kiểu tư bản tây phương.
Nhưng nếu để ý một chút đến thời sự mới thấy rằng, ta chỉ lo chuyện “bò trắng răng” mà thôi. Dù cho bộ máy tuyên truyền đồ sộ này của tây phương, vô địch trong các thế kỷ trước, nay lại bị phản tác dụng vì nói dóc, nói dai, nói dỡ, nói dài, không còn làm cho ai quan tâm nữa. Nói láo nhiều quá (disinformations) đã làm dân các nước khác nhàm chán, mất tin tưởng và e ngại trước những tin tức được bộ máy này tung ra. Và một khi người dân các nước bộ máy tuyên truyền này nhắm đến không thèm đếm xỉa thì mọi sự xem như công cóc.
Ngay chính tại Mỹ đã từng có phong trào kêu gọi “dẹp TV, không nghe không nhìn các đài, không theo dõi tin tức trên các mạng”, bởi các tác dụng độc hại của nó mang lại cho các thế hệ nhiều hơn lợi ích. Thực vậy, nó chỉ hữu hiệu đối với người nào thường xuyên bị nó cuốn hút đầu độc; ngoài ra đại đa số quần chúng tất bật chạy ăn từng ngày chẳng hề quan tâm đến chuyện gì xảy ra trên hệ thống truyền thông thì không tác dụng gì. Vì thế, những lời kết án nước này nước nọ không nằm trong quĩ đạo của tây phương vi phạm nhân quyền, thiếu tự do dân chủ vv và vv… chỉ rơi vào khoảng trống, nhất là đối với dân chúng các nước ấy.
Dĩ nhiên chính quyền các nước thường bị chỉ trích còn biết quá rõ cái “dư luận quần chúng ma” này; nên chẳng quan tâm mấy để mọi chuyện ồn ào rồi cũng rơi vào quên lãng. Trò chơi của kẻ đã “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” là có quyền kêu gào nước khác tôn trọng nhân quyền, còn mình thì chẳng ai dám ép buộc. Nó chỉ là trò làm dáng chính trị lâu lâu mang ra xài để chi tiêu bớt ngân sách đã định.
Điều này cũng đã lan truyền qua đến hệ thống thông tin tuyên truyền của các xóm đạo Vịt di tản dưới sự điều khiển của nhà thờ tổng quản Vatican, qua các hồng y và hắc y đạo sĩ cán bộ. Hiện nay đã dần lộ rõ hai luồng dư luận rành mạch không thể dung hòa được nữa trong cộng đồng hải ngoại: 1) Nhóm dân Chúa Vịt luôn “tuân phục bề trên trong vâng lời”, cựu quan viên chức của các chế độ Ca-tô cũ ở miền Nam trước đây, chuyên làm tay sai cho ngoại bang chống lại tổ quốc. Những năm gần đây chỉ vì tranh giành ăn “phân” chủ, nên nội bộ các tổ chức này có chiều chia rẽ làm hai, lại còn chụp nón cối cho nhau tàn tệ, y như trước đây các quan to súng dài tranh tiền viện trợ để chống cộng vậy. Nhóm này với độc quyền truyền thông luôn ồn ào lấn át, nhưng hình như đạt đến chỗ chỉ nói cho nhau nghe (trong các xóm đạo và nhà thờ) mà thôi; và 2) Nhóm thầm lặng yêu nước, phi Ca-tô và “vô thần đúng nghĩa”, dần xa lánh các hoạt động nặng mùi chống cộng của các xóm đạo từ khi hiểu rõ được động cơ sâu xa từ lịch sử Việt cận đại.
2. Lưỡng viện Quốc hội Mỹ:
Nơi các nhà dân cử hội họp để soạn thảo và thông qua luật, qui định ngân sách quốc gia, kiểm soát chi tiêu của Nhà nước và sát hạch những đề cử viên vào các chức vụ quan trọng của chính quyền, và thỉnh thoảng lên tiếng về các vụ việc quốc tế không thuận lợi cho các sách lược của Mỹ hoặc Do thái vv…; ta lại biết rằng nơi ấy cũng đã có “các nhóm vận động hành lang quốc hội” (lobbyists) tích cực hoạt động không kém… để làm gì? Để “hối lộ mua chuộc” các nhà dân cử bởi những đại tập đoàn tiêu tiền như rác cố vận động những đạo luật thông qua sẽ có lợi cho họ; còn nếu cứng đầu không chịu nghe lời thì sẽ không chi tiền để tranh cử trong nhiệm kỳ tới. Hỏi có “dân biểu” nào mà không rét. Dân quèn làm sao đi lọt qua cánh cửa toà nhà Quốc Hội. Vì vậy mà luật lệ đặt ra hàng ngày chất cao như núi, nhưng người thường dân nào có hiểu chút gì trong hòn núi luật ấy?
IV. Vũ khí hồng của tây phương:
Dĩ nhiên ai mà chẳng muốn quyền con người được đề cao và bảo vệ; ai chẳng muốn được hưởng tự do và dân chủ nhưng vấn đề ở đây là tây phương chỉ dùng chúng như là những chiêu bài và vũ khí chính trị để lấy cớ xía vào nội tình thiên hạ mà nhờ vậy đám dân Chúa Vịt ở các xóm đạo hải ngoại mới có việc làm cho qua ngày tháng. Chỗ nào tây phương chưa kéo quân vào xâm lăng được thì tạm chơi trò nhân quyền, dân chủ, tự do. Mỹ từ nào cũng có cái mặt trái nham hiểm nếu kẻ dùng nó có một động cơ đen tối mà không bị vạch trần. Hình như định nghĩa của những danh từ trên còn tùy thuộc vào quan điểm chính trị của từng vùng, nên có sự hiểu biết khác nhau. Khi ứng dụng thì tây phương chẳng hề có thái độ vô tư hay công bình với mọi nơi mọi tình huống. Phe ta thì lờ, phe địch không lơ. Vì thế mà những lời lên tiếng của tây phương về đòi hỏi tự do, học đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ngày nay không còn giá trị chút nào, lại còn bị phản cảm.
1. Kêu gào Tự Do:
a. Khi tây phương kêu gọi tự do thì hãy xem tự do ở tây phương là gì? Ấy là sự tự do để nhóm đại tài phiệt tha hồ gom tư bản kết sù vào tay họ với lòng tham vô bờ bến, rồi giành mọi đặc quyền đặc lợi tạo ra một loại siêu chính phủ quyết định mọi việc sinh tử của nhân loại; biến mọi việc trên đời đều là việc kinh doanh cả. Chính phủ và thể chế được lập ra đều đã được nhóm đại tài phiệt kia “đạo diễn” để thi hành ý muốn của nhóm chủ nhân ông giấu mặt. Nhóm đại tài phiệt này luôn tìm cách vươn vòi bạch tuộc dài ra khắp thế giới để dễ bề thống trị tựa như một đế quốc hoàn vũ, tựa như giáo hội của Vatican xưa kia. Chỗ này là điểm tương đồng cấu kết giữa hai tổ chức. Họ muốn thống trị thế giới nên luôn nói đến một “nền trật tự mới cho thế giới” (new world order), giống như mơ ước của cha ông từ thời đế quốc La-Mã.
Đối với người dân, ấy là sự tự do được cho phép trong khuôn khổ luật pháp qui định, mà luật lệ ràng buộc của các xã hội tây phương có thể nói là chằng chịt như rừng để luôn kềm tỏa nhân dân. Ngày nay, ở tây phương, bạn đừng có nằm mơ mà cao hứng đòi lên chốn thâm sơn cùng cốc để … tự do tu tiên xa lánh trần tục mà không bị nhà chức trách đến hỏi thăm … sức khoẻ ngay. Vì vậy, thời này vắng bặt thánh nhân trên trần đời chăng? Như thế tự do cho người dân ở tây phương có nghĩa là sự tự do đóng vai một công dân gương mẫu làm đầy đủ nhiệm vụ, lao động tốt và đóng thuế đủ từ khi sinh ra cho đến khi chết; tựa như con chim được chủ nuôi với đầy lương thực, tự do hót cho chủ vui tai và bay nhẩy… trong lồng. Có kẻ bảo ở tây phương chẳng cần đến “thẻ căn cước” như các nước nghèo khác. Đúng là họ văn minh lắm nên chỉ cần ban cho mỗi người một “số an sinh xã hội”, không ai giống ai. Dựa vào đó, nhất cử nhất động bạn làm gì hơi khác thường là Nhà nước đã biết ngay; cần gì phải có công an gác cửa? Hàng xóm thì chỉ vì quyền lợi cá nhân, thấy bạn có hoạt động gì lạ liền báo cáo cho nhà chức trách dù mỗi lần gặp bạn đều miệng lưỡi ngọt xớt “hai hay ba…i”; cần gì đến “mạng lưới tình báo nhân dân”? Ơ hay! Nhà cai trị nào lại chẳng mơ ước ban cho dân cái … tự do ấy. Cớ sao còn bảo các nước khác chưa có tự do?
b. Hay là tây phương thường tự hào về sự tự do giàu sang hào nhoáng của họ, nhưng ai đã sống ở xã hội này đều biết những thứ ấy đều là ảo tưởng. Nền tư bản đồ sộ của tây phương đã tạo nên luật trong đó có luật lệ thuế khóa để khuyến khích mọi người nên mắc nợ họ, ban đầu là tiền bạc rồi dần đến nghĩa vụ và ngay cả xương máu, để có được những điều mơ ước về vật chất. Ai cũng hãnh diện mang trong ví “thẻ thiếu nợ” bằng plastic để thoải mái tiêu dùng không cần biết đến hậu quả nợ nần. Người ta dễ quên câu nói: “Một khi bạn nhận tiền của kẻ khác, bạn đã là nô lệ của họ”. Gương các nước nhỏ nhận viện trợ của tây phương còn đó; và bây giờ trong giai đoạn suy thoái kinh tế, mọi âm mưu xấu xa của các đại tổ hợp tài chánh tây phương đã bị phơi bày. Cha ông ta thường dạy rằng “đói cho sạch rách cho thơm” hay “liệu cơm gắp mắm” là để cho con cháu không bị vướng vào vòng nô lệ của vật chất, sống theo khả năng của mình để được tự do thật sự; nhưng con cháu nào chịu nghe. Hạnh phúc của cuộc đời nào có phải đánh giá qua gia tài vật chất và tiện nghi kỹ thuật?
c. Hay họ muốn nói đến “tự do tôn giáo”? Có nghĩa là bắt các nước nhỏ phải để cho các đoàn truyền giáo Ki-tô có tổ chức qui mô và kinh tài đồ sộ du nhập vào o ép chiêu dụ dân bản xứ phải thay đổi nếp sống văn hóa tín ngưỡng nền nếp xưa cũ của người ta để theo độc thần giáo giống tây phương để dễ gom về một mối mà sai bảo theo kiểu “tuân phục trong vâng lời”? Cũng lạ, miệng họ đòi “tự do tôn giáo” nhưng lại bảo truyền thống của họ là độc thần Ki-tô giáo, không thể cải đổi được. Hay là chỉ muốn kẻ khác “tự do” đổi theo đạo Ki-tô mà thôi? Thực khó diễn giải chỗ này.
Trong một bài báo của Mark Lawson trên tờ The Guardian, Thứ bảy ngày 8/10/ 2005, cho biết là Nabil Shaath, nhà đàm phán người Palestine đã tiết lộ rằng chính cựu tổng thống Bush con đã từng tuyên bố trong một cuộc họp thượng đỉnh ở Jordan vào năm 2003 rằng “Chúa đã bảo ông ta, và gọi một cách thân mật là George, hãy xâm lăng Iraq và Afghanistan”. (Nabil Shaath, a Palestinian official who said the US president – George W. Bush - had claimed God told him to invade Iraq and Afghanistan in a Jordan summit: "God would tell me, George, go and fight those terrorists in Afghanistan. And I did, and then God would tell me, George, go and end the tyranny in Iraq... And I did.”) Đúng là một trò bịp lớn của thế kỷ 21.
Điều này làm người ta nhớ đến chuyện ông Giáo Hoàng nổi danh quỉ quái trong Đệ nhị thế chiến là Pius XII, mà dân Chúa Vịt hay gọi là Pi-ô, thích chơi chính trị chống Cộng hơn việc Chúa, cũng đã kéo luôn bà mẹ của Chúa là bà Maria vào cuộc để khích động con chiên, hết phò Hitler làm lãnh tụ châu Âu cho đến khi Quốc Xã sụp tiệm liền quay qua hầu Mỹ làm cho thế giới càng ngày càng đảo điên. Cũng vì trót nghe lời Chúa rồi Mẹ Chúa (do Pi-ô phịa chuyện y như Bush con) nên năm 1954 đám dân Chúa Vịt đã kéo nhau chạy … như vịt vào nam Việt nam, hùng hổ xưng là Công Giáo; rồi đến 1975 lại tiếp tục kéo nhau xéo thục mạng ra các xứ tây phương. “Công Giáo” trở thành “Cong Giò”… bỏ chạy.
Bởi thế khi ở Mỹ xuất hiện một ông tổng thống cuồng tín mê Chúa tương tự thì mọi chuyện đều lại… nát như tương, uy tín của Mỹ đối với thế giới cũng xuống bùn đen. Càng mê tín và cuồng tín thì nhân loại càng khổ đau. Nhiều người tự hỏi nếu Bush con bảo luôn có Chúa bên cạnh, thì ai cấm Bin Laden, hay một tên ma cà chớp nào đó, cũng tự cho là luôn có Chúa của mình là Allah trong đầu, nên mới có chuyện 9/11. Vậy thì Chúa Ki-tô hay Allah, ông nào đã gây ra tội ác 9/11? Và nếu Chúa luôn đứng bên tổng thống Ki-tô thì tại sao không nhờ Chúa đem trận bão Katrina, mà các công ty bảo hiểm gọi là “việc Chúa - act of God”, đổ ập lên Afghanistan cho tụi Al-Queda chết chìm hết có phải khỏe không; đánh đấm chi cho mệt. Tại sao trận bão lại tàn phá một vùng rộng lớn của trên đất nước của con Chúa? Chỗ này mới là kẹt đa!
Nhiều nhà nhân chủng học khảo cứu các nền văn hóa tín ngưỡng hòa bình tự nhiên ở các hải đảo Thái bình dương đã không khỏi hối tiếc cho sự mai một hay biến dạng nền văn hóa tín ngưỡng cổ truyền của thổ dân trên các xứ “thiên đàng địa giới” này do các nhà truyền giáo Ki-tô tây phương gây ra trong các thế kỷ thực dân. Vậy vai trò của những tên gián điệp đội lốt giáo sĩ này có đáng bị kết án hay không?
Tín ngưỡng của một tôn giáo muốn thấm nhập vào một vùng đất nào để biến thành nền văn hóa bản địa phải trải nghiệm qua một thời gian khá dài và phải phù hợp với nhiều yếu tố nhân văn, thổ ngơi vv… cần thiết. Một giáo thuyết hình hành trong một bối cảnh du cư du mục vì đất đai cằn cổi không thể du nhập dễ dàng vào một xã hội định cư nông nghiệp, ngoài việc phải dựa vào vũ lực của các đế quốc để áp buộc. Một khi lưỡi gươm bị gẫy thì thập giá cũng đổ luôn. Nếu thực sự chơi trò “tự do tôn giáo” một cách quang minh chánh đại thì chưa chắc ai đã hơn ai. Hãy xem các nước như Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka, Ấn độ, Trung quốc vv… cũng chơi theo trò tự do tôn giáo ấy nhưng Ki-tô giáo bấy lâu nay có thu được mùa gặt lớn nào không? Tín đồ có tăng thêm được chút nào không?
Vì thế mà độc thần giáo Ki-tô vẫn không thể nào bám rễ vào các nền văn hóa Á đông được dù các nước này vẫn còn nghèo nàn lạc hậu. Ngay cả độc thần giáo Ki-tô khi sang vùng Trung đông cũng đã bị biến dạng để thích nghi thành Islam, vì người Ả Rập muốn bảo toàn văn hoá và nếp sống đặc trưng của họ.
Tự thân của tôn giáo không tàn ác, nhưng một khi đã bị chính trị hoá biến thành một tổ chức giáo hội để phục vụ tham vọng trần gian thì nó đã bị vong thân trở thành dụng cụ hữu hiệu trong tay kẻ nham hiểm. Đó cũng là sự khác biệt đậm nét giữa Giáo Hội Ca-tô Rô-ma và các giáo hội Ki-tô Độc thần giáo khác như Anh Giáo, Tin lành và Chính thống giáo. Vatican ngông cuồng cho là giáo hội “quốc tế”, còn những giáo hội kia chỉ là giáo hội “quốc doanh” mà thôi; và dân tộc họ rất hãnh diện về điều đó. Vatican thì lo nhiều về chính trị hơn tôn giáo; còn các giáo hội bản xứ kia thì lo nhiều về tôn giáo hơn chính trị.
2. Đòi hỏi Dân Chủ:
Có khá nhiều định nghĩa về dân chủ. Thông thường thì Dân chủ là một thể chế mà quyền thay đổi luật pháp và cơ cấu chính quyền thuộc về người dân có quyền bầu và ứng cử. Trong hệ thống này, luật pháp được đặt ra do người dân hay những dân biểu được người dân bầu ra và mọi hoạt động xã hội đều tuân theo luật pháp. Chính phủ dân chủ là một chính phủ được dân chọn, không cần biết bằng cách trực tiếp hay gián tiếp qua các đại biểu. Một định nghĩa khác về dân chủ là một "chế độ của đa số với một số quyền cho thiểu số". Có rất nhiều biến thể của dân chủ, một số chỉ tồn tại trong giả thuyết và một số đã có thật.
Việc bầu cử, tự nó, không phải là một điều kiện đủ cho nền dân chủ tồn tại; vì đã có nhiều thế lực đã sử dụng đủ loại mánh khóe, và hiệu quả nhất không gì bằng dùng tiền và quyền mua chuộc ứng cử viên hay cử tri hay những kẻ lãnh đạo một cộng đồng nào đó để làm thay đổi kết quả bầu cử.
Trong thực tế là trong đại biểu dân chủ, sự tham dự của các phe phái chính trị sẽ khiến cho các đại biểu phải tuân theo đường hướng của đảng, thay vì đi theo ý muốn của cử tri hoặc chính lương tâm. Một khó khăn đang thấy trong các nền đại biểu dân chủ là phí tổn ngày càng cao của các mùa tranh cử, khiến cho ứng cử viên phải thương lượng với người giàu mua chuộc luật có lợi cho họ.
Như thế, thể chế dân chủ là Thể chế đa số (majoritarianism), từ đó dễ dẫn đến Đa số chuyên chế; và như thế thì một chế độ dân chủ tự do có thể bầu lên những đại biểu và họ có thể đàn áp nhóm thiểu số (tôn giáo, chính trị, v.v.) nào đó, bằng cách trực hay gián tiếp. Hoặc ngược lại với những mánh mung và các thương lượng về quyền lợi với Vatican, Adolf Hitler đã chẳng bao giờ chiếm được đa số phiếu, nhưng lại đạt được tổng số phiếu của các phe thiểu số nhiều nhất trong nền dân chủ Cộng hòa Weimar năm 1933, vì thế gọi là chuyên chế của một thiểu số. Sau khi nắm được quyền lực y liền hủy bỏ hệ thống dân chủ và áp đặt chế độ fascism độc đảng.
Avro Manhattan đã viết về vai trò khuynh đảo của Vatican: “… Đức Ông Pacelli (Giáo hoàng Pius XII trong tương lai), bấy giờ là trợ tá lão thành bên sau giáo hoàng Pius XII, đã bảo trợ một sách lược ủng hộ chủ nghĩa Phát-Xít tại Ý và rồi Quốc Xã tại Đức (cốt để chống lại sự đe doạ của phong trào Cộng sản đang lớn mạnh khắp châu Âu). Ông ta đã giúp Hitler nắm được quyền lực vào năm 1933 bằng cách đã kêu gọi Đảng Ca-tô Đức bầu cho Hitler vào cuộc tổng tuyển cử cuối vào năm 1933.”
Người ta hay ca tụng nền dân chủ tây phương hiện nay là hệ thống dân chủ cho phép dân chúng có quyền thay đổi giới cầm quyền mà không cần thay đổi căn bản luật pháp của chính thể tức Hiến pháp. Điều này có thể giảm bớt những bất trắc và bất an chính trị hơn là thay đổi chính trị bằng bạo động. Nhưng ta cũng không nên quên bộ máy công lực trấn áp siêu hiệu lực những mầm mống hỗn loạn ngay từ trứng nước để không bùng nổ lớn được; nó đã góp một phần không nhỏ trong tiến trình “dân chủ hoá” này. Vì các nước nhỏ chưa kiện toàn được bộ máy trấn áp một cách dứt khoát vì sự ổn định của xã hội nên thường là đối tượng để tây phương tìm cách gây rối loạn qua việc kêu gào “nhân quyền, tự do, dân chủ”.
Còn nền Dân chủ ở Việt Nam hiện nay theo điều 4 Hiến pháp 1992, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của xã hội. Theo Hiến pháp thì người dân Việt Nam bầu ra Quốc hội là những người đại diện cho dân để họ bầu ra chủ tịch nước và chính phủ. Nền dân chủ này dĩ nhiên chưa phải là hoàn hảo nhưng tạm thời là cần thiết để ổn định xã hội để người dân rồi sẽ tìm ra được một thể chế tốt đẹp, hợp với nếp sống và văn hóa của mình mà không bị xáo trộn bởi những âm mưu xâm lấn phá hoại của các thế lực từ bên ngoài.
Dân chủ tây phương cũng đã phải trải qua biết bao thăng trầm lịch sử lâu dài, và tự mình quyết định chứ không do một thế lực ngoại bang nào ép buộc. Vì thế đối với các nước nhỏ đang phát triển, không phải một sớm một chiều mà thiết lập được một nền cai trị như thế. Muốn thực hiện được nền dân chủ lý tưởng thì cần phải tạo lập một nền văn hoá dân chủ vững chắc với một đời sống xã hội sung túc. Nếu không chỉ là một trò hề kệch cỡm của hình ảnh một chị nông dân mặc áo bà ba chân mang giày cao gót ra thăm ruộng; chắc chắn bước đi thế nào cũng bị vấp ngã thê thảm. Hãy cho dân cơm no áo ấm trước đã, rồi dân chủ sẽ lò dò theo sau không muộn.
Nhưng đi sâu vào thực tế thì nền Dân chủ của tây phương cũng không phải là toàn bích gì. Giới đại tài phiệt với tiền rừng bạc biển đã hủ hóa mua chuộc mọi cuộc bầu cử và ứng cử viên mình muốn. Với sự hỗ trợ của các giáo hội Ca-tô La mã và Tin Lành đã khéo tổ chức tín đồ theo từng khối đồng nhất và có truyền thống hợp tác với họ từ lâu đời thì thể chế của đa số là điều như ý. Thương lượng làm ăn chia chác với vài anh hồng y hay hắc y cán bộ lãnh đạo hay mục sư có phải dễ hơn là với quần chúng tạp nhạp không?
Ở Mỹ dân chủ là thế, nhưng với nước ngoài một khi chú Sam không còn nhẫn nại được nữa khi quyền lợi của chú bị đe doạ trên thế giới là chú coi dân chủ chỉ là tờ giấy lộn; chú liền ra tay lật đổ các chính quyền nước khác như cơm bửa. Stephen Kinzer đã viết trong cuốn “Overthrow” ấn hành năm 2007 rằng chỉ trong vòng hơn một thế kỷ kể từ 1893 bắt đầu từ việc hạ bệ nữ hoàng Liliukokalani của Hawaii, Hoa Kỳ đã cho đi chầu Chúa, mà họ gọi nhẹ nhàng làregime changes, hơn 14 chính quyền hợp pháp của các nước khác bất chấp công luận thế giới khi quyền lợi của Mỹ bị trở ngại, trong số đó có cả Diệm Nhu, nạn nhân của một chế độ tay sai phản chủ. Không phải Mỹ chỉ dùng CIA, quân đội, tiền bạc, chính khách, nằm vùng, giáo sĩ vv… vào việc này mà còn sử dụng cả nhà báo, học giả, doanh gia. Ai bảo chỉ Cộng sản mới nói câu “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”? Đó mới chính là trò chơi “dân chủ” của tây phương.
3. Tôn trọng Nhân Quyền:
Khi tây phương kêu gọi Nhân Quyền hay Quyền Con Người (Human Rights), ai cũng liền nghĩ đến Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp quốc. Bản Tuyên ngôn nầy đã đưa ra những quan điểm về các quyền con người cơ bản như quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm...
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền chỉ là một khuôn mẫu chung (framework) cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản tuyên ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Điều khoản cuối cùng không kém phần quan trọng của bản Tuyên ngôn có viết "Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này".
Để giảm nhẹ bộ máy hành chánh và họat động hữu hiệu hơn, Hội đồng Nhân quyền LHQ, được thành lập ở Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005 thay thế Ủy ban Liên hiệp Quốc về Nhân quyền (United Nations Commission on Human Rights), có nhiệm vụ điều tra sự vi phạm nhân quyền. Hội đồng Nhân quyền, có trụ sở tại Geneva, là một cơ cấu trực thuộc Đại Hội đồng Liên hiệp Quốc và báo cáo trực tiếp với tổ chức này. Nó được xếp dưới Hội đồng Bảo an. 47 quốc gia trên 191 ghế thành viên trong Hội đồng được bầu thông qua hình thức bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa số tương đối (trên 50%) ở Đại Hội đồng. Các thành viên phục vụ tối đa 6 năm và có thể bị đình chỉ nếu vi phạm nhân quyền. Cho đến nay các nước bị tây phương thường xuyên kết án vi phạm nhân quyền vẫn còn tại vị, trong khi Hoa Kỳ lại tẩy chay và không được bầu vào Hội đồng vì cùng với Do thái, luôn bị chỉ trích về các tội ác gây ra ở Trung đông. Mãi đến nay, dưới thời của Obama, Hoa Kỳ mới chịu tái tham gia kể từ tháng 6, 2009.
Ai cũng cho rằng Nhân quyền khởi xướng từ tây phương. Bé cái nhầm. Đừng có thấy sang bắt quàng làm họ. Không, hiến chương đầu tiên của nhân quyền thế giới đã có manh nha trong các bộ luật cổ đại và các nền đạo học của các nền văn minh xưa của nhân loại. Tạm thời ta có thể dựa vào các khảo cứu gần đây cho thấy rằng Bộ luật cải cách, của Urukagina thành phố Lagash, được biết đến sớm nhất (khoảng năm 2350 TTL); Bộ luật cổ nhất hiện còn sưu tầm được là Neo-Sumerian Luật Ur-Nammu (khoảng 2050 TTL). Một số bộ luật khác cũng được ban hành ở Mesopotamia, gồm Bộ luật Hammurabi (khoảng 1780 TTL). Nó có các luật, và hình phạt nếu những luật này bị vi phạm ở nhiều khía cạnh khác nhau, kể cả nữ quyền, quyền trẻ em, và quyền của nô lệ.
Một bộ luật nổi danh khác mang ít nhiều dấu vết tư tưởng Nhân Quyền ngày nay là từ thời hoàng đế Cyrus Đại đế (559-530 TTL), người Á Rập, sáng lập ra đế quốc Persia (nước Iran ngày nay) và tạc trên một trụ đá nay được gọi là Trụ Cyrus. Mãi đến năm 1215, Hiến chương Magna Carta của người Anh có những ý tưởng tương tự lần đầu tiên được công bố. Rồi đến sau cuộc cách mạng Pháp 1789, có thêm một bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền có nội dung tương tự. Các bản Hiến chương này có ảnh hưởng đến sự phát triển của thông luật (common law) và hiến pháp như bản Hiến pháp Hoa Kỳ, đặc biệt là Đạo luật Nhân quyền (Bill of Rights). Cũng đừng quên nước ta dưới triều Lê khoảng thế kỷ 15, cũng đã có một bộ luật qui định quyền dân sự khá hoàn chỉnh là Bộ Luật Hồng Đức.
Đối với tây phương, chỉ sau hai trận thế chiến với những vi phạm Nhân quyền quá tệ hại họ mới khẩn thiết tái xác định các quyền ấy qua bản Tuyên ngôn LHQ năm 1948 như ta đã biết. Nhưng như đã nói, những điều liệt kê trong bản tuyên ngôn rất lý tưởng nhưng có mấy nhà cầm quyền thực thi chúng.
a. Nhân quyền của tây phương đối với nước ngoài:
Bấy lâu nay, các tổ chức nhân quyền … thường tự cho là vô tư khi họ lớn tiếng kêu gọi thực thi Nhân Quyền đối với mọi quốc gia vi phạm. Vậy thì họ ở đâu khi các dân tộc bản địa Nam Mỹ bị bóc lột tận xương tuỷ bởi các chủ nhân ông tài phiệt tây phương? Hoặc khi dân tộc Palestine ở Liban, Gaza, West Bank bị Do thái và tây phương đối xử như súc vật, nhất là trận tàn sát đàn bà và trẻ con tay không tất sắt ở Jenin năm 2004? Hoặc khi nhân dân Iraq và Afghanistan bị bom đạn tây phương sát hại hàng loạt mỗi ngày? Hoặc khi nhân dân châu Phi bị tây phương khinh bỉ bỏ quên chỉ vì kỳ thị chủng tộc, phải sống trong nghèo đói triền miên dưới sự chăn dắt của các hồng y và hắc y đạo sĩ cán bộ; và bắt họ chỉ được quyền làm “con chiên” chứ không được quyền làm người? Hoặc khi các vụ bạc đãi hiếp dâm giáo dân già trẻ nam nữ lớn bé của các giáo sĩ Ki-tô ở các nước phương tây cũng chỉ được bộ máy truyền thông tuyên truyền tây phương làm rùm beng một lúc rồi cho chìm xuồng? vv…
Trong các năm 2004 và 2005, để chứng tỏ Âu Mỹ rất vô tư khi kêu gọi thực thi nhân quyền và gây một ấn tượng tốt ở Trung đông, chính quyền Bush con đã áp lực Ai cập phe ta nới lòng sự đàn áp đối lập và cải thiện nhân quyền trong nước; nhưng khi thấy dân Ai cập bỏ phiếu đưa nhiều đảng viên đối lập Muslim Brotherhood vào trong quốc hội thì Mỹ lại đổi giọng qua lời tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Robert Gates sau khi gặp Mubarak hai tháng trước, rằng viện trợ của Mỹ sẽ không bị ràng buộc bởi thành tích nhân quyền tệ hại hay sự cải tiến dân chủ ở Ai cập. Bởi thực tâm Mỹ và Do thái không hề muốn thấy có một chế độ dân chủ thực sự ở Ai cập hay ở vùng Trung Đông giống như bài học ở Lebanon và Gaza trước đây. Các chính phủ dân cử ấy liền bị bom đạn Mỹ vùi dập ngay. Bởi nếu có dân chủ thực sự trong vùng thì dân chúng sẽ bầu những lãnh đạo có chính sách đi ngược lại quyền lợi của tây phương và Do thái.
Trong cuộc chiến chống “bọn khủng bố” ở Iraq và Afghanistan, khởi xướng bởi đám “tân bảo thủ thân Do Thái” trong chính quyền Bush con, càng ngày càng bị sa lầy tựa như chiến tranh Việt Nam; nhất là sau khi những chuyện đối xử tù nhân Muslims như súc vật, nhiều khi tù nhân bị chết trong khi bị tra khảo trong nhà tù kinh khiếp Abu Ghraib, và những tù nhân bị giam không có ngày xét xử ở Guantanamo Bay, đã làm uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới suy giảm trầm trọng và dân chúng Mỹ thất vọng nãn lòng không còn nhiệt tình ủng hộ nữa; tựa như các hình ảnh dã man của vụ Mỹ Lai bị phanh phui trước đây trong cuộc chiến Việt Nam.
Vì mục đích và quyền lợi riêng của mình mà Mỹ khinh thường những cam kết luật lệ quốc tế (tựa như Việt Nam sau hiệp định Geneva 1954), Mỹ đã không hề đếm xĩa gì đến những điều khoản cấm kỵ qui định bởi các Qui Ước Geneva về đối xử với tù binh mà mình đã nhúng tay ký kết bằng cách thuê những luật sư phe ta giải thích luật lệ theo chiều mình muốn và Ngũ Giác Đài lại phát hành những Cẩm nang Thẩm vấn lắt léo cho các cấp an ninh lách luật.
Còn đối với người dân Palestine vô tội thì sao? Ngay cả cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã phải thốt lên sau khi đi thăm vùng Gaza nghèo khó vào ngày 15/6/2009: “Hôm nay, cảm giác chính của tôi là buồn bã, thất vọng và một chút căm giận khi tôi nhìn thấy sự tàn phá nhắm vào người dân vô tội. Thực là bi đát khi cộng đồng thế giới thường làm ngơ trước tiếng kêu cầu cứu và người dân Palestine bị đối xử như con vật hơn là con người. Một triệu rưỡi con người bị tước đoạt mọi nhu cầu tối thiểu – chưa từng thấy trong lịch sử như cộng đồng lớn này đã bị bằm nát bởi bom đạn và hỏa tiễn, rồi bị khước từ được tái xây dựng.” ("My primary feeling today is one of grief and despair and an element of anger when I see the destruction perpetrated against innocent people. Tragically, the international community too often ignores the cries for help and the citizens of Palestine are treated more like animals than like human beings. The starving of 1.5 million human beings of the necessities of life -- never before in history has a large community like this been savaged by bombs and missiles and then denied the means to repair itself.")
Đó có phải là tinh thần mong muốn của điều tự do ngôn luận trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền hay không?
Âu Mỹ đã làm ngơ cho Do Thái xem thường các nghị quyết của HĐBA-LHQ trong suốt 30 năm, buộc Do Thái phải rút ra khỏi West Bank và Gaza; trong khi đối với các nước nhỏ khác thì họ lại lớn giọng đòi trừng phạt bằng bom hay phong tỏa kinh tế vì không tuân theo các nghị quyết của LHQ. Lại khi muốn diệt Iraq thì ngang nhiên xâm lăng lật đổ chính phủ rồi còn sát hại cả nhà lãnh đạo nước này là Saddam Hussein mà chẳng cần đến công pháp quốc tế.(Professor Malcolm Chalmers, who teaches international studies in the department of peace studies at Bradford University, agrees that UN resolutions reflect political relationships between permanent members of the Security Council and their allies. "The way the Security Council works from the beginning is governed by its composition," he says. "In the case of Iraq the driving force is not what the United Nations said but what the major powers and the United States see as their priorities.” There are other countries which have not complied with international treaties. Israel has been supported by America. It's a reflection of the modern world in which the US is the only power with the military might to enforce resolutions.")
Riêng đối với đám dân Chúa Vịt ở các Xóm đạo hải ngoại; mạng lưới nhân quyền của họ ở đâu khi đất nước Việt bị thôn tính và dân tộc Việt bị ép làm nô lệ bởi bọn thực dân Pháp và đạo phiệt Vatican trong suốt một thế kỷ? Rồi sau 1954, nhân dân và nhất là Phật tử ở Nam Việt nam bị chà đạp kỳ thị, bị sát hại không nương tay hơn 20 năm bởi các chế độ Ca-tô? vv… Có thể bọn này sẽ bảo những nỗi tang thương ấy không phải là vi phạm Nhân Quyền, hoặc rằng lúc ấy chưa có Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948 nên họ thiếu hướng dẫn cho nên “bề trên” của họ muốn làm gì thì làm như đã từng đày đoạ nhân dân châu Âu hơn 15 thế kỷ, hoặc rằng lúc ấy họ chưa có mặt trên đời nên không biết?
Cho thấy chỗ nào còn có sự bóc lột của tây phương và của đạo phiệt Vatican thì chỗ ấy bị vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất. Nhưng họ lại chơi trò “cả vú lấp miệng em” xoi mói chuyện vớ vẩn nội bộ của các nước nhỏ.
Đầu tháng 6 năm nay, Obama sang châu Âu dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày D-day tức là ngày quân Anh-Mỹ đổ bộ lên nước Pháp để gỉải phóng châu Âu khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã nhưng chẳng thấy nhà lãnh đạo tây phương nào đê cập đến những tội ác không kém của bọn hồng y và hắc y đạo sĩ cán bộ của Vatican, trong đó có cả Giáo Hoàng Pius XII. Vì sao? Vì họ còn cần đến tổ chức nham hiểm này trong việc toàn cầu hóa ảnh hưởng của tây phương tựa như các đế quốc của tổ tiên họ, bởi Tin Lành không có một tổ chức khuynh đảo tinh vi như Vatican.
b. Nhân quyền của tây phương trong chính nước mình:
Những vết nhơ của nó không hề bị bộ máy thông tin tuyên truyền đồ sộ của họ đề cập đến. Cứ nhìn vào cuộc sống khốn khổ của thổ dân da đỏ bị bỏ rơi cô lập trong các vùng tập trung (reservation areas), hay nghe tiếng gào của các nạn nhân của các giáo sĩ Ca-tô loạn dâm, hay nhìn những ánh mắt căm hờn của dân da đen trong các ghettos vv… thì thấy “nhân quyền” của tây phương như thế nào.
Nói có sách mách có chứng, xin đọc một trích đoạn lời kêu gào thực thi nhân quyền của dân da đen tiêu biểu đăng trên tờ The Final Call Vol. 28, No. 11, Dec. 23, 2008, phát hành ở Chicago:
1. We want freedom. We want a full and complete freedom.
2. We want justice; Equal justice under the law. We want justice applied equally to all, regardless of creed or class or color.3. We want equality of opportunity. We want equal membership in society nith the best in civilized society.
4. We want freedom for all black men and women now under death sentence in innumerable prisons in the North as well as the South.
5. We want an immediate end to the police brutality and mob attacks against the so-called Negro throughout the United States.
6. As long as we are not allowed to establish a state or tenitory of our own, we demand not only equal justice under the laws of the United States, but equal employment opportunities - NOW!
7. We do not believe that after 400 years of free or nearly free labor, sweat and blood, which has helped America become rich and powerful that so many thousands of black people should have to subsist on relief, charity or live in poor houses, receive some of the worst treatment of human beings. Since we cannot get along with them in peace and equality, we believe our contributions to this land and the suffering forced upon us by white America, justify our demand for complete separation in a state or territory of our own.
(The Most Honorable Elijah Muhammad)
Nhân quyền ở các nước Á châu có phần suy thoái chăng khi tây phương lên tiếng? Không, chẳng qua là vì các dân tộc Á châu đã học được bài học thuộc địa nên nay luôn cảnh giác các trò ma mãnh của tây phương, khi bọn thực dân mới chưa dùng đến bom đạn súng ống, tìm đường tái xâm nhập. Họ đã biết vận dụng nền đạo học và văn hoá thâm hậu của mình làm sức đề kháng chống lại các mưu toan ấy.
V. Chuyện Á châu gần đây:
Trong chiều hướng ấy, trong các tháng vừa qua, trên các hệ thống truyền thông của Anh Mỹ ta thấy nổi bật những sự kiện sau đây, nhất là ở Á châu.
1. Sri-Lanka:
Sri Lanka ta hay gọi là Tích Lan, là một quốc đảo ở phía nam lục địa Ấn, dân số khoảng 20 triệu, đại đa số theo Phật giáo cổ truyền từ xa xưa. Tương tự hoàn cảnh lich sử của các nước trong vùng ở thế kỷ 16, Sri Lanka bị Bồ đào nha rồi Hoà Lan đô hộ. Đến năm 1815, đế quốc Anh thay thế làm chủ nhân ông cho mãi đến 1948 Sri Lanka mới thu hồi nền độc lập của mình, và trở thành một nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa .
Nhưng gần 30 năm qua, Sri Lanka không hề được yên ổn với cuộc nội chiến do nhóm dân Tamils chiếm 17% dân số theo Ấn giáo, Hồi giáo và Ki-tô giáo, Có lẽ
được sự khuyến khích và tài trợ của tây phương đòi ly khai, lập thành lực lượng vũ trang có tên là Tamil Tigers, hay Liberation Tigers of Tamil Eelam [LTTE]. Chỗ nào mà tây phương xía vào là muốn chia xẻ nước của người ta ra nhiều mảnh. Có lúc nhóm này đã kiểm soát được 1/3 lãnh thổ. Kể từ khi quân TLLE phát động chiến tranh khủng bố ly khai vào năm 1983, đã có khoảng 100 ngàn dân Sri Lanka thiệt mạng.
Nhưng vào ngày 18 tháng 5, 2009, quân đội Sri Lanka đã hoàn toàn loại trừ được nhóm phiến loạn này sau khi đã tấn công vào thành phố Kilinochchi được xem là thủ đô ly khai, và tiêu diệt toàn bộ thành phần lãnh đạo của LTTE, trong đó có tên thủ lãnh khét tiếng tàn bạo Velupillai Prabhakaran. Thành tích này được dân chúng Sri Lanka hân hoan tán thưởng và nhờ sự quyết tâm của chính quyền tổng thống Mahinda Rajapakse đắc cử năm 2005, trong khi 3 vị tiền nhiệm J.R. Jayawardena, R. Premadasa và Chandrika Kumaratunga lại thất bại.
Trong khi chiến sự đang xảy ra thì ngày 12/5, Anh và Mỹ kêu gọi ngưng bắn. Rõ là giọng điệu gang sứa của kẻ cả, ưa xía vào chuyện nhà người khác. Ta vẫn còn nhớ cứ ở đâu có chiến tranh cục bộ thì tây phương lên mặt đạo đức giả ra tuyên bố kêu gọi hai phe hãy giải quyết vấn đề tranh chấp qua thương thuyết. Nhưng nếu thực tâm như thế thì bọn lái buôn vũ khí chắc phải húp cháo sống qua ngày. Anh Mỹ và tây phương đã có khi nào chịu nghe thế giới kêu gọi ngưng bắn ở Iraq và Afghanistan hay không?
Ngày 20 tháng 5, 2009 Hội đồng Nhân Quyền LHQ đã thông qua một nghị quyết chào mừng chiến thắng của Sri Lanka đã diệt được quân phản loạn thiểu số Tamil LTTE, không thèm đếm xỉa gì đến lời kêu gọi cho LHQ (dĩ nhiên với nhân sự tây phương đứng phía sau) vào cứu trợ dân tị nạn và “nhân quyền” đối với sắc dân này của tây phương.
Ngay cả thủ tướng Anh Gordon Brown trước đó lại vẫn giọng cha chú còn cảnh cáo Sri Lanka sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nếu không chiụ ngưng chiến và cho phép các đoàn cứu trơ và nhân quyền đén thăm vùng chiến, nơi bọn LTTE đang bị vây khổn. Canada lại lên tiếng yêu cầu chính phủ Sri Lanka xét đến nguyện vọng của sắc dân Tamils để tìm ra một giải pháp chính trị hòa giải. Thế thì khi đem quân xâm lăng Iraq và Afghanistan, tây phương có xét đến nguyện vọng của đa số dân tộc bản địa không nhỉ?
Nghị quyết này đã được Nga, Trung quốc, Ấn, và đa số các nước đang phát triển ủng hộ nồng nhiệt. Điều này xảy ra sau khi chính phủ Sri Lanka đã mạnh mẻ phản đối sự can thiệp vào nội tình của nước họ. Trước đó, chính phủ Sri Lanka cũng đã từ chối cuộc họp hòa giải với quân phản loạn do áp lực của tây phương trước khi toàn thắng vào ngày 18 tháng 5, 2009.
Dĩ nhiên là các hội “quan sát Nhân quyền” (HR Watch) của tây phương liền lao nhao tỏ ý bất bình. Điều này làm ta nhớ đến những lời kêu gọi tương tự đối với các sắc dân cao nguyên trong phong trào Degar ở tây nguyên nước ta trước đây. Xem ra cái gì tây phương lên tiếng đều đi ngược lại quyền lợi của dân tộc bản địa.
Sau khi nghị quyết ủng hộ Sri Lanka được thông qua, tây phương liền áp lực Sri Lanka cho phép nhân viên cứu trợ thiện nguyện, hội Hồng thập tự, bác sĩ y tá, phóng viên vv.. được tiếp xúc với dân tị nạn nhưng cũng lại bị từ chối thẳng thừng. Bộ trưởng về quản trị thảm họa và nhân quyền của Sri Lanka Mahinda Samarasinghe đã tuyên bố trong cuộc họp rằng chính phủ Sri Lanka đã “chán ngấy” cái trò tây phương xía vào chuyện nhà kẻ khác thay vì thực tâm trợ giúp tài chánh cho chính quyền nhanh chóng giải quyết thảm nạn.
Ngày 26 tháng 5, tây phương chưa chịu bỏ cuộc, lại đòi HĐNQLHQ mở phiên họp bàn về vi phạm nhân quyền trong 26 năm chiến tranh ly khai tại Sri Lanka. Rồi Ban Ki Mon, TTK của LHQ, một con múa rối của tây phương lại bị họ sai khiến phải làm công việc xía mũi vào. Đại diện thường trực của Sri Lanka trong Hội đồng tại Geneva, Dayan Jayatilleka đã lớn tiếng tuyên bố:
“Những kẻ cựu thực dân hình như biết làm sao giải quyết các vấn đề của Sri Lanka hơn là các nước lân bang của chúng tôi,” ám chỉ những nước như Anh, Đức, Pháp vv… đã không thèm tham khảo với các nước Nam Á trước khi đưa ra đòi hỏi.
Mặc dù LTTE đã bị Hoa Kỳ, EU và Ấn độ đặt vào danh sách “khủng bố”; nhưng một khi nhóm “khủng bố” này bị lâm nguy thì tây phương muốn ra tay cứu vớt; tựa như tình hình của Chechens trước đây. Vậy thì danh sách các đối tượng “khủng bố” có đáng tin cậy hay không?
2. Myanmar:
Ta hay gọi là Miến Điện hay Diến Điện là một nước có khoảng 55 triệu dân ở vùng Đông Nam Á, theo quốc giáo là Phật giáo. Myanmar đã bị đế quốc Anh đô hộ 62 năm kể từ 1886 mặc dù trước đó lính Anh đã tiến đánh từ 1824. Đến năm 1948 Myanmar mới tự chủ.
Cuộc tranh đấu giành độc lập của Myanmar khởi phát từ một sự kiện ly kỳ vào cuối những năm 1910s mà người Anh gọi là “Shoe Question”. Dân Miến, cũng như dân các nước theo Phật giáo khác trong vùng, có truyền thống cỡi giày dép trước khi bước vào điện Phật ở chùa, nơi rất linh thiêng. Thực dân Anh từ chối làm điều đó và đã làm dân chúng bất mãn nổi loạn vì cho là bọn thực dân không tôn trọng nền văn hoá của họ. Tháng 10 năm 1919, tăng chúng ở chùa Eindawya Pagoda ở Mandalay trục xuất một nhóm du khách người Anh không chịu cỡi giày trước khi vào điện Phật. Vị viện chủ bị thực dân Anh bỏ tù chung thân sau khi bị kết án tội mưu sát. Từ đó dân Miến nổi dậy, lấy Phật giáo làm tụ điểm đấu tranh. Các tăng sĩ trở thành những nhà tiên phong trong công cuộc giành độc lập cho Myanmar và một số đã hy sinh. Cuộc đấu tranh dai dẳng kéo dài đến những năm 1930s, có lúc các cuộc nổi loạn bạo hành đã làm tê liệt thủ đô Yangon. Một tăng sĩ trở nên thánh tử đạo là sư U Wisara; Ngài đã tuyệt thực 166 ngày đến chết để phản đối bọn thực dân không cho ngài mặc tăng bào vàng khi bị tù.
Tướng Aung San (cha của bà Aung San Suu Kyi đang được tây phương ủng hộ) là nhà lãnh đạo đảng Anti-Fascist People’s Freedom League (AFPFL) của Miến trong cuộc đấu tranh giành độc lập đã bị ám sát năm 1947 cùng với 8 đồng đội, vài tháng trước khi Miến được tự chủ; bấy giờ bà Suu Kyi vừa được 2 tuổi. Tiếp đến có sự tranh quyền giữa U Nu và Ba Swe, thay nhau làm thủ tướng. Giữa những năm 1950s, anh của bà Suu Kyi là Aung Than làm lãnh tụ đối lập với U Nu trong quốc hội, luôn tranh chấp quyền hành với thủ tướng. Về sau Aung Than bị chết đuối trong một hồ tắm tại gia. Nhân tình hình hổn loạn chính trị của Miến, một đám tàn quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa kéo đến cát cứ miền Shan ở phía đông Miến vào năm 1951, tạo nên vùng nha phiến ở khu được gọi là “tam giác vàng” nổi danh.
Tướng Ne Win liền làm cuộc đảo chánh vào năm 1962 và ổn định quốc gia được 47 năm; và vào năm 1988 đã trao quyền cho các tướng theo thời gian là Sein Lwin, Saw Maung và Than Shwe. Tướng Than Shwe đã bắt giam các thân nhân của Ne Win khi họ muốn tham gia chính trường.
Mẹ của Suu Kyi tuy là quả phụ nhưng có nhiều uy tín đối với giới thượng lưu của Miến. Bà đã từng làm đại sứ Miến tại Ấn độ và Nepal vào năm 1960; ở đó, Suu Kyi được gởi học trong các trường đạo Ki-tô, sau tốt nghiệp đại học tại New Delhi năm 1964 và được đưa sang Anh tiếp tục việc học tại Đại học London và lấy bằng Ph. D. về ngoại giao năm 1969. Lấy chồng là một người Anh tên là Michael Aris vào năm 1972 và có 2 đứa con trai. Năm 1988 Suu Kyi quay về Miến để thăm mẹ già rồi ở lại tham gia chính trường, trở thành thủ lãnh của đảng Tân Dân chủ NLD. Michael Aris chết năm 1997 vì bệnh ung thư tiền liệt tuyến
Năm 1990, Suu Kyi đắc cử thủ tướng trong một cuộc bầu cử dưới thời tướng Saw Maung, nhưng bị hội đồng quân nhân bác bỏ. Bà liền cùng với đảng NLD liên tục gây xáo trộn bất ổn trong nước và vì thế bị giam giữ tại gia, một ngôi biệt thự bên cạnh hồ, trong 13 năm qua. Thế là từ đó bà trở nên “icon” cho tây phương đứng sau lưng một cách danh chánh ngôn thuận chống lại chính phủ quân nhân hiện tại ở Miến, đòi chính quyền trả tự do cho Suu Kyi. Tây phương giở trò cấm vận bao vây kinh tế Miến, rồi lớn giọng bảo nhân dân Miến sống trong cảnh nghèo khổ dưới sự áp bức của chính quyền quân nhân. Có oái oăm không cơ chứ?
Cũng lạ, bọn cựu thực dân địa chuyên bóc lột dân Miến tận xương tủy bỗng động lòng muốn thấy có dân chủ kiểu tây phương ở xứ thuộc địa cũ của mình tức khắc, trong khi lại cấm vận để dân đói khổ. Trong tâm cảnh ấy, làm sao giới lãnh đạo của Miến tin tưởng thiện chí đó cho được? Ngay cả khi trận bão Nargis tàn phá Miến vào tháng 5, 2008, chính phủ quân nhân còn cấm các đoàn cứu trợ tây phương dưới danh nghĩa LHQ cứ nhất định đòi vào giúp đỡ; trong khi Miến lại nhận viện trợ từ các nước Á đông quanh vùng. Lại còn có những kẻ “activists” có ăn lương cứ chui vào trong nước người ta quấy phá dưới dạng NGO (?) như lời của Parti Keadilan Rakyat trong một bài báo: “In 1998, I was campaign co-ordinator for the human rights NGO, Suaram. In an initiative co-ordinated by Altsean Burma (the Alternative Asean Network on Burma), I went to the country with 17 activists from Australia, the United States, Indonesia, Thailand, the Philippines and Malaysia… We wanted to commemorate the 10th anniversary of the Aug 8, 1988 crackdown by the military junta.”
Hiện nay, nhiều đảng viên NLD của bà Suu Kyi đã chạy trốn sang các nước lân cận và tây phương luôn tìm mọi cách chống phá Chính quyền đương thời, tựa như các đám dân Chúa Vịt ở các xóm đạo hải ngoại luôn chống phá Việt nam.
Dĩ nhiên hoàn cảnh của bà Aung San Suu Kyi thực đáng quan tâm, nhưng vì tây phương quá “đặc biệt” quan tâm nên có một điều gì làm lòng tin tưởng của dân bản xứ hơi sút giảm. Tây phương lại luôn sử dụng những kẻ đã được họ đào tạo trong các trường đạo Ki-tô hay có liên hệ gia đình với họ để quay lại làm lãnh đạo; chưa đủ, lại đánh bóng thêm bằng các giải thưởng quốc tế như Nobel. Nghe có cái gì hơi giống đối với các “người tù lương tâm” ở Việt nam?
Chuyện mới nhất gần đây là vào thượng tuần tháng 5, nhà cầm quyền Myanmar đã bắt giữ một người đàn ông Mỹ 53 tuổi tên John William Yettaw, gốc ở Nam Missouri, sau khi anh ta lội băng qua một cái hồ rộng để vào thăm Suu Kyi vài ngày. Tên này đã ly dị vợ năm 2002 rồi tái giá, đã có 5 con với vợ trước. Con thì gởi nhờ nhà bạn để bay sang Miến làm chuyện ruồi bu, hay là làm công tác mật? Dĩ nhiên là tên này bị nhà cầm quyền Miến kết án và… tên da trắng đã được Mỹ bảo lãnh mang về nước ngay. Tên Yettaw khai y là một cựu chiến binh, muốn làm một cuộc nghiên cứu tâm lý học về “chấn thương và tha thứ - trauma and forgiveness” và là một sinh viên ở Forest Institute in Springfield, Mo. Nhưng nhà trường lại bảo chẳng có sinh viên nào mang tên này đang học ở đấy. Sao mà rắc rối thế?
Thế là Suu Kyi vi phạm các điều kiện của án lệnh đang thụ và ngày 9 tháng 6 bị tống giam vào nhà tù Insein ở Yangoon. Điều kỳ lạ là án lệnh giam giữ tại gia của Suu Kyi sắp hết hạn trong vòng hơn một tuần thì sự cố xảy ra và Miến sẽ có một cuộc bầu cử vào năm tới. Ai đã giàn cảnh này để Suu Kyi luôn là một biểu tượng giam cầm cho tây phương ca tụng?
Hồi tháng 8, 2008, cựu thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej, đã tuyên bố với báo chí tây phương rằng “Tây phương dùng Aung San Suu Kyi như một khí cụ (chính trị). Nếu không vì Aung San Suu, thì họ đã có được một những cuộc thảo luận hữu ích với Myanmar.”
Không những bị thất bại liên tục trong việc xen vào nội tình của Myanmar; tây phương vẫn chưa chịu bỏ cuộc và đang khuyến khích dân thiểu số Karen với nhóm vũ trang Karen National Union (KNU) gây rối nội bộ ở phía tây Myanmar, nhưng gần đây, nhóm này trốn chạy sang Thái Lan khi bị quân đội Myanmar tảo thanh.
Ngày 14 tháng 6, Tổng thống Sri Lanka là Mahinda Rajapaksa đã đến tân thủ đô của Myanmar là Nay Pyi Taw và đã được đối tác chủ nhà là tướng Than Shwe, chủ tịch của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia Myanmar đón tiếp, để kết chặt thêm tình thân thiện và sự hợp tác mọi mặt giữa hai quốc gia Phật giáo và là cựu thuộc địa của đế quốc Anh. Myanmar là quan sát viên trong Hiệp hội Hợp tác Vùng Đông Nam Á (South Asia Association for Regional Cooperation: SAARC).
3. Thiên An Môn (Tiennianmen), Bắc Kinh:
Vụ đàn áp sinh viên cắm dùi ở Thiên An Môn, Bắc Kinh đã xảy ra cách đây 20 năm, đêm 3 rạng 4 tháng 7, 1989 dưới thời Đặng Tiểu Bình; nhưng tây phương vẫn dùng bộ máy thông tin tuyên truyền của mình hâm nóng trở lại hàng năm không biết cho đến bao giờ? Thế nhưng như ta đã thấy, Trung quốc bây giờ chứ không phải Trung quốc “bệnh phu” của những thập niên trước. Đời sống của dân chúng càng ngày càng được cải thiện theo đà tăng kinh tế của Trung quốc; theo thống kê thì nay có đà vượt cả Nhật để trở thành hạng nhì sau Hoa Kỳ; uy tín của Trung quốc trên thế giới vì thế cũng gia tăng đáng kể.
Bài học ở đây là sau cuộc cắm dùi của sinh viên và công nhân tại quảng trường Thiên An Môn trong suốt mấy tháng từ tháng 4, thất bại thì một số lãnh đạo bỏ trốn và liền được lén đưa sang Mỹ và tây phương tị nạn. Ban đầu họ rất hăng say trong các phong trào gây quĩ cho “Democracy for China Fund”, nhưng dần dần, họ hoang mang và tự vấn về việc làm của mình 20 năm trước, như Shen Tong nay là chủ tịch công ty làm nhu liệu điện toán VFinity. Kể từ 2001 Tong đã trở về thăm gia đình ở Beijing 6 lần và công ty của y đã tham gia vào cuộc trình diễn kỹ thuật ngoạn mục mở màn Beijing Olympics 2008 đại thành công. Chuyện đáng nói là Trung quốc là một nước lớn đang hiện đại hóa, kinh tế ngày nay gấp 6 lần thời 1980s; ngay cả World Bank còn phải công nhận là chỉ qua một thế hệ, đảng Cộng sản Trung quốc đã đưa 500 triệu dân ra khỏi nghèo đói; cho nên dù tây phương dùng bộ máy thông tin tuyên truyền tìm mọi cách dấy động nhưng mọi chuyện đều như muối bỏ biển rồi xẹp dần và biến mất.
4. Chuyện dài Xứ Hàn:
Triều Tiên bị chia cắt bởi tham vọng của các siêu cường từ năm 1948 thành hai nước thù địch dù cùng giòng giống. Còn gì đau xót hơn thế? Nam Hàn dần bị Tin Lành hóa và biến thành một phiên trấn của Mỹ. Trong mối đe dọa sinh tử ấy, Bắc Hàn nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân để đương đầu; thế là vùng đông bắc Á luôn là điểm nóng, chiến tranh có thể tái phát bất kỳ lúc nào.
a. Bắc Hàn:
Ngày 17 tháng 3, bỗng dưng từ phía Trung quốc xuất hiện hai kiều nữ được gọi là phóng viên TV người Mỹ gốc Hoa là Euna Lee và Laura Ling lạc đường sang… thiên thai Bắc Hàn để làm phóng sự (?) trong thời điểm có các cuộc thử nghiệm hỏa tiển tầm xa và bom hạt nhân; và dĩ nhiên bị công an biên phòng Bắc Hàn bắt giữ, rồi bị tòa án nhân dân kết án xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp để làm công tác gián điệp hồi đầu tháng 6 và bị kết án 12 năm khổ sai. Thế là tây phương có dịp bù lu bù loa… vi phạm nhân quyền. Thực ra đoàn của hai “tiên nữ” còn có “hai anh giai Lưu và Nguyễn” cùng đi, một anh tên là Mitch Koss mang máy quay và một anh thông dịch gốc Hàn; nhưng hai anh đã nhanh chân phóng lên “xe loan” giông mất để lại hai vị nữ lưu yếu đuối chạy theo không kịp.
Có người đọc tin thắc mắc tại sao mấy chị gốc Hoa này ở Cali không còn công tác nào khá hơn hay sao mà lại chơi trò mạo hiểm… đường rừng như thế này, và thừa biết hậu quả như thế nào rồi nhưng vẫn cứ làm… Chắc là phải theo lệnh “bề trên”. Đã vi phạm luật lệ của nước khác nhưng tây phương vẫn có quyền lên án kẻ khác là không thực thi nhân quyền. Quái thật!
Điều này làm ta nhớ lại một vụ tương tự của một nữ phóng viên Mỹ gốc Iran tên Roxana Saberi, đã bị bắt hồi tháng 4 và tòa án Iran kết tội 8 năm tù vì làm gián điệp cho Hoa Kỳ; nhưng sau những vụ đi đêm chính trị chị ta đã được trả về Mỹ hồi tháng 5. Quả là trong thời kinh tế suy đồi, nữ phóng viên lúc này có giá quá.
b. Nam Hàn:
Cựu tổng thống Roh Moo-Hyun, kẻ đã từng tuyên bố không bao giờ cong mình kowtow trước các ông chủ Mỹ, đã qua đời vì “lao xuống vực tự tử trong khi đi bộ” vào sáng ngày 23/5 ở núi Yangsan. Ông vốn nổi danh là người trong sạch, xuất thân nghèo khổ, tự mình vươn lên thành luật sư “nhân quyền” rồi tổng thống thứ 16 của Nam Hàn sau khi đắc cử vào tháng 2, 2003. Ông càng nổi tiếng vì từ một thế hệ yêu nước “phe chính nghĩa quốc gia”, muốn giành quyền độc lập cho dân Hàn khỏi các bàn tay thực dân cũ Nhật và mới Mỹ, và có thái độ hòa hợp với Bắc Hàn. Các đồng chí của ông đã lập ra đảng Uri Party (UP) và đã giúp đưa ông lên địa vị tối cao.
Dĩ nhiên, điều này không làm các ông chủ Mỹ hài lòng, lại gặp thời cường điệu của Bush con đang đánh đấm tùm lum nên đường sự nghiệp của Roh phải sớm tàn. Dù vậy Roh cũng phải vâng lệnh Bush gởi lính Nam Hàn sang Iraq để sát cánh đồng minh.
Không lâu sau khi tại chức, Roh đã gặp khá nhiều trắc trở với Nhật và Mỹ. Uy quyền tổng thống thường bị các dân biểu đảng đối lập Grand National Party (GNP) phá thối; ngay cả ngôi vị còn bị đòi truất phế bởi quốc hội Hàn. Roh buộc phải liên kết với GNP để lập đảng United New Democratic Party (UNDP), nhưng chính trường Nam Hàn càng ngày càng tệ. Dĩ nhiên, với nền “tự do ngôn… loạn” tài phiệt, thì Roh đã bị bộ máy truyền thông trong và ngoài nước bêu rếu chỉ trích đủ điều; và với nền “dân chủ” tư bản (nghe tựa như “ta bảo”), thì Roh đã bị thay thế qua cuộc “bầu cử” bởi Lee Myung-bak thuộc đảng GNP, một anh Cao Ly Tin Lành dễ dạy hơn vào năm 2008.
Khi ngã ngựa thì bao nhiêu ân oán giang hồ cũ tha hồ trút xuống, không những chỉ riêng Roh và gia đình mà toàn bộ đảng viên Uri, làm cho đảng này tan rã. Quả là sức mạnh kinh hồn của chủ nhân cầm “remote control”. Chính quyền mới liền ra sức điều tra các chuyện tiền bạc lem nhem và cáo buộc Roh, thân nhân và cận sự đã “tham nhũng” 6 triệu đô-la khi tại chức. Cuộc điều tra cứ kéo dài làm cho mọi người liên hệ không còn chịu nổi căng thẳng nên rốt cuộc Roh phải tìm lối thoát bi đát. Nền dân chủ học đòi nước nhỏ không có cơ chế bảo vệ người tiền nhiệm như hệ thống của chủ nên chuyện Roh “tự tử” không là chuyện động trời. Chỉ thương cho một kẻ yêu nước là nạn nhân của sự trả thù chính trị đen tối. Một cựu tổng thống còn bị đối xử như thế thì thân phận một người dân quèn ở Hàn quốc tuy được tiếng “tự do dân chủ và văn minh” còn thê thảm đến đâu?
Đó cũng là “thân phận nhược tiểu” dưới sự bao che của chú Sam; thuận ta thì sống nghịch ta thì… chết; có khác nào bài học của Diệm Nhu? Các chủ nghĩa “quốc gia dân tộc”, “ái quốc”, “độc lập” vv… chỉ là chiêu bài vớ vẫn làm rối rắm sách lược của siêu cường, trong khi nền kinh tế, quốc phòng, ngay cả tín ngưỡng của mình đã nằm trọn trong tay chú Sam.
VI. Lời Kết:
Khi bọn người chuyên đi cướp đất người khác đã tàn sát và đày đọa dân bản địa trong vòng nô lệ lâu dài, nay lại bày đặt nói chuyện nhân nghĩa, nhân quyền, tự do, dân chủ vào thời đại không thể nào tái diễn chính sách thực dân thì các lời ngoa ngôn xảo ngữ ấy có đáng được trân trọng không? Tựa như một giáo hoàng đến mãi thế kỷ 20 mới lên tiếng xin nhân loại tha thứ cho bảy núi tội lỗi mà tổ chức gian ác của mình đã phạm phải trong suốt gần hai ngàn năm phỏng có tác dụng gì? Hay cũng chỉ là trò chơi chính trị tựa như những quảng cáo hàng hóa ta thấy hàng ngày trên các kênh TV ở tây phương?
Càng xem càng phát ghét cho cái lối nói xạo không hề biết ngượng. Nó cũng phản ảnh lối sống của tây phương “xạo hết chỗ nói”.
Nhưng đối với đông phương, đạo đức giả không thể qua mặt được những dân tộc có nền văn minh và đạo học lâu đời. Những dân tộc này dùng tín ngưỡng để tự sửa mình vui người chứ không kết cấu nó thành một chủ thuyết để đi cướp của giết người mang vẫn hãnh diện nhân danh thần thánh.
Điều mà dân ở các nước nhược tiểu mong chờ ở tây phương hiện nay có lẽ là đừng nên xía vào chuyện nội bộ của nước khác dù dưới bất cứ danh nghĩa gì. “Mind your own business – MOB”. Họ nên hoàn hảo những khiếm khuyết vẫn còn có trong đời sống đạo đức xã hội hàng ngày ở nước họ. Nếu hay thì tự thành tấm gương để người dân nước khác bắt chước mà không cần phải bị ép buộc. Người đông phương thường có câu: Hữu xạ tự nhiên hương!
Rốt lại, kêu gọi thực thi nhân quyền, tự do, dân chủ là điều nên làm một khi mình làm với một tinh thần vô tư không bè phái phi chính trị. Nhưng nếu mình dùng nó như một vũ khí chính trị hầu mong can thiệp vào nội bộ nước khác thì nó bị hoàn toàn phản ứng ngược thê thảm. Vì sao? Vì nhân dân độc lập ở các nước Á châu không thể quên được lịch sử cận đại tang thương khi xứ sở họ, dân tộc họ đã từng bị bị tây phương đô hộ nô lệ hóa hết sức dã man trong thời kỳ thuộc địa. Họ phải hy sinh đánh đổi bao xương máu mới giành được độc lập tự chủ ngày nay, không lý gì lại lắng nghe những lời đạo đức đường mật của chính kẻ mới ngày nào đã tàn sát bóc lột nhân dân mình thậm tệ; tựa như con chó sói nham hiểm trùm mền đóng vai lão bà hiền lành trên giường để chờ nuốt sống cô bé choàng khăn đỏ.
Các dân tộc này nào phải ngu dại như các thế kỷ trước. Họ nhận ra rằng thà hy sinh đi một chút nhân quyền, tự do, dân chủ để đánh đổi lấy nền độc lập, tự chủ, sự toàn vẹn bản sắc dân tộc hơn là “cõng rắn vào cắn gà nhà, đem voi về giầy mã tổ” chỉ vì nhân danh văn minh tiến bộ.
Muốn sống chung hòa bình, có lẽ tây phương nên bỏ bớt cái tánh kiêu ngạo bắt nạt mọi người, lại còn phải học hỏi nghiên cứu rất lâu mới hiểu được triết lý nhân sinh và đạo lý của đông phương.
Tây phương với tiền của dồi dào cướp được trong thời thuộc địa, nay quyết dùng nó vào việc lũng đoạn nội tình nước khác, nhưng họ còn phải biết đối với nhân dân các nước nhỏ vũ khí còn lại mạnh mẽ duy nhất là “mãnh lực của lòng ái quốc bằng hy sinh”. Nó có sức đối kháng không kém phần hiệu quả so với đồng tiền. Tiền lắm khi mang hậu ý đen tối xấu xa, nhưng lòng ái quốc thì chắc là trong sáng.
Có lẽ tây phương rất thắc mắc vì sao trong quá khứ họ đã “bách chiến bách thắng” qua sách lược dùng đạo (Ki-tô) tạo đời đã thống trị được châu Âu, tóm lấy bắc Mỹ, rồi nam Mỹ, vươn qua châu Phi, giật lấy châu Úc; nhưng khi đến châu Á lại bị chận lại ở ven rìa bán khai Phi luật Tân? Họ chắc không ngờ một vùng đất xem ra kém mở mang lại có thể đề kháng lại được sức mạnh kỹ thuật cơ khí của mình. Có một lực cản trở nào đó cần phải tìm hiểu cho tường tận. Hay vì vùng này còn có các nền đạo học và văn minh vượt trội xa hơn nền văn minh Ki-tô mà tây phương thường hãnh diện?
Chúng đã có thể hoá giải được rất nhiều vấn nạn mà sinh tồn qua bao thời đại tiền thực dân. Có lẽ vì thế mà ngày nay, tây phương đang du nhập và cố nghiên cứu xem tinh tuý nằm ở chỗ nào của các đạo giáo Đông phương mà chủ yếu là Phật và Ấn giáo, để khéo vận dụng vào việc xâm nhập Á đông.
Câu hỏi lớn sẽ được đặt ra: “Các cố đạo, giáo sĩ Ki-tô đã bất lực trong việc bành trướng ảnh hưởng của tây phương ở vùng đất này; tại sao lại không dùng ngay chính những tăng sĩ và đạo sĩ đã được đào tạo ở đây để tái xâm nhập vào cộng đồng ấy?” Từ lâu, tây phương đã nuôi dưỡng nhiều tổ chức giả danh Phật giáo của dân tị nạn từ các quốc gia Á châu, nhất là Việt Nam, Tây Tạng, Trung Quốc để làm bình phong chống đối lại chính phủ tương ứng. Nay đã có khá nhiều anh “đầu tròn áo vuông” thuộc nhóm dân thiểu số Á châu tị nạn đã và đang hăng say gia nhập vào hàng ngũ của các thành phần này, nhưng chưa làm nên đình đám gì. Nhưng mưu đồ bành trướng của tây phương là một sự đầu tư lâu dài, có thể chờ đợi được. Không vội.
Dù bọn lưu vong phản động ở các xóm đạo Vịt hải ngoại tiếp tục nhai lại điệp khúc của bài hát đòi “nhân quyền, tự do, dân chủ” soạn bởi đấng bề trên tây phương; bỗng một bản tin mới nhất của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) vào ngày 4/6/2009 cho hay Việt Nam đứng thứ 39 trong danh sách các nước an toàn nhất thế giới theo Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (GPI) năm 2009 do tổ chức phân tích kinh tế uy tín Economist Intelligence Unit (EIU) thu thập cho Viện Kinh tế và Hòa bình. Chỉ số GPI được đánh giá dựa vào các yếu tố như chiến tranh, xung đột, việc tôn trọng quyền con người, số các vụ giết người, số người bị cầm tù, tổng lượng mua bán vũ khí và mức độ dân chủ. New Zealand dẫn đầu, và Mỹ đứng thứ … 83 ! Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì Malaysia đứng ở vị trí 26, tiếp đó là Indonesia 67, Philippines 114, Thái Lan 118 và Myanmar 126.
EIU có uống lộn thuốc không đây? Hay là ba cái chuyện “nhân quyền, tự do, dân chủ” chỉ là đồ ruồi bu, nghe qua rồi bỏ, đừng nên bận tâm vô ích.
Thiên Lôi
Tháng 7. 2009
Bác Thiên Lôi phang búa hay lắm, em cũng hay đọc bác ấy.
ReplyDeleteMấy cái vụ này thì ở nông thôn VN còn lạ gì. Mới đây thôi, tháng 3/2011, dân biểu tình kiện cho là quan chính quyền bồi thường đất đai giải toả không thoả đáng, hô lên bọn quan này quan kia của Chính quyền ăn cướp của dân.v.v.. bắt luôn cả quan chức Công an huyện giam lỏng đòi yêu sách.
ReplyDeleteMấy đứa chống Cộng nghe bóng nghe gió tchuyện đó tưởng bở ăn, tưởng thời cơ tới nơi, ầm thầm "gây dựng cơ sở trong cái gọi là dân oan".
Hóa ra mịa nhầm. Dân tình đa số người ta cần chính sách minh bạch công bằng hơn thôi, chứ mấy vụ xúi chống Cộng thì người ta trả lời quên mịa đê..ê..ê.. và tố ngược lại cho Chính quyền biết.
Hic !
Vụ biểu tình ấy chẳng thấy ma ôn nào trên mạng đưa tin cả, trong khi dân hàng nghìn người biết, điện thoại di động quay phim đầy ra. Thế mới biết đâu phải hễ có chuyện là dân tung Clip lên mạng đâu, đâu dễ cho ai lợi dụng.
Dân VN có thể giỏi chịu đựng nhưng chính quyền nào lạng quạng cũng phải coi chừng. Cho dù chính quyền hiện nay có thối nát đến độ phải lật đổ thì tốt nhất là vẫn là đánh giết nhau cũng được nhưng không thể để cho diều hâu đế quốc nó nhào vô thì mất hết lần này.
ReplyDelete