Thursday, August 21, 2008

Thiên Lôi - Bài Học Georgia

1. Thượng tuần tháng 8 năm nay, trong khi thế giới đang chúi mũi vào máy truyền hình để theo dõi và tán thưởng những màn biểu diễn ngoạn mục của lễ khai mạc thế vận hội Beijing thì ở tận trời tây trận chiến thần tốc ở Georgia, một xứ trong Liên Bang Soviet cũ đã làm mọi người giật mình.

Ngày nay với những tiến bộ về điện tử và vệ tinh, tin tức đi nhanh như gió chứ chẳng còn như thời 50s hay 60s chuyện chiến sự nóng bỏng phải mất đến mấy ngày sau nhật trình mới đăng, mất cả thời gian tính.

2. Vai trò truyền thông vì thế càng ngày càng chiếm ưu thế; thế lực nào cũng muốn độc tài tuyên truyền cho chiêu bài phục vụ quyền lợi của mình. Sự thật thường bị biến dạng tùy theo lập trường của kẻ tung tin. Sự hiểu biết thế sự của người dân càng ngày càng lệch lạc tùy theo phương tiện mình sở hữu, mà đại đa số quần chúng nghèo khổ trên thế giới cơm còn không đủ ăn thì lý gì đến các kỷ thuật truyền thông; vì thế khối quần chúng này vẫn còn là đối tượng cho các thế lực tham độc nhồi sọ, bóp méo trắng đen. Ngay cả khối người Việt di dân ở hải ngọai, nhất là ở các xóm đạo, tạm gọi là “dân Vịt xóm đạo”, vẫn còn chịu ảnh hưởng của các bộ máy tuyên truyền của thế lực đen nên tư duy vẫn còn như sống ở thời trung cổ, “phúc cho những ai không thấy mà tin” và ở diện rộng xem ra chẳng tiến bộ thay đổi được chút nào.

Tui có thói quen đã lâu khó bỏ là hầu như sáng nào trước khi “vác cuốc ra đồng” đều bật máy vi tính vào trang news.google vừa nhâm nhi cà phê vừa theo dõi thời sự trên thế giới. Điều tiện lợi của trang này là nó trình bày tổng thể tin tức (chủ yếu vẫn là Âu Mỹ - xem như thế giới chẳng còn ai đáng nói) dưới dạng tiêu đề nên dễ chọn tin mà đọc. Càng thấy chuyện khổ đau của nhân lọai, nhất là ở các nước nghèo, gây ra bởi chiến tranh liên tục do các tổ hợp tài phiệt tư bản tây phương nhân danh “tự do, dân chủ”; ta càng thấy rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của các thế lực này. Mọi chuyện đều vì các mỏ dầu. Tên lái buôn nào cũng lừa bịp cả; càng tham lam quyền lực và của cải thì càng vô đạo đức. Vẫn bổn cũ soạn lại từ thời mượn danh thánh chiến cho “văn minh Ki-tô” để đi cướp bóc và gieo bao tang tóc cho đồng loại.

3. State-controlled media. Có điều đáng nhắc lại là trước kia khi còn ở miền Nam Việt nam dưới các chế độ đạo phiệt Ca-tô; tui thường nghe các “bậc thức giả gốc nhà thờ, ăn tiền viện trợ Mỹ” chuyên dịch các bài tuyên truyền từ sách báo của “tòa thái thú chú Sam” ca tụng hết lời sự chuyên nghiệp đạo đức cao và rất vô tư của ngành truyền thông báo chí tư nhân của Mỹ. Nay ở trong chăn mới biết chăn có rận nên từ đó rất thất vọng đâm ra nghi ngờ về những sự việc được truyền thống báo chí Mỹ loan báo. Rốt lại nó cũng chỉ là một bộ máy tuyên truyền nhồi sọ đồ sộ và tinh vi của tập đòan tài phiệt Mỹ cốt bảo vệ quyền lợi của mình, mà chính phủ chỉ là những kẻ đã được tập đòan này chi tiền đưa ra làm đại diện cho họ. Cả một bộ máy thanh lọc tin tức và chỉ cho quần chúng biết được những tin gì mà tập đoàn này muốn tiết lộ.

Giới truyền thông báo chí Mỹ thường tự hào mình là những cơ quan do tư nhân điều hành nên rất “vô tư”, và sẵn sàng bêu rếu những cơ quan truyền thông từ các nước thiếu thân thiện là những “state-controlled media”; nhưng ai mà chẳng biết media của Mỹ đều do bàn tay bí mật điều khiển để đi sát với chính sách đường lối của tập đoàn tư bản, hay “corporation-controlled media” thì nào có khác gì? Do đó mọi tin tức loan tải dù từ các hãng khác nhau đều có nội dung với chi tiết tương tự nhau; rồi lại được nhân rộng ra bởi bọn ruồi bu nhai lại. Nhiều bản tin hay bình luận cốt làm ra vẻ khách quan bằng cách ghi lại lời phát biểu của những nhân vật hàn lâm chính trị của viện này viện nọ... nhưng rốt lại cũng là phe ta. Khó mà tìm được những ý kiến phản biện bất lợi cho Mỹ trên các luồng thông tin chính; vì thế vai trò tẩy não quần chúng thế giới của giới truyền thông báo chí Mỹ là cực kỳ quan trọng cho các chính sách của Mỹ.

4. Duy tuệ thị nghiệp. Tập đòan tài phiệt Mỹ, sau bao nhiêu năm nghiền ngẫm đã tạo dựng ra được một thể chế lưỡng đảng để thay phiên nhau gánh vác công việc theo chu kỳ kinh tế thịnh suy, và đồng thời xả xú-páp bất mãn của quần chúng để nhân dân cả tin rằng mình có quyền thay thế được chính phủ qua lá phiếu. Người dân quen hưởng thụ như bầy gà kỹ nghệ được nuôi đầy đủ trong chuồng nào thấy rằng giới tài phiệt đã thiết kế ra được một cơ chế thay đổi giới lãnh đạo mà không cần đảo chánh lật đổ gây hỗn loạn và thiệt hại đến quyền lợi kết xù của họ. Họ rất sợ những cuộc cách mạng đẫm máu trong đó giới cầm quyền bị hành hình như 1789 ở Pháp hay 1917 ở Nga.

Nhưng mỹ từ tự do dân chủ, tự do đầu phíếu ... chẳng qua là để lòe thiên hạ. Và ngay ở Mỹ, người dân chỉ được chọn người của một trong hai đảng được tập đoàn đưa ra cầm quyền mà thôi. Không còn một thứ chọn lựa nào khác. Vai trò đánh bóng thể chế là công việc có hợp đồng được giao cho giới truyền thông báo chí Mỹ. Có anh phó thường dân độc lập nào oai hùng tự mình ra ứng và tranh cử vào bất kỳ vai trò nào của hệ thống chính trị Mỹ mà không nằm trong hộ tịch đảng viên của hai bộ máy đảng đồ sộ này? Cứ bốn năm họ lại cho tiến hành mùa tranh cử và đại hội đảng dai dẳng vv... rất ư tốn kém cả hằng trăm triệu đô la tựa như một showbiz của Hollywood cho bàng dân thiên hạ giải trí, lại làm giàu thêm cho bộ máy truyền thông báo chí vốn nằm trong tay một nhóm dân... được Chúa chọn. Người dân nghe hết mùa này qua mùa nọ biết bao hứa hẹn đổi thay mà nào có thay đổi được gì; mọi việc rồi đâu lại vào đó mà phục vụ cho quyền lợi của tài phiệt tư bản mà thôi.

Ở đây cũng nên nói rõ một điều rằng chính sách đối ngọai của nước nào cũng muốn lợi và làm giàu thêm cho mình mà thôi; và nước càng hùng mạnh thì nạn nhân chính là các nước nhỏ, mà càng vô phúc hơn khi nhược tiểu quốc lại nằm trên nguồn tài nguyên mà nước lớn ước mơ. Dĩ nhiên các chính sách đối nội cho dân mình thì hoàn toàn khác đối với ngoại nhân. Và ai cũng phải công nhận là đời sống ở Mỹ thì không nước nào theo kịp; nhưng không có nghĩa là những gì Mỹ làm ở các nước khác đều từ thiện chí tốt lành cả. Vì thế khi ta nghe nói Mỹ đem “tự do dân chủ” đến nước khác thì đến tết maroc nó mới giống thể chế của Mỹ mà có nghĩa là bắt nước ấy phải thay đổi thể chế nhân sự để Mỹ dễ sai bảo. Việc thực thi tự do dân chủ ở các tiểu quốc thì cần xài nhiều tiền mà chú Sam thì không thiếu. Chú bỏ con tép chú câu con tôm; có mất gì đâu.

Ngẫm sự đời cũng hay. ‘Nhóm dân được Chúa chọn’ này, vốn giỏi về việc lượm bạc cắc, đã nặn ra được cuốn Cựu Ước, nhồi sọ được dân nhẹ dạ của cả một trời Âu-Mỹ hằng mấy ngàn năm, làm thay đổi lối tư duy của con người; nay lại cũng chính ‘dân được Chúa chọn’ này lại tiếp tục nhồi sọ nhân loại với những phương tiện truyền thông độc quyền và tinh xảo trăm ngàn lần hơn cuốn Cựu Ước, và vẫn luôn theo chỉ đạo của chủ thuyết độc thần. Thần này hết ở bên tây nay dời sang ở bên Mỹ; và dĩ nhiên ‘dân được Chúa chọn’ phải chạy theo phụng vụ Chúa bén gót chứ. Dân nào không thờ thần Mỹ thì chỉ có con đường... khốn nạn.

Vì thế khi đọc tin tức, muốn cho được vô tư bà con phải đọc từ nhiều nguồn khác nhau, chớ vội tin ngay những điều được in ấn, và phải có một tinh thần thông khoáng để dễ tiếp thu mọi quan điểm mà rút ra cho mình một nhận định riêng. Đó cũng chính là “Duy tuệ thị nghiệp”; chớ để kẻ khác lừa mị.

5. Trở lại với cuộc chiến chớp nhoáng ở Georgia. Khởi đầu vào tối ngày thứ năm 7 tháng 8, vào lúc Thế vận hội ở Beijing khai mạc, tổng thống xứ này là Mikheil Saakashvili ra lệnh quân đội nhỏ bé của mình, mở cuộc tấn công tái chiếm bất ngờ vào thủ đô Tskhinvali của vùng ly khai Nam Ossetia có đa số cư dân gốc Nga và mang thẻ công dân Nga. Vùng Nam Ossetia ở đông bắc và vùng Abkhazia phía tây bắc, tuyên bố độc lập khỏi Georgia vào giữa 1990s.

Chủ tâm của Saakashvili là muốn lợi dụng thời điểm thế giới đang chú tâm vào thế vận hội, và hình như đã được Mỹ bật đền xanh qua việc ngoại trưởng Mỹ Rice đến thăm Saakashvili tại thủ đô Georgia một tháng trước đó, tức ngày 10 tháng 7, bàn đến cách giải quyết các vùng ly khai. Điều này làm nhiều người nhớ lại vụ tương tự khi một phái bộ ngoại giao Mỹ đến Baghdad thăm Saddam Hussein trước khi ông ta tấn công Kuwait. Thêm nữa tổng thống Bush giả vờ say mê theo dõi các trận đấu thể thao ở lì tại Beijing đến 4 ngày để trông chờ tin tức. Saakashvili hy vọng cuộc tấn công tái chiếm dễ thành công và đặt thế giới trước một sự đã rồi. Nhưng quả là một cuộc tính tóan sai lầm trầm trọng ngay từ trong trứng nước.

Sau khi Saakashvili xua quân tấn công Tskhinvali với các loại vũ khí hiện đại của Mỹ viện trợ, lính Georgia đã giết chết khoảng 2 ngàn thường dân và biến 50 ngàn người Ossetia thành dân tị nạn chạy về phía Nga. Dĩ nhiên chính phủ Nga không thể ngồi yên nhìn công dân mình bị sát hại; thế là con gấu Nga vươn vai gầm lên tát cho Georgia một cái vỡ mặt. Ngày hôm sau, ngày có ba con 8 (8/8/08) một lực lượng quân sự hùng hậu của Nga phối hợp bộ binh, không quân, hải quân và nhiều thiết đoàn T-72 đã vượt biên giới đánh tan các đội quân của Georgia và trong vòng 5 ngày tiến gần đến cửa ngỏ của Tbilisi, và chiếm đóng gần một nửa lãnh thổ của nước này. Châu Âu, mà đại diện là tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, lúc này mới giật mình nhảy vào thương thuyết cho một cuộc ngưng bắn; và dĩ nhiên chính trường tây phương được lệnh gào lên một trận võ mồm đả kích Nga thậm tệ. Bush cũng phát biểu nhiều câu võ biền đe doạ trịch thượng từ xa, nhưng Âu Mỹ chịu bó tay nhìn gấu Nga cắn xé con mồi Georgia mình đã nuôi dưỡng lâu nay mà chẳng giám động thủ như đối với các nước nhược tiểu khác.

Làm một nước lớn và hùng mạnh như Nga cũng sướng thật. Buồn cười nhất là Âu Mỹ giở lại bài ca yêu cầu Nga “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước khác” mà quên mình đã làm gì ở Iraq, Afghanistan, Grenada, Panama vv.. trước đây. Thì ra kẻ mạnh luôn có quyền nói chuyện đạo đức giả, và nhược quốc chỉ đứng há mồm ra nghe.

Có điều khó hiểu là với hệ thống tình báo Mỹ siêu hạng với vô số vệ tinh, trang thiết bị và người nằm chằng chịt khắp nơi không phát hiện ra được sự điều quân phản kích rầm rộ của Nga. ‘Thế lày nà thế lào?’

Khi bị Nga phản kích, quân đội Georgia được Mỹ huấn luyện và trang bị tận răng, tương tự như cái gọi là QLVNCH trước đây, đã bỏ chạy như vịt, quăng cả cờ trắng thập giá đỏ trước sự tiến quân của Nga. Mỹ hy vọng ít ra thì lính Georgia cũng ráng kháng cự quân Nga được vài ngày trên bộ ở vùng đèo hiểm yếu Kodori hay hầm Roki, hay đánh du kích cầm chân Nga để tây phương đủ thời gian nhẩy vào can thiệp, cứu vãn được tình hình. Nhưng không; họ chỉ lo “di tản chiến thuật” vất cả căn cứ và súng ống chạy về thủ đô Tbilisi... chờ Mỹ bốc. Quân Nga đã tóm được toàn bộ chiến lợi phẩm vũ khí tân kỳ của Mỹ.

Nga đã khôn ngoan dừng quân đúng lúc, không tấn công Tbilisi để Âu Mỹ có cớ can thiệp và chỉ ngưng bắn với những điều kiện mình muốn. Nếu Nga tiến vào Tbilisi thì chắc bầu đoàn lãnh đạo Georgia leo trực thăng bay ra tàu bè Âu Mỹ ở Hắc hải để được bốc đi tị nạn ở tân thế giới. Tiếc hùi hụi. Bởi nếu sang được đến đất Mỹ an toàn thì phe ta sẽ bắt chước dân Vịt xóm đạo tiếp tục kéo cờ thập giá... mà biểu tình suốt đời đã đảo “Cộng Sản Nga Soviet”, í chết nói lộn nói lại: “quân Nga xâm lược” để phục vụ... thần Jehovah Mỹ và thần đô-la chứ! Gọi là dân Vịt xóm đạo bởi vì chúng cứ cạp cạp suốt ngày mà chẳng làm nên trò trống gì ráo, để ích quốc lợi dân.

Các bình luận gia chính trị trên thế giới được dịp đua nhau giở trò “rờ mu rùa bói quẻ”. Từ lâu tui chúa ghét cái màn các “pundits” được các đài TV chính lôi lên màn ảnh đua nhau nói hưu nói vượn kiếm ăn mỗi khi có sự kiện gì quan trọng. Với tui “pundits” nghe từa tựa như “bandits". Thôi thì thượng vàng hạ cám, ngôn xuất vô tội vạ đủ lọai tùy theo lập trường nghiêng ngả về phía nào. Nhưng như ta đã biết truyền thông báo chí Mỹ tha hồ bề hội đồng tả tơi chú gấu Nga, và bênh vực “em bé nạn nhân Georgia” phe ta không tiếc lời; đúng như lệnh (hay đơn đặt hàng hậu hỉ) của tòa Nhà trắng.

6. Vậy thì cớ sự ra sao? Từ đâu mà đất bằng dậy sóng? Có rất nhiều nguyên nhân xa và gần; nhưng… rốt lại vẫn là chuyện “Vì các mỏ dầu khí ở Trung Á”.

Sự thịnh vượng của kinh tế và kỹ thuật Âu Mỹ, mà đầu nậu tài phú đều nằm trong tay của nhóm dân được Chúa chọn, càng ngày càng lệ thuộc vào xăng dầu tựa như một con quái vật khát máu hút mãi vẫn không hề thoả mãn. Ngay từ thế kỷ 19, Âu Mỹ đã tính kế hoạch khai thác và kiểm soát các mỏ dầu khí khổng lồ trên thế giới, lớn nhất ở Trung đông kế đến là ở Trung Á; còn các mỏ dầu bên thềm lục địa của xứ sở mình thì cứ giử nguyên cho an toàn chiến lược. Xài của bọn nó trước cho hết đã rồi tà tà dùng của mình sau, không muộn. Họ đã không ngần ngại cho dựng lên một nước nhỏ bé cho ‘dân được Chúa chọn’ trong lòng địch ở Trung đông để làm đầu cầu quân sự khi cần thiết.

Sự ra đời của các chính thể cộng sản ở hai nước Nga và Trung quốc sau hai trận đại chiến đã làm cho Âu Mỹ bàng hoàng, và phải tìm mọi cách đánh sập cho bằng được với sự tiếp tay của Vatican. (Do đó mà dân Vịt xóm đạo được Vatican nhồi sọ “phải chống cộng cho thần Jehovah Mỹ” cho đến... ngày tận thế). Soviet chịu đựng không thấu phải tan rã vào năm 1991 sau gẩn 60 năm mang giấy khai sinh. Trung quốc cũng nhìn thấy được dã tâm chiến lược của Âu Mỹ định thọc vào sườn phía tây của mình mà nhào vào các mỏ dầu ở Trung Á nên đã nhanh tay chiếm lấy Tây tạng vào năm 1959. Bởi cứ để mấy ông Lạt ma suốt ngày ngồi gật gù thì tây nó lẻn vào nhà cướp của giết người lúc nào không hay.

Đáng tiếc là các Lạt ma chỉ giỏi ngồi thiền chứ không khéo léo về chính trị nên đã không giàn xếp được việc tự trị của Tây tạng, và rơi vào cái bẩy “tự do, dân chủ” của tây phương để biến thành công cụ chính trị cho bọn này. Mấy ông sư Việt nay cũng bày đặt lao nhao thương khóc Tây tạng mà không biết lo tự cường cho cộng đồng bản thân; cứ chia rẽ nhau mãi đến lúc tây nó đem thập giá cắm trên các ngôi chùa hoang một lần nữa thì ai sẽ thương khóc cho mình? Lại ngồi viết sử kể chuyện đời xưa chăng?

7. Sau giai đoạn Liên bang Soviet tan rã dẫn đến kinh tế kiệt quệ, nước Nga đã cắn răng chịu nhục nhã trước sự lấn át liên tục của Âu Mỹ. Các nước chư hầu ở đông Âu cũng dần dần ngả vào vòng tay Âu Mỹ. Biên địa an toàn của Mỹ càng ngày càng mở rộng đến sát nách Nga, vi phạm các mật ước Yalta sau đệ nhị thế chiến. Uy tín của Nga trên chính trường thế giới suy giảm thê thảm, tiếng nói của Nga chẳng được tây phương coi trọng.

Mỹ trở thành thần Jehovah độc tôn, độc tài, kiêu căng hô phong giáng vũ vô tội vạ vào bất cứ nước nào không qui phục. Mỹ đã biến thành một tên háo chiến bạo tàn không như hình ảnh mã thượng, hào hiệp, cứu nhân độ thế mà Hollywood thường đánh bóng, làm cho thế giới dần xa lánh; đơn cử là tổng thống Bush đi đâu cũng bị dân chúng thế giới la ó đã đảo. Những trò cấm vận, cô lập, bao vây kinh tế đối với các nước nhỏ cứ được lôi trong túi hồ lô ra làm như chuyện bình thường mặc cho sự đau khổ của thường dân vô tội ở các nước ấy gánh chịu. Tàu bò, máy bay, vũ khí tha hồ kéo đến bất cứ nơi nào trên thế giới để vơ vét quyền lợi về mình, và để hăm he “tự do, dân chủ”, có khác gì thời tây thực dân ở các thế kỷ 16, 17 cũng lấy cớ “văn minh Ki-tô” để đi ăn cướp xứ người... Luật lệ quốc tế được diễn giảng lại theo ý muốn của Mỹ. Liên Hiệp Quốc biến thành công cụ chính trị cho các đường lối của Mỹ. Thấy 5 nước trong Hội đồng bảo an không ăn ý với mình, Mỹ liền lập ra vô số tổ chức hằm bà lằng nào là G-7 rồi G-8, các liên minh NATO, CENTO, SEATO (các tổ chức sau đã lổi thời bị dẹp bỏ), APEC, WTO... để lúc nào mình cũng làm Chúa trùm thiên hạ.

Điều này đã từng được Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn chính trị cho tổng thống Mỹ Jimmy Carter nhắc đến trên Kavkazcenter website khoảng hai tháng trước khi Georgia mở cuộc tấn công. Brzezinski lại là thiết kế viên cho cuộc chiến du kích Mujahadin chống Sô Viết ở Afghanistan vào những năm 1980s trước đây. Ông ta còn là tác giả cuốn "The Grand Chessboard - American Primacy and its Geostrategic Imperatives" xem như là ấn bản thế kỷ 21 nối tiếp của Great Game ở thế kỷ 19, với dụng ý muốn mượn chiêu bài chống khủng bố để thâm nhập vào vùng Trung Á; quyết cắt vụn nước Nga, bao vây Trung quốc để kiểm soát các mỏ dầu không lồ ở đấy. Trong sách có đoạn viết: "Ever since the continents started interacting politically, some five hundred years ago, Eurasia has been the center of world power.....The key to controlling Eurasia is controlling the Central Asian Republics."

Nhóm Tân bảo thủ thân Do thái trong đảng Cộng Hòa dưới thời Bush con đã bị sa lầy ở Trung đông nên không có cơ hội thực hiện ý kiến của Zbigniew Brzezinski về Trung Á. Nay nhóm Brzezinski, Albright, Holbrooke tự gọi là "Imperialist A-Team think tank” đang ráo riết ủng hộ ứng cử viên Barack Obama, hy vọng anh Mỹ đen này, nếu thắng cử sẽ thực hiện ý định của họ. Giới truyền thông báo chí Âu Mỹ được gợi theo ý này đang tìm đường lối tuyên truyền ráo riết và liên tục chống “sự xâm lăng” của Nga.

Nhiều người, như Robin Cook, cựu ngoại trưởng Anh từ 1997-2001 tiết lộ rằng việc CIA, qua "Operation Cyclone" đã nuôi dưỡng nhóm mujahideen gồm Taliban và Al Queda của Osama bin Laden tiến hành du kích chống Soviet (jihad) thành công ở Afghanistan năm 1989 đều nằm trong một chiến lược lớn của Mỹ để khai thác các mỏ dầu khí ở Trung Á dẫn qua Afghanistan đến biển Arab của Pakistan, cho nên ta không lạ gì khi Mỹ ủng hộ Pakistan hết mình ở vùng này. Nhưng Mỹ không ngờ gặp phải nhóm Taliban tinh khôn, chỉ muốn mượn cọp đuổi gấu để giành lại đất nước cho Muslim, nên mọi chuyện không như ước tính của Âu Mỹ và cuộc chiến “chống khủng bố” sa lầy vẫn còn đang tiếp diễn.

Vì thế dưới thời Clinton sau những nỗ lực chiến lược của Âu Mỹ cốt chia rẽ Nga với các nước Trung Á trong khi Nga bị suy nhược, đã tập trung nỗ lực đặt đường ống dẫn dầu khí Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC line) hoàn tất năm 2005, dài 1,100 miles tải mỗi ngày 850,000 thùng (hay 1% nguồn cung cấp toàn cầu, nhưng hầu hết đều chở đến các nước Âu Mỹ). Đường dẫn dầu này đã được các tổ hợp dầu khí Exxon Mobil và ConocoPhillips xây cất và BP điều hành, tổn phí 4 tỷ đô la xây dựng đi từ Azerbaijan xuyên qua Georgia đến cảng Ceyhan của Turkey không sợ bị Nga kiểm sóat. Vì thế mà bấy lâu nay Âu Mỹ lôi kéo Turkey vào NATO, dù nước này theo Muslim. Lạ gì, đối với tư bản, không có thù hay bạn chỉ có quyền lợi là trên hết!

Việc Mỹ thuyết phục chính quyền nước Kazakhstan cho đặt căn cứ gọi là để chống quân khủng bố Taliban ở Afghanistan đã thất bại vài năm trước. Thực ra là Mỹ muốn đặt ống dẫn dầu khí trên đất Kazakhstan từ Trung Á đổ xuống biển Arab cho gần. Vì thế một khi Nga kiểm sóat được ống dẫn BTC thì chỉ còn có một đường dẫn duy nhất chạy từ mỏ Tengiz ở Trung Á do tổ hợp Chevron đầu tư lớn nhất phải chạy qua Caspian Pipeline Consortium dọc bờ biển phía bắc của vịnh Caspian đến hải cảng Novorossiysk của Nga ở Hắc hải. Nhiều đề nghị cho mở thêm các ống dẩn khác trong vùng đều không được Nga chấp thuận.

8. Sự nhục nhã chịu đựng của Nga qua các giai đoạn có thể tóm lược như sau:

a) Các chính quyền Clinton và Bush đã liên tiếp lấn át Nga trong vùng Balkan với sự tan rã của đồng minh Nga là Yugosvakia dẫn đến Kosovo tuyên bố độc lập từ Serbia vào ngày 17 tháng 2 năm 2008 với sự yểm trợ của Âu Mỹ, mặc dù Nga cương quyết phản đối.

b) Nhóm tân bảo thủ trong chính quyền Bush xem thường vai trò của Nga trên chính trường quốc tế, mặc dù ban đầu Nga đã tõ thiện chí hợp tác ngay sau vụ 9/11. Âu Mỹ xâm lăng Iraq một cách vô tư, xem Nga không có kí lô nào cả.

c) NATO ve vãn các chư hầu cũ của Liên bang Soviet. Âu-Mỹ xem thường hiệp ước ABM. Mỹ lại bàn chuyện đặt giàn hoả tiển ở Poland và Czech Republic, cựu chư hầu của Nga, lại già mồm bảo là để ngăn ngừa phi đạn của Iran bắn đến châu Âu.

d) Bush còn đi xa hơn nữa bằng cách đem chiêu bài “tự do, dân chủ” đi rao bán ở các nước cựu chư hầu của Nga, và xúi giục sự thù hận chống Nga và yểm trợ cho những tên hoạt đầu học ở Mỹ, thân tây phương, rành Anh ngữ nắm giữ các vai trò lãnh đạo như cuộc cuộc cách mạng cam (Orange Revolution) ở Ukraine, và cuộc cách mạng hồng (Rose Revolution) ở Georgia vốn lệ thuộc của đế quốc Nga từ xưa.

e) Riêng với Georgia sự giao hảo không mấy được êm ái, nhưng bao lâu nay nhờ tài lãnh đạo của Eduard Shevardnadze, cựu ngoại trưởng Soviet đã giữ cho sóng êm bể lặng cho mãi đến khi Mikheil Saakashvili, một tên trẻ người non dạ và bồng bột háo thắng lên thay vào năm 2003 đã làm cho giọt nước tràn ly.

Mikheil Saakashvili đã bị Mỹ cho ăn bùa mê thuốc lú, trong vòng 4 năm đến thăm Bush 3 lần năn nỉ xin được cho vào NATO nhưng tây phương e dè chỉ hứa hẹn mà thôi. Saakashvili cố ra công khuyển mã, hăng say nhận làm “tiền đồn chống Nga” cho Mỹ, chịu gởi 2,000 lính sang phục dưới trướng của Mỹ ở Iraq, lại cho các tổ hợp dầu của Âu Mỹ đặt đường ống qua thủ đô Tbilíi, qua mặt Nga. Trong mối giao hảo ấm ớ ấy Saakashvili tưởng Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp khi bị Nga phản kích, nhưng Âu Mỹ cứ bình chân như vại làm cho quân Georgia tan tác. Mikheil Saakashvili liền nổi doá chửi Mỹ là tráo trở khi Rice đến Tsibili ép ký ngưng bắn. Ôi nỗi đau của thân phận nhược tiểu khi quá tin vào đàn anh.

9. Đã 200 năm Mỹ dựa vào chủ thuyết Monroe - “hands off the Americas” –cương quyết dùng chiến tranh để mình làm chủ nhân ông duy nhất ở Mỹ châu, trong khi lại coi thường sự an ninh của Nga từng là một siêu cường. Trong một cuộc hội nghị về an ninh châu Âu ở Munich gần 2 năm trước, Putin đã mạnh mẽ chống lại chủ thuyết của Bush và vai trò thống trị thế giới của Mỹ. Ngay sau đó đám trí thức phương tây nhất là ở Council on Foreign Relations và American Enterprise Institute lên án Putin và xếp ông ngang với các kẻ thù khác của Mỹ như Ahmadinejad, Chavez, Castro, Morales, Mugabe vv… những nhà lãnh đạo nước nhỏ cứng đầu không chịu nghe lệnh của chú Sam.

Tưởng cũng nên ghi lại đọan diễn văn hùng hồn của Putin mà giới truyền thông báo chí Âu Mỹ đã không đăng chi tiết (để quí độc giả tham khảo – xin miễn dịch):

“The unipolar world refers to a world in which there is one master, one sovereign - one center of authority, one center of force, one center of decision-making. At the end of the day this is pernicious not only for all those within this system, but also for the sovereign itself because it destroys itself from within.… What is even more important is that the model itself is flawed because at its basis there is and can be no moral foundations for modern civilization.

Unilateral and frequently illegitimate actions have not resolved any problems. Moreover, they have caused new human tragedies and created new centers of tension. Judge for yourselves - wars as well as local and regional conflicts have not diminished. More are dying than before. Significantly more, significantly more!

Today we are witnessing an almost uncontained hyper-use of force – military force – in international relations, force that is plunging the world into an abyss of permanent conflicts.

We are seeing a greater and greater disdain for the basic principles of international law. And independent legal norms are, as a matter of fact, coming increasingly closer to one state’s legal system. One state and, of course, first and foremost the United States, has overstepped its national borders in every way. This is visible in the economic, political, cultural and educational policies it imposes on other nations. Well, who likes this? Who is happy about this?

In international relations we increasingly see the desire to resolve a given question according to so-called issues of political expediency, based on the current political climate. And of course this is extremely dangerous. It results in the fact that no one feels safe. I want to emphasize this – no one feels safe! Because no one can feel that international law is like a stone wall that will protect them. Of course such a policy stimulates an arms race.

I am convinced that we have reached that decisive moment when we must seriously think about the architecture of global security.”

10. Vladimir Putin là vị cứu tinh của dân Nga. Ông có dáng vẻ của một Bonaparte Napoleon. Là một cựu sĩ quan KBG; sau khi được bầu làm tổng thống vào năm 2000, Putin không thể chịu đựng được nữa sự sỉ nhục của một cựu siêu cường. Có lúc những kẻ doanh thương, kẻ tự cho là đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền, kẻ lưu vong ở Âu Mỹ kéo về vv... đã nhận tiền và lệnh của Âu Mỹ nằm vùng hoạt động cốt làm cho Nga càng thêm kiệt quệ. Đồng thời bên ngoài thì Âu Mỹ lớn tiếng chống khủng bố nhưng lại âm thầm yểm trợ cho thành phần ly khai Chechen ở Chechnya để làm tiêu hao quân lực Nga. Putin đã khôn khéo lèo lái con thuyền mong manh của Nga vượt qua bao sóng gió, từng bước cải tổ chấn chỉnh lại mọi nhược điểm của chánh quyền, dẹp yên nội lọan, dần đưa nước Nga hùng mạnh trở lại về mọi mặt, phần lớn nhờ vào việc sản xuất dầu khí qua tây phương từ các mỏ nguyên liệu vĩ đại của mình.

Hai năm trước, Gazprom, một công ty dầu khí quốc gia điều hành bới Dmitri A. Medvedev, nay là tổng thống Nga, đã thẳng tay cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine vào mùa đông vì tranh chấp giá cả. Điều này làm cho Âu Mỹ sửng sốt. Đã có dự tính xây đường dẫn khí đốt đến Ukrainia song hành với đường BTC nhưng chưa ngã ngũ ra sao.

11. Chính phủ Nga đạt được các mục tiêu sau qua chiến thắng ba con 8 (8/8/08):

a) Georgia hết đường đòi hỏi lấy lại hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Không khéo hai vùng này bị Nga sáp nhập theo lối trưng cầu dân ý mà tiền lệ đã do Âu Mỹ đặt ra cho Kosovo. Nga đã dùng gậy ông đập lưng ông trong ván bài này. Âu Mỹ há miệng sẽ mắc quai.

b) Georgia sẽ không còn hy vọng ngả vào vòng tay của NATO. Đồng thời đã hạ nhục Saakashvili và để dân Georgia bất mãn về sự lãnh đạo bất tài của ông ta mà tìm cách thay thế sau. Nga còn cho các nước chư hầu cũ thấy quân đội Georgia vốn được Mỹ huấn luyện và trang bị chỉ là đồ mã.

c) Nga đã thắng phần chiến lược ngăn cản Âu Mỹ kiểm soát đường dẫn dầu khí BTC chuyển nguyên liệu từ các mỏ ở vùng Kashagan thuộc Caspian Basin.

d) Sự ra tay của Nga ở Georgia cũng là một cái tát cho chủ thuyết đơn phương về an ninh cho vùng trung và đông Âu mà Nga cho là vùng lân bang (near abroad) của mình, đã được hai chính quyền Clinton và Bush tốn bao công sức giàn dựng trong suốt 16 năm mặc cho Nga nghiêm trọng phản đối.

e) Cuộc phản công của Nga ở Georgia cũng là một tín hiệu gởi cho Ukraine để biết xử lý cho phải đạo với đàn anh ở gần.

f) Đối với dân Nga, đây còn là dịp nở mặt nở mày với thế giới sau một thời gian dài bị sỉ nhục và bị lấn áp bởi Âu Mỹ sau khi Liên bang Soviet sụp đổ. Vì thế hình ảnh của Putin càng ngày càng sáng ngời trong lòng dân chúng Nga.

g) Về mặt quốc tế thì Âu Mỹ phải điều chỉnh lại chính sách toàn cầu sau vụ chiếm đóng Iraq, và NATO xía vào chuyện Kosovo. Ngày của thế chân vạc (tri-polar) đã bắt đầu vào 8/8/08 với Nga (qua vụ Georgia) và Trung quốc (qua Thế vận hội) đang vươn vai đứng dậy.

12. Khi cuộc chiến sắp chấm dứt thì Mỹ đã vội vã chở toán lính Georgia, là nhóm đông thứ ba của đồng minh Mỹ ở Iraq trở về bảo vệ Tbilisi theo yêu cầu của chính quyền Georgia thì mọi chuyện đã xong. Mỹ muốn dùng Georgia vốn có nhiều rừng núi, để gài bẫy cho quân đội Nga sa lầy và tiêu hao tựa như ở Aghanistan và Chechnya, khi phải đối đầu với “giải phóng quân” du kích sau khi xâm chiếm lãnh thổ; mà mục đích là ngăn chặn Nga kiểm soát đường dẫn dầu BTC. Nhưng gấu Nga đã khôn ngoan không bị mắc bẫy lần này mà còn làm cho chính sách ngoại giao của Âu Mỹ trở nên lố bịch. Poland và Mỹ vội chấp thuận chương trình đặt giàn hỏa tiễn trên đất Poland. Nga liền cảnh cáo rằng Poland tự biến mình thành mục tiêu tàn phá 100% của hoả tiễn hạch tâm của Nga một khi chiến sự xảy ra. Lời đe dọa này làm cho cả châu Âu rúng động. Đúng là gấu Nga đã thức dậy.

Ngay cả cựu tổng bí thư Soviet là Mikhail Gorbachev, đã từng nhục nhã làm cho Liên bang Soviet tan vỡ cũng phải lên án sự sai lầm của Mỹ trong vụ Georgia. Hậu quả của vụ này chắc chắn làm cho tình hình thế giới đổi khác vì sự giao hảo giữa hai đại cường Nga Mỹ xấu đi.

Âu Mỹ lại giở ngón nghề cũ đe doạ trục xuất Nga ra khỏi G-8, hay không cho Nga đứng đăng cai tổ chức thế vận hội mùa đông năm 2014 tại thành phố Sochi cạnh Hắc hải. Nhưng những lời đe doạ ấy đối với Nga như gió thoảng ngoài tai.

13. Qua đó ta thấy có nhiều bài học tương tự cho nước Việt Nam suy ngẫm khi nằm cạnh một cường quốc khổng lồ. Tổ tiên ta đã từng lưu lại nhiều kinh nghiệm quí báu để sống còn - khéo léo ngoại giao để sống hùng cường độc lập – biết người biết ta trăm trận trăm thắng - chứ không như bọn Vịt xóm đạo, thà mất nước hơn thà mất Chúa, nay đã ôm Chúa di tản rồi, vẫn còn đại ngôn vô trách nhiệm theo lời xúi giục của ngoại bang và Vatican; chỉ mong muốn có chiến tranh xáo trộn trong vùng để bọn chúng sớm cõng rắn cắn gà nhà. Nước xa không cứu được lửa gần. Là môt nước nhỏ tận phương đông, chớ nên nghe lời dụ dỗ đường mật của bọn tư bản tây phương vị kỷ mà cả tin vội bán linh hồn cho quỉ dữ. Bài học 1963 hay 1975 rành rành mà dân Vịt xóm đạo không còn nhớ chăng?

Ngẫm mà xem, dân Nga và Georgia đều tôn sùng Thiên Chúa Jehovah. Vatican và Âu Mỹ ghét Nga, ủng hộ Georgia. Vậy cớ sao Vatican không gọi Chúa của mình xuống giúp cho Georgia thắng trận nhỉ? Vì thế bà con khi nghe nói Chúa toàn năng, toàn lực, toàn trí, toàn đủ thứ do bọn làm nghề tôn giáo có ăn lương “rao truyền phúc âm” bắt kẻ khác cải đạo; ta phải nên đặt câu hỏi vì sao bọn chúng hăng say làm chuyện ấy? Có mục đích sâu xa nào khác không? Có nhận tiền, nhận nhiệm vụ làm tay sai cho ngoại bang thờ Chúa không? Bởi vì nếu Chúa toàn năng thì Giáo hoàng không cần đến popemobile chống đạn. Nếu Chúa toàn trí, nhân từ, thì đi hành hương ca tụng Chúa nếu bị tai nạn thì đã được Chúa cứu. Nếu Chúa toàn lực thì bọn ngoại đạo Muslim ở Trung đông đã bị Chúa làm cho chết tiệt như rạ từ lâu để ‘dân được Chúa chọn’ tha hồ đặt máy bơm dầu xả láng. Và nếu Chúa toàn đủ thứ thì quan Khâm sứ của Tòa thánh đã chễm chệ ngồi ở Hà nội từ lâu rồi chứ đâu cần phải dân Vịt xóm đạo hải ngoại kêu gào mãi khản cổ từ ngày này qua ngày nọ vì “tự do, dân chủ và nhân quyền” để làm áp lực với chính phủ Việt nam.

Có lẽ đợi đến khi Hà nội chịu nhận bang giao với Vatican thì bọn Vịt xóm đạo mới dẹp cờ dẹp trống theo lệnh quan thầy. Toàn một lũ bịp bợm xảo trá!

Thiên Lôi

Hè 2008

11 comments:

  1. Tàu T là Tarantul
    Tàu M là Molniya
    P là tàu PS-500
    Từ 2002, nhà ta còn có thêm: Dự án đóng tàu tên lửa có các ưu điểm là dễ sử dụng, được trang bị tên lửa có uy lực mạnh, tầm bắn xa, tốc độ cao và có thể hoạt động ở luồng thủy hẹp, trang bị đã được nhiệt đới hoá; hệ thống vũ khí, khí tài phòng thủ và những tổ hợp ra-đa được trang bị mới.

    ReplyDelete
  2. Thiết kế ban đầu các bác nhà mình còn không định đưa máy bay lên tàu, nhưng sau có bổ sung thêm "sân đỗ" cho trực thăng săn ngầm Ka-28 (nghĩa là Gepard nhà ta không có hangga đâu). Khi tàu về, một số Ka-28 của C54 sẽ phối thuộc cho các tàu này. Nhưng trong tương lai sẽ dùng trực thăng EC của châu Âu. Bác Thanh đi Pháp vừa rồi đã chính thức đặt vấn đề và hiện đang đàm phán mua trực thăng EC, cuối năm nay hoặc quý I/2011 sẽ ký hợp đồng, số lượng chư­a rõ, nhưng nhiều khả năng sẽ ký mua 6-8 chiếc cỡ trung và 2 chiếc cỡ nhỏ phục vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển và chở VIP thay vì dùng trực thăng của Tổng cty bay dịch vụ, mở ra chương mới cho lự­c lượng không quân hải quân sắp được thành lập. Đây là bước tiếp theo trong tiến trình hợp tác kỹ thuật quân sự­ của VN với các nước châu Âu, đặ­­c biệt là Pháp - sau khi nước này tham gia rất sâu vào việc nâng cấp và cái tiến hệ thống trinh sát chỉ thị mục tiêu, dẫn bắn cho hệ thống tên lửa bờ­ Shaddock và tên lửa Scud.

    Một điểm quan trọng nữa là tất cả các tàu tên lửa lớp T, lớp M, lớp G đều có thể được chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn từ máy bay. Tàu bắn xong không cần biết kết quả thế nào, té về cái đã, các máy bay sẽ đảm nhiệm nốt phần điều khiển còn lại. Lưu ý là các máy bay ta hầu như đứng ngoài vòng hoả lực phòng không của các tàu chiến đối phương và các tàu của ta cũng sẽ an toàn hơn nhờ phối hợp với không quân. Chưa biết TQ có dùng chiêu này không?.

    ReplyDelete
  3. Với vũ khí chính xác hiện giờ VN mà có nhân tài nghĩ ra 1 chiến thuật thích hợp thì tàu nhất định phải ôm đầu máu nếu nó dùng võ lực bác ạ. Hy vọng là VN hiện nay có ~ ngừ như vậy.

    Nghe bác nói cũng mừng nếu VN ráng tự sản xuất từ từ thì sẽ có kinh nghiệm ròi mới tiến bộ được. Níu 0 tự chế tạo được vũ khí thì chẳng thằng nào nó sợ cả. Nó 0 sợ thì nó sẽ nui mộng ăn cướp hoài!

    ReplyDelete
  4. Tự xs vũ khí thì chắc chắn là VN rất cố gắng rồi, dù là con nhà nghèo nhưng có truyền thống từ hồi 9 năm rồi mà.

    Ngành đóng tàu của quân đội làm ăn tốt đó bác ạ, vũ khí bộ binh, tên lửa cũng làm được vài loại, như bác thấy là trong vòng 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới đã có những kế hoạch mà trên kia mới là 1 phần nhỏ được tiết lộ ra ngoài, những điều bác nói thì hẳn những người có trách nhiệm về quốc phòng không phải là không hiểu đâu, họ rất rõ và rất giỏi nữa.

    Bây giờ nói về không quân, sắp tới chắc chắn hàng về nhiều, hơn cả số lượng công khai mà có lần em đã gửi bác, Su-30 mới biên chế về TX, Su-27/30 cũ sẽ biên chế về ĐN, Su-30 mớ­i sẽ biên chế ở BH. Như vậy, trong vòng 2-3 năm tới, ta sẽ có tới 3 trung đoàn trang bị Su-27/30. Một chi tiết đáng chú ý nữa là có khả năng C23 trang bị Su-22M/M4V ở TX của F372 sẽ biên chế vào F371 và chuyển ra NB trực chiến cùng MiG-21Bis (C21).

    Năm nay (2010), một số Su-30 về TX, sang năm (2011) Su-27/30 sẽ ra ĐN và MiG-21Bis của C29 ở đây sẽ chuyển cho F371. Nhiều khả năng ở TX sẽ là một trung đoàn với phiên hiệu mới, tất nhiên, cán bộ chủ chốt vẫn từ C23 sang. Ngoài ra còn thế còn một lô tiêm kích hạng nặng "sắp" về. Đây là lời của một bác phi công, không phải là chỉ huy cao cấp lại ở một trung đoàn không (chưa) được trang bị Su-27/30, ta có thể tham khảo. Nhưng thời gian sẽ trả lời cụ thể.

    Biên chế chuẩn của các trung đoàn KQ hiện nay gồm 3 phi đội, trong đó phi đội 1, 2 là các phi đủ quân số với trang bị từ 12-16 máy bay, phi còn lại các thủ trưởng, chỉ huy của đơn vị tầm 3-6 người.

    Không phải ngẫu nhiên mà sang năm nay VN lại có những động thái cứng rắn hơn hẳn những năm trước. Nếu bác có thời gian, lượn qua đây tham khảo, nguồn tin cậy: http://www.quansuvn.net/index.php?board=5.0

    ReplyDelete
  5. Việt Nam tăng cường mua kỹ thuật hàng không của Nga

    Aleksei Lensov (Đài Tiếng nói nước Nga)
    Đan Thi Moscow dịch. http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?s=&p=53475#post53475

    ReplyDelete
  6. http://www.lenta.ru/news/2010/03/25/submarines/
    Sau chuyến thăm Việt nam (23-24/03) bộ trưởng bộ QP Nga Anatoli Serdukov tuyên bố Nga sẽ xây dựng cho VN căn cứ tầu ngầm. Theo lời bộ trưởng bộ QP Việt nam muốn vay vốn của Nga không những cho căn cứ tầu ngầm, mà còn cho các tầu và trang thiết bị quân sự khác cũng như thành lập lực lượng Không quân cho binh chủng Hải Quân.
    Năm 2008-2009 VN mua của Nga khoảng 4,5 tỷ USD.
    Theo một số dự báo, trong thời gian tới VN có thể trở thành nước mua vũ khí của Nga lớn thứ 2 sau Ấn độ.
    Cũng theo hãng RIA VN đang có kế hoạch mua tầu Molnia của Nga.

    ReplyDelete
  7. Liệu Nga có gây sự kiếm cớ với Gruzia không ?
    http://top.rbc.ru/special/metro/31/03/2010/387180.shtml
    Rogozin, đại diện Nga tại Nato buộc tội Gruzia có quan hệ với trực tiếp đến tổ chức khủng bố tại Kavkaz. Bằng chứng cho Doka Umarov phát biểu trên kênh truyền hình nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tại Moscow.
    Patrunsev, phụ trách An ninh liên Bang Nga (секретарь Совета безопасности РФ) không loại trừ chiến tranh nếu biết chắn chắn đặc nhiẹm Gruzia và Sakáivilý có dính đến khủng bố.

    Hè hè... giờ Ngố nó lại giở chiêu giống hệt... Mẽo! Khoái tẩn ai là nó chụp cho cái mũ ủng hộ khủng bố!

    ReplyDelete
  8. Ngố thua Mỹ-Anh-Khựa về cái chước cho nên thua chiến tranh lạnh. Nếu Ngố học được cách chơi đểu của mí thằng kia thì mới khá!

    ReplyDelete
  9. Còn VN phải có khả năng tự sản xuất vũ khí thì mới khá!

    ReplyDelete
  10. Có người đề nghị thay cách viết "Georgia" bằng "Gruzia". "Georgia" nghe như một bang của Hoa Kỳ..:)

    ReplyDelete
  11. Với tôi thì thế nào cũng được vì đó chỉ là thói quen. Vì ngừ viết bài này sống ở Mỹ và tôi nghĩ phần lớn ngừ VN sống ở Mỹ họ 0 bít cả Gruzia chính là Georgia và để tôn trọng tác giả tôi chỉ bê nguyên văn bài của tác giả vào đây mà 0 sửa đổi thêm thắt cắt bỏ 1 chữ nào cả.

    ReplyDelete