Sunday, October 19, 2008

Bổ Túc Văn Hóa về "Kinh Tế Thị Trường" - Phần IV

Trợ Cấp Nông Nghiệp

Ở khối các nước công nghiệp phát triển như EU, Nhật, Mỹ, để khuyến khích nông dân tiếp tục làm nghề nông, nhà nước của các nước này đã ban hành những chính sách trợ cấp hàng nông sản, có nghĩa là trả tiền trợ cấp cho nông dân và những doanh nghiệp thuộc nông nghiệp để bù lỗ cho họ để họ tiếp tục sản xuất và để kiểm soát giá cả. Xem Agricultural subsidy.

CÙNG MỘT LÚC ĐÓ, họ lại phán rằng kinh tế của Việt Nam không phải là kinh tế thị trường nên họ áp dụng thuế chống phá giá lên những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh mạnh nhất vì giá nhân công rẻ như giày da và cá tra.

Tháng 7/2003, cá tra Việt Nam vào Mỹ bị đánh thuế từ 37 tới 64% cộng thêm số thuế đánh trên thời gian trước ngày ra quyết định!

Thị trường cá tra fillet này đáng giá bao nhiêu mà nước Mỹ bảo vệ kinh vậy? Xin thưa chỉ có $590 triệu mà Việt Nam chỉ chiếm 20% con số đó, nghĩa là khoảng $118 triệu. Để so sánh, chiến phí CHO MỘT NGÀY ở Iraq là $341 triệu.

Có 2000 loài cá tra (catfish), nhưng họ nói rằng chỉ có một loài mà họ nuôi ở Mỹ mới được dùng tên "catfish" trên thị trường. Cá của Việt Nam cũng có râu, đầu dẹp, mình đen bụng trắng, thích lủi dưới bùn, giống y hệt con catfish, không phải giống mà cũng là catfish nhưng phải lấy tên là "tra" hay "basa" khi bán ở thị trường Mỹ.

Chính trị gia Mỹ thường dạy thế giới về "buôn bán tự do và cạnh tranh công bằng", nhưng đó là khi họ dùng mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh của họ xâm nhập thị trường nước khác kìa, chứ hai thứ đó không thể áp dụng trên nước Mỹ trong trường hợp ngược lại. Mỹ là bố thiên hạ mà!

Cái kiểu "tự do thương mại, cạnh tranh công bằng" một chiều này cũng đã làm vụ đàm phán thương mại toàn cầu Doha bàn tán tám lần cũng không đi tới đâu vì nhóm các nước phát triển Mỹ, EU, Nhật không muốn bỏ trợ cấp nông nghiệp cho nông dân nước họ, nhưng lại muốn các nước đang phát triển mở toang thị trường, hạ hết những rào cản để cho các đại công ty có vốn tiền núi của họ nhảy vào tự do hãm hiếp.

Trích bản tin:"Quan chức thương mại Mỹ đề xướng một vụ kiện chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam và tuyên bố Việt Nam là một nền kinh tế "không thị trường", một nền kinh tế mà nhà nước chỉ đạo và quyết định hoạt động kinh tế phần lớn qua kế hoạch từ trung ương, thay vì từ những tác động của thị trường."

(US commerce officials initiated an anti-dumping case against Vietnamese catfish and declared Vietnam a "non-market" economy, one where the government seeks to determine economic activity largely through central planning, instead of market forces.)

Có bốn điều trái khoáy và khôi hài ở đây, thứ nhất là toàn bộ chương trình trợ cấp nông nghiệp của các nước phát triển nếu không phải là kế hoạch chỉ đạo từ trung ương và can thiệp sâu rộng của nhà nước vào nền kinh tế thì nó là cái gì?

Thứ hai là, tại sao một "nền kinh tế thị trường" mạnh nhất thế giới phải sợ một nền kinh tế "không thị trường" của một nước nghèo mà họ thường cười chê? Nếu "kinh tế thị trường" mà ưu việt hơn, "có tính cạnh tranh hơn" thì tại sao họ lại phải bảo vệ để "kinh tế thị trường" khỏi bị "kinh tế không thị trường" ăn hiếp?

Thứ ba là, rõ ràng mặt hàng cá tra hay giày da có lợi thế không phải là từ kế hoạch kinh tế của nhà nước mà chỉ đơn giản là nhân công Việt Nam quá rẻ thì giá thành của sản phẩm sẽ cực rẻ nên không thể gọi là "phá giá" được. "Phá giá" là khi một doanh nghiệp chịu lỗ bán hàng với giá dưới vốn của mình để buộc đối phương phải dẹp tiệm kìa.

Thứ tư, chính những người chống cá tra và giày da Việt Nam mới là không theo "kinh tế thị trường" vì họ đang bảo hộ một mặt hàng không có khả năng cạnh tranh của họ bằng hàng rào thuế quan. Họ đang áp dụng những biện pháp hành chính và chính sách xã hội để hỗ trợ cho doanh nghiệp của họ.

Gần đây chắc mọi người đều nghe vụ EU vừa gia hạn đánh thuế "chống phá giá" tiếp tục đối với giày da Việt Nam. Vụ này sẽ ảnh hưởng tới công ăn việc làm của 500.000 người. Điều này có nghĩa là sao? Có nghĩa là không làm thì mất thị trường và thu nhập mà làm thì đóng thuế cho nó ăn hết.

Trong những ngành khác mà các công ty của Mỹ và EU hoàn toàn có lợi thế áp đảo đối với Việt Nam thí dụ như ngành bán lẻ thì sao? Bắt đầu từ năm sau các công ty bán lẻ mạnh nhất thế giới của Mỹ và EU sẽ đổ bộ thoải mái vào Việt Nam. Vốn của một công ty của họ có thể gấp ba lần nominal GDP của Việt Nam rồi (Wal-Mart - $211 tỉ). Họ có thể dễ dàng đè bẹp ngành bán lẻ của Việt Nam. Trên thực tế sức mạnh về vốn của một mình Wal-Mart đã hơn nhiều quốc gia rồi. Giữa chuyện Wal-Mart "cạnh tranh" thoải mái với những doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và chuyện cạnh tranh giữa mặt hàng cá tra Việt Nam với cá tra Mỹ hay chuyện cạnh tranh giày da ở EU chuyện nào có vẻ bất cân xứng hơn? Việt Nam có thể kiện các doanh nghiệp EU và Mỹ phá nguyên cả cái thị trường bán lẻ của Việt Nam bằng số vốn quá lớn không? Nên nhớ cả cái thị trường bán lẻ thì lớn hơn hai mặt hàng dày da và cá tra nhiều. Việt Nam có thể đánh thuế nặng Wal-Mart và các doanh nghiệp bán lẻ EU khác để bảo đảm "cạnh tranh công bằng" cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không?

Dĩ nhiên là sự bạo ngược chỉ có thể diễn ra một chiều - từ phía kẻ mạnh.

Nó bênh doanh nghiệp của nước nó thì cũng không có gì lạ, điều kỳ lạ là Việt Nam còn có rất nhiều người ngu dốt thích vào hùa bênh vực nhà giàu! Có nhiều người Việt Nam rất sợ nhà giàu bị thua thiệt! Nếu nước chúng ta còn nhiều ngừ ngu dốt chỉ thấy được bề ngoài đẹp đẽ mà không thấy được những thủ đoạn bẩn thỉu bên trong của tây thì đừng trách tại sao chúng ta thua tây. Chúng ta ngu dốt hơn thì thua nó là phải rồi có gì đâu mà khóc?

Nhiều người chỉ thấy tây "giúp đỡ" mà không biết rằng đúng ra nó phải bồi thường. Tiền giúp đỡ chỉ là bạc cắc, nó bỏ ra coi như tiền quảng cáo cho thuơng hiệu tây vậy. Tiền bồi thường thiệt hại do nó gây ra thì nó vờ, coi như không có. Có nhiều em Việt Nam còn bênh nó bảo rằng những thiệt hại thời đô hộ và chiến tranh chia cắt đó không dính gì tới tây!

Không có nơi nào kỳ lạ như Việt Nam, ở trên cùng một mảnh đất nhỏ bé mà có thể sinh ra những vĩ nhân thế giới và những người ngu nhất thế giới.

Có nhiều "kinh tế gia", "chính trị gia", thầy bói sờ voi trên internet thích bêu rếu việc lãnh đạo Việt Nam phải ngoại giao kêu gọi các nước khác công nhận Việt Nam là một nền "kinh tế thị trường". Tại sao họ phải làm vậy? Không phải họ rảnh rỗi không có chuyện gì làm nên đi vòng vòng yêu cầu người ta công nhận mình cho vui mà là vì muốn lấy cái nhãn đó để cãi nhau - kiện cáo với tây để bênh vực cho doanh nghiệp Việt Nam.

Có mấy em còn trẻ nhưng không biết có thù hằn gì với nhà nước Việt Nam mà đúng cũng chửi, sai cũng chửi, moi móc ra để chửi, không có chửi cho có, có chửi cho chừa. Nếu đã thù hận nhau tận xương tủy như vậy thì nếu có bị người ta đề phòng mình thì cũng đừng có kêu oan nhé? Chống nhau thì giỏi lắm nhưng nếu hỏi các em í xem có biện pháp nào chống chiến tranh kinh tế của cường quốc không thì cái đầu nó đặc lại như đá ngay. Thời này là thời bình rồi, em nào nghĩ mình hay cứ làm anh hùng kinh tế đi thì dân sẽ ủng hộ đưa lên ngai vàng ngay, không cần nói nhiều.

------------------------------------------------------

US 'catfish war' defeat stings Vietnam

By Tran Dinh Thanh Lam

HO CHI MINH CITY - Vietnamese exporters and officials are still smarting from an unfavorable ruling on the country's huge catfish exports to the United States - and the painful lessons it teaches when it comes to the perils of freer trade and a market economy.

A week after Vietnam lost what has been called the "catfish war" between the country and the United States, strong protests continue to spread across Vietnam, not just among business people and officials but also in local media.

"It's totally unfair and does not reflect the objective fact," said Phan Thuy Thanh, spokeswoman for Vietnam's foreign minister. "The application of unfair protective barriers to Vietnam's tra and basa catfish exports to the US over the protest of public opinion - including American opinion - shows the increasing tendency to protect domestic production in the United States."

She was reacting to the July 23 ruling by the US International Trade Committee (ITC), which found that the importation of Vietnamese catfish had caused losses to the US market, and subsequently imposed higher tariffs on imports from Vietnam.

In recent years, the United States has become the biggest importer of Vietnamese catfish, importing 13,000 tonnes valued at US$38.3 million in 2001. The figure increased to 18,300 tonnes, worth $55.1 million, between January and November 2002.

The ITC's ruling, made after a 40-second vote, clears the way for the slapping of stiff duties - 37-64 percent and retroactively - proposed earlier by the US Department of Commerce. Before the lawsuit, catfish import duties were just 5 percent.

Last month, the US Commerce Department itself ruled that Vietnamese fillets have been "dumped" or sold in the US market at unfairly low prices. The new tariffs will come into force by July 30, 2003.

"It's not us but them that are unfair," the chairman of Vietnam's Association of Seafood Exporters and Processors (VASEP), Nguyen Huu Dung, said of the US catfish farmers and the government.

Since the start of the "catfish wars" in 2002, VASEP has maintained that Vietnam's catfish exports are cheaper than US products because of cheaper labor and feed costs.

At the core of the issue is resentment by US catfish farmers and processors, represented by the Catfish Farmers of America, who complained that Vietnam had captured 20 percent of the $590 million market for foreign catfish fillet by selling at prices below the cost of production.

TCFA lobbied the US Congress to declare that out of 2,000 catfish types, only the US-born family named Ictaluridae could be called catfish. Vietnamese producers had to market their fish in the United States by using the Vietnamese terms of basa and tra.

Later, US commerce officials initiated an anti-dumping case against Vietnamese catfish and declared Vietnam a "non-market" economy, one where the government seeks to determine economic activity largely through central planning, instead of market forces.

The ITC last week followed suit, voting that the US catfish industry was hurt by Vietnam's unfair competition.

For Vietnamese officials, the catfish issue shows how tough the going can get in the area of the free market, more than a decade after the country went down the road of doi moi or economic renovation.

The ITC's ruling proves that "a small group of US catfish farmers could create pressure, forcing US public servants to distort truth and present falsified evidence, to apply trade protectionism, despite the so-called 'trade liberalization and fair competition' that US politicians often preach", Dung said in a VASEP statement.

The statement quoted market analysts and economists from the US Precision Economics LLP and HM Johnson and Associates as affirming that imports of Vietnamese frozen catfish did not cause material harm to the US catfish industry.

Andrew Forman, president of Infinity Seafoods Inc of Franklin, Massachusetts, and an importer of Vietnamese catfish, said the new tariffs are unfair and will not solve the problems US catfish farmers have been facing. "It is basic supply and demand," he said.

For Vietnam, the new tariffs will cause lots of hardship, officials say. "The unfair ruling will create difficulties for thousands of catfish farmers and workers, as well as the catfish industry," Dung said.

Some half-million Vietnamese live off the catfish trade in the Mekong Delta. Already, the catfish dispute has pushed down prices at An Giang province - the biggest producer of catfish in the delta - and threaten the livelihoods of thousands of farmers.

Already, Prime Minister Phan Van Khai has called on traders to buy Mekong catfish at higher prices to help farmers. Vice Minister Nguyen Thi Hong Minh proposed that traders seal contracts with producers and assure them that they will buy their products at a minimum price of VND9,000 (56 US cents) a kilogram.

Already, the Ministry of Fisheries has forecast that the dispute on Vietnamese catfish would affect the country's exports this year. It forecast that Vietnam's catfish exports to the United States would reach just $20 million this year, compared with $55 million in 2002.

"Our error in the past few years was to focus too much on the US market. The Bilateral Trade Agreement makes us look through rose spectacles and forget the ill-fated side of that giant market," Dung said. "We should have studied the market thoroughly and known the rules of the game better."

Indeed, "the fate of Vietnam's catfish offers a warning to poorer nations short on leverage in the world trading system: beware of what may happen if you actually succeed at playing by the big boys' rules", said a New York Times editorial on July 22.

Nevertheless, an optimistic Dung says there is a bright side: the "catfish wars" helped promote basa and tra catfish on the world market.

VASEP vice chairman Ngo Phuoc Hau supported Dung's assertion. He said Vietnamese catfish exporters and producers either have to raise US catfish or develop processing plants inside the United States, just as Japanese auto makers did successfully in the 1960s and 1970s.

Seafood exporters have also been scouting new markets such as France, Russia, Canada, Sweden, Britain, Australia, China and Hong Kong.

At the same time, Fisheries Ministry officials are busy reminding seafood exporters to watch out for another pending lawsuit in the United States - this time, against shrimp exports from Vietnam and other countries.

(Inter Press Service)
--------------------------------------------
Vietnam Urges EU To End Tariffs On Leather Shoes

HANOI (AFP)--Vietnam on Tuesday criticized the European Union's continued antidumping tariffs on some shoes, saying they would hit 500,000 workers in the Southeast Asian country's footwear industry.
The European Commission has effectively continued two-year-old levies of 10% on leather-capped shoes from Vietnam, and 16.5% for such shoes from China, which had been due to expire Tuesday.
The tariffs stay in place while the commission reviews whether the shoes are below-cost imports, aided by unfair state subsidies, that hurt European shoe makers concentrated in Italy, Portugal and Spain.
Vietnam's Deputy Industry and Trade Minister Nguyen Thanh Bien said the decisions had an "adverse impact" on Vietnamese shoemakers and European importers and customers, speaking with the state-run Vietnam News Agency.
"Vietnam is disappointed with the decision," he was quoted as saying.
Bien urged a "fair and swift" review to "help enterprises from both sides to stabilize their production and business and give E.U. customers the chance to buy Vietnam-made leather-capped shoes at reasonable prices."
The Vietnamese footwear industry has suffered a sharp revenue drop from exports to the E.U. market over the past two years, he said.

No comments:

Post a Comment