Vài kỷ lục và sự kiện ấn tượng đã được lập ra trong ngày thứ năm 10/10/2008. Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 679 điểm, nghĩa là 7% tổng giá trị, bằng 872 tỉ USD bốc hơi trong một ngày.
Kỷ lục mới lập là sụt giảm ba chữ số trong sáu ngày liên tục. David Wyss, kinh tế gia chỉ huy của Standard & Poor ở New York nói: "Mọi người chỉ muốn lấy tiền ra nhét dưới nệm nằm".
Ngay cả những người chống cộng chết bỏ, yêu Mỹ thiết tha cũng rúng động toàn diện! Nguyễn Hữu Công, một cha nội chuyên môn đọc bình luận kinh tế - chính trị kiểu thầy bói sờ voi trên đài Little Sài Gòn, một đài radio chuyên chống cộng và ca ngợi hệ thống tư bản Mỹ, cũng phải chạy làng vì sợ mất tiền, mặc dù chỉ gởi có $1.000 ở ngân hàng Washington Mutual! Ông ta đã kể chuyện này trên một buổi phát thanh.
Ngân hàng nói trên gần sập tiệm thì được một ngân hàng khác là JPMorgan Chase mua lại và hoạt động bình thường tiếp tục. Ngay cả khi sập tiệm mà không có ai mua thì người gởi vẫn được bảo đảm tiền gởi cho tới $100.000 bởi cơ quan FDIC. Ông bà nói không sai chút nào, cái đám xôi thịt thì cháy nhà mặt chuột của nó sẽ lòi ra ngay! Cái đám chuột này cũng mất tin tưởng vào cái hệ thống mà thường ngày họ hết lời ca ngợi luôn.
Một năm trước stock đạt kỷ lục ở 14.164 điểm. Với số điểm ngày hôm nay, nó mất 39% giá trị. Đổi ra tiền là 8,3 ngàn tỉ.
Stock của hãng xe GM mất 31% giá trị, và giá trị của nó bây giờ bằng thời chiến tranh với Triều Tiên bắt đầu (1950).
Dow rớt 2338 điểm trong 4 tuần qua, hay 21%.
679 điểm rớt của ngày thứ năm 10/10 vừa qua được xếp thứ 3 trong kỷ lục rớt điểm trong một ngày. Kỷ lục tệ hại nhất, 778 điểm, được xác lập chưa đầy hai tuần trước đó.
Trong một bản tin khác, đồng hồ đếm nợ của nước Mỹ đặt ở New York bởi nhà phát triển địa ốc Seymour Durst vào năm 1989 đã vượt quá số tối đa là 9.999.999.999.999. Để dùng tạm, dấu $ đã được thay thế bằng số 1 để đếm tiếp. Theo đồng hồ này thì một gia đình 2 người sẽ gánh nợ khoảng $86.000. Theo Wikipedia, nợ trên đầu người của Mỹ là $42.343, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Mỹ là $43.444! Để so sánh Việt Nam nợ đầu người là $279, và thu nhập đầu người là $2.587.
Qui luật kinh tế tư bản là vậy, chỉ có bơm bong bóng cho căng hết cỡ và sau đó là vỡ bong bóng. Chu kỳ bơm và vỡ bong bóng ở Mỹ từ thập niên 70 đến giờ là khoảng 10 năm. Nhưng trong những chu kỳ đó, đại gia luôn là những người hưởng trước khi bong bóng phồng lên và biết tin chạy làng trước khi bong bóng vỡ. Nhà nước bởi tư bản, do tư bản và vì tư bản sẽ dùng tiền thuế chung hốt hụi chết! Và sau đây là danh sách năm đại gia giựt hụi còn lại.
---------------------------------------------------------------
Dưới sự lãnh đạo của CEO Martin Sullivan, tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG bị lún sâu vào rắc rối qua những sản phẩm tài chính kỳ lạ gọi là trao đổi tín dụng không đòi được. Khi khu vực nhà đất bị sụp đổ năm nay, AIG báo cáo một loạt thua lỗ bất ngờ. Đến tháng 9, AIG cần $85 tỉ để cứu vớt khỏi phá sản từ Fed (tôi sẽ đưa thông tin về cơ quan này nó là cái gì vào một dịp khác). Cổ đông của AIG gần như mất trắng trong thỏa thuận này. Nhưng Sullivan, người bị đuổi vào tháng 6, bước ra khỏi vũng lầy trên thành một triệu phú. Lấy về $25,4 triệu trong 3 năm.
Dưới thời Stan O'Neal, Merrill Lynch là một trong những bộ máy công nghiệp sản xuất ra nợ độc hại nhất, nó đã cho ra đời những loại chứng khoán (của những hồ sơ vay tiền-Mèo) mà chính quyền hôm nay bảo phải mua để cứu vớt nền kinh tế. Công ty này đã ôm vào hơn $10 tỉ trên những hồ sơ nợ xấu trong quí hai. Sợ rằng sẽ bị tiếp tục ôm vào nữa nên Merill đã chấp nhận cho Bank of America mua lại mình để tránh đại họa. O'Neal rời Merrill một năm trước với $66 triệu thu nhập trong 2005-07. Bao gồm $32,6 triệu tiền thưởng.
Dưới sự dẫn dắt của Kerry Killinger, Washington Mutual đâm đầu vào loại cho vay với lãi suất thay đổi và vay thế chấp mà chắc chắn sẽ trở thành nợ xấu khi chủ nhà không thể làm hồ sơ tái tài trợ. Khi nhà nước buộc phải nhảy vào nắm dây cương vào 25/9, ngân hàng tiết kiệm và cho vay lớn nhất này đang đối diện với thua lỗ lên tới $19 tỉ vào năm 2011, Nhưng Killinger, người đã nhảy ra khỏi căn nhà đổ nát vào tháng 9, đã nắm thừa tiền mặt. Ông ta lấy về nhà $36 triệu trong 2005-07, trong đó có $11 triệu tiền thưởng cho thành tích làm việc của ông ta.
Nợ xấu chồng chất quá cao ở Wachovia; trong chỉ quí 2 của 2008, nhà băng này báo cáo mất $8,9 tỉ. Nguyên nhân chính là loại hồ sơ cho vay mang tên "lựa một cách trả" (pick-a-pay) sau khi Wachovia mua Công ty Golden West Financial vào 2008. Công ty này chuyên môn về những hồ sơ vay liều lĩnh. Cuối cùng, vào 29/9, Citigroup mua lại Wachovia theo một thỏa thuận soạn thảo bởi FDIC (cơ quan bảo hiểm nhà băng). CEO G. Kennedy Thompson, người đã rời công ty vào tháng 6, đã lấy về $16 triệu trong 2005-07, bao gồm cả $10 triệu tiền thưởng.
Citigroup cũng là một cỗ máy sản xuất nợ độc hại trong thời bùng nổ thị trường địa ốc. Bây giờ thì cổ đông của nó phải trả giá. Citigroup đã ôm vào $57 tỉ nợ rẻ và lỗ từ khi thị trường đổ, những nhà phân tích dự đoán là còn nhiều nữa. Người lãnh đạo lúc thời bong bóng đang hình thành là CEO Charles Prince, người đã rời công ty từ lúc đó. Ông ta kiếm được $35.6 triệu tiền thưởng trong thời gian 2005-07 và lấy về tổng cộng $41,5 triệu.
No comments:
Post a Comment