Cái tên trên là do Mèo đặt. Lãnh đạo Mỹ còn mắc cỡ chưa chịu nhận.
Xã hội loài người có thể trồi sụt lên xuống theo giai đoạn, nhưng nhìn chung toàn bộ lịch sử loài người nó vẫn là tiến lên mức độ nhân bản hơn. Sau xã hội tư bản chủ nghĩa thì nó sẽ là cái gì nếu không phải là chủ nghĩa xã hội? Như vậy nếu cứ ráng chống chủ nghĩa xã hội thì khác gì tự chống cây vào mắt à?
Dĩ nhiên con người ở từng khu vực trên thế giới sẽ có cách làm khác nhau tùy theo điều kiện thực tế của họ, nhưng mục đích hướng tới một xã hội nhân bản hơn, tốt đẹp hơn thì đã rõ ràng. Chủ nghĩa tư bản là ăn thịt lẫn nhau tranh giành lợi nhuận, con người dùng tiền bạc làm thước đo nhân phẩm, bản chất của nó là bất nhân, cho nên bằng cách này hay cách khác phải có những cải cách, thay đổi, hoặc là bứng cái gốc chế độ tư hữu không kiểm soát của nó lên hoàn toàn, hoặc là lập ra những chương trình nhân đạo và xã hội chữa cháy để những người thua cuộc trong cuộc tranh đua khốc liệt bị gạt sang bên lề khỏi nổi lên làm giặc.
Ở Âu - Mỹ người ta đặt ra đủ thứ tên gọi nào là mixed economy, social market economy, social democracy, democratic socialism, market socialism, vv...và...vv... Bạn hãy vào đó để xem còn cả đống định nghĩa khác nữa có từ "xã hội" ở trong đó. Và những tên gọi này không phải là tên gọi chơi cho vui mà chúng thực sự là những những khuynh hướng chính trị, chế độ, và chính sách đang được áp dụng ở nhiều nước.
Người Mỹ thường gọi các nước như Pháp, Canada, theo ý chế nhạo rằng đó là những nước xã hội chủ nghĩa. Người Trung Quốc có nhóm từ "Chủ Nghĩa Xã Hội mang sắc thái Trung Quốc" (Socialism with Chinese characteristics) để tự miêu tả chế độ của họ. Còn nước Mỹ thì sao? Hiện giờ nó cũng là một chế độ lưỡng tính, cái đầu vẫn là tư bản nhưng cái mình của nó mang rất nhiều sắc thái xã hội từ lâu rồi.
Nhiều người Mỹ và nhiều người Việt Nam hay thích vuốt đuôi những người Mỹ này không biết mình đang sống trong thời đại nào nên cứ mơ hồ và hãnh diện ca ngợi chủ nghĩa tư bản và mỉa mai mấy từ chủ nghĩa xã hội. Họ không hề hề biết rằng họ đang sống trong một thế giới lai căng giữa hai hình thái xã hội trên. Để sinh tồn và tiếp tục phát triển, một nước không thể nào giữ lấy một cái và phủ nhận hoàn toàn giá trị của cái kia trong thời đại hiện nay.
Có nhiều người Việt lớn tuổi ở Mỹ thường xuyên có mặt ở những cuộc biểu tình chống cộng và họ được một số người Việt khác gọi với một cái tên trìu mến là "tiểu đoàn 846". Tại sao có cái tên này? Vì con số 846 là số tiền trợ cấp tối thiểu $846 hàng tháng cho người già ở Mỹ. Đây là một phần trong chương trình trợ cấp khổng lồ gọi là An Sinh Xã Hội (Social Security) được thông qua bởi Tổng Thống F. D. Roosevelt vào năm 1935.
Trên thực tế chủ nghĩa tư bản truyền thống - nguyên chất đã bị khai tử từ năm đó. Nếu chính phủ các nước tư bản vẫn tiếp tục không chịu lập ra những chương trình an sinh xã hội qui mô từ trung ương để chữa lửa thì một cuộc cách mạng bằng bạo lực sẽ nổ ra và họ sẽ bị đem chặt đầu như đã từng xảy ra ở Pháp 1789 và Nga 1917! Giai cấp tư bản thống trị đã tự tiến hành những cuộc cách mạng không đổ máu bằng những chương trình xã hội có qui mô và hệ thống từ trung ương cho toàn dân.
Từ đó có thể nói Mỹ đang áp dụng một loại chủ nghĩa xã hội cầm chừng, đối phó, nghe ngóng! Một loại "chủ nghĩa xã hội mang sắc thái Mỹ"! Chỉ có điều là họ đang làm việc tốt, đang hướng thiện mà họ còn mắc cỡ, e thẹn, chưa chịu công khai nhìn nhận!
Theo biểu đồ dưới đây của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội Mỹ, gần 54% ngân sách quốc gia được chi trả cho chương trình Y tế và An Sinh Xã Hội. Như vậy nếu nói Mỹ không phải là một nước ít nhất có một cái thân mang sắc thái xã hội chủ nghĩa thì nó là cái gì? Những bác biểu tình chống cộng thường xuyên nhất là những người lãnh trợ cấp xã hội nhưng lại đả đảo chủ nghĩa xã hội hăng nhất!
Một chương trình khác mang "sắc thái xã hội chủ nghĩa" nữa là chương trình tem phiếu thực phẩm (food stamp) (cái này nghe quen quen à nha!) của Bộ Nông Nghiệp Mỹ. Hiện nay cả nước Mỹ có 29 triệu người đang hưởng chương trình này, nghĩa là gần 1/10 dân số! Chương trình này ra đời năm 1943 và mỗi năm tiêu tốn khoảng $30 tỉ để hoạt động. Để so sánh, nominal GDP của Việt Nam năm 2007 là $70 tỉ. Theo Cục Điều Tra Dân Số Mỹ, hiện có khoảng 37 triệu người sống dưới mức nghèo đói. Tiêu chuẩn nghèo đói là thu nhập gia đình bốn người khoảng $21.000/năm. Với thu nhập như vậy ở Mỹ sẽ không đủ tiền trả tiền nhà và mua thức ăn.
Giả sử bây giờ chính quyền Mỹ dẹp bỏ ba chương trình xã hội chính là Y tế gần như miễn phí cho người già (Medicare, Medicaid), tiền trợ cấp cho người già (SSI) (mặc dù có làm việc hay không từng làm việc và đóng thuế ở Mỹ), và tem phiếu thực phẩm (food stamp) thì không biết cuộc đời chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội mà không còn nhận trợ cấp xã hội, của tiểu đoàn 846 sẽ đi về đâu!
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
As crisis bites, more Americans turn to food stamps
By AFP on October 15, 2008 Michigan Governor Jennifer Granholm this week is doing something millions of her constituents are being forced to do year-round; she's living on food stamps. "She is one of 300 people who are taking a pledge" to eat like a food stamp recipient, including executives of Michigan-based auto giants General Motors, Ford and Chrysler and dozens of legislators, said the state's human services department chief Ismael Ahmed. "It's my second day on $5.87 a day," Ahmed told AFP by telephone. "I've already calculated that I'll be out of bread by Thursday." While penny-pinching among the wealthy may help draw attention to poverty issues, living on food stamps is a devastating reality for millions of Americans - and the numbers are growing to alarming levels. The number of food stamps being distributed in the United States approached a new record this summer and promises to reach a new peak with repercussions of the financial crisis starting to bite. More than 29 million Americans received food stamps in July, an increase of close to one million over just three months earlier, according to the latest figures released by the US Department of Agriculture, which distributes the benefits - these days most often by magnetised debit cards - to households living below and just over the poverty line. It is the highest number since 2005 when, in the aftermath of catastrophic Hurricane Katrina, some four million additional people sought food relief, pushing the total to a historic high of 29.85 million. The latest figures do not yet count the new requests for assistance in September, when several financial institutions collapsed, stock values plunged, housing foreclosures soared, and job losses spiked to the highest level of the year. "The food stamps program is very sensitive to changes in the overall economy," said James Ziliak, director of the Center for Poverty Research at the University of Kentucky. He said families have been broadsided by the rise of multiple household costs including food (6.1 percent in the past year), gas and heating. Hundreds of thousands have also been hard hit by the effects of Hurricane Ike which in September devastated parts of Texas and several southern and midwestern states. "We've seen an increased participation in the food stamps program which is a critical component of the safety net here," Ziliak said of the federal program instituted in 1943 and which today costs some 30 billion dollars a year and provides an average household benefit of 95 dollars per month. Karen Johnson, 54, explains that the $81 in foodstamps she receives each month is not enough for her and her 17-year-old daughter. "Sometimes I have to ask somebody to buy me a little food or something," says the Hurst, Texas resident. "I hate to ask people, 'Can I have some bread? Can I have some hamburger meat?' It's kind of rough on me sometimes." In the aftermath of the November 4 presidential election, Democrats in Congress hope to pass a bill providing $150 billion in funding for low-income families, including a more ambitious food stamp initiative. Ziliak said he didn't expect the number of people receiving the benefits to fall for some time. "Gas prices are still very high for low-income families," and with home heating costs expected to rise in the coming winter, energy costs will "take a big chunk out of the paycheck," Ziliak told AFP. "For lower income America it's been a pretty tough economic time over the past year." Call it very tough. According to a new report by the Working Poor Families Project, one in four working families - a total of 42 million adults and children - are low-income, earning too little to meet their basic needs. "Understandably, all eyes today are focused on the financial and economic crisis affecting America's working families," said the report's author, Brandon Roberts. "But the stark reality is that America's working families have been in economic crisis long before this year." According to the Census Bureau, more than 37 million Americans live below the poverty line, which is now set at $21,000 per year for a family of four. |
Đồng ý.
ReplyDeleteVà lấy cái này qua FaceBook nha !
http://www.facebook.com/photo.php?fbid=107577682648143&set=-.¬if_t=photo_comment