Wednesday, October 8, 2008

Khi nhà băng sập tiệm, CEO rút tiền - Tập I

Cuộc khủng hoàng tài chính vẫn đang tiếp diễn chưa bít đi về đâu. Hiện tại chương trình 401k, một chương trình đầu tư cho hưu trí do người lao động tự trích tiền lương của mình ra góp vào, đã bị mất cho tới thời điểm này khoảng 2.000 tỉ USD trong 15 tháng qua. Số tiền 700 tỉ USD dùng cho chương trình cứu vớt các nhà băng TƯ NHÂN sẽ do người đóng thuế trả. Phần lớn những người không đầu cơ và không hưởng lợi gì khi cái bong bóng của thị trường nhà đất phồng lên lại phải trả giá cho sự liều mạng cho vay để đẩy thị trường nhà đất lên của các ngân hàng TƯ NHÂN đó.

Em Vịt nào lơ mơ không biết nước Mỹ nó vận hành như thế nào dám mở miệng nói rằng ở Mỹ đại công ty làm ăn lời ăn lỗ chịu? Đây không phải là lần đầu tiên người đóng thuế bị bắt buộc lãnh chịu hậu quả cho việc làm ăn thua lỗ hoặc bất cẩn liều lĩnh của các đại gia Wall Street. Ở Mỹ có một khái niệm gọi là "corporate welfare" để chỉ sự trợ giúp về tài chính của nhà nước cho những đại công ty thuộc tư nhân.

Nhiều người chỉ biết về số tiền 700 tỉ vừa qua mà không biết rằng nhà nước cũng đã vay hàng trăm tỉ để cứu các công ty sụp đổ trước đó rồi. Và những người chịu trách nhiệm đổ dầu vào lửa cho cơn điên đầu cơ nhà đất này đều đáp xuống đất và được đảm bảo tương lai an toàn nhờ những chiếc dù vàng (golden parachute), trong khi có những người thất nghiệp nợ nần dẫn đến cùng quẫn điên loạn, đã quyết định bắn chết cả nhà và tự tử.

Dưới đây là 5 trong số 10 đại gia hạ xuống đất an toàn với hàng trăm triệu USD trong túi, SAU KHI những công ty mà họ dẫn dắt bị sập tiệm. Họ ăn ốc rồi nhà nước - đầy tớ của những đại gia này - lại bắt dân đen đổ vỏ.

Khi nhà băng sập tiệm, CEO rút tiền

CEO01.jpg picture by diehardcat
CEO0102.jpg picture by diehardcat

Nhà băng chuyên cho vay tiền mua nhà Countrywide là tác giả đầu tiên tạo ra cái đống đổ nát bây giờ bằng cách tạo ra những chương trình vay liều lĩnh không theo những qui luật căn bản về thu nhập của người vay tiền. Cái này nếu không gọi là cố tình làm bậy kiếm lời thì không biết cái gì có thể gọi là như vậy. Nhưng ông CEO của nhà băng này lại ẵm về nhà 361,7 triệu USD trong thời gian 2005-07.

CEO02.jpg picture by diehardcat
CEO0202.jpg picture by diehardcat
CEO0203.jpg picture by diehardcat

Có em không biết rằng ở Mỹ cũng có công ty nhà nước! Fannie Mae là một thí dụ. Được thành lập vào năm 1938 và là một cơ quan nhà nước cho đến 1968 thì được tư nhân hóa, cổ phần hóa. Vào tháng 9 vừa rồi cổ đông của công ty này mất sạch tiền. CEO Daniel Mudd không được lãnh chiếc dù vàng trị giá 9,8 triệu, NHƯNG ông ta vẫn ôm về nhà 11,6 triệu trong thời gian 2005-07. Ông ta là người lèo lái khi chiếc thuyền Fannie Mea này chìm.

CEO03.jpg picture by diehardcat
CEO0302.jpg picture by diehardcat

Freddie Mac cũng là một tập đoàn nhà nước được thành lập năm 1970. Cũng dính vào vụ này vì cho vay liều lĩnh. Cổ đông cũng bị mất trắng, nhưng Richard Syron, CEO của Freddie Mac thì không hề hấn gì. Ông này không được cho chiếc dù vàng trị giá 9,8 triệu, NHƯNG cũng được hưởng 12,9 triệu trong 2005-07.

CEO04.jpg picture by diehardcat
CEO0402.jpg picture by diehardcat

Bear Stearns, một trong những nhà băng đầu tư lớn nhất thế giới, nhờ 29 tỉ cứu nguy do Fed bỏ ra và người đóng thuế gánh cái nợ đó, đã không bị sập ngay lập tức vào tháng 3 vừa rồi, và đã được một nhà băng khác mua lại. Không cần đợi tới khi Quốc Hội chấp thuận, nhà nước Mỹ đã dùng hàng trăm tỉ cứu các tập đoàn tư nhân rồi. CEO James Cayne, chạy làng vào tháng 1, bị mất bạc triệu khi giá stock đâm đầu xuống đất. NHƯNG cũng đã kịp thời bán tháo stock của mình trước khi đó. Làm CEO có cái lợi là biết trước khi nào công ty của mình sắp sập tiệm để chạy làng kịp thới. Ông này lấy về nhà 42,3 triệu trong ba năm cuối cùng tại vị, 2005-07, bao gồm 29,8 triệu tiền thưởng trong việc dẫn dắt công ty này vào lĩnh vực đầu cơ nhà đất!

CEO05.jpg picture by diehardcat
CEO0502.jpg picture by diehardcat

Lehman Bros., một nhà băng đầu tư khác đã khai phá sản vào đầu tháng chín sau khi không tìm được sự giúp đỡ của nhà nước giống như Bear Stearns. Trở ngại chính cho việc đó là sự quan ngại về mớ nợ mua nhà nguy hiểm trị giá 30 tỉ được tạo ra trong thời của CEO Richard Fuld. Lehman khai phá sản, cổ đông mất trắng, nhân viên thất nghiệp. NHƯNG Fuld ra đi với 186,5 triệu kiếm được trong ba năm trước đó.

No comments:

Post a Comment