Friday, September 12, 2008

Tẩy độc Ki-tô thời Cách Mạng Pháp 1789

Có nhiều người không biết lịch sử tây phương nhưng dám quả quyết rằng họ phát triển được là nhờ 2000 năm văn minh Ki-tô, nhưng tôi lại thấy một người Mỹ nói thế này:

John Burroughs (1837-1921), Văn hào Mỹ:

* Khoa học đã đóng góp cho sự phát triển của nền văn minh Tây phương trong 100 năm nhiều hơn là sự đóng góp của Ki Tô Giáo trong 1800 năm. (Science has done more for the development of Western civilization in 100 years than Christianity in 1800 years.)

* Nền văn minh của chúng ta không được xây dựng trên Ki Tô Giáo mà là trên lý trí và khoa học (Our civilization is not founded upon Christianity; it is founded upon reason and science.)

* Những người biết hoài nghi và những người không tin (Ki Tô giáo) không bao giờ có thể giết nhau như những tín đồ Ki Tô đã giết nhau (Skeptics and disbelievers could never slaughter each other as the Christians have.)

Và sau đây là câu chuyện lịch sử thời Cách Mạnh Pháp 1789. Nếu "Văn minh Ki-tô" mà tốt đẹp như vậy tại sao người Pháp lại thù "Công Giáo" thế nhỉ? Rất xui xẻo là cái thứ rác rưởi mê tín thời Trung Cổ, khối ung thư tâm linh mà chính người Pháp họ ghét cay ghét đắng này lại được nhập cảng vào Việt Nam trước đó và trở thành một công cụ hữu hiệu cho công cuộc đô hộ của thực dân Pháp.

Người Pháp hết chịu nổi và mạnh dạn dẹp bỏ cái cục ung thư của xã hội được gọi là "Công Giáo" này để thoát khỏi vòng nô lệ tâm linh. Tây nó làm mạnh tay nên nó khá, nhưng khổ nỗi Việt Nam chưa làm gì hết nó đã la làng là không có tự do tôn giáo rồi. Vì sao? Tại vì nuôi cái cục ung thư mê tín này trong nước Việt Nam thì có hại cho Việt Nam nhưng lại có lợi cho tây.

Người Pháp la làng việc các vua nhà Nguyễn cấm đạo giết giáo sĩ để gây sự. Nhưng theo lịch sử thì chính người Pháp trong cuộc cách mạng 1789 đã giết giáo sĩ một cách kinh hồn hơn nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng (kiểu xử tử).

Trong thời phong kiến nếu thần dân dám nói trung thành với một ông vua nước ngoài thì đã đáng tội chết rồi cho nên những ai vào Việt Nam rao giảng một thứ "đức tin" dạy người ta trung thành với một "Giáo Hoàng" ở đâu đó thì càng đáng chết hơn nữa.

Trong cuộc cách mạng bắt đầu năm 1789, vài năm sau đó, giáo sĩ Pháp bị bắt buộc phải thề trung thành với nước Pháp, những người phản kháng sau đó bị truy đuổi và bị chính quyền ra lệnh gặp mặt là giết thẳng tay, giết luôn cả những người nào dám chứa chấp. Người Pháp đã xem những giáo sĩ trung thành với Vatican giống như dịch hạch vậy! Và người Pháp đã rất nham hiểm khi ép các vua nhà Nguyễn phải chịu cho tiêm cái loại vi trùng dịch hạch tâm linh đó một cách tự do vào người Việt Nam, và họ đã đúng, cái thứ dịch hạch tâm linh đó đã giúp họ xâm lược đô hộ Việt Nam thành công, điều mà các triều đại phong kiến phương bắc không thể nào thành công trong suốt 1000 năm sau khi Việt Nam giành được độc lập từ họ vào thời Ngô Quyền.

Người Pháp rất thông minh trong việc này, hơn ai hết họ hiểu rằng"Công Giáo" là dịch hạch tâm linh của nước Pháp phải tận diệt khi họ làm cách mạng lành mạnh hóa xã hội nước Pháp, nhưng cũng vì nó là dịch hạch nên nó lại là thứ vũ khí lợi hại nhất hơn cả tàu chiến và cà-nông để tấn công, thôn tính Việt Nam.

Không thấy "Chúa Trời" bảo vệ Giáo Hội, cha đạo khi nhân dân Pháp nổi lên hạ bệ chính quyền do Giáo Hội nắm, trật tự do "Hội Thánh" lập ra. Sau khi Pháp giết hàng ngàn giáo sĩ và trục xuất mấy chục ngàn giáo sĩ khác, tịch thu đất nhà thờ, phá nhà thờ, dẹp bỏ "thánh giá", thì nước Pháp chẳng những không bị "Chúa trừng phạt" mà còn mạnh thêm nữa! Không lẽ không có "Chúa"?

---------------------------------------------------------

Bài Trừ Ki-tô trong thời Cách Mạng Pháp

Chính sách

Chương trình bài trừ Ki-tô được tiến hành chống Công Giáo, và cuối cùng trở thành chống tất cả các đạo Chúa.

- Trục xuất tu sĩ và xử tử nhiều người trong số họ.

- Đóng cửa, phá hoại và hôi của những nhà thờ

- Bỏ từ "thánh" từ tên đường và những hành động khác nhằm dẹp bỏ văn hóa Ki-tô trong không gian công cộng.

- Giỡ bỏ tượng đài, bảng tên và những hình tượng khác ở những nơi thờ phụng

- Phá bỏ thánh giá, chuông, và những dấu hiệu khác của sự tôn sùng đạo

- Thành lập những giáo phái của cách mạng hay dân sự, bao gồm và sau đó là Cult of ReasonCult of the Supreme Being

- Phá hủy trên qui mô lớn những tượng đài tôn giáo (nên nhớ 'tôn giáo' ở đây là 'Công Giáo' là chính, vì họ là giai cấp thống trị cũ.-ND)

- Cấm lễ bái nơi công cộng cũng như riêng tư và cấm giáo dục tôn giáo (Ở Việt Nam 'Công Giáo' đang vận động mở trường 'Công Giáo' để đào tạo con chiên phục vụ Vatican - Việt Nam còn thua Pháp thời TK 18 trong vấn đề này - Lịch sử đang lặp lại - ND)

- Bắt tu sĩ lập gia đình

- Bắt tu sĩ bỏ đạo, và

- Thông qua luật ngày 21/10/1793. Luật này cho phép thấy mặt là giết những tu sĩ không chịu thề trung thành với hiến pháp của nước Pháp và những người che chở họ. (Waaaa! Cái này không biết là thua hay hơn Pháp đây. Nên nhớ trong câu chuyện này giáo sĩ Pháp chỉ không chịu thề trước hiến pháp của nước Pháp thì đã bị tận diệt rồi trong khi giáo sĩ "Công Giáo" ở Việt Nam cùng con chiên còn dẫn giặc vào nhà giúp giặc xâm lược thôn tính đô hộ Việt Nam trong cả 100 năm mà không xách ra bắn hết là quá nhân đạo! Về nhân đạo thì hơn Pháp rồi nhưng về triệt để thì thua Pháp nên mấy chục năm sau chiến tranh, cái cục ung thư "Công Giáo" này nó vẫn hoành hành! - ND)

Nhà Thờ (CG) dưới chế độ cũ Ancien Régime

Vào thế kỷ 18th ở Pháp, 95% dân số theo Công Giáo La Mã. Dưới chế độ cũ, quyền hành của tu sĩ được hợp thức hóa dưới một trật tự gọi là First Estates of the realm. Nhà Thờ là địa chủ lớn nhất trên đất nước mà tài sản thuộc về họ cung cấp một lợi nhuận khổng lồ từ người làm thuê cộng với lợi nhuận lớn lao từ việc thu các loại thuế. (Cái này giống địa chủ nhà thờ ở VN thời Pháp thuộc-ND). Vì Nhà Thờ giữ sổ sinh tử, hôn nhân và là cơ quan duy nhất lo về giáo dục tiểu học, trung học và dịch vụ ý tế, nó xuất hiện trong đời sống của mọi người.

Cuộc Cách Mạng và Giáo Hội

Trong cố gắng để làm dịu sự bất ổn, vào tháng 8/1789 Nhà Nước bãi bỏ quyền thu thuế của Nhà Thờ. Vấn đề tài sản nhà thờ trở thành trung tâm những chính sách của chính quyền cách mạng mới. Tuyên bố tất cả tài sản nhà thờ ở Pháp thuộc về quốc gia, việc tịch thu tài sản được tiến hành và tài sản nhà thờ được đem ra bán đấu giá. (Vụ này sao giống Việt Nam qua ta? - ND). Vào tháng 7/1790, Hội Đồng Lập Hiến Quốc Gia công bố Hiến Pháp Dân Sự của Giáo Sĩ với nhiệm vụ lột bỏ đặc quyền của giáo sĩ - họ phải được trở thành nhân viên nhà nước, được bầu lên bởi xứ đạo hay giáo phận, và số lượng giáo phận phải được bớt xuống - tất cả tu sĩ và giám mục phải thề trung thành với trật tự mới nếu không sẽ bị sa thải, trục xuất hay tử hình ( Cái này Việt Nam thua Pháp, không làm được, nên mới có ngày hôm nay-ND). Một phiên bản của lời thề có từ "thù ghét" đối với đám quí tộc.

Tu sĩ Pháp phải chờ Giáo Hoàng chấp thuận trước khi ký tên trên lời thề, và Giáo Hoàng Pius VI phải suy nghĩ 8 tháng về vấn đề này. Vào 13/4/1791, Giáo Hoàng phản đối Hiến Pháp này và điều này gây nên một sự chia rẽ trong Công Giáo Pháp. Những người chấp nhận lời thề trung thành với nhà nước Pháp được gọi là giáo sĩ theo hiến pháp, và những giáo sĩ theo Giáo Hoàng không chấp nhận lời thề thì được gọi là giáo sĩ bướng bỉnh hay "những người không tuyên thệ"

(Những giáo sĩ ở Việt Nam dĩ nhiên họ không thề trung thành với hiến pháp Việt Nam, và do đó họ sống ở Việt Nam, là người Việt Nam, nhưng họ chỉ nghe lệnh Vatican thôi! Bởi vậy pháp luật Việt Nam đối với họ là giấy lộn, họ đâu có coi chính quyền Việt Nam ra cái gì? -ND)

Tháng 9/1792, Hội Đồng Quốc Gia hợp pháp hóa việc li dị, trái ngược với học thuyết Công Giáo. Cùng lúc đó, Nhà Nước lấy lại sổ sách đăng ký sinh tử và hôn nhân từ tay Nhà Thờ. Càng ngày cái nhìn về Nhà Thờ như một lực lượng phản động đã làm tăng thêm những bất bình về kinh tế -xã hội và cuối cùng bạo lực đã nổ ra từ thành thị đến thôn quê khắp nước Pháp. Ở Paris, trong vòng 48 giờ bắt đầu từ 2/9/1792, trong khi Hội Đồng Lập Pháp giải tán trong hỗn loạn, ba giám mục và hơn hai trăm tu sĩ bị thảm sát bởi một đám người đang tức giận; vụ này hợp thành một phần của Cuộc Thảm Sát Tháng Chín. Tu sĩ bị dìm chết dưới một hình thức tử hình tập thể gọi là Noyades vì tội phản quốc dưới sự chỉ đạo của Jean-Baptiste Carrier; tu sĩ và nữ tu cũng nằm trong số những người bị xử tử tập thể ở Lyon, vì tội ly khai, theo lệnh của Joseph FouchéCollot d'Herbois. Hàng trăm tu sĩ khác bị bỏ tù và bị bắt phải chịu những điều kiện kinh tởm ở cảng Rochefort.

Nhiều hành động bài trừ Ki-tô năm 1793 được thúc đẩy bởi việc tịch thu vàng bạc của nhà thờ để chu cấp cho chiến tranh. Những luật chống nhà thờ được thông qua bởi Hội Đồng Hiến Pháp và cơ quan kế thừa nó, Hội Nghị Quốc Gia, và bởi các hội đồng phân ban trong cả nước như Indre-et-Loire, nơi mà vào tháng 11/1793 ngay cả từ dimanche (Chủ Nhật) cũng bị xóa bỏ. Lịch Gregory, một phương tiện được áp dụng theo chiếu chỉ của Giáo Hoàng Gregory XIII năm 1582, được thay bằng Lịch Cộng Hòa Pháp trong đó xóa bỏ ngày sabbath, những ngày kỷ niệm các thánh và tất cả những thứ gì liên quan đến Giáo Hội. Những buổi diễn hành chống giáo sĩ được tổ chức, và Tổng Giám Mục bị buộc phải từ chức và bị bắt thay thế cái mũ lễ của ông ta với "Chiếc Mũ Tự Do". Tên đường và nơi công cộng mà có bất cứ thứ gì dính dáng tới tôn giáo đều bị đổi, ví dụ như thị trấn St. Tropez (Thánh Tropez-ND) đã trở thành Héraclée. Những ngày lễ tôn giáo bị cấm và thay vào đó là những ngày lễ mừng thu hoạch hoặc những hình tượng phi tôn giáo khác (sao vụ này giống Việt Nam trước khi có "Công Giáo" du nhập vào vậy trời? Người Pháp sau một thời gian dài sống "Công Giáo" làm người "Công Giáo" (95% dân số) trong hàng chục thế kỷ mà họ phải ráng rửa sạch sẽ nó như rửa một thứ gì nhơ nhớp nhất, họ phải vứt bỏ "Thánh" của chính họ thì mắc gì người Việt Nam phải ôm vào người trời?-ND) Robespierre và bạn bè ông ta quyết định dẹp cả Công Giáo và đối thủ của nó, nhóm vô thần Cult of Reason và thay thế nó bởi nhóm Cult of the Supreme Being. Chỉ sáu tuần trước khi bị bắt, ngày 8/6/1794 Robespierre (vẫn còn mạnh lúc đó) đã đích thân dẫn một đám rước xuyên Paris đến vườn Tuileries trong một buổi lễ tuyên bố một đức tin mới.

Cuộc bài trừ Ki-tô ở Pháp đạt đỉnh điểm vào khoảng giữa 1794 với sự mất địa vị của Robespierre. Đến đầu 1795 một vài hình thức tôn giáo được bắt đầu hình thành và một luật được thông qua vào 21/2/1795 đã hợp pháp hóa việc làm lễ nơi công cộng, mặc dù với những giới hạn nghiêm ngặt. Việc rung chuông nhà thờ, rước lễ hay trưng bày thánh giá vẫn bị cấm. Đến khoảng 1799, giáo sĩ vẫn bị bỏ tù và trục xuất đến những đảo tù và sự ngược đãi trở nên nặng thêm sau khi quân đội Pháp được điều khiển bởi Tướng Louis Alexandre Berthier chiếm Rome và bỏ tù Giáo Hoàng Pius VI, ông này chết trong giam cầm ở Valence, Pháp vào 8/1799. Cuối cùng với Napoleon đang lên ở Pháp, đàm phán dài cả năm giữa nhân viên chính quyền và Giáo Hoàng mới, Pius VII, đã dẫn tới Hiệp Ước 1801, chính thức chấm dứt thời kỳ bài trừ Ki-tô và thiết lập những nguyên tắc cho quan hệ giữa Giáo Hội La Mã và Nước Pháp.

Tổng số nạn nhân của thời Ngự Trị của Khủng Bố là khoảng 40,000. Thành phần bị xử bởi những tòa án cách mạng là khoảng 8% quí tộc, 6% giáo sĩ, 14% trung lưu, và 70% nông dân hay công nhân bị buộc tội tích trữ, trốn lính, đào ngũ, nổi loạn, và những loại khác. Trong những tầng lớp này, giáo sĩ của Công Giáo La Mã chịu thiệt hại nặng nề nhất theo tương ứng.

Trong khi sự ngược đãi đối với một số giáo sĩ Công Giáo La Mã hoặc dòng tu nào đó xảy ra trong Đệ Tam Cộng Hòa, Hiệp Ước 1801 phải đợi hơn một thế kỷ cho đến khi nó bị bãi bỏ bởi chính quyền Đệ Tam Cộng Hòa, khi xác lập một chính sách tách rời nhà nước với tôn giáo vào 11/12/1905.

Thiệt Hại của Giáo Hội

Dưới sự đe dọa bị giết, bỏ tù, cưỡng bách đi lính hoặc mất thu nhập, khoảng 20.000 giáo sĩ hiến pháp (giáo sĩ đã thề trung thành với nước Pháp chứ không phải Vatican-ND) đã bị buộc từ bỏ hoặc giao nộp thư thụ chức và 6.000 tới 9.000 bị ép thành hôn, nhiều người ngưng hoạt động tôn giáo. Vào khoảng cuối thập niên đó, khoảng 30.000 giáo sĩ bị trục xuất khỏi nước Pháp, và hàng ngàn giáo sĩ khác ở lại đã bị xử tử. Phần lớn nước Pháp không có giáo sĩ để làm lễ, thiếu thốn lễ lạc và những giáo sĩ không chịu thề trung thành với nước Pháp đã bị đưa lên máy chém hay bị đày đi Guiana.

Nạn nhân của của chiến dịch này được đối xử như những thánh tử đạo, chỗ họ bị giết trở thành chỗ hành hương.

No comments:

Post a Comment