Wednesday, December 16, 2009

Nguyễn Trí Cảm - Món quà Giáng sinh

Ở Việt Nam có một giống người rất kỳ lạ.  Họ gọi những tên giặc gián điệp tây phương và những tên tội đồ phản quốc là "thánh".  Tại sao họ làm như vậy? Tại vì có một tổ chức chính trị và kinh tế đội lốt tôn giáo ở tận bên trời tây "phong thánh" cho đám gián điệp và tội đồ của dân tộc đó! 

Giống người Việt Nam trên cũng có một bộ óc người trong hộp sọ như bao nhiêu người khác nhưng họ khi theo cái ma giáo này họ đã bị Vatican biến thành một loại súc vật chỉ biết nghe lời Vatican mà không biết dùng bộ óc đó để suy nghĩ!

Họ chống tất cả những chính quyền Việt Nam nào không quì gối trước Vatican, "chủ chăn" của họ.  Họ rất hãnh diện là những con cừu do Vatican chăn dắt chống tại tất cả những chính quyền VN độc lập từ xưa đến giờ.  Ngày xưa ở Á Châu không phải chỉ có các Chúa Trịnh - Nguyễn, các vua nhà Nguyễn sau đó trục xuất, bỏ tù hoặc đem những tên gián điệp, phản quốc mang danh "Công Giáo" ra chém, mà ở các nước Thái, Nhật, Hàn, Trung đều có xảy ra những chuyện như vậy.  Tại sao? Vì không có một quốc gia nào có thể chấp nhận được chuyện dân họ bị một tên "Vua" tự vỗ ngực là đại diện cho "Chúa" trên trời chăn như một đám cừu chống lại luật lệ và âm mưu lật đổ thôn tính quốc gia họ cả.

Ngay cả ở đất "thánh", "đạo gốc" như ở Pháp, người ta vẫn đem cha đạo ra chém đầu nhấn nước hàng loạt như thường trong Cách Mạng 1789 để xóa bỏ chế độ phong kiến thần quyền do Vatican nắm đầu, như vậy tại sao các vua chúa Việt Nam lại không thể trừ khử cái đám gián điệp và phản quốc, phản dân tộc này?! 

"Thánh tử đạo"?! Nếu những người đó là thánh thì các vua chúa Trịnh Nguyễn là những người giết "thánh" phải được gọi là gì? Là tội đồ dân tộc? Rõ ràng quyền lợi của "Công Giáo" và quốc gia dân tộc Việt Nam trái ngược hẳn nhau cho nên những người mà người Việt Nam gọi là tội đồ dân tộc thì người "Công Giáo" lại gọi họ là "thánh" và ngược lại.  

Người Việt Nam từ ngàn xưa ghét nhất là bị người ngoài nắm đầu.  Còn "Công Giáo" lại thích nhất và mục tiêu nói ra miệng của họ là nắm đầu cả nhân loại! 

Còn khuya cái ma giáo này mới có thể "đồng hành cùng dân tộc" khi cái đích của nó và cái đích của dân tộc Việt Nam là hoàn toàn trái ngược nhau 180°!

-----------------------------------------------------------------------------------------------

16 tháng 12, 2009

Trong quan hệ ngoại giao quốc tế, không phải chỉ có các nhà ngoại giao chuyên nghiệp mới đóng vai trò chính yếu, mà đôi khi các nhà thể thao, văn hóa cũng đảm trách công việc mở đường cho ngoại giao như “ngoại giao bóng bàn” giữa Mỹ và Trung quốc vào năm 1971 dưới thời Tổng thống Nixon và Thủ tướng Chu Ân Lai, “ngoại giao âm nhạc” giữa Triều Tiên và phương Tây khi tay guitar huyền thoại thế giới Eric Clapton và dàn nhạc New York Philharmonic được mời sang Bình Nhưỡng biểu diễn vào tháng 2.09, hay “ngoại giao bóng đá” ở Nam Kavkaz giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ ở vòng loại world cup 2010.

Việt Nam cũng vừa có một cuộc “ngoại giao gốm sứ” với Vatican ngày 11/12/09. Trong chuyến viếng thăm một số nước châu Âu và Roma, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng cho Vatican một chiếc bình gốm sứ có họa tiết trang trí bằng những đóa sen. Một món quà trong chuyến đi ngoại giao trùng hợp vào mùa lễ Giáng sinh, nên cũng xem đây như một món quà tặng giáng sinh vậy.

Chủ tịch Triết và Đức Giáo hoàng tại Vatican hôm 11/12/2009

Ảnh nguồn BBC.

Gốm là một sản phẩm của Việt nam đã có từ thời các vua Hùng như bình, lọ, bát dĩa v.v..có nghĩa là đã có hơn 4.000 năm lịch sử. Các di chỉ khảo cổ gốm sứ này được phát hiện ở xã Thiệu Dương,Thiệu Hóa ở lưu vực sông Chu, Sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Món quà của một đất nước có 4.000 năm văn hiến tặng cho một đất nước có tuổi đời văn hóa khoảng bằng nửa tuổi của mình là 2009 năm, như một thông điệp nói lên những trải nghiệm trong việc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chiếc bình được trang trí bằng những đóa sen trắng và cành lá xanh. Hoa sen vốn gần gũi với đời sống của nền văn minh lúa nước nên xuất hiện nhiều trong văn học nghệ thuật, kiến trúc hay trong ca dao của người Việt, tiêu biểu như bài ca dao dùng làm bài học luân lý, đạo đức mà hầu hết các thế hệ người Việt đều thuộc như:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng.

Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bình gốm sứ của người Việt thường dùng để cắm hoa hay đựng rượu. Trong Kinh thánh của người Ki tô giáo cũng đề cập đến một vật có chức năng tương tự như chiếc bình. Đó là cái bầu da. Bầu da này không dùng để cắm hoa mà chỉ để đựng ruợu hay nước, phù hợp với đời sống du mục trên sa mạc. Lời trong Kinh thánh như sau:

“Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, nếu vậy rượu mới làm nứt bầu ra; rượu chảy mất và bầu cũng phải hư đi. Song rượu mới phải đổ vào bầu mới. Lại cũng không ai uống rượu cũ lại đòi rượu mới; vì người nói rằng: Rượu cũ ngon hơn.” - Phúc âm Luca 5:37-39.

Người viết chẳng biết gì về “thần học”, và cũng không sành rượu nên không hiểu ý nghĩa hay ẩn dụ “rượu ngon, rượu dở” và kinh nghiệm về rượu trong lời mạc khải này là gì. Chỉ biết rượu đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ của người Ki tô giáo như “rượu thánh” mà các vị chủ chăn thường uống chẳng hạn. Và dấu ấn văn hóa của cái bầu da trong Thánh kinh này là dạy cách giữ gìn rượu, bầu đựng rượu và cách uống rượu..

Nói về quà tặng. Người viết không rõ Vatican có thật sự hài lòng với món quà mang nhiều ý nghĩa này hay không hay chỉ vui vẻ nhận theo nghi thức ngoại giao giữa hai nước vì “tiền đồ” của sứ mệnh truyền giáo tại Á châu và đặc biệt tại Việt Nam, vì chất liệu gốm sứ và các họa tiết hoa sen của chiếc bình tượng trưng cho vật chất và tinh thần, di sản của người Việt, và còn mang nhiều biểu tượng khác nữa. Hoa sen là loài hoa gắn liền với hình ảnh của một tôn giáo lớn của Việt Nam. Đó là Phật giáo, hay liên tưởng đến một câu thơ mang âm điệu ca dao về một vị lãnh tụ đánh bại thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ, buộc họ phải ký kết Hiệp định Geneve năm 1954 để rồi sau đó, gần triệu con chiên đã vội vã theo bà Maria vào Nam . Câu thơ đó là:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.”

Một bài học có trong sách giáo khoa của học trò tiểu học.

 

Và Vatican trao tặng lại những gì?

Theo Thông tấn xã Công giáo Việt Nam (Vietcatholic): “Vào cuối cuộc đàm phán của hai bên đã trao đổi quà tặng. Chủ tịch VN dâng tặng (presenting) ĐGH một tấm vải lụa còn ĐGH ban tặng (giving) lại cho ông chủ tịch kỷ niệm chương triều đại của mình”[1].

Chúng ta nhận thấy thái độ trịch thượng trong cách dùng từ của những người Công giáo như thế nào đối với vị Chủ tịch của một nước ngay trong giai đoạn bang giao chính thức chưa được thiết lập, huống hồ gì sau khi được thiết lập thì sẽ ra sao! Não trạng của thời phong kiến trung cổ theo kiểu “triều cống” và “ban ân huệ” như quan hệ giữa chủ chăn và con chiên, vua và các lãnh vương vẫn không hề thay đổi trong thế kỷ 21 này. Một điều lạ là bản tin không hề đề cập đến chiếc bình mà Chủ tịch nước tặng cho Giáo hoàng, mà lại đề cập đến một tấm vải lụa nào đó, trong khi hình ảnh chiếc bình xuất hiện rất nhiều trên mạng truyền thông. Có thể họ đã hiểu ra được ý nghĩa của món quà và thông điệp hàm ẩn trong đó, nên tránh đề cập đến.

Trong huấn từ của Giáo hoàng gửi cho các giám mục VN dịp Ad Limina (6.2009) căn dặn người Công giáo là “một giáo dân tốt đồng thời là một công dân tốt” và sứ điệp của giáo hoàng gửi Giáo hội Công giáo VN dịp khai mạc Năm thánh 2010 trong đó “Vatican nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ lẫn hiện tại và xin tha thứ “ [2]. Đây là các động thái tìm cách dọn đường cho việc tái lập bang giao.

Nói về việc sám hối và xin tha thứ của Vatican & GHCGVN trong năm Thánh 2010, để hàn gắn những bất đồng và tiến đến việc thiết lập bang giao quả là một nhiệm vụ không hề đơn giản. 117 người cả giáo dân người Việt lẫn các linh mục nước ngoài được Vatican phong làm “thánh tử đạo”, trong khi nhân dân và lịch sử Việt Nam xem những người này là “tội đồ” của dân tộc, làm tay sai cho thực dân Pháp và Vatican, đặt Việt Nam dưới ách đô hộ của họ gần một thế kỷ. Cả hai bên sẽ phải gọi những người này là gì ở giữa cái thế “giữa đất và trời” như vậy? Tội đồ của dân tộc hay thánh tử đạo mà sẽ được công khai vinh danh ? Đây là một trong. những khúc mắc của lịch sử cần phải giải quyết minh bạch thì mới mong khơi thông được mối quan hệ bang giao một cách thành tâm được.

HYAgagianan.jpg picture by diehardcat

Ngô Đình Diệm và GH Gioan XXIII

Việc bang giao hay không, lợi và hại của sự thiết lập bang giao như thế nào, đều có sự cân nhắc của các cấp lãnh đạo nhà nước, những người có trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc, nhưng hình ảnh Chủ tịch nước đưa tay bắt trước Giáo hoàng cũng để nhận biết tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc của một chính khách đối với nước chủ nhà Ta hãy xem hình Tổng thống Ngô Đình Diệm cúi mình hôn tay Giáo hoàng Gioan XXIII như thế nào sẽ rõ hơn tư thế đối thoại của Nhà nước Việt Nam ngày nay.

Cuộc gặp gỡ lần này có phải là mối bang giao “bình mới, rượu mới” hay vẫn “bình mới, rượu cũ” như lời mạc khải “rượu cũ ngon hơn”[3] của Giê-su. Mọi sự xem ra vẫn còn mơ hồ lắm 

 

SG, 15-12-09

Nguyễn Trí Cảm


-----------------------------------------------------------------------------------------------



[1] www.vietcatholic.net/News800/ReadArticle.aspx?ID=74467

[2] www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200950/20091212014345.aspx

[3] Tùy loại rượu. Rượu nho để lâu sẽ chua như dấm.

4 comments:

  1. Ve vụ động đất tại Haiti, so sánh với vụ Bão Katrina ở NO, bac cho thế nào là nghèo, thế nào là hèn...

    ReplyDelete
  2. Am em mo ra password cua cai nay roi, cai fddinh0 de du phong bac a.

    ReplyDelete
  3. Vụ Haiti bác mà bít tiếng A tôi giới thịu với bác phim tài lịu này thì sẽ hỉu về đất nước này hơn.

    http://www.youtube.com/watch?v=6gjE_OzcQV0

    ReplyDelete
  4. Ngày 07/05/2010 ông Nhơn làm lễ ra mắt tại HN, bọn đàn em của Tổng Dám Nhục Kiệt quậy tưng bừng. Bà con xem mấy cái link này nhé.

    [url]http://freelecongdinh.wordpress.com/2010/05/08/tuongphanductong/[/url]
    [url]http://nuvuongcongly.com/index.php?option=com_content&view=article&id=891:thanh-le-don-tan-tgm-pho-la-lung&catid=63:sinh-vien-gioi-tre&Itemid=187[/url]
    [url]http://nuvuongcongly.com/index.php?option=com_content&view=article&id=892:phan-ung-cua-giao-dan-ngoai-nha-tho-lon-hn&catid=81:tin-tuc-thoi-su&Itemid=198[/url]
    [url]http://nuvuongcongly.com/index.php?option=com_content&view=article&id=898:bat-tay-hy-sinh-mot-thanh-nhan&catid=74:cong-ly-va-su-that&Itemid=265[/url]
    [url]http://nuvuongcongly.com/index.php?option=com_content&view=article&id=896:csvn-tiep-tuc-ha-uy-tin-toa-thanh&catid=77:kien-thuc-phap-luat&Itemid=177[/url]
    [url]http://nuvuongcongly.com/index.php?option=com_content&view=article&id=894:vai-cam-nhan-ve-thanh-le-chao-mung-duc-tan-tgm-pho-hn&catid=81:tin-tuc-thoi-su&Itemid=198[/url]
    [url]http://nuvuongcongly.com/index.php?option=com_content&view=article&id=895:quang-canh-tuong-phan-trong-le-chao-don-duc-tgm-pho&catid=77:kien-thuc-phap-luat&Itemid=177[/url]
    [url]http://nuvuongcongly.com/index.php?option=com_content&view=article&id=889:toan-canh-thanh-le-ra-mat-cua-duc-cha-nhon&catid=81:tin-tuc-thoi-su&Itemid=198[/url]
    [url]http://nuvuongcongly.com/index.php?option=com_content&view=article&id=886:hinh-anh-ra-mat-duc-tan-tong-giam-muc-pho-ha-noi&catid=88:hinh-anh-tu-lieu&Itemid=272[/url]
    [url]http://freelecongdinh.wordpress.com/2010/05/08/tuongphanductong/[/url]

    ReplyDelete