Sunday, November 11, 2007

Trần Chung Ngọc - Phần II (Tiếp) - Vài Nét Về 'Cụ Diệm'

10. The Two Viet-Nams" by Bernard B. Fall, Frederik A. Praeger Publisher, New York 1967:

Trang 236: Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Đức tin của ông ta ít có tính chất từ ái của các tông đồ hơn là tính hiếu chiến tàn nhẫn của một Đại Phán Quan Tây Ban Nha của Tòa Án Dị Giáo (Torquemada); và Quan điểm của ông ta về chính quyền thì ít có tính chất của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa hơn là một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến . Một người Pháp theo Công Giáo khi nói chuyện với ông ta muốn nhấn mạnh về ảnh hưởng văn hóa Pháp đối với ông Diệm đã nhấn mạnh những từ như "tín ngưỡng của chúng ta", thì Diệm thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một người Công Giáo Tây Ban Nha", có nghĩa là, ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) của một đức tin hung hăng, hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo hệ phái Công Giáo Gallican."
(Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind: His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor; and his view of government is made less of the constitutional strength of a President of the republic than of the petty tyranny of a tradition-bound mandarin. To a French Catholic interlocutor who wanted to emphazise Diem's bond with French culture by stressing "our common faith," Diem was reported to have answered calmly: "You know, I consider myself rather as a Spanish Catholic," i.e., a spiritual son of a fiercely aggressive and militant faith rather than of the easygoing and tolerant approach of Gallican Catholicism.)
Trang 250: “Trong số những người lên cầm quyền cùng với Diệm năm 1954-55, KHÔNG MỘT NGƯỜI NÀO còn giữ chức vụ bộ trưởng khi Diệm bị giết năm 1963. Một vài người bị lưu đày ở Pháp hoặc Mỹ, và một vài người rút lui với thái độ trông chờ ở Saigon. Một sự dập theo những phương pháp toàn trị của Cộng sản Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng của Ngô Đình Nhu. Đảng này trở thành một hệ thống quyền lực hoàn toàn giống như của Cộng sản, với những thành viên mật và chỉ biết nhau trong những tổ 5 người, và những “nhóm hành động” có nhiệm vụ dẹp bỏ mau chóng và kín đáo những người đối lập... Như vậy, chế độ Diệm sai lầm trong hai phương diện: Quân đội không bao giờ thực sự hữu hiệu, và các sĩ quan ở quân đoàn thì không trung thành với những ông chủ dân sự và nhắm mắt làm ngơ trước sự thất bại của chế độ.
Trong sự mô tả đảng Cần Lao, John C. Donnell định nghĩa Cần Lao như là “một đảng chính trị mạnh gồm những thành viên thường tin rằng mình thuộc những đảng chính trị khác và ngự trị những đảng này.” Nói cách khác, những hoạt động trong hệ thống nội bộ của họ y hệt như của đảng Cộng sản: dò thám bạn bè, xâm nhập đồng minh, và hoạt động như “một quốc gia trong một quốc gia” trong chính guồng máy chính quyền của mình. Nếu không còn cái gì khác, những điều trên có thể làm cho chế độ Nam Việt Nam mang nhãn hiệu một loại “dân chủ của quần chúng” chống-Cộng mà sự khác biệt lớn nhất đối với người anh em song sinh Cộng sản Bắc Việt Nam là thái độ hành trì Công giáo và là sở hữu chủ của những đồn điền cao su.”
(Of the men who came to power with Diem in 1954-55, NOT ONE still held a cabinet portfolio when he was murdered in 1963. Some were sent into exile in France or the US, and a few simply retired and maintained a "wait-and-see" attitude in Saigon. Another imitation of Communist totalitarian methods was Ngo Dinh Nhu's Can-Lao Nhan-Vi Cach Mang Dang, which became the perfect hierarchie paralle’le, with its secret membership and five-men cells whose members knew only each other, and "action groups" that could swiftly and quietly do away with bothersome oppositionists...As it was, the Diem regime erred on both counts: Its army never became really proficient, and its officer corps remained disloyal to its civilian masters and connived in their demise.
In his description of the Can Lao, John C. Donnell defined the Can-Lao as a "powerful elite political party whose members are commonly believed to belong to other political parties also and to dominate them." In other words, it did within its own system exactly what a Communist Party would do: It spied on its own friends, infiltrated its own allies, and acted as a "state within a state" in its own government's machinery. If nothing else, this would brand the South Vietnamese regime as a sort of anti-Communist "people's democracy" whose major difference from its Communist North Vietnam TWIN was its attitude toward the practice of Catholicism and the ownership of rubber plantations.)


11. "An Eye For The Dragon" by Dennis Bloodworth; Farrar, Straus & Giroux, New York 1970, p. 209:

Cho tới năm 1963 mật vụ của Diệm đã bắt giữ hoặc đẩy vào tay những kẻ thù hầu như mọi người quốc gia có tên tuổi đã chiến đấu cho tự do của đất nước trong 20 năm trước. Hắn và gia đình hắn đã đàn áp mọi đối lập, chất đầy nhà tù, bịt miệng báo chí, gian lận bầu cử, và bám vào quyền lực.
(...By 1963 Diem's secret police had picked up or pushed into the arms of his enemies nearly every prominent nationalist who had fought for the freedom of his country during the previous 20 years. He and his familly suppressed all opposition, filled the jails, muzzled the press, rigged the elections, and clung to all power..)

12. " Intervention and Revolution" by Richard J. Barnet, A Meridian Book, New York 1972, pp. 233-235:

“Khuyến cáo rằng “nếu bầu cử được tổ chức ngày nay (1956) thì tuyệt đại đa số dân Việt sẽ bầu cho Cộng sản,” Cherne tuyên bố rằng uy tín của Mỹ ở Á Châu tùy thuộc vào sự ngăn chận cuộc bầu cử này. Phương pháp giải quyết là củng cố lớp người Công giáo ở miền Nam Việt Nam, chỉ có những người này mới có lý do thuộc về lý tưởng chống Cộng. Nhà văn Công giáo người Anh, Graham Greene, đã mô tả việc Mỹ sử dụng giáo hội Công giáo trong cuộc chiến tranh lạnh ở Việt Nam như sau:
Chính cái ý hệ Công giáo đã làm cho chế độ của ông Diệm sụp đổ, vì sự sùng tín của ông ta đã bị các cố vấn Hoa Kỳ khai thác cho đến khi giáo hội Công giáo ở Việt Nam ở trong cơ nguy cùng chung số phận bất thiện cảm của người dân Việt đối với Mỹ...Những khoản tiền to lớn được dùng để tổ chức những cuộc đón tiếp quan khách ngoại quốc và tạo nên ý niệm giáo hội Công giáo là của Tây phương và là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh. Trong những trường hợp hiếm hoi mà Diệm đi kinh lý những vùng trước đây bị Việt Minh chiếm, bao giờ cũng có một linh mục ở bên cạnh, và thường là một linh mục Mỹ...
Điều quan tâm chính của chính quyền Diệm là sự an toàn của chính quyền. Chính quyền Diệm sợ rằng cuộc bầu cử dự định tổ chức vào tháng 7, 1956 đưa đến sự thắng lợi của Hồ Chí Minh và chấm dứt quyền lực của những chính trị gia không Cộng sản..
Những ước tính của cơ quan tình báo quốc gia CIA, soạn trong tháng 2, 1957, mô tả chế độ Diệm như sau:
Chế độ Diệm phản ánh ý nghĩ của Diệm. Một bộ mặt chính quyền đại diện cho dân được duy trì, nhưng thực chất chính quyền là độc tài. Quyền lập pháp của quốc hội bị hạn chế gắt gao; quyền tư pháp chưa phát triển và tùy thuộc quyền hành pháp; và những nhân viên trong ngành hành pháp không gì hơn là những tay sai của Diệm. Không có một tổ chức đối lập nào, dù trung thành hay không, được phép thành lập, và mọi chỉ trích chính quyền đều bị đàn áp...Quyền lực và trách nhiệm tập trung nơi Diệm và một nhóm nhỏ gồm có những thân nhân của Diệm, những người quan trọng nhất là Nhu và Cẩn.”
Chế độ độc tài của Diệm, dựa trên một mạng lưới mật vụ, tòa án quân sự, và công chức tham nhũng, tuyên bố không những chiến đấu chống Cộng mà cho tới năm 1957 Cộng sản vẫn chưa có hoạt động gì, mà còn chống bất cứ nhóm nào không chắc là trung thành với Diệm. Thật vậy, nhiều người không-Cộng-sản vào tù hơn là người Cộng sản.
...Sự chuyên chế của Diệm, sự thiên vị trơ trẽn của hắn đối với những người Công giáo tị nạn từ ngoài Bắc vào so với phần còn lại của dân chúng, và sự bạo hành của hắn đối với mọi người không đồng quan niệm chính trị với hắn đã tạo nên một sự liên kết chống hắn mà hắn rất sợ.”
(Warning that "if the elections were held today the overwhelming majority of Vietnamese would vote Communist," Cherne declared that American prestige in Asia was dependent upon preventing that result. The answer was to strengthen the Catholic faction in South Vietnam, who alone among Vietnamese had ideological reasons to be against the communists. The British Catholic writer Graham Greene has described the American use of the Catholic Church
in fighting the Cold War in Vietnam:
It is a Catholicism which has helped to ruin the government of Mr. Diem, for his genuine piety...has been exploited by his American advisors until the Church is in danger of sharing the unpopularity of the US...Great sums are spent on organized demonstration for the visitors, and an impression is given that the Catholic Church is occidental and an ally of the US in the cold war. On the rare occasions when Mr. Diem has visited the areas formerly held by the Viet Minh, there has been a priest at his side, and usually an American one.
...The major interest of the Diem government was its own security. It feared that the elections scheduled for July, 1956, would spell a victory for Ho Chi Minh and the end of power for noncommunist politicians....
The CIA national intelligence estimates prepared in February, 1957, described the Diem regime in these words:
Diem's regime reflects his idea. A facade of representative government is maintained, but the government is in fact essentially authoritarian. The legislative powers of the National Assembly are strictly circumscribed; the judiciary is underdeveloped and subordinate to the executive; and the members of the executive branch are little more than the personal agents of Diem. No organized opposition, loyal or otherwise, is tolerated, and critics of the regime are often repressed...The exercice of power and responsibility is limited to Diem and a very small circle mainly composed of his relatives, the most important being Nhu and Can.
...Diem's dictatorship, supported with a network of informers, military tribunals, and corrupt functionaries, declared war not only on the communists, who until 1957 were quiescent, but also against any group whose personal loyalty was not assured. Indeed, more non-communists than communists ended up in Diem's jails.
...Diem's despotism, his shameless favoring of Catholic refugees from the North over the rest of the population, and his persecution of all political dissidents produced the coalition against him that he dreaded.)

13. "Vietnam Revisited" by David Dellinger, p. 35:

Ngay từ lúc đầu Diệm đã có khuynh hướng toàn trị và gia đình trị mà 8 năm sau dư luận quần chúng lên án chính quyền của hắn.
“Khuynh hướng toàn trị” của Diệm đã đưa đến việc thành lập một đảng chính trị riêng tư, đảng cần Lao, một đảng duy nhất. [Thời đó không thấy ai đòi đa nguyên đa dảng. TCN]
Đảng Cần Lao cũng phục vụ hắn như là mật vụ, dập theo khuôn mẫu của Nhật Bản trong Thế Chiến II – mà Diệm đã nghiên cứu kỹ chi tiết.
Như chúng ta đã thấy, đảng này đã giết hại 90000 người và cầm tù 800000 trong đó có nhiều người bị tra tấn.
..Khi Diệm về Việt Nam năm 1954, một người Công giáo theo lệnh của một thế lực ngoại quốc về cai trị một nước mà 80% là Phật tử, CIA đã thuê vài trăm người để hoan hô hắn tại bến tàu. Nhưng cả CIA lẫn những giới chức Mỹ ủng hộ Diệm đều không làm sao làm ngược được sự kiện là Diệm không có sự ủng hộ của quần chúng, chính sách đàn áp đẫm máu của Diệm đối với từ các nhà sư Phật giáo và các tín đồ Hòa Hảo, Cao Đài cho tới những nông dân yêu nước, giới tư sản tôn trọng luật pháp, trật tự và một chút công lý, và những tướng lãnh đối thủ – “kéo theo (và đã xảy ra) tất cả những khó khăn vì một con người với nhân cách như vậy.”
(From the very beginning Diem displayed that tendency toward autocracy and family rule for which the mass media would belatedly condemn his administration 8 years later.
Diem's "tendency toward autocracy" led to the formation of a private political party, the Can Lao, which was the only party.
The Can Lao also served as a secret police, modeled after the system the Japanese used in Vietnam during WWII - which Diem had studied in detail.
It also produced, as we have seen, the death of 90,000 opponents and the imprisonment of another 800,000, with many of them tortured...
...When Diem first arrived in Vietnam in 1954, a Catholic coming to rule at the behest of a foreign power in a country whose population was 80% Buddhists, the CIA had hired a crowd of several hundred "welcomers" to greet him at the dock.
But not even the CIA and Diem's more respectable US backers could permanently counteract his lack of an indigenous base, his bloody suppression of all opposition, from Buddhist monks and members of the Hoa Hao and Cao Dai indigenous religions to peasant patriots, bourgeois devotees of law, order and a modicum of justice, and rival generals - "all the difficulties the presence of such a personality would [and did] entail.")

14. "Vietnam: Why Did We Go?" by Avro Manhattan, Chick Publication, California 1984, pp. 56 & 89:
Tổng thống Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam là một ngưòi theo đạo Công giáo cai trị Nam Việt Nam bằng một bàn tay sắt. Hắn ta thật tình tin rằng Cộng sản là ác và giáo hội Công giáo là duy nhất. Hắn đã được hồng y Spellman và giáo hoàng Pius XII trồng vào cái ghế tổng thống. Hắn đã biến cải ngôi vị tổng thống thành một nhà độc tài Công giáo, tàn nhẫn nghiền nát những đối lập chính trị và tôn giáo. Nhiều nhà sư Phật giáo tự thiêu để phản đối những sự bạo hành tôn giáo của hắn. Sự bạo hành kỳ thị đối với người phi-Công giáo, đặc biệt là các Phật tử, đã gây nên sự rối loạn trong chính phủ và trong quân đội thì quân nhân đào ngũ hàng loạt. Điều này đưa đến sự can thiệp quân sự của Mỹ.
Trong chính sách khủng bố này hắn được sự phụ giúp của hai người anh em Công giáo, người đứng đầu mật vụ (Ngô đình Nhu) và tổng giám mục ở Huế (Ngô đình Thục).
Người ta ghi nhận rằng, và những con số sau đây tuy không được chính quyền chính thức khẳng định nhưng có thể coi là đáng tin cậy, là trong thời gian kinh hoàng từ 1955 đến 1960 – ít nhất là có 24000 người bị thương, 80000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275000 người bị cầm tù, thẩm vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500000 bị đưa đi các trại tập trung. Đây chỉ là những con số ước tính bảo thủ, khiêm nhường.
Đặt quyền lợi quốc gia ra đàng sau để đẩy mạnh quyền lợi tôn giáo của hắn, kết quả là tên độc tài Diệm đã đưa đất nước xuống vực thẳm.”
(President Ngo Dinh Diem of South Vietnam was a practicing Catholic who ruled South Vietnam with an iron fist. He was a genuine believer in the evil of Communism and the uniqueness of the Catholic Church. He had originally been "planted" into the presidency by Cardinal Spellman and Pope Pius XII. He transformed the presidency into a virtual Catholic dictatorship, ruthlessly crushing his religious and political opponents. Buddhist monks committed suicida by fire, burning themselves alive in protest against his religious persecutions. His discriminatory persecution of non-Catholics, PARTICULARLY BUDDHISTS, caused the disruption of the government and mass desertions in the army. This eventually led to US intervention in South Vietnam.
In this terrorization he was aided by his two Catholic brothers, the Chief of the Secret Police and the Archbishop of Hue.
...It has been reckoned, and the figures although lacking any official confirmation are considered to be concretly reliable, that during this period of terror - that is from 1955 to 1960 - at least 24,000 were wounded, 80,000 people were executed or otherwise murdered, 275,000 had been detained, interrogated with or without torture, and about 500,000 were sent to concentration or detention camps. This is a conservative estimate.
...With the result that by relegating the interest of his country to the background, so as to further the interests of his religion, dictator Diem finally brought his land into the abyss.)

15. "Nobody Wanted War" by Ralph K. White, A Doubleday Anchor Book, New York 1970, p. 91:

“Diệm, người em dở điên và vợ hắn (Nhu và vợ), đã làm cho mọi nhóm quan trọng trong nước, kể cả nhóm chống Cộng thực tế nhất, nhóm này đã thấy rõ gia đình Diệm đã hạ thấp và làm yếu đi cuộc tranh đấu chống Cộng, và sau cùng cả những sĩ quan cao cấp trong quân đội, những người mà mọi tên độc tài không được lòng người phải trông cậy vào họ để sống còn, xa lìa.
Theo Malcolm Browne, chế độ Diệm đã bị cả nước oán ghét. Nếu nhà Ngô còn cầm quyền cho đến ngày nay (1965) thì chắc chắn là Việt Nam sẽ hoàn toàn là Cộng sản.” [Bọn Công giáo hoài Ngô ngày nay vẫn còn đưa ra luận điệu “Còn cụ thì không mất nước”]
(Diem, his half-mad brother Nhu and his brother's wife had alineated one by one every important group in the country, including most of the realistic anti-Communists who saw how the Ngo family was debassing and weakening the anti-Communist struggle, and at last including the upper echelon of the armed forces, on which every unpopular dictator must rely for survival.
According to Malcolm Browne, there was a "sweeping hatred" of the regime throughout the country. If the Ngo family had remained in charge there is little doubt that Vietnam would be entirely Communist today. (1965).)

  1. "The Political Economy of Human Rights. Vol I" by Noam Chomsky and Edward S. Herman, Black Rose Books, Canada 1979, pp. 30, 302-303:


Joseph Buttinger, một cố vấn của Diệm lúc đầu và là người đã bày tỏ sự ủng hộ Diệm nồng nhiệt nhất trong thập niên 1950, khẳng định là gọi Diệm là phát xít thì không thích hợp vì, tuy chế độ Diệm có tất cả những sự xấu xa của chế độ phát xít, Diệm thiếu cơ sở quần chúng mà Hitler và Mussolini đã có thể tập hợp được.
..Theo Jeffrey Race, một cựu cố vấn quân sự Mỹ cho Nam Việt Nam có rất nhiều tài liệu về lịch sử Việt Nam cận đại, chính quyền Diệm đã khủng bố người dân nhiều hơn là phong trào cách mạng nhiều – thí dụ, thủ tiêu các cựu kháng chiến quân Việt Minh, bắn pháo binh vào những “làng cộng sản” và bắt bớ những người “có thiện cảm với cộng sản”. Cũng chính vì những chiến thuật đó mà lực lượng của phong trào cách mạng càng ngày càng gia tằng ở Long An từ 1960 đến 1963.
..Sử gia của Ngũ Giác Đài viết về “bệnh gần như hoang tưởng của Diệm lo lắng về vấn đề an ninh,” đưa đến những chính sách “khủng bố toàn diện nông dân Việt Nam, và làm suy giảm trầm trọng sự ủng hộ chế độ của quần chúng.”
Sự dùng bạo lực quá mức và trả thù những người cựu kháng chiến của Diệm là sự vi phạm trắng trợn Hiệp Định Genève (Khoản 14c), cũng như là sự từ chối không thi hành điều khoản tổng tuyển cử trên toàn quốc (vào tháng 7, 1956) của Diệm. Lý do chính mà Diệm từ chối không thi hành điều khoản này vào những năm 1955-56 (tổ chức và tổng tuyển cử trên toàn quốc) thật là hiển nhiên: viên quan lại ly hương nhập cảng từ Mỹ vào chỉ có một sự ủng hộ tối thiểu của quần chúng và ít có hi vọng thắng trong một cuộc tổng tuyển cử...Diệm là mẫu người điển hình của một tên bạo chúa phát xít, dùng khủng bố để bù đắp cho sự thiếu hụt sự ủng hộ của quần chúng..”
(Joseph Buttinger, an early advisor to Diem and one of his most outspoken advocates in the 1950s, contends that the designation "fascist" is innapropriate for Diem because, although his regime had most of the vicious characteristics of fascisme, he lacked the mass base that a Hitler or Mussolini could muster.
...According to Jeffrey Race, a former US Army advisor in South Vietnam who had access to extensive documentation on recent Vietnamese history, ..the government terrorized far more than did the revolutionary movement - for example, by liquidations of former Vietminh, by artillery and ground attacks on "communist villages" and by roundups of "communist sympathizers". Yet it was just these tactics that led to the constantly increasing strength of the revolutionary movement in Long An from 1960 to 1963.
...The Pentagon historian refers to "Diem's nearly paranoid preoccupation with security," which led to policies that "thoroughly terrified the Vietnames peasants, and detracted significantly from the regime's popularity."
...Diem's extensive use of violence and reprisals against former Resistance fighters was in direct violation of the Geneva Accords (Article 14c), as was his refusal to abide by the election proviso. The main reason for Diem's refuse to abide by this mode of settlement in 1955-56 was quite evident: the expatriate mandarin imported from the US had minimal popular support and little hope for winning in a free election...Diem was a typical subfascist tyrant, compensating for lack of indigenous support with extra doses of terror..)

No comments:

Post a Comment