Friday, November 9, 2007

Trần Chung Ngọc - Phần II - Vài Nét Về "Cụ Diệm"

Phần II

Sau khi về làm Thủ Tướng và rồi Tổng Thống, ông Ngô Đình Diệm đã cai trị miền Nam như thế nào. Những tài liệu nhận định về con người Ngô Đình Diệm và chính quyền Ngô Đình Diệm của một số tác giả ngoại quốc có tên tuổi sau đây sẽ trả lời câu hỏi này. Những tài liệu này cũng còn cho thấy ý nghĩa đích thực của phong trào tranh đấu Phật Giáo 40 năm trước đây và không còn bị lừa dối bởi những luận điệu quái gở như Phật Giáo thân Cộng, Phật Giáo làm “mất nước” (sic) v..v.. của một đoàn thể đã nổi tiếng là “đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản dân tộc.”

1. "Vietnam: Crisis of Conscience" by Robert McAfee Brown, Abraham J. Heschel & Michael Novak, Associated Press, New York 1967, p. 30:

Ký giả người Úc Denis Warner viết “Trong nhiều năm, cái chế độ bạo ngược chuyên chế mà Tây phương đồng minh với ở Saigon (chế độ Ngô Đình Diệm) thì còn tệ hơn là cái chế độ mà Tây phương đang chiến đấu để chống (chế độ CS)”. Diệm và gia đình ông ta đã giết hoặc lưu đày tất cả những thế đối lập. “Diệm đã mất đi sự tin cậy và trung thành của dân chúng” như Bộ Trưởng McNamara đã nhận định ngày 26 tháng 3, 1964.

(The Australian writer Denis Warner wrote that "the tyranny the West allied with in Saigon was in many years worse than the tyranny it was fighting against." Diem and his family had murdered or exiled all potential opposition. Diem had "lost the confidence and loyalty of his people," as Secretary McNamara put it on March 26, 1964.)

2. "Fire In The Lake" by Frances Fitgerald (Winner of the Pulitzer Prize, Winner of the National Book Award, Winner of the Bancroft Prize For History), Vintage Books, New York 1985, pp. 134-139:

Cái chất công giáo của Diệm, không hề mở mắt hắn đến với những ý tưởng mới, mà chỉ thuyết phục hắn là cai trị bằng nghi lễ và huấn thị đạo đức là có thể thành công, mà nó có vẻ như vậy trong các làng mạc ở miền Bắc và Trung sống trong cái vỏ bằng sắt và điều khiển bởi các linh mục.

Cái mà hắn ta không ý thức được là cái kiểu cai trị thiển cận như vậy của các giáo xứ có thể thực hiện chỉ vì người Pháp đã bảo vệ họ và tổ chức nền hành chánh quốc gia. Do đó, tham vọng của hắn phục hồi xã hội cổ xưa giống như là của những tên thực dân Pháp, coi mình như cha người ta, đã chống những chương trình cải cách của những giới chức hành chánh nơi thành thị – sự khác biệt là trong khi người Pháp giữ lãnh vực hiện đại cho riêng họ thì Diệm không nhận ra được sự quan trọng của vấn đề hiện đại hóa. Đối với hắn, thế giới hiện đại là Sài-Gòn, cái thị trấn ký sinh trùng đó đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương...

Những ký giả như Robert Shaplen đã chỉ trích Diệm như làm cho những nông dân xa lánh vì những biện pháp đàn áp của hắn.

Một số đông những giới chức và ký giả, kể cả những người có nhiều kinh nghiệm và có khuynh hướng chính trị khác nhau như Douglas Pike, Chester Bowles, và chuyên gia chống nổi loạn người Anh, Robert Thompson, đều coi Diệm như là kẻ thù của chương trình chống Cộng.

Trong tất cả những năm cầm quyền, Ngô Đình Diệm chỉ có một đồng minh ở thôn quê, đó là những người Công giáo, đặc biệt nhất là những người di cư từ ngoài Bắc vào. Ngay từ đầu, Diệm dùng trong bộ máy hành chánh phần lớn là những người Công giáo, và thiên vị các làng Công giáo đối với phần còn lại của quốc gia. Những giới chức của Diệm, làm việc chặt chẽ với các linh mục, đem phần lớn viện trợ Mỹ cho các làng Công giáo, và phần lớn những nông sản. Chúng cho những người Công giáo quyền khai thác lâm sản và độc quyền sản xuất loại hàng hóa nông sản mới do các kỹ thuật gia Mỹ đưa vào giúp. “Theo đạo có gạo mà ăn” là một câu tục ngữ khi xưa của người Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Dưới thời Diệm người dân Việt đã phải theo cái lệnh này. Đặc biệt ở miền Trung, hàng ngàn người, trong vài trường hợp hầu như toàn thể khu định cư, theo đạo để tránh những dịch vụ cỏ vê của chính phủ, hoặc để tránh biện pháp tái định cư trong vài vùng rừng rú hay sình lầy gian khổ – để giúp những người Công giáo lân cận. Nuôi người Công giáo trong sự tổn hại của phần còn lại của dân chúng, lẽ dĩ nhiên, là một chính sách thiển cận, nhưng Diệm không thấy một đường lối nào khác, và Mỹ cũng không đề nghị cho Diệm một đường lối nào khác.

(Diem's Catholicism, far from opening him up to new ideas, only persuaded him that government by ritual and moral instruction could work, as indeed it seemed to in the ironclad, priest-ridden villages of the north and center.

What he did not realize was that such parochial governments could operate merely because the French protected them and organized the administration of the country. His ambition to restore the old society therefore resembled that of the paternalistic French colons who had opposed the reformist programs of the metropolitan administrators - the difference being that while the French wished to keep the modern sector for themselves, Diem did not recognize its importance. For him, the modern world was Saigon, that parasite city that fattened from the blood of the countryside and the lucre of the West.

...Journalists, such as Robert Shaplen, criticized Diem for alienating the peasants by his oppressive measures.

..A host of officials and journalists, including such experienced and politically diverse men as Douglas Pike, Chester Bowles, and the British counterinsurgency expert, Sir Robert Thompson saw Diem as the enemy of the anti-Communist project.

...In all the years of his reign Ngo Dinh Diem found only one ally in the countryside, and that was the Catholics, most particularly the northern refugees. From the beginning he staffed his administration heavily with Catholics and favored the Catholic villages over all the rest. The Diemist officials, working closely with the priests, saw to it that the Catholic villages took the bulk of US relief aid, the bulk of agricultural credit.

They gave the Catholics the right to take lumber from the national reserves and monopoly rights over the production of the new cash crops introduced by the American aid technicians. "Turn Catholic and have rice to eat", went the old Vietnamese saying under the French regime. Under Diem the South Vietnamese continued to follow the injunction. In Central Vietnam particularly, thousands of people, in some cases virtually whole settlements, turned Catholics so as to escape the government corvés or to avoid resettlement - for the benefit of their Catholic neighbors - into some hardship zone of jungle and swamp. To feed the Catholics at the expense of the rest of the population was, of course, a shortsighted policy, but Diem saw no alternative, and the Americans offered him none.)

3. "Background to Vietnam" by Bernard Newman. Signet Books, New York 1965, p. 117:

Bất kể hiến pháp viết như thế nào, Diệm cai trị như là một nhà độc tài. Triết lý chính trị của ông ta dẫn xuất từ một nhóm Công giáo Pháp, những người đã đặt ra thuyết Nhân Vị. Thuyết này nhấn mạnh đến nhân cách để chống với quan niệm đưa quần chúng vào kỷ luật của Cộng Sản. (Thực ra, đây chỉ là một chiêu bài chống Cộng vì trong cấu trúc toàn trị của Công Giáo thì tín đồ chỉ có quyền vâng phục các bề trên, do đó làm gì có Nhân Vị. TCN). Chi tiết về thuyết này phức tạp, khó hiểu đối với mọi người trừ một triết gia. Một chuyên gia Mỹ được mời đến để cố vấn cho hệ thống thuế má địa phương mô tả thuyết Nhân Vị như là “một pha trộn lộn xộn của những sắc lệnh của giáo hoàng và kinh tế mẫu giáo, tổ hợp với một sự nghi ngờ những tư nhân thương gia, một sự e ngại đầu tư ngoại quốc, và một quan niệm là không thể thành đạt được gì nhiều ở Việt Nam nếu không có sự kiểm soát của chính phủ.”

Trên thực tế chính phủ đây là chính phủ Diệm.

...Ngày tháng qua, cách cai trị của Diệm càng ngày càng trở nên không thể chịu được, và tới năm 1963 hắn là một nhà độc tài hoàn toàn, chỉ nghe những thân nhân trong gia đình. Hắn hoàn toàn xa lạ với quần chúng. Người ta phàn nàn là hắn đã trao những chức vụ tốt nhất cho người Công giáo: nhưng những người Công giáo là “người ngoại quốc” – những người di cư từ ngoài Bắc vào. Sự bất mãn đưa đến phong trào chính trị của Phật Giáo.”

(Whatever the constitution might say, Diem ruled as a virtual dictator. His political philosophy was derived from a group of French Catholics, who formulated a doctrine known as Personalism. It emphasises human dignity as opposed to the Communist concept of disiplined masses. Its detail is complicated, and difficult of comprehension to all but a philosopher. An

American expert who was called in to advise on the local system of taxation described Personalism as "a confused mélange of papal encyclicals and kindergarten economics, combined with a suspicion of private businessmen, a fear of foreign capital, and an attitude that little could be accomplished in Vietnam without direct government control."

In practice, it meant government by Diem.

...With the passing months Diem's attitude became more intolerable, and by 1963 he was the complete dictator, seeking advice only from his immediate relatives. He was completely aloof from the common people. It was complained that he gave all the best posts and showed all the favor to Catholics: but the Catholics were "foreigners" - refugees from the North Vietnam. The resentment brought about the rise of a Buddhist political movement.)

4. "Backfire: Vietnam - The Myths That Made Us Fight, the Illusions That Help Us Lose, The Legacy That Haunts Us Today" by Loren Baritz, Ballantine Books, New York 1985, pp. 83-85:

Công giáo Việt Nam phát triển do chính sách kỳ thị Phật Giáo một cách có hệ thống của Ngô Đình Diệm. Người Công giáo được dùng trong các dịch vụ dân sự, trong khi những người Công giáo sống trong những làng mạc thường không bắt buộc phải làm những công việc nặng nhọc làm đường xá và những việc công cộng. Không giống như những Chùa Phật Giáo, nhà thờ Công giáo được đặc quyền sở hữu tài sản đất đai, cũng như trong thời Pháp thuộc. Với thời gian, sự kỳ thị đối với tuyệt đại đa số dân chúng này đưa đến những phản đối chính trị chống Diệm của những nhà sư Phật Giáo.

...Diệm làm cho người Mỹ khó chịu không chỉ vì đường lối cai trị của hắn. Hắn thích thú trong việc đàn áp những đối lập chính trị mà hắn đã bắt giữ lên tới 40000 người. Đầu năm 1959, Diệm hợp thức hóa sự tàn bạo của mình bằng sự thiết lập những tòa án quân sự để xử những đối lập chính trị và xử tử hình trong vòng ba ngày. Những tòa án này bắt giữ, điều tra, và tuyên án những kẻ phạm tội.

Diệm hăng say đóng cửa những nhà báo không ủng hộ hắn. Tệ hơn cả, hắn dẹp bỏ cấp lãnh đạo trong các làng mạc và thay thế họ bằng những người của Diệm. Hắn đã trở thành một nhà độc tài.

(The Catholic Vietnamese thrived under Diem's systematic discrimination against the Buddhists. The Catholics were preferred in the civil service, while those who lived in the villages were not always required to do the hard labor of building roads and other public works. The Catholic Church, unlike the Buddhist Pagodas, had special rights to acquire and own property, as had been the case under the French. In time, this discrimination against the vast majority of the country would lead to politically lethal protests against Diem by the Buddhist bonzes.

...Diem annoyed Americans not only because his personal way of doing things. He was an enthusiast when it came to repressing his political opponents, of whom he arrested upwards of 40,000. In early 1959, Diem legalized his brutality by creating special military courts to try political opponents and to pass sentences of death in no more than three days. These courts made the arrests, conducted the inquiries, and sentenced the guilty.

...Diem closed newspapers that did not support him with the requisite fervor. Worst of all, he destroyed the leadership in the villages and replaced it with his own appointees. He had become a dictator.)

5. "A Bright Shining Lie" by Neil Sheehan, Vintage Books, New York 1989, p. 143:

Lansdale để cho những tiên kiến của mình đưa tới những giả định sai lầm... Lansdale nghĩ rằng những người Công giáo di cư từ miền Bắc là những người yêu nước đã “chiến đấu giành lại sự tự do của đất nước từ người Pháp”. Hắn không nhìn thấy sự sai lầm nào trong vấn đề Mỹ chỉ tin cậy vào sự trợ giúp đặc biệt của người Công Giáo. Hắn không nhìn thấy vấn đề có một người Công Giáo làm tổng thống của cái mà hắn quan niệm là “Việt Nam Tự Do” là không thích hợp.

Công giáo Rô Ma là một thiểu số có nhiều tỳ vết ở Việt Nam. Lansdale lo việc phân biệt giữa người Mỹ và những tên “thực dân” Pháp. Điều hắn làm là đưa ra sự phân biệt tuy chẳng có gì khác nhau.. Chỉ dựa vào người Công giáo giúp đỡ, và bằng cách đặt một người Công Giáo lên cầm quyền ở Saigon, hắn ta đã chứng tỏ là Mỹ đã nhảy vào thay thế người Pháp. Những người Việt Nam theo đạo Công giáo đã được người Pháp sử dụng như là một đạo quân thứ 5 để xâm nhập Việt Nam trước thời thuộc địa và những người Công Giáo đã được Pháp tưởng thưởng cho sự hợp tác của họ với những tên thực dân Pháp. Người Công Giáo thường bị coi như là thuộc một tôn giáo”ngoại lai”, “không phải là Việt Nam”. Với sự ra đi của người Pháp, hiển nhiên là người Công Giáo phải tìm một một ngoại bang khác để bảo vệ họ. Họ nói với Lansdale những gì mà họ cho rằng Landale muốn nghe...

..Trong sự hướng dẫn Diệm của Lansdale đến thành công bằng cách diệt các giáo phái dựa trên lý thuyết Diệm là Magsaysay để lập một chính phủ tập trung quyền lực mới, không bao giờ Lansdale lại nghĩ rằng Diệm bắt đầu chính sách cai trị của mình bằng cách loại bỏ những người chống Cộng hữu hiệu nhất ở miền Nam.

Dòng họ Ngô Đình tiến tới sự áp đặt trên miền Nam Việt Nam cái tôn giáo Công giáo ngoại lai của họ, đảng Công giáo bảo thủ từ ngoài Bắc vào và từ vùng quê hương của họ ở miền Trung. Diệm và gia đình bổ nhiệm những sĩ quan chỉ huy đơn vị, những nhân viên hành chánh và cảnh sát bằng những người Công giáo, từ miền Bắc và từ miền Trung, quê hương của Diệm. Diệm và gia đình hắn bổ nhiệm những người Công giáo vào cấp chỉ huy quân đoàn, hành chánh và cảnh sát. Nông dân ở miền đồng bằng sông Cửu Long thấy mình bị cai trị bởi những tỉnh trưởng, hạt trưởng, bởi những viên chức hành chánh ngoại lai và thường là cao ngạo và tham nhũng...

(Lansdale let his preconceptions lead him to false assumptions...Lansdale thought the Catholic refugees from the North were Vietnamese patriots who had "fought for their country's freedom from the French"..He saw nothing wrong with the US singling out these Catholics for special assistance. He saw nothing inappropriate about having a Catholic as president of what he perceived to be a "Free Vietnam"

Roman Catholics were a tainted minority in Vietnam. Lansdale was anxious to draw a distinction between Americans and French "colonialists." What he did was to make the distinction one without a difference...By singling out the Catholics for help, and by putting a Catholic in office in Saigon, he announced that the US was stepping in to replace the French. Vietnamese converts to Catholicism had been used by the French as a fifth column to penetrate precolonial Vietnam and then had been rewarded by the colonizer for their collaboration. They were popularly regarded as a foreign-inspired, "un-Vietnamese" religious sect. With the French leaving, the Catholics were naturally seeking another foreign protector. They told Lansdale what they sensed he wanted to hear.

...As Lansdale guided Diem to success in crushing the sects on the theory that Diem was the Magsaysay to form a new and central government, it would never have occured to Lansdale that Diem was beginning his rule by eliminating the most effective OPPONENTS of the Communists in the South.

...The Ngo Dinhs proceeded to impose on South Vietnam what amounted to their own alien sect of Catholics, Northern Tories, and Central Vietnamese from their home region. Diem and his family filled the officer corps of the army and the civil administration and the police with Catholics, Northerners, and Central Vietnamese they trusted. The peasants of the Mekong delta found themselves being governed by province and district chiefs, and by civil servants on the province and district administrative staffs, who were outsiders and usually haughty and corrupt men.)

6. "American in Vietnam" by Dr. John Guilmartin, United Press International/Bettmann, England 1991, p.69:

Những ảnh hưởng đối nghịch của sự thiếu khả năng và tính toán sai lầm của Diệm không chỉ chấm dứt ở sự thất bại về quân sự chống Việt Cộng. Nghi ngờ tất cả những người không có cùng đức tin Công giáo của mình, và hoan hỉ với sự thành công trong việc dẹp bỏ các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo, họ khởi sự chiến dịch chống Phật Giáo.

(The adverse effects of the Diem's ineptitude and miscalculation did not end with military failure against the Viet Cong. Suspicious of all who did not share their Catholic faith, and having enjoyed success in suppressing the Hoa Hao and Cao Dai, they embarked on an anti-Buddhist campaign.)

7. "Vietnam: The Valor and the Sorrow" by Thomas D. Boettcher, Little Brown & Company, Boston 1985, p.150:

“Trong 10 đô la viện trợ thì 8 được dùng cho nội an chứ không dùng cho công tác chiến đấu chống du kích Cộng sản hay cải cách ruộng đất. Diệm lo lắng về những cuộc đảo chánh hơn là Cộng sản.

...Như là hậu quả của những biện pháp đàn áp càng ngày càng gia tăng, sự bất mãn của quần chúng đối với Diệm cũng càng ngày càng tăng, bất kể là toan tính của Diệm dập tắt sự bất mãn này trong mọi cơ hội. Hàng triệu nông dân ở những vùng quê trở thành xa lạ đối với Diệm. Không lạ gì, hoạt động của Cộng sản gia tăng cùng với sự bất mãn của quần chúng. Và những biện pháp đàn áp của Diệm cũng gia tăng theo cùng nhịp độ. Nhiều ngàn người bị nhốt vào tù.

Cho tới năm 1960, điều khác biệt duy nhất giữa hai chính quyền Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh là ở những lá cờ của họ.”

(Eight of ten American aid dollars went for internal security, not to fight Communist guerrillas or implement reforms such as land redistribution. Diem was more worried about coups than Communists.

..As a consequence of his increasingly repressive internal measures, popular discontent with Diem gradually intensified, despite his attempt to squelch it at every opportunity. The millions of peasants in the countryside became estranged from him.. Not surprisingly, Communist activity intensified as discontent increased. And Diem's repressive measures increased accordingly. Thousands were put in jail..

By 1960, the only difference between the governments of Ngo Dinh Diem and Ho Chi Minh was their flags.)

8. "The Indochine Story" by the Committee of Concerned Asian Scholars, A Bantam Book, New York 1970, pp. 32 & 34:

“Một nhân vật Mỹ ủng hộ Diệm lúc đầu kết luận: Lạm dụng quyền lực, độc tài, tham nhũng, coi thường cấp dưới, và không đếm xỉa gì đến nhu cầu của dân chúng một cách ác độc, đó là tấm gương mà gia đình họ Ngô để cho những bộ trưởng, nhà lập pháp, tướng lãnh, tỉnh trưởng, trưởng làng mà họ Ngô dùng như những quân cờ noi theo.

Đàng sau gia đình nhà Ngô là Mỹ. Ở dưới gia đình này chẳng có gì mấy. Gia đình này đã trải cái bóng của họ trên xã hội Việt Nam; tuy nhiên cái rễ của họ thật sự chỉ cắm nông vào đất Việt. Điều này định trước những phương pháp Diệm dùng để kiểm soát đất nước... Chỉ có một đường lối: đàn áp và củng cố quyền lực trong tay những anh em và thuộc hạ của Diệm.. Săn lùng toàn diện những người bất mãn được tổ chức ở thôn quê năm 1956, và tăng gia cường độ khi tình hình suy kém.

75000 người hay hơn nữa bị giết trong chiến dịch này. Còn nhiều người hơn nữa bị tống giam bởi sắc lệnh số 6 của tổng thống, ký trong tháng 1, 1956. Sắc lệnh nói: “Những cá nhân coi là nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh chung có thể bị bắt giam trong những trại tập trung do lệnh của cơ quan hành pháp. Tình trạng trong những trại tập trung của Diệm, chỉ bị phanh phui sau khi Diệm đổ, thật sự nhơ nhớp. Cố ý để cho chết đói, cố ý làm cho mù, cố ý hành hạ..., danh sách này thật là dài.”

(An early American supporter of Diem concluded: Abuse of power, nepotism, corruption, contempt for inferiors, and cruel disregard of the needs of the people were the example set by the Ngo's "Family" for the ministers, legislators, generals, province chiefs, and village commissioners whom they used as pawns.

Behind the family stood the US. Below it stood very little at all. It threw its shadow over all Vietnamese society; yet its roots penetrated shallowly indeed into Vietnamese soil. This predetermined the methods by which Diem could extend his control over the country...Only one way was open: repression and further consolidation of power in the hands of his brothers and their followers...Full scale manhunts against dissidents were organized on the rural areas in 1956, and increased in later years as the situation deteriorated.

75,000 or more people were killed in this campaign. As many or more were incarcerated under Presidential Ordinance No. 6, signed in January 1956 "Individuals considered dangerous to national defense and commun security," it said, could be confined by executive order in a "concentration camp." Conditions in Diem's "reeducation centers," brought to light only after his overthrow in 1963, were sordid indeed. Deliberate starvation, deliberate blinding, deliberate maiming. The list is long."

9. "The Story of Vietnam" by Hal Dareff, An Avon Camelot Book, New York 1966, p. 108:

“Nay Diệm đã thắng mọi kẻ thù, anh em nhà Diệm muốn chắc rằng không ai có thể bứng họ đi. Ở ngoài mặt, Nam Việt Nam là một thể chế Cộng Hòa với một hiến pháp mới toanh hứa hẹn tự do và dân chủ cho quần chúng. Tuy nhiên, thực tế thì lại trái ngược hẳn... Nhu là cánh tay phải của Diệm.. Hắn tổ chức gian lận bầu cử, đưa vào quốc hội những tay sai của hắn, và sai bọn Cần Lao đi rình mò khắp nước để kiếm những người chống đối hắn.

Chế độ Diệm bắt đầu thoái trào vào đầu năm 1963. Tổng thống cai trị dân trong dinh thự của mình như là một thể chế quân chủ, cắt lìa khỏi quần chúng. Sự thù ghét Diệm và gia đình hắn gia tăng đến độ người ta có thể cảm thấy đầy trong bầu không khí ở Saigon. Tin đồn về đảo chánh loan truyền trong thành phố hầu như hàng ngày. Trong những hoàn cảnh như vậy, Diệm chỉ lo bám chặt vào quyền lực. Cuộc chiến (chống Cộng) trở thành thứ yếu. Sĩ quan được thăng cấp nếu giữ được mức tổn thất thấp. Chỉ có một cách chắc chắn giữ được như vậy – không tác chiến. Không tác chiến đã trở thành một cách sống đối với một số cấp chỉ huy và là cách duy trì địa vị.

...Cuộc tranh chấp giữa Diệm và các Phật tử đã được tích lũy kể từ ngày Diệm lên làm thủ tướng năm 1954. Diệm, một tín đồ Công giáo, đương nhiên là cảm thấy thoải mái hơn đối với những tín đồ Công giáo khác. Nhiều chức vụ chỉ huy trong chính quyền và quân đội được trao cho những người Công giáo, những người này được đặc quyền đặc lợi làm tiền trong những thương vụ của chế độ.

Trong số 15 triệu dân ở miền Nam Việt Nam, hơn 1 triệu một chút là người Công giáo. Phần còn lại, phần lớn là Phật tử, phẫn nộ vì chính sách thiên vị người Công giáo. Sự đối xử khác biệt này còn trắng trợn hơn ở các tỉnh lỵ, nơi đây các linh mục địa phương và các giới chức chính quyền, hầu hết là Công giáo, có toàn quyền. Khi các ấp chiến lược được dựng lên, những người Công giáo được miễn làm việc và những người phi-Công giáo bị đưa vào chỗ thay thế họ để làm những công việc lao dịch. Những vùng đất mới được mở mang và phát triển, người Công giáo được chọn những miền đất phì nhiêu ở những miền duyên hải có an ninh. Những đất đai dành cho Phật tử ở sâu trong nội địa, ở đây họ phải lao động dưới sự đe dọa của Việt cộng. Nhiều Phật tử theo đạo (không có nghĩa là tin đạo. CTN) để được sống dễ dàng hơn.”

(Now that Diem had won out over all his foes, the brothers wished to make sur that no one else would unseat them. On the surface, South Vietnam was a republic with a brand-new constitution promising freedom and democracy to its people. In practice, however, the very opposite was true...Nhu was Diem's right arm...He fixed elections, packed the National Assembly with his henchmen and hirelings, and sent his Can Lao prowling the country in search for dissidents..

Twilight had begun to settle over the regime of Ngo Dinh Diem as the year 1963 began. The president ruled in his palace like a monarch cut off from his people. Hatred of him and his family mounted until the air of Saigon seethed with it. Runors of plots and coups swirled through the city almost daily. In these circumstances, Diem sought only to hold on to his power. The war became secondary. Officers were promoted when they kept the casualty lists down. There was only one sure way to do that - not to fight. Not fighting became a way of life with some commanders and a way of keeping their jobs.

...A showdown between Diem and the Buddhists had been building ever since he became premier in 1954. Diem, a Catholic, naturally felt more at home with other Catholics. Many of the leading posts in the government and army were held by Catholics, who were also privileged when it came to making money out of business deals engineered by the regime.

Of the 15 million people of South VN, a little more than a million were Catholic. The rest, mainly Buddhist, resented the favoritism shown Catholics. The difference in treatment was even more blatant in the provinces where the local priests and government officials, mostly Catholic, too, were all-powerful. When strategic hamlets were built, the Catholic inhabitants were exempted from working and non-Catholics were brought in to labor in their places. When new land was opened for development, Catholics got the pick of the land in the safe coastal regions. The land given to Buddhists was inland, where they would have to work under the menacing shadow of the Viet Cong. Many Buddhists, seeing where the grass was greener, tried to become Catholics.)

No comments:

Post a Comment