Tuesday, August 19, 2008

Lại đòi đất cho Chúa

Di sản của gần trăm năm nô lệ giặc tây vẫn còn lại đây. Những cương thi được gọi là "giáo dân" này lâu lâu vẫn được những thầy pháp gọi là "chủ chăn" niệm thần chú nổi lên quấy phá.

Không biết chừng nào Việt Nam thoát khỏi cái nạn "Công giáo" cứ đeo bám mãi như thế này. Họ tiếp tục phụng sự "Chúa" giành đất Việt Nam, đem hình "Đức Mẹ", "thánh giá", "nước thánh" vung vẩy khắp nơi và dạy con cháu họ làm như vậy khi mới lên năm lên ba.

-----------------------------------------------------------

Về việc giáo dân phá tường rào, xây dựng trái phép trên đất của Công ty May Chiến Thắng:
Chánh xứ và linh mục Nhà thờ Thái Hà phải chịu trách nhiệm
19/08/2008 07:27

Giáo dân tụ tập trái phép, cầu nguyện tại khuôn viên Công ty may Chiến Thắng.
(HNM) - Chiều 17-8, sau khi kéo rất đông giáo dân (chủ yếu là thiếu nhi) sang hành lễ tại phần đất vừa lấn chiếm được trong khuôn viên Công ty may Chiến Thắng, được sự chỉ đạo của Nhà thờ Thái Hà, một linh mục đã đem theo nhiều con chiên, đi vẩy nước Thánh lên khắp các khu nhà xưởng, đất của Công ty may; thậm chí họ còn vẩy nước đánh dấu phần đất mà họ cho là của Nhà thờ vào tường rào của một số hộ dân liền kề.

Ngay lập tức người dân ở đây đã phản đối quyết liệt, cực lực lên án hành vi coi thường kỷ cương phép nước của Nhà thờ Thái Hà, yêu cầu chính quyền các cấp phải có biện pháp kiên quyết để giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực...

Bất hợp tác với chính quyền

Mặc dù UBND thành phố đã có công văn trả lời khiếu nại của Nhà thờ Thái Hà về việc đòi quyền sử dụng đất tại khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng, nhưng linh mục Vũ Khởi Phụng, Chánh xứ Thái Hà, Ban hành giáo và giáo dân xứ Thái Hà đã không tôn trọng kết luận của Đoàn Thanh tra liên ngành cũng như các kết luận của UBND thành phố. Theo các cơ quan chức năng của thành phố, căn cứ vào nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay, giáo xứ Thái Hà có diện tích phù hợp, đã được chính quyền các cấp tạo điều kiện xây dựng khu nhà 7 tầng trong khuôn viên khu vực Nhà thờ; đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của giáo dân thuộc giáo xứ đến hành lễ hàng ngày cũng như các hoạt động tôn giáo trong các dịp lễ trọng. Do đó, nhu cầu về đất đai, xây dựng đáp ứng các sinh hoạt tôn giáo của quần chúng, tín đồ thuộc giáo xứ Thái Hà là không thực tế. UBND thành phố cũng nêu rõ, trong thời gian tới, nếu giáo xứ Thái Hà có nhu cầu xin sử dụng đất để phục vụ mục đích tôn giáo theo quy định của Nhà nước thì phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật, phải báo cáo các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước xem xét giải quyết.

Ngày 6-8-2008, đại diện UBND quận Đống Đa và phường Quang Trung đã đến làm việc và thông báo với giáo xứ Thái Hà về việc triển khai công tác theo ý kiến chỉ đạo của thành phố tại công văn số 4231. Tuy nhiên, để đối phó các quyết định và văn bản của UBND thành phố, giáo xứ Thái Hà liên tục có những văn bản bao biện cho những hành vi vi phạm Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Giao thông; Luật Đất đai; Luật Xây dựng của mình...

Thậm chí, chiều 14-8-2008, Tổ công tác của UBND phường Quang Trung do ông Trần Xuân Ca làm Tổ trưởng vào làm việc với Nhà thờ Thái Hà, yêu cầu phía Nhà thờ chấm dứt ngay các hành vi lấn chiếm, xây dựng trái phép trong khuôn viên đất Công ty may Chiến Thắng quản lý, dù có các linh mục ở nhà, nhưng không ai ra tiếp Tổ công tác. Tiếp đó, Nhà thờ đã huy động hàng chục giáo dân đến gây sự với Tổ công tác, có những lời lẽ xúc phạm, đe dọa và đuổi các cán bộ ra khỏi Nhà thờ. Điều đó thể hiện linh mục Vũ Khởi Phụng, Chánh xứ Thái Hà, Ban hành giáo đã không tôn trọng chính quyền địa phương, tìm mọi cách từ chối, né tránh tiếp xúc với chính quyền để theo đuổi những ý đồ, kế hoạch lấn chiếm đất đã được định trước.

...và cái cách mà họ thể hiện lòng kính Chúa.

Kịch bản chiếm đất

Để thực hiện âm mưu chiếm đất đến cùng của mình, các linh mục giáo xứ Thái Hà luôn tìm mọi cách lợi dụng và kích động giáo dân (có rất đông giáo dân từ các tỉnh, thành khác được cử về), thậm chí là cả thiếu nhi tiến hành các bước lấn chiếm đất theo đúng kế hoạch đã được Nhà thờ định trước. Kịch bản chiếm đất đã được Nhà thờ vạch trước và áp dụng, thường xuyên điều chỉnh và đã diễn ra như sau: Bắt đầu là từ 2 - 3 giờ sáng ngày 14-8-2008, cho người vượt qua hàng rào, đặt 1 tượng cao hơn 1 mét, bát hương, lọ hoa trên bể nước trong khu đất của Công ty may Chiến Thắng. Sau khi đặt xong bức tượng, Giáo xứ đã cắt cử, duy trì số lượng lớn giáo dân làm lễ cầu nguyện liên tục ở phía ngoài hàng rào từ sáng cho đến tối cùng ngày. Đến 11 giờ 30 ngày 15-8, với gần 300 giáo dân trong đó có 3 linh mục từ nơi khác đến cùng cầu nguyện, sau đó lợi dụng số đông giáo dân để nhanh chóng phá tường rào của Công ty May, đặt thêm tượng vào trong khuôn viên...

Sao phải hành lễ ở nơi nhếch nhác thế?

Đến 15 giờ ngày 18-8, theo quan sát của PV Hànộimới, tổng cộng Nhà thờ Thái Hà đã đưa vào khu vực đất của Công ty may hàng chục ảnh, tượng, dựng nhiều ban thờ trên các bờ tường, gốc cây, bể nước... Đến tối ngày 18-8, cả khuôn viên khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng do Công ty may Chiến Thắng quản lý đã được Nhà thờ Thái Hà cho các giáo dân (hầu hết là phụ nữ) cắt cỏ, dọn dẹp khá sạch sẽ, để trong ngày tới sẽ tiếp tục chuyển tượng, thánh giá, ban thờ vào đó, và tất nhiên, chỗ nào đã có các tượng, ảnh, ban thờ để hành lễ, đó sẽ được coi là đất của Nhà thờ.

PV báo Hànộimới đã tìm cách tiếp xúc với một số giáo dân từ tỉnh ngoài về tham gia “chiến dịch” lấn chiếm đất của Nhà thờ, được họ cho biết là được bề trên yêu cầu thay phiên nhau đến để làm nhiệm vụ mà Nhà thờ phân công. Còn nhân dân sống quanh khu vực tỏ ra hết sức bất bình với những hành vi vi phạm pháp luật ngày càng nghiêm trọng của Nhà thờ Thái Hà. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao Nhà thờ đã có các cơ sở thờ tự, hành lễ khang trang thế, tại sao phải đưa giáo dân ra những nơi tối tăm, nhếch nhác, ẩm thấp, mất vệ sinh để hành lễ?

Khi đưa giáo dân đi đánh vẩy nước Thánh, đánh dấu vào phần đất của Công ty May và các hộ dân liền kề, các linh mục có yêu cầu giáo dân phải hát cầu nguyện rằng: “Đem ánh sáng vào nơi tăm tối. Đem thứ tha vào nơi tranh chấp...”. Vậy những hành vi vi phạm pháp luật liên tiếp, diễn ra với chiều hướng ngày một quyết liệt hơn, với quyết tâm “đem tranh chấp giải quyết tranh chấp” để đòi khu đất bằng mọi giá, đồng thời thể hiện sự coi thường kỷ cương pháp luật, thiếu tôn trọng chính quyền của Chánh xứ và các linh mục giáo xứ Thái Hà, liệu có đúng với những lời Đức Chúa đã răn?...

Nhóm PV Nội chính

Điều 1 Nghị quyết số 23 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước quản lý

Căn cứ vào hồ sơ lưu trữ và kết luận liên ngành ngày 3-5-2007, căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết số 23 ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước quản lý và chính sách cải tạo nhà XHCN trước ngày 1-7-1991 thì: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1-7-1991”.

Việc Linh mục Trịnh Ngọc Hiên có đơn xin được giao lại khu đất do Công ty may Chiến Thắng đang quản lý sử dụng là không có cơ sở pháp lý để giải quyết. Và như thế, việc các giáo dân đang tự ý đập phá tường rào, dựng lều lán, tụ tập đông người để đòi đất tại Công ty may Chiến Thắng là vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.

No comments:

Post a Comment