Có rất nhiều vụ cảnh sát bắn chết người vì lý do "bị đe dọa" và thân nhân của những nạn nhân đó rất bất bình với cách giải thích này nhưng lý lẽ luôn luôn nằm về phía cảnh sát. Có nhân chứng ở hiện trường cũng vô dụng hay rất hiếm hoi mà quay được hình ảnh như trường hợp Elio Carrion thì cũng khó có thể đụng vào một cọng lông chân của cảnh sát.
Trường hợp của Oscar Grant có video tương đối rõ ràng hơn với nhiều góc độ khác nhau vì chuyện này xảy ra ở một sân ga tàu điện. Có rất nhiều nhân chứng có mặt ở hiện trường và một số đã dùng cell phone ghi lại diễn tiến sự việc từ những góc độ khác nhau. Trường hợp này quá rõ ràng với cả rừng nhân chứng và nhiều video khác nhau nên người cảnh sát dùng súng bắn đã bị buộc tội giết người. TUY NHIÊN, phiên tòa vẫn chưa bắt đầu và mới đây chánh án đã tuyên bố sẽ không xử án ở tại thành phố nơi xảy ra sự việc mà sẽ xử ở nơi khác để "khách quan" hơn.
"Khách quan" này có nghĩa là như thế nào? Trong trường hợp Rodney King, quan tòa đã dời vụ xử cảnh sát đến Simi Valley, một thị trấn của người Mỹ trắng để xử. Bồi thẩm đoàn bao gồm 10 người gốc Âu, một người gốc Phi và một người gốc Á. Luật pháp ngoài việc dùng để buộc tội còn có thể dùng để rửa tội, nếu bạn là cảnh sát! Kết quả? Là trắng án và do đó đã gây nên một làm sóng phẫn nộ tạo ra vụ bạo động trên toàn thành phố Los Angeles vào năm 1992. Nhiều người đã có trải nghiệm oan ức của chính bản thân nên họ đã nuôi hy vọng cảnh sát sẽ bị trừng phạt khi có bằng chứng bằng hình ảnh rõ ràng không thể chối cãi. Nhưng điều đó đã không xảy ra và do đó họ đã nổi loạn để tỏ thái độ.
Để dẹp vụ bạo động này, chính quyền đã huy động toàn bộ cảnh sát trong vùng cùng với bộ binh, thủy quân lục chiến, và vệ binh quốc gia. Kết quả có 53 người chết, 2.483 người bị thương, 7.000 vụ hỏa hoạn, làm hư hại 3.100 doanh nghiệp và thiệt hại tài chính lên tới môt tỉ USD. Nhiều vụ bạo động hưởng ứng đã xảy ra ở những thành phố khác như Las Vegas và Atlanta.
SAU vụ bạo động hao người tốn của này, bộ tư pháp Mỹ mới MỞ LẠI "điều tra" và xử hai cảnh sát mức án 30 tháng tù và hai cảnh sát khác trắng án.
"Ông chủ" Rodney King được "đầy tớ" phục vụ
Trở lại trường hợp Oscar Grant mà có nhiều người gọi là Rodney King 2.0, anh này cùng vài người bạn đi chơi mừng năm mới về đến ga tàu điện ở vùng Oakland (gần thành phố San Francisco) vào khoảng 2 giờ sáng ngày 1/1/2009. Theo lời cảnh sát họ được gọi đến sân ga vì có một vụ đánh nhau bao gồm khoảng 12 người. Họ đến đó và bắt nhiều người bị tình nghi trong đó có Grant. Trong đoạn video Grant và ba người nữa đã bị bắt ngồi dựa lưng vào một bức tường thấp và có vài cảnh sát đứng trước mặt.
Sau đó Grant bị lôi ra và bắt nằm úp mặt xuống đất. Một cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ Grant với sức nặng của mình. Một cảnh sát khác đè phần lưng của Grant. Sau đó cảnh sát này đã đứng lên và rút súng bắn thẳng vào lưng Grant. Viên đạn này xuyên qua người Grant, va vào nền bê tông và dội ngược lại vào phổi. Grant được đem vào nhà thương và chết vào khoảng 9 giờ sáng.
Rút kinh nghiệm vụ Rodney King 1.0, nhiều vụ biểu tình và bạo động nhỏ đã xảy ra ngay (không cần đợi tòa xử) gây thiệt hại khoảng 200.000 USD trong các ngày 7, 8, 14, và 30 tháng 1 để áp lực chính quyền đừng giả bộ xử. Có trên 100 người bị bắt trong các cuộc biểu tình và bạo động này.
Vụ Oscar Grant này không phải là cá biệt trong đêm năm mới đó. Có ít nhất là hai vụ khác là vụ Adolph Grimes bị cảnh sát bắn 2 phát trước ngực và 12 phát sau lưng. Anh này đến thăm bà nội nhân dịp năm mới. Vụ này chỉ có cảnh sát và anh ta ở hiện trường, không có một nhân chứng hay video nào cả nên coi như xong! Vụ thứ hai là của Robbie Tolan bị cảnh sát bắn ngay trước sân nhà mình. Anh này bị tội mà luật sư của anh ta gọi là DWB (Driving While Black), có nghĩa là "lái xe trong khi là người da đen". Đây là cách nói chế giễu mượn từ một tội có thật trong luật gọi là DWI (Driving While Intoxicated), "lái xe trong khi say" . Ở Mỹ, nếu bạn là người da đen và lái xe đẹp hoặc bạn là người da đen mà lái xe trong khu da trắng thì bạn có thể bị cảnh sát bắt lại hỏi giấy tờ vì màu da của bạn!
Oscar Grant
Liệu có phải có cả vấn đề sắc tộc nữa không vì thấy dường như hầu hết nạn nhân đều là những người da mầu?
ReplyDeleteDĩ nhiên vấn đề kỳ thị luôn luôn có vì nước Mỹ có một lịch sử và truyền thống kỳ thị lâu đời. Ở VN, kỳ thị chủng tộc cao nhất chỉ dừng lại ở chỗ gọi tên hoặc nói về một người với tính cách miệt thị. Ở Mỹ, mức độ cao nhất là đánh đập hoặc giết người chỉ vì màu da. Cho đến đầu thế kỷ 20, ở Mỹ vẫn có những cuộc hành hình ngừ da đen ở nơi công cộng mà ngừ da trắng xem như một trò giải trí. Việc làm này có nguồn gốc của văn hóa Thiên Chúa Giáo trong thời giáo hội Công Giáo hành hình ~ ngừ mà họ cho là phù thủy hay lạc đạo. Trong ~ cuộc hành hình gọi là "lynching" này, họ chụp hình ngừ bị hành hình và dùng làm postcard.
ReplyDeleteThời 60 có một đảng của ngừ da đen ra đời gọi là Black Panther chỉ nhằm mục đích bảo vệ cộng đồng ngừ da đen khỏi sự bạo hành của cảnh sát bằng vũ lực vì họ 0 thể trông chờ vào chính quyền và luật pháp bảo vệ cho họ. Đảng này đã bị giám đốc FBI lúc bấy giờ gọi là "mối đe dọa lớn nhất của an ninh nội địa" và đã dùng nhiều cách phá hoại từ bên trong và cô lập bên ngoài. Sau khi ngừ đồng sáng lập đảng này là Huey P. Newton bị bắt vào năm 1968 vì cáo buộc giết cảnh sát, đảng này trở thành rắn không đầu và tiếp tục bị FBI phá hoại cho đến khi giải tán. Huey P. Newton bị xử và sau 2 lần chống án, án giết ngừ đã bị hủy bỏ.
Chuyện kỳ thị ngừ da màu ở Mỹ là chuyện 0 có hồi kết. Bây giờ chuyện kỳ thị 0 có văn bản pháp luật rõ ràng trên giấy tờ nhưng 0 có văn bản pháp luật nào cấm cản nổi chuyện kỳ thị ngầm. Cách rửa tội của quan tòa cho cảnh sát trong trường hợp trên thật ra rất đơn giản. Chỉ cần đem xử cảnh sát da trắng ở vùng da trắng kỳ thị ngầm thì tội gì cũng có thể rửa sạch và chuyện đó đã xảy ra.
Chuyện em Hồ Phương cũng rõ ràng là 1 trường hợp kỳ thị. Thứ nhất, nếu em Hồ Phương là ngừ bản xứ da trắng thì cho dù em có nói: "tao có thể giết mày" thì nó chưa chắc đã gọi cảnh sát. Mấy đứa 0 bít gì ở VN cũng bày đặt dạy ngừ ta rằng "ở Mỹ nếu nói bằng miệng 'tao giết mày' cũng là chuyện lớn". Ở đâu cũng vậy, nói "tao giết mày" còn tùy trường hợp. Nó gọi cảnh sát vì nó bít rằng cảnh sát đến sẽ bênh nó và bắt hay đánh Hồ Phương cho nó. Thứ hai, nếu Hồ Phương là 1 ngừ da trắng thì khi cảnh sát đến nó có thể đã hỏi chuyện đàng hoàng cho ra nhẽ, còn nếu đối tượng là ngừ da màu thì nó sẽ đối xử khác.
Theo kỷ lục của thành phố San Jose hay toàn nước Mỹ cũng vậy, phần lớn nạn nhân của ~ vụ cảnh sát đánh giết là ngừ da màu trong khi dân da trắng chiếm đa số trong dân số. Số ngừ da đen bị ngồi tù vì tội dùng ma túy cao hơn ngừ da trắng, trong khi trên thực tế tỉ lệ ngừ da trắng dùng ma túy cao hơn ngừ da đen.
Entry này rất tuyệt anh ạ. Cho em góp 1 tay phát tán nhé.
ReplyDeleteRodney King sau đó có được bồi thường gì không anh? Ở cái link anh dẫn:
ReplyDeletehttp://en.wikipedia.org/wiki/Rodney_King
trong đó có câu "King was awarded $3.8 million in a civil case and used some of the proceeds to start a hip hop music label, Straight Alta-Pazz Recording Company.[24]" nên đâm ra bán tín bán nghi.
Đúng, đó là King thưa thành phố LA theo hình thức một vụ án dân sự và được bồi thường $3.8 triệu. Tiền bồi thường này lấy từ tiền của dân đóng thuế. Nghĩa là ở Mỹ nếu cảnh sát làm bậy thì dân sẽ bồi thường thiệt hại cho cảnh sát.
ReplyDeleteCảm ơn anh!
ReplyDeleteCâu nói này thực miễn chê! Hì!
ReplyDelete