Friday, November 6, 2009

Vài hình ảnh cảnh sát Mỹ làm việc 12 - Face down take down

Đây là một trường hợp ở một trường dành riêng cho các em có nhu cầu đặc biệt, nghĩa là các em có khuyết tật bẩm sinh hay tai nạn làm cho khả năng học tập tiếp thu dưới mức bình thường.  

Marshawn Pitts, 15 tuổi bị tai nạn làm chấn thương não lúc nhỏ nên mất khả năng học.  Em bị cảnh sát đánh trong khi cảnh sát dẫn em đến phòng hiệu trưởng vì không bỏ áo vào quần.  Em bị cảnh sát xô vào lockers, đấm vào mặt và vật xuống đất.  Em này bị gẫy sống mũi và dập mặt.  Cảnh sát dùng một chiêu trong trường huấn luyện gọi là "face down take down", đại khái nghĩa là vật đè mặt xuống đất.  

Cảnh sát dùng cùi chỏ hoặc đầu gối đè lên cổ người ta làm cho người bị đè rất khó thở.  Em này đã bị đè như vậy và nói rằng em thở không được.  Cảnh sát này có thể nặng trên dưới 100kg.  Một bà làm việc ở một cơ quan bảo vệ trẻ em khuyết tật cho biết có nhiều trường hợp cảnh sát đè như vậy đã làm chết học sinh và cả người lớn.  Trước ngày câu chuyện này xảy ra, một bản báo cáo của GAO (Government Accounting Office) cho biết có đã 20 trường hợp người chết vì bị cảnh sát đè kiểu này.

Giới hữu trách ở cả trường học và sở cảnh sát nơi cảnh sát trên làm việc dùng chiến thuật "im lặng là vàng".  Họ không trả lời điện thoại của đài truyền hình.  Em Marshawn Pitts được chuyển đi trường khác và luật sư của em này sẽ đâm đơn kiện.




Ông Michael Cephus, 47 tuổi, là người khuyết tật, bị cảnh sát đánh nứt xương đầu gối và bầm dập nhiều chỗ khác rồi còn bị buộc tội tấn công cảnh sát với mức án 15 năm tù! Nhờ có video do một người đi đường quay được mà ông ta được trắng án.  Người quay phim và người bạn đi cùng cũng bị cảnh sát bắt vì tội gây mất trật tự!

Chỉ có một cảnh sát bị điều tra và cảnh sát này vẫn làm việc trong công tác khác không mang súng.


4 comments:

  1. Câu cuối "Chỉ có một cảnh sát bị điều tra và cảnh sát này vẫn làm việc trong công tác khác không mang súng" hình như anh đã viết thiếu 1 hay 2 chữ gì đó hả anh?

    ReplyDelete
  2. "Công tác không mang súng" nghĩa là được bố trí công việc văn phòng giấy tờ hay bất cứ công việc nào khác của sở cảnh sát mà không cần đeo súng đó.

    ReplyDelete
  3. À vâng ạ. Hehe!

    À anh, có 1 người thắc mắc về entry này (em đã đăng nó trên facebook), em không rõ lắm về Mỹ nên trả lời sẽ không vừa với ý mình, anh giúp em nhé:

    San Nam Tran
    Trường hợp thứ 2 thì mình ko bàn vì dù sự việc xảy ra như thế nào thì ng đó vẫn trắng án. Riêng trường hợp 1 thì mình có điều thật sự ko hiểu:

    - Tại sao cs lại có mặt ở trường học? (ko như vn cs có thể đến bất cứ đâu mà ko cần có sự cho phép).

    - Ko thể chỉ vì học sinh đó ko mặc đồng phục đúng mà bị cs khống chế như vậy. Điều này quá đỗi phi lí

    - Ở mỹ im lặng với truyền thông đồng nghĩa với sự ngu dốt hay nói cách khác là tự thừa nhận những gì mà truyền thông gán ghép ( ngay cả tổng thống mỹ cũng ko dám im lặng dù là đối diện với vấn đề thuộc bí mất quốc gia).

    - Nếu cs mỹ ( những cs dc nêu trong bài viết) thực sự làm như vậy chắc chắn vị dân biểu đại diện cho người dân khu vực đó ko thể làm ngơ ( nguyên tắc hoạt động của quốc hội mỹ) nếu như truyền thông ko im lặng...

    - Nếu chuyện đó xảy ra truyền thông khu vực đó sẽ ko bao giờ im lặng.

    Chình vì ko hiểu những vấn đề trên nên mình ko tin lắm chuyện này. Mình vốn định ko bàn luận những việc tương tự như thế này vì xét nó ko liên quan gì đến hệ thống lập pháp của mỹ ( điều mà mình quan tâm nhất). Vì dù sao mình vẫn cho rằng đây cũng chỉ là những trường hợp riêng lẻ, mặc dù nó có khúc mắc thật đi chăng nữa cũng ko thể trở thành hình ảnh đại diện cho nền dân chủ mỹ.

    ReplyDelete
  4. À anh, không thì anh send link facebook cho em đi, rồi qua entry của anh mà em đã post ấy trả lời giùm cậu ấy, và cũng là "mở mắt" cho em 1 thể luôn cho tiện?

    ReplyDelete