Ngay cả trong những tổ chức giáo dục trên khắp thế giới, niềm tin mù quáng và mê tín vẫn được phát triển mạnh mẽ và còn được khuyến khích. Cái giá phải trả cho việc làm này chính là khoa học đúng đắn.
Tôi đến một trường đại học ở Mỹ và thấy rằng ngay cả ở bậc cao nhất của hệ thống giáo dục Mỹ, niềm tin mù quáng và sự ngu dốt đã thay thế khoa học. Một bộ xương khủng long được trưng bày và niên đại được chú thích của chúng chỉ là 3000 năm, tại sao? Vì trường đại học này là một trường khác thường, nó là Liberty University, ở Lynchburg, Virginia, một trường Tin Lành chính thống. Giá trị học vị của trường này được chính phủ Mỹ công nhận đầy đủ từ năm 1971.
Tôi đã đến gặp và nói chuyện với người sáng lập và hiệu trưởng của đại học này, Jerry Falwell, và hỏi ông ta rằng tại sao ông ta thấy rằng niềm tin mù quáng thuyết phục hơn cơ sở lập luận chắc chắn.
FALWELL: Richard, chào mừng ông đến với trường Liberty.
LAWKINS: Vui mừng được đến đây.
FALWELL: Ông có vài câu hỏi cho tôi?
LAWKINS: Vâng, tôi phát hiện lúc đi vào đây có một bộ xương khủng long với cái nhãn chỉ có 3000 năm tuổi, tôi có thể xem bằng chứng khoa học về việc đó được không?
FALWELL: Không có vấn đề gì cả, nó đây này (chỉ vào cuốn Kinh Thánh).
LAWKINS: Điều gì làm ông cho rằng cuốn sách đặc biệt đó có giá trị hơn hàng đống và hàng đống đồ sộ những sách khoa học chứng minh một cách áp đảo rằng tuổi của khủng long là cả hàng triệu năm chứ không phải hàng ngàn năm?
FALWELL: Tôi hỏi ông cuốn sách này có gì là phản khoa học chứ? Trong đây là sự thật mà khoa học muốn biết chứ còn gì nữa? Nó là cuốn sách khoa học nhất mà ông muốn đọc đó!
LAWKINS: Tôi lại thấy khác, thí dụ như trong đó không có nhắc gì đến khủng long, trong cả hai phần Cựu Ước và Tân Ước. Không có sự kiện nào trong cuốn kinh này được dựa trên những bằng chứng vật chất chắc chắn, như vậy tại sao tôi phải tin những gì cuốn sách này nói hơn là những gì đã được nhiều, nhiều, và rất nhiều cuốn sách khoa học độc lập khác nhau đã tìm ra và chứng minh.
FALWELL: Anh có niềm tin của anh và tôi có niềm tin của tôi. Anh đặt sự tin tưởng của mình và khoa học và những sản phẩm từ sự cố gắng của con người. Tôi đặt sự tin tưởng của tôi vào Thượng Đế - sự thật tối thượng. Bên nào có căn cứ hơn đối với tôi là rất rõ ràng, không cần hỏi.
LAWKINS: Tôi có thể tiếp tục hỏi câu kế tiếp? Làm sao mà một cơ sở giáo dục cao học có học vị được công nhận đầy đủ lại có thể cho rằng khủng long chỉ có 3000 tuổi?
FALWELL: Tôi đã trả lời câu hỏi đó rồi mà?
LAWKINS: Tôi không chắc vậy đâu. Có phải giả trị của giáo dục là truyền đạt những kiến thức về vũ trụ mà chúng ta biết được cho những thế hệ kế tiếp bằng quan sát và chứng cứ, tránh những điều mê tín?
FALWELL: Tôi đã chỉ cho ông bằng chứng rồi mà?
LAWKINS: Ông đâu có làm như vậy. Ông chỉ đưa ra một cuốn sách. Làm như vậy cũng giống như ông cho tôi xem phim Lord Of The Ring rồi coi đó như là bằng chứng của sự tồn tại của quái nhân, yêu tinh, thần tiên ở 3000 năm trước.
FALWELL: Kinh Thánh không có nhắc tới chúng (tức khủng long), tôi nghĩ như vậy đã chứng minh ý tôi rồi (tuổi của Kinh Thánh của Tin lành và Công giáo La-mã là 2000 năm - Người dịch),
LAWKINS: Sao dễ dàng quá vậy? Như vậy là đúng rồi. Để tôi nói cho ông nghe, trưng bày xương khủng long với 3000 năm tuổi là một sự sỉ nhục đối với giáo dục và ông không có quyền gọi trường này là trường đại học.
FALWELL: Hơn một nửa nước Mỹ không đồng ý với ông.
LAWKINS: Là "đa số có đạo đức"?
FALWELL: Vâng, nếu ông muốn nói theo cách đó.
LAWKINS: Như vậy ông thực sự cho rằng đa số người Mỹ cũng ngu dốt giống như ông?
FALWELL: Tôi thích gọi họ là giác ngộ. Đó là ý nghĩa của tự do.
LAWKINS: Tôi thì chọn gọi họ là ngu hay khùng thì đúng hơn.
Rõ ràng là Mục sư Falwell sẽ không lắng nghe lý lẽ. Ông ta, giống như khoảng 60% dân Mỹ, thực sự tin rằng khủng long chỉ có 3000 năm tuổi mặc kệ tất cả những bằng chứng. Tuy vậy, ông ta lại xuất hiện như một người nhạy bén, nhanh nhẹn, khôn ngoan và hiểu biết. Điều này chứng minh một cách đáng sợ rằng tôn giáo không phải là một thứ bệnh của những người không được giáo dục, mà nó còn có thể lây nhiễm ngay cả trên những bộ óc thông minh nhất.
Như vậy, tại sao chúng ta có mặt ở đây? Chúng ta được tạo thành như thế nào? Hãy nhìn ra Grand Canyon ngay đây - trên đất Mỹ, tôi thực tình không thể trách bất kỳ một bộ óc sơ khai nào cho rằng trong quanh cảnh rực rỡ này có dấu tay của một hay nhiều thần thánh khác nhau. Nó thật sự là gây choáng ngợp cho chúng ta khi được ngắm nhìn.
Những chỗ như thế này được hình thành từ những nguyên nhân tự nhiên, nếu không thì trách nhiệm đó phải rơi vào tay của Thượng Đế. Và ngay khi ông ta nhúng tay can thiệp vào vũ trụ này thì ông ta sẽ trở thành một câu hỏi cho khoa học trả lời.
Nếu bạn thật sự tin rằng vũ trụ và tất cả những sự sống kỳ diệu trên trái đất này được Thượng Đế tạo ra thì chính Thượng Đế sẽ trở thành một phần của thế giới vật chất này và nằm dưới luật tự nhiên mà tất cả chúng ta đang bị chi phối và cũng trở thành một đối tượng để được xem xét tìm hiểu giống như chúng ta.
Cho đến nay, không có một chứng cứ khoa học chắc chắn nào cho thấy Thượng Đế đang can thiệp vào thế giới vật chất này hoặc ông ta đã từng làm như vậy trong quá khứ. Vì thế, bất kỳ người nào tin rằng Thượng Đế đã làm như vậy thì rõ ràng họ là sản phẩm của một thứ sáng tạo phản trí tuệ (unintelligent design).
(Tác giả dùng nhóm từ "sáng tạo phản trí tuệ" với ngụ ý mỉa mai khái niệm "sáng tạo trí tuệ" (intelligent design). Đây là một khái niệm được dùng phổ biến bắt đầu từ cuối thập niên 80 bởi những thế lực Ki-tô giáo ở Mỹ nhằm giới thiệu thuyết sáng tạo (creationism) với một cái tên khác dễ chấp nhận hơn để họ có thể đưa tôn giáo của họ vào giảng dạy trong nhà trường như là một lý thuyết khoa học. Một dạng rượu cũ bình mới mà Ki-tô giáo dùng để len lỏi vào hệ thống giáo dục công của Mỹ. Vì hiến pháp Mỹ qui định rõ ràng việc tách rời giữa tôn giáo và nhà nước nên tất cả những gì dưới sự quản lý của nhà nước như hệ thống giáo dục công lập và chương trình giáo dục không thể cho phép việc giáo dục lý thuyết của bất kỳ tôn giáo nào. - Người dịch.)
Trong chương trình kế tiếp tôi sẽ hỏi câu hỏi có phải tôn giáo đóng vai trò định đoạt những hành vi đạo đức của chúng ta? Hay chúng chỉ che mờ ý thức về đạo đức mà chúng ta đều có sẵn? Đôi khi còn dẫn tới những hậu quả khủng khiếp.
No comments:
Post a Comment