Sunday, August 19, 2007

Nghề phá nhà người ta của chủ nghĩa đế quốc Mỹ

Xin gi

i thiệu vi bà con cuộc phỏng vấn của Amy Goodman vi Stephen Kinzer nhân dịp ông này cho ra mt cuốn sách 'Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq'. Trong đó tác giả nói rng cuộc xâm lưc Iraq năm 2003 không phải là một s kiện cá biệt- riêng lẻ mà là điểm cao nhất của một giai đoạn 110 năm, trong đó ngưi Mỹ đã lật đổ 14 chính quyền dám cả gan làm Mỹ phật lòng vì nhiều lý do khác nhau như ý thc hệ, chính trị, kinh tế. Dĩ nhiên tôi không đồng ý với tất cả những gì tác giả này nói nhưng những sự kiện lịch sử, thời điểm, con số và những nhìn nhận khách quan khác đều là những điều đáng học hỏi cho những ai quan tâm đến chính trị. Qua bài học này chúng ta thấy rằng người Mỹ phá nhà người ta không phải như họ nói là vì lý do muốn cho dân làm chủ, mà là vì muốn Mỹ làm chủ. Đã gọi là đế quốc thì làm sao có chuyện cho dân làm chủ? Thế giới này dân chủ độc lập tự quyết hết thì đế quốc làm gì còn chỗ đứng?

Vì tôi không có thời gian trau chuốt bản dịch, nên có nhiều chỗ hơi sượng, nhưng đổi lại bản dịch này rất sát với ý nguyên thủy.

'Cuộc xâm chiếm Iraq - trong một lúc ng

n ngủi nào đó - tưng như đã thành công. Nhưng ti gi thì đã rõ rng kế hoạch này đã đem lại nhiều hậu quả không lưng trưc đưc, cũng giống như đại đa số nhng cuộc đảo chánh, cách mạng, xâm chiếm mà ngưi Mỹ đã tổ chc thc hiện để lật đổ nhng chính quyền mà Mỹ lo s hay không tin tưng'. Stephen Kinzer viết.

http://www.democracynow.org/article.pl?sid=06/04/21/132247

AMY GOODMAN:

Ông đang tìm hiểu về 14 cuộc lật đổ mà Mỹ có dính dáng đến. Lý do chính để chính quyền Mỹ dính líu đến việc lật đổ những chính quyền của nước khác là gì?

STEPHEN KINZER:

Nhiều trong số những cuộc lật đổ đó đã được nghiên cứu riêng lẻ, nhưng việc tôi muốn làm trong cuốn sách này là xem xét chúng không phải như một chuỗi những sự việc cá biệt, mà là một sự liên tục kéo dài. Và với cách nhìn đó, tôi mới có thể phân định ra vài khuôn mẫu nhất định đã lập lại hết lần này tới lần khác. Tất cả những cuộc lật đổ này không theo cùng một khuôn mẫu, nhưng cũng đáng kinh ngạc khi nhiều trong số đó lại là như vậy.

Bà hỏi về nh

ững động cơ thì đó là một trong những khuôn mẫu (sự trùng hợp) dễ thấy được khi chúng ta nhìn vào những cuộc lật đổ này cùng một lúc. Có một động cơ gồm 3 bước mà tôi thấy được khi tôi quan sát rất nhiều sự hình thành phát triển của những cuộc lật đổ này. Cái đầu tiên xảy ra là chế độ bị đặt dấu hỏi đó bắt đầu làm phiền vài công ty Mỹ. Họ bắt đầu đòi công ty đó đóng thuế hay phải tuân thủ luật lao động hay môi trường. Đôi khi công ty đó bị quốc hữu hóa hay bị bắt buộc phải bán một phần đất đai hay tài sản. Như vậy là việc xảy ra đầu tiên là một công ty Mỹ hay nước ngoài hoạt động trong một nước khác, và rồi chính quyền của nước đó bắt đầu hạn chế công ty đó bằng cách này hay khác hoặc gây một vài khó khăn, hạn chế khả năng hoạt động một cách tự do của công ty đó.

Kế

đến thì các lãnh đạo của công ty đó tìm đến lãnh đạo chính trị của nước Mỹ để than phiền về chính quyền nước đó. Trong tiến trình chính trị tiếp theo xảy ra trong Nhà Trắng, động cơ này đổi dạng một chút. Chính quyền Mỹ không can thiệp trực tiếp để bảo vệ quyền của công ty đó, mà chuyển đổi cái động cơ ban đầu từ kinh tế sang một động cơ chính trị hay địa lý-chiến luợc. Họ quơ đũa cả nắm rằng bất kỳ chế độ nào dám làm phiền, nhũng nhiễu một công ty Mỹ thì nhất định là ghét người Mỹ, thiếu tự do, độc tài, hay chắc chắn là công cụ của một thế lực nước ngoài hay nhóm lợi ích nào đó muốn phá hoại nước Mỹ. Như thế động cơ đã chuyển từ kinh tế sang chính trị, mặc dù cơ sở thực sự của nó chưa bao giờ thay đổi.

Và bư

ớc cuối cùng là động cơ được đổi dạng thêm một lần nữa khi lãnh đạo Mỹ phải giải thích mục đích-động cơ của việc can thiệp-lật đổ chế độ đó với người dân Mỹ. Khi đó họ thường không dùng lý do kinh tế hay chính trị nói trên mà miêu tả những cuộc can thiệp này như một hành động giải phóng, chỉ là một dịp để giải phóng một quốc gia tội nghiệp bị đàn áp bởi một chế độ tàn bạo mà chúng ta (người Mỹ) chụp mũ là một chế độ độc tài, bởi vì không có một chế độ nào ngoài độc tài mà có thể làm phiền một cty của Mỹ cả.

AMY GOODMAN:

Stephen Kinzer, Tôi muốn bắt đầu từ chỗ ông đã bắt đầu trong cuốn sách, và đó là Hawaii.

STEPHEN KINZER:

Nhiều người Mỹ không biết rằng Hawaii là một nước độc lập trước khi nó được sát nhập vào Mỹ. Câu chuyện này nếu nói ngắn gọn là, đầu thế kỷ 19, hàng trăm nhà truyền đạo người Mỹ, đa số từ New England, dong thuyền tới nơi họ gọi là Sandwich Islands để cống hiến đời họ cho (theo lời họ) việc chăn dắt những người mọi rợ ngoại đạo và dạy họ phước lành của nền văn minh Ki-tô.

Không lâu sau đó nhiều người trong số những nhà truyền giáo này và con trai của họ bắt đầu nhận ra rằng có thể kiếm rất nhiều tiền ở Hawaii. Người bản xứ đã sản xuất đường từ xưa, nhưng họ chưa bao giờ hoàn thiện và xuất khẩu nó. Bằng việc dần dần lấy gần hết đất của người bản xứ, nhóm người từ chỗ thuộc về cái gọi là nhóm người truyền đạo xuất sắc này một phần đã rời bỏ con đường của thượng đế, đi vào con đường thờ tiền bạc và thiết lập một chuỗi những đồn điền làm đường khổng lồ ở Hawaii, và họ trở thành rất giàu có từ việc xuất khẩu đường vào Mỹ.

Nhưng vào những năm đầu của thập niên 1890, nước Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu rất nặng làm cho việc bán đường của Hawaii vào Mỹ trở nên không thể được, cho nên họ trở nên hoảng. Họ gần kề tới chỗ bị mất cơ đồ thịnh vượng đó, và họ đã tự tìm hiểu đề làm cách nào có thể tiếp tục xuất khẩu đường sang Mỹ.

Cuối cùng họ đã tìm ra câu trả lời. Lãnh đạo của những người cách mạng Hawaii, nếu bà muốn gọi họ là như thế, là những người phần lớn là đến từ Mỹ, quyết định đến Washington. Ông này gặp Bộ trưởng Hải quân, trình bày hoàn cảnh trực tiếp với Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Benjamin Harrison, và đã nhận được bảo đảm rằng nước Mỹ sẽ ủng hộ cuộc nổi loạn chống lại chế độ quân chủ Hawaii.

Và như thế ông ta trở lại Hawaii để tham gia một chuyên chính tam hùng, mà về căn bản là thực hiện cuộc cách mạng trên đất Hawaii. Ông ta là phần thứ nhất của tam hùng. Phần thứ hai là đại sứ Mỹ, chính ông này cũng là một người có khuynh hướng muốn nuốt Hawaii và đã được chỉ thị bởi Bộ Ngoại Giao làm bất cứ chuyện gì để giúp cuộc cách mạng này. Phần thứ ba của tam hùng là chỉ huy của tàu hải quân Mỹ, đang thả neo một cách rất tiện lợi ngay ngoài bờ biển của Honolulu.

Cuộc cách mạng này đã được thực hiện dễ dàng tới mức kinh ngạc. Người cầm đầu của nhóm cách mạng Hawaii, đám truyền giáo/ chủ đồn điền thượng lưu này, chỉ đơn giản tuyên bố trong một buổi họp rằng, 'Chúng ta đã lật đổ chính quyền Hawaii, và bây giờ chúng ta là chính quyền mới'. Và trước khi nữ hoàng Hawaii có thể phản ứng, đại sứ Mỹ đã điều động 250 TQLC lên bờ từ chiếc tàu đang đậu một cách rất tiện lợi ngoài bờ Honolulu và tuyên bố rằng vì hiện đang có những bất ổn và thay đổi chính quyền, nên lính Mỹ sẽ đổ bộ để bảo vệ chế độ mới cùng tính mạng, tài sản của tất cả người Hawaii. Như vậy có nghĩa là nữ hoàng Hawaii không thể làm gì hơn được nữa. Chế độ mới này ngay lập tức được công nhận bởi Mỹ, và với tiến trình đơn giản đó, chế độ quân chủ ở Hawaii đã kết thúc, dẫn tới việc cuối cùng là Hawaii sát nhập với Mỹ.

AMY GOODMAN:

Rồi bà nữ hoàng có gọi đại sứ của những nước khác để được trợ giúp không?

STEPHEN KINZER:

Bà nữ hoàng hơi bị giật mình bởi những việc đã xảy ra cũng như các bộ trưởng trong nội các của bà. Và sự thật là họ đã hỏi Mỹ rằng, 'Sự bất ổn ở đây là gì? Ai đang bị nguy hiểm? Nói cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ bảo vệ họ.' Nữ hoàng lúc đó có khoảng 600 lính để dùng. Đó là tất cả lực lượng quân sự của Hawaii. Nội các của bà thực sự cũng đã gọi các đại sứ của các nước khác - lúc đó có khoảng một chục đại sứ - và hỏi, 'Chúng ta nên làm gì? Các ngài có nghĩ rằng chúng ta nên đánh nhau với TQLC Mỹ? Và các đại sứ đó đã rất cẩn thận trả lời rằng làm như vậy là dại dột. 'Bà nên cứ chấp nhận nó rồi sau đó hẵng tìm cách lấy lại ngai vàng bằng cách khác.' Điều đó cũng chỉ là viễn vông. Ngay khi đó, chuyện đã trở nên rõ ràng đối với bà hoàng của đất nước nhược tiểu này là không có hy vọng chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ.

AMY GOODMAN:

Nhưng vẫn còn một vài năm nữa trước khi Hawaii hoàn toàn bị lấy.

STEPHEN KINZER:

Đó là một câu chuyện rất thú vị. Ngay sau cuộc cách mạng, những nhà cách mạng đó trở sang Washington, và chắc chắn như đã hứa, Tổng thống Harrison đã nộp một dự luật lên Quốc hội Mỹ để sát nhập Hawaii vào nước Mỹ, nhưng lại gặp một sự phản đối mạnh khi mọi người biết về cách tổ chức cuộc lật đổ và nó được tổ chức thay mặt cho ai, do đó Quốc hội đã không lập tức chấp thuận sự sát nhập Hawaii.

Và ngay chính lúc đó chức tổng thống có sự thay đổi. Tổng thống Cộng hòa, Benjamin Harrison, rời nhiệm sở, và Tổng thống Dân chủ, Grover Cleveland, lên nắm quyền. Ông này chống việc sát nhập. Ông ta là một người chống đế quốc, nên đã rút khỏi thỏa thuận. Và điều đó có nghĩa là Hawaii phải trở thành một nước độc lập trong vài năm, cho đến khi một tổng thống Cộng hòa lên nắm quyền. Người đó là McKinley. Và lúc đó, vào thởi điểm quyết liệt của cuộc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, khi Mỹ đang lấy Philippines, Hawaii lại được trình ra để xem xét như một trạm dừng giữa đường từ California tới Philippines. Và đó là lúc Hawaii thực sự bị nuốt, năm năm sau cuộc cách mạng.

AMY GOODMAN:

Chúng tôi đang nói chuyện với Stephen Kinzer. Như vậy, đầu tiên là những nhà truyền giáo đặt chân tới, rồi sau đó là TQLC.

STEPHEN KINZER:

Vâng, chính xác là như vậy. Đôi khi chúng ta nghe nhóm từ 'Chuyện buôn bán theo sau lá cờ.' Nhưng trong nghiên cứu của tôi, tôi tìm ra rằng thực ra lại là ngược lại. Đầu tiên là những hoạt động buôn bán, rồi sau đó là lá cờ. Lá cờ là cái đi sau chuyện buôn bán.

Nghỉ giải lao

AMY GOODMAN:

Chúng tôi phát thanh từ Chicago, nơi Stephen Kinzer làm việc, ông là phóng viên về nước ngoài lâu năm của báo New York Times, tác giả của một số sách, bao gồm All the Shah's Men, nói về Iran, Bitter Fruit, về Guatemala. Tác phẩm gấn đây nhất của ông là Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq. Ông ta chỉ mới nghỉ việc với New York Times gần đây.

(Quay sang Kinzer)

Ông nói về 14 nước bị Mỹ can thiệp vào: Hawaii, Cuba, the Philippines, Puerto Rico, Chile, Honduras, Iran, Guatemala, South Vietnam, Afghanistan, Iraq, Panama. Hãy nói về Cuba. Chuyện gì đã xảy ra?

STEPHEN KINZER:

Câu chuyện về Cuba rất ly kỳ, một phần vì nó phản ánh một trong những đề tài chính trong cuốn sách của tôi, và đó là làm thế nào mà những vụ can thiệp này về lâu dài sẽ nhất định sẽ tạo ra một chế độ chống đối Mỹ mạnh mẽ hơn nhiều so với chế độ ban đầu mà Mỹ đã đặt ra mục đích lật đổ.

Và đây là câu chuyện Cuba. Người Mỹ đã để mắt xanh tới Cuba trong một thời gian dài, ngay từ thời Thomas Jefferson làm tổng thống (1801-1809). Nhưng đến năm 1898 thì sự gắn bó với mục tiêu giải phóng Cuba mới thật sự chiếm lĩnh trái tim của nhiều người Mỹ.

Nên nhớ rằng vào năm 1898, kinh tế Cuba hoàn toàn bị thống trị bởi người Mỹ. Cuba là một nơi sản xuất đường lớn, và tất cả các đồn điền làm đường ở Cuba đều có chủ nhân là người Mỹ. Đồng thời, nơi đó cũng là một thị trường rất lớn cho hàng hóa sản xuất từ Mỹ. Khoảng 85% của bất cứ thứ gì mua được ở Cuba đều là sản xuất từ Mỹ, nên giới kinh doanh Mỹ có quan tâm rất lớn tới nước này.

Lúc đó, những người yêu nước Cuba đang nổi dậy chống lại thực dân Tây Ban Nha trong phần lớn của cuối thế kỷ 19. Đến năm 1898 họ xem như đã rất gần với thành công. Điều này làm cho một số người Mỹ lo ngại cho quyền lợi của họ, vì những người cách mạng cũng là những người có khuynh hướng cải tổ xã hội. Họ chủ trương cải cách ruộng đất, có nghĩa là xé nhỏ những đồn điền đường lớn của chủ người Mỹ. Họ cũng ủng hộ một hàng rào thuế quan để bảo vệ Cuba, cho phép sự phát triển của ngành sản xuất nội địa. Điều này sẽ làm cho xuất khấu hàng hóa từ Mỹ đến Cuba trở nên khó khăn hơn nhiều.

AMY GOODMAN:

Và đó là năm nào?

STEPHEN KINZER:

Cuối thập niên 1890. Và thế là vào năm 1898, báo chí Mỹ, bằng cách nào đó bị kích động bởi doanh nhân Mỹ làm việc ở Cuba, bắt đầu một trào lưu miêu tả chế độ thuộc địa Tây Ban Nha như một chế độ tàn bạo nhất có thể tưởng tượng ra được, và công chúng Mỹ được khuấy động thành một cơn sốt về việc này. Cơn sốt này trở thành nghiêm trọng thêm khi chiếc tàu chiến Mỹ, Maine, bị phát nổ trong cảng Havana. 'Tàu chiến của chúng ta đã bị nổ tung bởi một cỗ máy quỉ quái của kẻ thù'. Đó là đầu đề trong tờ New York Journal mà tôi có bản sao trong cuốn sách. Sự thật của sự kiện này chỉ được ra ánh sáng 75 năm sau khi Hải quân triệu tập một ban điều tra, mà kết quả là chiếc Maine đã bị phát nổ từ bên trong. Người Tây Ban Nha thực không có dính dáng gì tới chuyện đó. Nhưng lúc đó thì không ai biết, nên báo chí đã chiếm lấy cơ hội này để kích động thêm sự giận dữ trong nước Mỹ.

Và lúc đó, người Mỹ quyết định rằng chúng ta sẽ gởi quân sang Cuba để giúp những người yêu nước lật đổ thực dân TBN, nhưng những người cách mạng Cuba không chắc rằng họ thích sáng kiến này. Họ không biết có nên cho phép hàng ngàn quân Mỹ đóng trên đất họ, vì chuyện gì sẽ xảy ra khi họ chiến thắng? Để giải đáp lo lắng này, chính quyền Mỹ, Quốc hội, thông qua một luật, Luật bổ sung Teller, trong đó nói rất dứt khoát rằng, 'Chúng tôi hứa với Cuba rằng ngay giờ phút giành được độc lập, tất cả binh lính Mỹ sẽ rút về, và Cuba sẽ được phép trở thành độc lập hoàn toàn.'

Sau khi luật đó được thông qua, dân nổi dậy Cuba đồng ý chấp nhận những giúp đỡ của Mỹ. Lính Mỹ sang Cuba, trong đó nổi tiếng là có cả Teddy Roosevelt (1 tổng thống Mỹ sau này), người được nhãn hiệu Brooks Brothers ở New York thiết kế riêng cho một bộ quân phục. Trong không gian cơ bản là một ngày đánh nhau, sự cai trị của thực dân TBN bị trúng cú đấm chết người cuối cùng, TBN đầu hàng Cuba, và Cuba đã chuẩn bị cho một lễ ăn mừng vĩ đại cho độc lập của họ.

Nhưng chỉ trước khi lễ ăn mừng đó được tổ chức, người Mỹ tuyên bố rằng họ đã đổi ý, rằng Luật bổ sung Teller đã được thông qua trong một lúc bồng bột và rằng một nền độc lập cho người Cuba thật sự không phải là một ý tưởng tốt, cho nên quân Mỹ đã không rút về. Họ tiếp tục đóng ở Cuba thêm một vài thập niên nữa, cai trị nước này trực tiếp bằng những sĩ quan của quân đội Mỹ, và sau đó, trong một thời gian, bằng những nhà độc tài địa phương.

Bây giờ, ta nhảy tới đoạn năm 1959. Đó là khi cuộc cách mạng của Fidel Castro thành công. Castro về từ vùng đồi núi và đọc bài diễn văn đầu tiên với tư cách là người lãnh đạo của cuộc cách mạng, ở Santiago. Trong diễn văn đó, tôi có nguyên bản trong cuốn sách, ông ta không nói sẽ áp dụng chế độ nào cho Cuba, nhưng có lập một lời hứa. Ông nói, 'Lần này tôi hứa với các bạn là nó sẽ không giống năm 1898 nữa, khi mà người Mỹ nhảy vào và tự đưa họ lên làm chủ nhân của đất nước chúng ta.'

Lúc đó, bất kỳ người Mỹ nào có đọc tường trình của diễn văn đó, tôi chắc rằng, phải cảm thấy khó hiểu. Thứ nhất là, họ có lẽ không có ký ức gì về chuyện đã xảy ra năm 1898, thứ hai, họ sẽ tự hỏi, 'Một sự kiện xảy ra 60 năm về trước lại có thể dính dáng gì đến cuộc cách mạng ở Cuba hôm nay?' Điều mà người Mỹ không nhận ra hay không hiểu được là sự phẫn hận từ những vụ can thiệp của Mỹ đã in sâu vào tim óc của người dân các nước đó và có ngày nó sẽ bùng nổ mãnh liệt.

Rất có cơ sở khi nói rằng nếu chúng ta không can thiệp vào Cuba và ngăn cản nền độc lập của họ, nếu chúng ta thực hiện lời hứa dứt khoát với người Cuba năm 1898, chúng ta đã không phải đối mặt với hiện tượng chủ nghĩa cộng sản của Castro suốt 40 năm qua. Bây giờ, dĩ nhiên, chúng ta rất muốn ủng hộ một chế độ dân chủ ôn hòa giống như chế độ đã sắp lên nắm quyền ở Cuba vào năm 1898, nhưng chuyện đó đã quá trễ, và đó là một thí dụ của việc chúng ta đã bằng cách nào làm cho những người có khát vọng yêu nước chính đáng trở nên nản lòng. Kết cục là không những chúng ta đưa những nước đó vào tình trạng hỗn loạn, mà còn làm nguy hại trầm trọng đến an ninh quốc gia của chính chúng ta.

AMY GOODMAN:

Bây giờ, những thứ thấy được trước mắt, ở Iraq, là vai trò quan trọng của truyền thông trong tất cả những biến động xảy ra. Không chỉ là chuyện chính quyền Mỹ có lẽ đang bảo vệ những tập đoàn tư bản Mỹ. Trở lại Cuba, vai trò của truyền thông lúc đó là gì?

STEPHEN KINZER:

Báo chí đã đóng một vai trò rất đáng hổ thẹn trong diễn tiến dẫn tới chiến tranh TBN-Mỹ. Người Mỹ chưa bao giờ có cảm tình với sự cai trị của TBN ở Cuba, nhưng không có gì ồn ào cả cho đến khi báo chí, vì bị lôi cuốn vào một cuộc tranh giành số lượng phát hành, đã quyết định nắm bắt lấy cơ hội lên án sự tàn bạo, như họ gọi, của sự cai trị bởi thực dân TBN trong năm 1898 để từ đó đã làm cho người Mỹ phát điên lên.

Đến đây, có một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc vận động báo chí cho Cuba mà tôi thấy thường được lặp đi lặp theo định kỳ xuyên suốt trong lịch sử Mỹ, đó là, chúng ta không bao giờ thích tấn công chung chung một chế độ. Chúng ta thích nhắm vào một cá nhân nào đó. Người Mỹ thích có một ác nhân, một người cụ thể nào đó là hình tượng của tất cả những sự ác độc và chuyên chế trong cái chế độ mà chúng ta muốn công kích. Chúng ta đã làm chuyện này với Khomeini, với Castro, với Qaddafi, và nhiều nhân vật khác nữa qua suốt chiều dài lịch sử.

Với trường hợp của chiến tranh TBN-Mỹ, thoạt đầu chúng ta nghĩ nên biến nhà vua TBN thành con quỉ đó, nhưng mà lúc đó TBN không có vua. Chỉ có nữ hoàng, nhưng thực ra lại là một công chúa nước Áo, cho nên chuyện đó cũng không thực hiện được. Người nhiếp chính, con bà ta, lại chỉ là một đứa trẻ 12 tuổi, nên cũng không được nốt. Thế nên, chúng ta tập trung vào một viên tướng, người chỉ huy lính TBN ở Cuba, Tướng Weyler, và trong một thời gian, Weyler đã được nghĩ tới như hình ảnh thu nhỏ của tất cả những tàn bạo thể xác mà chúng ta qui lỗi cho thực dân TBN.

Chúng ta thấy khuôn mẫu này được tiếp tục xuất hiện cho đến ngay thời bây giờ, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm một cá nhân để chĩa mũi dùi vào. Ý tưởng đằng sau việc này là vì chúng ta nghĩ rằng trạng thái tự nhiên của tất cả mọi người trên thế giới là có được dân chủ kiểu Mỹ và là bạn với Mỹ. Nếu nước họ không phải là vậy thì có nghĩa là chỉ có một người hay một nhóm người nhỏ xíu nào đó ngăn cản người dân đi theo con đường tự nhiên mà họ muốn, và nếu chúng ta chỉ cần loại bỏ cá nhân duy nhất hay nhóm người nhỏ xíu đó, người dân nước đó sẽ trở lại trạng thái bình thường của tất cả con người trên trái đất, đó là mong muốn có được hệ thống chính quyền, chính trị, kinh tế kiểu Mỹ và ôm lấy nước Mỹ.

AMY GOODMAN:

William Randolph Hearst, ông ta có phải là một nhân vật chủ chốt lúc đó?

STEPHEN KINZER:

Hearst là một nhân vật quyết định, là người rất thông minh nhận ra rằng ông ta có thể đẩy số lượng phát hành của báo ông ta lên mạnh mẽ nếu ông ta đánh vào những vấn đề có thể kích thích tinh thần yêu nước cực đoan bằng cách chĩa mũi dùi vào nước ngoài như thể họ đang tìm cách phá hoại nước Mỹ vậy. Có một dòng chảy ngầm mà chúng ta vẫn tiếp tục cảm thấy trong hiện tại, đó là nhiều người trong chúng ta luôn nhìn thế giới theo kiểu Hobbes (triết gia người Anh và nhà lý thuyết chính trị), rằng có những nguy hiểm khủng khiếp ở mọi nõi, và việc quan trọng mà nước Mỹ phải làm là phải ra ngoài tấn công chỗ này chỗ nọ trước khi những đe dọa đó lan tràn tới Mỹ. Clausewitz, người mà tôi đọc rất nhiều trong khi nghiên cứu viết sách, có dùng một nhóm từ rất hay để diễn tả tâm lý này. Ông ta gọi đó là, 'tự đâm đầu vào chỗ chết vì nỗi sợ chết.' Chúng ta quá sợ hãi với những chuyện có thể xảy ra cho mình đến nỗi chúng ta phải chủ động ra ngoài tiến hành những kế hoạch này nọ, nhưng thực tế là những biện pháp phủ đầu đó sẽ tạo ra chính những hậu quả mà bạn sợ sẽ xảy ra lúc đầu nếu bạn không làm những chuyện đó.

AMY GOODMAN:

Ông có thể nói về John Foster Dulles, ông ta là ai, vai trò của ông ta trong những cuộc can thiệp này, như Guatemala, và ngay trước đó, Iran?

STEPHEN KINZER:

Một trong những thứ mà tôi làm trong cuốn sách này nhưng chưa từng động đến trong những cuốn sách trước đó là tập trung rất nhiều vào Dulles. Tôi thật tình tin rằng Dulles là một trong những nhân vật chủ chốt đã kiến tạo nửa sau thế kỷ 20, và tôi đã dành một khoảng thời gian để cố gắng phân tích con người này để tìm ra lý do tại sao ông ta đã đóng vai trò đó. Đầu tiên, Dulles sống qua phần lớn cuộc đời trưởng thành là một trong những luật sư đắt giá và thành công nhất nước Mỹ làm việc cho các tập đoàn tư bản, như United Fruit, International Nickel và đủ loại các khối tư bản tài nguyên trên khắp thế giới. Nên cách nhìn của ông ta đối với thế giới tất cả là lợi nhuận kinh tế. Ông ta nghĩ rằng chính sách của Mỹ trên trường quốc tế nên được hướng tới mục đích bảo vệ những tập đoàn của Mỹ.

Dulles cũng xuất thân từ một gia đình đạo giáo. Ông ta là một người sùng đạo sâu sắc. Bố ông ta là một người thuyết giáo. Ông nội ông ta từng là một nhà truyền giáo ở Ấn Độ, và điều này tạo cho ông ta một khuynh hướng nữa, là điều rất quan trọng trong thời đại mà người Mỹ tiến hành thay đổi chính thể nước khác. Vì có sự cảm nhận về nhiệm vụ tôn giáo này, niềm tin rằng nước Mỹ đã được ban phước bằng sự giàu có và nền dân chủ, chúng ta đã, không chỉ là quyền, mà có lẽ là cả sự bắt buộc mà Thượng đế ban tặng phải đến những nước khác và chia sẻ những lợi ích mà chúng ta đang có với họ, đặc biệt là những nước mà có lẽ chưa phát triển tới một mức độ nhất định để nhận ra được họ muốn có bao nhiêu từ hệ thống chính trị của chúng ta. Và như thế cách nhìn của Dulles đối với thế giới là hoàn toàn chỉ có trắng và đen.

Ông ta thấy rằng lúc đó, một âm mưu của cộng sản trên khắp thế giới đang không ngừng phá hoại nước Mỹ. Thí dụ, ông ta chống lại tất cả trao đổi văn hóa với bất kỳ nước cộng sản nào. Ông ta đã cố gắng trong nhiều năm không cho phóng viên thăm Trung Quốc. Ông ta chống gặp gỡ thượng đỉnh dưới mọi hình thức. Ông ta không muốn thỏa thuận với những nước cộng sản trên bất kỳ chủ đề nào, vì ông ta nghĩ rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng chỉ là một mánh khóe để dụ nước Mỹ mất cảnh giác.

Và khi Iran quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu hỏa, khi Guatemala cố gắng giới hạn hoạt động của United Fruit Company, Dulles không thấy những hành động trên là phản ánh nguyện vọng của người dân ở những nước đó muốn kiểm soát tài nguyên của chính họ, mà lại thấy rằng đó là những hành động chống đối Mỹ, chắc chắn là đã bị giật dây bởi Kremlin, nơi có một mục đích lớn hơn không chỉ đơn giản là làm phiền một công ty Mỹ. Những hành động đó chỉ là khởi đầu cho một cuộc tấn công người Mỹ.

Đến đây, một trong những câu hỏi đặt ra trong cuốn sách của tôi là: Tại sao chúng ta lại phán đoán sai lầm một cách thảm hại về những phong trào yêu nước trong những nước đang phát triển, như Iran, Guatemala và sau đó là Chile? Tại sao chúng ta lại diễn giải chúng là bộ phận của một âm mưu quốc tế mà tài liệu đã chứng minh sau đó, chúng không phải là như vậy?

Tôi nghĩ lý do là những nhà chính trị và ngoại giao Mỹ khi học tập nghiên cứu lịch sử ngoại giao thì họ thực sự đã nghiên cứu lịch sử của ngoại giao Châu Âu. Châu Âu là cái rốn của vũ trụ đối với chúng ta. Những nhà chính trị và ngoại giao của chúng ta rất thành thạo về truyền thống chính trị Châu Âu. Họ quen thuộc với việc liên kết đồng minh chính trị và chiến tranh chinh phục, và việc thế lực lớn lợi dụng thế lực nhỏ một cách bí mật cho lợi ích riêng của họ, những nguyện vọng của người nghèo ở những nước nghèo muốn kiểm soát tài nguyên thiên nhiên của chính họ chưa từng là một bộ phận trong lịch sử Châu Âu. Đó không phải là một hội chứng mà người Mỹ nghiên cứu Châu Âu quen thuộc, và điều đó, cùng với trực giác mong muốn bảo vệ những công ty Mỹ đã khiến họ đánh giá sai những phong trào quốc gia và diễn giải sai lầm chúng là bộ phận của một âm mưu toàn cầu muốn phá hoại nước Mỹ.

AMY GOODMAN:

Hoặc có lẽ họ chẳng cần quan tâm. Họ chỉ cần biết tới những công ty Mỹ, như trường hợp Guatemala, United Fruit có thể tự do thao túng.

STEPHEN KINZER:

Tôi nghĩ nó đã trở thành ý thức mà những công ty đó phải biết cái gì là tốt nhất cho nước Mỹ khi họ hoạt động trong những nước đó, nhưng thêm vào đó, chúng ta đã tự thuyết phục chính mình rằng một chính quyền đã làm phiền công ty Mỹ thì nhất định là cũng đang làm phiền và đàn áp người dân của họ, và đây là một lý lẽ mà tôi nghĩ rằng đã được ghép chặt vào tâm trí của người Mỹ. Bà biết rằng người chúng ta rất có lòng thương, và người Mỹ không thích nghe được chuyện có người đang chịu khổ ở một xứ sở xa xôi nào đó. Những lãnh đạo Mỹ muốn can thiệp vào các nước đó vì những lý do rất đê tiện, hiểu được chuyện này, và họ dùng động cơ này, họ lợi dụng lòng trắc ẩn của người Mỹ để giành được sự ủng hộ cho những hành động can thiệp của họ.

AMY GOODMAN:

Thế cái gì đã nuôi dưỡng sự tức giận ở Iran hôm nay, cảm tưởng của người Iran đối với người Mỹ, đặt căn bản trên cuộc đảo chính mà Mỹ có dính líu đến năm 1953.

STEPHEN KINZER:

Hôm nay chúng ta khó có thể dùng chữ 'Iran' và 'dân chủ' trong cùng một câu, nhưng sự thật Iran đã là một nền dân chủ hoạt động và phát triển trong cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950. Vì Iran quốc hữu hóa ngành dầu hỏa, hơn là để cho nó tiếp tục bị khai thác bởi người ngoài, nên nước này đã trở thành mục tiêu cho sự can thiệp của nước ngoài, và Mỹ đã lật đổ nền dân chủ này vào mùa hè năm 1953.

Và chúng ta đã đặt Shah lên ngai vàng. Ông ta cai trị trong 25 năm với sự trấn áp ngày càng tăng. Sự trấn áp này đã gây ra sự bùng nổ cuối thập niên 1970, cuộc cách mạng Hồi Giáo. Cuộc cách mạng đó đã đưa một nhóm giáo sĩ cực đoan chống Mỹ lên nắm chính quyền. Họ bắt đầu chế độ đó bằng việc bắt nhân viên sứ quán Mỹ làm con tin, và sau đó trải qua 25 năm đàn áp dân họ và làm bất cứ chuyện gì có thể, đôi khi rất bạo lực, để phá hoại lợi ích của người Mỹ trên thế giới, và đó là chế độ mà bây giờ chúng ta phải đụng độ trong một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng về vấn đề hạt nhân.

Nếu chúng ta không nhúng tay vào năm 1953 và đè bẹp nền dân chủ của Iran, chúng ta có thể đã có một nền dân chủ lớn mạnh giữa vùng Hồi Giáo Trung Đông 50 năm nay. Khó có thể tưởng tượng được rằng Trung Đông sẽ khác hiện nay như thế nào. Chế độ hiện tại ở Iran đã không thể sinh ra, và cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay đã không thành hình. Đây là một thí dụ rất tuyệt về việc như thế nào mà sự can thiệp của chúng ta cuối cùng sẽ đẫn tới sự hình thành một chế độ tệ hơn nhiều so với chế độ chúng ta tiến hành lật đổ lúc đầu.

Bây giờ, bà nghĩ người Iran sẽ phản ứng thế nào khi người Mỹ chỉ vào họ và nói rằng, 'Các người là một thể chế bạo ngược, là một chế độ độc tài tàn bạo. Các người nên có một nền dân chủ, một chế độ tự do'? Họ sẽ trả lời, 'Chúng tôi đã từng có một nền dân chủ ở đây, cho đến khi các người đến và lật đổ nó.' Nước Mỹ ngày nay có vài điều than phiền chính đáng đối với chính quyền Iran, nhưng chúng ta phải hiểu rằng người Iran cũng có một số điều phàn nàn rất chính đáng ngược lại, và đó nên là một sự nhìn nhận căn bản để dẫn hai bên đến những cuộc đàm phán ở thời điểm này.

Nguyên văn:

Friday, April 21st, 2006
Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq

Listen to Segment || Download Show mp3
Watch 128k stream Watch 256k stream Read Transcript
Help Printer-friendly version Email to a friend Purchase Video/CD


Author Stephen Kinzer discusses his new book, "Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq." In it, he writes that the invasion of Iraq "was the culmination of a 110-year period during which Americans overthrew fourteen governments that displeased them for various ideological, political, and economic reasons." [includes rush transcript]


"The invasion of Iraq in 2003 was not an isolated episode. It was the culmination of a 110-year period during which Americans overthrew fourteen governments that displeased them for various ideological, political, and economic reasons."

So writes author Stephen Kinzer in his new book "Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq."

Kinzer writes that "The "regime change" in Iraq seemed for a time -- a very short time -- to have worked. It is now clear, however, that this operation has had terrible unintended consequences. So have most of the other coups, revolutions, and invasions that the United States has mounted to depose governments it feared or mistrusted."

  • Stephen Kinzer, author of "Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq." He is a former New York Times foreign correspondent and author of several books, including "All the Shah's Men" and "Bitter Fruit."

RUSH TRANSCRIPT

This transcript is available free of charge. However, donations help us provide closed captioning for the deaf and hard of hearing on our TV broadcast. Thank you for your generous contribution.
Donate - $25, $50, $100, more...

AMY GOODMAN: Stephen Kinzer joins us today in Chicago. He is a veteran New York Times foreign correspondent, author of several books, including All the Shah's Men and Bitter Fruit. He has just recently left the New York Times. We welcome you to Democracy Now!

STEPHEN KINZER: It’s great to be with you, Amy.

AMY GOODMAN: It's good to be in your city, Stephen.

STEPHEN KINZER: Love it!

AMY GOODMAN: Well, you are looking at 14 coups that the U.S. was involved with. What was the primary reason for the U.S. government's involvement in overthrowing other countries' governments?

STEPHEN KINZER: A lot of these coups have been studied individually, but what I'm trying to do in my book is see them not as a series of isolated incidents, but rather as one long continuum. And by looking at them that way, I am able to tease out certain patterns that recur over and over again. They don't all fit the same pattern, but it's amazing how many of them do.

You ask about the motivations, and that is one of the patterns that comes through when you look at these things all together. There’s really a three-stage motivation that I can see when I watch so many of the developments of these coups. The first thing that happens is that the regime in question starts bothering some American company. They start demanding that the company pay taxes or that it observe labor laws or environmental laws. Sometimes that company is nationalized or is somehow required to sell some of its land or its assets. So the first thing that happens is that an American or a foreign corporation is active in another country, and the government of that country starts to restrict it in some way or give it some trouble, restrict its ability to operate freely.

Then, the leaders of that company come to the political leadership of the United States to complain about the regime in that country. In the political process, in the White House, the motivation morphs a little bit. The U.S. government does not intervene directly to defend the rights of a company, but they transform the motivation from an economic one into a political or geo-strategic one. They make the assumption that any regime that would bother an American company or harass an American company must be anti-American, repressive, dictatorial, and probably the tool of some foreign power or interest that wants to undermine the United States. So the motivation transforms from an economic to a political one, although the actual basis for it never changes.

Then, it morphs one more time when the U.S. leaders have to explain the motivation for this operation to the American people. Then they do not use either the economic or the political motivation usually, but they portray these interventions as liberation operations, just a chance to free a poor oppressed nation from the brutality of a regime that we assume is a dictatorship, because what other kind of a regime would be bothering an American company?

AMY GOODMAN: Stephen Kinzer, I want to begin where you do in the book, and that is, with Hawaii.

STEPHEN KINZER: Many Americans I don't think realize that Hawaii was an independent country before it was brought into the United States. In brief, this is the story. In the early part of the 19th century, several hundred American missionaries, most of them from New England, sailed off to what were then called the Sandwich Islands to devote their lives to, as they would have put it, raising up the heathen savages and teaching them the blessings of Christian civilization.

It wasn't long before many of these missionaries and their sons began to realize that there was a lot of money to be made in Hawaii. The natives had been growing sugar for a long time, but they had never refined it and had never exported it. By dispossessing the natives of most of their land, a group that came from what was then called this missionary planter elite sort of left the path of God, went onto the path of Mammon and established a series of giant sugar plantations in Hawaii, and they became very rich from exporting sugar into the United States.

In the early 1890s, the U.S. passed a tariff that made it impossible for the Hawaiian sugar growers to sell their sugar in the U.S. So they were in a panic. They were about to lose their fortunes. And they asked themselves what they could do to somehow continue to sell their sugar in the U.S.

They came up with a perfect answer: We’ll get into the U.S. How will we do this? Well, the leader of the Hawaiian revolutionaries, if you want to call them that, who were mostly of American origin, actually went to Washington. He met with the Secretary of the Navy. He presented his case directly to the President of the United States, Benjamin Harrison. And he received assurances that the U.S. would support a rebellion against the Hawaiian monarchy.

So he went back to Hawaii and became part of a triumvirate, which essentially carried out the Hawaiian revolution. He was one part of the triumvirate. The second part was the American ambassador, who was himself an annexationist and had been instructed by the State Department to do whatever he could to aid this revolution. And the third figure was the commander of the U.S. naval vessel, which was conveniently anchored right off the shores of Honolulu.

This revolution was carried out with amazing ease. The leader of the Hawaiian revolutionaries, this missionary planter elite, simply announced at a meeting one day, “We have overthrown the government of Hawaii, and we are now the new government.” And before the queen was able to respond, the U.S. ambassador had 250 Marines called to shore from the ship that was conveniently off the coast of Honolulu and announced that since there had been some instability and there seemed to be a change of government, the Marines were going to land to protect the new regime and the lives and property of all Hawaiians. So that meant that there was nothing the queen could do. The regime was immediately recognized by the United States, and with that simple process, the monarchy of Hawaii came to an end, and then ultimately Hawaii joined the U.S.

AMY GOODMAN: The queen called in ambassadors from other countries for help?

STEPHEN KINZER: The queen was a little bit shocked by all this, as were her cabinet ministers. In fact, they appealed to the United States and asked, “What instability is there? Who's in danger? Tell us, and we'll protect them.” The queen had about 600 troops at her disposal. That was the whole Hawaiian military force. And her cabinet ministers actually called the ambassadors from foreign countries in Honolulu -- there were about a dozen of them then -- and said, “What should we do? Do you think we should fight the Marines?” And the ambassadors quite prudently told her that that would be foolish. “You should just accept it and then try to regain your throne by some other means.” That never proved possible. But even then, it was clear to the ruler of this small, weak country that there was no hope in resisting U.S. military intervention.

AMY GOODMAN: It still took a few years before Hawaii was ultimately annexed.

STEPHEN KINZER: It's a very interesting story. Immediately after the revolution, the revolutionaries went back to Washington and, sure enough, President Harrison, as he promised, submitted to the U.S. Congress a law to bring Hawaii into the U.S., but there was a great resistance to this when it was understood how the coup was organized and on whose behalf it was organized, so the Congress did not immediately approve the annexation of Hawaii.

And right at that time, the presidency changed. The Republican, Benjamin Harrison, was out of office, and the new president, a Democrat, Grover Cleveland, came in. He was against annexation. He was an anti-imperialist. He withdrew the treaty. And that meant that Hawaii had to become an independent country for a few years, until the next Republican president came into office, McKinley. And then, at the height of the Spanish-American War, when the U.S. was taking the Philippines, Hawaii was presented to the U.S. as a vital midway station between California and the Philippines. And it was at that time, five years after the revolution, that Hawaii was actually brought into the United States.

AMY GOODMAN: We're talking to Stephen Kinzer. So, first came the missionaries, then came the Marines.

STEPHEN KINZER: Yeah, exactly. Sometimes we hear the phrase “Business follows the flag.” But in my research, I found that it's actually the opposite. First comes the business operations, then comes the flag. It's the flag that follows business.

AMY GOODMAN: We're going to take a break, and then we're going to come back to this discussion about, well, the title of his book is Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq.

[break]

AMY GOODMAN: We're broadcasting from Chicago, where Stephen Kinzer is based, longtime foreign correspondent for the New York Times, author of a number of books, including All the Shah's Men, about Iran, Bitter Fruit, about Guatemala. His latest is Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq. He just recently left the New York Times. You talk about 14 countries that the U.S. intervened in: Hawaii, Cuba, the Philippines, Puerto Rico, Chile, Honduras, Iran, Guatemala, South Vietnam, Afghanistan, Iraq, Panama. Let's talk about Cuba. What happened?

STEPHEN KINZER: The Cuban story is really a fascinating one, partly because it illustrates one of the main themes of my book, and that is how these interventions in the long run always produce reactions and ultimately lead to the emergence of regimes that are much more anti-American than the regimes we originally set out to overthrow. Here was the story in Cuba. Americans have had their eye on Cuba for a long time, ever since Thomas Jefferson was president. But it was in 1898 that this attachment to the cause of Cuba Libré really seized the hearts of many Americans.

Bear in mind that in 1898, the Cuban economy was totally dominated by Americans. It was a big sugar producer, and all the sugar plantations in Cuba were owned by Americans. Also, it was a very big market for American manufactured goods. About 85% of anything you could buy in Cuba had been made in the United States, so American business had very big interests there.

Now, Cuban patriots spent much of the late 19th century rebelling against Spanish colonial rule. In 1898 they seemed very close to succeeding. This was a little bit troubling to some of the American interests in Cuba, because the revolutionaries were also social reformers. They advocated land reform, which would have meant breaking up the big sugar plantations owned by Americans. They also supported a tariff wall around Cuba to allow the growth of domestic manufacturing, which would have made it more difficult for American companies to export their goods to Cuba.

AMY GOODMAN: And what year was this?

STEPHEN KINZER: These are in the late 1890s. So in 1898, the American press, in some ways excited by whisperings from American businessmen active in Cuba, began a campaign to portray Spanish colonial rule in Cuba as the most unspeakably brutal tyranny that could be imagined, and the American public was whipped up into a fervor about this. The fervor intensified when the U.S. battleship, Maine, was blown up in Havana harbor. “Our Warship Was Blown Up by an Enemy's Infernal Machine.” That was the headline in the New York Journal that I reproduce in my book. Actually, it wasn't until 75 years later that the Navy convened a board of inquiry, which turned up the fact that the Maine was actually blown up by an internal explosion. The Spanish had nothing to do with it, but we didn't know that then, and the press seized on this to intensify the anger in the U.S.

Now, the Americans then decided we would send troops to Cuba to help the patriots overthrow Spanish colonialism, but the Cuban revolutionaries were not so sure they liked this idea. They didn't know if they wanted thousands of American troops on their soil, because what would happen after the victory was won? In response to this concern, the U.S. government, the Congress, passed a law, the Teller Amendment, which said very explicitly, “We promise Cuba that the moment independence is won, all American troops will be withdrawn, and Cuba will be allowed to become fully independent.”

After that law was passed, the Cuban rebels agreed to accept American aid. American soldiers went to Cuba, including, famously, Teddy Roosevelt, who had his own uniform personally designed for him by Brooks Brothers in New York. In the space of essentially one day of fighting, the Spanish colonial rule was dealt its final death blow, Spain surrendered Cuba, and Cuba prepared for a huge celebration of its independence.

Just before that celebration was about to be held, the Americans announced that they changed their mind, that the Teller Amendment had been passed in a moment of irrational enthusiasm and that actually Cuban independence was not a very good idea, so the American troops were not withdrawn. We remained in Cuba for some decades, ruling it directly under U.S. military officers, and then, for a period after that, through local dictators.

Now, flash forward to 1959. That was when Fidel Castro's revolution succeeded. Castro came down from the hills and made his very first speech as leader of the revolution in Santiago, and in that speech, which I quote in my book, he does not talk about what kind of a regime he's going to impose, but he makes one promise. He says, “This time I promise you it will not be like 1898 again, when the Americans came in and made themselves masters of our country.”

Now, any Americans who might have read a report of that speech, I'm sure, would have been very puzzled. In the first place, they would have had no memory of what happened in 1898, but secondly, they would wonder, “What could an event 60 years ago possibly have to do with this revolution in Cuba today?” What they had failed to realize is that resentment over these interventions burns in the hearts and souls of people in foreign countries and later explodes violently.

It's quite reasonable to say today that had we not intervened in Cuba and prevented Cuba from becoming independent, had we carried out our explicit promise to the Cubans in 1898, we would never have had to face the entire phenomenon of Castro communism all these last 40 years. Now, of course, we would love to have back a moderate democratic regime like the one that was going to come to power in Cuba in 1898, but it's too late for that, and it's an example of how when we frustrate people's legitimate nationalist aspirations, we wind up not only casting those countries into instability, but severely undermining our own national security.

AMY GOODMAN: Now, something we see today, for example, in Iraq, is the critical role, not only of the U.S. government perhaps protecting U.S. corporations, but the role of the media in all of this. Going back to Cuba, what was the role of the media?

STEPHEN KINZER: The press played a really shameful role in the run-up to the Spanish-American War. The Americans had never been particularly fond of the Spanish rule in Cuba, but it wasn't until the press, actually in a circulation war, decided to seize on the brutality, as they called it, of Spanish colonial rule in the summer of 1898 that Americans really went crazy.

Now, there's one very interesting aspect of the Cuban press campaign that I think we see repeated periodically throughout American history, and that is, we never like to attack simply a regime. We like to have one individual. Americans love to have a demon, a certain person who is the symbol of all the evil and tyranny in the regime that we want to attack. We've had this with Khomeini, with Castro, with Qaddafi, various other figures over history.

Now, in the case of the Spanish-American War, we first thought we'd like to demonize the king of Spain, but there was no king of Spain. There was a queen, who was actually an Austrian princess, so she wouldn't work. The regent, her son, was actually just a 12-year-old kid, so he wouldn't work, either. So then, we decided to focus on the Spanish general, who was the commander of Spanish troops in Cuba, General Weyler, and for a time, Weyler was thought of as the epitome of all the carnal brutality that we attributed to Spanish colonialism.

We see this pattern again coming right up to the modern age, when we're always looking for some individual to point at. The idea behind this is that the natural state of all people in the world is to have U.S.-style democracy and to be friendly to the United States. If they're not, it must mean that there's only one person or one tiny clique that is preventing the people in this country from being

No comments:

Post a Comment