Tuesday, August 28, 2007

Trần Chung Ngọc - Phần II - Tản Mạn Xung Quanh Vụ Tố Khổ Ông Nguyễn Cao Kỳ

Ông Kỳ nói không sai về sự ổn định và kỷ luật trong xã hội, về tầng lớp trung lưu. Thực ra, ông ta chỉ nhắc lại ý kiến của của một số người có tầm vóc quốc tế, thí dụ như Thủ Tướng Lý Quang Diệu, Giáo sư Samuel P. Huntington, Bình luận gia của tờ Newsweek Fareed Zakaria, giáo sư kinh tế Guido Tabellini tại Đại học Bocconi v..v… Quan niệm của những người trên là, tầng lớp trung lưu đông đảo là xương sống của một nền dân chủ. Vậy làm sao tạo được lớp người đó? Chúng ta hãy đọc ý kiến của Thủ Tướng Lý Quang Diệu:

Khi được Jim Rohwer, Kinh tế Gia Chính về Á Châu và là Giám Đốc của văn phòng hãng CS First Boston ở Hồng Kông, hỏi: "Dân Chủ giúp, hay làm chướng ngại, hay không liên quan gì đến mức độ tiến nhanh như thế nào của các quốc gia Á Châu? (Is being a democracy a help, a hindrance, or irrelevant to how fast Asian countries can go?) Thủ Tướng Lý Quang Diệu đã trả lời:

Nếu ông ở trong một xã hội nông nghiệp, tôi cho rằng dân chủ không làm cho xã hội tiến nhanh. Hãy coi Nam Hàn, Nhật, và Đài Loan. Trong những giai đoạn đầu họ cần đến, và đã có kỷ luật, trật tự, và sự cố gắng. [Chúng ta nên nhớ, Nam Hàn và Đài Loan, những quốc gia không có chiến tranh, không có hận thù nội bộ, cũng phải ở dưới chế độ độc tài quân phiệt trong 30 năm, từ 1950 đến 1980, rồi mới tiến tới dân chủ, nhưng cũng không phải là dân chủ Mỹ.] Họ phải tạo ra sự thặng dư về nông sản để bắt đầu làm cho mặt kỹ nghệ tiến. Không có chế độ quân phiệt, hay độc tài, hay chính phủ độc đoán ở Nam Hàn và Đài Loan, tôi không nghĩ rằng các quốc gia này có thể chuyển đổi mau như vậy.

Trái lại, hãy coi Phi Luật Tân. Họ có dân chủ để tiến từ năm 1945. Họ chưa bao giờ tiến được bước nào; xã hội quá hỗn loạn. Nó trở thành một trò chơi trong phòng khách – ai lên cầm quyền, ai chiếm hữu được cái gì

. [Đầu thập niên 1950, Phi Luật Tân, 95% theo Ca Tô Giáo, theo chế độ Dân Chủ Ca Tô (Catholic Democracy), nghĩa là dân chủ tuân theo sắc lệnh của giáo hoàng, được Mỹ giúp cho kinh tế Phi Luật Tân lên cao, nhiều ngàn phụ nữ Hồng Kông đổ sang Phi Luật Tân làm đầy tớ; 40 năm sau, tình trạng đổi ngược, trên 100,000 (một trăm ngàn) phụ nữ Phi Luật Tân đi làm đầy tớ cho dân Hồng Kông. [Jim Rohwer, p. 61]] Hay hãy coi Ấn Độ và Tích Lan. Trong 3 kỳ bầu cử sau khi độc lập, họ đi qua cơ chế của dân chủ. Nhưng thiếu kỷ luật làm cho sự tiến bộ chậm chạp và lờ phờ. [Điều này rất đúng nếu chúng ta so sánh Nga sô và Trung Quốc sau 1989: Nga sô vội vã lao đầu vào dân chủ hóa nên Sô Viết Liên Bang trở thành Sô Viết Tan Hoang, và bây giờ Putin lại trở lại độc tài để cứu vãn. Trong khi Trung Quốc độc tài, đẩy mạnh kinh tế rất thành công, trở thành một đối trọng ngang ngửa với Mỹ, và bây giờ hình thức dân chủ đã hiện ra ở nhiều mặt, nếu chúng ta có dịp đi Trung Quốc và quan sát. Có vẻ như Việt Nam cũng đi theo con đường này nhưng chậm chạp hơn vì nhiều vấn nạn xã hội và hậu quả kéo dài của cuộc chiến]

Nhưng một khi ông tiến tới một trình độ tiến bộ kỹ nghệ nào đó, ông đã có một lực lượng lao động có học, một dân số thành thị, ông có những quản trị viên và kỹ sư. Rồi ông phải có sự tham dự của họ, vì họ là những người có học, có lý trí. Nếu ông cứ tiếp tục với một hệ thống độc đoán, ông sẽ vấp phải mọi thứ đình trệ. Ông phải nghĩ ra một hệ thống đại diện nào đó.

Điều này sẽ làm cho sự tiến tới giai đoạn trở thành kỹ nghệ hóa một cách dễ dàng. Rồi ông có thể bắt đầu một xã hội công dân, với những người họp thành từng nhóm: chuyên gia, kỹ sư v..v.. Hầu như đột nhiên, những nhóm này sẽ được thành lập, vì là những người có học, có tầm nhìn thế giới rộng rãi hơn, sẽ kéo những người cùng trình độ đến với nhau. Chỉ như vậy ông mới có thể bắt đầu cái mà tôi gọi là hạ tầng cơ sở dân chủ. [Như vậy mà cũng chỉ là mới bắt đầu hạ tầng cơ sở dân chủ thôi]

[Jim Rohwer, Asia Rising: Why America Will Prosper as Asia’s Economies Boom, Simon & Schuster, N.Y., 1995, p. 329: I would say that democracy is not conductive to rapid growth when you are in an agricultural society. Take Korea, Japan, Taiwan. In their early stages they needed and had discipline, order, and effort. They must create that agricultural surplus to get their industrial sector going. Without military rule or dictatorship or authoritarian government in Korea and Taiwan, I doubt whether they could have transformed themselves so quickly.

As against that, take the Philippines. They had democracy from the word go in 1945. They never got going, it was too chaotic. It became a parlor game – who takes power, then who gets what spoils. Or take India and Ceulon. For the first three elections after independence, they went through the mechanics of democracy. But the lack od discipline made growth slow and sluggish.

But once you reach a certain level of industrial progress, you’ve got an educated workforce, an urban population, you have managers and engineers. Then you must have participation, because these are educated, rational people. If you carry on with an authoritarian system, you will run into all kinds of logjams. You must devise some representative system.

That will ease the next stage to become industrialized. Then you may get the beginnings of a civic society, with people forming their own groups: professionals, engineers etc... Almost spontaneously, these will form, because being educated, knowing the wider world, will bring like-minded people together. Then only do you have the beginnings of what I would call an active grassroots democracy.]

Trong cuốn Asia Rising.., Jim Rohwer cũng đã đưa ra nhận xét sau:

"Sau khi sống vài năm ở Á Châu, tôi thấy rằng cái hố ngăn cách lớn nhất giữa giới trí thức Tây Phương và Á Châu là về vấn đề dân chủ. Ở Tây phương, dân chủ được coi như là chế độ chính quyền duy nhất mà một quốc gia văn minh phải theo... Trái lại, nhiều tư tưởng gia sống ở Á Châu cũng xét đến ý tưởng dân chủ nhưng lý luận mạnh mẽ là, một loại chủ thuyết độc đoán nào đó thì tốt hơn là dân chủ tự do và vô trách nhiệm. Điều này thật là dễ hiểu. Ở Á Châu ngày nay, chính phủ độc đoán thường không đưa đến sự gian khổ và chiến tranh mà là hòa bình, thịnh vượng, và bình đẳng."

[Jim Rohwer, Ibid., pp. 322-323: I realized after living in Asia for a few years that probably the world’s biggest intellectual gulf among highly educated people lay between Westerners and Asians on the subject of democracy. In the West democracy is generally thought to be the only form of government by which a civilized society should consider running itself....By contrast, many thoughtful people living in Asia are open to the idea, and sometimes argue it vigorously, that a certain kind of authoritarianism is better than a freewheeling democracy. This is understandable. In modern Asia, authoritarian government has often brought not hardship and war but instead peace, prosperity, and equality.]

Như vậy, tôi tự hỏi tại sao Mỹ và những người hùa theo Mỹ vẫn cứ muốn áp đặt quan niệm về dân chủ của Mỹ vào Á Châu. Mỹ đã muốn áp đặt dân chủ của Mỹ ở Iraq bằng súng đạn. Dân chủ là một trong những chiêu bài dùng để thuyết phục quốc hội chấp thuận tấn công Iraq, ngoài những tin tức tình báo ngụy tạo là Iraq có liên hệ với Bin Laden và có vũ khí giết người hàng loạt, nhưng hiển nhiên đã thất bại và Iraq đã tan hoang vì bom đạn Mỹ và phản ứng dùng bom tự sát của của dân Iraq chống xâm lăng Mỹ. Những "nhà dân chủ" không có đầu óc hay sao mà vẫn cứ coi quan niệm dân chủ của Mỹ như là khuôn vàng thước ngọc cần phải cấy vào đồng ruộng Việt Nam?

Trong cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới [The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, Simon & Schuster, NY, 1996], Giáo sư Samuel P. Huntington cũng đưa ra nhận định:

"Nếu dân chủ có tới thêm với các quốc gia ở Á Châu, đó là vì các giới tiểu tư sản và trung lưu càng ngày càng mạnh trong các quốc gia đó muốn như vậy."

(If democracy comes to additional Asian countries it will come because the increasingly strong Asian bourgeoisies and middle classes want it to come).

Thủ Tướng Lý Quang Diệu thì ai cũng biết, nhưng Giáo sư Samuel P. Huntington là ai? Ông ta là một lý thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, thường viết trong tập san Foreign Affairs. Uy tín của Huntington không ai có thể phủ nhận. Ông ta là giáo sư đại học Harvard, giữ chức vụ Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược John M. Olin và Chủ Tịch Học Viện Harvard Nghiên Cứu Các Địa Phương Trên Thế Giới. Ông cũng từng là Giám Đốc Kế Hoạch An Ninh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống Carter, và Chủ Tịch Hội Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ.

Và trong bài "Dân Chủ Đến Sau" [Democracy Comes Second], Giáo sư Kinh Tế Guido Teballini có viết:

Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ những bài học lịch sử. Cải cách chính trị có cơ may thành công nếu trước đó cải cách kinh tế đã thành công... Cho phép tự do bầu cử và tự do ứng cử tuy rất quan trọng, nhưng những biện pháp này chỉ nên theo sau, chứ không phải đi trước, cải cách kinh tế.

Đó là quan niệm về một tiến trình dân chủ của những người mà khả năng và uy tín trên thế giới khó ai có thể phủ nhận, qua những bài học và kinh nghiệm lịch sử trong bộ kiến thức của họ. Điểm những khuôn mặt dân chủ ở hải ngoại, hiếm thấy một bộ mặt nào ra hồn có đủ uy tín và hiểu biết, hiếm thấy khuôn mặt nào có đầy đủ sự lương thiện trí thức [qua phản ứng trước vụ án Nguyễn Văn Lý], và hầu như chỉ dùng chiêu bài tự do, dân chủ để chống Cộng kiểu những con bò rừng húc đầu vào lá cờ đỏ. Còn những "bộ mặt dân chủ" ở trong nước như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Chính Kết, Lê Thị Công Nhân v..v.. thì hầu hết thuộc thế lực đen, Công giáo và Tin Lành, làm tay sai cho ngoại nhân hay nhận tiền từ nước ngoài để chống phá Việt Nam.

Nếu những hành động hung hăng côn đồ và những lời lẽ ngỗ nghịch thóa mạ trong Tòa của Nguyễn Văn Lý, mà giới truyền thông hải ngoại khai thác tấm hình, đồng thanh lên tiếng cho đó là "bịt miệng tiếng nói dân chủ", thì tôi nghĩ rằng cái loại dân chủ này nên để cho những tổ chức, hội đoàn chống Cộng cực đoan hay chống Cộng cho Chúa ở hải ngoại dùng với nhau, chứ không thể nhập cảng vào Việt Nam được.

Việt Nam không bao giờ có thể chấp nhận những "tiếng nói dân chủ" như vậy, hay chấp nhận những "tiếng nói dân chủ" của những tay sai ngoại bang, được ngoại bang huấn luyện về "dân chủ", lãnh tiền của ngoại bang hay của những thế lực chống phá Việt Nam từ ngoài, theo sách lược xuất cảng dân chủ của Mỹ, trong khi Mỹ có một hồ sơ khủng khiếp nhất về vi phạm nhân quyền và tự do của con người trên thế giới. Trước những hành động như trên của Nguyễn Văn Lý, một người khoác trên vai "thiên chức linh mục", tôi tự hỏi quảng đại quần chúng Việt Nam ngày nay đã ý thức được thế nào là tự do, dân chủ trong tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp chưa? Và câu hỏi này cũng cần phải đặt cho những tổ chức, hội đoàn, báo chí chống Cộng ở hải ngoại. Tại sao?

Vì ở Cali, họ đang thực hiện "nền dân chủ Nguyễn Văn Lý trong Tòa" trong chiến dịch chống phá VietWeekly. Thật vậy, nhìn những hành động hung hăng, những biểu ngữ v..v.. trong đám người biểu tình, chúng ta thấy rõ "ý thức dân chủ Nguyễn Văn Lý" của những người biểu tình chống đối để "bịt miệng" VietWeekly. Đó mới là những hành động "bịt miệng" thực sự. Nên để ý rằng trước đó, trong Bản Lên Tiếng Về Lập Trường Thân Cộng Của Tuần Báo Việt Weeky, đại đa số những cá nhân và tổ chức ký tên là…CÔNG GIÁO:

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, nhà báo Nguyễn Xuân Tùng (Diễn Đàn Kitô-hữu, Nguyệt San Chính Việt), bác sĩ Trần Văn Cảo (Chủ Nhiệm Diễn Đàn Giáo Dân), nhà báo Trần Phong Vũ (Chủ Bút Diễn Đàn Giáo Dân [DĐGD]), ký giả Trần Nguyên Thao (DĐGD), giáo sư Phạm Tất Hanh (TTK Diễn Đàn Giáo Dân), cựu đốc sự Cao Viết LợI (Chủ Tỉch Phong Trào Giáo Dân Nam Cali), kỹ sư Đỗ Như Điện (Điều Hợp Viện Phong Trào Giáo Dân hải Ngoại), tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng (Phong Trào Giáo Dân), cựu giáo sư Đỗ Anh Tài (Phong Trào giáo Dân), nhà thơ Hà Thượng Nhân, nhà báo Phạm Bá Cát (DĐGD), nguyên nghị sĩ Trần Tấn Toan (Diễn Đàn Kitô-hữu), cựu Thiếu tướng Lý Tòng Bá (Chủ Tịch VNCH Foundation), Tiến sĩ Nguyễn Tiến Ích (DĐGD), Bà Hoàng Dược Thảo (Chủ Nhiệm Tuần Báo Saigon Nhỏ), cựu giáo sư Lê Tinh Thông (DĐGD), nhà văn Hoàng Quý, Bà Trần thanh Hiền (Tiếng Nói Giáo Dân), Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh (Công giáo) v..v..

Nếu GS Nguyễn Xuân Vinh có đủ can đảm đứng ra giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ/VNCH/Hải Ngoại [sic] mà không biết ngượng thì Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện cũng có dư can đảm để nhảy lên bàn độc diễn vai trò công tố viên trong một tòa án nhân dân để tố khổ VietWeekly và cũng không biết ngượng. Vì sao? Vì Nguyễn Chí Thiện là người nổi tiếng với hai câu thơ bất hủ trong bài Đồng Lầy, tương đương với câu "Thà mất nước chẳng thà mất Chúa" của Linh mục Hoàng Quỳnh, chỉ cần thay chữ "Chúa" bằng cụm từ "Thực dân Pháp". Hai câu đó như sau:

"Ôi thằng Tây mà khi xưa người dân tốn bao xương máu đánh đuổi.
Nay người dân xao xuyến luyến tiếc [thằng Tây] vô chừng."

Vì cái hận cá nhân, đưa tư tưởng phản bội dân tộc, luyến tiếc thực dân của chính mình vào làm tư tưởng của toàn dân, phủ nhận và mạ lỵ công ơn của toàn dân đã tốn bao xương máu để giành lại độc lập cho đất nước, tôi nghĩ hai mươi mấy năm ông Nguyễn Chí Thiện nằm ngâm vè cho muỗi và rệp nghe kể cũng đáng.

Về vụ chống VietWeekly, có một đoạn trong bài Bẫy Sập Tự Giăng của Dốc Thượng có thể cho chúng ta thấy đại khái nội vụ:

"Sau đó, họ tổ chức người đi đánh phá các địa điểm bán báo của Việt Weekly, gọi điện thoại hăm dọa các thân chủ quảng cáo, và quyết định biểu tình trước trụ sở Việt Weekly. Họ dự tính gây phiền toái khu phố cho đến khi nào chủ phố phải "đuổi" Việt Weekly đi.

"

Người đứng đằng sau xúi giục cho vụ này lại là một cơ quan truyền thông, tờ nhật báo Người Việt. Tờ báo này chỉ đăng tin một chiều, họ cho đăng thật nhiều những bài viết đánh phá Việt Weekly, nhưng không cho đăng một bài viết bênh vực Việt Weekly, mặc dầu có độc giả gởi vô.

Giới truyền thông Mỹ sẽ hỏi có thể tưởng tượng ra một cách đơn giản là, tại sao các anh biểu tình? Ban tổ chức biểu tình sẽ mạnh mẽ trả lời, tại vì Việt Weekly là cộng sản. Câu hỏi tiếp theo, tại sao Việt Weekly là cộng sản? Tại vì họ cho đăng bài Hà Văn Thùy, phỏng vấn Nguyễn Minh Triết. Thế còn các ý kiến chống cộng cũng được đăng trên Việt Weekly như Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đạt, Amy Dương, Nguyễn Hữu Chánh, Đỗ Hoàng Điềm, Vi Anh, và nhiều người khác nữa thì sao?

Đến lúc này, ban tổ chức biểu tình sẽ lúng túng. Không lẽ, lúc đó họ trả lời đại, "nhưng mà chúng tôi không chấp nhận đăng tải một ý kiến nào từ phía Việt Nam cả". Ơ kìa, các anh đang sống ở Mỹ hay đang sống ở một xứ độc tài nào vậy?

Bởi vậy ông Hồ Văn Xuân Nhi đã đặt câu hỏi: Phải chăng "Biểu Tình Tẩy Chay Việt Weekly: Động cơ là ân oán cá nhân, chống cộng quá khích và cạnh tranh nghề nghiệp bất chính?" Hết chuyện VietWeekly, nay trở lại chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ.

Ngay từ hồi còn học Chu Văn An ở Hà Nội, và sau này ở miền Nam, tôi đã không thích cái tính cao-bồi của ông Kỳ. Nhưng qua sự cố này, cái tính cao-bồi của ông ấy không phải là không có chỗ dùng được. Ông ấy đã đạp lên những sự chống đối để tiếp tục đi trên con đường mình chọn, giống như một đoàn lử hành, thản nhiên đi qua, không hề để tâm đến những tiếng ồn ào bên đường. Ông ấy đã có những nhận định sâu sắc về tình thế, về sự phát triển và cải tiến trên mọi mặt ở Việt Nam, do đó ông ấy đã bỏ lại đàng sau quá khứ có thể nói là huy hoàng của mình để có một tầm nhìn xa hơn về tương lai dân tộc và đất nước. Ông ấy đã can đảm nói thẳng về thực chất các chế độ ở miền Nam khi xưa, tuy ông ấy đã giữ những chức vụ cao cấp nhất trong những chế độ ấy. Ông ấy cũng phê bình không khoan nhượng, ngay giữa trung tâm chống Cộng ồn ào ở Cali, thực chất thiểu số chống Cộng ở ngoài nước. Ông ấy cũng đã không nể nang gì khi phê bình một số dân biểu Mỹ, để kiếm phiếu của người tị nạn, đã xuyên tạc tình hình về tôn giáo ở Việt Nam v..v... Những điều ông ấy làm, không phải ai làm cũng được. Và vì vậy, tôi không thể nói gì hơn là tôi rất cảm phục sự thay đổi tư duy, hướng về đại khối dân tộc, và những hành động can đảm của ông. Tôi cũng tin rằng, ông không phải là một "cao-bồi" đơn độc trong chiều hướng này.

Để kết thúc bài viết này, tôi muốn trích dẫn quan niệm của một người ngoại quốc, Johannjs, đối với dân chống Cộng ở hải ngoại.

Nếu những người nào "thù ghét những người Cộng sản vì những gì họ đã làm", vậy thì họ hãy nên thù ghét những người còn tự cho mình là "người quốc gia", xét rằng họ đã giúp những kẻ xâm lăng tàn bạo để diệt chủng dân tộc họ… Và ai là những kẻ xâm lăng tàn bạo?

Về vấn đề này, không còn phải bàn cãi gì nữa: những người ở đây đều hiểu ai là những kẻ ngoại xâm tàn bạo. Đừng toan tính lật ngược tình thế, cho rằng đó là những người Việt Nam xâm lăng chính quốc gia của họ. Không một người nào có đầu óc lô-gic, Bắc, Nam, sẽ tin được điều này. Ngay chính những kẻ xâm lăng cũng đã thừa nhận là họ chẳng có nhiệm vụ gì ở miền đất xa xôi đó.

Vì có những người

[chống Cộng] như các người, người Việt hải ngoại đã nổi tiếng là những kẻ "nói láo đến cực điểm" và những kẻ "vô liêm sỉ, nói láo một cách tuyệt đối bệnh hoạn"

Có bao nhiêu tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đã được lập ra để xử những người Cộng sản Việt Nam? Không có một cái nào! Có bao nhiêu tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đã được lập ra để xử nước Mỹ [tự cho là] có quá đạo đức tôn giáo? Có rất nhiều.. Và đây là một sự thật..

[If anyone should "hate the communists for what they have done", then they should hate even more those who still pretend to be "nationalists", whereas they helped brutal invaders to genocide their people... And who are the brutal invaders?

Concerning his question, it was no question: every body here understands who were the brutal foreign invaders. Don't pretend to reverse the situation, into that of the Vietnamese invading their own country! Nobody with a logical mind will listen to that, North, South. Even the invaders themselves have admitted they had nothing to do in that far away land.

Because of people of your kind, the Vietnamese abroad have gained that reputation of being all "fieffés menteurs" and "mythomanes"

(unashamed and absolute pathological liars). How many international war crime tribunals were set against the Vietnamese "communists"? none. How many international war crime tribunals were set against the so religiously moralist United States of America? many... and that's a simple fact. [This post has been edited by Johannjs: Nov 30, 2004, 12:53 PM ]

Và sau cùng, chúng ta đã biết, Bác Sĩ Allen Hassan, một Bác sĩ đã phục vụ tại Việt Nam, đã viết cuốn "Failure To Atone" mà bản dịch tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Trẻ dịch là "Không Thể Chuộc Lỗi" (Đúng ra là "tội", tội ác chứ không phải "lỗi", lỗi lầm) nói về một số tội ác của quân đội Mỹ ở Việt Nam (Xin xem toàn bản dịch ở http://www.sachhiem.net/SACHNGOAI/KhongtheChL.php ). Trước những núi tội ác của Mỹ đối với Việt Nam, Bác sĩ Allen Assen cho rằng: "Bây giờ dù bất cứ làm việc gì, nước Mỹ cũng không thể chuộc lại tội của mình đối với người dân Việt Nam." Nhưng tại sao Mỹ, với những tội ác rất nghiêm trọng phạm ở Việt Nam, lại không có cả một lời xin lỗi. Chúng ta có thể đọc những ý kiến sau đây của cựu Tổng Thống Bill Clinton trên Internet.

25 năm sau chiến tranh chấm dứt, khi được hỏi ông ta có nghĩ rằng Mỹ nợ Việt Nam một lời xin lỗi, ông Clinton đã trả lời, đơn giản là, "Không, tôi không nghĩ như vậy" [Tại sao?], Vì:

- Xin lỗi về những tội ác chống dân Việt Nam có nghĩa là thừa nhận những điều chúng ta nói với nhau về cách ứng xử của chúng ta trong thế giới – khi đó cũng như bây giờ - là điều nói láo.

- Xin lỗi là thừa nhận rằng trong khi chúng ta tuyên bố là bảo vệ dân chủ, chúng ta lại đi trật ra ngoài dân chủ. Trong khi chúng ta tuyên bố rằng chúng ta đang bảo vệ Nam Việt Nam, thì chúng ta lại tấn công người dân Nam Việt Nam.

- Chúng ta đã thả 6 triệu rưỡi tấn bom và 400 ngàn tấn Napalm trên dân tộc ở Đông Nam Á. Bỏ bom tràn trề những vùng dân sự, những chương trình chống khủng bố và ám sát chính trị, thường xuyên giết người dân thường và dùng gần 45 triệu lít chất độc da cam để phá hủy mùa màng và mầu mỡ đất đai – tất cả đều là một phần của cuộc chiến tranh khủng bố của Mỹ ở Việt Nam, cũng như ở Lào và Cambod.

( When asked if he thought the United States owed the people of Vietnam an apology, 25 years after the end of the war, Clinton said, simply, "No, I don't."
[...] To apologize for crimes against the people of Vietnam would be to admit that the stories we tell ourselves about our conduct in the world -- then and now -- are a lie.
[…] To apologize would be to acknowledge that while we claimed to be defending democracy, we were derailing democracy. While we claimed to be defending South Vietnam, we were attacking the people of South Vietnam.
[...] we dropped 6.5 million tons of bombs and 400,000 tons of napalm on the people of Southeast Asia. Saturation bombing of civilian areas, counterterrorism programs and political assassination, routine killings of civilians and 11.2 million gallons of Agent Orange to destroy crops and ground cover -- all were part of the U.S. terror war in Vietnam, as well as Laos and Cambodia.)

Những tài liệu trên, cũng như hàng trăm tài liệu hiện hữu khác về chiến tranh Việt Nam của chính người Mỹ mà tác giả gồm các tướng lãnh, chính trị gia, giáo sư đại học v..v.., đã nói lên những sự thật về chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến đã chấm dứt cách đây hơn 32 năm rồi. Và ngày nay, dù những sự thật đó có mang lại nhiều cay đắng cho người Việt Quốc Gia chúng ta, với tất cả sự lương thiện trí thức, chúng ta phải chấp nhận chúng, vì đơn giản chúng chỉ là sự thật. Và từ đó, hi vọng mỗi người trong chúng ta, nếu còn nghĩ đến quê hương đất nước, sẽ tìm ra được một con đường hợp lý hơn để góp phần xây dựng đất nước.

No comments:

Post a Comment