Monday, August 27, 2007

Phần II cuộc phỏng vấn Goodman - Kinzer

Trong giai đoạn sau Thế Chiến II, những nước thuộc địa có cơ hội ngàn vàng để trỗi dậy giành độc lập thì thực dân đế quốc lại cố gắng dập tắt những cuộc vùng dậy này với chiêu bài 'tự do, dân chủ' và 'chống chủ nghĩa cộng sản'. Nhưng lịch sử đã cho thấy, thực dân đế quốc nếu không cai trị trực tiếp được nữa thì họ sẽ tìm mọi cách nắm đầu gián tiếp bằng cách này hay cách khác. Không thể có độc lập, dân chủ, tự do thật sự cho nhân dân các nước nhược tiểu vì quyền lợi của họ luôn luôn đối nghịch với quyền lợi của thực dân đế quốc.

Hãy để ý trong những năm đó Mỹ đã can thiệp cùng lúc vào Triều Tiên, Việt Nam, Iran, Guatemala, và không biết còn những nơi nào nữa vì những nước này đã dám làm theo những gì dân muốn chứ không phải Mỹ muốn.

Nguồn: http://www.democracynow.org/article.pl?sid=06/05/08/1353206&mode=thread&tid=25

----------------------------------------------------------------------------------------

AMY GOODMAN: Chúng tôi phát Phần II cuộc phỏng vấn với cựu phóng viên chuyên trách về nước ngoài của New York Times, Steve Kinzer. Cuốn sách mới của Kinzer nhan đề, "Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq." Trong đó, ông mổ xẻ việc Mỹ đã dẹp những phong trào độc lập ở Cuba, Puerto Rico, Philippines và Nicaragua; tổ chức những hoạt động bí mật và lật đổ ở Iran, Guatemala, Nam Việt Nam and Chile; xâm lược Grenada, Panama, Afghanistan và Iraq.

Kinzer rút ra kết luận rằng trên 110 năm nay, nước Mỹ đã triển khai lực lượng để giành được sự tiếp cận với tài nguyên, dập tắt sự chống đối và điều khiển tư tưởng quốc gia ở những nước mới độc lập. Tôi phỏng vấn Kinzer ở Chicago tháng trước. Đây là Phần thứ II của cuộc nói chuyện.

------------------------------------------------------------------------------------------

AMY GOODMAN: Chúng tôi chuyển sang phần hai của cuộc phỏng vấn với Stephen Kinzer.... Chúng tôi bắt đầu phần hai với Guatemala, một năm sau cuộc lật đổ do Mỹ hậu thuẫn ở Iran.

STEPHEN KINZER: Cuộc lật đổ ở Guatemala mà Mỹ thực hiện năm 1954 là một hành động nữa đã không những đẩy toàn bộ một khu vực trên thế giới vào chỗ mất ổn định, mà còn làm tăng thêm khuynh hướng chống Mỹ, không những ở Guatemala, mà còn xuyên suốt Latin America và xa nữa. Guatemala được độc lập từ Tây Ban Nha, cùng với phần còn lại của Trung Mỹ, vào thập kỷ 1920. Giống như phần lớn còn lại của Trung Mỹ, nó bị cai trị dưới một loạt những kẻ bạo ngược cho tới năm 1944. Và rồi một cuộc cách mạng đã nổ ra. Và trong 10 năm, Guatemala hoạt động như một nền dân chủ.

Ở Guatemala, đời sống kinh tế hoàn toàn bị chế ngự bởi một công ty Mỹ: United Fruit Company. Nó là một công ty hùng mạnh đặc biệt, có liên hệ lớn với Washington. Nhiều người có chức vụ cao trong chính quyền Eisenhower đều là cổ đông hay cựu quan chức trong hội đồng giám đốc hay là có liên hệ gần gũi với gì đó với United Fruit. Lúc đó, không những United Fruit sản xuất phần lớn chuối xuất khẩu của nước này, mà nó còn làm chủ hơn nửa triệu mẫu Anh đất, một phần đất màu mỡ nhất trong nước, mà họ không dùng. Công ty này chỉ giữ đất đó cho một dự án có khả năng nào đó trong tương lai.

Rồi Tổng Thống Arbenz, người nắm quyền ở Guatemala những năm đầu 1950, muốn lấy đất đó để chia cho nông dân đang nghèo đói của nước này. Và với một cuộc bầu cử dân chủ của quốc hội đắc cử Guatemala, một luật cải cách đất được thông qua đòi United Fruit Company bán đất không dùng tới đó của họ cho chính phủ Guatemala với cái giá bắng với trị giá mà United Fruit đã khai trên hồ sơ khai thuế của họ năm trước. Và, dĩ nhiên công ty này phát khùng lên khi họ nhận được yêu cầu này và nói rằng, "Dĩ nhiên, không ai mà để giá trị thật của đất đai trên tờ khai thuế của họ cả, và giá trị thật nên là gấp 10 lần." Nhưng chính phủ nói, "Tôi xin lỗi. Đây là giá trị mà chính các ông đã đánh giá, nên chúng tôi nhất định rằng các ông phải bán cho chúng tôi với giá này."

Thế nên việc này đã làm cho United Fruit phải cầu viện Washington. Họ thuyết phục chính quyền Eisenhower rằng chính phủ Arbenz đã không nên làm như vậy, không nên tiến hành chương trình cải cách đất đai, không nên cố gắng lấy đất từ United Fruit, nếu họ không có tâm địa chống Mỹ. Thêm vào đó là bối cảnh Chiến Tranh Lạnh, nên công ty này đã có thể thuyết phục được chính phủ Mỹ rằng không những chính phủ Arbenz chỉ chống lại quyền lợi của một tập đoàn Mỹ ở Guatemala, mà họ rõ ràng còn là một công cụ của Kremlin, một thế lực mà người Mỹ lúc đó nghĩ rằng, đang hoạt động trên khắp thế giới để phá hoại quyền lợi của Mỹ.

Giờ, trong thời gian dẫn đến cuộc lật đổ ở Guatemala, đại sứ Brazil đã có đến gặp Ngoại Trưởng Mỹ John Foster Dulles và hỏi rằng ông ta rằng có chắc chắn, có bằng chứng rằng Kremlin đang giật dây Guatemala, và Dulles đã trả lời rất thẳng thắn rằng, "Chúng tôi không có bằng chứng đó, nhưng chúng tôi sẽ tiến hành như là có chuyện đó vậy." Và thế là Mỹ đã lật đổ chính phủ Guatemala một cách dễ dàng.

AMY GOODMAN: Và xin chờ một chút, John Foster Dulles, Ngoại Trưởng Mỹ, đã từng là luật sư tập đoàn đại diện cho United Fruit.

STEPHEN KINZER: Dulles là một ví dụ hoàn hảo của một ảnh hưởng to lớn mà United Fruit có ở Washington. Ngoại Trưởng này là cựu luật sư của United Fruit Company. Thế nên khi công ty này bị phiền, ông ta cũng phiền theo. Và là một chiến sĩ chống cộng, ông ta cũng cho rằng đây là một phần của âm mưu cộng sản. Bây giờ theo tài liệu đã được công khai bởi Moscow, chúng ta biết rằng LB Xô-Viết còn không biết đến sự hiện hữu của Arbenz và Guatemala, không có một chút xíu nào chú ý đến hoàn cảnh đó. Rồi chuyện gì đã xảy ra sau vụ lật đổ đó? Chúng ta đã áp đặt một nền độc tài. Trong vòng một vài năm, nền độc tài đó đã gây ra một cuộc nổi dậy và đã dẫn tới một cuộc nội chiến 30 năm, mà thực ra là một chuỗi dài những vụ thảm sát mà trong đó hàng trăm ngàn người Guatemala đã bị giết. Nó là một khoảng thời gian khủng khiếp mà tôi đã theo dõi một phần của nó với tư cách là một phóng viên, nếu người khác đã làm những chuyện đó ở một nơi nào khác trên thế giới, chắc chắn chúng ta đã lên án đó là tội ác diệt chủng.

Tới đây, có một sự trùng hợp nữa mà tôi thấy trong rất nhiều những cuộc lật đổ này. Thời khắc quan trọng ngay sau khi chúng ta lật đổ chế độ đó. Chúng ta phải chọn ra ai là người thay thế. Ai là là người chúng ta muốn đặt lên làm người dẫn dắt đất nước này? Chúng ta muốn một người có thể thỏa mãn hai điều kiện: trước tiên, phải là người được ủng hộ rộng rãi, người có thể nắm quyền và được ủng hộ bởi người dân; và thứ hai, một người sẽ làm việc chúng ta muốn. Chúng ta không thể lật đổ một chính quyền để rồi lại để một người nào đó mà chúng ta không thích lên nắm quyền. Nhưng chúng ta đã nhanh chóng nhận ra rằng chúng ta không thể có cả hai. Anh không thể có một người vừa được lòng dân vừa làm theo ý của Mỹ cùng một lúc. Một lãnh đạo được lòng dân sẽ đặt lợi ích của quốc gia lên hàng đầu, trên lợi ích của nước Mỹ. Đó là lý do chúng ta phải can thiệp.

Cho nên, chúng ta chọn con đường khác: chúng ta chọn một người không được ủng hộ nhưng sẽ làm theo ý chúng ta. Điều đó có nghĩa là gì? Người đó phải cai trị với sự trấn áp tăng dần, bởi vì người dân không thích ông ta. Rồi Mỹ sẽ phải giúp đỡ ông ta, thường là bằng biện pháp quân sự. Điều đó có nghĩa là phe chống đối nhà độc tài đó sẽ trở thành chống Mỹ. Sự chống đối bất phục trở nên cay độc hơn. Cuối cùng sẽ bùng nổ, và chúng ta sẽ gặp kết quả là phải đối phó với một chế độ bạo ngược hơn nhiều so với chế độ mà chúng ta đã can thiệp để lật đổ lúc ban đầu.

AMY GOODMAN: Và đảo chính ở Guatemalan là vào 1954, Mỹ lật đổ Tổng Thống đắc cử Arbenz, xảy ra một năm sau vụ lật đổ Mossadeq ở Iran.

STEPHEN KINZER: Sau khi Mossadeq bị lật đổ ở Iran, nhân viên C.I.A. thực hiện vụ đó, Kermit Roosevelt, thực ra là cháu nội của Teddy Roosevelt (một TT Mỹ), người muốn can thiệp sớm hơn, trở lại Nhà Trắng để tường trình với Tổng Thống Eisenhower và Secretary Dulles và những thành viên khác của nhóm chuyên trách chính sách nước ngoài. Và Kermit Roosevelt đã viết về việc đó. Ông ta nói, "Khi tôi đang tường trình, tôi nhìn qua chỗ John Foster Dulles, và tôi thấy ông ta có một nụ cười rạng rỡ trên mặt, ông ta dường như đang gầm gừ đắc ý như một con mèo khổng lồ." Lúc đó, Roosevelt không biết Dulles đang nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ tôi biết điều đó. Tôi tin rằng ông ta đang nghĩ: "Rất tốt! Giờ tôi đang lắng nghe tin tức về việc lật đổ chính quyền Iran thật là dễ dàng như thế nào. Có nghĩa là chúng ta đã có một công cụ hoàn toàn mới, một cách hoàn toàn mới để lật đổ các chính quyền."

AMY GOODMAN: Và với Iran, cuộc lật đổ đó là cho British Petroleum? (BP)
STEPHEN KINZER: Với Iran, tội của Thủ Tướng Mohammed Mossadeq phạm phải là quốc hữu hóa công ty trên. Đó là nguồn gốc nguyên thủy cho sự can thiệp vào nước này. Hai tình huống này thực sự rất giống nhau. Mossadeq của Iran and Arbenz của Guatemala là những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc, họ không nghe lệnh LB Xô-Viết, mà chỉ trả lời những đòi hỏi chính đáng từ nhân dân họ, là thành phần đã quyết định rằng sự giàu có từ tài nguyên thiên nhiên của nước họ đem lại nên được phục vụ lợi ích của chính người dân nước họ, hơn là người Mỹ, người Anh, hay cường lực nào khác bên ngoài.
AMY GOODMAN: Hãy tiếp tục ở Mỹ La-tinh, từ 1954 tới 1973, đến một ngày 11 tháng 9 khác. Ông có một tấm ảnh hiếm hoi của Henry Kissinger bắt tay với Pinochet, người đã lật đổ một lãnh đạo dân cử. Ông có thể nói về chuyện xảy ra ở Chile?
STEPHEN KINZER: Chile là một trường hợp nữa khi chúng ta lật đổ một lãnh đạo mà về nhiều phương diện đi theo và đại diện những nguyên tắc Mỹ, và chúng ta đã thay ông ta bằng một bạo chúa xem thường tất cả những gì nước Mỹ bênh vực. Allende là một lãnh đạo dân cử, và mặc dù ông ta tự nhận là một người theo chủ nghĩa Marx, ông ta vẫn hoạt động bên trong hệ thống dân chủ của Chile suốt cuộc đời. Ông ta từng là chủ tịch quốc hội, và thượng nghị sĩ. Ông ta đã hoàn toàn hòa nhập vào nền dân chủ của Chile và chắc chắn sẽ rời văn phòng khi hết nhiệm kỳ, hầu như chắc chắn sẽ được thay thế bởi một người bảo thủ hơn. Nhưng nước Mỹ không thể đợi đến ngày đó. Điều này phản ánh sự thiếu kiên nhẫn của chúng ta, chúng ta khăng khăng phải lấy cho được cái chúng ta muốn ngay bây giờ, không phải là sau đó.
Ở Chile, cũng giống như Guatemala và Iran, tài nguyên thiên nhiên lớn nhất bị nắm bởi những tập đoàn nước ngoài. Ở Chile, tài nguyên đó là đồng. Và hai tập đoàn khổng lồ của Mỹ đang hoạt động ở đó là Kennecott và Anaconda. Allende hướng tới quốc hữu hóa phần tài sản do nguời Chile nắm của hai công ty đó. Và hai công ty đó, cùng với những công ty khác như I.T.T. đang hoạt động ở Chile đã hoảng sợ về việc này. Họ đã ngay lập tức đến Nhà Trắng. Một nhà kinh doanh hàng đầu của Chile và người chủ của tờ báo lớn nhất Chile có một buổi hội kiến với Henry Kissinger. Ngay lập tức Nixon bắt đầu cảm thấy không yên. Ông ta trở nên rất bực bội với viễn cảnh Allende lên nắm quyền.
Và đây là một thí dụ nữa của việc động cơ đổi dạng như thế nào. Nếu Allende đã không làm phiền Kennecott, Anaconda và những công ty Mỹ khác, hay dọa làm phiền họ, họ sẽ không bao giờ đặt vấn đề ra với Nhà Trắng. Nhưng một khi họ đã đặt vấn đề, Nhà Trắng sẽ tiếp nhận lý do đó và đổi dạng nó một chút. Mỹ đã không can thiệp trực tiếp vào Chile với lý do để bảo vệ những công ty Mỹ này, nhưng sự thật là một chính phủ làm phiền những công ty của chúng ta làm chúng ta tin rằng chính phủ đó cũng phải là chống Mỹ theo cách nhìn chiến lược hay chính trị. Và cách nhìn đó đã trở thành động cơ thúc đẩy Nixon và Kissinger (hai người mà thực sự không phải là người bảo vệ của doanh nghiệp Mỹ nếu với tư cách riêng) vào hành động cho cái mà họ nhìn nhận là một sự kết hợp của lý do kinh tế và chính trị. Nhưng lần này sự can thiệp đó được thực hiện theo một cách bí mật, và chỉ đến nhiều năm sau đó tài liệu rất dồi dào về vụ đó mới công khai và cho thấy rằng đó là một kế hoạch hoàn toàn được làm ở Washington.
AMY GOODMAN: Và về tấm ảnh đó?
STEPHEN KINZER: Tấm ảnh của Pinochet với Kissinger thật tuyệt diệu. Sau cuộc đảo chính, khoảng một hai năm, Ngoại Trưởng Kissinger đến Chile diễn thuyết trước một cuộc gặp mặt của Tổ Chức Các Nước Châu Mỹ. Trong cuộc diễn thuyết đó, ông ta phải nhắc đến vài điều về nhân quyền theo hình thức và sự quan tâm của người Mỹ trong việc phát dương nhân quyền. Nhưng một ngày trước đó, ông ta đã đến gặp riêng Pinochet. Bây giờ chúng ta đã có bản chép lại của cuộc gặp gỡ đó. Và về căn bản ông ta đã nói với Pinochet rằng, "Tôi sẽ nhắc đến vài điều về nhân quyền vào ngày mai, nhưng những chuyện đó không áp dụng cho ông. Đừng coi đó là quan trọng. Chúng tôi ủng hộ ông, và chúng tôi mừng là có ông ở đây." Như vậy mặt ngoài của chính sách Mỹ đối với Chile ngay lúc đó cũng rất khác biệt so với cái mặt thật khi chúng ta nói chuyện riêng với Pinochet.
AMY GOODMAN: Và nói về các nước trong khối tiếng Tây Ban Nha, chúng ta có thể ngược thời gian nói về Puerto Rico?
STEPHEN KINZER: Puerto Rico là một trường hợp rất thú vị nữa, bởi vì nó là sở hữu của Tây Ban Nha. Nhưng vào năm 1898, chế độ cấp tiến ở TBN cho phép Puerto Rico hưởng một mức độ tự trị rất phóng khoáng, và đã được người dân thuộc địa này tiếp nhận rộng rãi. Họ không nổi dậy chống lại chế độ thuộc địa TBN như kiểu người Cuba làm. Và họ được hưởng một nền tự trị còn tốt hơn nền tự trị mà Liên Hiệp Anh cho Canada. Họ còn có bầu cử. Họ tự tạo ra một chính phủ riêng cho Puerto Rico, dẫn đến việc họ có thể làm chủ chính sách của thuộc địa này bên trong khuôn khổ lãnh đạo chung của TBN. Họ đã có một lãnh đạo rất có tầm nhìn, Luis Munoz Rivera, người mà lúc đó sắp trở thành thủ tướng mới của Puerto Rico.
Chính phủ của ông này chỉ tồn tại khoảng một tuần, khi bị Mỹ xâm chiếm trên đường tới Cuba, một cách khái quát là như vậy. Mục đích của cuộc chiến tranh TBN-Mỹ không phải là Puerto Rico. Mỹ không có ý sát nhập Puerto Rico vào, nhưng Puerto Rico chỉ đơn giản bị lấy vì nó nằm ngay đó, sẵn sàng, dễ yêu, nó nằm ngay trên một tuyến đường biển mà Mỹ muốn làm chủ. Nên Mỹ chỉ nhảy vào và cơ bản là đè bẹp chính phủ bản xứ Puerto Rico, và đặt vùng đảo này dưới sự cai trị quân sự.
Và rất nhanh, chuyện đầu tiên xảy ra ở đó là chỉ trong vòng vài năm sau, những nông trại cà phê nhỏ bị nuốt mất và được đổi thành những đồn điền làm đường lớn. Cà phê ở Mỹ La-tinh đôi khi được gọi là nông phẩm của nhà nghèo, vì anh có thể trồng được nó trong một khoảnh đất rất nhỏ, nhưng anh không thể trồng mía kiểu đó. Nên, cơ bản là một số lượng lớn người Puerto Rico bị mất đất để dọn đường cho 4 công ty đường lớn của Mỹ. Và Puerto Rico từ một thể chế tự trị trên con đường phát triển thành một quốc gia mới vào 1898 lại bị rơi vào hoàn cảnh một thuộc địa, một thuộc địa rất nghèo đói, trong mấy thập kỷ tiếp theo.
AMY GOODMAN: Và thế chuyện gì đã xảy ra trong những năm tiếp theo đó, để mọi người có thể hiểu thêm?
STEPHEN KINZER: Ở Puerto Rico, tôi nghĩ chúng ta có thể tranh luận rằng trên đường dài mọi thứ có thể trở thành xấu hơn nhiều. Đây là một vụ can thiệp chiếm đóng mà sau một thời gian dài, Mỹ mới quyết định lãnh trách nhiệm phát triển đất nước này. Và đó là một do một nguyên nhân rõ ràng. Nó có liên quan rất lớn tới sự trỗi dậy của Fidel Castro ở Cuba. Đột nhiên, hình ảnh của nước Mỹ có một thuộc địa nghèo kiết xác ở vùng Caribbean nhìn không được đẹp lắm. Nó là một hình ảnh tương phản xấu so với Cuba. Nên chỉ đến những năm 1950 và 1960 Mỹ mới bắt đầu cố gắng phát triển Puerto Rico và vực nó dậy từ lạc hậu lên cái mà chúng ta tạo dựng ra nửa sau thế kỷ 20.
AMY GOODMAN: Chúng tôi đang nói chuyện với Stephen Kinzer. Ông ta là tác giả cuốn sách, "Overthrow: America’s Century of Regime Change from Hawaii to Iraq". Hãy nói về Grenada và Panama. Chuyện gì đã xảy ra, về Grenada, Panama, và chúng ta sẽ tiếp tục tới hôm nay, Iraq?
STEPHEN KINZER: Tôi đặt lịch sử thay đổi chế độ bởi nước Mỹ theo tuần tự 3 nhóm. Nhóm thứ nhất vào thời cuối TK 19 đầu TK 20. Đó là giai đoạn chúng ta có thể xâm chiếm nước khác một cách công khai. Vào thời Chiến Tranh Lạnh, chúng ta không thể làm như vậy được nữa, vì chúng ta sợ có thể có phản ứng từ LBXV. Cho nên chúng ta phải dùng C.I.A. để lật đổ các chính quyền một cách bí mật. Với sự mờ nhạt dần của LBXV, chúng ta không cần phải mắc cở nữa. Chúng ta có thể trở lại phương án A, là một cách nói, đó là xâm chiếm công khai.
Trường hợp Grenada bắt đầu khi một nhóm cực đoan nhỏ bên trong Grenada nổi lên ám sát các lãnh đạo chính trị của họ. Một nhóm nhỏ khoảng 200 sinh viên thuộc ngành y của Mỹ cũng đang có mặt ở Grenada lúc đó. Mỹ chắc chắn có thể di tản nhóm sinh viên đó ra khỏi Grenada rất dễ dàng. Và thực tế, chế độ mới rất muốn đẩy họ đi, vì không muốn bị Mỹ lấy đó làm cái cớ.
Nhưng có một hoàn cảnh chính trị quốc tế lớn hơn bao trùm khi cuộc chính biến ở Grenada xảy ra. Nước Mỹ vẫn đang trong giai đoạn hồi phục sau thất bại nhục nhã ở Việt Nam. Và ngay cuối tuần trước khi Grenada bị xâm chiếm, một doanh trại TQLC Mỹ ở Lebanon bị nổ tung, thiệt hại nhân mạng là hơn 200 lính TQLC. Nước Mỹ đang cảm thấy rất bất lực trên thế giới, và Tổng Thống Reagan đã đăng quang với lời hứa rằng ông ta sẽ làm nước Mỹ có thể đứng thẳng trở lại. Cho nên khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng ở Grenada trong hòa bình, được sự ủng hộ của vài lãnh đạo trong vùng - họ muốn phong tỏa Grenada, nơi mà không có tài nguyên thiên nhiên, không có nước hay xăng dầu hay bất cứ thứ gì khác, nên rất có thể nước này sẽ nhượng bộ trước áp lực của khu vực, đã không thể hấp dẫn đối với Mỹ. Reagan và các cố vấn của ông ta ngay lập tức nhận ra rằng đây là một cơ hội cho cho nước Mỹ ghi điểm bằng một chiến thắng quân sự lớn, một thứ mà chúng ta đã không có trong nhiều, nhiều năm.
Toàn bộ dân Grenada có thể bỏ vào vừa sân vận động Rose Bowl. Đó là một nơi rất, rất nhỏ. Cho nên, sau cuộc xâm chiếm, chúng ta có một cơ hội thật tuyệt vời với một cái giá rất, rất thấp để biến Grenada thành một khu vườn của khu vực Caribbean và khoe rằng những chuyện tốt có thể xảy ra sau những can thiệp của Mỹ. Cái giá cho việc đó thấp một cái thảm hại -- nơi đó chỉ có 100.000 tới 120,000 người -- nhưng ngay lập tức, thay vì làm chuyện đó, chúng ta đã quay lưng với Grenada, và tiếp tục với kế hoạch mới. Nhưng vụ này cũng đã phục vụ được mục đích của chính quyền Reagan, đó là cho nước Mỹ một chiến thắng, mặc dù đó là một chiến thắng với một hòn đảo bé nhỏ đến mức tội nghiệp, và có thể cho TQLC Mỹ thấy được vài việc làm tích cực. Tôi nghĩ đó là lý do thực chất để chúng ta tiến hành kế hoạch đó.
AMY GOODMAN: Và Panama, ông có tấm ảnh của TT Bush Lớn chụp với Noriega, người đang thọ án trong nhà tù Mỹ?
STEPHEN KINZER: Chúng ta can thiệp và xâm chiếm Panama để lật đổ Tướng Noriega, nhưng tôi đã khám phá được một điều khi nghiên cứu về trường hợp Panama là Noriega đã từng lãnh lương C.I.A. trong 30 năm. Ông ta đã phạm một số tội. Một phần là dính dáng tới buôn độc phẩm, mặc dù chính phủ Mỹ và C.I.A. hoàn toàn biết rõ chuyện này trong nhiều năm. Ông ta đã dẫn dắt Panama ra khỏi quĩ đạo của Mỹ. Ông ta làm trở ngại kế hoạch của Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh Contra ở Trung Mỹ. Bà sẽ nhớ tiến trình Contadora mà đã là một phần của tiến trình hòa bình ở Trung Mỹ. Contadora là một hòn đảo của Panama, chính tại nơi đây một phần của tiến trình hòa bình chống lại kế hoạch Contra đã xảy ra.
Thêm vào đó, Noriega có thể cũng đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do chính người Panama thực hiện chỉ một vài ngày trước cuộc xâm lược của chúng ta. Và tướng Panama thực hiện cuộc đảo chính đã thông báo với Mỹ -- ông ta chỉ yêu cầu nhờ Mỹ phong tỏa một vài con đường để ngăn chặn lực lượng trung thành với Noriega tiến vào Panama. Và cuộc lật đổ đó có thể đã thành công, nhưng chúng ta không ủng hộ nó, và chỉ huy Mỹ sau đó đã giải thích tại sao. Ông ta nói rằng cuộc đảo chính đó sẽ chỉ lật đổ Noriega. Nó sẽ để lại lực lượng quốc phòng theo chủ nghĩa dân tộc nguyên vẹn. Chúng ta không chỉ muốn loại bỏ Noriega. Chúng ta muốn loại bỏ toàn bộ thể chế quân sự đã rơi ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ và trở thành một hình ảnh của những nguyện vọng quốc gia của người Panama.
AMY GOODMAN: Chúng ta chỉ còn lại một phút. Ông có thể kết thúc với trường hợp Iraq hôm nay?
STEPHEN KINZER: Khi TT Bush đọc bài diễn văn ngày hôm đó vào khoảng hai năm về trước, trong đó ông ta tuyên bố phát động cuộc xâm lăng Iraq, ông ta đã làm chuyện đó trong một căn phòng của Nhà Trắng được gọi là Phòng Hiệp Ước. Đó chính là căn phòng mà hơn một trăm năm trước, văn bản đầu hàng của người TBN nhường cho Mỹ quyền cai trị Cuba và Puerto Rico đã được ký kết. Và trên tường của căn phòng đó còn có một bức tranh của sự kiện đó, hình ảnh buổi ký kết hiệp ước đó. Vượt lên trên hết là hình tượng của TT William McKinley, và như thế, theo một cách nhìn tượng trưng ông ta đang nhìn qua vai Bush khi Bush đang tuyên bố phát động cuộc xâm lăng Iraq. Và không ai có thể hiểu rõ hơn TT McKinley rằng Bush không phải là người đầu tiên dẫn dắt nước Mỹ vào giai đoạn thay đổi chế độ nước khác. Nước Mỹ đã làm chuyện đó trong hơn 100 năm nay rồi.

No comments:

Post a Comment