Việt Tân vẫn tiếp tục 'lo chuyện nhà người ta', trong khi lại hoàn toàn làm ngơ trước nỗi khổ dân oan người Việt ngay trong nhà mình, không hợp tác giúp đỡ điều tra tìm lại công đạo cho các nạn nhân.
Chương trình Frontline của đài PSB Mỹ vừa có bài tiếp theo về vụ Việt Tân khủng bố các nhà báo. Bài này nói về phản ứng và cái giá phải trả về tinh thần, thể xác, vật chất của các nạn nhân và người thân. Dưới đây là bản lược dịch. Nên nhớ những nạn nhân này cũng là thành phần chống cộng, chỉ vì đi khác đường lối hoặc đặt dấu hỏi cho các hoạt động mờ ám của Việt Tân mà nên nỗi thôi nhé.
-------------------------------------------------------------------------------
Khủng bố ở Little Sài gòn: Cuộc Lưu đày thứ Hai
Ông Đoàn Văn Toại là một người tích cực trong các hoạt động viết lách và diễn thuyết về đề tài chống cộng, nhưng khi lên tiếng nghi ngờ về các hoạt động của Việt Tân, ông đã được hỏi thăm bằng hai phát súng lục. Một phát làm vỡ quai hàm và sáu chiếc răng, xuyên qua dưới tai trái. Một viên khác xuyên qua ruột.
Ông Toại may mắn thoát chết nhưng sau vụ này đã rút lui khỏi hoạt động viết lách và diễn thuyết. Nhiều nạn nhân của khác cũng thế, họ cũng chọn cách im miệng lại hoặc dọn đi nơi khác. Họ bỏ cơ sở kinh doanh và cộng đồng mà mình từng tích cực tham gia.
Các nạn nhân này coi như không được luật pháp Mỹ bảo vệ. FBI nghi ngờ Việt Tân làm và chính tổ chức này cũng nhận là thủ phạm như trường hợp ông Toại nhưng tuyệt đối không có một hồ sơ truy tố nào được thảo ra và không có ai bị bắt và do đó họ rất sợ tiếp xúc.
Nhiều nạn nhân vì sợ hãi không dám kể về chuyện này và cho đến ngày hôm nay vẫn thế. ProPublica và Frontline đã liên lạc với một chủ chương trình radio thời đó nhưng người này lại rút lui vào giờ chót với tin nhắn rằng ông vẫn sợ nói chuyện về thời gian đó. Ba nạn nhân khác cũng từ chối trả lời phỏng vấn.
Còn ông Toại thì cho biết sau khi bị ám sát hụt: 'Tôi nghĩ rằng quốc gia này không an toàn'.
23 năm sau vụ ám sát chết cả hai vợ chồng ông Lê Triết, chủ bút báo Văn nghệ Tiền phong, một người thân của ông chỉ chịu nhận lời phỏng vấn với điều kiện nhà báo không tiết lộ danh tính của mình. Người này sợ vì kẻ thủ ác vẫn chưa bị bắt.
Sau vụ tấn công, người nhà ông Triết nhận được phone hăm dọa: 'Tao biết mày ở đâu, mày là ai nhưng mày không biết tao là ai, cho nên phải nhớ cẩn thận'.
Người này cũng cho biết: 'Tôi không thể quên được cảm giác ngày ấy. Bởi vì tôi biết cảnh sát mù tịt về chuyện này'.
Ông Triết là người thứ hai của báo Tiền Phong bị ám hại. Nạn nhân thứ nhất là Đỗ Trọng Nhân bị ám sát cùng một kiểu. Ông Nhân bị bắn ít nhất tám phát vào mặt, cổ, bụng, ngực, vai trái và bàn tay trái.
Người nhà ông Triết cho biết họ bị sợ hãi dồn ép, bật dậy trong giấc ngủ la hét và khóc lóc sau cái chết của hai vợ chồng ông và những cú điện thoại hăm dọa. Sau đó họ rút lui khỏi tất cả các sinh hoạt cộng đồng mà mình từng thích tham gia trước đó như hội chợ tết và các hoạt động văn hóa khác. Tự ngăn cách mình với cộng đồng. Cuối cùng họ dọn đi chỗ khác cách xa cộng đồng Việt Nam và cắt đứt hầu hết các mối quan hệ với cuộc sống cũ.
'Cuộc sống của chúng tôi đã bị giới hạn lại một cách bất công', người thân ông Triết nói.
Ông Nguyễn Tú A, một nhà báo từng thắc mắc về 'Mặt Trận' cũng bị hăm dọa bởi một thư cảnh cáo sau khi ông Triết bị thủ tiêu. Theo miêu tả của FBI, tờ giấy có hình những giọt rơi xuống một vũng máu và hàng chữ 'Ai sẽ là người kế tiếp?'
Ông A đã đóng cửa nhà báo và sống trong nỗi sợ hãi ám ảnh rình rập nhiều năm.
Đoàn Văn Toại luôn khẳng định không biết người bắn mình là ai và cho biết từ lâu ông đã bỏ ý nghĩ thấy được kẻ bắn ông bị đem ra xử trước tòa.
Ông Toại kết luận trong cay đắng: 'Cái gọi là tự do báo chí thực sự chẳng có tự do gì cả'.
Được hỏi tại sao ông lại đồng ý trả lời phỏng vấn, ông Toại đùa: 'Tôi đã 70 rồi nên tôi bất cần'.
http://www.pbs.org/wgbh/frontline/article/terror-in-little-saigon-a-second-exile/
No comments:
Post a Comment