Wednesday, April 23, 2008

Trần Chung Ngọc - 30/4: Nhìn Lại Cuộc Chiến Việt Nam - P Cuối

Phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam

Chủ đề thứ ba trong lịch sử chiến tranh Việt Nam viết bởi trường phái xét lại (revisionist) mà chúng tôi sẽ bàn tới là cuộc kháng chiến chống lại Chính Phủ Nam Việt Nam [CPVN] được Mỹ chống lưng. Thành lập vào tháng 12 năm 1959, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) đã đấu tranh chống chính quyền miền Nam về chính trị cũng như quân sự. Được thành lập dựa theo uy tín và những mạng lưới của Việt Minh (trong thời kháng Pháp), MTGPMN phát triển nhanh chóng và hoạt động như một chính quyền trong nhiều vùng ở miền đồng quê Nam Việt Nam. Mới đầu chỉ là đánh du kích, rồi với sự trợ giúp của Bắc Việt, MTGPMN đã phát triển thành những đơn vị lớn, và tới năm 1963 đã có thể đương đầu với Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa cỡ Tiểu Đoàn. Sự can thiệp mang quân vào của Mỹ bắt đầu từ tháng Ba, 1965, về sau lên tới nửa triệu quân, đã ngăn chận một cuộc chiến thắng sớm sủa của MTGPMN. MTGPMN bị tổn thất nặng trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân vào năm 1968 và guồng máy chính trị bị suy yếu bởi Chiến Dịch Phụng Hoàng của CIA mà trong khoảng 1968-1971 đã bắt cóc hoặc giết khoảng 45000 người nghi ngờ là ủng hộ MTGPMN [The NFL suffered heavy losses during the Tet offensive in 1968 and its political apparatus was weakened by the CIA Phoenix Operation, which between 1968 and 1971 abducted or killed approximately 45,000 suspected NFL supporters]. Tuy vậy, cho tới cuối thập niên 1960, MTGPMN vẫn là lực lượng chính chiến đấu chống Mỹ và Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

Đối với Nixon thì MTGPMN chỉ là giai đoạn đầu của cuộc “xâm lăng” của Bắc Việt vào Nam Việt, ngụy trang đàng sau bộ mặt nội chiến. Về chính trị, Nixon cho rằng MTGPMN là đạo quân thứ 5 của Bắc Việt và Nixon đặt vấn đề MTGPMN có phải là một phong trào chính trị của người dân miền Nam và có phải là đại diện hợp pháp cho những khao khát của người dân miền Nam không. Nixon phủ nhận cả hai vì MTGPMN chỉ có bộ mặt là một phong trào độc lập. Giới lãnh đạo Bắc Việt đã tạo nên ảo tưởng này, nhưng bàn tay ở đàng sau của Hà Nội chỉ có thể che giấu được đối với những người không muốn nhìn thấy nó.

Không như Nixon, đưa ra những “sự kiện” vô căn cứ (presents “facts” without citation) Lewy đã nghiên cứu MTGPMN với nhiều tài liệu. Trong khi Nixon khẳng định rằng sự xâm nhập vào miền Nam để che đậy cuộc xâm lăng chỉ được sự ủng hộ không đáng kể của người dân (marginally supported) thì Lewy công nhận là MTGPMN đã được người dân miền Nam ủng hộ rộng rãi (broad support). Lewy cũng còn ghi nhận là những phúc trình chính thức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã cố ý trình bày sai lầm MTGPMN như là tạo phẩm của Hà Nội (Lewy even acknowledges the deliberate misrepresentation of the NFL as a “creation of Hanoi” in official reports issued by the U.S. Department of State), những quan điểm vô giá trị mà Nixon dựa theo đó. Để cho có vẻ trung thực, Lewy trích dẫn một phúc trình mật của CIA vào tháng 10, 1961, rằng MTGPMN “phần lớn là tự lực trong việc tuyển mộ và tiếp liệu”.

Tuy nhiên, Lewy đưa ra những bằng chứng rất chọn lọc – như là để nhấn mạnh vào sự “xâm lăng” của Bắc Việt Nam. Thí dụ, về vấn đề (Bắc Việt) xâm nhập, không chỉ là trong tài liệu của CIA năm 1961 như Lewy đưa ra, mà cho tới cuối năm 1964, những phúc trình tình báo của Mỹ cũng cho rằng đại đa số những binh sĩ trong những đơn vị chiến đấu của MTGPMN là tuyển mộ từ địa phương và tự lực về hầu hết các phương diện. Một bản phúc trình của CIA vào tháng 12, 1964 xác nhận là lực lượng chiến đấu của MTGPMN là từ những dân địa phương, và những người xâm nhập từ miền Bắc chỉ là những chuyên viên về thông tin, chiến thuật, vũ khí nặng, và huấn luyện tân binh. Ngay cả tới thời điểm này, hầu hết vũ khí của họ là do chiếm được hay mua được ở miền Nam, điều này khiến cho các viên chức trong chính quyền Johnson bối rối khi họ toan tính biện minh cho cuộc can thiệp của Mỹ. Cho tới tháng Hai, 1965, các viên chức Mỹ ở Saigon cũng chỉ có thể đưa ra 4 vũ khí làm ở Trung Quốc ngoài 10 vũ khí đã được trình cho Bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara trước đó.

Luận điệu của trường phái xét lại về “miền Bắc xâm lăng” nay đã là loại cú pháp đế quốc quen thuộc (Familiar imperial syntax). Đặt giả định trước là giải pháp thuộc loại Triều Tiên, áp đặt bởi Mỹ và VNCH, là sự kiện được cả thế giới công nhận, ngôn từ “xâm nhập” đã cụ thể hóa sự chia Việt Nam ra làm hai vùng chính trị. Vì “biên giới quốc tế” [international borders] đã bị xâm phạm, đó là một hành động xâm lược. Núp trong những “sự kiện” mà trường phái xét lại viện dẫn về bằng chứng xâm lược của Bắc Việt là trình tự của Mỹ cho Việt Nam trong thời hậu thuộc địa: vĩnh viễn chia cắt. Thật đúng là đế quốc, họ đã chiếm hữu ngay cả những vấn đề về căn nguyên cuộc xung đột của dân bản xứ: Người Việt Nam muốn một quốc gia hay hai? Họ muốn Hồ Chí Minh hay Ngô Đình Diệm là lãnh tụ của họ?

Về vấn đề Bắc Việt viện trợ cho MTGPMN, Nixon và Lewy tuyên bố rằng MTGPMN là do Hà Nội dựng lên và bất hợp pháp. Đúng vậy, MTGPMN có được một phần viện trợ từ Bắc Việt; tuy nhiên, chính phủ VNCH hoàn toàn lệ thuộc vào sự viện trợ lớn lao gấp bội của một siêu cường ở xa [The GVN, however, entirely dependent on vastly greater aid from a distant superpower]. Ở đây chúng ta lại thấy, những người theo chủ nghĩa xét lại đã không áp dụng lôgíc của mình cho chính phủ VNCH, một chế độ tay sai hiển nhiên (an obvious client regime) và chẳng có thể nói là hợp pháp.

Bỏ sót trong cuộc nghiên cứu về MTGPMN của trường phái xét lại là chiều kích cánh mạng xã hội của cuộc kháng chiến ở miền Nam: sự chia cấp đất đai, giảm tiền thuê địa tô, thuế lũy tiến, chiến dịch khuyến khích học tập và cải thiện sức khỏe, nâng cao tình trạng thấp kém của nông dân v..v.. Nhưng chúng ta không nên ngạc nhiên vì những sự bỏ sót này, vì gạt MTGPMN ra như chỉ là một “triệu chứng của cuộc Bắc xâm” [mere symptom of North Vietnamese aggression] những nhà viết sử của trường phái xét lại không cần phải quan tâm đến chương trình cách mạng của MTGPMN cũng như những lý do tại sao Chính phủ VNCH lại không thể lấy được sự ủng hộ của quần chúng mà chính phủ là chính danh “đại diện” cho họ.

Cuộc Chiến Bại Của Mỹ:

Chủ đề cuối cùng mà chúng tôi xét đến là những giải thích của những người thuộc trường phái xét lại về cuộc chiến bại của Mỹ ở Việt Nam. Trong ba thập niên, những chính quyền Cộng Hòa và Dân Chủ (Mỹ) đã coi sự duy trì một chế độ không Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam như là nền tảng quan trọng của chính sách Mỹ ở Đông Nam Á. Tuy vậy, năm 1973 Nixon đã ký một Hiệp Ước với VNDCCH để có được một khoảng thời gian có thể chấp nhận được [a decent interval] giữa cuộc triệt thoái của Mỹ và cuộc bại trận của VNCH. Mỹ, một nước có vẻ như có những nguồn kinh tế và quân sự vô tận, lại phải chịu nhục trước một quốc gia mà Washington coi như là “một lực lượng quân sự hạng ba với nền kinh tế hạng tư” [humbled by a country Washington considered a “third-rate military power with a fourth-rat economy]. Những sử gia thuộc trường phái xét lại không hề mủi lòng trước sự chết chóc của mấy triệu người Việt Nam, một phần ba người dân ở đồng quê miền Nam phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, và sự tàn phá môi sinh và hoa mầu trong vùng.. Họ chỉ than vãn về sự mất đi uy tín và sự thiếu tự tin gây nên bởi cuộc chiến bại đầu tiên của Mỹ trong một cuộc chiến ở ngoại quốc. Giải thích tại sao Mỹ thua ở Việt Nam (và sẽ không thua từ đây về sau) là điểm chính trong chủ trương viết sử của trường phái xét lại.

Trong khi đồng ý hầu hết về những lý do Mỹ can thiệp ở Việt Nam thì các sử gia thuộc trường phái xét lại lại không thể đồng ý với nhau về tại sao Mỹ thua ở Việt Nam. Thật ra thì mỗi tác giả có một cách giải thích khác nhau.

Nixon đã thực sự tuyên bố rằng Mỹ đã thắng ở Việt Nam năm 1973. “Khi chúng tôi ký Hiệp Ước Hòa Bình ở Paris năm 1973, chúng tôi đã thắng trận (we had won the war).. Rồi chúng ta đi vào con đường mất đi hòa bình. Sự chiến bại chỉ xẩy ra khi Quốc Hội, không cần biết đến những điều khoản đặc biệt trong hiêp ước hòa bình, từ chối không viện trợ cho Saigon bằng với mức Nga Sô viện trợ cho Hà Nội.”

Nhiều người quy trách cho giới truyền thông, nhất là truyền thông trên TV.. Sự giải thích về cuộc chiến bại của Mỹ trong những cuốn phim thuộc loại “Rambo” là chính phủ Mỹ không để cho binh sĩ của chúng ta thắng (the government did not let our boys win). Trong cuốn Strategy for Defeat Đô Đốc Sharp trách Tổng Thống Johnson và các cố vấn dân sự đã ngăn không cho các cấp chỉ huy quân sự tận dụng lực lượng không quân và thủy quân. Theo Sharp, chỉ cần giăng mìn ở hải cảng Hải Phòng cùng phá hủy đường tiếp tế từ Trung Quốc, là có thể bẻ gẫy cuộc chiến ở miền Nam. Không có tiếp liệu từ bên ngoài, các lực lượng thù địch sẽ bị nghiền nát bởi những chiến dịch săn lùng và phá hủy của Mỹ và VNCH. Vậy chính những viên chức dân sự nhút nhát trong Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài đã bị tê liệt bởi sự sợ hãi là sẽ khiêu khích Trung Quốc và Nga Sô cuối cùng đã làm cho Mỹ thất bại ở Việt Nam.

Đối với một dân tộc sống trong ảo tưởng về sự toàn năng của Mỹ (American’s omnipotence), giải thích sự chiến bại là vì không dùng hết khả năng quân sự có tác dụng xoa dịu vết thương tự hào quốc gia của người dân Mỹ. Nó cũng có vẻ là giải đáp cho nghịch lý là một quốc gia giầu có nhất và mạnh nhất lại không thể bắt một dân tộc nghèo nàn Á Châu phải chịu khuất phục. Cuối cùng thì nguyên nhân của sự thất bại có thể chữa trị được dễ dàng: thắng trong cuộc chiến tới, dẹp đi những chính trị gia và nhân viên bàn giấy chủ trương leo thang chiên tranh từ từ, gửi những người thực sự có trách nhiệm (real men in charge) đi đánh mau đánh mạnh.

Trong cuốn On Strategy, Đại Tá Harry G. Summers, Jr. đưa ra một phân tích lý thuyết về sự thất bại của Mỹ. Summers loại bỏ luận điệu “bị đâm-sau-lưng” (stab-in-the-back) vì những bài tường trình về chiến tranh của giới truyền thông Mỹ mà theo ông không hẳn là do thiên kiến hay không đúng. Summers cho rằng chính tổ chức quân sự đã góp phần cho sự chiến bại ở Việt Nam (Summers contends, the military establishment contributed to defeat in Vietnam). Summers cho rằng sự sai lầm chiến lược căn bản là hiểu lầm chiến lược của kẻ thù và đặc biệt là vai trò của chiến tranh du kích. “Xét theo những kết quả của cuộc chiến, sự sai lầm căn bản là chúng ta coi những trận đánh du kích tự chúng như là một chiến lược: vì chúng ta đã coi chúng như là một chiến lược, chúng ta tìm hiểu chiến lược đó dựa theo lý thuyết về “chiến tranh nhân dân” của Mao Trạch Đông, và đưa ra những lý thuyết để chống chiến tranh du kích.” Theo Summers, Mỹ phải áp dụng chủ thuyết đánh bại kẻ thù của thời tiền-Việt Nam: “đánh trực tiếp hay gián tiếp vào quân đội, hậu thuẫn của cơ cấu chính trị; MTGPMN chỉ là những dân quân du kích, tự nó không thể đạt được những thắng lợi quyết định.” Summers kết luận, nhiệm vụ của Mỹ là bảo vệ miền Nam trước cuộc xâm lăng từ bên ngoài (protecting South Vietnam from outside aggression), để cho Nam Việt Nam đối phó với những vấn đề nội bộ. Và đó là tất cả những gì cần thiết để thắng cuộc chiến. Summers đưa ra một tiên đoán: “Bị cắt đứt nguồn ủng hộ từ bên ngoài, Việt Cộng sẽ khô héo đi trên giàn cây và từ từ Nam Việt Nam sẽ đánh bại chúng dễ dàng”

Nhưng sự kiện là, đưa VNCH đến gần sụp đổ vào năm 1964, MTGPMN đã tạo điều kiện cần thiết cho cuộc chiến thắng năm 1975. Sự leo thang chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã ngăn không cho MTGPMN tự đạt được chiến thắng; nhưng sự sắp chiến thắng của MTGPMN đã bắt buộc Mỹ phải đánh trận thay quân đội VNCH. Đó không chỉ là cuộc chiến chống du kích như Summers uẩn hàm mà sự gần như sụp đổ của VNCH đã khiến cho chính quyền Johnson phải mang quân vào chiến đấu trong các làng mạc, điều mà Summers cho rằng đã làm cho cuộc chiến không thể thắng được. Một khi mà Mỹ đã đưa vào nửa triệu quân và sử dụng một hỏa lực mạnh nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại thì tất nhiên là MTGPMN không thể tự thắng được cuộc chiến. Nhưng bắt buộc phải chiến đấu trong cuộc chiến làng mạc nhơ bẩn (“dirty” village war), quân đội Mỹ đã tổn thất nhiều ngàn binh sĩ, tiêu tốn nhiều tỷ đô-la, dùng các chiến thuật làm cho nhiều người Mỹ phải đặt vấn đề về đạo đức trong sự can thiệp của Mỹ, và đưa đến nhiều bất mãn và bất tuân lệnh trên ngay trong các hàng ngũ quân đội và làm cho nhiều người tin rằng, tốt hơn là thất trận thay vì mất đi quân đội Mỹ (persuade many it would be better to lose the war then lose the American army).

Những giải thích về cuộc chiến bại ở Việt Nam của trường phái xét lại thì khác nhau trên vấn đề Mỹ đã sai lầm như thế nào. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất trong những giải thích này là sự thiếu quan tâm đến động cơ thúc đẩy nhiều triệu người Việt Nam – Bắc cũng như Nam, cán bộ chính trị và binh sĩ, quân chính quy và quân du kích, đàn bà và đàn ông, già và trẻ - đã tình nguyện hi sinh mạng sống và đời sống, để chống lại trình tự đế quốc của Mỹ định cho Việt Nam thời hậu-thuộc địa. Những sử gia thuộc trường phái xét lại nhận thức được điều cần thiết là “phải biết kẻ thù” nhưng không có một người nào đặt vấn đề một cách nghiêm túc là “tại sao “kẻ thù” của họ lại chiến đấu quá dũng cảm và quá lâu dài để cho cái phần thưởng vật chất quá nhỏ nhoi.

[Những giải thích về sai lầm chiến lược hay chiến thuật đã khiến cho Mỹ thua chỉ nói lên một phần. Mỹ thua không phải là yếu kém về quân sự, đây là điều hiển nhiên, mà là thua vì văn hóa. Nền văn hóa của Mỹ là nền văn hóa Ki Tô Giáo, nghĩa là một nền văn hóa tự tôn, độc tôn, và có đặc tính chiếm hữu của đế quốc, thiên về vật chất. Alexis de Tocqueville, khi nghiên cứu về xã hội Mỹ, đã đưa ra một nhận xét rất chính xác: “Khi chúng ta đào sâu vào đặc tính quốc gia của người Mỹ, chúng ta thấy rằng họ chỉ tìm giá trị của mọi thứ trong thế giới trong câu trả lời của câu hỏi: Nó mang đến bao nhiêu tiền” Mới lập quốc bởi những kẻ phiêu lưu trên dưới 300 năm, cái nền văn hóa hời hợt nhưng trịch thượng của Mỹ không có cách nào có thể thắng được nền văn hóa sâu thẳm đầy giá trị tinh thần của Việt Nam đã được hun đúc trong mấy ngàn năm lịch sử, tạo nên một tinh thần yêu nước sâu đậm và bất khuất của người dân Việt như lịch sử đã chứng minh. TCN]

Viết lịch sử không chỉ là đem vào mà còn loại ra một số sự kiện xã hội; không những chỉ khẳng định mà còn hạ thấp một số quan điểm. Do đó, kết luận của chúng tôi không phải là bảo các sử gia thuộc trường phái xét lại viết sử với thiên kiến và thiếu tinh thần khách quan – vì đó là điều hiển nhiển. Chúng tôi chỉ muốn ghi nhận là chúng phản ánh đầu óc những người đặt kế hoạch chiến tranh: Mỹ bao giờ cũng là chủ thể, Việt Nam là khách thể. [America always the subject, Vietnam the object]. Ngay cả Việt Nam của chúng ta (“our” Vietnamese), lực lượng chống Cộng sản, cũng bị đặt ra ngoài lề.

Dù với những lời tuyên bố đầy thiện ý về bảo vệ “tự do” của người dân Việt Nam, trong những tài liệu nội bộ, thực tế tàn nhẫn về mục đích chiến tranh của Mỹ đã được vạch rõ – không gì ngắn gọn hơn là trong một bản ghi nhớ của Thứ Trưởng Quốc Phòng John McNaughton, viết thay cho Bộ Trưởng McNamara (với một bản sao chỉ để cho George Bundy đọc) về những mục đích chiến tranh của Mỹ: 70% để duy trì danh dự quốc gia của chúng ta; 20% để cho Nam Việt Nam khỏi bị Trung Quốc chiếm đóng; và 10% để cho người dân Việt Nam được hưởng một lối sống tốt hơn và tự do hơn.

(Despite pious pronouncements about protecting the “freedom” of the people of South Vietnam, in internal documents the harsh realities of US War aims were spelled out – none more succinctly than a memorandum prepared by Assistant Secretary of Defense for Secretary McNamara (with an eyes-only copy to George Bundy) on US War aims: 70% aimed “to avoid a humiliating US defeat”, to preserve our national honor; 20% to keep South VN territory from being occupied by the Chinese; and 10% to the South VN to enjoy a better and freer way of life)

[Chúng ta có thể thấy một đoạn tương tự trong cuốn Cuộc Chiến Bất Tận: Cuộc Đấu Thanh Của Việt Nam Để Giành Độc Lập (The Endless War: Vietnam.s Struggle For Independence, Columbia University Press, New York, 1989) Giáo Sư James P. Harisson viết, trang 4:

“Ngày 24 tháng 3, 1965, Thứ Trưởng Quốc Phòng John T. McNaughton tuyên bố là trong khi thực ra chỉ có 10% nỗ lực của Mỹ để giúp người dân Nam Việt Nam, 20% có mục đích giữ Nam VN (và những lãnh thổ lân cận) khỏi rơi vào tay Trung Quốc, và phần lớn nhất, 70%, là để “tránh một cuộc thất bại nhục nhã của Mỹ.”

(On March 24, 1965, Assistant Secretary for Defense John T. McNaughton stated that whereas in effect only 10% of US efforts aimed to help Vietnamese people, 20% aimed “to keep South VN (and adjacent territory) from Chinese hands”, and the greatest part, or 70%, aimed “to avoid a humiliating US defeat”). TCN]

No comments:

Post a Comment