Tính từ lúc nền chính trị đa đảng xuất hiện ở Mỹ năm 1790, lây lan sang châu Âu đến Cách mạng tháng 10. 1917 ở Nga thì chỉ hơn 100 năm. Nếu chính trị đa đảng là tốt đẹp, thì đã không có 'chuyên chính vô sản' ra đời nhanh như thế rồi! (nhanh so với giai đoạn phong kiến hàng ngàn năm của thế giới trước đó) Vấn đề nằm ở chỗ các đảng phái trong hệ thống chính trị đa đảng thời đó chỉ là những câu lạc bộ của giới chủ tư bản. Chúng có tác dụng cân bằng quyền lợi trong giai cấp tư bản thống trị, còn người lao động vẫn chẳng có tiếng nói gì trong chính trường cả. Vì vậy, chuyện các đảng cộng sản ra đời đại diện cho tầng lớp lao động, bị trị là không thể tránh khỏi.
Vì đảng cộng sản mới là thế lực đối lập thực sự nên các chính quyền phương tây đã phải cố gắng hết sức tiêu diệt cho bằng được khối XHCN để không có ai hậu thuẫn phong trào cộng sản trong nước. Sau khi tiêu diệt được khối XHCN thì phong trào cộng sản trong nước họ cũng bị dập tắt; chuyện đâu lại vào đó và chính trường phương tây lại trở về tình trạng cũ là sân chơi riêng của giai cấp tư bản thống trị. Trong một thể chế chính trị mà thiểu số tư bản độc diễn chính trị, đại đa số người lao động không có một chính đảng riêng đại diện cho họ thì rõ ràng nó là nền độc tài của tư bản như thời thế kỷ 19 thôi.
Có bạn sẽ nói ở Mỹ có đảng cộng sản kìa. Vâng nhưng trên thực tế có rất nhiều rào cản mà ĐCS Mỹ không thể nào vượt qua được. Ví dụ như truyền thông nằm trong tay của tư bản thì chẳng lẽ họ lại nói tốt cho đảng cộng sản hay mời đại diện ĐCS lên báo đài nói chuyện tuyên truyền đường lối cộng sản hàng ngày như hai đảng tư bản vẫn làm?!
Hoạt động gầy dựng tổ chức và thế lực chính trị phải cần tiền. Dân nghèo làm còn không đủ trả hóa đơn lấy đâu ra tiền quyên góp cho cái đảng mà họ chẳng bao giờ thấy mặt, nghe truyền thông nói đến? Và ĐCS không có tiền thì làm sao cho mọi người biết đến mình được?! Cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn và hai đảng tư bản vẫn chễm chệ ở vị trí lãnh đạo, múa may mị dân Việt cuồng Mỹ mỗi mùa bầu cử vì họ luôn có sức mạnh của tất cả các thế lực tư bản hậu thuẫn tận răng.
Một điều dễ nhận thấy là xưa nay những quyền lợi đột phá cho người lao động hay quyền cơ bản con người ở Mỹ là do hàng chục, hàng trăm ngàn người xuống đường kiên trì biểu tình và hy sinh cả mạng thì mới giành được chứ họ chẳng có quyền lực gì trong chính trường để có được cái mình yêu cầu một cách dễ dàng như tư bản. Bạn có thấy bao giờ tư bản súng đạn của Mỹ cần xuống đường ăn dùi cui-kẹo đồng để có được những cuộc chiến tranh để làm tiền không?
Và ở Mỹ và Châu Âu ngày xưa khi còn khối XHCN thì dân lao động còn được nể mặt một chút vì chính quyền tư bản phải o bế dân đen để họ không theo cộng sản. Sau khi khối XHCN sụp đổ rồi thì họ không còn được nể mặt nữa và quyền lợi dần dần bị cắt đi, đi đến chỗ bị bần cùng hóa trong khi giai cấp tư bản lại giàu lên với tốc độ chóng mặt trong cùng thời gian!
Thời gian này ở Pháp đang diễn ra những cuộc biểu tình chống lại việc thay đổi luật lao động. Thăm dò dư luận cho biết 70% dân Pháp chống lại việc sửa luật nhưng chính quyền vẫn tuyên bố thông qua. Chính quyền thay đổi luật lao động này bằng một sắc lệnh chứ không đem ra bàn và thông qua ở quốc hội. Dân chủ thì làm gì có cái chuyện thay đổi luật mà đại đa số dân chúng phản đối và không thông qua quốc hội?! Đó chỉ là một ví dụ.
Các sản phẩm của phương tây luôn có những hàng chữ in cực nhỏ phải dùng kính phóng đại để đọc nhưng chúng rất quan trọng. Quan trọng nhưng tại sao chúng lại được in cực nhỏ với ý nghĩa nhiều khi rối rắm khó hiểu như thế? Vì đó là một cách lừa gạt hợp pháp. Nếu ai cũng đọc được những hàng chữ đó và hiểu chúng một cách dễ dàng thì nhiều người sẽ không mua nữa!
'Đa đảng dân chủ' thì cũng thế, cũng là một sản phẩm của phương tây với hàng ngàn chi tiết thực tế phức tạp rối rắm để dấu nhẹm cái bản chất phản dân chủ của nó nhưng có giải thích thì những người Việt luôn thích ca ngợi nó cũng không có khả năng hiểu! Họ đòi có nó chỉ đơn giản là vì đó là hàng Âu-Mỹ, những quốc gia giàu nhất thế giới. 'Âu-Mỹ giàu vì họ theo thể chế đa đảng dân chủ', một CC cho hay nhưng vì cuồng tây quá nên thành ra mù không thấy đa số các nước 'đa đảng dân chủ' có dân nghèo kiết xác và khối nước độc tài phát xít Hồi giáo hay gia đình trị lại giàu nứt vách!
Nói một cách khác nữa thì 'đa đảng dân chủ' của Âu-Mỹ nó giống như cái sòng bài với nguyên tắc là bạn có thể thắng được tiền nhưng luật chơi luôn được tính toán để thiên vị nhà cái. Nếu người chơi ăn nhiều thì sòng bài sẽ cạp đất cho nên nó phải là như thế. Có người nào giỏi lách được luật, tính toán như siêu máy tính thì có thể thắng được nhưng họ sẽ bị đuổi tận giết tuyệt (vào sổ đen và không được bén mảng vào các sòng bài)
Nhiều người Việt rất khôn nhà dại chợ. Biết bóc mẽ từng ly từng tí chế độ trong nước nhưng đụng đến tây thì tự nhiên lại đần thối ra! Trong một quốc gia tư bản. Tiền bạc, của cải, phương tiện sản xuất đều nằm gọn trong tay của giới tư bản tài phiệt; họ còn nắm được cả chính trị của nước khác thì không lẽ lại để đám cu-li của họ làm chủ nền chính trị của nước mình?!
No comments:
Post a Comment