Ảnh: Những vùng biển chết ngay bên cạnh những thành phố lớn của các nước công nghiệp phát triển.
Bữa nay mà còn nói chuyện chọn cá nghe chắc ngán nhưng vì mấy tuần trước nhiều chuyện dồn dập nên hôm nay tôi mới có thể chia sẻ với các bạn vấn đề này. Nó vẫn là một vấn đề rất quan trọng nên không thể bỏ qua.
Nhớ hồi nhỏ đi học, cô giáo khi dạy về hình thức 'du canh du cư' thì giảng giải rằng kiểu canh tác 'đốt rừng làm rẫy' như thế sẽ hủy hoại thiên nhiên, không tốt. Phương thức định canh định cư là tiến bộ hơn vì nhiều lý do trong đó có giúp bảo vệ rừng và động vật hoang dã.
Nhưng con người không dừng lại ở chỗ định canh định cư theo một nền kinh tế nông nghiệp mãi mãi mà đã chuyển sang công nghiệp. Tuy công nghiệp đã giúp xã hội loài người phát triển vượt bậc nhưng cái giá là không hề nhỏ và con người đến nay vẫn chưa nghĩ ra cách phát triển, vận hành một nền công nghiệp nặng mà không gây ra ô nhiễm.
Kết quả là từ ngày đầu có công nghiệp đến nay, con người đã hủy hoại môi trường sống một cách thật khủng khiếp, ngoài sức tưởng tượng so với người du canh du cư để phát triển công nghiệp . Chủ nghĩa tư bản làm cho vấn đề đó càng trầm trọng thêm vì lợi nhuận và sức cạnh tranh chứ không phải con người hay môi trường được đặt lên hàng đầu. Nếu bạn bỏ nhiều tiền để làm sạch môi trường thì nặng sẽ lỗ vốn, nhẹ sẽ đội giá thành sản phẩm lên làm mất khả năng cạnh tranh, cho nên phát triển kinh tế bằng công nghiệp nặng trong một hệ thống tư bản toàn cầu thì sẽ đi đôi với việc hủy hoại môi trường một cách trầm trọng.
Câu nói 'chọn nhà máy thép hay chọn tôm cá' nghe rất phũ phàng nhưng đó là một sự thật, nhìn rộng ra nó là chọn công nghiệp nặng hay chọn môi trường vậy.
Bản chất vấn đề nằm ở chỗ công nghiệp nặng và guồng máy tư bản của thế giới chứ không phải chế độ này hay khác. Trên thế giới kinh tế tư bản thống lĩnh này, bất cứ nước nào, chế độ nào miễn có công nghiệp nặng thì sẽ có hủy hoại môi trường một cách nặng nề.
Bằng chứng là hiện nay thế giới có những vùng biển gọi là 'vùng chết' (dead zone). Chúng nằm ngay sát những khu dân cư của các nước công nghiệp phát triển. Chất thải công nghiệp, nông nghiệp trong đó có phân bón đã làm những sinh vật biển bị chết hoặc phải bỏ đi nơi khác. Rất nhiều vùng biển, sông rạch ở Mỹ có cá bị nhiễm thủy ngân và được nhà nước khuyến cáo không được ăn hoặc ăn một cách giới hạn. Cá ven bờ của toàn bộ bờ biển bang Florida đều không thể ăn được. Tỉ lệ ung thư của những nước công nghiệp phát triển như Mỹ cao hơn rất nhiều so với phần còn lại của thế giới. Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên.
Tỉ lệ ung thư của Việt Nam cũng đang tăng theo tốc độ công nghiệp hóa và hội nhập với guồng máy tư bản toàn cầu. Trong guồng máy đó, cách nghĩ lợi nhuận trên hết để phục vụ lối sống ích kỷ, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi được lên ngôi thì không lạ khi người ta vì lợi nhuận mà đầu độc lẫn nhau!
Để chọn cá, chúng ta phải ngưng phát triển công nghiệp nặng và trở về với thuần nông nhưng có hai vấn đề ở đây:
1. Không có công nghiệp nặng thì không có công nghiệp quốc phòng phát triển, do đó sẽ mãi mãi phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài, khả năng đối phó với TQ sẽ tùy thuộc vào việc có tiền mua vũ khí bên ngoài, và người ta có chịu bán cho hay không!
2. CC và bất mãn sẽ lại bù lu bù loa, dè bỉu là mãi sao Việt Nam không thành nước công nghiệp? GDP sao mãi không theo kịp người ta? Hãy nhớ rằng chọn cá đồng nghĩa với chọn GDP thấp của một nước thuần nông! Thực sự là chỉ chọn được một trong hai thôi nhé bạn.
Khi bạn chỉ biết ngồi đó cào phím chê trách thì rất dễ. Cuối tuần đi dạo phố giương khẩu hiệu 'chọn cá' chụp ảnh post lên khoe thì cũng rất dễ. Làm được việc gì đó cụ thể để giúp ích cho xã hội, đất nước thì mới khó!
No comments:
Post a Comment